Phần Không Tên 8

Cho con mình ba chú heo con giữ tiền là bạn đã có thể cho chúng số vốn để bắt đầu học hỏi kinh nghiệm vô giá này từ khi chúng còn nhỏ. Khi chúng đã có ba chú heo con giữ tiền và tập được thói quen tốt, bạn có thể dẫn chúng tới một công ty môi giới, mở một tài khoản và mua những quỹ tương hỗ và chứng khoán bằng tiền lấy ra từ những chú heo "dành dụm". Tôi khuyến khích việc để cho trẻ con làm thế để chúng trải nghiệm cả thể chất lẫn tinh thần. Tôi từng biết nhiều bậc hố mẹ đã làm việc đó thay cho con mình. Mặc dù bạn đang giúp con mình đạt được một danh mục vốn đầu tư nho nhỏ, nhưng việc làm đó đã tước mất kinh nghiệm của chúng - mà những kinh nghiệm thực tế cũng quan trọng như việc giáo dục. TỰ TRẢ CHO MÌNH TRƯỚC Gần đây tôi có dự một buổi diễn thuyết và một trong những câu hỏi mà thính giả đặt ra là: "Ông tự trả cho mình trước như thế nào?". Tôi sửng sốt khi thấy đối với nhiều người trưởng thành, ý tưởng tự trả cho mình trước vẫn mới mẻ và khó khăn. Lý do khó khăn là vì nhiều người lún sâu vào nợ nần quá, họ không thể tự trả cho mình trước. Sau khi rời buổi diễn thuyết về, tôi nhận ra rằng bằng cách khởi đầu cuộc đời với ba chú heo con giữ tiền, người bố giàu đã dạy cho tôi cách tự trả cho mình trước. Ngày nay, vợ chồng tôi vẫn giữ ba chú heo con trong tủ quần áo, và chúng tôi vẫn làm từ thiện, dành dụm và đầu tư. Khi nghiên cứu cuộc sống của những người giàu có, tôi thấy ý tưởng tự trả cho mình trước là ý tưởng chính trong đầu họ. Đó là nền tảng cuộc sống của họ. Mới đây tôi được nghe Ngài Jonh Templeton, một nhà đầu tư và quản lý tiền quỹ ủy thác nói rằng ông cố hết sức sống bằng 20% thu nhập, còn 80% để dành dụm, làm từ thiện và đầu tư. Nhiều người đang sống bằng 105% thu nhập nên chẳng còn gì để tự trả cho mình. Thay vì tự trả cho mình trước, họ trả cho người khác trước. TRÊN BẢN BÁO CẢO TÀI CHÍNH Người bố giàu giải thích thêm, ý tưởng ba chú heo giữ tiền. Người muốn đảm bảo rằng Mike và tôi có thể liên hệ giữa ba chú heo giữ tiền với những bản báo cáo tài chính của mình. Người muốn chúng tôi đưa ba chú heo giữ tiền vào bản báo cáo tài chính thô và giải thích chúng trên đó.

Nếu chúng ta chuyển một số tiền ra khỏi tài khoản hay ngân hàng, chúng ta phải giải trình. Ví dụ, nếu tôi chuyển 25 đôla ra khỏi tài khoản để làm từ thiện của tôi thì tôi phải giải trình trên bản báo cáo tài chính tháng đó của tôi. Bản báo cáo tài chính của tôi lúc đó sẽ như thế này:

Qua ba chú heo giữ tiền và giải thích tiền của mình trên bản báo cáo tài chính, tôi gặt hái được những kiến thức và kinh nghiệm về tài chính mà hầu hết người lớn, chứ đừng nói đến trẻ con, không bao giờ có được. Người bố giàu hay nói: "Chữ kế toán (accounting) xuất phát từ chữ trách nhiệm (accountability). Nếu con muốn làm giàu, con phải chịu trách nhiệm về tiền bạc của con." Thế nên dù bạn có là một đứa trẻ, một gia đình, một công ty, một nhà thờ, hay một quốc gia lớn đi chăng nữa thì khả năng quản lý tiền bạc và chịu trách nhiệm về nó là một kỹ năng sống quan trọng đáng học hỏi.

ĐÂY LÀ SỰ KHỞI ĐẦU Ý tưởng dùng bàn cờ Tỉ phú, ba chú heo con giữ tiền và các bản báo cáo tài chính đơn giản là cách người bố giàu dẫn dắt Mike và tôi bước vào thế giới thật của đồng tiền. Mặc dù ý niệm đơn giản nhưng làm theo chẳng phải dễ. Một trong những bài học quan trọng mà tôi học từ quá trình này là giá trị của sự kỷ luật tài chính. Mỗi tháng một lần tôi phải lập một bản báo cáo tài chính nộp cho người bố giàu. Mỗi tháng một lần tôi phải thông báo hết thảy tiền bạc mình có. Có những tháng tôi muốn né tránh, nhưng những tháng tệ hại nhất lại là những tháng tôi học được nhiều nhất... bởi vì tôi đã học được nhiều nhất từ chính bản thân mình. Tôi cũng biết rằng kỷ luật này giúp ích cho tôi ở trường, bởi chỉnh sự vô kỷ luật của tôi chứ không phải sự kém thông minh khiến cho tôi hay gặp phiền phức trong học hành.

CHƯƠNG 11 Sự khác nhau giữa nợ tốt và nợ xấu

Gần như suốt cuộc đời bố mẹ tôi chỉ làm lụng vất vả để cố thoát khỏi nợ nần. Ngược lại, suốt cuộc đời Người bố giàu của tôi lại cố hết sức để càng ngày càng dấn vào nợ nần. Thay vì khuyên Mike và tôi tránh nợ và trả cho hết các hóa đơn, Người thường nói: "Nếu con muốn làm giàu con phải biết phân biệt giữa nợ tốt và nợ xấu." Không phải Người bố giàu lưu tâm đến đề tài nợ nần, mà cải chính là Người muốn chúng tôi biết sự khác nhau giữa tài chính tốt và tài chính xấu. Người chú ý hơn đến việc trau dồi cho chúng tôi những phẩm chất về tài chính. BẠN CÓ BIẾT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỐT VÀ XẤU? Ở trường, giáo viên tập trung phần lớn thời gian vào việc tìm ra những câu trả lời đúng và những câu trả lời sai, dạy cho học sinh biết cái gì là tốt và cái gì là xấu. Khi đề cập tới tiền, Người bố giàu cũng dạy Mike và tôi biết sự khác nhau giữa tốt và xấu. NGƯỜI NGHÈO VÀ NGÂN HÀNG Khi còn nhỏ, tôi biết nhiều gia đình nghèo không tin vào ngân hàng và chủ ngân hàng. Nhiều người nghèo cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với những chủ ngân hàng mặc com-lê trịnh trọng. Vì vậy, thay vì đem tiền tới ngân hàng gửi, nhiều người trong số họ lại giấu tiền dưới chiếu hay nơi nào đó họ cho là an toàn... miễn không phải là ngân hàng. Nếu ai đó cần tiền, mọi người họp lại, cùng nhau hùn tiền lại và đem số tiền đó cho một thành viên trong nhóm đang cần mượn. Nếu họ không thể tìm được một người bạn hay một người thân nào đó cho mình mượn tiền, thì người nghèo thường hay ra hiệu cầm đồ thay vì ra ngân hàng. Thay vì đem ngôi nhà ra làm vật thế chấp, họ đưa phương tiện đi lại hay tivi ra và phải chịu lãi suất rất cao. Ngày nay ở một vài bang nước Mỹ, người nghèo có thể chịu mức lãi suất đến trên 400% tiền vay ngắn hạn. Nhiều bang đã có những biện pháp nhằm giảm tối đa lãi suất, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Khi nhận ra điều này rất tàn nhẫn đối với người nghèo, tôi hiểu tại sao họ không tin cậy những người mặc com-lê... Với họ, tất cả những ngân hàng và chủ ngân hàng đều xấu và bóc lột họ. Về phía ngân hàng và chủ ngân hàng, họ cũng có nghĩ tương tự về người nghèo. TẦNG LỚP TRUNG LƯU VÀ NGÂN HÀNG Bố mẹ tôi như những người trung lưu khác, xem ngân hàng là nơi an toàn để giữ

tiền. Họ thường nói với con cái: "Tiền để trong ngân hàng là an toàn." Vì vậy họ coi ngân hàng là nơi tốt để cất giữ tiền, nhưng họ cũng coi việc vay quá nhiều tiền là xấu. Chính vì thế mà bố mẹ tôi luôn cố thanh toán hóa đơn thật sớm. Một trong những mục tiêu của họ là trả cho bằng hết tiền nhà để được hoàn toàn sở hữu nó. Có thể tóm tắt quan điểm của họ nhự sau: ngân hàng là tốt, tiết kiệm là tốt, và vay là xấu. Chính vì thế cho nên mẹ tôi luôn lặp đi lặp lại rằng: "Đừng là con nợ cũng đừng là chủ nợ." NGƯỜI GIÀU VỚI NGÂN HÀNG Người bố giàu lại dạy Mike và tôi phải hiểu sâu hơn về tài chính. Người không mù quáng để nghĩ rằng gửi tiết kiệm là tốt và vay là xấu. Do vậy, Người dành thời gian dạy chúng tôi sự khác nhau giữa tiết kiệm tốt và tiết kiệm xấu; giữa chi phí tốt và chi phí xấu; giữa tổn thất tốt và tổn thất xấu; giữa thu nhập tốt và thu nhập xấu; giữa thuế tốt và thuế xấu; giữa đầu tư tốt và đầu tư xấu. Người bố giàu dạy chúng tôi suy nghĩ và nâng cao hiểu biết về tài chính bằng cách rèn luyện khả năng phân biệt các khái niệm. Nói cách khác, càng có khả năng chỉ ra sự khác nhau giữa nợ tốt và nợ xấu, giữa tiết kiệm tốt và tiết kiệm xấu, thì chỉ số IQ tài chính của bạn sẽ càng tăng cao. Quyển sách này sẽ không đi sâu phân biệt giữa tốt và xấu. Nhưng nếu bạn quan tâm tìm hiểu hơn, thì trong quyển Dạy Con Làm Giàu tập 3 sẽ giải thích chi tiết về sự khác nhau giữa nợ, chi phí, tổn thất, thuế v.v... tốt và xấu. PHÁT TRIỂN SỰ ĐỘC ĐÁO VỀ TÀI CHÍNH CỦA CON BẠN Một trong những bài học quan trọng nhất mà Người bố giàu dạy chúng tôi là bài học Người gọi là "Hãy suy nghĩ như chủ ngân hàng." Người cũng gọi nó là "thuật giả kim của tiền... làm thế nào để biến chì thành vàng." Hoặc "cách làm ra tiền từ hai bàn tay trắng." Ai đã đọc quyển Dạy Con Làm Giàu tập 1 hẳn sẽ nhớ lại câu chuyện đó.Ấy là câu chuyện về việc tôi học cách suy nghĩ như chủ ngân hàng hay như nhà giả kim, người có thể biến chì thành vàng. Thay vì xem ngân hàng là xấu, như cách nghĩ của nhiều người nghèo, hay một phần của ngân hàng là tốt và một phần của ngân hàng là xấu, như những người thuộc tầng lớp trung lưu nghĩ, Người bố giàu muốn Mike và tôi hiểu cách vận hành của ngân hàng. Trong giai đoạn phát triển này của chúng tôi, Người thỉnh thoảng lại đưa chúng tôi tới ngân hàng và cho chúng tôi ngồi ngoài phòng đợi, nhìn mọi người đến và đi. Cuối cùng, sau vài lần Người hỏi chúng tôi: "ừm, các chàng trai đã thấy những gì nào?"

Mới chừng 14 tuổi, chúng tôi không thấy nhiều. Mike và tôi nhún vai, vẻ thiểu não như hầu hết bọn tuổi mới lớn khác khi được hỏi một câu gì đó. "Mọi người đi vào rồi lại đi ra," Mike đáp. "Đúng vậy ạ," tôi phụ họa. "Đó là tất cả những gì chúng con thấy." "Được rồi, Người bố giàu nói khi dẫn chúng tôi tới quầy thủ quỹ. Ở đó Người bảo chúng tôi hãy quan sát một phụ nữ đang gởi tiền. "Các con thấy rồi chứ?" Người hỏi. Chúng tôi gật dầu. "Tốt," Người nói, rồi dẫn chúng tôi tới chiếc bàn nơi một nhân viên của ngân hàng ngồi. "Các con thấy gì ở đây?" Mike và tôi nhìn một người đàn ông mặc đồ vest đang ngồi ở đó, điền vào bản báo cáo tài chính và nói chuyện với người chủ ngân hàng. "Con không biết," tôi thật thà trả lời. "Nhưng nếu đoán thì con có thể nói rằng ông ta đang vay tiền." "Tốt," Người bố giàu nói và bảo rằng đã tới lúc ra về. "Cuối cùng các con đã thấy điều ta muốn các con thấy." Chui vào trong xe hơi của Người, hơi nóng hừng hực dưới mặt trời vùng Hawaii, Mike hỏi: "Chúng con đã thấy cái gì ạ?" "Một câu hỏi hay," Người bố giàu đáp. "Thế con đã thấy gì?" "Con thấy người ta đến và gởi tiền vào ngân hàng," tôi nói. "Sau đó con thấy những người khác đến và vay tiền." "Tốt lắm," Người bố giàu khen. "Và tiền của ai vậy ? Đó là tiền của ngân hàng à?" "Không phải," Mike đáp ngay. "Đó là tiền của mọi người. Ngân hàng đang làm ra tiền bằng tiền của những người khác. Họ thu tiền vào rồi lại cho vay, nhưng đó không phải là tiền của họ." "Tốt," Người bố giàu lại nói, rồi quay qua tôi, Người hỏi: "Thế bố mẹ con thường làm gì mỗi lần họ đi tới ngân hàng?" Sau một lúc ngẫm nghĩ tôi đáp: "Bố mẹ con cố hết sức để có tiền gửi tiết kiệm, và nếu họ vay thì họ sẽ cố hết sức để trả cho thật nhanh. Họ nghĩ rằng tiết kiệm là tốt và vay là xấu." "Rất tốt," Người bố giàu bảo. "Con có óc quan sát rất tốt."

Lật chiếc nón bóng chày ra sau, tồi nhún vai tự nói với mình, đáng gì. Đến đây chúng tôi đã về tới văn phòng của Người bố giàu. Ngồi bên bàn, Người bố giàu lấy ra một tấm bảng nhỏ màu vàng có vẽ biểu đồ sau đây - gọi là bản báo cáo tài chính:

"Các con có hiểu biểu đồ tài chính này không?" Người bố giàu hỏi khi đẩy tấm bảng ra trước mặt chúng tôi. Mike và tôi nghiên cứu nó một hồi. "Có ạ, con hiểu, Mike nói, còn tôi thì gật đầu. Đến lúc này chúng tôi đã cọ sát với nhiều kịch bản tài chính đến nỗi nhanh chóng hiểu Người bố giàu nghĩ gì. "Ngân hàng cho vay hoặc giữ tiền và chi ra 3% cho người gửi tiết kiệm; sau đó ngân hàng lại cho người khác vay với lãi suất 6%." Gật đầu, Người bố giàu hỏi: "Thế tiền của ai?" "Đó là của người gửi tiết kiệm," tôi đáp lẹ làng. "Ngay khi tiền vào là ngân hàng liền đem cho vay ngay." Người bố giàu gật đầu. Sau một lúc im lặng để cho chúng tôi tiêu hóa những gì Người muốn chúng tôi hiểu, Người nói: "Khi ta chơi cờ Tỉ phú với các con, ta thường nói rằng các con đang nhìn vào phương pháp làm ra tài sản lớn. Có đúng không?" Chúng tôi gật đầu. "Bốn ngôi nhà màu xanh lá cây, một khách sạn màu đỏ," tôi đáp. "Phải rồi," Người bố giàu nói. "Một điều hay về nhà đất là các con có thể thấy nó. Nhưng bây giờ các con đã lớn hơn, và ta muốn các con thấy điều mà mắt không trông thấy."

"Mắt không trông thấy gì cơ ạ?" tôi lặp lại như cái máy, phân vân vô cùng. Người bố giàu gật đầu. "Các con giờ đã lớn rồi. Đầu óc các con đã phát triển hơn. Ta muốn bắt đầu dạy các con thấy bằng đầu óc điều mà người nghèo và người trung lưu ít khi thấy... Và họ thường không thấy vì họ không quen thuộc với bản báo cáo tài chính và cách thức vận hành của chúng." Mike và tôi ngồi im re, chờ đợi. Chúng tôi biết rằng Người sắp sửa chỉ cho chúng tôi điều gì đó vừa đơn giản vừa sâu sắc - nhưng nó chỉ sâu sắc khi mà chúng tôi có thể thấy xa hơn sự đơn giản. Người bố giàu cất tấm bảng cũ đi và lấy ra một tấm bảng khác. Bản báo cáo tài chính của Người bố giàu:

Mike và tôi cứ ngồi và trố mắt nhìn bảng biểu một hồi lâu. Như tôi đã nói, đó là một biểu đồ rất đơn giản, nhưng nó sâu sắc nếu chúng tôi rút ra được bài học. Cuối cùng tôi nói: "Vậy là bố vay tiền và lại cho vay lại như là ngân hàng vậy." "Đúng rồi, Người bố giàu nói. "Con có biết vì sao bố mẹ con hay nói hãy đừng là con nợ lẫn chủ nợ không?" Tôi gật đầu. "Chính vì thế nên họ chiến đấu với tiền," Người bố giàu nói. "Đầu tiên, họ tập trung vào việc để dành tiền. Nếu họ vay tiền, thì họ có tiêu sản nhưng họ nghĩ là tài sản - những thứ như xe hơi và nhà cửa - những thứ mà tiền bị tiêu đi chứ không phải thu vào. Rồi họ làm cật lực để trả món nợ đó, để họ có thể hể hả tuyên bố: Tôi đã sở

hữu cái này rồi!" "Họ làm thế có gì là xấu không?" tôi hỏi. "Không," Người bố giàu đáp. "Đây không phải là vấn đề tốt hay xấu. Mà là vấn đề giáo dục?" "Giáo dục ạ?" tôi hỏi lại. "Giáo dục có gì liên quan đến chuyện này?" "À," Người bố giàu giảng giải, "vì bố mẹ con không được giáo dục tốt về tài chính, nên theo họ tốt nhất là để dành tiền và cố hết sức trả nợ càng nhanh càng tốt. Ở mức độ được giáo dục về tài chính như của họ - điều mà ta gọi là 'ngụy biện tài chính' - thì hình thức quản lý tiền như thế là tốt nhất đối với họ?" "Nhưng nếu họ muốn làm điều mà bố làm," Mike lập luận, "thì họ phải gia tăng kiến thức về tài chính của họ." Người bố giàu gật đầu. "Và chính đó là điều ta muốn làm với hai con trước khi các con học xong phổ thông. Nếu các con không học điều ta định dạy các con trước khi ra trường, thì có thể các con sẽ không bao giờ học được. Nếu các con ra trường mà không có kiến thức này, thì thế giới sẽ không công bằng với các con đơn giản vì các con không hiểu biết nhiều về tiền bạc." "Ý bố là thế giới thực sẽ giáo dục tụi con?" tôi hỏi. Người bố giàu gật đầu. "Vậy là bố vay tiền để làm ra tiền?" "Chính xác như vậy." "Và bố mẹ con làm việc để kiếm tiền, rồi sau đó cố tiết kiệm tiền mà không vay." "Chính vì thế mà họ khó làm giàu được." "Bởi vì họ làm cực nhọc để kiếm tiền." "Và con chỉ có thể làm việc thật vất vả; và con chỉ có thể được trả tiền nhiều vì sự vất vả đó. Với hầu hết mọi người, có giới hạn trong việc có được bao nhiêu tiền từ làm việc cật lực." "Vậy thì cũng có giới hạn trong số tiền ta có thể tiết kiệm được," Mike thêm vào. "Như bố đã nói, những người làm thuê bị trừ thuế trước khi nhận lương." Người bố giàu im lặng dựa lưng vào thành ghế. Người có thể chắc là bài học đã được thấm nhuần.

Quay sang biểu đồ của Người bố giàu, tôi chỉ vào cột tài sản và cột tiêu sản. "Vậy là bố đã làm chính xác như ngân hàng: vay tiền từ ngân hàng, sau đó lại tìm cách làm cho số tiền vay ấy để ra tiền thêm nữa." Người bố giàu nhìn tôi chăm chú và nói: "Nào, chúng ta hãy cùng xem xét bản báo cáo tài chính của bố mẹ con nhé." Nhìn bản báo cáo tài chính của bố mẹ mình, tôi ngả người dựa vào ghế. Tôi biết điều Người muốn ngụ ý. Thật rõ mười mươi. Sử dụng tấm bảng đó, Người ghi ra bản báo cáo tài chính của bố mẹ tôi.

Người bố giàu, Mike và tôi ngồi nhìn sự khác nhau của hai bản báo cáo tài chính. Quả tình tôi không biết bài học đơn giản đó sâu sắc đến thế nào đối với mình trong cuộc đời, nhưng nó đã ảnh hưởng đến cách tôi nhìn thế giới sau ngày hôm đó. Có rất nhiều bài học được rút ra từ những ví dụ đơn giản này, và ngày nay tôi vẫn tiếp tục học bài học đó. Nhiều bài học còn tiềm ẩn. Tôi rất thích ngồi với bạn bè và thảo luận về ảnh hưởng của những sự khác biệt tinh tế đối với cuộc đời. Tôi khuyên khích bạn hãy đầu tư thời gian để bàn luận những điều sau đây: - Điều gì xảy ra với một người, nếu như suốt cuộc đời anh ta tài sản tạo ra ít hơn tiêu sản? - Cần bao nhiêu lâu để tiết kiệm tiền thay vì vay tiền? Ví dụ: Bạn phải mất bao lâu mới để dành dược 100.000 đôla, so với vay 100.000 đôla, nếu như bạn chỉ làm ra có 50.000 đôla một năm và có cả một gia đình để nuôi nấng, và chăm lo?

- Bạn có thể tiến lên phía trước nhanh cỡ nào, nếu bạn vay tiền và làm ra tiền, so với làm việc quần quật, để dành tiền và rồi cố làm ra tiền bằng số tiền bạn đã để dành? - Một người cha trong gia đình quản lý tài sản, tiền tiết kiệm, và biến nó thành tiêu sản như thế nào (người ưa dành dụm là người bị thua lỗ); trong khi một người cha khác vay tiền rồi biến nó thành tài sản? - Bạn cần có những kỹ năng tài chính gì để có thể vay tiền và làm ra nhiều tiền hơn? - Bạn phải làm như thế nào để học được những kỹ năng đó? - Những rủi ro dài hạn và ngắn hạn của hai bản báo cáo tài chính là gì? - Chúng ta dạy con cái mình những gì? Nếu bạn đầu tư thời gian để thảo luận những câu hỏi này, tôi nghĩ bạn sẽ thấy tại sao một số ít người trở nên giàu có, trong khi nhiều người phải chật vật, suốt đời quanh quẩn chuyện tiền nong. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Người bố giàu luôn nói: "Hãy đối xử với nợ nần như với một khẩu súng đã nạp đạn." Người bố giàu cũng nói rằng việc phân biệt được sự khác nhau giữa nợ tốt và nợ xấu là rất quan trọng; đó là vì nợ có thể làm cho bạn trở nên giàu có hay nghèo đi. Khẩu súng đã lên đạn sẽ bảo vệ bạn hoặc sẽ giết bạn, và nợ nần cũng vậy. Ở nước Mỹ ngày nay, nợ thẻ tín dụng đang bóp nghẹt cuộc sống của rất nhiều gia đình, thậm chí cả những gia đình có nền giáo dục tốt. Điểm chính của chương này là cho bạn thời gian để nghĩ xem bạn đang dạy con mình những gì về nợ. Nếu bạn muốn con mình lớn lên và có cơ hội trở thành người giàu có, thì làm bố mẹ, bạn cần dạy chúng những kỹ năng cơ bản về nợ và cách quản lý nợ. Việc giáo dục đó bắt đầu bằng bản báo cáo tài chính. Nếu bạn dạy con cái ít, hoặc không dạy gì về nợ thì con cái bạn sẽ phải luôn chiến đấu về mặt tài chính, suốt cuộc đời chúng phải làm việc tối tăm mặt mũi, tiết kiệm tiền và cố thoát khỏi nợ. Những chương kế tiếp sẽ chỉ dẫn cha mẹ cách gia tăng chỉ số IQ tài chính cho con cái. Một đứa trẻ có chỉ số IQ tài chính cao sẽ có thể khống chế nỗi sợ nợ tốt hơn. Như Người bố giàu nói: "Hãy đối xử với nợ nần như một khẩu súng đã nạp đạn." Và "bạn phải biết sự khác nhau giữa nợ tốt và nợ xấu."

Khi bạn bắt đầu dạy con mình về nợ tốt nợ xấu, chi phí tốt và chi phí xấu tức là bạn đã bắt đầu trau dồi sự độc đáo về tài chính cho con mình rồi.

CHƯƠNG 12 Học với tiền thật

Khi bố mẹ tôi thông báo rằng họ không có tiền cho tôi học đại học thì tôi chỉ thưa: "Không sao đâu. Con sẽ tự tìm cách lo liệu khoản học phí cho mình." Sở dĩ tôi dám tự tin nói thế vì tôi đã biết kiếm tiền rồi. Nhưng thứ giúp tôi hoàn thành việc học của mình không phải số tiền tôi kiếm được, mà chính là những bài học về cách kiếm tiền - bắt đầu với bài học Người bố giàu trả công tôi 10 xu một giờ. Vào lúc 9 tuổi tôi biết mình có thể tự lập. TÔI NGỪNG GIÚP CON TRAI TÔI VÀ BẮT ĐẦU DẠY DỖ NÓ Mới đây một ông bố tới gặp tôi và nói: "Tôi nghĩ con trai tôi có thể là một Bill Gates thứ hai. Brian mới 14 tuổi nhưng cháu đã ham thích việc kinh doanh và đầu tư. Sau khi đọc những quyển sách của ông, tôi liền nhận ra là mình đang làm hư con cái. Từ sự mong muốn giúp cháu nên tôi đã thật sự ngăn trở cháu. Và vì vậy, khi cháu đòi mua những cây gậy đánh golf mới, tôi bèn cho cháu một thách thức mới." "Ông đã ngăn trở cậu ấy như thế nào?" tôi hỏi. "Tôi dạy nó làm việc để có tiền. Bình thường nếu nó tới hỏi xin tiền mua những cây gậy đánh golf, tôi sẽ bảo nó đi kiếm tiền và tự mua lấy. Nhưng sau khi đọc những quyển sách của ông, tôi nhận ra nếu mình làm thế tức là mình đang lập trình cho con nó trở thành một kẻ tiêu xài tích cực. Nó đang được lập trình, để trở thành người làm việc như điên thay vì trở thành người giàu, biết cách bắt tiền của mình làm việc cho mình." "Vậy ông đã làm gì khác đi?" "Ồ, tôi bảo nó hãy đi tìm quanh vùng những công việc cần làm." "Thật thú vị," tôi bình phẩm. "Thay vì cho nó thấy rằng nó xứng đáng được cho tiền, ông đã dạy nó đi tìm những cơ hội kiếm tiền." Gật đầu, ông bố tự hào tiếp: "Tôi nghĩ nó sẽ rất giận, nhưng ngược lại nó hăng hái bắt đầu công việc của mình, nó biết tự lực cánh sinh hơn là xin tôi tiền. Thế là nó đi cắt cỏ thuê vào mùa hè, và nhanh chóng kiếm được 500 đôla - lớn hơn số tiền cần để mua gậy đánh golf. Nhưng tôi lại làm khác." "Ông đã làm gì?"

"Tôi dẫn nó tới một công ty môi giới chứng khoán và nó mua 100 đôla quỹ tương hỗ. Tôi bảo nó đấy là tiền để dành cho nó học đại học." "Rất tốt! Rồi ông có để cho cậu ta mua gậy đánh golf không?" "Không, người bố đáp liền, gương mặt bừng sáng niềm tự hào. "Tôi đã làm điều mà người bố giàu của ông đã làm." "Là gì vậy?" "Tôi lấy 400 đôla đó của nó và bảo tôi sẽ giữ số tiền này cho tới khi nó tìm ra một tài sản sẽ mua gậy đánh golf cho nó. "Cái gì? Ông bảo cậu ta đi mua một tài sản? Vậy là ông làm chậm nhu cầu được thỏa mãn của cậu ta lâu hơn nữa?" "Đúng vậy. Ông bảo rằng chậm đáp ứng nhu cầu là sự khôn ngoan về cảm xúc rất quan trọng trong việc phát triển. Vì vậy tôi giữ tiền của cháu và..." "Và điều gì xảy ra?" "Ồ, nó giận dữ nhưng khoảng nửa tiếng đồng hồ sau lại nhận ra điều tôi đang lầm. Khi nó nhận ra tôi đang cố dạy nó cái gì đó, nó bắt đầu ngẫm nghĩ và khi nó đã hiểu điều tôi làm, nó nhận được một bài học." "Và bài học đó là gì?" Ông bố rạng rỡ nói tiếp: "Nó đến bên tôi và nói: Ba đang cố giữ gìn, bảo quản tiền cho con phải không? Ba không muốn con vứt nó vào những cây gậy đánh golf. Ba muốn con có những cây gậy này nhưng vẫn còn tiền. Đó chính là điều ba muốn con học?'. Và nó đã có một bài học. Nó biết nó có thể giữ lại những đồng tiền làm lụng vất vả và vẫn có những cây gậy đánh golf. Tôi rất tự hào về con trai mình." "Chao!" đó là tất cả những gì tôi thốt ra. "Ở tuổi 14, cậu ta đã hiểu rằng mình có thể vừa giữ tiền mà vẫn có những cây gậy đánh goft. Đúng thế. Nó hiểu là nó có thể có cả hai. Một lần nữa tôi chỉ thốt lên được.Chao. Rồi mãi sau tôi mới bảo.Hầu hết người lớn không bao giờ học được bài học đó. Vậy cậu ta có thể làm điều đó như thế nào? Nó bắt đầu đọc những mẩu rao vặt trên báo. Rồi nó tới cửa hàng bán dụng cụ chơi goft và nói chuyện với những tay goft nhà nghề xem họ cần và muốn cái gì. Một ngày kia nó về nhà và bảo nó cần lấy lại tiền. Nó đã tìm ra cách vừa giữ tiền của

mình vừa có gậy đánh goft. Vậy hãy nó cho tôi biết đi, tôi thúc giục, chờ đợi câu trả lời. Nó đã tìm ra một người đang cần bán những máy bán kẹo tự động. Nó tới gặp chủ cửa hàng dụng cụ chơi goft và hỏi xem nó có thể đặt hai máy bán kẹo tự động trong cửa hàng của ông được không. Ông ta đồng ý nên nó về nhà bảo tôi đưa tiền. Chúng tôi cùng tới chỗ người bán kẹo dạo, mua hai cái máy cùng một số loại kẹp và bánh chừng 350 đôla rồi đem đặt ở cửa hàng bán dụng cụ chơi goft. Một tuần một lần nó tới cửa hàng thu tiền trong máy và mua thêm kẹo bánh cho vào máy. Sau hai tháng nó đã có gậy đánh goft và vẫn có thu nhập đều đặn từ sáu chiếc máy bán kẹo tự động, tài sản của nó.

Sáu cái máy? Tôi nghĩ cậu tẩ chỉ mua có hai cái thôi chứ? "Đúng vậy. Nhưng khi nó nhận ra những cái máy này là tài sản nên nó tiếp tục mua thêm. Giờ quỹ để học đại học của nó vẫn gia tăng đều dặn, và số máy bán kẹo cũng tăng lên. Nó có thời gian và tiền bạc để chơi golf như ý muốn, bởi vì nó không cần phải làm việc để có tiền mà trả cho trò chơi golf nữa. Quan trọng hơn cả, nó đang học nhiều hơn chuyện tôi có cho nó tiền hay không." "Nghe có vẻ như ông đi từ Tiger Woods đến Bill Gates vậy." Ông bố cười ngất. "Ông biết đấy, điều đó không thật sự quan trọng. Quan trọng là nó đã biết rằng nó lớn lên và có thể trở thành bất cứ ai mà nó muốn." CẬU TA CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẤT CỨ AI CẬU TA MUỐN "Cha tôi nói: 'Thành công là có thể trở thành bất cứ ai mà con muốn'... và nghe có vẻ như con trai ông đã thành công rồi." "Phải, nó rất hạnh phúc," ông bố hồ hởi. "Nó không hòa lẫn vào trong đám đông ở trường. Nói nôm na là nó đi theo một nhịp trông khác biệt. Và vì vậy giờ nó đã có công việc kinh doanh và tiền bạc của riêng mình, nó cũng có chân giá trị riêng... một ý thức về an toàn cá nhân. Nó không cố phải bận tâm xem mình nổi tiếng như thế nào với những người còn lại "trong" đám đông. Tôi nghĩ việc có đặc trưng ổn định cho nó thời gian để nghĩ nhiều hơn đến việc mình muốn trở thành ai, hơn là cố làm điều mà bạn bè nó nghĩ là tuyệt đỉnh. Điều này đã hun đúc cho nó thêm nhiều tự tin." Tôi gật đầu, hồi tưởng lại những ngày còn học phổ thông trung học. Tôi đau khổ nhớ mình là kẻ ngoài cuộc chứ không phải là kẻ trong cuộc. Tôi nhớ mình không ở "trong" đám đông và cô đơn như thế nào khi không được nhận ra hay được chấp nhận bởi đám đông. Nhớ lại, tôi nhận ra việc học hỏi từ Người bố giàu đã cho tôi ý thức về

an toàn cá nhân và tự tin. Tôi biết mặc dù mình không phải là học sinh hay ho nhất, ấn tượng nhất trường, nhưng ít ra tôi cũng biết một ngày nào đó mình sẽ giàu có... và rằng đó là chân giá trị tôi muốn có nhất. "Xin ông vui lòng cho tôi biết," ông bố hỏi, lôi tôi ra khỏi những ký ức thời học sinh, "ông thấy cần phải dạy thêm con trai tôi gì nữa? Nó đã tiến bộ tới mức vậy rồi và nó đang làm tốt, nhưng tôi biết nó vẫn còn cần phải học thêm nữa. Ông có lời đề nghị nào không?" "Ồ, một câu hỏi hay. Thế công việc sổ sách cậu ta làm ra sao?" "Sổ sách?" "Phải, sổ sách lưu trữ... những bản báo cáo tài chính. Chúng có được cập nhật?" "Không. Nó chỉ báo cáo miệng với tôi hàng tuần về những gì đã thu được từ những cái máy, cũng như những biên lai mua kẹo để đổ vào những chiếc máy. Nhưng không có bản báo cáo tài chính chính thức. Chẳng phải việc đó quá khó khăn sao?" "Không phải khó khăn đâu. Nó rất đơn giản."  "Ý ông bảo là hãy thực hiện một bản báo cáo tài chính thật sự, giống như cách làm trong trò CASHFLOW phải không?" "Phải! Không nhất thiết phải khó khăn như thế. Điều quan trọng nhất là cậu ta thấy được bức tranh tổng thể từ những bản báo cáo tài chính; rồi từ từ chậm nhưng chắc cậu ta có thể bổ sung thêm những chi tiết, những khác biệt tinh tế hơn. Khi làm thế, đầu óc nó sẽ minh mẫn hơn, và sự thành công trong tài chính của nó cũng sẽ tăng theo." "Chúng tôi sẽ làm, ông bố hứa. "Tôi sẽ gởi cho ông một bản sao bản báo cáo tài chính chúng tôi làm." Chúng tôi bắt tay rồi chào tạm biệt. Khoảng một tuần sau tôi nhận được một bì thư có bản sao bản báo cáo tài chính của Brian. Nó như thế này:

Bản báo cáo tài chính của Brian vào tháng 6

Thu nhập Thu nhập từ sáu máy bán kẹo tự động 465 đôla

Chi phí Kẹo và bánh 85 đôla

Lương của Brian 100 đôla Quỹ học đại học 150 đôla Tiết kiệm 130 đôla

Tài sản Tiết kiệm 680 đôla Quỹ học dại học 3700 dôla Sáu máy bán kẹo tự động 1000 dôla

Tiêu sản 0 đô la

Tôi gởi lại lời chúc mừng và nhận xét. Tôi hỏi lại họ: "Thế còn những chi phí cá nhân của cậu ta đâu?". Ông bố email lại: "Nó ghi những chi phí cá nhân vào bản báo cáo tài chính riêng khác. Nó không muốn làm rối rắm, mập mờ giữa những chi phí kinh doanh với những chi phí tiêu xài cá nhân." Tôi e-mail lại: Phương pháp rèn luyện tuyệt vời. Quan trọng là biết sự khác nhau giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Thế còn thuế?" Ông bố hồi âm: "Tôi chưa muốn làm cho nó sốc vội. Chúng tôi sẽ bàn tới diều đó vào năm sau. Lúc này tôi chỉ muốn để cho nó chiến thắng cái đã. Nó sẽ học về thuế nhanh thôi."

TÁM THÁNG SAU Chừng 8 tháng sau, ông bố gởi email cho tôi bản sao bản báo cáo tài chính, mới nhất của Brian. "Tôi muôn cho ông biết về sự tiến bộ của Brian. Giờ đây nó đã có gần 6.000 đôla trong quỹ học đại học. Nó đã có 9 máy bán kẹo tự động và giờ đang nghĩ đến việc thành lập một doanh nghiệp được điều hành tự động bằng cách nhét đồng xu vào khe.. như là từ trò CASHFLOW. Nó thuê một kế toán làm việc bán thời gian, bởi vì sổ sách của nó giờ quá phức tạp. Và đã đến lúc tôi phải nói cho nó biết về thuế và giới thiệu nó với một kế toán viên. Nó đã được 15 tuổi, và tôi nghĩ nó đã sẵn sàng bước vào thế giới thực. Bản báo cáo của nó rất tốt và học bạ ở trường cũng vậy. Khi lòng tự tin của nó tăng thì điểm số của nó cũng tăng." PHẦN ĐÁNG HÀI LÒNG NHẤT TRONG CÔNG VIỆC CỦA TÔI Hầu hết các thư từ - thư điện tử cũng như thư tay - chúng tôi nhận được là tích cực và động viên. Tôi cảm ơn tất cả những người gởi những lời thân ái tới chúng tôi. Điều đó truyền cảm hứng cho công ty chúng tôi tiếp tục phát triển. Trong khi 99% thư của chúng tôi là tích cực thì vẫn có những thư tiêu cực. Chúng tôi nhận được những

lời chỉ trích như: "Ông sai rồi. Tôi không đồng ý với ông," hoặc "Ông làm tôi mất niềm tin". Như tôi đã nói đa số thư từ là tích cực, chúng tôi cám ơn vì những sự ủng hộ quý báu, cho chúng tôi thêm nguồn năng lượng để tiếp tục phát triển. Điều này không có nghĩa là chúng tôi không đánh giá cao những người chỉ ra lỗi để chúng tôi khắc phục. Vậy hãy cứ góp ý, chúng tôi sẽ tiếp thu và biết ơn. Một loại hồi âm khác tôi liên tục nhận được là: "Tôi ước gì đã đọc quyển sách và chơi những trò chơi của ông cách đây 20 năm." Với những người này, tôi hồi âm: "Không bao giờ là trễ cả. Và tôi cảm phục ông đã thừa nhận rằng mình đã làm được vài điều khác biệt." Một số người bênh vực điều họ đã làm trong quá khứ lại lên án tôi, cho rằng tôi đã phỉ báng niềm tin của họ, và rồi vẫn bám lấy những gì họ làm trong quá khứ, thậm chí bây giờ không còn hiệu nghiệm nữa. Điều hài lòng nhất trong công việc của tôi là nghe từ những bậc bố mẹ có con cái dang học cách, an toàn, độc lập và tự tin về tài chính. Những đứa trẻ không chờ tới 20 tuổi mới bắt đầu học về tài chính đã làm cho công việc của tôi đặc biệt thật đáng làm. Những đứa trẻ được tạo cơ hội đạt đến mức độ an toàn và tự tin về tài chính sớm trong đời sẽ có cơ hội lớn để có cuộc sống chính xác như mình muốn. Một nền tảng tài chính vững vàng không cho con cái bạn câu trả lời về cuộc sống. Một nền tảng chỉ là nền tảng. Tuy nhiên, nền tảng đó sẽ giúp con bạn lớn lên và tìm ra những câu trả lời nó cần để được tự do sống theo ý thích của mình. NHỮNG TRIỆU PHÚ TƯƠNG LAI TRẺ TUỔI Kể từ khi cuốn Dạy Con Làm Giàu phát hành, ngày càng có thêm nhiều bậc bố mẹ tới gặp tôi và kể về con họ. Như ba câu chuyện sau dây, mỗi câu chuyện minh họa sự sáng tạo và tài năng của từng đứa trẻ cụ thể, khiến tôi ngạc nhiên. Một cậu bé 16 tuổi ở Adelaide, Úc, tới gặp tôi và nói: "Sau khi đọc quyển sách và chơi trò CASHFLOW của ông, cháu liền đi mua bất động sản đầu tiên của mình, bán đi một phần rồi bỏ túi 100.000 đôla." Cậu kể rằng với sự giúp đỡ của bố và một luật sư, cậu đã ký kết hợp đồng qua điện thoại di động trong khi đang ở giảng đường. "Mẹ cháu sợ cháu sẽ mải lo nghĩ đến tiền mà quên hết mọi thứ, nhưng mà không, cháu biết sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, và cháu lên kế hoạch dùng 100.000 đôla ấy để mua thêm tài sản... không phải tiêu sản." Một cô gái 19 tuổi ở Perth, Úc, sau khi đọc quyển sách của tôi liền bắt đầu mua tài sản cho thuê cùng một đối tác là mẹ. Cô nói với tôi: "Cháu đã kiếm được nhiều tiền hơn từ số tiền vay chứ không phải từ số tiền làm công ở một cửa hàng bán lẻ. Cháu không nghĩ mình sẽ dừng. Trong khi đa cố bạn bè cháu đang vui chơi ở các quán cà phê hay quán bar, cháu đang tìm thêm nguồn đầu tư mới."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doc9218