Phần Không Tên 6
thường đầu tư theo cách thức của trường phái kỹ thuật, nhưng lại không hề phân biệt sự khác nhau giữa một nhà đầu tư kỹ thuật và một nhà đầu tư nền tảng. Nguyên nhân làm cho đầu tư theo trường phái kỹ thuật trông có vẻ rủi ro bởi vì giá cổ phiếu luôn trồi sụt theo sự biến động nhạy cảm của thị trường. Dưới đây là một số ví dụ giải thích lý do làm cho giá cổ phiếu luôn biến động: Một cổ phiếu có thể trở thành mục tiêu săn đuổi vào lúc này, nhưng lúc khác không ai thèm ngó tới; hoặc công ty kích thích cung cầu thị trường bằng cách tách cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu, hay mua lại cổ phiếu để giảm bớt số lượng phát hành trên thị trường; Các công ty tài chính (như quỹ hỗ tương hay quỹ hưu trí) mua bán cổ phiếu với số lượng lớn làm ảnh hưởng thị trường. Đầu tư trông có vẻ rủi ro đối với một người đầu tư trung bình bởi vì những người này không có những kỹ năng hay hiểu biết tài chính cơ bản để đầu tư theo trường phái nền tảng, cũng như không có đủ kỹ năng cần thiết của một nhà đầu tư kỹ thuật. Những người này, nếu không nằm trong hội dồng quản trị của công ty làm thay đổi nguồn cung cổ phiếu, thì đều không có biện pháp quản lý các biến động cung cầu về giá cổ phiếu trên thị trường cạnh tranh. Họ hoàn toàn bị chi phối bởi những dao động nhạy cảm của thị trường. Có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nền tảng phát hiện một công ty tuyệt vời có mức lợi nhuận cao, nhưng vì một lý do nào đó các nhà đầu tư kỹ thuật đều phớt lờ công ty đó. Kết quả là giá cổ phiếu của công ty vẫn không nhúc nhích mặc dù dó là một công ty được quản lý tốt và sinh lợi nhuận. Trong thị trường ngày nay, nhiều người đầu tư vào những đợt phát hành đầu tiên của những công ty Internet không có doanh thu hay lợi nhuận gì cả. Đó là một minh họa về tác động ảnh hưởng của các nhà đầu tư kỹ thuật dối với giá trị cổ phiếu của một công ty. Từ năm 1995, các nhà đầu tư theo cả hai trường phái nền tảng và kỹ thuật đều không kiếm tiền được. Trong tình trạng biến động dữ dội của thị trường như hiện nay, những người đầu tư liều mạng là kẻ chiến thắng trong khi những người đầu tư cẩn thận trên cơ sở giá trị đều thua cuộc. Thực tế cho thấy nhiều người đầu tư liều mạng đã làm tất cả các nhà đầu tư kỹ thuật phải hoảng sợ vì giá của những cổ phiếu gần như không có giá trị gì cả lại leo thang đến mức kỷ lục. Thế nhưng khi thị trường sụp đổ, chính những người đầu tư có căn cơ nền tảng vững chắc và có những kỹ thuật mua bán lão luyện lại trở thành kẻ hốt bạc. Những tay đầu cơ nghiệp dư chạy ùa vào thị trường, cũng như những công ty lần đầu phát hành cổ phiếu đó đều bị tổn thương nặng nề trong một cú hích xuống của thị trường. Người bố giàu nói, "Mối nguy hiểm của những phi vụ làm giàu chụp giựt mà không có gì bảo hiểm là khả năng rơi tự do ở tốc độ chóng mặt. Vì kiếm được nhiều tiền dễ dàng, nhiều người ta tự cho mình là thiên tài trong khi bản chất của họ chỉ là những kẻ ngu không hơn không kém." Người bố giàu tin rằng những kỹ năng của hai trường phái đầu tư đều rất quan trọng để sinh tồn trong một thế giới đầu tư nhiều biến động lên xuống. Charles Dow của chỉ số Dow-Jones là một nhà đầu tư kỹ thuật danh tiếng. Điều đó giải thích tại sao tạp chí Wall Street do ông sáng lập đều mang đậm dấu ấn của trường phái đầu tư kỹ thuật. George Soros thường được coi là một trong những nhà đầu tư kỹ thuật giỏi nhất. Sự khác nhau giữa hai trường phái đầu tư này rất sâu sắc. Trường phái đầu tư nền tảng phân tích công ty từ các báo cáo tài chính để đánh giá sức mạnh của công ty và khả năng thành công sau này. Ngoài ra, trường phái này còn kết hợp phân tích trong bối cảnh chung của nền kinh tế và của ngành. Trường phái đầu tư kỹ thuật dựa trên cơ sở các biểu đồ giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu. Trường phái này có thể xem xét tỷ lệ mua bán cổ phiếu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật như bán trước mua sau. Mặc dù cả hai trường phái đều sử dụng dữ kiện thực tế làm cơ sở phân tích, nguồn dữ kiện được dùng cho mỗi trường phái lại rất khác nhau. Ngoài ra, cả hai trường phái đều sử dụng những kỹ năng và thuật ngữ khác nhau. Điều đáng sợ nhất là nhiều người đầu tư hiện nay khi đầu tư đều không có chút hiểu biết hay kỹ năng nào của cả hai trường phái cả. Thậm chí, tôi có thể dám đặt cược là những người này không phân biệt được hai trường phái đầu tư này khác nhau như thế nào. Người bố giàu thường nói, "Những nhà đầu tư chuyên môn cần phải hiểu biết rõ cách phân tích cả về nền tảng lẫn kỹ thuật." Trong các sơ đồ dưới đây mà người bố giàu đã vẽ khi dạy tôi, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân tại sao chúng ta có những cách đầu tư khác nhau. Tuy khác nhau nhưng sự hiểu biết và kỹ năng của cả hai trường phái đều rất cần để dạy cho con em chúng ta ngay từ nhỏ. Mọi người thường hỏi tôi, "Tại sao nhà đầu tư chuyên môn cần phải hiểu cả hai cách đầu tư như thế?". Câu trả lời của tôi chỉ gói gọn trong một chữ tự tin. Những người đầu tư trung bình cảm thấy đầu tư là rủi ro vì các lý do sau: 1. Những người này thường đứng bên ngoài và cố nhìn vào bên trong của một công ty hay một tài sản mà họ muốn đầu tư vào. Nếu họ không biết đọc hiểu các báo cáo tài chính, họ sẽ hoàn toàn phụ thuộc và bị động bởi ý kiến của người khác. 2. Nếu mọi người không biết đọc hiểu báo cáo tài chính, thế thì bảng tóm tắt tài chính của chính họ thường lộn xộn và bừa bộn. Như người bố giàu đã nói, "Nếu một người có nền tảng tài chính không vững, sự tự tin của người ấy rất yếu." Một người bạn của tôi tên là Keith Cunningham cũng thường nói, "Lý do chính mà mọi người không muốn nhìn vào bảng tóm tắt tài chính của mình là vì họ sợ nhìn thấy mình đang mắc bệnh ung thư về tiền bạc." Thế nhưng một khi họ chữa được chứng bệnh tài chính đó, cả cuộc đời còn lại của họ sẽ được cải thiện - thậm chí cả sức khỏe của họ cũng sẽ tốt lên hơn. 3. Hầu hết mọi người chỉ biết kiếm tiền khi thị trường đi lên, do đó họ rất sợ thị trường tụt dốc. Nếu một người hiểu biết về đầu tư kỹ thuật, người ấy sẽ có kỹ năng kiếm tiền ngay cả khi thị trường đi lên hay đi xuống. Người đầu tư trung bình không có những kỹ năng như thế, họ chỉ kiếm được tiền khi thị trường đi lên, và thường sẽ mất toàn bộ số tiền họ kiếm được khi thị trường xuống dốc. Người bố giàu nói, "Người đầu tư kỹ thuật đầu tư có bảo hiểm. Còn người đầu tư trung bình chẳng khác nào một người đi máy bay không có dù bảo hiểm." 4. Càng tệ hơn là thị trường khi tụt xuống bao giờ cũng nhanh hơn khi đi lên. Cho nên, những nhà đầu tư kỹ thuật khi gặp thị trường xuống dốc đều rất vui mừng bởi vì họ có thể kiếm tiền nhanh hơn trong khi những người đầu tư trung bình khác đều bị mất tiền. Dưới đây là bảng tóm tắt khả năng kiếm tiền của các loại nhà đầu tư khác nhau: Nhiều người thường bị lỗ bởi vì họ chần chừ quá lâu trước khi nhảy vào thị trường. Họ sợ bị lỗ nên cứ nấn ná chờ đợi cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng về một thị trường đi lên. Và ngay khi họ nhảy vào, thị trường đã lên tới đỉnh điểm nên rớt trở lại làm cho họ bị lỗ nặng nề. Các nhà đầu tư chuyên môn không quan tâm nhiều đến hướng lên xuống của thị trường. Họ nhảy vào đầy tự tin với một kế hoạch sẵn sàng cho thị trường đi lên. Khi thị trường đi xuống, họ thay đổi kế hoạch, dứt điểm với các giao dịch trước đây và sử dụng các kỹ thuật như quyền mua, bán trước mua sau để kiếm lời. Có nhiều kế hoạch và chiến lược khác nhau càng giúp những người này đầu tư một cách tự tin hơn. TẠI SAO BẠN MUỐN TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN MÔN Người đầu tư trung bình luôn sống trong nỗi phập phồng lo sợ về một thị trường bị sụp đổ hay rớt giá. Bạn có thể thường nghe họ nói, "Chuyện gì xảy ra nếu tôi mua cổ phiếu này và bị mất giá?" Chính vì sự sợ hãi đó, họ đã không tận dụng được những cơ hội kiếm lời trong bất kỳ tình huống nào. Nhà đầu tư chuyên môn chờ đợi thị trường cả đi lên lẫn đi xuống. Khi giá tăng, họ biết cách giảm thiểu rủi ro và kiếm lời. Họ cònr biết cách mua 'bảo hiểm' trong trường hợp giá cổ phiếu tăng hay giảm một cách đột biến. Nói cách khác, các nhà đầu tư chuyên môn đều có thể kiếm lời trong mọi tình huống và mua bảo hiểm phòng ngừa trường hợp bị lỗ. VẤN ĐỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI MỚI ĐẦU TƯ Hiện tại với tình hình thị trường đang lên cơn sốt, tôi thường nghe nhiều người mới đầu tư nói rất tự tin, "Tôi không cần lo sợ thị trường bị sụp đổ bởi vì lần này khác hẳn." Một người đầu tư kinh nghiệm đều biết rõ mọi thị trường đều có lúc lên lúc xuống. Vào thời điểm tôi viết quyển sách này, chúng ta đang chứng kiến một thị trường đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong lịch sử thế giới. Liệu thị trường lần này có nguy cơ bị sụp đổ hay không? Nếu lịch sử lặp lại, thế thì chúng ta cũng sẽ phải gặp một trong những thị trường sụp đổ tệ hại nhất. Isaac Newton - nhà bác học nổi tiếng, từng bị mất trắng trong vụ sụp đổ South Sea Bubble đã từng nói, "Tôi có thể đo dạc, tính toán lực chuyển động của các thiên thần, nhưng với sự điên rồ cửa con người tôi đành bó tay." Theo tôi, thị trường hiện tại tràn ngập sự điên rồ đó. Mọi người đều hăm hở làm giàu chụp giựt trên thị trường. Tôi e rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ thấy hàng triệu người bị mất trắng vì đầu tư trên thị trường, thậm chí có người đi vay để đầu tư mà lẽ ra họ nên đầu tư trước hết cho sự hiểu biết và kinh nghiêm của mình. Thế nhưng, tôi cũng rất hồi hộp chờ đợi bởi vì khi đó mọi người sẽ hoảng hốt bán tháo các cổ phiếu, và đó chính là lúc mà các nhà đầu tư chuyên môn sẽ thắng lớn. Không phải khủng hoảng là tồi tệ, mà chính sự hốt hoảng về mặt cảm tính xảy ra trong thời điểm sụp đổ hay cơ hội đó mới làm cho toàn xã hội rối ren. Vấn đề của những người mới đầu tư là họ chưa từng trải qua một đợt khủng hoảng thị trường thực sự nào bởi vì thị trường đã không ngừng đi lên từ năm 1974. Nhiều vị quản lý các quỹ đầu tư có khi chưa sinh ra vào năm 1974, cho nên họ khó mà hiểu được một sự khủng hoảng thị trường sẽ tồi tệ với họ đến mức nào, nhất là khi sự khủng hoảng đó kéo dài trong nhiều năm như đã từng xảy ra với thị trường chứng khoán ở Nhật. Người bố giàu chỉ nói, "Không thể đoán được diễn biến của thị trường. Điều quan trọng hơn hết là chúng ta nên sẵn sàng chuẩn bị trước mọi tình huống." Người còn nói thêm, "Cơn sốt thị trường có vẻ như sẽ kéo dài mãi, điều đó làm cho mọi người trở nên cẩu thả hơn, ít hiểu biết hơn và tự mãn hơn. Còn nếu khủng hoảng thị trường kéo dài sẽ làm cho mọi người quên mất chính lúc khủng hoảng mới là cơ hội tốt nhất để làm giàu. Đó chính là lý do tại sao mà con muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên môn." TẠI SAO THỊ TRƯỜNG SẼ SỤP ĐỔ NHANH HƠN TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN Trong quyển sách Chiếc Xe Lexus và Nhành Ô-liu - một quyển sách rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về kỷ nguyên mới của sự kinh doanh toàn cầu, tác giả Thomas L. Friedman thường đề cập đến 'nhóm người điện tử'. Đó là một nhóm gồm hàng ngàn thanh niên còn rất trẻ kiểm soát những khoản tiền điện tử khổng lồ. Những 'người điện tử' này thường thấy ở các ngân hàng lớn, quỹ hỗ tương, quỹ bảo hiểm, và các tổ chức tương tự. Họ có sức mạnh chỉ cần mỗi lần nhấp chuột là có thể di chuyển hàng triệu tỷ đô từ một quốc gia này đến một quốc gia khác chỉ trong chớp mắt. Sức mạnh đó làm cho những 'người diện tử' này còn đáng sợ hơn cả những chính trị gia. Vào năm 1997, tôi đến các nước Đông Nam Á và chứng kiến những 'người điện tử' đã di chuyển tiền của mình ra khỏi các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Hàn Quốc, khiến cho nền kinh tế của các nước này bị suy thoái chỉ trong vòng một đêm. Thật chẳng thoải mái và yên ổn chút nào khi ở các nước này vào thời điểm tệ hại đó. Đối với những bạn đầu tư toàn cầu, chắc hẳn các bạn còn nhớ có một thời hầu hết khắp thế giới, thậm chí cả phố Wall đều đồng loạt tán dương nền kinh tế của những con cọp châu Á mới. Ai ai cũng đều muốn đầu tư vào các nước này. Thế nhưng bất thình lình, chỉ trong vòng một đêm toàn bộ mọi thứ đều đảo lộn. Đâu đâu cũng bắt gặp những chuyện giết người, tự sát, bạo dộng, cướp bóc, và cảm giác trì trệ tệ hại về tài chính trở thành bầu không khí chung ở khắp nơi. Những 'người điện tử' không còn ưa thích thực tế ở các quốc gia đó nên đã di chuyển tiền đầu tư chỉ trong một vài giây. Thomas Friedman đã viết trong cuốn sách mình như sau: "Hãy nghĩ 'những người điện tử' ấy giống như bầy trâu rừng đang gặm cỏ trên một cánh đồng xanh mướt ở châu Phi. Khi một con trâu rừng ở ngoài bìa nhìn thấy một vật gì đó đang chuyển động phía sau lùm cây um tùm gần chỗ gặm cỏ của cả đàn, con trâu đó sẽ không nói với con trâu kế bên thế này, 'Trời, không biết có phải chúa sơn lâm ở phía sau lùm cây kia không'. Con trâu ấy sẽ không hề nói như thế, mà chỉ nháo nhào chạy tán loạn. Cả bầy trâu rừng không chỉ chạy ào ào một trăm thước mà thôi, mà chúng sẽ chạy sang nước khác và nghiền nát mọi thứ trên đường đi của chúng." Đó chính là những gì đã xảy ra ở các nước được gọi là 'con cọp châu Á' ấy vào năm 1997. Nền kinh tế của các quốc gia đó từ chỗ lạc quan chuyển sang chỗ bạo loạn và suy thoái chỉ trong vòng một vài ngày. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng những cuộc khủng hoảng thị trường sẽ xảy ra nhanh hơn và trầm trọng hơn trong thời đại Thông Tin. LÀM THẾ NÀO BẢO VỆ MÌNH TRƯỚC NHỮNG CUỘC KHỦNG HOẢNG ẤY? Phương cách mà các nước ấy đang thực hiện để bảo vệ chính mình trước sự ảnh hưởng của 'những người diện tử' là dọn dẹp sạch sẽ và thắt chặt lại tình trạng tài chính quốc gia, đồng thời tăng cường các yêu cầu đòi hỏi và tiêu chuẩn về tài chính của mình. Thomas Friedman viết: "Phó Thư ký Kho bạc Nhà nước, Larry Summers, đã một lần quan sát thấy thế này, 'Tôi cho rằng một khám phá quan trọng nhất đã hình thành nên thị trường tài chính hôm nay chính là các chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận. Chúng ta cũng cần điều ấy trên phạm vi quốc tế. 'Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có một thành công nhỏ, nhưng không phải không đáng kể, ở Hàn Quốc khi một giáo viên đứng lớp kế toán cho biết thông thường trong kỳ học mùa đông, cả lớp chỉ có khoảng 22 người, thế nhưng vào năm 1998 số học sinh trong lớp đã tăng đến mức kỷ lục: 385 người. Chúng ta cần sự phổ cập ấy ở hàng ngũ công ty ở Hàn Quốc, cũng như trên phạm vi toàn quốc ở Mỹ'." Cách đây nhiều năm, người bố giàu cũng nói tương tự, nhưng Người không đề cập đến cả nước như Larry Summers. Người chỉ đề cập đến một cá nhân muốn thành công về mặt tài chính. Người nói, "Sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo không chỉ ở tiền bạc, mà còn ở sự hiểu biết tài chính và mức độ quan trọng mà họ nhận thấy ở sự hiểu biết đó. Nói vắn tắt hơn, người nghèo thường coi nhẹ sự hiểu biết về tài chính cho dù họ kiếm dược bao nhiêu tiền đi chăng nữa." Người còn nói thêm, "Những người không quan tâm đến sự hiểu biết tài chính thường không thể biến những ý tường của mình thành tài sản và tạo ra những tài sản khác. Thay vì tạo ra tài sản, họ chi tạo ra nợ từ sự coi thường hiểu biết tài chính đó của mình." THOÁT RA CÒN QUAN TRỌNG HƠN NHẢY VÀO Người bố giàu nói, "Lý do khiến cho hầu hết những người đầu tư trung bình bị mất tiền là vì đầu tư vào một tài sản thường dễ dàng nhưng lại khó thoát ra. Nếu con muốn trờ thành một người đầu tư khôn ngoan, con cần phải biết cách thoát ra cũng như nhảy vào một cơ hội đầu tư." Ngày nay khi tôi đầu tư, một trong những chiến lược quan trọng nhất mà tôi bắt buộc phải xem xét chính là làm thế nào có thể thoát ra được khi mình muốn. Người bố giàu nói, "Mua một khoản đầu tư chẳng khác nào như hôn nhân. Lúc đầu, mọi thứ thật đáng yêu và ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng khi cơm bắt đầu không lành và canh không ngọt ly hôn còn đau đớn và khổ sở hơn những niềm hạnh phúc đã có từ thuở ban đầu. Do đó, con phải luôn coi đầu tư như chuyện hôn nhân vậy, bởi vì nhảy vào bao giờ cũng dễ dàng hơn khi thoát ra." Cả hai người bố đều có hôn nhân hạnh phúc. Cho nên khi người bố giàu nói về ly hôn, không phải Người muốn cổ vũ chuyện ly dị mà chỉ muốn tôi nên suy nghĩ dài hạn. Người nói, "Xác suất là 50% mọi cuộc hôn nhân đều kết thúc ở ly dị, nhưng trong thực tế gần như 100% các cuộc hôn nhân đều nghĩ sẽ đánh bại xác suất đó." Và đó là lý do tại sao có rất nhiều người mới đầu tư lại đi mua cổ phiếu từ những nhà đầu tư lão làng hơn. Trên khía cạnh này, người bố giàu đã nói một câu thật đáng ghi nhớ, "Hãy luôn nhớ rằng khi con đang hí hửng mua một tài sản, chắc chắn sẽ có một ai đó biết nhiều hơn về tài sản ấy và rất sẵn lòng bán lại cho con!" Khi mọi người học hỏi đầu tư thông qua trò chơi Cashflow, một trong những kỹ năng học được là khi nào nên mua và khi nào nên bán. Người bố giàu nói, "Khi con mua một khoản đầu tư, con cũng nên suy nghĩ khi nào nên bán nó, nhất là những cơ hội đầu tư được chào mời với các nhà đầu tư đủ điều kiện hay những nhà đầu tư ở cấp bậc cao hơn. Trước sự phức tạp và da dạng về sản phẩm đầu tư, chiến lược thoát ra của con càng trở nên quan trọng hơn chiến lược nhảy vào. Khi tham gia các cơ hội đầu tư như thế, con nên biết chuyện gì sẽ xảy ra đối với cả hai trường hợp thành công và thất bại của cơ hội đầu tư ấy." CÁC CÁCH KIỂM SOÁT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN MÔN 1. Kiểm soát chính mình 2. Kiểm soát thu / chi trên tài sản / nợ 3. Kiểm soát khi nào nên bán và khi nào nên mua 3K CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN MÔN 1. Kiến thức 2. Khoản tiền dư dồi dào - có thể GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Các nhà đầu tư chuyên môn, dù theo trường phái nền tảng hay kỹ thuật, đều phân tích một doanh nghiệp từ bên ngoài. Vấn đề họ cần quyết định ở đây là có nên 'mua' hay không. Nhiều người đầu tư thành công đều hài lòng ở cấp bậc đầu tư chuyên môn này. Có sự hiểu biết tài chính đúng đắn và được tư vấn thích hợp, nhiều nhà đầu tư chuyên môn có thể trở thành triệu phú. Những người này thường đầu tư vào những doanh nghiệp do người khác phát triển và quản lý. Với kiến thức tài chính có sẵn, các nhà đầu tư chuyên môn đều có thể tự mình phân tích công ty từ các báo cáo tài chính. Ý nghĩa của tỷ số p/e (price/earnings ratio) Nhà đầu tư chuyên môn thường theo dõi tỷ số p/e của một cổ phiếu, còn được gọi là 'bội số thị trường'. Tỷ số này được đo giữa giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường và lợi nhuận của công ty trong tài khóa trước đây trên mỗi cổ phiếu. Nói chung, một tỷ số p/e thấp có nghĩa là cổ phiếu đang được bán ở mức thấp so với khả năng sinh lợi nhuận của nó; một tỷ số p/e cao cho thấy giá cổ phiếu hiện khá cao và có khả năng đây không phải là một cơ hội mặc cả tốt. Tỷ số p/e của hai công ty thành công thường khác nhau nếu hai công ty ấy thuộc ngành nghề khác nhau. Chẳng hạn, những công ty thuộc ngành công nghệ cao có mức tăng trưởng cao và lợi nhuận cao thường được bán ở tỷ số p/e cao rất nhiều lần so với những công ty lâu năm thuộc ngành công nghệ thấp có mức độ tăng trưởng ổn định. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong các công ty Internet hiện nay: nhiều công ty trong số ấy có giá cổ phiếu rất cao ngay cả khi công ty chưa có lợi nhuận. Trong trường hợp này, giá cao phản ánh sự mong đợi của thị trường vào khả năng sinh lời nhiều của công ty trong tương lai. Tỷ số p/e trong tương lai mới là mấu chốt Các nhà đầu tư chuyên môn nhận thấy tỷ số p/e hiện tại không quan trọng bằng tỷ số p/e tương lai. Nhà đầu tư muốn đầu tư vào những công ty có tương lai tài chính vững mạnh và lạc quan. Để tỷ số p/e có ý nghĩa hơn, các nhà đầu tư cần nắm nhiều thông tin hơn về công ty. Nhìn chung, những người này thường so sánh các chỉ số tài chính của công ty giữa các năm để đánh giá mức độ tăng trưởng của công ty. Họ còn so sánh các chỉ số này của công ty với những công ty khác trong cùng ngành nghề. Không phải người đầu tư mua bán hàng ngày nào cũng là nhà đầu tư chuyên môn Hiện nay, càng có nhiều người tham gia mua bán cổ phiếu hàng ngày nhờ sự tiện lợi của các dịch vụ trực tuyến. Người mua bán hàng ngày hy vọng sẽ kiếm được lời trong ngày nhờ thực hiện các giao dịch cổ phiếu. Có thể phân biệt một người mua bán hàng ngày thành công với một người không thành công dựa vào khả năng hiểu biết phía sau tỷ số p/e đơn thuần. Những người thành công đều chịu khó dành thời gian nghiên cứu, học hỏi các kỹ năng và quy tắc cơ bản của đầu tư nền tảng hay kỹ thuật. Những người giao dịch không có kiến thức tài chính và kỹ năng phân tích, thực chất chỉ là những tay cờ bạc. Chỉ có những người mua bán hàng ngày thành công có nhiều hiểu biết nhất mới được coi là những nhà đầu tư chuyên môn. Số liệu thống kê cho thấy đa số những người mới tham gia mua bán hàng ngày đều bị lỗ và ngưng giao dịch trong vòng hai năm. Giao dịch hàng ngày là một hoạt động cạnh tranh rất dữ dội trong nhóm L, mà ở đó những người biết chuẩn bị và có hiểu biết nhiều nhất sẽ sử dụng tiền bạc của người khác. CHƯƠNG 24 Nhà đầu tư lão luyện Người bố giàu định nghĩa nhà đầu tư lão luyện là một người có những hiểu biết của nhà đầu tư chuyên môn, ngoài ra còn nghiên cứu thêm những cơ hội thuận lợi trên khía cạnh luật pháp, do đó đồng thời họ nắm rõ các đạo luật sau: 1. Luật thuế 2. Luật doanh nghiệp 3. Luật chứng khoán Mặc dù không phải là luật sư, nhà đầu tư lão luyện có thể đặt nền tảng chiến lược đầu tư của mình trên cơ sở hệ thống luật pháp, sản phẩm đầu tư và khả năng sinh lời. Nhà đầu tư lão luyện thường kiếm lời rất nhiều với mức rủi ro rất thấp bằng cách sử dụng những bộ luật khác nhau. HIỂU BIẾT HÌNH THỨC KINH DOANH - THỜI GIAN - ĐẶC ĐIỂM 10 Khi sử dụng những quy định pháp lý cơ bản, nhà đầu tư lão luyện có thể sử dụng các ưu thế về hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm. Người bố giàu nói về ba yếu tố này như sau, "Hình thức kinh doanh chính là sự kiểm soát kinh doanh, có nghĩa là việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp nào phù hợp với diều kiện của con." Nếu con là người làm công, con sẽ không có khả năng kiểm soát này. Một người thuộc nhóm T khi kinh doanh có thể chọn các hình thức như kinh doanh cá thể, hùn vốn (đây là hình thức tệ nhất vì bạn chỉ hưởng lợi nhuận theo mức góp vốn của mình nhưng lại chịu hết mọi rủi ro bằng toàn bộ tài sản của mình 11 ), doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty cổ phần. Hiện nay ở Mỹ, nếu bạn là bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, nha sĩ, v.v. và chọn kinh doanh bằng hình thức công ty cổ phần, mức thuế tối thiểu của bạn sẽ là 35% chứ không còn ở mức 15% như trước, chỉ vì doanh nghiệp của bạn kinh doanh trong những ngành bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Phần thuế tăng 20% dó sẽ làm cho bạn mất rất nhiều tiền qua năm tháng. Điều đó cũng có nghĩa là một người kinh doanh trong lĩnh vực không bị bắt buộc có chứng chỉ hành nghề sẽ vượt trước một người buộc phải có chứng chỉ hành nghề khoảng 20% mỗi năm trong cùng một hình thức công ty cổ phần. Người bố giàu nói với tôi, "Nhưng hãy nghĩ đến những người thuộc nhóm L không thể chọn lựa cho mình. Những người đó, cho dù làm việc siêng năng và kiếm tiền bao nhiêu đi nữa, chính phủ cũng sẽ lấy trước đi một phần thu nhập của họ dưới hình thức thuế thu nhập. Đó là vì những người nhóm L hoàn toàn không có khả năng kiểm soát vị trí, chi phí và thuế của mình." GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Ở Mỹ, hình thức kinh doanh hùn vốn partnership, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thực chất là những hình thức "trung chuyển" bởi vì luật thuế Mỹ quy định các khoản cổ tức trả cho chủ sở hữu các hình thức kinh doanh này phải kê khai là thu nhập của người chủ sở hữu chịu mức thuế thu nhập cá nhân. Do đó, bạn nên tư vấn với một chuyên viên về thuế để xem xét hình thức kinh doanh nào phù hợp nhất với bạn. CÔNG TY CỔ PHẦN "Thế bố luôn luôn kinh doanh bằng hình thức công ty cổ phần à?" , tôi hỏi người bố giàu. "Trong hầu hết trường hợp, " Người trả lời. "Hãy nhớ là con phải suy nghĩ đến kế hoạch chung trước, rồi mới suy xét tới sản phẩm hay hình thức doanh nghiệp. Điều ta muốn nói ở đây là những người nhóm C thường có nhiều lựa chọn hơn, và do đó có nhiều khả năng kiểm soát hơn khi chọn một hình thức kinh doanh tốt nhất để thực hiện thành công kế hoạch của mình. Nên nhớ là con hãy bàn luận kỹ lưỡng với nhà tư vấn về thuế của con." "Nhưng tại sao phải là công ty cổ phần chứ?" , tôi hỏi. "Điều khác nhau nào là quan trọng đối với bố?" "Đây chính là sự khác nhau lớn nhất, " Người nói. "Một hình thức kinh doanh cá thể, kinh doanh hùn vốn hay doanh nghiệp tư nhân đều là một phần của con. Nói đơn giản hơn, những hình thức đó là một phiên bản mở rộng của chính con." "Vậy hình thức công ty cổ phần là gì?" , tôi hỏi. "Một công ty cổ phần là một phiên bản hoàn, toàn khác của con. Nó không phải là một phiên bản mở rộng của con. Nếu con muốn kinh doanh nghiêm túc, con sẽ không muốn làm ăn với tư cách pháp nhân của con người con. Điều đó rất rủi ro, nhất là trong thời đại ngày nay khi chuyện kiện tụng xảy ra như cơm bữa. Khi con muốn kinh doanh, con muốn một hóa thân khác của con làm chuyện đó, có nghĩa là con sẽ không làm ăn hay sở hữu tài sản dưới tên con. Ý của người bố giàu là: "Người giàu không muốn sở hữu mà là muốn kiểm soát. Và họ kiểm soát thông qua các công ty cổ phần." Điễu đó giải thích tại sao người bố giàu lại rất coi trọng các yếu tố hình thức kinh doanh - thời gian - đặc điểm'. Thời gian gần đây tôi đã chứng kiến một trường hợp đau lòng mà qua đó cho thấy sự lựa chọn trong hình thức kinh doanh có thể giúp ngăn chặn một tai họa tiền bạc ụp xuống một hộ gia đình. Có một hộ gia đình kinh doanh các phụ tùng, máy móc và thiết bị rất thành công. Cả hai vợ chồng chủ gia đình làm chủ sở hữu kinh doanh theo hình thức partnership. Gia đình ấy cư ngụ lâu đời trong một thị xã, quen biết hết mọi người dân ở đây, và là một gia đình giàu có. Hai vợ chồng ấy cũng rất nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện trong vùng. Bạn không thể tìm thấy một cặp vợ chồng nào khác lại tuyệt vời và thương người như họ. Thế rồi trong một đêm, cô con gái lớn của họ uống rượu say, khi lái xe về nhà đã lỡ gây tai nạn chết người. Cuộc sống của gỉa đình đó bị đảo lộn đến chóng mặt. Cô con gái 17 tuổi đó bị vào tù 7 năm, trong khi gia đình mất hết mọi thứ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, kể cả cửa hàng kinh doanh đang phát đạt. Khi chia sẻ với các bạn về ví dụ này, tôi không muốn bàn luận trên phương diện đạo đức hay giáo dục. Điều tôi muốn nói ở đây là nếu như gia đình ấy biết lập kế hoạch tài chính thích hợp, và biết chọn hình thức kinh doanh khôn ngoan - thông qua việc sử dụng công cụ bảo hiểm, tài sản ủy thác, công ty TNHH, hay công ty cổ phần, chắc chắn họ sẽ không rơi vào tình trạng sụp đổ thê thảm về tiền bạc như thế. TẠI SAO LẠI ĐÁNH THUẾ HAI LẦN? Mọi người thường hỏi tôi, "Tại sao anh lại đề nghị hình thức công ty cổ phần thay vì công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân? Tại sao anh lại muốn bị đánh thuế hai lần?" Đánh thuế 2 lần xảy ra khi một công ty cổ phần có thu nhập bị đánh thuế, sau đó đem chia phần lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông. Phần lãi tức nhận được của cổ đông sau đó lại bị đánh thuế thu nhập cá nhân 12 . Hiện tượng này cũng xảy ra khi sang nhượng một công ty cổ phần không khôn khéo làm phát sinh lãi tức giải thể chia cho các cổ đông. Phần lãi tức này không được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ của công ty cổ phần đó, nhưng bị coi là thu nhập chịu thuế của các cổ đông. Như vậy, khoản thu nhập ấy bị đánh thuế hai lần ở công ty cổ phần và ở cá nhân. Các chủ doanh nghiệp thường tăng mức lương trả cho mình để làm giảm lợi nhuận công ty, mà nhờ đó các khoản thu nhập của họ không bị đánh thuế hai lần. Một cách khác là khi công ty tiếp tục tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được giữ lại và dùng để khuếch trương, mở rộng kinh doanh, từ đó kích thích công ty càng tăng trưởng hơn nữa. Hiện tượng đánh thuế hai lần chỉ xảy ra khi nào công ty tuyên bố chi trả lãi tức cho các cổ đông. Riêng tôi, tôi luôn đề nghị hình thức công ty cổ phần vì hình thức ấy đem lại sự linh hoạt và chủ động đến mức tối đa. Khi tôi bắt đầu xây dựng kinh doanh, tôi luôn mong muốn việc kinh doanh đó sẽ phát triển to lớn. Hầu hết những việc kinh doanh lớn ngày nay đều có hình thức công ty cổ phần. Tôi ra sức phát triển kinh doanh bởi vì tôi muốn đưa chúng lên sàn niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng, chứ không phải dể nhận lãi tức cổ phiếu hàng năm. Thỉnh thoảng, tôi cũng chọn hình thức kinh doanh khác. Chẳng hạn, tôi sử dụng hình thức công ty TNHH nhiều thành viên để kinh doanh bất động sản. Một lần nữa, chúng tôi đề nghị các bạn nên tư vấn với các chuyên viên thuế và tài chính để quyết định một hình thức kinh doanh thích hợp nhất cho mình. THỜI GIAN Người bố giàu mô tả về yếu tố thời gian, hay thời điểm, như thế này, "Thời gian quan trọng bởi vì dù gì di nữa chúng ta cuối cùng vẫn phải đóng thuế. Thuế là một chi phí sinh hoạt trong một xã hội văn minh. Người giàu muốn kiểm soát họ sẽ trả bao nhiêu thuế và khi nào phải đóng thuế." Sự hiểu biết luật pháp sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian trả thuế. Chẳng hạn, điều luật 1031 của luật thuế Mỹ cho phép bạn hoãn trả thuế dối với lợi nhuận thu được từ một bất động sản đầu tư nếu bạn dùng lợi nhuận đó mua một miếng địa ốc khác lớn hơn. Chỉ khi nào bạn quyết định không đầu tư tiếp vào bất động sản, khi ấy bạn mới phải đóng thuế trên lợi nhuận kiếm được trước đây. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn hoãn thuế mãi mãi! Một vấn đề thời gian quan trọng khác liên quan đến tính pháp lý của hình thức công ty cổ phần. Đối với hình thức này, bạn có thể chọn một năm tài khóa khác với năm dương lịch (như bắt đầu từ 1/7 đến 10/6 chẳng hạn) để báo cáo tài chính và khai thuế thu nhập. Phần lớn các hình thức kinh doanh cá thể, hùn vốn partnership, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đều phải sử dụng năm tài khóa chung theo năm dương lịch. Sự linh động đó có thể giúp bạn lên kế hoạch chiến lược về thuế liên quan đến việc chi trả lãi tức cho các cổ đông. GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Mặc dù Robert đề cập đến các vấn dề về hình thức kinh doanh và thời gian như những công cụ lập kế hoạch thuế đơn giản, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là mọi quyết định liên quan đến việc chọn lựa một hình thức kinh doanh hay thời điểm thu nhập phải hợp pháp và phải được bàn luận kỹ càng với các nhà tư vấn thuế và luật. Trong trang kế bên là bảng tóm tắt những hình thức kinh doanh khác nhau, và những vấn đề liên quan đến hình thức kinh doanh đó mà bạn cần phải xem xét và tư vấn cẩn thận trước khi quyết định cho mình. ĐẶC ĐIỂM THU NHẬP Đối với yếu tố thứ ba về đặc điểm, người bố giàu nói, "Các nhà đầu tư kiểm soát trong khi mọi người khác chỉ đánh bạc. Người giàu sở dĩ giàu là vì họ có nhiều khả năng kiểm soát tiền bạc của mình hơn người nghèo và người trung lưu. Một khi con hiểu trò chơi tiền bạc là một trò chơi về sự kiểm soát, con có thể tập trung vào những gì quan trọng trong đời - không phải là kiếm nhiều tiền mà chính là có nhiều khả năng kiểm soát tiền bạc." Người bố giàu viết lên giấy các dòng sau: 1. Thu nhập từ sức lao động 2. Thu nhập thụ động 3. Thu nhập từ danh mục đầu tư CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH HỢP PHÁP Ở MỸ HÌNH THỨC KIỂM SOÁT TRÁCH NHIỆM THUẾ TÀI KHÓA TÍNH LIÊN TỤC KINH DOANH CÁ THỂ/DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ban kiểm soát hoàn toàn Bạn chịu trách nhiệmhoàn toàn Chịu mức thuế thu nhập ccá nhân Nămdương lịch Giải thể khi bạn chết CÔNG TY HỢP DOANH KHÔNG CÓ THÀNH VIÊN GÓP VỐN (PARTNERSHIP) Mỗi thành viên, kể cả bạn đều có quyền ký kết hợp đồng kinh tế Các thành viên đều chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình Phần lời được chia từ công ty cho các thành viên phải được khai báo và chịu mức thuế thu nhập cá nhân Theo biểu quyết đa số hay theo các thành viên chính. Nếu không, theo năm dương lịch Giải thể khi bất kỳ một thành viên nào rút lui hay chết CÔNG TY HỢP DOANH CÓ THÀNH VIÊN GÓPVỐN Chỉ thành viên hợp doanh có quyền kiểmsoát Chỉ thành viên hợp doanh chịu trách nhiệm bằng toàn Công ty phải khai báo với ở thuế hàng năm. Theo biểu quyết đa số hay theo các thành viên Không giải thể khi thành viên góp vốn rút lui bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đóng góp Phần lời hay lỗ được chia từ công ty cho các thành viên phải được khai báo và chịu mức thuế thu nhập cá nhân. Chuyển lỗ có giới hạn hợp doanh chính. Nếu không, theo nămdương lịch. hay chết, nhưng có thể giải thể khi thành viên hợp doanh rút lui hay chết trừ phi có thỏa thuận khác. CÔNGTYTNHH Chủ sở hữu hoặc thành viên Chủ sở hữu hoặc thành viên không chịu trách nhiệm đối với nợ công ty Khác nhau tùy tiểu bang Khác nhau tùy tiểu bang Khác nhau tùy tiểu bang CÔNGTYCỔ PHẦN Các cổ đông bầu chọn Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sau đó chọn ra Tổng giámđốc Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đóng góp Lợi nhuận công ty chịu mức thuế thu nhập công ty. Lãi tức chia cho các cổ đông chịu mức thuế thu nhập cá nhân. Tùy chọn. Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân phải theo nămdương lịch Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, nên không bị ảnh hưởng khi chủ sở hữu, Tổng giám đốc hay cổ đông chết. CÔNG TY THUỘC TIỂU CHƯƠNG S (SUBCHAPER S) Các cổ đông bầu chọn Hội đồng quản trị. HĐQT sau đó chọn ra Tổng giámđốc Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đóng góp Cổ đông kê khai phần lãi hay lỗ chia được từ công ty trong thu nhập cá nhân của mình vớisở thuế Nămdương lịch Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, nên không bị ảnh hưởng khi chủ sở hữu, Tổng giám đốc hay cổ đông chết. "Đây là ba loại thu nhập khác nhau, " người bố giàu nói. "Có khác nhau nhiều không hở bố?" , tôi hỏi. "Rất nhiều con ạ, " Người đáp. "Nhất là khi kết hợp với các yếu tố hình thức kinh doanh và thời gian. Kiểm soát các đặc điểm của nguồn thu nhập của con là sự kiểm soát tiền bạc quan trọng nhất. Thế nhưng con có thể kiểm soát yếu tố hình thức kinh doanh và thời gian trước." Tôi phải mất một thời gian mới có thể hiểu đúng mức tầm quan trọng của việc kiểm soát các đặc điểm của ba loại thu nhập khác nhau này. "Sự kiểm soát đó là quan trọng và cần thiết bởi vì chính yếu tố đặc điểm thu nhập đã làm người giàu khác với những người khác, " Người phân tích. "Người nghèo và người trung lưu chỉ biết tập trung vào nguồn thu nhập từ sức lao động như lương bổng. Trong khi đó, người giàu tập trung vào thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư. Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa người giàu và những người khác. Và đó cũng chính là sự kiểm soát cơ bản nhất mà con cần phải có nếu con muốn làm giàu." Người nói tiếp, "Ở Mỹ và các nước phát triển khác, ngay cả một đồng lương đầu tiên từ thu nhập lao động cũng bị đánh thuế cao hơn thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư. Mức thuế cao là cần thiết để cung cấp các khoản an sinh xã hội cho nhiều người dân khác nhau." Thuế thu nhập được tính trên thuế bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, các nguồn thu nhập bị dộng và thu nhập từ danh mục đầu tư không bị đánh thuế bảo hiểm xã hội. "Như vậy khi mỗi sáng con thức dậy và tập trung đi làm để kiếm tiền, con đang tập trung vào thu nhập từ sức lao động mà con sẽ bị đánh thuế cao hơn với thu nhập đó, " tôi nói. "Đó là lý do tại sao mà bố luôn động viên con thay đổi định hướng tập trung nguồn thu nhập cho mình." Tôi chợt nhớ lại bài học đầu tiên của người bố giàu trong tập 1: "Người giàu không làm việc vì tiền. Người giàu bắt đồng tiền làm việc cho mình." Bài học đó giờ đây trở nên thật ý nghía và sâu sắc đối với tôi. Tôi cần phải học cách biến thu nhập từ sức lao động của mình thành thu nhập thụ động và thu nhập từ danh mục đầu tư, mà từ đó tiền bạc có thể bắt đầu làm việc cho tôi. CÁC CÁCH KIỂM SOÁT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 11. Kiểm soát chính bạn 12. Kiểm soát thu / chi trên tài sản / nợ 13. Kiểm soát việc quản lý đầu tư 14. Kiểm soát về thuế 15. Kiểm soát khi nào nên bán và khi nào nên mua 16. Kiểm soát các giao dịch thông qua môi giới 17. Kiểm soát về hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm 3K CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 1. Kiến thức 2. Kinh nghiệm 3. Khoản tiền dư dồi dào GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Theo chúng tôi, nhiều nhà đầu tư đủ điều kiện và chuyên môn không nhất thiết phải là nhà đầu tư lão luyện. Nhiều cá nhân giàu có nhưng không có hiểu biết cơ bản về đầu tư và luật. Nhiều người dựa vào các chuyên viên đầu tư mà họ hy vọng là những nhà đầu tư lão luyện có thể thực hiện đầu tư giùm họ. Nhà đầu tư lão luyện, theo chúng tôi, hiểu rõ tác động ảnh hưởng và các ưu thế về luật, qua đó lập một kế hoạch đầu tư để có thể tận dụng tối da các ưu thế về lựa chọn hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm thu nhập. Để làm được diều đó, nhà đầu tư lão luyện cần phải tìm các chuyên viên tư vấn về thuế và luật. Nhiều nhà đầu tư lão luyện thường bằng lòng với việc đầu tư vào những doanh nghiệp khác như một nhà đầu tư bên ngoài. Họ không nắm những quyền kiểm soát quản lý đầu tư như những nhà đầu tư bên trong. Họ có thể đầu tư vào những đội ngũ quản lý không sở hữu quyền kiểm soát công ty. Họ cũng có thể hùn vốn đầu tư vào bất động sản hoặc mua cổ phiếu của những công ty lớn. Họ học hỏi và đầu tư một cách khôn ngoan nhưng không có sự kiểm soát việc quản lý tài sản mà họ đầu tư, do đó họ chỉ tiếp cận được nguồn thông tin phổ biến ữên thị trường chứng khoán về hoạt động của công ty. Chính sự thiếu kiểm soát đó đã phân biệt giữa một nhà đầu tư lão luyện và nhà đầu tư bên trong. Thế nhưng, nhà đầu tư lão luyện vẫn tận dụng những ưu thế phân tích về hình thức kinh doanh - thời gian - đặc điểm cho kế hoạch đầu tư của mình. Trong phần 4, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về phương cách mà nhà đầu tư lão luyện đã áp dụng những nguyên tắc này để có thể khai thác tối đa những ưu thế một cách hợp pháp. Tốt và Xấu Ngoài ba loại thu nhập mà Robert đã trình bày, còn có 3 nguyên tắc chung khác phân biệt một nhà đầu tư lão luyện với một người đầu tư trung bình. Nhà đầu tư lão luyện biết rõ sự khác nhau giữa: Nợ tốt và nợ xấu Chi phí tốt và chi phí xâu Lỗ tốt và lỗ xấu Quy tắc chung là nợ tốt, chi phí tốt và lỗ tốt đều tạo thêm tiền cho bạn. Chẳng hạn, khi bạn vay nợ để mua một căn hộ cho thuê và có lời mỗi tháng, khoản nợ đó là nợ tốt. Tương tự, khi bạn trả phí tư vấn về luật và thuế để có thể tiết kiệm hàng ngàn đô tiền thuế một cách hợp pháp, chi phí đó là chi phí tốt. Ví dụ về lỗ tốt là lỗ do chi phí khấu hao bất động sản. Khoản lỗ tốt này còn được gọi là lỗ vô hình bởi vì nó chỉ tồn tại trên giấy trong khi lượng tiền mặt của bạn không bị mất mát thực sự. Kết quả là bạn không phải trả thuế cho nguồn thu nhập bạn kiếm được trước khi trừ vào chi phí khấu hao đó. LÀM THẾ NÀO XÁC ĐỊNH MỘT NHÀ ĐẦU TỰ LÃO LUYỆN? Tôi còn nhớ một câu chuyện mà người bố giàu đã kể cho tôi về rủi ro. Câu chuyện đó có thể tôi đã thuật ở đâu đó, nhưng nó đáng nhắc lại ở đây. Người đầu tư trung bình nhìn rủi ro từ một quan điểm hoàn toàn khác hẳn với một nhà đầu tư lão luyện. Và chính quan điểm về rủi ro đó mới thực sự làm cho nhà đầu tư lão luyện khác biệt. TẠI SAO AN TOÀN LÀ RỦI RO Một ngày nọ, tôi đến chỗ người bố giàu và nói, "Bố con cho rằng những gì bố đang làm là rất rủi ro. Bố con cho rằng một bản tóm tắt tài chính là an toàn, nhưng còn bố thì cho rằng chỉ kiểm soát một bản tóm tắt tài chính mới là rủi ro. Quan điểm của cả hai người thật là mâu thuẫn với nhau." Người bố giàu mỉm cười và trả lời, "Còn gì nữa. Gần như là hoàn toàn đối lập. Nếu con muốn trở nên giàu thực sự, một trong những thứ mà con phải thay đổi chính là quan điểm của con về những gì là rủi ro và an toàn. Những gì mà người nghèo và người trung lưu cho là an toàn, ta đều cho là rủi ro." "Con thực sự không hiểu, " tôi nói. "Bô" cho con một ví dụ đi." "Được thôi, " Người đáp. "Con chỉ cần lắng nghe những câu nói của mình. Có phải bố con thường nói, 'Đi tìm một việc làm an toàn, ổn định' , có đúng không?" Tôi gật đầu và nói, "Bố con còn cho đó là một cách sống an toàn." "Vậy nó có thực sự an toàn không?" , Người hỏi. "Con nghĩ đối với bố con thì là an toàn, " tôi đáp. "Còn bố, bố nghĩ khác à?" Người bố giàu gật đầu, rồi hỏi. "Chuyện gì thường xảy ra khi một công ty tuyên bố sa thải hàng loạt nhân công?" "Con không biết, " tôi đáp. "Chuyện gì thường xảy ra với giá cổ phiếu của công ty đó?" , Người hỏi tiếp. "Con cũng không biết, " tôi trả lời. "Giá cổ phiếu sẽ giảm à?" Người lắc đầu và nói, "Không đâu con. Khi một công ty tuyên bố sa thải nhiều nhân công, giá cổ phiếu của công ty đó lại thường tăng vọt." Tôi lặng lẽ suy nghĩ một hồi rồi nói, "Đó chính là lý do tại sao mà bố thường nói là có sự khác nhau to lớn giữa những người ở phía bên trái và bên phải của Kim tứ đồ." Người gật đầu, "Khác nhau rất lớn. Những gì một bên cho là an toàn thì bên kia lại cho là rủi ro. Nếu con muốn giàu và giữ được của cải qua nhiều thế hệ, con phải thấy được cả hai mặt rủi ro và an toàn đó. Người đầu tư trung bình thường chỉ thấy có mỗi một mặt." NHỮNG GÌ TRÔNG CÓ VẺ AN TOÀN LẠI LÀ RỦI RO THỰC SỰ Giờ đây, tôi thấy rất rõ những gì mà người bố giàu đã thấy. Những gì tôi cho là an toàn thì phần lớn mọi người lại cho là rủi ro. Dưới đây là một vài điểm khác nhau. NGƯỜI ĐẦU TƯ TRUNG BÌNH NHÀ ĐẦU TƯ LÃO LUYỆN Chỉ có một báo cáo tài chính. Có nhiều báo cáo tài chính. Muốn đứng tên sở hữu mọi thứ. Không muốn đứng tên sở hữu một thứ gì cả, mà sử dụng hình thức công ty. Thông thường, ngôi nhà và ô tô của họ không đứng tên họ. Không coi bảo hiểm là một công cụ đầu tư. Sử dụng bảo hiểm như một công cụ đầu tư để phòng ngừa rủi ro. Dùng những từ như 'đa dạng hóa'. Dùng những từ như "bảo hiểm", "phòng ngừa". Chỉ biết tài sản giấy như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, tài khoản tiết kiệm. Biết cả tài sản giấy lẫn tài sản thực như bất động sản, kim loại quý. Kim loại quý thường được dùng như một công cụ bảo hiểm phòng ngừa việc chính phủ quản lý tiền kém. Tập trung vào sự ổn định việc làm. Tập trung vào sự tự do về tiền bạc. Tập trung vào kiến thức chuyên môn. Né tránh mắc sai phạm. Tập trung vào kiến thức tài chính. Hiểu rõ sai lầm chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Không tìm kiếm thông tin tài chính hay chỉ muốn miễn phí. Sẵn sàng trả tiền để có thông tin tài chính. Suy nghĩ trắng đen, tốt xấu, đúng sai. Suy nghĩ linh hoạt và không cố chấp. Căn cứ vào các chỉ số quá khứ như tỷ số p/e, tỷ lệ lãi suất. Căn cứ vào các chỉ số tương lai như xu hướng hay thay đổi trong quản lý và sản phẩm. Gọi người môi giới trước tiên để hỏi ý kiến đầu tư, hoặc tự mình đầu tư. Không cần tư vấn. Gọi người môi giới sau cùng, sau khi xem xét kết hoạch và tư vấn với nhóm của riêng mình bao gồm bao gồm các chuyên viên luật và tài chính. Người môi giới cũng là một thành viên trong nhóm. Tìm kiếm sự ổn định từ bên ngoài như việc làm, công ty, chính phủ. Luôn coi trọng sự tự tin và độc lập của mình. CHƯƠNG 25 Nhà đầu tư bên trong Nhà đầu tư bên trong là một người đầu tư từ phía bên trong cơ hội và có khả năng kiểm soát sự quản lý ở một mức độ nào đó. Mặc dù sự phân biệt quan trọng đối với nhà đầu tư bên trong là khía cạnh kiểm soát sự quản lý, người bố giàu đã chỉ ra một sự phân biệt khác quan trọng hơn - đó là bạn không cần phải có nhiều thu nhập hay tài sản thực để được coi là nhà đầu tư thuộc cấp bậc này. Một công chức, giám đốc hay những cổ đông mà nắm giữ từ 10% trở lên số lượng cổ phiếu phát hành của một công ty chính là những nhà đầu tư bên trong. Hầu hết các quyển sách đầu tư đều tập trung vào những người đầu tư từ phía bên ngoài sân chơi đầu tư. Riêng quyển sách này sẽ dành cho những bạn đọc muốn đầu tư từ phía bên trong sân chơi. Trong đời thực, có những hoạt động đầu tư bên trong hợp pháp và bất hợp pháp. Người bố giàu luôn mong muốn Mike và tôi trở thành những nhà đầu tư từ bên trong hơn là bên ngoài. Đó là một cách thức đầu tư rất quan trọng nhằm giảm rủi ro và tăng lợi nhuận. Một người có hiểu biết tài chính nhưng không có đủ tiền bạc ở mức đầu tư đủ điều kiện vẫn có thể trở thành nhà đầu tư bên trong. Đây chính là điểm xuất phát của nhiều người trong thế giới đầu tư. Khi xây dựng kinh doanh cho mình, các nhà đầu tư bên trong cũng đang xây dựng những tài sản mà họ có thể quản lý, bán đi hoặc đem niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong quyển sách Hoạt động ở phố Wall, tác giả James P O'Shaughnessy dã phân tích lợi nhuận trên tổng vốn của nhiều loại công cụ đầu tư khác nhau trên thị trường. Tác giả cho thấy cổ phiếu của những công ty nhỏ thường đánh bại các công cụ đầu tư khác. Dưới đây là sơ đồ tóm tắt các kết quả tìm thấy được trích từ quyển sách đó. Hầu hết mức lợi nhuận cao đều thuộc các cổ phiếu của công ty nhỏ, với tổng vốn trên thị trường xấp xỉ 25 triệu đô. Điểm hạn chế của những cổ phiếu loại này là chúng chiếm tỷ lệ quá nhỏ để các quỹ hỗ tương đầu tư vào, và người đầu tư trung bình khó mua chúng trên thị trường. Khối lượng giao dịch lại quá nhỏ nên giá bán và giá mua của các cổ phiếu này thường chênh lệch rất cao. Đây cũng là một ví dụ 10% các nhà đầu tư kiểm soát tới 90% cổ phiếu trên thị trường. Nếu bạn không thể mua được những cổ phiếu này cho mục đích đầu tư, tốt hơn hết là bạn hãy nghĩ đến việc xây dựng cho mình một doanh nghiệp thuộc loại đó và gặt hái siêu lợi nhuận như một nhà đầu tư bên trong. TÔI LÀM ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO? Tôi đã tìm thấy sự tự do tài chính như một nhà đầu tư bên trong. Hãy nhớ là tôi đã bắt đầu từ nhỏ và tích lũy các tài sản địa ốc như một nhà đầu tư lão luyện. Tôi đã học cách sử dụng các hình thức hợp doanh và công ty để giảm thiểu mức thuế thu nhập và bảo vệ tài sản cho mình. Từ đó, tôi đã bắt đầu xây dựng nhiều doanh nghiệp để có thêm kinh nghiệm trong thương trường. Với vốn kiến thức học được từ người bố giàu, tôi đã xây dựng doanh nghiệp như một nhà đầu tư bên trong. Tôi không trở thành nhà đầu tư đủ điều kiện cho tới khi tôi nhận ra sự thành công của mình đã đưa mình vào cấp bậc đầu tư lão luyện. Tôi cũng chưa bao giờ tự coi mình là nhà đầu tư chuyên môn cả. Tôi không biết chọn lựa cổ phiếu và mua cổ phiếu như một người đứng ngoài. (Tại sao thế? Bởi vì nếu trở thành một người đầu tư bên trong, tôi càng có khả năng giảm thiểu rủi ro của mình mà lại kiếm được nhiều lời hơn!) Tôi chia sẻ với bạn những điều này để có thể giúp bạn tự tin và hy vọng. Nếu tôi có thể học hỏi từng bước để trở thành nhà đầu tư bên trong thông qua xây dựng kinh doanh, thế thì bạn cũng có cơ hội làm được như thế. Hãy nhớ rằng một khi bạn có nhiều kiểm soát cơ hội đầu tư của mình chừng nào, bạn sẽ gặp càng ít rủi ro chừng nấy. CÁC CÁCH KIỂM SOÁT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 1. Kiểm soát chính bạn 2. Kiểm soát thu / chi trên tài sản / nợ 3. Kiểm soát việc quản lý đầu tư 4. Kiểm soát về thuế 5. Kiểm soát khi nào nên bán và khi nào nên mua 6. Kiểm soát các giao dịch thông qua môi giới 7. Kiểm soát về hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm 8. Kiểm soát các điều kiện, điều khoản hợp đồng 9. Kiểm soát nguồn tiếp cận thông tin 3K CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 1. Kiến thức 2. Kinh nghiệm 3. Khoản tiền dư dồi dào GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) định nghĩa một người 'bên trong' là một người có thông tin về một công ty trong khi thông tin đó chưa phổ biến ra công chúng. Cách dùng từ của Robert - 'nhà đầu tư bên trong' , dùng để chỉ cho những người đầu tư có khả năng kiểm soát các hoạt dộng của một doanh nghiệp và hướng đi của doanh nghiệp đó. Trong khi đó, những người đầu tư bên ngoài không có khả năng này. Robert phân biệt giữa việc đầu tư bên trong hợp pháp và bất hợp pháp, và ông hoàn toàn phản đối chuyện đầu tư bất hợp pháp. Kiếm tiền một cách hợp pháp đâu phải là chuyện khó khăn. Tạo ra sự kiểm soát Số tiền bạn đầu tư và chịu rủi ro trên tư cách chủ doanh nghiệp tư nhân là của chính bạn. Nếu bạn có các nhà đầu tư bên ngoài, bạn phải có trách nhiệm pháp lý trong việc chăm sóc quản lý các khoản đầu tư đó của họ. Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền kiểm soát sự quản lý đầu tư cũng như có khả năng tiếp cận các thông tin bên trong. Mua sự kiểm soát Ngoài cách xây dựng doanh nghiệp cho chính mình, bạn có thể trở thành nhà đầu tư bên trong bằng cách sở hữu quyền kiểm soát trong một doanh nghiệp khác. Nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu doanh nghiệp sẽ cho phép bạn sở hữu quyền kiểm soát đó. Hãy nhớ rằng khi bạn tăng quyền kiểm soát, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro của mình trong đầu tư, dĩ nhiên chi khi nào bạn có được kỹ năng quản lý đầu tư một cách hiệu quả. Nếu bạn dã làm chủ một doanh nghiệp và muốn khuếch trương mở rộng, bạn có thể thu mua hay sát nhập với một doanh nghiệp khác. Ở đây chúng tôi không tiện bàn về những vấn đề trong thu mua và sát nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm tư vấn về luật pháp, thuế và kế toán sẽ rất quan trọng và cần thiết trước khi bạn dự định kế hoạch thu mua hay sát nhập một doanh nghiệp khác. Để có thể phát triển lên cấp bậc đầu tư thực sự từ cấp bậc đầu tư bên trong, bạn cần phải quyết định bán toàn bộ hay một phần doanh nghiệp của mình. Những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn trong quá trình quyết định đó: 1. Bạn có còn thích thú với doanh nghiệp của mình không? 2. Bạn có muốn bắt đầu một doanh nghiệp khác hay không? 3. Bạn có muốn về hưu chưa? 4. Doanh nghiệp của bạn có lời không? 5. Doanh nghiệp của bạn có phát triển quá nhanh và vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn hay không? 6. Doanh nghiệp của bạn có cần gọi nhiều vốn bằng cách phát hành cổ phần hay bán cho một doanh nghiệp khác hay không? 7. Doanh nghiệp của bạn có đủ điều kiện về vốn và thời gian để niêm yết chưa? 8. Cá nhân bạn có thể tách ra khỏi việc quản lý hàng ngày để tập trung thương lượng việc phát hành cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hay không? 9. Doanh nghiệp của bạn nằm trong ngành đang phát triển hay suy thoái? 10. Các đối thủ của bạn sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc phát hành cổ phiếu? 11. Nếu doanh nghiệp của bạn vững mạnh, bạn có thể chuyển giao nó cho con của bạn hoặc người thân hay không? 12. Con của bạn, hay người thân của bạn có đủ khả năng và trình độ quản lý doanh nghiệp do bạn chuyển giao hay không? 13. Doanh nghiệp có nhu cầu về những kỹ năng quản lý mà bạn còn yếu kém hay không? Nhiều nhà đầu tư bên trong hoàn toàn hài lòng với việc quản lý doanh nghiệp hay danh mục đầu tư của mình. Họ không muốn bán một phần doanh nghiệp của mình cho công chúng, cũng như không muốn sang nhượng doanh nghiệp cho người khác. Đây chính là nhóm nhà đầu tư mà người bạn thân của Mike đã trở thành. Anh ta hoàn toàn hài lòng trong việc quản lý vương quốc mà anh ta và bố anh ta đã dày công xây dựng. CHƯƠNG 26 Nhà đầu tư thực sự Nhà đầu tư thực sự là những người như Bill Gates hay Warren Buffet. Những nhà đầu tư này đã xây dựng nên những tập đoàn khổng lồ mà các nhà đầu tư khác muốn đầu tư vào. Nhà đầu tư thực sự là người tạo ra tài sản có giá trị hàng tỷ đô la cho hàng triệu người khắp thế giới. Cả Bill Gates lẫn Warren Buffet trở nên giàu có không phải vì lương cao hay những sản phẩm vĩ đại của mình, mà vì họ đã lập nên những công ty vĩ dại và niêm yết ra công chúng. Trong khi nhiều người trong chúng ta rất khó có khả năng xây dựng những tập đoàn khổng lồ như Microsoft hoặc Berkshire Hathaway, nhưng tất cả chúng ta lại có khả năng xây dựng những công ty nhỏ hơn và làm giàu bằng cách phát hành cổ phần hay cổ phiếu. Người bố giàu thường nói, "Một số người xây nhà để bán; số khác sản xuất chế tạo ô tô, nhưng người vĩ đại thành công thực sự là người xây dựng một doanh nghiệp mà hàng triệu người khác muốn bỏ tiền vào đầu tư." CÁC CÁCH KIỂM SOÁT CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 1. Kiểm soát chính bạn 2. Kiểm soát thu / chi trên tài sản / nợ 3. Kiểm soát việc quản lý đầu tư 4. Kiểm soát về thuế 5. Kiểm soát khi nào nên bán và khi nào nên mua 6. Kiểm soát các giao dịch thông qua môi giới 7. Kiểm soát về hình thức kinh doanh, thời gian và đặc điểm 8. Kiểm soát các điều kiện, điều khoản hợp đồng 9. Kiểm soát nguồn tiếp cận thông tin 10. Kiểm soát về các hoạt dộng từ thiện và phân chia của cải 3K CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BÊN TRONG 1. Kiến thức 2. Kinh nghiêm 3. Khoản tiền dư dồi dào GHI CHÚ CỦA SHARON – ĐỒNG TÁC GIẢ Niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán đều có những ưu khuyết điểm. Dưới đây là một số ưu khuyết điểm của việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ưu điểm 1. Cho phép chủ doanh nghiệp đổi một phần vốn tự có của minh lấy tiền mặt. Chẳng hạn, đối tác ban đầu của Bill Gates là Paul Alien đã bán một số cổ phiếu Microsoft để thu mua các công ty truyền hình cáp. 2. Tăng vốn kinh doanh 3. Trả nợ 4. Tăng trị giá thực của doanh nghiệp 5. Cho phép công ty sử dụng quyền mua cổ phiếu vào các khoản phúc lợi trả cho các nhân viên. Khuyết điểm 1. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên công khai với mọi người. Bạn sẽ bị bắt buộc báo cáo hay phổ biến những thông tin vốn trước dây chỉ nội bộ. 2. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thường rất tốn kém. 3. Định hướng tập trung của bạn sẽ phải thay đổi từ việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp sang việc điều phối và đáp ứng các điều kiện yêu cầu của một công ty niêm yết. 4. Đòi hỏi phải tuân theo các quy định về báo cáo định kỳ và phát hành cổ phiếu chặt chẽ hơn và nhiều hơn. 5. Bạn có nguy cơ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp của mình. 6. Nếu cổ phiếu không hoạt dộng hiệu quả trên thị trường, có nguy cơ các cổ đông sẽ đưa bạn ra tòa. Đối với nhiều nhà đầu tư, khả năng làm giàu khi niêm yết công ty ra công chúng lấn át hẳn những nguy cơ bất lợi kể trên. CHƯƠNG 27 Làm giàu nhanh Người bố giàu thường xuyên giảng giải với tôi về các cấp bậc đầu tư khác nhau. Người muốn tôi hiểu rõ những phương cách làm giàu khác nhau của những nhà đầu tư khác nhau. Người bố giàu đã trở nên giàu có do đầu tư trước hết từ bên trong. Người bắt đầu nhỏ và học hỏi những thuận lợi về mặt thuế để vận dụng cho mình. Chẳng bao lâu sau, Người trở nên tự tin và lão luyện hơn. Người đã xây dựng được một vương quốc tài chính đồ sộ. Trong khi đó, người bố ruột của tôi đã làm việc cực nhọc suốt đời mà không tích góp được gì. Khi tôi lớn lên, khoảng cách giữa hai người bố càng rõ dần. Cuối cùng, tôi đã hỏi người bố giàu làm thế nào Người trở nên giàu có trong sự thảnh thơi, nhẹ nhàng trong khi bố ruột của tôi lại phải ra sức làm việc cật lực mà vẫn nghèo. Khi đó, tôi chỉ mới 12 tuổi, trong một buổi đi dạo dọc bờ biển với người bố giàu và Mike, tôi đã có câu trả lời, tôi bắt đầu nhận ra dần những bí mật của giới người giàu và hiểu được nguyên nhân tại sạo 10% người giàu lại kiểm soát được tới 90% của cải thế giới. KỂ HOẠCH ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU Một trong sáu bài học của người bố giàu trong tập 1 là về sức mạnh của các doanh nghiệp. Trong tập 2, tôi đã từng đề cập đến những nhóm khác nhau bị ảnh hưởng bởi những luật thuế khác nhau. Người bố giàu đã dùng những bài học này để chỉ cho tôi thấy sự khác nhau giữa kế hoạch đầu tư của Người và của bố ruột tôi. Sự khác nhau đó đã chi phối đường đời tôi đi sau khi tôi tốt nghiệp đại học và hoàn tất nghĩa vụ quân sự của mình. "Các doanh nghiệp của ta đã mua tài sản bằng lợi nhuận trước thuế, " người bố giàu vừa nói vừa vẽ sơ đồ dưới đây: "Trong khi đó, bố của con mua tài sản bằng thu nhập sau thuế. Tóm tắt tài chính của ông sẽ như sơ đồ dưới đây, " người bố giàu nói tiếp. Vì còn nhỏ nên tôi không hiểu hết những gì mà người bố giàu đang dạy cho tôi. Thế nhưng tôi vẫn nhận ra sự khác biệt. Để giúp tôi hiểu được tường tận vấn đề, Người vẽ thêm một sơ đồ dưới đây: "Sao vậy hở bố?" , tôi hỏi. "Tại sao bố trả thuế sau trong khi bố con lại trả thuế trước?" "Bởi vì bố con là nhân viên trong khi ta là chủ doanh nghiệp, " "Vậy bố con trả thuế bao nhiêu?" , tôi hỏi. "Bố con là một nhân viên chính phủ cao cấp, cho nên ta đoán là ông phải trả từ 50% đến 60% thu nhập của mình." "Còn bố trả thuế bao nhiêu?"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top