Phần Không Tên 9

Một bà mẹ đơn độc, 26 tuổi tới một trong những điểm ký tặng sách của tôi ở Auckland, New Zealand và nói: "Tôi đã phải sống nhờ vào tiền trợ câp xã hội cho tới khi một người bạn là bác sĩ đưa cho tôi quyển sách của ông và nói: 'Hãy đọc cái này đi'. Sau khi đọc xong, tôi trở lại bạn tôi và nói: 'Chúng ta hãy cùng nhau làm cái gì đó đi'. Và chúng tôi đã làm. Cô ấy và tôi tậu một bệnh viện chuyên khoa. Qua công việc kinh doanh, tôi từ một người sống nhờ trợ cấp thành một người tự do về tài chính. Ngày nay tôi ngồi nhìn những bác sĩ của bệnh viện mình đi làm, trong khi tôi ở nhà với con tôi. Tôi và cô bạn giờ đang tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư, vì bây giờ chúng tôi đã có thời gian để tìm kiếm." KHUYỂN KHÍCH VÀ BẢO VỆ Óc SÁNG TẠO CỦA CON BẠN Bạn có thể thấy rằng nhiều người trẻ tuổi không sợ dùng tiền vay để làm giàu. Họ không nói: "Hãy kiếm chỗ an toàn và đừng liều mạng". Họ không sợ phạm lỗi hay thất bại. Thay vì thế, họ được khuyên khích hãy dấn thân để học hỏi. Khi một đứa trẻ được dạy sợ phạm lỗi, thì sức sáng tạo của nó sẽ cùn nhụt đi, thậm chí là biến mất. Điều tương tự cũng diễn ra khi bố mẹ bảo: "Hãy làm theo cách của ta". Chỉ khi được khích lệ hãy tự suy nghĩ, đương đầu rủi ro và tự đi tìm những câu trả lời cho mình, thì tính cách của con bạn mới được rèn luyện và óc sáng tạo của chúng mới được bảo vệ. Tôi luôn kinh ngạc về sức sáng tạo của những người trẻ. Những câu chuyên trên là ví dụ. Hãy cổ súy óc sáng tạo về tài chính của con bạn khi chúng còn nhỏ. Tốt hơn việc bảo con phải làm cái gì thì hãy cho phép chúng sử dụng óc sáng tạo tự nhiên của chúng và sống theo ý muốn của chúng. RỦI RO LỚN NHẤT LÀ KHÔNG CHỊU NHẬN LẤY THÁCH THỨC Một trong những lời phàn nàn tôi thường nhận được từ các bậc bố mẹ là: "Con tôi luôn đánh bại tôi. Chúng học nhanh hơn người lớn chúng tôi nhiều." Có rất nhiều lý do tại sao lại như vậy. Một lý do là trẻ con chưa bị sự sợ hãi hạn chế. Chúng còn trẻ và biết rằng nếu chúng ngã xuống thì chúng sẽ bật dội trở lên. Xem ra chúng ta càng lớn càng sợ ngã. Tôi có những người bạn luôn làm một điều cũ mèm suốt trên 20 năm và đa số họ luôn ngặt nghèo về tài chính. Lý do là họ không mắc đủ lỗi khi họ còn trẻ. Giờ nhiều người không còn thời gian và tiền bạc - trong hai điều đó, thời gian là quan trọng hơn. Vậy hãy khuyên khích con bạn hãy bắt đầu chơi với tiền thật và học những thói quen về tài chính vốn làm tăng tình trạng tài chính dồi dào khi về già. Rủi ro lớn nhất là không chịu nhận lấy thách thức và học từ lỗi lầm khi còn trẻ. Càng lớn thì ta càng phạm những lỗi lầm lớn hơn.

CHƯƠNG 13 Những cách khác làm tăng kiến thức về tài chính cho con bạn

Vào tháng 6-2000, một phóng viên địa phương vùng Phoenix, bang Arizona phỏng vấn tôi. Anh thật đàng hoàng nhưng có vẻ hơi bi quan, hay hoài nghi và hay phòng thủ cá nhân. Chúng tôi đều cùng tuổi, cùng hoàn cảnh và nền tảng giáo dục. Cha anh là một quan tòa có tiếng ở Boston, nơi anh lớn lên. Mặc dù cùng tuổi và cùng điều kiện, nền tảng và kiến thức về kinh tế xã hội, nhưng giữa chúng tôi vẫn có sự khác biệt lớn về tình trạng tài chính trong cuộc sống. Ở tuổi 53, anh có rất ít điều kiện để nghỉ hưu. Anh nói với tôi: "Tôi dự định viết một quyển tiểu thuyết đồ sộ khi nghỉ hưu, nhưng bây giờ dường như tôi cần phải làm việc như một phóng viên tự do chỉ để thanh toán tiền trả góp và để có cái ăn." Rồi tôi hỏi anh: "Tại sao anh không bắt đầu đầu tư? Sao không mua một vài bất động sản ở Phoenix này, rồi sau đó dành thời gian viết quyển tiểu thuyết mà anh ấp ủ?" Anh đáp: "Anh không thể tìm thấy những thương vụ tốt ở Phoenix này nữa. Anh chỉ có thể làm điều này cách đây 10 năm. Thị trường cực kỳ nóng bỏng. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, thị trường bất động sản cũng sẽ phá sản. Tôi nghĩ đầu tư hết sức rủi ro." Với nhận xét đó, tôi biết thế nào rồi anh cũng hùng hục làm cả đời. Tôi cũng hiểu rằng anh sẽ tiếp tục với phương pháp đề thành công của mình suốt quãng đời còn lại. Nếu anh không thay đổi suy nghĩ thì anh sẽ không thể thay đổi cuộc đời mình được. VỐN TỪ VỰNG GIÀU CÓ Nhờ có hai người bố mà tôi có điều kiện để so sánh họ. Lúc 14 tuổi, tôi bắt đầu nhận ra rằng hai người bố của mình tuy cùng nói tiếng Anh, nhưng lại không nói cùng ngôn ngữ. Một người nói bằng ngôn ngữ của một giáo viên, người kia nói bằng ngôn ngữ của thương gia và nhà đầu tư. Cả hai cùng nói tiếng Anh nhưng những gì họ nói lại rất khác nhau. Chính xác, tôi đã nhận ra vốn từ vựng của mỗi người. Lắng nghe lời nói của một người, tôi có thể biết rất nhiều về con người anh/cô ta. Ví dụ, tôi có một người bạn rất mê thể thao. Anh và tôi thường trao đổi huyên thuyên mỗi khi đề cập tới thể thao. Tuy

nhiên, nếu tôi hỏi anh: "Tỷ lệ nợ trên vốn của ngôi nhà anh là bao nhiêu?" thì mặt anh lại nghệch ra, cho dù đó là một câu hỏi rất đơn giản. Nếu cũng câu hỏi đó nhưng tôi hỏi khác đi thì anh sẽ hiểu tốt hơn. Thay vì hỏi về tỷ lệ nợ trên vốn, tôi có thể hỏi: "Anh nợ tiền nhà bao nhiêu, và anh nghĩ căn nhà của anh đáng giá bao nhiêu?". Khi hỏi anh như vậy, tôi đang hỏi cùng câu hỏi và mong muốn một câu trả lời tương tự. Sự khác nhau là, anh có thể hiểu tôi khi tôi sử dụng những từ như thế này, nhưng lại không hiểu khi tôi sử dụng những từ khác. Đó là điều chương này muốn bàn luận tới: sức mạnh của từ ngữ. "KHÔNG CÓ GÌ LÀ PHỨC TẠP CẢ NẾU CON SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐƠN GIẢN" Cả hai người bố đều dạy tôi đừng để cho từ ngữ đi qua mà không hiểu. Họ khuyến khích tôi hãy dừng ai đó lại giữa câu và yêu cầu anh hay cô ta giải thích từ ngữ mà tôi không hiểu. Ví dụ, khi luật sư của người bố giàu dùng vài từ ngữ mà Người không hiểu, Người điềm đạm bảo: "Từ từ đã, tôi không hiểu anh nói gì. Hãy giải thích từ đó cho tôi bằng ngôn ngữ của tôi". Người bố giàu đã đưa bài luyện tập này tới cực điểm, đặc biệt là với luật sư vốn hay thích dùng những từ ngữ hào nhoáng. Khi luật sư nói: "Bữa tiệc của những người thượng lưu...người bố giàu liền chặn ông ta lại và hỏi: "Anh đang nói tới loại bữa tiệc nào? Một bữa tiệc trịnh trọng với thực khách mặc áo vest đen,đeo cà vạt hay là bữa tiệc thân mật tại nhà tôi?" Người bố thông thái của tôi nói: "Nhiều người nghĩ nếu họ dùng những từ ngữ đao to búa lớn, không ai hiểu cả thì trông họ sẽ có vẻ uyên bác hơn.Vấn đề là, có thể họ thông minh, uyên bác đấy, nhưng lại thất bại trong giao tiếp." Bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn với những thuật ngữ tài chính, người bố giàu liền trấn an: "Không có gì là phức tạp cả nếu con sử dụng từ ngữ đơn giản." Nhiều người gặp khó khăn về tài chính đơn giản vì họ dùng những từ ngữ mà họ không hiểu. Ví dụ tiêu biểu là định nghĩa của hai từ tài sản và tiêu sản. Thay vì nói cho tôi nghe định nghĩa trích từ trong từ điển, vốn rất dễ lẫn lộn và khó hiểu, người bố giàu đưa ra cho tôi một định nghĩa mà tôi có thể dùng và hiểu được. Người giải thích ngắn gọn: "Tài sản đút tiền vào túi con, và tiêu sản là lấy tiền ra khỏi túi con." Người còn nhấn mạnh thêm: "Nếu con không làm việc nữa thì tài sản sẽ nuôi con và tiêu sản sẽ giết chết con." Ngẫm nghĩ kỹ những định nghĩa của Người bố giàu, bạn sẽ thấy rằng Người dùng một hoạt động thể chất để định nghĩa, thay vì dùng những từ gây động não như định nghĩa "tài sản" trong từ điển Webster's: "Những khoản mục trên bảng cân đối tài khoản cho thấy giá trị kế toán của tài sản được sở hữu."

Khi nhìn vào định nghĩa trong từ điển sẽ có một điều thắc mắc là quá nhiều người nghĩ ngôi nhà của họ là tài sản. Thứ nhất, nhiều người không bao giờ ngán chuyện tra từ điển. Thứ hai, nhiều người có khuynh hướng cứ mù quáng chấp nhận một định nghĩa khi họ nghe ai đó - người mà họ cảm nhận là có quyền lực, chủ ngân hàng, hay kế toán viên - nói với họ rằng: "Nhà của anh là tài sản". Như tôi đã nói, khi chủ ngân hàng của bạn nói nhà bạn là tài sản, thì ông hay bà ta không nói sai. Nhưng họ chỉ không cho bạn biết đó là tài sản của ai! Thứ ba, nếu bạn có kinh nghiệm về một từ,bạn sẽ có khuynh hướng hiểu nó tốt hơn. SỨC MẠNH CỦA DANH TỪ VÀ ĐỘNG TỪ Người bố giàu cố hết sức để dạy chúng tôi luôn liên tưởng về mặt thể chất với từng từ ngữ hay khái niệm mới. Chính vì thế mà định nghĩa về tài sản và tiêu sản của Người luôn gắn kết những từ thuộc vật chất như "tiền" và túi" với một số hoạt động như "đút tiền vào túi". Trong sự mô tả của mình, Người sử dụng những danh từ như "tiền" và "túi", và những động từ như "đút vào" và "lấy ra" - những danh từ và động từ mà tôi và Mike có thể hiểu được. Khi đầu tư thời gian dạy con cái bạn về tiền bạc, hãy cẩn thận dùng những từ mà chúng hiểu. Nếu chúng là trẻ học thiên về thể chất, hãy đặc biệt chú trọng đến cách dùng những định nghĩa mà chúng có thể thấy, sờ và cảm nhận được, dù cho chúng bao nhiêu tuổi. Trò chơi là người thầy tuyệt vời, vì nó cung cấp một khía cạnh vật chất cho vốn từ vựng về tài chính mới mà con bạn đang học. SỨC MẠNH CỦA TỪ NGỮ Ở đầu chương này, tôi Đã nhắc đến cuộc nói chuyện của tôi với một phóng viên. Anh là người thông minh, nhanh nhạy, cùng tuổi tôi, và tôi thích trao đổi cùng anh. Chúng tôi cùng chia sẻ những mối quan tâm trong cuộc sông, nhưng khi nói đến tiền thì chúng tôi lại tiếp cận đề tài đó từ những quan điểm rất khác nhau. Có hai vấn đề khiến tôi ngay lập tức tin là mình phải cẩn thận với việc phải nói gì khi có mặt anh, bởi vì anh có thể hiểu sai điều tôi nói về tiền. Đầu tiên tiền là một đề tài nhạy cảm, và thứ hai là tôi vốn có sự nể trọng nhất định đối với báo giới. Báo chí có sức mạnh xây dựng hình ảnh của ta cũng như có thể hủy hoại ta... vì vậy tôi đặc biệt thận trọng khi nói cho anh biết quan điểm của tôi về tiền. Ví dụ như một cuộc phỏng vấn sau đây: Phóng viên: "Tại sao anh lại đầu tư vào nhà đất thay vì vào quỹ tương hỗ?" RTK (Robert T. Kiyosaki): "À, tôi đã đầu tư cả hai, nhưng sự thật là tôi đầu tư nhiều tiền hơn vào nhà đất. Thứ nhất, mỗi loại đầu tư đều có những mặt mạnh và mặt

yếu khác nhau. Một trong những mặt mạnh của nhà đất mà tôi thích là nó giúp tôi kiểm soát số tiền thuế và thời gian nộp." Phóng viên: "Anh nói rằng mọi người nên tránh đóng thuế? Như thế bộ không liều quá sao?" RTK: "Tôi không nói là tránh, mà tôi nói rằng nhà đất cho tôi có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về thuế của tôi." Sự khác nhau giữa định nghĩa và sự thông hiểu về từ tránh thuế và kiểm soát thuế là vô cùng lớn. Tôi phải mất 20 phút để giải thích sự khác nhau giữa từ tránh và từ kiểm soát. Để giải thích được sự khác nhau đó, tôi cần phải giải thích sự khác nhau giữa luật thuế dành cho người làm thuê và luật thuế danh cho người đầu tư. Tôi cũng cần phải giải thích sự khác nhau giữa thuế của quỹ tương hỗ và thuế nhà đất. Là người làm công nên anh có rất ít sự kiểm soát với thuế của mình. Và do vậy từ tránh đối với anh nghe cứ như là trốn vậy. Và chúng ta đa số đều biết trốn thuế là vi phạm pháp luật. Vì vậy, khi tôi nói "kiểm soát thuế" anh liền nghe thành "trốn thuế", và lập tức anh liền giận dữ và lên tiếng tự vệ. Như tôi đã nói: "Một hạt cát nhận thức thường cần tới một ngọn núi giáo dục để thay đổi". Trong trường hợp này, tôi không tốn cả một ngọn núi giáo dục nhưng phải cần tới 20 phút giảng giải để làm lắng dịu tình hình xuống. Rõ ràng, tôi không muốn sức mạnh đáng sợ của báo chí chống lại mình đơn giản chỉ vì sự hiểu lầm về định nghĩa của hai từ. Sau đó cuộc phỏng vấn trở lại vết xe đổ: Phóng viên: "Anh muốn nói là anh không thể mua nhà đất được nữa. Giá cả ở Phoenix này quá mắc mỏ. Ngoài ra, làm sao mà tôi có thể tìm ra một miếng đất, mua với giá rẻ, sửa sang rồi bán đi? Tôi không có thời gian để làm điều đó." RTK: "Ồ, tôi không buôn bán nhà đất. Tôi đầu tư vào nhà đất." Phóng viên: "Thì ra anh nghĩ như vậy không phải là đầu tư sao?" RTK: "Ừm, theo thuật ngữ đầu tư, tôi nghĩ anh có thể gọi mua và bán nhà đất là đầu tư. Nhưng trong thế giới đầu tư, một người mua thứ gì đó mà không lên kế hoạch sử dụng hay sở hữu nó thường được gọi là "nhà buôn" - họ mua để bán. Còn nhà đầu tư thường mua để giữ và sử dụng tài sản đó để thu được lưu lượng tiền mặt và lãi từ vốn." Phóng viên: "Nhưng anh không cần phải bán tài sản của anh đi để thu lãi từ vốn?" RTK: "Không cần. Nhà đầu tư thật sự sẽ làm hết sức để thu lãi từ vốn mà không phải bán hay trao đổi tài sản của họ. Anh biết đấy, mục tiêu đầu tiên của nhà đầu tư là

mua và giữ, mua và giữ, mua và giữ. Mục tiêu tối hậu của nhà đầu tư thật sự là làm gia tăng tài sản của mình chứ không bán chúng. Họ có thể bán, nhưng đó không phải là mục tiêu chính của họ. Trong tâm trí của họ, cần rất nhiều thời gian mới tìm ra một cơ hội đầu tư tốt, đáng để đầu tư, vì vậy mà họ thích mua và giữ hơn. Và nhà buôn thì mua và bán, mua và bán, hy vọng mỗi lần bán là mỗi lần tăng lượng tiền mặt của mình lên. Nhà đầu tư mua để giữ, nhà buôn mua để bán." Anh phóng viên ngồi im một hồi, lắc đầu. Cuối cùng anh bảo: "Tôi nghe cứ như vịt nghe sấm". Sau đó anh lại tiếp tục nêu ra cho tôi một câu hỏi nữa. Tôi cảm thấy buồn vì mình đã lún vào những đề tài thảo luận lẽ ra mình nên tránh. Tôi đang cố hết sức để sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhưng tôi chắc nó đã không tiến triển tốt. Tôi đã cố gắng thể hiện khả năng phân biệt giỏi hơn, nhưng tôi thấy mình chỉ càng làm cho sự việc thêm rối tung.  Phóng viên: "Anh nói là anh không đi tìm những miếng đất ọp ẹp, sửa sang lại để bán lấy lợi nhuận?" RTK: "Tôi cũng có thể tìm loại tài sản như thế chứ, nhất là nếu tôi có thể mua và giữ chúng. Nhưng câu trả lời là 'Không', tôi không cần phải tìm những nhà cũ nát rồi sửa sang lại." Phóng viên: "Thế anh tìm cái gì?" RTK: "Trước hết, tôi thường tìm những người bán có động cơ. Những người cần bán nhà thật nhanh, vì họ sẵn sàng thương lượng gía hời. Hoặc tôi tìm tới ngân hàng có tài sản bị tịch thu để thế nợ." Phóng viên: "Nghe cứ như anh lợi dụng những người đang gặp khó khăn. Như thế coi bộ không công bằng." RTK: "Nhưng quan trọng là người đó cần bán. Anh ta sẽ mừng vui khi tìm được một người mua quan tâm. Và thứ hai nữa, bộ anh chưa bao giờ muốn tống khứ một thứ mà anh không còn cần nữa và vui mừng vì nó lại mang lại cho anh tiền?" Phóng viên: "Tôi vẫn nghe cứ như anh lợi dụng và hưởng lợi từ người khác vậy. Nếu không thì tại sao anh lại mua đồ xiết nợ? Thế không phải một người bị xiết nợ vì họ đang gặp lúc khốn khó về tài chính hay sao?" RTK: "Tôi hiểu cách nhìn nhận của anh. Nhưng xét theo mặt kia của đồng tiền, thì ngân hàng tịch biên tài sản của một người vì người đó không giữ đúng thỏa thuận mà họ đã giao kèo với ngân hàng. Tôi không xiết nợ họ mà là ngân hàng xiết nợ họ đấy chứ."

Phóng viên: "Tôi hiểu điều anh đang nói, nhưng tôi vẫn nghĩ đó là một cách người giàu rút tỉa người nghèo và yếu thế. Vậy thì sau khi tìm được người bán có động cơ hay một ngân hàng có tài sản tịch thu để thế nợ, anh sẽ làm gì tiếp theo?" RTK: "Điều kế tiếp là tôi sẽ tính toán tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR)." Phóng viên: "IRR? Tại sao nó lại quan trọng đến thế?" Ngay lập tức sau khi buột miệng nói từ "IRR" tôi biết là mình lại gặp rắc rối nữa rồi. Lẽ ra tôi nên nói "lợi tức đầu tư" (ROI) hoặc "hiệu suất tiền mặt". Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình không thể thắng nhiều điểm với anh phóng viên này. Tôi cần phải rút lui thật nhanh. Tôi cần dùng những định nghĩa đơn giản mà người bố giàu đã sử dụng để quay trở lại câu chuyện: RTK: "Như hồi nãy tôi đã nói, mục tiêu của tôi, một nhà đầu tư, là mua và giữ. IRR quan trọng là vì nó đo lường xem tôi đã thu hồi vốn ban đầu của mình nhanh như thế nào, thường được gọi là "thanh toán lần đầu" của tôi. Tôi muốn hoàn lại vốn ban đầu càng nhanh càng tốt, và tôi muốn quay lại mua một tài sản khác bằng số vồn ấy." Phóng viên: "Thế còn nợ? Anh không nghĩ đến chuyện trả hết nợ sao?" Đến lúc này tôi biết cuộc phỏng vấn đã tiêu rồi. Tôi không còn cố tỏ ra là một ông thầy, chỉ đưa cách thức đầu tư trong đầu mình, và để mặc cho anh ấy quyết định sẽ làm gì với bài báo. RTK: "Không.Mục tiêu của tôi không phải là để trả hết nợ. Mục tiêu của tôi là tăng số nợ của mình." Phóng viên: "Tăng nợ của anh? Tại sao anh lại muốn tăng nợ của mình?" Như tôi đã nói, ở điểm này tôi biết cuộc phỏng vấn đã hoàn toàn thất bại. Nó đã trượt qua phía bên kia ngọn đồi, thậm chí còn trượt xa hơn khi tôi giải thích rủi ro thuế có liên quan đến những tổn thất quỹ tương hỗ. Anh ấy không thích điều tôi nói về quỹ tương hỗ, đơn giản vì tất cả những tài khoản hưu trí của anh đều nằm trong quỹ tương hỗ. Lỗ hổng giao tiếp của chúng tôi đang nở rộng ra thêm. Tôi đoán chắc, khi nói tới đề tài đầu tư chúng tôi không chỉ dùng những từ ngữ khác nhau mà còn ở hai bên hàng rào đối diện nhau. Tuy nhiên, cuối cùng anh đã viết một bài báo chính xác một cách đáng ngạc nhiên những ý tưởng đầu tư của tôi, thậm chí ngay cả khi anh không hoàn toàn đồng ý với chúng. Anh còn cẩn thận gởi cho tôi một bản photo bài báo để xin sự chấp thuận của tôi trước khi mang nộp cho tòa soạn. Tôi gởi anh một lá thư cảm ơn sự khách quan của anh cùng với sự đồng ý chính thức cho bài báo. Bài báo viết rất hay,

tôi không phải chỉnh sửa hay thay đổi gì cả. Tuy nhiên,anh gọi cho tôi sau đó và báo rằng: người biên tập của anh không cho đăng bài báo trên vì những lý do mà ông ta không thể giải thích được.

TẠI SAO KHÔNG CẦN PHẢI CÓ TIỀN MÀ LÀM RA TlỀN Mỗi khi được hỏi "Phải có tiền mới làm ra tiền, đúng không?", thì câu trả lời của tôi thường là: "Không đúng! Tiền chỉ là một ý tưởng... mà đã là ý tưởng thì không định nghĩa được bằng từ ngữ. Vì vậy bạn càng cẩn trọng trong việc chọn từ ngữ mình dùng, thì cơ hội cải thiện tình hình tài chính của bạn càng lớn." Tôi nhớ lại một buổi nói chuyên của Tiến sĩ R. Buckminster Fuller hồi thập niên 1980, hôm đó ông nói về sức mạnh của từ ngữ. Ông nói: "Từ ngữ là công cụ có sức mạnh lớn nhất trong số những thứ mà loài người phát minh ra." Là sinh viên từng trượt môn Anh văn ở trường trung học, tôi thường sợ đề tài ngôn ngữ cho tới khi tôi nghe nhà hùng biện đại tài ấy thuyết giảng về quyền năng của từ ngữ. Chính bài diễn thuyết của ông đã giúp tôi nhận ra sự khác nhau giữa người bố giàu và người bố nghèo bắt đầu từ sự khác nhau của những từ ngữ mà họ dùng. Như tôi đã nói, người bố ruột của tôi có vốn từ vựng của một giáo viên phổ thông; trong khi người bố giàu có vốn từ vựng của một nhà kinh doanh và đầu tư. BƯỚC ĐẦU TIÊN ĐỂ LÀM GIÀU Khi người ta hỏi tôi họ cần làm gì để cải thiện vị trí tài chính trong cuộc sống, tôi đáp: "Bước đầu tiên để làm giàu là thêm vào vốn từ vựng của bạn những thuật ngữ tài chính. Nói cách khác, nếu bạn muốn giàu có, hãy bắt đầu làm giàu vốn từ vựng của bạn." Tôi cũng nói với họ rằng ngôn ngữ tiếng Anh có chừng hai triệu từ. Và những người bình thường chỉ cần chừng 5.000 từ. Rồi tôi nói: "Nếu các bạn thật sự nghiêm túc muốn làm giàu, hãy đặt mục tiêu là phải học 1.000 thuật ngữ tài chính, và rồi các bạn sẽ giàu có hơn những người không sử dụng những từ này." Nhưng cần phải hiểu định nghĩa từng thuật ngữ về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn đòi hỏi nhiều hơn ở những thuật ngữ tài chính của mình, thì lòng tự tin của bạn sẽ tăng lên." TỪ NGỮ CHO PHÉP ĐẦU ÓC THẤY NHỮNG ĐIỀU MÀ MẮT KHÔNG THẤY Sự thông minh là khả năng phân biệt giỏi hơn. Từ ngữ cho phép đầu óc bạn phân biệt giỏi hơn và thấy những điều mà mắt không thấy. Ví dụ có cả một thế giới khác nhau giữa tài sản và tiêu sản... nhưng hầu hết mọi người không nhận ra sự khác nhau ấy. Biết được sự khác nhau đó ảnh hưởng cực lớn đến kết cục tài chính trong cuộc đời của một người.

Trong những quyển sách trước tôi đã viết về sự khác nhau giữa ba loại thu nhập: từ lương, thụ động, và từ quỹ đầu tư. Một lần nữa, tất cả các từ đó đều núp dưới cái ô dù của thu nhập, nhưng có sự khác nhau vô cùng lớn giữa ba loại thu nhập ấy. Khi bạn bảo con: "Hãy đi học, đạt điểm cao và tìm một công việc an toàn và ổn định", bạn đang khuyên con bạn đi làm để kiếm thu nhập từ lương. Tuy nhiên, đây là loại thu nhập phải đóng thuế cao nhất trong ba thứ thu nhập, và sự kiểm soát về thuế của bạn rất hạn chế. Người bố giàu khuyên tôi làm việc để có thu nhập thụ động, tức thu nhập chính từ bất động sản, là loại thu nhập phải chịu thuế ít nhất nhưng bạn có sự kiểm soát thuế lớn nhất. Thu nhập từ quỹ đầu tư là loại thu nhập có được từ những tài sản trên giấy tờ, và là loại thu nhập tốt thứ hai. Về từ ngữ ba loại thu nhập này không khác nhau nhiều nhưng thực tế sự khác nhau của ba loại đối với bản báo cáo tài chính là rất đáng kinh ngạc. THU NHẬP CỦA NGƯỜI GIÀU Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính của một người, thật dễ thấy loại thu nhập người ấy nghĩ là quan trọng. Thật khó mà làm giàu bằng thu nhập từ lương cho dù lương của bạn có cao đến đâu. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn phải học cách chuyển từ thu nhập từ lương sang thu nhập thụ động hay thu nhập từ quỹ đầu tư. Đó là điều những người giàu dạy con cái họ. SỨC MẠNH CỦA GIAO TIẾP Vốn từ vựng kha khá về tài chính cộng với sự am hiểu những con số có thể cho con bạn một bước khởi đầu tốt về tài chính trong cuộc sống. Một trong những lý do khiến tôi chán trường học là vì tôi học toàn những từ ngữ mà không có những con số. Tôi học cách sử dụng từ ngữ trong giờ Anh văn và tiếp cận với những con số trong giờ toán. Tách rời ra làm cả hai đều chán và chẳng liên quan gì đến cuộc sống thực của tôi. Khi Người bố giàu bắt đầu dạy tôi cách đầu tư qua cờ Tỉ phú, tôi đã tiếp nhận được một khối từ vựng mới, và tôi thấy mê làm toán. Tất cả những gì tôi cần làm là đặt những tờ đôla tượng trưng vào những con số, và sự thích thú của tôi tăng dần lên ở cả từ ngữ và con số. Khi trẻ con chơi trò CASHFLOW, chúng học những từ vựng về tài chính mới, qua đó chúng cũng sẽ thích học môn toán mà chúng ta không nhận ra. Người bố thông thái của tôi gọi sự kết hợp giữa những con số và từ ngữ là "sức mạnh của giao tiếp". Là một học giả uyên bác, Người luôn lưu tâm đến việc người ta liên lạc, giao tiếp những gì và như thế nào. Người nhận thấy rằng khi người ta cùng

chia sẻ những từ ngữ giống nhau, và cùng thích thú sự khác biệt tìm thấy được trong từng từ ngữ, thì giao tiếp giữa họ hiệu quả hơn. Người nói với tôi: "Từ thông tin liên lạc (communication) có nguồn gốc từ chữ 'cộng đồng' (community). Khi người ta cùng ham thích thưởng thức những từ ngữ như nhau thì một cộng đồng ra đời." Một cách cho con bạn có điểm xuất phát tốt về tài chính là bắt đầu dạy chúng những từ ngữ về tài chính và đề cao mức độ khác nhau. Nếu bạn làm thế, chúng sẽ có cơ hội tốt hơn để gia nhập cộng đồng của những nhà tài chính ưu tú. Nếu chúng không sở hữu và không thích những từ ngữ đó, thì chúng sẽ bị gạt ra khỏi cộng đồng. Hãy nhớ những lời người bố giàu của tôi: "Có một sự khác biệt rất lớn giữa tài sản và tiêu sản, mặc dù trông chúng đơn giản chỉ là hai từ. Nếu bạn thấy không có sự khác nhau giữa hai từ đó, thì sự khác nhau liền thể hiện ngay ở bản báo cáo tài chính của bạn, và ở việc bạn phải làm việc đầu tắt mặt tối như thế nào trong cuộc sống." Tôi nói: "Hãy bảo đảm con cái bạn biết sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, như thế con cái sẽ có được một bệ phóng tốt trong cuộc sống."

CHƯƠNG 14 Tiền tiêu vặt để làm gì?

Một ngày kia tôi nhìn thấy một trong những người bạn của mình đưa cho con anh 100 đôla. Thằng bé cầm lấy và điềm nhiên đút vào túi quần, quay đi mà không nói một lời nào. Thấy vậy anh bảo: "Con không nói gì hết sao? Thậm chí con không nói cám ơn à?" Thằng bé 16 tuổi quay lại hỏi: "Cám ơn vì cái gì?" "Vì 100 đôla ba vừa mới đưa con đó." "Đây là tiền tiêu vặt của con mà. Con xứng đáng có nó. Mấy đứa bạn học trong trường con còn được nhiều hơn con. Nhưng nếu ba nghĩ con cần phải cám ơn thì đây con sẽ nói 'Cảm ơn'." Xong, thằng bé ấn món tiền sâu vào túi và bước ra cửa. Đây là một ví dụ tiêu biểu về lối suy nghĩ "quyền lợi hiển nhiên" tồn tại trong thanh niên ngày nay. Rủi thay, tôi thấy điều này diễn ra thường xuyên. Sharon Lechter thích gọi đó là hiện tượng "cha mẹ trở thành máy rút tiền tự động của con cái." TIỀN LÀ MỘT CÔNG CỤ GIÁO DỤC "Tiền là một công cụ giáo dục," Người bố giàu nói. "Ta có thể huấn luyện cho mọi người làm nhiều thứ. Tất cả những gì ta làm là thảy một mớ đôla lên không trung và mọi người sẽ phản ứng lại tức khắc. Như những người huấn luyện thú dùng sự tử tế để dạy chúng, tiền được dùng cho con người cũng như vậy." "Đó không phải là cách nhìn quá thô thiển về tiền và giáo dục sao?" tôi hỏi. "Bố nói sao có vẻ tàn bạo và mất tính người quá vậy." "Ta rất mừng khi nghe con nói thế. Ta chủ ý làm cho nó có vẻ tàn bạo và mất tính người." "Tại sao vậy ạ?" "Vì ta muốn con thấy được mặt kia của đồng tiền. Ta muốn chỉ cho con sức mạnh của tiền bạc. Ta muốn con biết sức mạnh ấy, và ta muốn con tôn trọng nó. Nếu con tôn trọng sức mạnh đó, hy vọng con sẽ không lạm dụng quyền năng của đồng tiền khi con có nó."

"Bố ngụ ý gì khi nói mặt kia của đồng tiền?" tôi hỏi. Bấy giờ tôi đã 17 tuổi và đang học năm cuối trung học. Tới tuổi này, người bố giàu đã dạy tôi cách kiếm, giữ và đầu tư tiền. Và lúc này Người đang dạy tôi thêm điều mới gì đó về tiền. Người bố giàu lôi từ túi quần ra một đồng tiền xu. Người đưa lên và bảo: "Mỗi đồng tiền đều có hai mặt. Con hãy nhớ điều đó." Người nhét chúng trở vô túi rồi bảo: "Chúng ta hãy đi lòng vòng xuống phố đi." Mười phút sau người bố giàu tìm thấy bãi đậu xe. "Gần 5 giờ rồi," Người bảo, "Chúng ta hãy nhanh nhanh lên." "Nhanh để làm chi ạ?" "Đi rồi con sẽ thấy, Người bố giàu vừa nói vừa dòm chừng hai bên đường rồi băng qua đường. Người và tôi chỉ đứng nhìn vỉa hè với những dãy cửa hàng bán lẻ. Đột nhiên, vào đúng 5 giờ, những cửa hàng lục tục đóng cửa. Khách hàng vội vã với những nỗ lực mua sắm cuối cùng và những nhân viên bắt đầu bước ra chào người chủ cửa hàng: "Chào ông/bà" và người chủ cửa hàng đáp lời "Hẹn gặp lại sáng mai." "Hãy coi xem ta muốn nói điều gì về sự huấn luyện tốt?" Người bố giàu nói. Tôi không đáp. Tôi đang nhìn vào bài học mà Người muốn tôi học. Và tôi không thích bài học đó. "Nào, giờ con đã hiểu câu nói: 'Tiền là một công cụ giáo dục' rồi chứ?" Người bố giàu hỏi khi hai bố con đi ngang qua những cửa hàng đã đóng cửa. Đường phố im lặng, vắng vẻ, tạo cho cảm giác trống trải, lạnh lẽo. Chốc chốc, người dừng lại và ghé mắt nhìn qua cửa sổ những cửa hàng Người thấy thích. Tôi vẫn im lặng. Trở lại vào trong xe, người bố giàu nhắc lại câu hỏi "Con có hiểu không?" "Con hiểu. Ý bố nói thức dậy mỗi ngày và đi làm là xấu à?" "Không. Ta không nói về tốt hay xấu. Ta chỉ muốn con hiểu sức mạnh to lớn của đồng tiền và tại sao 'Tiền là một công cụ giáo dục'." "Bố giải thích cho con nghe đi?" Người bố giàu ngẫm nghĩ một lúc,cuối cùng Người lên tiếng: "Trước khi có tiền xuất hiện, con người tụ tập nhau lại và cùng nhau đi săn, họ sống xa đất liền và biển.Về cơ bản, Thượng đế hay thiên nhiên đã cung cấp tất cả mọi thứ con người cần

để tồn tại. Nhưng khi con người văn minh hơn thì thật khó mà trao đổi hàng hóa và những dịch vụ được, thế là tiền ra đời và trở nên càng ngày càng quan trọng. Ngày nay, người nào kiểm soát được tiền có quyền lực mạnh hơn những người vẫn còn trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, tiền đã chiếm lĩnh trò chơi cuộc đời." "Bố nói tiền đã chiếm lĩnh trò chơi cuộc đời là sao?" "Cách đây vài trăm năm, con người thật sự không cần tiền để tồn tại. Thiên nhiên đã cung cấp sẵn cho con người rồi. Họ có thể trồng rau nếu muốn ăn hay đi vào rừng săn bắn nếu cần thịt. Ngày nay tiền bạc cho chúng ta cuộc sống. Thật khó mà sống được chỉ bằng trồng rau trong căn hộ một phòng ở thành phố hay ở vùng ngoại ô. Ta không thể trả hóa đơn điện bằng cà chua, và chính phủ không thể chấp nhận thu thuế bằng thịt nai mà con săn bắn được." "Vì con người cần tiền để trao đổi những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống, nên bố mới nói tiền đã chiếm lĩnh trò chơi cuộc đời. Tiền và cuộc sống luôn có nhau." Người bố giàu gật đầu. "Ngày nay thật khó mà tồn tại được nếu không có tiền. Tiền và sự tồn tại cá nhân giờ như bóng với hình với nhau." "Và chính vì vậy bố mới dạy con rằng Tiền là một công cụ giáo dục'," tôi trầm ngâm nói. "Bởi vì tiền nối kết với sự tồn tại cá nhân, nếu có tiền, ta có thể bảo người khác làm những điều họ không muốn làm - những thứ như thức dậy và đi làm mỗi ngày." "Hoặc phải học thật chăm chỉ để có một việc làm tốt," Người bố giàu nói với nụ cười mỉm. "Nhưng những công nhân giỏi và thạo nghề không quan trọng đối với xã hội chúng ta sao?" "Rất quan trọng chứ, Người bố giàu nói. "Trường học cung cấp những bác sĩ, kỹ sư, cảnh sát, lính cứu hỏa, thư ký, phi công, và nhiều người ở những lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn khác, để giữ gìn cho xã hội văn minh luôn văn minh. Ta không nói rằng trường học không quan trọng... mà rằng, ta muốn con cần tiếp tục học hết đại học, cho dù con không muốn. Ta chỉ muốn con hiểu 'tiền là một công cụ giáo dục' có sức mạnh như thế nào." "Giờ thì con hịểu rồi." "Một ngày nào đó con sẽ trở thành người rất giàu có. Và ta muốn con nhận thức được quyền năng và trách nhiệm của con, khi con có tiền. Thay vì dùng sự giàu có để

bắt người ta làm nô lệ cho tiền, thì ta yêu cầu con dùng sự giàu có để dạy mọi người trở thành ông chủ của đồng tiền." "Như bố đang dạy con..." Người bố giàu gật đầu. "Xã hội văn minh của chúng ta càng phụ thuộc vào tiền vì cuộc sống, thì quyền năng của đồng tiền càng thống trị chúng ta. Cũng giống như con dạy con chó vâng lời bằng bánh bích quy của chó, con có thể dạy mọi người tuân lệnh và làm việc suốt cuộc đời họ bằng tiền. Quá nhiều người làm việc kiếm tiền chỉ để tồn tại, hơn là tập trung vào việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ để làm cho xã hội của chúng ta tốt đẹp hơn. Quyền năng đó cho thấy 'tiền là một công cụ giáo dục'. Và có cả mặt tốt lẫn mặt xấu trong quyền năng đó." BẠN DẠY CON BẠN NHỮNG GÌ BẰNG TIỀN? Tôi ngạc nhiên là có rất nhiều người trẻ có ý nghĩ rằng họ xứng đáng được có tiền, hoặc họ có "quyền lợi hiển nhiên" để nhận tiền. Tôi biết không phải tất cả, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ có thái độ đó. Tôi cũng để ý thấy rất nhiều bậc bố mẹ đã dùng tiền như một cách để cảm thấy bớt lỗi đi. Vì họ quá bận làm việc nên họ có khuynh hướng dùng tiền để thay thế cho tình yêu và quan tâm, chăm sóc con. Tôi cũng thấy nhiều bố mẹ thuê vú em trọn thời gian. Con số những bà mẹ đơn độc làm chủ doanh nghiệp đem con tới sở làm cũng tăng nhanh, đặc biệt là vào những tháng mùa hè. Nhưng vẫn có những đứa trẻ phải ở nhà một mình, được gọi là "những đứa trẻ giữ chìa khóa". Chúng đi học về và không bị giám sát giờ giấc, bởi vì cả bố mẹ chúng đang ở sở làm... làm việc vất vả để có thức ăn đặt lên bàn. Như người bố giàu nói: "Tiền là một công cụ giáo dục." TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ TRAO ĐỔI Bố mẹ có thể cho con một bài học quan trọng về tiền nếu họ dạy chúng về khái niệm trao đổi. Từ trao đổi rất quan trọng đối với người bố giàu. Người nói: "Con có thể có bất cứ thứ gì con muốn, miễn là con sẵn lòng trao đổi cái gì đó có giá trị tương đương với điều con muốn." Nói cách khác, bạn càng cho đi thì bạn càng nhận lại nhiều hơn. Tôi nhận được nhiều lời thỉnh cầu làm tư vấn cho họ. Cách đây một năm, một thanh niên gọi cho tôi và mời tôi đi ăn trưa. Tôi từ chối nhưng anh cứ nài nỉ mãi, cuối cùng tôi nhận lời. Trong bữa trưa, anh đề nghị: "Tôi muốn ông làm cố vấn cho tôi". Tôi lại từ chối, nhưng lần này anh ta còn năn nỉ dữ hơn. Cuối cùng tôi hỏi anh: "Nếu tôi đồng ý thì anh muốn tôi làm gì nào?" Anh đáp: "Ồ, tôi muốn ông cho tôi cùng ngồi vào bàn họp với ông, dành ít nhất

bốn giờ một tuần cho tôi và chỉ cho tôi cách đầu tư vào nhà đất. Tôi chỉ muốn ông dạy tôi những gì ông biết." Tôi nghĩ về lời thỉnh cầu của anh ta một lúc rồi hỏi: "Thế để đổi lại anh sẽ cho tôi cái gì?" Anh thanh niên hơi nao núng trước câu hỏi ấy, bèn ngồi thẳng lên và mỉm cười duyên dáng, nói: "Ừm, không gì cả. Tôi không có bất cứ cái gì. Chính vì thế nên tôi mới muốn ông dạy tôi y như người bố giàu của ông dạy ông vậy. Ông đâu có phải trả cho ông ấy bất cứ cái gì, đúng không?" Tôi ngả người ra ghế, nhìn chăm chăm vào anh. "Vậy là anh muốn tôi tiêu thời gian để dạy anh điều tôi biết một cách miễn phí?" "Đúng thế. Chứ ông mong tôi làm gì? Trả tiền mà tôi không có? Nếu tôi có tiền thì tôi đã không hỏi ông. Tất cả những gì tôi cầu xin ông là hãy dạy tôi vài điều. Hãy dạy tôi cách làm giàu." Nụ cười lan tỏa khắp gương mặt tôi, và những ký ức cũ về việc ngồi cùng bàn với người bố giàu lại ùa về. Lần này tôi đang ngồi ở ghế của người bố giàu, và tôi có cơ hội dạy theo giống cách người bố giàu đã dạy tôi. Đứng lên, tôi nói: "Cám ơn vì bữa trưa này. Câu trả lời của tôi là 'Không'. Tôi không thích làm cố vấn cho anh. Nhưng tôi đang dạy anh một bài học vô cùng quan trọng. Và nếu anh đã nhận được bài học anh cần, anh sẽ trở thành người giàu có như anh mơ ước. Hãy nhận lấy bài học đó và tìm ra câu trả lời anh đang tìm." Đến đây, người bồi bàn mang hóa đơn thanh toán ra và tôi chỉ anh: "Đó là hóa đơn của anh ta." "Nhưng câu trả lời là gì vậy? Hãy cho tôi biết. Hãy cho tôi câu trả lời đi," anh giục tôi. MƯỜI LỜI THỈNH CẦU MỘT TUẦN Tôi thường được người ta yêu cầu làm cố vấn. Một trong những điều tôi thường thấy nhất là rất ít những lời thỉnh cầu ấy đi kèm với cái từ quan trọng nhất trong kinh doanh: đó là trao đổi. Nói cách khác, nếu bạn đòi hỏi một cái gì đó, thì bạn phải có sẵn cái gì đó để trao đổi. Nếu bạn dọc Dạy Con Làm Giàu tập 1, bạn sẽ nhớ lại câu chuyện người bố giàu lấy đi 10 xu một giờ và bắt tôi làm việc miễn phí. Như tôi đã nói, với một cậu bé lên 9, làm việc miễn phí là một bài học cực kỳ quý báu, một bài học ảnh hưởng đến suốt cuộc đời tôi. Người lấy tiền để dạy tôi một trong những bài học quan trọng nhất để làm giàu, và đó là bài học về sự trao đổi. Như người bố giàu đã nói: "Tiền là một công cụ giáo dục", Người cũng hàm ý rằng thiếu tiền cũng là một công cụ giáo dục.

Vài năm sau đó tôi hỏi người bố giàu liệu Người có tiếp tục dạy tôi nếu tôi không làm việc miễn phí hay không. Câu trả lời của người là: "Không, hoàn toàn không. Khi con yêu cầu ta dạy con, ta muốn thấy vật trao đổi của con. Nếu con không sẵn sàng trao đổi, thì đó là bài học đầu tiên dành cho con - sau khi ta đã từ chối con. Những người mà trông chờ được nhận cái gì đó mà không đổi lại cái gì hết thường cũng không nhận được gì trong cuộc sống." Trong cuốn Dạy Con Làm Giàu tập 3, tôi nêu câu chuyện tôi đã hỏi xin Peter làm cố vấn cho mình. Khi ông đồng ý, điều đầu tiên ông yêu cầu tôi làm là đi đến Nam Mỹ bằng tiền túi của tôi để nghiên cứu mỏ vàng cho ông ấy. Đây là một ví dụ hoàn hảo khác về sự trao đổi. Nếu tôi không đồng ý đi Nam Mỹ hoặc đòi hỏi chi phí cho chuyến đi, tôi bảo đảm Peter sẽ không bao giờ đồng ý làm người cố vấn cho tôi. Điều này cũng chứng minh rằng tôi toàn tâm toàn ý muốn học hỏi từ ông ấy. BÀI HỌC ĐẰNG SAU BÀI HỌC Trong khi bài học về sự trao đổi mà hầu hết bạn đọc quyển sách này đều biết, vẫn còn có một bài học khác - bài học đằng sau bài học về sự trao đổi mà người bố giàu dạy tôi khi ông lấy đi 10 xu một giờ. Đó là bài học mà hầu hết mọi người không thấy và là bài học rất quan trọng cho bất cứ ai muốn làm giàu. Bắt đầu dạy con bạn từ lúc chúng còn nhỏ tuổi rất quan trọng. Nhiều người giàu hiểu được bài học này, đặc biệt nếu họ có của cải, nhưng nhiều người làm việc quần quật suốt đời lại không bao giờ hiểu. Người bố giàu nói với tôi: "Lý do hầu hết mọi người không trở nên giàu có là vì họ được dạy để tìm một công ăn việc làm. Thật không thể thành người giàu có nếu con chỉ chăm chăm đi tìm việc." Người bố giàu nói hầu hết những người tới gặp Người đều hỏi: "Ông sẽ trả tôi bao nhiêu nếu tôi làm việc này cho ông?". Người nói tiếp: "Những người nói như vậy sẽ không bao giờ giàu có được. Con không thể mong chờ giàu có được nếu cứ đi vòng quanh và kiếm tìm người trả tiền công cho con." CHỈ CÓ BAO NHIÊU ĐÓ GIỜ TRONG NGÀY THÔI! Hầu hết giới trẻ ngày nay tới trường để học một nghề, sau đó đi tìm việc làm. Tất cả chúng ta đều biết, chỉ có bao nhiêu đó giờ trong ngày thôi. Nếu chúng ta bán sức lao động theo giờ hay theo một cách đo lường thời gian nào đó, thì số lượng thời gian chúng ta có trong một ngày là cố định. Và đó là số thời gian xác định để coi chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền là hết cỡ. Ví dụ, một người làm được 50 đôla một giờ, và làm 8 giờ một ngày, thì người đó kiếm được tối đa là 400 đôla một ngày, 2.000 đôla một tuần, và 8.000 đôla một tháng. Cách duy nhất cho người này tăng con số đó lên là

làm việc thêm giờ. Hầu hết người ta được huấn luyện để nghĩ theo kiểu được trả lương cho một công việc, hơn là nghĩ theo kiểu họ có thể phục vụ được bao nhiêu người. Người bố giàu thường nói: "Con càng phục vụ được nhiều người, thì con càng trở nên giàu có." Hầu hết mọi người được dạy chỉ để phục vụ cho mỗi một ông chủ, hay một số khách hàng chọn lọc. Người bố giàu nói: "Lý do khiến ta trở thành một thương gia là vì ta muốn phục vụ được càng nhiều người càng tốt." Thỉnh thoảng Người vẽ ra sơ đồ sau đây, dựa theo Kim Tứ Đồ, để nhấn mạnh ý của mình.

Chỉ vào phía bên trái của Kim Tứ Đồ, Người nói: "Phía bên này phụ thuộc vào lao động thể chất để thành công." CM sang phía bên phải của Kim Tứ Đồ, Người bảo: "Phía này đòi hỏi lao động tài chính để thành công. Có một sự khác nhau rất lớn giữa lao dộng thể chất và lao động tài chính. Con càng làm ít công việc thuộc thể chất thì con càng phục vụ được nhiều người, và đổi lại, con càng kiếm được nhiều tiền." Mối quan tâm chính của tôi khi viết Dạy Con Làm Giàu là tìm cách để phục vụ được càng nhiều người càng tốt, biết rằng nếu tôi làm thế tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Trước khi viết bộ sách này, tôi đã dạy đề tài này và kiếm được hàng ngàn đôla. Mặc dù tôi kiếm được tiền nhưng tôi phục vụ được ít người và trở nên mệt mỏi và kiệt quệ trong quá trình đó. Một khi tôi nhận ra mình cần phục vụ nhiều người hơn nữa, tôi đã xác định viết thay vì nói. Ngày nay những bài học tương tự đáng giá chưa đến 20 đôla (tiền sách). Tôi phục vụ được hàng triệu người và tôi kiếm được nhiều tiền hơn mà lại làm việc ít đi. Vì vậy, bài học bị lấy đi 10 xu cách đây bao nhiêu năm vẫn còn nguyên giá trị. Bài học nằm đằng sau bài học làm giàu của người bố giàu là càng phục vụ được nhiều người càng tốt. Như Người nói: "Hầu hết mọi người ra trường để đi tìm một công việc lương

cao, chứ ít ai tìm cách phục vụ được càng nhiều người càng tốt." TÔI NÊN CHO CON TÔI BAO NHIÊU TIỀN TIÊU VẶT? Tôi thường bị hỏi những câu sau: - "Tôi nên chọ con tôi bao nhiêu tiền tiêu vặt?" - "Tôi có nên ngừng trả công cho con tôi về những gì chúng làm?" - "Tôi trả tiền cho con tôi khi nó được điểm cao. Ông có khuyến khích chuyện đó không?" - "Tôi có nên bảo con tôi đừng nên tìm việc ở khu thương xá?" Câu trả lời chung cho những câu hỏi này của tôi là: "Bạn cho con bạn bao nhiêu tiền là tùy bạn. Mỗi đứa trẻ mỗi khác nhau và mỗi nhà mỗi cảnh." Tôi chỉ đơn giản nhắc bạn về những bài học của người bố giàu của tôi, và muốn bạn nhớ rằng: "Tiền là công cụ giáo dục". Nếu con bạn học cách trông chờ tiền không vì gì hết, thì đương nhiên cuộc đời chúng kết cục không có gì cả. Nếu con bạn học chỉ vì được trả tiền, thì điều gì xảy ra khi bạn không có ở đó mà trả tiền cho nó? Vấn đế mấu chốt là hãy cẩn thận về cách bạn dùng tiền như là công cụ giáo dục. Vì ngay cả khi dùng tiền là công cụ giáo dục cũng có thêm những bài học nữa cho con cái bạn cần học. Chính những bài học đằng sau những bài học mới là quan trọng nhất. 

PHẦN III: TÌM RA TÀI NĂNG CỦA CON BẠN

Người bố giàu luôn khuyên khích con trai mình và tôi làm giàu bằng cách phục vụ được càng nhiều người càng tốt. Người nói: "Khi các con chú trọng kiếm tiền chỉ để cho bản thân mình thì các con sẽ thấy rất khó làm giàu. Nếu các con không thật thà, tham lam và trả cho người ta ít hơn những gì họ đáng được nhận thì các con cũng sẽ thấy rất khó làm giàu. Các con có thể giàu có theo những cách đó, nhưng sự giàu có đó sẽ phải trả giá rất đắt. Nếu các con tập trung trước tiên vào việc phục vụ càng nhiều người càng tốt, chỉ nghĩ đến việc làm cho cuộc sống của họ khá hơn lên, thì các con sẽ tìm thấy sự giàu có và hạnh phúc tột bậc." Người bố giàu của tôi thực sự tin rằng có một tài năng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ, ngay cả những đứa trẻ học hành chẳng mấy giỏi giang. Người không tin rằng một thiên tài là kẻ chỉ biết ngồi lì trong lớp học và biết hết thảy những câu trả lời đúng. Người không tin rằng một thiên tài là kẻ thông thái hơn người khác. Người thật sự tin rằng mỗi chúng ta đều có tài năng và rằng thiên tài là người may mắn phát hiện ra tài năng tiềm ẩn của mình và biết cách bộc lộ và phát huy tài năng đó... Để bài học về tài năng cửa Người sinh động hơn, Người thường kể một câu chuyện. Người nói: "Trước khi các con chào đời, các con được cho một tài năng để bộc lộ. Rắc rối ở chỗ không ai nói cho các cọn biết mình được trời ban tài năng gì. Không ai nói cho các con biết phải làm gì với tài năng đó khi phát hiện ra nó. Sau khi các con được sinh ra, công việc của các con là phát hiện ra tài năng đó và bộc lộ để mọi người biết đến. Nếu các con bộc lộ được tài năng của mình, cuộc đời các con sẽ tràn đầy điều kỳ diệu." Tiếp tục với câu chuyện của mình, Người nói: "Một thiên tài là người tìm ra được tài năng tiềm ẩn của mình. Như Aladdin tìm thây ông thần trong cây đèn, mỗi chúng ta cần tìm ra tài năng trong bản thân mình. Thiên tài là người tìm ra được tài năng mà họ đã được trời phú." Người bố giàu cảnh báo thêm: "Khi con tìm ra được tài năng của mình, tài năng đó sẽ ban cho con ba điều ước. Tài năng sẽ nói: 'Điều lức thứ nhất là, "Người có mong ước dành tài năng của mình cho bản thân mình không?''. Điều ước thứ hai là, "Ngươi có mong ước dành tài năng của mình cho những người ngươi quý mến và gần gũi không?". Hoặc điều ước thứ ba là, "Ngươi có mong ước đem tài năng của mình ra phục vụ cho mọi người không?"'"

Hiển nhiên, chúng ta dạy con cái chọn điều ước thứ ba. Bài học của người bố giàu luôn kết thúc bằng câu: "Thế giới đầy những người tài. Mỗi chúng ta là một người tài. Vấn đề ở chỗ, phần đông chúng ta nhốt chặt tài năng của mình trong cây đèn. Nhiều người chọn cách dùng tài năng của mình chỉ để phục vụ cho bản thân hoặc chỉ cho những người mà họ yêu quý. Tài năng ra khỏi cây đèn chỉ khi nào chúng ta chọn điều ước thứ ba. Điều kỳ diệu chỉ xuất hiện khi chúng ta đem tài năng của mình phục vụ người khác." Cả hai người bố của tôi đều tin vào sự kỳ diệu của việc cho đi. Một người bố tin vào việc kỉnh doanh phục vụ càng nhiều người càng tốt. Người bố kia thì tin vào việc tìm ra tài năng thiên phú của ta, và hãy cố gắng bộc lộ điều kỳ diệu của tài năng. Những bài học của cả hai người bố đúng với tôi khi tôi còn nhỏ.Cả hai câu chuyện cho tôi lý do để sống, lý do để học, và lý do để cho đi. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng khi tôi lên 9, tôi tin vào khả năng có một tài năng trong bản thân tôi. Và cho đến nay tôi vẫn tin vào điều kỳ diệu, chứ làm sao một đứa học không giỏi như tôi có thể viết được một quyển sách ăn khách khắp thế giới? Phần cuối của quyển sách này dành cho tài năng của con bạn. 

CHƯƠNG 15 Tìm ra tài năng cua con bạn bằng cách nào?

Chúng ta thường được hỏi: "Bạn tuổi con gì?" Nếu bạn tuổi con cọp, bạn sẽ nói: "Tôi tuổi Dần. Còn bạn tuổi gì?" Ai cũng biết mình tuổi con gì (chi gì), cũng như biết có ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; và 12 chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi(*). Trừ phi chúng ta là những ông thầy tử vi thứ thiệt thì chúng ta mới biết hết những đặc điểm của các tuổi đó. Tỷ như tôi tuổi Dần thì tôi chỉ biết đặc điểm của người tuổi Dần, còn bạn tôi tuổi Sửu thì anh ta cũng đủ biết đặc điểm của tuổi Sửu hoặc cùng lắm biết thêm tuổi Dần của tôi. Biết được những điểm khác biệt sẽ hỗ trợ cho các mối quan hệ của chúng ta bởi vì chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Một số người nhận ra rằng có nhiều nét tính cách khác nhau thì cũng có nhiều cách học khác nhau. Một trong những lý do hệ thống giáo dục hiện hành của chúng ta quá tệ hại đối với nhiều người vì hệ thống này chỉ được thiết lập dành cho một số ít cách học. Chương này sẽ làm sáng tỏ một số cách học và giúp bạn tìm ra cách học thích hợp cho con bạn và thậm chí cả bạn nữa. Ngoài ra, nó cũng giải thích tại sao một số người học hành giỏi giang mà lại không giỏi chuyện đời, và ngược lại.

(*) LND: Đây là theo quan niệm phương Đông, còn phương Tây chia làm bốn nhóm: đất, không khí, nước và lửa; và 12 cung: Nam Dương, Bảo Bình, Song Ngư, Dương Cừu, Kim Ngưu, Song Nam, Bắc Giải, Hải Sư, Xử Nữ, Thiên Xứ, Hổ Cáp, và Nhân Mã.

NGƯỜI NÀO VIỆC NẤY Chắc hẳn ai cũng từng nghe câu: "Người nào việc nấy". Tôi cũng nhất trí như vậy. Khi tôi lên năm, gia đình tôi đi tắm biển với nhà hàng xóm. Đang chơi, đột nhiên tôi ngước lên và thấy Willy bạn tôi đạng chới với dưới nước. Cậu ta té vào một chỗ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doc9218