Phần Không Tên 777

trả nhiều thuế hơn dự kiến vì tiền là một đề tài được dạy tại nhà, chứ không phải ở trường học. Giáo dục tài chính được truyền đạt từ bố mẹ qua con cái. NGÂN HÀNG MUỐN BIẾT TÔI THÔNG MINH ĐẾN CỠ NÀO Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị bước vào cuộc sống thực tế là tự mình làm quen với học bạ của cuộc sống thực tế, đó là bản báo cáo tài chính, gồm có bảng kê thu nhập và bảng cân đối tài chính. Như người bố giàu của tôi đã nói: "Ngân hàng không bao giờ đòi học bạ của bố. Ngân hàng chỉ muốn xem bản báo cáo tài chính của bố thôi. Ngân hàng không cần quan tâm bố học tập xuất sắc cỡ nào. Họ chỉ muốn biết bố thông minh đến đâu trong lĩnh vực tài chính thôi." Những chương tiếp theo viết về những cách cụ thể để làm tăng cơ hội trở nên thông minh hơn về tài chính của con bạn trước khi nó bước vào đời.

CHƯƠNG 09 Trẻ con học bằng cách chơi

Một buổi nọ tôi và bố ngồi xem hai chú mèo con chơi với nhau. Chúng đang cắn cổ, cắn tai nhau, vật nhau, vờn nhau và thỉnh thoảng đá nhau. Nếu không biết là chúng đang giỡn với nhau thì hẳn là người ta sẽ tưởng chúng đang cắn nhau. Người bố thông thái của tôi nói: "Những con mèo đang dạy cho nhau những kỹ năng sống đã được ngấm sẵn trong máu chúng. Nếu chúng ta trả những con mèo này về với thiên nhiên, không nuôi chúng nữa thì những kỹ năng sống mà chúng học được từ bây giờ sẽ giúp chúng sống được trong tự nhiên. Chúng đã học và giữ lại những kỹ năng này bằng cách chơi đùa. Con người cũng học theo cách giống như vậy." CÁC KỸ NĂNG SỐNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG THỂ GIỚI THẬT Một trong những điều khó khăn nhất tôi từng gặp là đóng cửa nhà máy của mình và cho nghỉ việc 35 nhân viên trung thành. Tôi có viết về thử thách trong những năm 1970 này trong một quyển sách khác. Tôi đã phải đóng cửa nhà máy bởi vì tôi không thể cạnh tranh nổi với châu Á và Mêhicô. Nhân công và thuế má quá đắt đỏ. Thay vì chống lại những việc này, tôi quyết định gia nhập cùng đối thủ, buộc tôi phải chuyển công ty ra nước ngoài. Tôi thắng, nhưng những nhân viên của tôi thua. Khi người ta hỏi tôi tại sao tôi viết về tiền khi không cần đến nó, tôi thường nghĩ đến việc phải nói lời chia tay với những nhân viên vào ngày hôm đó... và đó là tất cả lý do tôi cần. Khi đóng cửa nhà máy, tôi vẫn trả cho công nhân dưới 3,5 đôla một giờ. Ngày nay, sau gần hai mươi năm, những công nhân đó cũng chỉ kiếm được nhỉnh hơn 5 đôla một giờ một chút, hoặc lương chỉ ở mức tối thiểu. Họ có thể đã được tăng lương, nhưng tôi không nghĩ tăng lương sẽ tốt hơn. Họ chỉ biết chuyển từ công việc này sang công việc khác, làm việc chăm chỉ và cố gắng kiếm nhiều tiền hơn. Như người bố giàu đã dạy tôi: "Chỉ tiền thôi không làm cho con giàu, cũng như một công việc an toàn, đảm bảo không hẳn sẽ khiến con cảm thấy an toàn và đảm bảo." Để tồn tại và cảm thấy đảm bảo về tài chính, người ta cần nắm bắt các kỹ năng sống về tài chính trước khi bước vào cuộc sống thực tế. Nếu họ không có những kỹ năng này, thế giới thực tế sẽ dạy họ những bài học khác về tài chính. Và ngày nay,

điều đó bao gồm cả hệ thống giáo dục. Rất nhiều thanh niên ra trường với khoản nợ vay vốn học tập của nhà trường. Do vậy, sớm dạy con cách quản lý tiền bạc rất quan trọng. Cách tốt nhất để dạy những kỹ năng đó là chơi với trẻ; chơi đùa là cách tự nhiên hướng tất cả trẻ em vào việc học... DẠY CON BẠN LÀM GIÀU – VỪA HỌC VỪA CHƠI Tôi học được rất nhiều về tiền bạc từ người bố giàu bởi vì Người làm cho việc học vui nhộn. Người luôn bày các trò chơi và không cố nhồi nhét thông tin vào đầu tôi. Nếu tôi không muốn học điều gì đó, Người để tôi chọn những thứ tôi thích học... hoặc Người làm cho những điều Người muốn dạy tôi trở nên sinh động hơn. Người luôn đưa ra ví dụ thực tế, cụ thể để tôi nhìn thấy được, chạm vào được và cảm thấy từng phần của bài học. Và quan trọng nhất là Người không làm mất tinh thần của tôi. Thay vào đó, Người khuyến khích để ý chí của tôi mạnh mẽ hơn. Khi tôi phạm sai lầm, Người khuyến khích tôi rút kinh nghiệm từ sai lầm đó hơn là cho tôi câu trả lời đúng. Người đã kiên nhẫn dạy tôi với tình yêu thương. Người làm hết sức để phát huy sự thông minh của tôi thay vì cho rằng tôi là một đứa trẻ kém cỏi, chậm chạp, hoặc gán cho tôi là không có khả năng học hỏi bởi vì tôi phải mất một lúc lâu mới hiểu được vấn đề. Người đã dạy tôi theo lịch học và ước muốn của tôi, mà không cần tôi phải vượt qua kỳ kiểm tra nào. Người không quan tâm đến sự cạnh tranh của tôi với những đứa trẻ khác về điểm số, như những bậc cha mẹ khác thường làm. Người bố thông thái của tôi cũng dạy tôi theo kiểu giống vậy. NGƯỜI THẦY CẦN CÓ QUYỀN HÀNH HƠN Hệ thống giáo dục hiện nay không cho phép người thầy dạy theo cách này hoặc cho người thầy thời gian để quan tâm đến từng học trò của mình. Hệ thống muốn người thầy xoay những đứa trẻ theo thời khóa biểu như dạng sản xuất hàng loạt, chứ không phải theo thời khóa biểu học của chúng. Nhiều thầy cô đã cố thay đổi hệ thống, nhưng như tôi đã nói, hệ thống giáo dục giống như một con cá sấu, một sinh vật được sinh ra để tồn tại chứ không thay đổi. Đó là lý do bài tập ở nhà quan trọng đến vậy, quan trọng hơn cả bài tập ở trường mà con bạn mang về nhà. Tôi có nghe một chuyên gia ở một trường đại học lớn nó: "Lúc đứa trẻ chín tuổi, chúng ta sẽ biết ngay nó giỏi hay dở trong hệ thống của chúng ta. Chúng ta sẽ biết nó có phẩm chất mà chúng ta muốn hay không và có đủ thông minh để xử lý những khó khăn của hệ thống hay không. Không may, chúng ta không có hệ thống nào thay thế để những đứa trẻ không bị cuốn vào hệ thống của chúng ta." Khi còn nhỏ, nhà tôi đầy những người làm trong môi trường giáo dục. Những người này rất tốt. Khi tôi đến nhà người bố giàu, nhà của Người đầy những người

trong thế giới kinh doanh. Họ cũng là những người rất tốt. Nhưng tôi có thể nói họ hoàn toàn không giống nhau. CŨNG TỰ CHO MÌNH MỘT SỰ KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI Khi lớn lên, nhiều người hỏi tôi có muốn nối nghiệp dạy học của bố không. Là một đứa trẻ, tôi nhớ mình đã nói: "Không đời nào. Con sẽ theo nghiệp kinh doanh." Mấy năm sau, tôi phát hiện mình thực sự yêu thích nghề dạy học. Năm 1985, tôi bắt đầu dạy kinh doanh và đầu tư cho những chủ doanh nghiệp và yêu thích công việc này. Tôi thích dạy học bởi vì tôi dạy theo phương pháp mà tôi học tốt nhất. Đó là qua các trò chơi, thi đua hợp tác, thảo luận nhóm, và các bài học rút ra được. Thay vì trừng phạt sai lầm,tôi khuyến khích phạm sai lầm. Thay vì yêu cầu học trò tự làm bài kiểm tra, thì tôi yêu cầu chúng làm theo nhóm. Thay vì im lặng, phòng học luôn xì xào thảo luận và nhạc rock-n-roll làm nền. Nói cách khác, hãy hành động, phạm sai lầm, rút ra bài học, và cười đùa. Tôi dùng phương pháp trái ngược với phương pháp ở trường học. Tôi dạy theo cách của hai người bố đã dạy tôi ở nhà. Tôi thấy nhiều người thích học theo cách này hơn, và tôi kiếm được rất nhiều, tiền trong việc đi dạy, thường là hàng ngàn đôla từ mỗi học viên tham dự. Tôi áp dụng cách dạy của hai người bố với những bài học về tiền bạc và đầu tư của người bố giàu. Tôi tìm thấy mình trong nghề mà tôi đã thề không bao giờ bước chân vào. Có lẽ tôi đã ở trong ngành giáo dục, nhưng tôi chỉ dạy cho những người chịu học theo cách của tôi, như trong kinh doanh có câu "Có cầu là có cung." Tôi đã tìm thấy một nhu cầu lớn, nhu cầu muốn học được nhiều kiến thức nhưng vui vẻ và hào hứng. Lúc xây dựng công ty giáo dục này vào giữa những năm 80, vợ tôi, Kim và tôi tìm kiếm những giáo viên khác có cách dạy giống như vậy. Yêu cầu đầu tiên của chúng tôi là những giáo viên thành công thật sự trong cuộc sống và yêu thích nghề giáo. Những người như vậy thường khó tìm. Thực tế có nhiều người thích đi dạỵ, nhưng lại không thành công trong kinh doanh, tiền bạc, và đầu tư. Cũng có những người rất giỏi về tiền bạc, kinh doanh nhưng lại không phải là một thầy giáo giỏi. Cái chính là cố tìm được người đáp ứng được cả hai điều kiện đó. NHỮNG THIÊN TÀI SINH VIÊN Tôi có hân hạnh được học với TS R. Buckminster Fuller. Ông thường được nhắc đến như là một người Mỹ thành đạt nhất trong lịch sử Mỹ, vì không ai có sáng chế nhiều hơn ông. Ông còn được gọi là "thiên tài thân thiện của hành tinh." Ông được Viện Kiến Trúc Mỹ công nhận là kiến trúc sư vĩ đại, mặc dù ông không phải là một kiến trúc sư. Đại học Harvard thường nhắc đến ông như một trong những cử nhân nổi

tiếng của trường mặc dù ông chưa bao giờ tốt nghiệp trường Harvard. Ông bị đuổi khỏi trường hai lần và chưa hoàn tất được việc học. Lúc tôi học với ông, TS Fuller nói: "Sinh viên sẽ là những thiên tài nếu thầy giáo biết hết những gì anh ta đang nói đến." Công việc của chúng ta không phải là tìm cho ra một thầy giáo mà là tìm người biết những gì họ đang nói và khuyên khích họ đi dạy. CÀNG DẠY CÀNG THÔNG MINH Ngoài chuyên thích đi dạy và kiếm được nhiều tiền từ việc đi dạy, tôi thấy có điều gì đó hơn cả niềm vui và tiền bạc. Tôi phát hiện ra rằng tôi học được nhiều hơn từ việc đi dạy. Khi tôi dạy học, tôi phải đào sâu vấn đề để tìm ra bài học mà cả lớp cần phải học. Tôi học được nhiều thứ từ việc tiếp xúc với các học viên, từ việc chia sẻ các quan điểm và khám phá. Do vậy, tôi khuyên các bậc bố mẹ dành thời giờ để dạy con, bởi vì bố mẹ qua đó sẽ học được nhiều hơn. Và nếu một vị bố mẹ nào muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân của mình thì hãy tìm các ý tưởng tài chính mới và truyền đạt nó cho con cái. Hãy xem các ý tưởng tài chính mới trước khi dạy cho con các ý tưởng cũ về tiền bạc. Nhiều người gặp rắc rối về tài chính bởi vì họ đang dùng các ý tưởng tài chính cũ, thường được truyền lại từ đời bố mẹ họ. Rồi họ lại dạy cùng ý tưởng đó cho con họ. Điều đó có thể giải thích tại sao người nghèo cứ nghèo hoài, còn người trung bình cứ phải làm việc cật lực và lún sâu vào nợ nần sau khi tốt nghiệp. Họ đang làm những gì họ học được từ bố mẹ họ. Do đó, một trong những cách tốt nhất để học một điều gì đó là truyền lại những gì bạn muốn học cho người khác, như lời dạy: "Cho đi và con sẽ được nhận lại". Bạn càng dành thời gian đầu tư vào việc dạy cho con về tiền bạc thì bạn càng thông minh hơn. BA BƯỚC ĐỂ HỌC VỀ TIỀN BẠC Người bố giàu đã dạy tôi ba bước để học về tiền bạc:

Bước 1: Phác họa đơn giản. Việc học của tôi bắt đầu với những dòng phác thảo đơn giản, chú trọng đến việc hiểu các định nghĩa. 

Bước 2: Chơi. Như tôi đã nói, tôi học tốt nhất bằng cách làm, cho nên trong một số năm, người bố giàu đã bắt chúng tôi điền vào các bản báo cáo tài chính. Đôi khi chúng tôi chơi cờ Tỉ phú, Người đã bắt chúng tôi dùng 4 ngôi nhà màu xanh và 1 khách sạn màu đỏ và đặt chúng vào bản báo cáo tài chính của chúng tôi.

Bước 3: Thực tế. Cuộc sống thực tế bắt đầu khi Mike và tôi khoảng 15 tuổi, lúc chúng tôi điền các bản báo cáo tài chính và nộp chúng cho người bố giàu. Giống như một thầy giáo tốt, Người chấm điểm nó, cho chúng tôi thấy cái nào chúng tôi làm tốt và cái nào cần phải cải thiện. Tôi đã tiếp tục việc học của mình và các bản báo cáo tài chính trong cuộc đời cho đến nay đã gần bốn mươi năm.  BẮT ĐẦU DẠY CON VỀ TIỀN BẠC THẾ NÀO Tôi khuyên các bậc bố mẹ nên bắt đầu ở bước 2. Mặc dù người bố giàu đã khởi động ở bước 1 - các phác họa đơn giản, nhưng tôi vẫn thận trọng nói với những đứa trẻ về các khái niệm trừu tượng như bảng kê thu nhập và các bảng cân đối. Khi tôi dùng các phác thảo này với một số người lớn, họ tròn xoe mắt. Thực ra, tôi không thể bắt đầu từ bước 1 khi tôi chưa chắc là họ có quan tâm hay đã sẵn sàng để học các khái niệm chưa. Tôi đã được dạy theo cách ở trên bởi vì tôi là đứa tò mò, cho nên người bố giàu đã chọn dạy tôi theo cách dó. Tôi quen khuyên người ta bắt đầu bằng việc chơi cờ Tỉ phú. Tôi đã để ý thấy một số đứa trẻ thực sự thích trò chơi này,trong khi những đứa khác chơi nhưng không thực sự quan tâm lắm. Nhiều người bạn của tôi là những nhà đầu tư hoặc những người thầu khoán cho tôi biết là họ cũng say sưa chơi cờ Tỉ phú hàng giờ. Không có sự say sưa này, tôi sẽ không ép các bạn trẻ học các vấn đề về tiền bạc, đầu tư và các bản báo cáo tài chính. CASHFLOW DÀNH CHO TRẺ EM

Năm 1996,sau khi tôi phát triển CASHFLOW 101, một bàn cờ dạy các nguyên tắc của bản báo cáo tài chính cho người lớn, phản hồi của thị trường cho thấy một trò chơi tương tự cũng cần cho trẻ em. Cuối năm 1999, chúng tôi giới thiệu CASHFLOW dành cho trẻ em. Bàn cờ của chúng tôi chỉ là những trò chơi dạy cho trẻ con những điểm cơ bản của bản báo cáo tài chính, học bạ của trẻ sau khi ra trường, và cách quản lý lưu lượng tiền mặt. DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC Một thầy giáo có nhiều sáng kiến ở Indianapolis, bang Indiana, tên Dave Stephan đã bắt đầu sử dụng CASHFLOW 101 trong các lớp trung học của ông và thành công mỹ mãn. Ông nhận thấy trò chơi làm thay đổi thái độ đối với cuộc sống của nhiều học trò. Một học sinh cá biệt David đã kể cho chúng tôi nghe là xém bị đuổi khỏi trường vì bị điểm kém và không chuyên cần. Chơi CASHFLOW đã làm thay đổi lớn trong cuộc sống của cậu. Đây là những dòng chữ của sinh viên nọ: Tôi từ một kẻ hư hỏng, hút xách, rượu chè... trở thành một học sinh rất tập trung và ham học, với tham vọng ngày nào đó trở thành một người thành công như người đã tạo ra trò chơi tôi đang chơi và học hỏi!... Tôi không nhớ lắm những ngày đầu mới chơi, nhưng tôi nhớ đó là trò CASHFLOW. Đó là một trò chơi tuyệt vời đã đem lại cho tôi những ý niệm kiếm tiền trong thực tế mà tôi chưa biết đến, nó bộc lộ sự dễ hiểu và tài năng của những ý tưởng! Trò chơi đã mở ra cho tôi một cánh cửa khác với những gì trong cuộc sống của tôi từ trước đến nay. Nó cho tôi lý do để đến trường và sự khao khát hiểu biết! Như các bạn thấy, CASHFLOW đã cho tôi ánh sáng mới mẻ để hướng tới thành công. Điểm số, thái độ, cách sống của tôi cũng đã thay đổi đáng kể. Bây giờ tôi hướng tới tương lai với một sự háo hức học hỏi và dạy cho tất cả những ai muốn học những gì tôi biết. Đôi khi tôi thử thời vận và nó thay đổi mọi thứ! Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến ông Kiyosaki và cầu nguyện cho ông - một ngày nào đó ông sẽ nhìn thấy được kết quả của tất cả những việc ông đã làm, và tôi hy vọng tôi đã là một trong những minh chứng đầu tiên cho sự hiệu quả của phương pháp của ông. Điều này đã trở thành lời lẽ gần như sáo rỗng, nhưng nó tổng kết chính xác câu chuyện của tôi: "Có hai con đường trong một khu rừng, tôi chọn con đường ít người đi lại hơn, và điều đó sẽ làm nên tất cả sự thay đổi." Tôi muốn đáp lại với cậu sinh viên này là: "Ồ, thật là một bạn trẻ ấn tượng." Tôi rất tự hào khi biết rằng các sản phẩm của chúng tôi đã giúp cho các bạn trẻ đổi hướng cuộc đời theo hướng tích cực hơn. Sự hỗ trợ của Dave Stephen không dừng lại ở đó. Khi ông nghe nói về việc phát

triển CASHFLOW dành cho trẻ em, ông đưa ra những sáng kiến khác. Ông định ra một chương trình trong độ các học sinh trung học đến trường tiểu học để dạy cho các em học sinh 7 đến 9 tuổi về CASHFLOW dành cho trẻ em. Kết quả đáng phấn khởi. Trước tiên, một giáo viên tiểu học rất vui mừng có khoảng 8 học sinh trung học đến giúp họ vào mỗi buổi chiều. Mỗi học sinh trung học sẽ chơi CASHFLOW dành cho trẻ em với 4 học sinh tiểu học. Thay vì một cô 30 học trò thì tỉ lệ bây giờ là 1:4. Và kết quả tốt đẹp. Các học sinh tiểu học cũng như các học sinh trung học có được những giờ phút thoải mái, phấn chấn. Cái học được nhiều hơn cái cụ thể và cá nhân. Cả học sinh trung học và tiểu học đều học được rất nhiều trong một thời gian ngắn ngủi. Các thầy giáo có mặt bị cuốn hút bởi các hoạt động học tập tích cực. Thay vì ru ngủ bằng các bài giảng hoặc ồn ào, nhốn nháo thì lớp học tràn ngập không khí vui vẻ, phấn chấn và háo hức học hỏi. Khi trò chơi kết thúc, các em học sinh đều kêu lên: "Chơi nữa đi." NHỮNG Ý KIẾN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC Khi tôi hỏi những học sinh trung học xem các bạn thu được gì từ những bài tập, ý kiến của họ như sau: - "Em khám phá ra mình thích dạy học. Bây giờ em có thể xem việc dạy học như một nghề nghiệp." - "Em đã học được rất nhiều khi dạy những em nhỏ hơn." - "Em ngạc nhiên về khả năng học thần tốc của các em nhỏ." - "Em sẽ về nhà và cư xử với những đứa em của mình khác đi." Tôi chia sẻ những ý kiến này bởi vì tôi ngạc nhiên khi thấy các em học sinh trung học có thể chính chắn đến thế. TÓM TẮT BƯỚC HAI Chìa khóa của bước hai là hãy vui vẻ, chơi đùa và bắt đầu hướng sự quan tâm vào việc học về tiền bạc, quản lý tiền bạc và các bản báo cáo tài chính. Hãy xem Kim tự tháp học tập trong sơ đồ để bạn có thể thấy cách học hiệu quả hơn. Bởi vì mỗi trò chơi là một công cụ giáo dục trực quan sinh động, nó liên quan đến bốn điểm trên Kim tự tháp học tập. Nó liên quan đến cảm xúc bởi vì nó rất vui vẻ và hào hứng. Các trò chơi dùng tiền giả thay vì bằng tiền thật, cho nên khi phạm sai lầm đỡ đau hơn về mặt cảm xúc. Nhiều người lớn ra trường rất sợ phạm sai lầm, đặc

biệt là sai lầm về tài chính. Các trò chơi cho phép sinh viên mọi độ tuổi phạm các sai lầm tài chính và rút kinh nghiệm mà không bị đau khổ vì bị thua lỗ tiền thật. Một đứa trẻ biết nó có thể tồn tại về mặt tài chính sẽ tự tin hơn và đỡ bị phụ thuộc vào ý nghĩ phải có một công việc ổn đinh để đảm bảo về tài chính. Đứa trẻ có lẽ đỡ bị tổn thương hơn người lớn khi bị mắc nợ khách hàng. Quan trọng nhất là việc học cách quản lý tiền bạc và cách vận hành của các bản báo cáo tài chính, có thể làm tăng sự tự tin của trẻ khi nó chuẩn bị đương đầu với cuộc sống thực tế. KIM TỰ THÁP HỌC TẬP

NHỮNG TRÒ CHƠI ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG NHIỀU THỂ KỶ Hầu hết những trò chơi được bày bán trong cửa hiệu ngày nay là những trò giải trí. Nhưng hàng thế kỷ nay chúng là những trò chơi mang tính giáo dục. Hoàng tộc thường dạy con cháu óc suy nghĩ chiến lược qua cờ tướng. Trò chơi nhằm chuẩn bị cho các hoàng tử khả năng lãnh đạo quân đội trong chiến tranh. Cờ thỏ cáo thường được dùng để dạy suy nghĩ chiến lược. Có lần tôi đã đọc được rằng hoàng tộc thấy cần phải luyện tập cho trí tuệ cũng như cơ thể, và các trò chơi là cách họ tập luyện trí tuệ của họ. Họ muốn hậu duệ của họ tư duy hơn là chỉ học thuộc lòng những câu trả lời. Ngày nay, tuy chúng ta không cần tập cho con cái sẵn sàng chiến đấu, nhưng chúng ta cần dạy cho con cách suy nghĩ chiến lược về tiền bạc. Cờ tướng và trò CASHFLOW tương tự nhau ở chỗ chúng là những trò chơi không có câu trả lời. Chúng là những trò chơi được thiết kế để giúp người chơi suy nghĩ một cách chiến lược và lên kế hoạch cho tương lai. Chúng là trò chơi mà mỗi lần chơi kết quả mỗi khác. Với mỗi nước đi hoặc thay đổi thì chiến lược ngay lập tức cũng thay đổi để có kế hoạch làm việc lâu dài. NHỮNG TRÒ CHƠI GIÚP CON BẠN THẤY ĐƯỢC TƯƠNG LAI

Có lần trong khi chơi cờ Tỉ phú, người bố giàu đã đưa ra một bình luận thú vị mà tôi không bao giờ quên. Chỉ vào một cạnh của bàn cờ, Người nói: "Con nghĩ xem mất bao lâu mới mua được hết cơ ngơi bên cạnh này của bàn cờ và đặt những khách sạn màu đỏ lên đó?" Cả tôi và Mike đều nhún vai. Chúng tôi không hiểu ý Người muốn nói gì. "Ý bố là trong trò chơi hả?" "Không, không," người bố giàu nói. "Ý ta là trên thực tế. Chúng ta đã chơi hai tiếng đồng hồ rồi. Cuối cùng ta đã làm chủ được hết tất cả cơ ngơi trên cạnh bên này của bàn cờ, và ta đã đặt những khách sạn màu đỏ lên. Câu hỏi của ta là, các con nghĩ trên thực tế mất bao lâu để làm được như vậy?" Mike và tôi lại nhún vai. Ở tuổi 11, chúng tôi có rất ít kinh nghiệm về chuyện này. Cả hai chúng tôi nhìn bên cờ của người bố giàu và nhìn thấy sáu khách sạn màu đỏ đã bị bố chiếm lĩnh. Chúng tôi biết mỗi lần chúng tôi đi ngang qua bên cờ của bố, thì thể nào chúng tôi cũng phải đậu trên cơ ngơi của Người và phải trả giá mắc mỏ. "Con không biết," cuối cùng Mike nói. "Ta nghĩ khoảng hai mươi năm, người bố giàu nói. "Hai mươi năm!" Mike và tôi há hốc miệng. Là những đứa trẻ mới lớn, hai mươi năm đối với chúng tôi quá dài. "Năm tháng qua nhanh thôi," người bố giàu vừa nói vừa cười vì bài học tiếp theo của Người. "Nhiều người để năm tháng trôi qua mà không chịu bắt đầu. Bỗng nhiên, khi đã quá bốn mươi tuổi, họ có nợ nần ngập đầu trong khi con cái chuẩn bị vào đại học. Họ để gần hết thời gian trong đời để làm việc cật lực vì đồng tiền, vì nợ chồng chất và để thanh toán các hóa đơn." "Hai mươi năm," tôi lặp lại. Người bố giàu gật đấu, để chúng tôi thấm ý. Cuối cùng Người nói: "Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Nếu con làm những gì bố con đang làm, làm việc chăm chi để thanh toán các hóa đơn, thì từ bây giờ con sẽ mất hai mươi năm và sẽ ở vị trí hiện tại của ông ấy." "Hai mươi năm lận," tôi than thở. "Con muốn làm giàu nhanh chóng." "Thì ai cũng vậy," người bố giàu nói. "Vấn đề ở chỗ, ai cũng chỉ làm theo những gì đã được dạy, đi học xong rồi kiếm việc làm. Điều đó trở thành tương lai của họ. Nhiều người làm việc hai mươi năm và cuối cùng chỉ trắng tay."

"Hay là chúng ta có thể chơi trò chơi này trong hai mươi năm, Mike nói. "Các con trai, đó là lựa chọn của các con. Điều này có thể là một trò chơi hai tiếng, nhưng nó cũng có thể là tương lai của con trong hai mươi năm tới." "Tương lai của chúng ta là hôm nay," tôi trầm tĩnh nói trong khi nhìn sáu khách sạn màu đỏ của người bố giàu. Người bố giàu gật đầu. "Có phải trò chơi này chỉ là một trò chơi hay nó là tương lai của các con?" SỰ THUẬN LỢI TÔI ĐÃ CÓ Tôi tin rằng sự thuận lợi mà tôi đã có hơn những đứa trẻ khác cũng từng chơi cờ Tỉ phú là tôi hiểu được bảng kê thu nhập và bảng cân đối - kể cả bản báo cáo tài chính. Tôi hiểu biết sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản, kinh doanh, cổ phiếu, cổ phần. Năm 1996, tôi phát triển bàn cờ CASHFLOW thành một cầu nối giữa cờ Tỉ phú và cuộc sống thực. Nếu bạn hoặc con bạn thích cờ Tỉ phú và cũng quan tâm đến kinh doanh địa ốc hoặc đầu tư, thì trò chơi của tôi là bước kế tiếp trong quá trình giáo dục. Những trò chơi giáo dục của tôi hơi khó học và cần thời gian để thấm nhuần. Nhưng khi bạn đã học được chúng, bạn có thể nhìn thấy tương lai chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BẠN LÀ HỌC BẠ CUỘC ĐỜI Như người bố giàu của tôi thường nói: "Ngân hàng không bao giờ đòi xem học bạ của ta. Một trong những lý do người ta chật vật về tài chính là vì họ ra trường mà không biết một bản báo cáo tài chính là gì cả." BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ CƠ SỞ ĐỂ GIÀU CÓ Một nền tảng để tạo nên và giữ vững sự giàu có là bản báo cáo tài chính. Dù biết haỵ không, bạn cũng cần có một bản báo cáo tài chính. Một doanh nhân có một bản báo cáo tài chính. Một bất động sản có một bản báo cáo tài chính. Trước khi bạn mua cổ phần trong một công ty, thì bạn nên xem qua bản báo cáo tài chính của công ty đó. Bản báo cáo tài chính là nền tảng cho mọi vấn dề liên quan đến tiền bạc. Nhưng hầu hết sinh viên khi tốt nghiệp lại chẳng biết một bản báo cáo tài chính là gì. Đó là lý do tại sao, đối với nhiều người, cờ Tỉ phú chỉ đơn thuần là một trò chơi. Tôi đã tạo ra trò chơi CASHFLOW của mình để dạy cho những người quan tâm đến bản báo cáo tài chính, cách sử dụng nó, và cách họ có thể điều khiển tương lai của họ trong những lúc chơi đùa. Trò chơi của tôi là cầu nối giữa cờ Tỉ phú và cuộc sống thực tế. KẾT LUẬN

Bước hai là phần quan trọng nhất để học. Vừa học vừa chơi nhưng hiệu quả cao rất quan trọng. Cách học này về tiền bạc tốt hơn việc học qua những nỗi sợ bị mất tiền. Thay vì nói tới tiền bạc là nói tới những niềm vui và phấn khởi thì tôi thưởng thấy các bậc bố mẹ e ngại và suy nghĩ tiêu cực. Ngày nay tiền bạc luôn là đề tài tranh cãi số một trong gia đình. Một đứa trẻ học cách liên tưởng nỗi e sợ và giận dữ với tiền bạc. Trong nhiều gia đình, trẻ con được dạy rằng tiền bạc rất khan hiếm và khó kiếm và phải làm việc cật lực mới có được. Đó là những gì tôi thường được học khi tôi ở nhà với bố mẹ. Khi tôi ở bên người bố giàu, tôi đã học được rằng kiếm tiền chỉ là một trò chơi, và Người thích thú chơi trò chơi đó. Tôi chọn cách biến việc kiếm tiền thành trò chơi trong đời tôi và thích thú chơi.

CHƯƠNG10 Tại sao những người ưa dành dụm lại bi lỗ?

Mới đây, có một người bạn xin tôi một lời khuyên về tài chính. Khi tôi hỏi vấn đề của cô là gì, cô đáp: "Tôi có nhiều tiền, nhưng tôi không dám đầu tư." Cô đã làm việc cật lực gần cả đời và để dành, được khoảng 250.000 đôla. Khi tôi hỏi tại sao cô không dám đầu tư, cô trả lời: "Bởi vì tôi sợ thua lỗ. Đó là tiền mồ hôi nước mắt của tôi. Tôi đã làm việc lâu lắm mới để dành được, nhưng bây giờ tôi sắp nghỉ hưu, tôi biết số tiền đó sẽ không đủ cho tôi sống nốt phần đời còn lại. Tôi biết mình phải đầu tư để kiếm lời, nhưng nếu tôi thua lỗ hết ở tuổi này thì tôi sẽ không thề kiếm lại được." MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐỂ THÀNH CÔNG CŨ Có lần tôi xem trong một chương trình tivi, một nhà tâm lý trẻ em đã phát biểu: "Dạy con biết tiết kiệm tiền hết sức quan trọng." Rồi chương trình ra rả những câu sáo rỗng cũ rích như: "Một xu để dành là một xu kiếm được" và "Hãy dành dụm cho ngày mưa bão." Mẹ tôi thường nói với bốn người con: "Đừng làm con nợ cũng đừng làm chủ nợ." Còn bố tôi thường nói: "Bố ước gì mẹ các con đừng có vay mượn nữa để nhà ta có thể dành dụm chút ít." Tôi nghe nhiều bậc cha mẹ nói với con rằng: "Hãy đi học, kiếm điểm cao, tìm việc làm ngon lành, sắm nhà cửa, rồi để dành tiền." Đó là một phương pháp để thành công của thời đại Công nghiệp, và lời khuyên đó có thể thất bại trong thời đại Công nghệ Thông tin. Tại sao vậy? Đơn giản là vì trong thời đại Công nghệ Thông tin, con bạn sẽ cần nhiều thông tin tài chính phức tạp hơn việc chỉ đơn giản đút tiền vào ngân hàng xài khi về hưu. BÀI HỌC CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU VỀ VIỆC DÀNH DỤM TIỀN Người bố giàu của tôi nói: "Người dành dụm là người bị thua lỗ." Điều đó không có nghĩa là Người chống đối việc để dành tiền. Lý do Người nói vậy là vì Người muốn Mike và tôi nhìn xa trông rộng hơn. Trong Dạy Con Làm Giàu tập 1, bài học số một của người bố giàu là: "Người giàu không làm công cho đồng tiền." Thay vì làm đầy tớ cho đồng tiền, Người muốn tôi và Mike học cách bắt đồng tiền làm việc cật lực cho

mình. Và trong khi việc dành dụm là một dạng bắt tiền bạc làm việc cho mình thì trong suy nghĩ của Người, việc chỉ dành dụm và cố sống dè sẻn là trò chơi của những người bị thua lỗ - và Người có thể chứng minh điều đó. Mặc dù điều này đã được đề cập trong các quyển sách trước, nhưng nó đủ quan trọng để được lặp lại. Điều đó cho thấy tại sao người bố giàu nói: "Người dành dụm là người bị thua lỗ." Và nó cũng làm sáng tỏ thêm cho lý do tại sao dạy con hiểu về tiền bạc từ lúc còn nhỏ lại quan trọng đến như vậy. TÔI YÊU THÍCH CHỦ NGÂN HÀNG CỦA TÔI Trước hết, tôi yêu thích chủ ngân hàng của tôi. Tôi nói vậy bởi vì sau những bài học trước của tôi về vấn đề này, nhiều người nghĩ tôi chống đối lại ngân hàng và chủ ngân hàng. Thực tế là tôi yêu thích chủ ngân hàng của tôi bởi vì ông là bạn đồng hành tiền bạc của tôi, giúp tôi giàu lên... và tôi có khuynh hướng yêu thích người khiến tôi giàu lên. Điều tôi chống lại là sự ngu dốt về tài chính, bởi vì chính sự ngu dốt này khiến cho biết bao người xem chủ ngân hàng là bạn đồng hành trên đường đi tới sự nghèo khổ. Khi chủ ngân hàng nói với bạn rằng ngôi nhà của bạn là một tài sản, thì câu hỏi đặt ra là: Chủ ngân hàng lừa dối hay nói sự thật? Câu trả lời là, họ nói sự thật. Họ chỉ không nói rõ ngôi nhà của bạn là tài sản của ai thôi. Ngôi nhà của bạn là tài sản của ngân hàng. Nếu bạn có thể đọc được một bản báo cáo tài chính thì bạn sẽ hiểu điều này ngay. Và dưới đây là một phác họa giải thích tại sao đối với nhiều người ngôi nhà của họ lại là tài sản của ngân hàng.

Khi bạn đến ngân hàng và xem bản báo cáo tài chính của ngân hàng, bạn sẽ hiểu được hiệu quả của bản báo cáo tài chính. Đây là bản báo cáo tài chính của ngân hàng của bạn:

  Nhìn vào bản báo cáo tài chính của ngân hàng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra thế chấp của bạn (ngôi nhà), được liệt kê trong cột tiêu sản của bạn, cũng được liệt kê trong cột tài sản của ngân hàng. Đến đây bạn sẽ bắt đầu hiểu được hiệu quả của các bản báo cáo tài chính. BỨC TRANH HOÀN CHỈNH Khi người ta nói với tôi rằng điều này chẳng chứng minh được gì và khăng khăng rằng nhà của họ là tài sản, tôi sẽ đi đến một phép thử về lưu lượng tiền mặt, có lẽ đây là từ quan trọng nhất trong kinh doanh và đầu tư. Như định nghĩa, nếu tiền đi vào túi bạn, thì bạn có một tài sản; còn nếu tiền từ túi bạn đi ra thì bạn có một tiêu sản. Hãy quan sát một chu trình hoàn chỉnh của lưu lượng tiền mặt: Phác họa sau đáng giá hơn hàng ngàn lời nói suông.

VẬY CÒN (NHỮNG NGƯỜI) DÀNH DỤM? Câu hỏi kế tiếp: Có đúng là người dành dụm thường bị thua lỗ không? Câu trả lời lại là xem bản báo cáo tài chính. Bản báo cáo tài chính của bạn:

Vâng, tiền dành dụm của bạn là một tài sản. Nhưng để có một bức tranh hoàn chỉnh, chúng ta cần phải theo dõi đường đi của lưu lượng tiền mặt để cải thiện sự thông minh tài chính của bạn. Đây là bản báo cáo tài chính của ngân hàng:

Một lần nữa áp dụng phép thử trên cho lưu lượng tiền mặt, bạn có thể thấy rằng cách thử để xác định một tài sản hay một tiêu sản vẫn đúng.

THUẾ ƯU ĐÃI KẺ NỢ NẦN VÀ THUẾ NGƯỢC ĐÃI VỚI NGƯỜI ƯA DÀNH DỤM Khi năm 2000 bắt đầu, nhiều nhà kinh tế cảnh báo về tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm thấp ở Mỹ. Điều này có nghĩa là họ có số nợ nhiều hơn số tiền mặt trong ngân hàng. Các nhà kinh tế nói rằng họ cần tăng cường khuyến khích người dân tiết kiệm. Họ gióng hồi chuông cảnh báo rằng đất nước đã vay quá nhiều từ các ngân hàng châu Á và châu Âu và họ đang trên bờ vực khủng hoảng kinh tế. Một nhà kinh tế nổi tiếng đã phát biểu trong một bài báo: "Dân Mỹ đang đánh mất đức tính làm việc và dành dụm như tổ tiên." Ông còn đổ thừa những vấn đề này là do dân chúng chứ không phải hệ

thống mà chúng ta đã tạo ra từ lâu. Chúng ta hãy xem xét luật thuế thì sẽ thấy rõ lý do của lượng tiền gửi thấp và nợ cao. Người bố giàu nói "những người ưa dành dụm là những người bị lỗ," không phải vì Người phản đối việc tiết kiệm. Người chỉ muốn chỉ ra điều hiển nhiên. Ở nhiều quốc gia phương Tây, người ta được miễn thuế nếu mắc nợ. Nói cách khác, người ta được khuyến khích mắc nợ. Đó là lý do người ta nợ thẻ tín dụng và liệt chúng vào các khoản nợ. Thêm vào đó, bạn không được miễn thuế nếu để dành tiền. Người để dành tiền bị đánh thuế, còn người mắc nợ lại được miễn thuế. Chính những người làm việc cật lực và cần kiệm tối đa lại phải chịu mức thuế cao nhất chứ không phải những người giàu. Theo tôi nghĩ điều này có vẻ rõ ràng là hệ thống được thiết kế để ngược đãi những người tiết kiệm mà lại ưu đãi người vay mượn tiêu xài. Hệ thống giáo dục càng ít dạy trẻ con về các bản báo cáo tài chính thì đất nước càng không thể đọc những con số để biết được tình hình kinh tế. PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC DÀNH DỤM Có lần người bố giàu của tôi nói: "Con được trả 4% cho khoản tiền tiết kiệm, nhưng lạm phát tăng 4%, cho nên con chẳng được gì cả. Và chính phủ còn đánh thuế vào tiền lãi của con, cho nên kết quả là con bị lỗ nếu để dành. Đó là lý do tại sao người ưa dành dụm lại bị lỗ." Người bố giàu hiếm khi nói về chuyện để dành sau câu nói đó. Thay vì vậy, Người bắt đầu dạy chúng tôi bắt tiền bạc làm việc cật lực cho mình... và đó là cách có được tài sản hay Người thường gọi là "biến tiền bạc thành của cải." Bố mẹ tôi biến tiền của họ thành nợ nần, mà cứ nghĩ đó là tài sản, và cuối cùng họ chẳng có gì dể dành dụm. Và mặc dù họ làm việc cật lực mà vẫn không dư ra đồng nào, nhưng họ vẫn dạy các con: "Kiếm việc đi con, ráng mà làm lụng, rồi còn dành dụm nữa." Đó có lẽ là một lời khuyên hay trong thời đại Công nghiệp,những trong thời đại Công nghệ Thông tin này thì nó đã lỗi thời. TIỀN CỦA BẠN QUAY VÒNG NHANH NHƯ THẾ NÀO? Người bố giàu không phản đối việc dành dụm. Nhưng thay vì khuyên nhủ chúng tôi để dành tiền thì Người thường nói về tốc độ luân lưu của tiền bạc. Thay vì khuyên chúng tôi gởi tiền đi và "để dành cho lúc về hưu" thì Người thường nói về "tiền lời đầu tư" và "những tỉ lệ sinh lời nội bộ", đó là những cách khác để nói: "Tiền của ta sẽ quay lại nhanh hay chậm?" Ví dụ cực kỳ đơn giản:

Giả sử tôi mua một căn nhà giá 100.000 đôla để cho thuê và dùng 10.000 đôla từ tiền tiết kiệm của tôi để thanh toán lần đầu. Sau một năm, tiền cho thuê sau khi trừ đi các khoản chi được 10.000 đôla. Nói cách khác, tôi đã có 10.000 đôla gửi tiết kiệm lại và tôi vẫn có ngôi nhà, một tài sản đem lại cho tôi thêm 10.000 đôla một năm. Hiện tại, tôi có thể lấy 10.000 đôla và mua một tài sản khác, hoặc chơi chứng khoán, hoặc kinh doanh. Đó là thứ mà một số người gọi là "tốc độ luân lưu của tiền bạc", hoặc như người bố giàu của tôi nói: "Tiền của ta sẽ quay lại nhanh hay chậm?" hoặc "Tiền lời đầu tư của ta là bao nhiêu?". Người hợp thời về tài chính, muốn tiền của họ quay vòng trở lại để họ có thể tiếp tục đầu tư vào tài sản khác. Đó là một lý do khác giải thích tại sao người giàu lại giàu thêm còn những người khác lại cố công tích góp từng xu phòng khi trở trời hoặc khi về hưu. CHƠI BẰNG TIỀN THẬT Ngay ở đầu chương, tôi có nhắc đến một người bạn của tôi sắp đến tuổi hưu đã dành dụm được 250.000 đôla và đang băn khoăn không biết làm gì với số tiền đó. Cô biết là cô cần 35.000 đôla một tháng để sinh sống, và tiền lời gửi tiết kiệm không đủ mức đó được. Tôi dùng ví dụ đơn giản tương tự lấy 10.000 đôla từ tiền tiết kiệm để mua một căn nhà 100.000 đôla, để giải thích rằng đầu tư có thể tháo gỡ gút mắc của cô. Đương nhiên, cô cần học cách đầu tư vào tài sản và tìm một khoản mục đầu tư trước. Khi tôi giải thích cho cô về "tốc độ luân lưu của tiền bạc" và "tiền lời đầu tư" thì cô sững người. Mặc dù việc đó tạo ấn tượng với cô nhưng nỗi sợ bị thua lỗ đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình đã khép kín cánh cửa cơ hội đến với phương pháp để thành công. Cô chỉ biết mỗi việc nai lưng ra làm và dành dụm. Đến nay, tiền của cô vẫn nằm yên trong ngân hàng và mới đây khi gặp lại tôi, cô nói: "Tôi yêu thích công việc nên tôi sẽ làm việc thêm vài năm nữa. Nó sẽ giúp tôi năng động." Khi cô đi khỏi, tôi có thể nghe người bố giàu của tôi nói: "Một trong những lý do khiến con người ta làm việc cật lực là họ không bao giờ học được cách bắt đồng tiền làm việc cật lực cho họ. Cho nên họ vất vả cả đời, còn tiền của họ lại nhàn hạ nghỉ ngơi." DẠY CON CÁCH BẮT TIỀN BẠC LÀM VIỆC CHO CHÚNG Sau đây là một số ý tưởng bạn có thể dùng để dạy con bạn cách bắt tiền bạc làm việc cho chúng. Một lần nữa tôi khuyên các bậc bố mẹ chớ nên ép con mình học điều này nếu chúng không muốn. Bí quyết làm bố mẹ là tìm cách làm cho con cái thích học hơn là ép buộc chúng học. BA CHÚ HEO GIỮ TIỀN

Hồi còn nhỏ, có lần người bố giàu đề nghị tôi mua ba chú heo con giữ tiền khác nhau. Chúng lần lượt là:

Thiện nguyện: Người bố giàu tin vào việc làm từ thiện. Người trích 10% tổng thu nhập của mình để làm từ thiện. Người thường nói: "Thượng đế không cần nhận, nhưng con người cần cho đi." Nhiều năm qua, tôi đã thấy nhiều người giàu trên thế giới bắt đầu sống với thói quen làm công việc từ thiện. Người bố giàu nhất quyết rằng Người có được tài sản kếch sù là nhờ vào việc từ thiện. Người cũng nói: "Thượng đề là bạn hàng của bố. Nếu con không chi trả cho bạn hàng của con, họ sẽ chấm dứt làm việc với con và con buộc phải làm việc cực khổ hơn gấp 10 lần."

Dành dụm: Theo kinh nghiệm của mình, Người bố giàu tin vào việc để dành đủ cho chi tiêu trong vòng một năm. Ví dụ, nếu chi phí cả năm là 35.000 đôla thì Người nghĩ rằng cần phải để dành được 35.000 đôla. Sau khi có đủ con số đó, Người sẽ dành phần còn lại cho công việc từ thiện. Nếu chi phí tăng lên thì tổng số tiền phải để dành cũng phải tăng lên theo.

Đầu tư: Theo tôi chính chú heo con giữ tiền này đã cho tôi sự khởi đầu cực kỳ thuận lợi về mặt tài chính trong cuộc sống. Đây là ngân hàng đem lại cho tôi tiền thông qua đó tôi sẽ học được cách chấp nhận rủi ro. Bạn của tôi, người có 250.000 đôla để dành, hẳn là lúc 9 tuổi cũng đã có chú heo con giữ tiền thứ ba này. Như đã đề cập ở phần đầu, lúc 9 tuổi trẻ em đã bắt đầu định hình tính cách của mình. Tôi nghĩ, việc học cách không cần tiền, không cần một công việc, và đầu tư ở độ tuổi đó đã giúp tôi định hình được tính cách của mình. Tôi học được sự tự tin về tài chính thay vì nhu cầu đảm bảo về tài chính. Nói cách khác, chính từ chú heo thứ ba này mà tôi đã có được tiền bạc thật sự để mạo hiểm, phạm sai lầm, học tập từ sai lầm và rút kinh nghiệm để có vị thế tốt đẹp trong suốt phần đời còn lại. Một trong những món đầu tiên tôi chọn đầu tư là tiền xu cổ, một bộ sưu tập mà hiện nay tôi đang sở hữu. Sau tiền cổ tôi đầu tư đến chứng khoán và tiếp nữa là bất động sản. Nhưng vượt ngoài việc đầu tư tài chính, tôi đầu tư vào việc học của mình. Ngày nay khi nói về tốc độ luân lưu của đồng tiền và tiền lời đầu tư, tôi nói từ kinh nghiệm của 40 năm. Người bạn với món tiền dành dụm 250.000 đôla và sắp nghỉ hưu của tôi phải bắt đầu học hỏi kinh nghiệm này. Và chính sự thiếu kinh nghiệm như vậy đã khiến cô sợ bị thua lỗ những đồng tiền xương máu của mình. Chính những năm tháng kinh nghiệm đã giúp tôi có sự khởi đầu tốt trong lĩnh vực này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doc9218