tap lam van 2

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} span.ff2 {mso-style-name:ff2;} span.ff1 {mso-style-name:ff1;} span.ib {mso-style-name:ib;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

VIỆT BẮC (1947 – 1954)

Tập thơ Việt Bắc in lần đầu vào cuối năm 1954, gồm 24 bài thơ được sáng tác trong

thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ( trong đó có 5 bài dịch thơ nước ngoài). Trong

những lần in sau, Tố Hữu có bổ xung 4 bài được viết năm 1946 chưa đưa vào tập Từ ấy

(Đêm xanh, Lạnh lạt, Trường tôi, Tình khoai sắn).

Tập thơ Việt Bắc thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo hướng dân

tộc và đại chúng, phù hợp với phương châm của nền văn nghệ thời kì kháng chiến chống

thực dân Pháp. Nếu như ở Từ ấy nổi bật vả kết tinh giá trị của tập thơ là hình tượng“cái

tôi” trữ tình của tác giả - người thanh niên cộng sản, thì dến Việt Bắc là hình tượng trung

tâm, là quần chúng nhân dân kháng chiến. Nhà thơ tập trung thể hiện hình ảnh những con

người đại diện cho quần chúng kháng chiến với những chi tiết chân thực bình dị trong đời

sống hằng ngày, trong mọi hoạt động kháng chiến với những tâm tình, ý nghĩa và tiếng

nói của họ. Đó là anh vệ quốc quân nông dân hiền lành đã làm nên chiến thắng việt bắc

vang dội ( Cá Nước); là phụ nữ Bắc Giang dù việc nhà bề bộn vẩn hăng hái tham gia

công tác kháng chiến ( Phá Đường); là những người mẹ nông dân chấ phát gắn bó nghĩa

tình với kháng chiến hòa là một tình thương con với lòng yêu nước ( Bà mẹ Việt Bắc, Bà

Bủ, Bầm ơi); là em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê dưới

làng đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương dất nước

(Lượm).

Cái tôi trữ tình của nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật quần chúng hoặc có hiện diện

thì củng chỉ là một đường viền để làm nổi bật hình ảnh những con người quần chúng,

trực tiếp bày tỏ lòng yêu mến và niềm cảm phục với họ trong sự gần gữi, thân thiết của

tình đồng bào, đồng chí.

Tình cảm bao trùm và sâu đậm nhất trong cả tập thơ là lòng yêu nước và Việt Bắc

xứng đáng được gọi là “ khúc trường ca của tình quê hương dất nước” (Hoài Thanh).

Tình cảm ấy được biểu hiện phong phú, sâu sắc trong nhiều trạng thái đa dạng. Đó là

nghĩa tình gắn bó giữa hậu phương với tiền tuyến được thể hiện trong niềm nhớ thương

của những bà mẹ nông dân với đứa con vệ quốc quân; là tình cảm “cá nước” của những

người cán bộ với anh bộ đội chỉ qua một lần gặp gỡ tình cờ trên đường kháng chiến; là

mối tình gắn bó keo sơn giữa miền ngược với miền xuôi; là lòng biết ơn sâu nặng của

người cán bộ với đồng bào Việt Bắc: và trên hết là lòng kính yêu của nhân dân với vị lãnh

tụ. Lòng yêu nước còn thể hiện trong cái nhìn và tình cảm với thiên nhiên và sinh hoạt

của con người từ làng quê đến rừng núi, chiến khu, tuy còn nghèo khó và gian khổ

nhưng không thể thiếu vẻ đẹp, niềm vui và hất là thắm thiết nghĩa tình. Thiên nhiên đất

nước hiện lên với nhiều cảnh sắc, trong mọi thời khắc và cả bốn mùa, trong đời sống

hằng ngày và trong sinh hoạt kháng chiến. Có “trăng lên đầu núi, nắng chiếu lưng

nương”, có “tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nệm cối đều đều suối xa”, lại có những cảnh

rộn rã, tấp nập sinh hoạt kháng chiến của các cơ quan, lớp học i tờ… và những cảnh hào

hùng từng đoàn dân công, bộ đội đi chiến dịch. Còn đây là bức tranh “tứ bình” thật đẹp

và giản dị về cảnh và người Việt Bắc trong các mùa hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ

mà như của một họa sĩ tài năng:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón, chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Việt Bắc)

Lòng yêu nước cũng thể hiện lòng tự hào dân tộc, gắn liền với ý thức làm chủ đất

nước cùa quần chúng nhân dân. Đặc biệt, khi dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên

Phủ “chấn động địa cầu”, giành lại hòa bình và giải phóng một nửa đất nước thì niềm vui

và niềm tự hào dân tộc rất cao thành khúc ca hào sảng, say sưa trong thơ Tố Hữu. Nhà

thơ đã dỏng dạc khẳng định:

Cửa ta, trời đất, đêm ngày

Núi kia, đồi nọ, sông này của ta

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Rồi lại reo lên với tất cả niềm sung sướng và tự hào khi hòa bình được lập lại trên

đất nước:

Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần

Tháng tám trời thu xanh thẳm

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm

Mây của ta, trời thắm của ta.

(Ta đi tới)

Niềm vui sướng ấy khiến cho nhà thơ nhìn vào đâu cũng muốn cất lên tiếng hát say

mê:

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca….

(Ta đi tới)

Tập thơ Việt Bắc là bản hung ca về cuộc kháng chiến, ghi lại nhiều hình ảnh, sự

kiện và bước trưởng thành của cuộc kháng chiến, những âm vang của lịch sử, của thời

đại. Lần theo các bài thơ trong tập, có thể hình dung ề các chặng đường của cuộc kháng

chiến. Từ những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành thị, thị trấn,

phá cầu, đường để cản bước tiến công của quân giặc (Giữa thành phố trụi, Phá đường),

rồi chiến thắng Việt Bắc, chiến tắng lần đầu tiên của quân và dân ta, đánh bại cuộc tiến

công quy mô lớn của giặc Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, được nhà thơ ghi lại bằng lời kể

sảng khoái của anh vệ quốc quân trong bài Cá nước. Nhà thơ theo bước chân anh bộ đội

lên Tây Bắc để ghi lại hình ảnh cuộc sống gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của người chiến

sĩ vượt lên những đeo núi hiểm trở, cheo leo của miền Tây. Cuộc kháng chiến ở hậu

phương tá hiện qua hình ảnh và tâm tình của những người mẹ, người phụ nữ nông dân.

Đặc biệt, năm 1954 cuộc kháng chiến vươn tới đỉnh cao của thắng lợi, bằng chiến tắng

Điện Biên Phủ và kết thúc ở Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình thì hồn thơ Tố Hữu nhu

đươc nâng bổng, vươn xa trong cảm hứng sử thi hào hùng và tầm khái quát của lịch sử

với ba bài thơ lớn: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới,Việt Bắc. Ba bài thơ mang đậm

tính thời sự, ghi lại được một cách tài tình không khí, tâm trạng, khí thế của thời đại trong

bước ngoặc đi lên của lịch sử dân tộc, nên cũng mang giá trị lịch sử đặc sắc. Trong đó,

bài Việt Bắc là thi phẩm xuất sắc nhất của thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp và

cũng thuộc trong số những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến. Nhà thơ Xuân Diệu

nhận định: “Đến bài thơ Việt Bắc, lại là đỉnh cao thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.

Với bài này, hồn thơ cũng như nghề thơ của Tố Hữu chín rộ (…); không phải một cây bút

trong tay Tố Hữu, mà nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta

thấy văn chương cách mạng, văn chương nói chiến đấu, gian khổ và quyết tâm cũng lại là

cái văn chương chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ, nên nhạc (Tập thơ Việt Bắc

của Tố Hữu).

Nếu như phần đầu tập thơ “cái tôi” trữ tình của nhà thơ thường nhập vai nhân vật

quần chúng hoặc hướng vào để làm nổi bật những con người quần chúng, thì ở những bài

thơ viết vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến nổi bật hình tượng cái tôi sử thi, mang

tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng. Đi liền với “cái tôi” sử thi

ấylà giọng hào sảng, kiêu hãnh và đầy tin tưởng.

Việt Bắc là chặng đường có vị trí quan trọng trên hành trình thơ của Tố Hữu. Đến

tập thơ này, cái tôi của nhà thơ đã có thể hòa nhập thực sự vào đời sống nhân dân, thấu

hiểu và gần gũi với cuộc đời, tâm tình, ước nguyện của quần chúng kháng chiến. Thơ Tố

Hữu đã bắt được vào mạch nguồn sâu xa và bền bỉ của truyền thống văn hóa tinh thần

của dân tộc và nhân dân, đồng thời thể hiện lý tưởng cách mạng, tinh thần của thời đại

trong việc làm, hành động, ý thức và tình cảm của đông đảo quần chúng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #abo