Phần Không Tên 2
Tôi ngã người vào ghế và nói: "Điều đó giải thích tại sao bố bảo con không thể đầu tư cùng với bố. Dự án đầu tư này chỉ dành cho người giàu." "Hoặc người có thu nhập cao," Mike nói. "Không chỉ những điều kiện đó khắt khe thôi đâu, mà khoản đầu tư tối thiểu yêu cầu phải có là 35.000 đô. Đó là giá một cổ phần đầu tư đòi hỏi cho dự án này." "35.000 đô!" tôi há hốc miệng. "Thật là quá nhiều tiền và quá nhiều rủi ro. Cậu bảo đó là số tiền tối thiểu mà một nhà đầu tư phải có kia à?" Người bố giàu gật đầu. "Thế chính phủ trả lương phi công cho con bao nhiêu?" "Con được trả mức lương 12.000 đô một năm, cộng thêm các khoản trợ cấp bay và tác chiến. Thế nhưng hiện tại con không biết mức lương của con bao nhiêu khi đóng quân tại Hawaii này. Con có thể hưởng trợ cấp sinh hoạt, nhưng chắc chắn không nhiều đâu, và cũng chẳng thấm gì với mức sinh hoạt thực tế ở Hawaii." "Như vậy khoản tiền tiết kiệm 3.000 đô của con thật là một cố gắng rất đáng khen đấy," người bố giàu, vừa nói vừa động viên tôi. "Con đã để dành được gần 25% thu nhập của con rồi còn gì." Tôi gật đầu, nhưng từ trong thâm tâm tôi biết rõ mình còn ở phía sau xa lắm so với mức một nhà đầu tư được liệt vào hàng có đủ điều kiện. "Thế thì con nên làm gì đây?" tôi hỏi: "Con có thể đưa 3.000 đô này cho bố để nhập vào vốn đầu tư và sau dó chúng ta sẽ chia lợi nhuận một khi đầu tư thành công?" "Chúng ta có thể làm như vậy," Người nói. "Thế nhưng chúng ta không muốn đề nghị con cách đó và sẽ không bao giờ dùng cách đó đối với con cả." "Tại sao? Tại sao lại không đối với con?" tôi gặng hỏi. "Con đã được ta trang bị một nền tảng kiến thức khá vững về tài chính. Và con có thể vượt xa mức của nhà đầu tư đủ điều kiện, trở thành một tay đầu tư lão luyện nếu con muốn. Khi đó, con sẽ giàu có vượt xa gấp ngàn lần những giấc mơ lớn nhất của con." "Thế giữa nhà đầu tư đủ điều kiện và nhà đầu tư lão luyện có gì khác nhau hở bố?" tôi hỏi và cảm thấy một ngọn lửa hy vọng ấm áp nhen nhúm trong lòng. "Cậu hỏi đúng lắm," Mike mỉm cười nói và nhận ra bạn mình đã thoát khỏi những mặc cảm tự ti.
"Một nhà đầu tư đủ điều kiện theo định nghĩa là một người có đủ điều kiện về tiền bạc. Nhà đầu tư này còn được gọi là nhà đầu tư chuyên nghiệp," người bố giàu giải thích. "Nhưng chỉ có tiền bạc không thôi không làm cho con trở thành một nhà đầu tư lão luyện." "Khác nhau thế nào hở bố?" tôi gặng hỏi. "Con có xem trên báo hôm qua đưa tin về một ngôi sao điện ảnh Hollywood vừa mới bị lỗ hàng triệu đô trong một vụ đầu tư bê bối không?" ông hỏi. Tôi gật đầu và nói: "Con có đọc. Anh ta không chỉ lỗ hàng triệu đô, mà còn phải trả thuế cho những khoản thu nhập không thuế trước đây từ vụ đầu tư đó." "Đó là ví dụ về nhà đầu tư đủ điều kiện dó con à," ông tiếp tục giải thích. "Không nhất thiết có nhiều tiền con mới trở thành một tay đầu tư lão luyện. Chúng ta thường nghe có biết bao nhiêu bác sĩ, luật sư, ca sĩ bị thua lỗ trong những lần đầu tư không đâu. Những người đó có nhiều tiền nhưng không có sự lão luyện. Họ không biết đầu tư vào đâu cho an toàn mà vẫn có lãi cao. Mọi khoản đầu tư đối với họ đều giống như nhau. Họ không biết vụ đầu tư nào là tốt hay xấu. Những người như thế tốt hơn là nên mua những khoản đầu tư 'sạch sẽ', còn không thì nên mướn một vị quản lý tài chính chuyên nghiệp mà họ tin tưởng để đầu tư giùm họ." "Thế bố định nghĩa một tay đầu tư lão luyện là thế nào?" tôi hỏi. "Một nhà đầu tư lão luyện cần phải có 3K," ông ữả lời. "3K à? 3K là gì?" Ông rút một tờ giấy từ xấp hồ sơ và viết những chữ này. 1. Kiến thức 2. Kinh nghiệm 3. Khoản tiền dư dồi dào "Đó chính là 3K," ông nói. "Đạt được ba thứ đó, con sẽ trở thành nhà đầu tư lão luyện." Tôi vừa nhìn vào những dòng chữ của ông vừa nói: "Như vậy vị diễn viên đó có thừa tiền nhưng lại không có kiến thức và kinh nghiệm." Ông gật đầu. "Và cũng có nhiều người có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm, và vì không có kinh nghiệm thực tế nên lại không có khoản tiền dư thừa để đầu tư." "Những người đó hay nói "Tôi biết mà" khi cậu giải thích một điều gì đó với họ,
thế nhưng họ lại không thực hiện những gì họ biết," Mike thêm vào. "Một vị giám đốc ngân hàng hay nói "Tôi biết rồi" với mình và bố, nhưng vì một lý do nào đó ông ta lại không làm được những gì ông ta biết." "Và điều đó giải thích tại sao ông ta không có nhiều tiền dư," tôi nói. Người bố giàu và Mike đều gật đầu. Cuộc đối thoại tạm dừng và căn phòng chìm vào sự yên lặng. "Con đang suy nghĩ gì thế?" người bố giàu hớp xong một ngụm cà phê và hỏi tồi. "Con đang suy nghĩ con sẽ muốn trở thành ai khi đã trưởng thành," tôi trả lời. "Cậu muốn trở thành ai thế?" Mike hỏi. "Mình đang nghĩ có lẽ mình sẽ trở thành một nhà đầu tư lão luyện," tôi nhanh miệng trả lời. "Cho dù cấp bậc đó được định nghĩa như thế nào đi nữa." "Rất khôn ngoan," người bố giàu lên tiếng. "Con đã có một bước khởi đầu khá tốt, đó chính là nền tảng kiến thức tài chính của con. Giờ đây chi cần tốn thời gian để tích lũy kinh nghiêm." "Làm thế nào biết dược mình đã có đủ cả hai hở bố?" tôi hỏi. "Khi mà con có nhiều tiền dư trong tay," ông mỉm cười. Khi ấy, cả ba chúng tôi đều nâng ly nước của mình lên, cụng nhau và nói: "Vì những khoản tiền dư." Người bố giàu tiếp tục: "Và vì tương lai một nhà đầu tư lão luyện." "Vì tương lai một nhà đầu tư lão luyện và vì những khoản tiền dư," tôi lặng lẽ lặp đi lặp lại những câu nói ấy trong đầu mình. Tôi thấy thích, những từ đó cứ mãi ngân nga bên tai tôi. Giờ đây đã đến lúc tôi tự quyết định cuộc đời. Ý tưởng học hỏi để trở thành một tay đầu tư lão luyện thật hấp dẫn đối với tôi. Tôi có thể tiếp tục học hỏi ở người bố giàu vì tôi đã có những kinh nghiệm cần thiết. Lần này, người bố giàu sẽ hướng dẫn tôi như những người lớn với nhau.
HAI MƯƠI NĂM SAU Vào khoảng năm 1993, tài sản đồ sộ của người bố giàu được chia cho con cái và cháu chắt của ông. Trong vòng hàng trăm năm tới, những người thừa kế tài sản của
Người sẽ không cần phải lo lắng về tiền bạc. Mike đã tiếp nhận những tài sản kinh doanh chính yếu và đã xuất sắc phát triển, mở rộng vương quốc tài chánh của người bố giàu - một vương quốc mà Người đã lập nên từ đôi bàn tay trắng. Tôi đã chứng kiến vương quốc đó từ lúc thành lập cho đến lúc phát triển vững mạnh trong suốt cuộc đời tôi. Tôi phải mất 20 năm mới đạt được những gì mà tôi nghĩ chỉ mất trong khoảng 10 năm. "Một triệu đô đầu tiên kiếm được bao giờ cũng là phần khó khăn nhất." Nhưng khi hồi tưởng lại, tôi nhận thấy kiếm được một triệu đô đầu tiên không khó, mà khó khăn ở chỗ giữ được số tiền đó và bắt nó làm việc lại cho bạn. Tôi đã có thể về hưu vào năm 1994 ở tuổi 47, hoàn toàn tự do về tài chính và thụ hưởng cuộc sống tự do của mình. Nhưng về hưu sớm đối với tôi không thú vị bằng đầu tư như một tay lão luyện. Có thể cùng tham gia đầu tư với Mike và người bố giàu là một mục đích mà tôi khao khát đạt được. Cái ngày mà Mike và người bố giàu bảo tôi không đủ giàu để đầu tư với họ năm 1973, là một ngày quan trọng nhất trong đời tôi, và cũng là ngày tôi đặt ra mục tiêu trở thành một nhà đầu tư lão luyện cho mình. Dưới đây là danh sách những khoản đầu tư được coi như dành cho những nhà đầu tư đủ điều kiện và lão luyện: 1. Gọi vốn đầu tư 2. Các gói đầu tư địa ốc và hợp tác có trách nhiệm hữu hạn 3. Gọi vốn trước khi niêm yết ra công chúng lần đầu 4. Chứng khoán niêm yết ra công chúng lần đầu (IPO - mặc dù hình thức này mọi nhà đầu tư đều có thể mua nhưng không phải dễ tiếp cận với các khoản này) 5. Sát nhập doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp 6. Cho vay vốn để bắt đầu kinh doanh 7. Các quỹ bảo hiểm tài chính Đối với một nhà đầu tư trung bình, các hình thức đầu tư kể trên mang quá nhiều tính rủi ro. Rủi ro ở đây không phải do bản chất của các khoản đầu tư đó, mà do người đầu tư trung bình không có kiến thức, kinh nghiệm hay khoản tiền dư để có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của những hình thức đầu tư này. Hiện tại, tôi hoàn toàn ủng hộ SEC trong việc bảo vệ hạn chế các nhà đầu tư không đủ điều kiện đối với những hình thức đầu tư ấy, bởi vì chính tôi đã phạm nhiều lỗi lầm và tính toán sai trong suốt con đường học hỏi của mình.
Ngày nay, tôi đang đầu tư vào những khoản đầu tư ấy như một nhà đầu tư lão luyện. Và những người giàu trên thế giới đầu tư tiền của của họ vào chính những hình thức đầu tư đó. Mặc dù đôi khi tôi bị lỗ, nhưng lợi nhuận kiếm được từ những khoản đầu tư thành công khác dư sức trang trải những khoản lỗ ấy. Tôi đạt được mức lợi nhuận 35% là chuyện bình thường, nhưng ít khi đạt được mức lợi nhuận 1.000%. Tôi tập trung đầu tư vào những hình thức đó bởi vì chúng rất sôi động và đầy thách thức. Đó không phải đơn thuần là chuyện mua 100 cổ phiếu này hay bán đi 100 cổ phiếu khác. Cũng không phải là chuyện quan tâm đến mức cao thấp của tỷ số p/e5. Quyển sách này không nói về các khoản đầu tư. Quyển sách này nói về bản thân người đầu tư.
CON ĐƯỜNG Quyển sách này không bàn về các khoản đầu tư, mà chủ yếu nói về người đầu tư và con đường trở thành một nhà đầu tư lão luyện. Quyển sách này sẽ giúp bạn khám phá bản thân mình để tìm ra con đường đạt đến 3K: kiến thức - kinh nghiệm - và khoản tiền dư dồi dào. Quyển I đề cập đến con dường học hỏi của tôi khi còn nhỏ. Quyển II bàn đến việc tích lũy kinh nghiệm của tôi khi đã trưởng thành từ năm 1973 đến năm 1994. Quyển sách này được viết trên cơ sở những bài học tôi thu thập được từ những thực tế sống động, và chuyển những bài học tích lũy đó thành 3K để có thể trở thành một nhà đầu tư lão luyện. Vào năm 1973, toàn bộ vốn liếng của tôi chỉ có 3.000 đô để đầu tư và không hề có một tí kiến thức hay kinh nghiệm thực tế nào. Đến năm 1994, tôi đã trở thành một tay đầu tư lão luyện. Cách đây hơn 20 năm, người bố giàu đã nói: "Cũng như có nhiều kiểu nhà khác nhau dành cho người giàu, người nghèo và người trung lưu, các khoản đầu tư cũng vậy. Nếu con muốn đầu tư vào những thứ mà người giàu đầu tư, con không phải chỉ giàu mà thôi. Con cần phải trở thành một nhà đầu tư lão luyện, chứ không chỉ một người giàu bỏ tiền đầu tư."
5 GIAI ĐOẠN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ ĐẦU TƯ LÃO LUYỆN Người bố giàu đã chia chương trình phát triển của tôi thành 5 giai đoạn riêng biệt
mà tôi sẽ thể hiện qua các bài học ở các chương trong quyển sách này. Năm giai đoạn đó là: 1. Bạn có sẵn sàng trở thành nhà đầu tư chưa? 2. Bạn muốn trở thành nhà đầu tư loại nào? 3. Làm cách nào xây dựng cho mình một việc kinh doanh vững mạnh? 4. Ai là nhà đầu tư lão luyện?, và 5. Trả lại Quyển sách này được viết dưới hình thức hướng dẫn, chứ lchông đưa ra một câu trả lời cụ thể. Mục đích của quyển sách là nhằm giúp cho bạn hiểu được những câu hỏi nào cần hỏi. Người bố giàu nói: "Con không thể dạy cho một ai đó trở thành nhà đầu tư lão luyện. Nhưng một người có thể học hỏi để trở thành nhà đầu tư lão luyện. Điều đó cũng giống như việc tập xe đạp vậy. Ta không thể dạy con đạp xe, nhưng con vẫn có thể học cách đạp xe. Tập xe đạp đòi hỏi phải chịu rủi ro, phải dám thử, sửa dần dần và có hướng dẫn rõ ràng. Đầu tư cũng như thế. Nếu con không dám chấp nhận rủi ro, con sẽ nói là con không muốn học. Và nếu như con không muốn học, làm thế nào ta có thể dạy con được." Nếu bạn tìm kiếm một quyển sách về những mách nước đầu tư, cách làm giàu chụp giựt hay một bí quyết đầu tư nào đó của người giàu, thế thì quyển sách này không dành cho bạn. Quyển sách này thực sự đề cập đến quá trình học hỏi hơn là đầu tư đơn thuần. Đối tượng của quyển sách là những người muốn học hỏi về đầu tư, những người muốn tự tìm kiếm cho mình một con đường làm giàu riêng hơn là đi tìm một con đường làm giàu bằng phẳng, trơn tru. Nếu mục đích của bạn là sự học hỏi và tìm kiếm, bạn sẽ nhận thấy năm giai đoạn của người bố giàu chính là năm giai đoạn mà những nhà đầu tư tỷ phú trên thế giới đã trải qua. Bill Gates - cha đẻ tập đoàn Microsoft, Warren Buffet - nhà đầu tư giàu nhất của Mỹ; Thomas Edison - người sáng lập tập đoàn General Electric, tất cả họ đều đi qua những giai đoạn phát triển này. Cũng chính những giai đoạn đó mà các nhà triệu phú, tỷ phú trẻ tuổi của ngành công nghiệp Internet hay "chấm com" hiện đang trải qua ngay trong lứa tuổi hai mươi hoặc ba mươi. Sự khác nhau duy nhất giữa hai thế hệ đó là trong thời đại thông tin các thanh niên đó đi qua năm giai đoạn ấy nhanh hơn. Và có lẽ bạn cũng có thể làm được chuyện đó.
BẠN CÓ DÁM LÀ MỘT PHẦN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG HAY KHÔNG?
Những gia đình thật sự giàu có đã ra đời trong thời đại Công nghiệp. Điều đó cũng đang xảy ra tương tự trong thời đại thông tin ngày nay. Hiện tại, tôi nhận thấy có một hiện tượng tương phản là xã hội chúng ta càng có nhiều thanh niên trở thành triệu phú hay tỷ phú trong độ tuổi hai mươi, ba mươi và bốn mươi, trong khi vẫn có những người bốn mươi tuổi hay hơn sống chật vật trên từng đồng lương ít ỏi kiếm được của mình. Một nguyên nhân của khoảng cách này chính là sự giao ca giữa thời đại Công nghiệp và thời đại Thông tin. Người ta thường nói rằng khi thời cơ thích hợp đến, một ý tưởng có thể đạt được một sức mạnh quyền lực vô song. Và cũng chẳng có gì tệ hại hơn khi một người nào đó vẫn khư khư bám giữ những tư tưởng hay suy nghĩ đã lỗi thời. Đối với bạn, quyển sách này có thể là một cách nhìn về những tư tưởng cũ và tìm kiếm những tư tưởng mới mẻ đối với sự giàu có. Quyển sách cũng có thể là một môtíp để đổi đời bạn. Sự đổi đời đó có thể là một bước chuyển biến triệt để và quyết liệt giống như sự lột xác xã hội khi thời đại Công nghiệp nhường vị trí lịch sử cho thời đại Thông tin. Quyển sách cũng có thể là tấm gương soi chiếu lại chính bạn để bạn có thể tự tìm ra một hướng đi tài chính mới cho cuộc đời mình. Quyển sách sẽ giúp bạn tập cách suy nghi như một nhà kinh doanh và một nhà đầu tư hơn là một người làm công hoặc một người làm tư. Tôi đã mất rất nhiều năm để đi qua những giai đoạn đó, và hiện tại tôi vẫn còn trong cuộc hành trình ấy. Sau khi đọc quyển sách này, bạn có thể xem xét việc đi qua năm giai đoạn này, hoặc bạn có thể cho là con đường phát triển đó không phù hợp với mình. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đi qua năm giai đoạn, cuộc hành trình sẽ nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Hãy nên nhớ quyển sách này không dạy cho bạn cách làm giàu nhanh. Sự chọn lựa có nên đi qua quá trình phát triển tính cách cá nhân và hiểu biết của mình hay không, bạn có thể quyết đinh ngay sau khi đọc hết phần 1 của quyển sách - phần chuẩn bị tư tưởng và tình thần trước khi bạn dám đặt đôi chân bé bỏng của mình lên cuộc hành trình kỳ diệu đó.
BẠN CÓ SẲN SÀNG TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ CHƯA? Người bố giàu thường nói: "Tiền sẽ là bất cứ thứ gì con muốn." Ý của ông là tiền xuất phát từ chính tư tưởng và suy nghĩ của mình. Nếu một người hay nói: "Kiếm tiền không dễ tí nào cả", thế thì người đó có thể sẽ kiếm tiền khó khăn thật. Nếu người khác nói: "Ồ tôi sẽ không bao giờ giàu được", hoặc "Làm giàu thật khó", những điều đó có thể trở thành số phận thực sự của người đó. Còn nếu một người nói: "Cách duy nhất làm giàu là làm việc cực nhọc"", người đó có thể làm việc
quần quật thật. Nếu một người nói: "Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ bỏ vào ngân hàng bởi vì tôi không biết làm gì với nó cả", có thể điều ấy sẽ xảy ra y như vậy. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có biết bao nhiêu người trên thế giới hiện đang suy nghĩ và hành dộng y như thế. Người bố giàu từng cảnh cáo tôi việc chuẩn bị tinh thần để trở thành một nhà đầu tư lão luyện cũng giống như quá trình chuẩn bị tâm lý trong cuộc chinh phục đỉnh núi Everest hay xuống tóc đi tu. Ông so sánh hài hước như thế, thế nhưng ông muốn tôi lưu ý không nên coi nhẹ tí nào việc chuẩn bị tư tưởng để làm giàu. Ông nói với tôi: "Sự bắt đầu của con y như ta. Con khởi sự mà trong tay không có một đồng nào cả. Những gì con có chỉ là niềm tin mãnh liệt và một ước mơ làm giàu khát khao bỏng cháy. Mặc dù có biết bao người mơ ước điều đó, nhưng ít ai có thể biến nó thành hiện thực. Hãy tập trung suy nghĩ và chuẩn bị tâm lý của mình bởi vì con sẽ học cách đầu tư mà rất ít người được cho phép đầu tư. Con sẽ nhìn thấy thế giới đầu tư từ bên trong nó chứ không phải từ bên ngoài. Có biết bao con đường đời dễ dàng hơn và những cách đầu tư nhẹ nhàng hơn cho con chọn lựa. Cho nên, hãy suy nghĩ thật kỹ và hãy sẵn sàng nếu con quyết chọn nó là con đường của chính cuộc đời con."
CHƯƠNG 2 Vun đắp nền móng tài sản Vào năm 25 tuổi, tôi đã vỡ lẽ ra những điều mà hồi còn nhỏ tôi không hiểu hết những gì người bố giàu đã dạy cho tôi. Tôi đã nhận ra trong suốt thời gian dài đó, ông đã lo chăm bẫm vun đắp nền móng tài sản của mình. Ông bắt đầu lập nghiệp từ khu phố nghèo của thành phố, sống đạm bạc, lo kinh doanh, mua địa ốc và tập trung thực hiện theo kế hoạch của mình. Giờ đây, tôi mới hiểu rõ kế hoạch của người bố giàu là trở thành đại phú. Lúc Mike và tôi lên cấp ba, ông đã phát triển hệ thống tài sản của mình ra những khu vực lân cận của Hawaii, mua lại các công ty làm ăn yếu kém và tích lũy địa ốc. Khi chúng tôi vào đại học, ông trở thành một trong những nhà đầu tư có tầm cỡ ở Hono-lulu và các khu vực khác nhau ở Waikiki. Giờ đây, ông và gia đình đang tận hưởng những trái lành quả ngọt của bao công sức lao dộng của mình. Thay vì sống trong khu nghèo nhất ở vùng ngoại ô thành phố, ông đã dọn vào khu dân cư giàu nhất ở Honolulu. Bề ngoài, gia đình ông trông chẳng có vẻ gì giàu có so với các nhà hàng xóm khác. Thế nhưng, tôi thừa biết Mike và bố của anh rất giàu bởi tôi đã được ông cho xem các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà không phải người nào cũng được ông cho xem. Trong khi đó, bố ruột của tôi vừa mới thất nghiệp. Lúc ông ở đỉnh cao của sự nghiệp cũng chính là lúc ông bị guồng máy chinh trị ở tiểu bang Hawaii nghiền nát. Bố tôi đã mất hết mọi thứ mà ông đã làm việc cật lực mới đạt được chỉ vì ông đã giúp vận động tranh cử cho đối thủ của sếp ông. Ông không có một nền tảng tài sản nào. Mặc dù ông đã 52 tuổi trong khi tôi chỉ mới 25 tuổi, nhưng chúng tôi lại có cùng một điểm xuất phát về tài chính. Cả hai chúng tôi đều không có tiền. Chúng tôi đều có bằng đại học, có thể kiếm được một công việc ổn định, nhưng chúng tôi không hề có một tí tài sản thực nào trong tay. Đêm hôm ấy, nằm trằn trọc lặng lẽ trong doanh trại, tôi biết tôi dang có một cơ hội hiếm có trong tay để chọn hướng đi cho cuộc đời mình. Sở dĩ tôi cho đó là hiếm bởi vì rất ít người có cơ hội chứng kiến, so sánh hai cuộc đời khác nhau của hai người bố, và từ đó chọn cho mình một hướng đi đúng. Sự chọn lựa đó đối với tôi thật không dễ và không nên khinh thường một tí nào.
NHỮNG KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI GIÀU Mặc dù đêm đó vô số ý tưởng quay cuồng trong đầu tôi, nhưng chỉ có một ý tưởng đã làm phấn khích tôi hơn hẳn là có những khoản đầu tư dành cho người giàu cũng như những khoản đầu tư dành cho mọi người khác. Khi tôi còn nhỏ và làm việc cho
người bố giàu, ông chỉ luôn đề cập đến việc xây dựng kinh doanh. Giờ đây khi ông đã trở nên giàu có, tất cả những gì ông quan tâm là những khoản đầu tư dành cho người giàu. Sau bữa ăn trưa, ông đã giải thích với tôi: "Lý do duy nhất khiến ta xây dựng kinh doanh là vì việc kinh doanh có thể giúp ta mua tài sản và ta có thể tham gia vào những khoản đầu tư của người giàu. Không có kinh doanh, ta sẽ không thể nào đủ sức đầu tư vào những khoản của người giàu con ạ." Người bố giàu sau đó nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa một người làm công và một chủ doanh nghiệp đi mua đầu tư. Ông nói: "Đa số các khoản đầu tư dành cho người làm công đều rất mắc. Thế nhưng với công việc kinh doanh, ta đều có thể mua những khoản đầu tư đó." Tôi không hiểu rõ lắm câu nói của ông, nhưng tôi tin sự khác nhau là rất quan trọng. Giờ đây, tôi trở nên hết sức tò mò và nôn nóng muốn biết được sự khác nhau đó. Đêm ấy, tôi cứ mong trời mau sáng để có thể gọi điện lại cho người bố giàu. Và tôi đã mang những từ "cơ hội đầu tư dành cho người giàu" êm ái đó vào giấc ngủ của mình.
NHỮNG BÀI HỌC ĐƯỢC TIẾP TỤC Khi tôi gọi cho ông sáng hôm sau, ông đã sẵn sàng để dạy tôi tiếp. Ông đã gần như giao hết mọi việc kinh doanh cho Mike và về hưu sớm. Thay vì chơi gôn cả ngày, ông muôn làm một thứ gì khác có ý nghĩa hơn. Chúng tôi hẹn nhau ăn trưa ở một nhà hàng dọc bờ biển Waikiki. Thời tiết hôm đó thật tuyệt vời, những ánh nắng ấm áp tràn xuống bờ biển xanh dịu dàng, êm ả. Tôi mặc quân phục khi đến gặp ông vì ngay sau buổi hẹn đó, tôi phải bay trở về căn cứ ngoài biển khơi. Người bố giàu gật đầu bảo tôi ngồi và hỏi: "Thế sau khi hết hạn quân ngũ năm tới, con dự định sẽ làm gì?" "Ba người bạn phi công của con đã tìm được việc với các hãng hàng không. Mặc dù tình hình kinh tế hiện nay rất khó khăn nhưng họ bảo có thể tìm được cho con một việc làm nhờ những môì quan hệ của họ." "Thế con đang suy nghĩ sẽ làm việc cho một hãng hàng không à?" ông hỏi. Tôi chầm chậm gật đầu. "Ồ, đó là những gì con đang làm, và đang suy nghĩ. Mức lương khá tốt, còn các khoản phúc lợi thì không chê được. Hơn nữa, lịch trình bay của con khá kín," tôi nói. "Sau cuộc chiến đó, con đã trở thành một phi công khá giỏi. Nếu con có cơ hội bay thêm một năm nữa với một hãng hàng không nhỏ, con có thể đảm nhiệm những chuyến phi cơ vận tải hạng nặng."
"Thế đó là những gì con nghĩ con sẽ làm ư?" ông hỏi. "Không đâu bố," tôi trả lời. "Không bao giờ kể từ sau bữa cơm trưa hôm qua tại căn nhà mới của Mike, và nhất là sau những chuyên đã xảy ra với bố của con. Đêm hôm qua con đã trằn trọc không ngủ được, và con cứ suy nghĩ mãi về những điều bố nói về đầu tư. Con biết nếu con có một công việc ổn định với một hãng hàng không nào đó, con vẫn có thể trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện. Nhưng con cũng nhận ra rằng cả đời con sẽ không bao giờ đi xa hơn mức đó." Người bố giàu lặng lẽ gật đầu. "Thế những gì ta nói đã gõ trúng tim con," ông khẽ nói. "Đúng như vậy bố à," tôi trả lời. "Con đã hồi tưởng lại những bài học mà bố đã dạy cho con hồi nhỏ. Bây giờ con đã lớn, và những bài học đó có ý nghĩa thật mới mẻ với con." "Thế con nhớ được những gì?" ông hỏi. "Con nhớ bố đã cắt lương 10 xu một giờ của con, và bắt con làm việc không công," tôi trả lời. "Con nhớ bài học đó chính là không nên sa vào sự nghiện ngập đối với tiền bạc." Người bố giàu mỉm cười và nói: "Bài học đó thật không dễ dàng chút nào." "Đúng vậy đó bố," tôi trả lời. "Nhưng bài học đó cũng thật tuyệt vời. Bố ruột của con đã nổi giận với bố đấy. Nhưng giờ đây, bố con lại đang sống không lương. Sự khác nhau duy nhất là bố con đã 52 tuổi trong khi hồi ấy con chỉ mới 9 tuổi. Sau bữa hôm qua, con đã tự thề với mình sẽ không bao giờ sống một cuộc đời chỉ biết bám vào sự ổn định công việc chỉ vì con cần một đồng lương để sinh sống. Cũng chính vì thế, con sẽ không chắc xin việc ở hãng hàng không đâu. Và cũng vì thế mà con rất mong muốn gặp dược bố hôm nay. Con muốn ôn lại những bài học của bố, làm thế nào bắt đồng tiền làm việc cho mình và con không phải làm việc suốt-đời-vì-tiền. Nhưng lần này, con học với bô như một người lớn cơ. Bố hãy làm cho các bài học khó hơn và chi tiết hơn." "Con còn nhớ bài học đầu tiên của ta là gì không?" ông hỏi. "Người giàu không làm việc vì tiền," tôi đáp ngay. "Nhưng người giàu biết cách bắt đồng tiền làm việc lại cho họ." Một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt ông. Ông biết tôi đã lắng nghe và ghi nhở những lời dạy của ông từ khi tôi còn bé. "Tốt lắm con ạ," ông đáp. "Đó chính là nền tảng để trở thành một nhà đầu tư. Tất cả những nhà đầu tư đều phải học cách bắt đồng
tiền làm việc cật lực lại cho chính mình." ""Đó chính là điều con muốn học, bố à," tôi đáp. "Con muốn học hỏi và muốn truyền lại cho bố con những kinh nghiệm của bố. Tình hình bố của con hiện giờ rất tồi tệ bởi vì ông phải làm lại mọi thứ từ đầu ở tuổi 52." "Ta biết, ta biết con ạ." Người đáp. Vào buổi đẹp trời đó, những bài học về đầu tư của tôi đã bắt đầu. Những bài học nối tiếp nhau thành năm giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn tôi lại càng hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình tư duy của người bố giàu cũng như kế hoạch đầu tư của ông. Những bài học đã bắt đầu từ việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần và khả năng kiểm soát bản thân, bởi vì chỉ khi ấy đầu tư mới thực sự có hiệu quả. Đầu tư là một quá trình bắt đầu và kết thúc với việc kiểm soát bản thân mình. Đêm dó, tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho mình về mặt tinh thần khi chọn lựa giữa sự ổn định công ăn việc làm - như theo lối sống của người bố nghèo của tôi, và sự vun đắp nền móng tài sản cho mình - như theo lối sống của người bố giàu. Đó là sự chọn lựa sẽ trở nên giàu, nghèo hay trung lưu. Đó là một quyết định rất quan trọng bởi vì cho dù bạn chọn một vị trí đứng nào đó trong cuộc đời này - là nghèo, giàu hay trung lưu, mọi thứ trong cuộc sông của bạn cũng sẽ đều thay đổi. CHƯƠNG 3 Bài học đầu tư số 1: Sự chọn lựa
Những bài học đầu tư của người bố giàu bắt đầu. "Khi nói đến tiền bạc và đầu tư, mọi người có ba nguyên nhân hay lựa chọn cơ bản. Đó là: 1. An toàn; 2. Thoải mái; 3. Giàu có. Ông tiếp tục giải thích: "Cả ba chọn lựa đó đều quan trọng. Sự khác nhau trong cuộc sống của mỗi người chủ yếu là do chọn lựa nào được ưu tiên trước." Ông giải thích rằng hầu hết mọi người khi đầu tư tiền bạc của mình đều theo thứ tự đó. Nói cách khác, khi họ ra những quyết định về tiền bạc, an toàn là điều quan trọng nhất, rồi mới đến sự thoải mái và tiếp theo sau là giàu có. Chính vì vậy, hầu hết mọi người đều
đặt an toàn lên thứ tự ưu tiên trước nhất. Một khi họ có một nghề nghiệp ổn định và vững chắc, họ mới tập trung đến sự thoải mái. Chọn lựa cuối cùng đối với phần lớn mọi người là sự giàu có. Người bố giàu đã nói: "Ai ai cũng mơ ước được giàu có, nhưng đó không phải là chọn lựa hàng đầu của họ. Cũng chính vì thứ tự ưu tiên của các chọn lựa đó mà chỉ có 3 người trong 100 người Mỹ là giàu. Nếu việc trở nên giàu có phá vỡ sự thoải mái hay gây cảm giác không an toàn, phần lớn mọi người sẽ thôi không nghĩ đến việc làm giàu nữa. Điều đó cũng giải thích tại sao có rất nhiều người chuyên đi tìm kiếm những mách nước đầu tư chụp giựt. Người nào đặt sự an toàn ổn định và thoải mái lên hàng đầu thường cố đi tìm kiếm những cách làm giàu nhanh, dễ dàng, không có rủi ro và tiện lợi. Rất ít người trở nên giàu có nhờ một khoản đầu tư may mắn, nhưng thường những người này cũng sẽ mất hết mọi số lời kiếm được đó mà thôi."
GIÀU CÓ HOẶC HẠNH PHÚC Tôi thường nghe nhiều người nói: "Tôi thà có hạnh phúc hơn là giàu có." Riêng tôi, tôi không bao giờ hiểu nổi câu nói đó cả bởi vì tôi đã từng trải qua những lúc giàu nghèo trong cuộc sống. Trong cả hai tình huống, tôi đều có những lúc hạnh phúc và không hạnh phúc. Tôi không hiểu nổi tại sao mọi người lại cho rằng mình cần phải chọn lựa giữa hạnh phúc và giàu có. Khi tôi suy nghĩ về bài học này, tôi chiêm nghiệm ra rằng thực sự điều mà những người ấy muốn nói chính là: "Tôi thà cảm thấy ổn định, an toàn và thoải mái hơn là giàu có." Đó là vì một khi những người ấy không có cảm giác an toàn và thoải mái, họ sẽ không có hạnh phúc. Riêng tôi, tôi thà chấp nhận bấp bênh và chật vật để được trở nên giàu có. Tôi đã từng nghèo, từng giàu, từng hạnh phúc và từng không hạnh phúc. Thế nhưng, tôi có thể chắc chắn một diều với bạn rằng khi tôi nghèo và không hạnh phúc, sự bất hạnh đó càng tệ hại hơn so với lúc tôi giàu có và không hạnh phúc. Tôi cũng không thể nào hiểu nổi câu nói: "Tiền bạc không làm cho bạn hạnh phúc." Mặc dù câu nói ấy có thể đúng ở một số khía cạnh nào đó, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy được thoải mái khi trong túi tôi có tiền. Có tiền nhận vào bao giờ cũng đem lại một cảm giác tuyệt vời hơn khi mắc nợ phải trả. Vào năm 1973, tôi đã xếp thứ tự các chọn lựa cho chính mình như thế này: 1. Giàu có 2. Thoải mái
3. An toàn Trên khía cạnh tiền bạc và đầu tư, cả ba chọn lựa này đều quan trọng, xếp thứ tự chúng là một quyết định rất cá nhân mà bạn cần phải làm trước khi bắt đầu đầu tư vào một cơ hội nào đó. Người bố nghèo của tôi đã chọn "an toàn" là ưu tiên thứ nhất, trong khi người bố giàu đã chọn "giàu có" là mục tiêu trên hết.
CHƯƠNG 4 Bài học đầu tư số2 : Bạn nhìn thấy thế giới nào?
Một trong những sự khác nhau nổi bật giữa người bố giàu và người bố nghèo của tôi là cách nhìn về thế giới của mỗi người. Người bố nghèo luôn coi thế giới là một sự khan hiếm về tiền bạc, được phản ánh trong những câu nói như thế này của ông: "Con nghĩ tiền mọc trên cây à?", hoặc "Con nghĩ là bố được làm bằng tiền hay sao?", hoặc "Ta không mua nổi thứ ấy đâu." Khi ở bên cạnh người bố giàu, tôi lại nhận thấy cách nhìn của ông về thế giới hoàn toàn khác hẳn. Ông có thể nhìn thấy một thế giới thật nhiều tiền, và do đó ông hay phát biểu những câu nói đại loại thế này: "Đừng lo lắng về tiền bạc. Nếu chúng ta biết làm những điều đúng, lúc nào chúng ta cũng kiếm được nhiều tiền cả," hoặc "Đừng vì không có tiền mà con lại cho rằng con không mua nổi thứ con muốn." Vào năm 1973, trong một lần dạy tôi về tiền bạc, ông nói: "Chỉ có hai vấn đề về tiền bạc mà thôi. Một là không có đủ tiền. Hai là có quá nhiều tiền. Thế con muốn gặp vấn dề nào về tiền bạc đây?" Trong những lớp đầu tư do tôi dạy, tôi thường dành nhiều thời gian cho đề tài này. Phần lớn nhiều người xuất thân từ những gia đình giàu có, không gặp khó khăn thiếu thốn về tiền bạc. Vì tiền chỉ là một ý tưởng, một khái niệm, cho nên nếu bạn cứ quan niệm là không lúc nào mình có đủ tiền, thì thực tế cuộc đời của bạn sẽ xảy ra y như vậy. Một trong những thuận lợi mà tôi có được chính là có cơ hội trải qua và sống thực tế với hai gia đình có hai vấn đề khác hẳn nhau về tiền bạc. Và tôi dám cam đoan với bạn là cả hai hiện trạng tiền bạc đó đều không tốt cả. Người bố giàu từng bình luận về một hiện tượng thường gặp trong xã hội: "Nhiều người bỗng trở nên giàu sụ - chẳng hạn như thừa kế một gia tài kếch sù, hoặc trúng số độc đắc, đều thường nghèo trở lại. Đó là do về mặt tâm lý, những người ấy trước đây chỉ biết có một thế giới không có đủ tiền. Và khi xài hết gia tài từ trên trời rơi xuống đó, họ lại quay trở về với thế giới trước đây của họ: một thế giới không có đủ tiền." Một trong những vật lộn lớn nhất trong đời tôi chính là làm sao xoay chuyển quan niệm một thế giới không có đủ tiền của mình. Kể từ năm 1973 trở về sau, người bố giàu đã dạy cho tôi cách suy nghĩ về tiền bạc, phương cách làm việc và đạt được mục tiêu làm giàu. Người bố giàu thực sự tin rằng những người nghèo vẫn hoàn nghèo đơn
giản là vì họ chỉ biết có một thế giới tồn tại trước mắt họ. Ông nói: "Những gì con thấy về tiền bạc trong tâm tưởng của con cũng chính là những gì con thấy về tiền bạc thực sự ngoài đời. Con sẽ không thể nào thay đổi cuộc đời thực của con nếu như con không thay đổi trước hết thế giới nội tâm của con về tiền bạc." Người bố giàu đã tóm lược những nguyên nhân về quan điểm khan hiếm mà ông đã nhìn thấy từ những thái độ sống khác nhau của mọi người: 1. Bạn càng cần sự ổn định an toàn bao nhiêu, thì càng có sự khan hiếm trong cuộc đời của bạn bấy nhiêu. 2. Bạn càng cạnh tranh chừng nào, thì đời sống của bạn càng khan hiếm. Đó chính là lý do tại sao mọi người cạnh tranh nhau trong công việc, trong khen thưởng đề bạt, và trong điểm thi đua học tập ở trường. 3. Để đạt được sự phong phú trong cuộc sống, một người cần có nhiều kỹ năng hơn, sáng tạo hơn và biết hợp tác. Những người có đầu óc sáng tạo, có kỹ năng kinh doanh, tài chính, và biết hợp tác thường đạt dược một cuộc sống dư dả tiền bạc. Tôi có thể nhìn thấy ngay sự khác nhau đó trong cách sống của hai người bố. Người bố ruột của tôi luôn khuyến khích tôi chơi an toàn và tìm kiếm sự ổn định an toàn. Trong khi đó, người bố giàu lại khuyến khích tôi phát triển các kỹ năng và sự sáng tạo. Trong những lần trò chuyện về đề tài khan hiếm đó, người bố giàu thường lấy ra một đồng xu và nói với tôi: "Khi một người nói 'Tôi không có khả năng mua nổi nó,' người ấy chỉ thấy có một mặt của đồng tiền. Khi con biết đặt câu hỏi: 'Làm thế nào tôi có thể mua nổi nó?', đó chính là lúc con bắt đầu nhìn ra mặt bên kia của đồng tiền, vấn đề ở chỗ, ngay cả khi mọi người thấy được mặt bên kia của đồng tiền đi nữa, họ chỉ nhìn thấy bằng mắt thường của mình. Chính vì vậy, người nghèo chỉ thấy những gì người giàu làm trên bề mặt mà không thấy được những suy tính trong đầu của họ. Nếu con muốn thực sự thây được mặt bên kia của đồng tiền, con cần phải thấy được những gì đang diễn ra trong đầu của một người giàu con ạ." Nhiều năm sau, khi chứng kiến nhiều người trúng số độc đắc trở nên nghèo túng, tôi đã nhờ người bố giàu giải thích về hiện tượng này. Ông trả lời: "Một người bỗng dưng dược quá nhiều tiền và sau đó bị phá sản vì những người ấy chỉ thấy có một mặt của đồng tiền. Nói cách khác, họ xử lý số tiền ấy theo cách họ thường làm trước đây, và chính cách xài tiền ấy đã khiến cho họ nghèo túng hoặc phải sống chật vật trở lại như trước khi họ có tiền. Họ chỉ nhìn thấy một thế giới không có đủ tiền. Đối với
những người đó, điều an toàn nhất mà họ nên làm là gởi số tiền đó vào ngân hàng và sống bằng khoản tiền lãi tiết kiệm. Nhưng cũng có những người nhìn thấy được mặt bên kia của đồng tiền, và nhanh chóng nhân đôi số tiền ấy mà không gặp rủi ro nào hết." Vào cuối thập niên tám mươi, sau khi người bố giàu quyết định rửa tay gác kiếm và giao phó lại vương quốc tài chính của mình cho Mike, ông đã gọi hẹn gặp tôi. Trước khi trò chuyện, ông cho tôi xem số dư một tài khoản ngân hàng của ông với 39 triệu đô tiền mặt trong đó. Khi tôi vẫn còn há hốc mồm vì kinh ngạc, ông nói: "Đó chỉ mới là một tài khoản của ta thôi con ạ. Sở dĩ ta tự cho mình về hưu là vì luân chuyển số tiền ấy để đầu tư vào những khoản sinh lời khác vốn là một công việc toàn thời con ạ. Và ta nhắc lại công việc toàn thời ấy cứ mỗi năm lại có nhiều thách thức hơn, khó khăn hơn." Khi sắp chia tay, ông nói: "Ta đã bỏ nhiều năm trời ròng rã để huấn luyện Mike cách xây dựng cỗ máy sản xuất ra tiền. Giờ đây, sau khi ta về hưu, nó sẽ vận hành cỗ máy mà ta đã dày công xây dựng. Lý do khiến ta rút khỏi sân chơi là vì ta rất yên tâm với Mike. Nó không chỉ biết cách vận hành cỗ máy đó, mà còn biết cách sửa chữa khi có trục trặc xảy ra. Phần lớn bọn con nhà giàu thường tiêu tán hết số tiền do bố mẹ chúng để lại cho dù bọn chúng lớn lên trong một thế giới đầy ắp tiền bạc. Đó là vì chúng nó không bao giờ chịu học hỏi cách xây dựng một cỗ máy làm ra tiền, hay cách sửa chữa cỗ máy ấy khi bị hỏng hóc. Bọn ấy lớn lên trong thế giới bên kia của đồng tiền, nhưng không bao giờ học được làm thế nào để đi đến thế giới đó. Còn con, con có cơ hội dưới sự dìu dắt của ta có thể làm nên bước đột phá sang thế giới bên kia của đồng tiền." Yếu tố then chốt trong việc kiểm soát bản thân tôi chính là việc kiểm soát thế giới nội tâm của mình về tiền bạc. Lúc nào tôi cũng phải tự nhắc nhở mình là ngoài kia có một thế giới rất nhiều tiền, bởi vì trong tận sâu thẳm trái tim và trí óc của mình tôi luôn có cảm giác mình chỉ là một người nghèo. Bất cứ khi nào tôi có cảm giác hoảng sợ hay kinh khiếp dày vò bao tử của mình, mà cảm giác đó thường phát xuất từ nợi s không có đủ tiền, người bố giàu đã tập cho tôi một trong những bài tập vận dộng tinh thần khá đơn giản: Hãy đọc lên câu này và suy nghĩ, "Có hai vấn đề về tiền bạc. Một là không có đủ tiền, và hai là có quá nhiều tiền. Thế tôi sẽ chọn vấn đề nào đây?" Cứ hỏi câu hỏi ấy trong đầu mình cho dù lúc ấy cả con người tôi đang trong trạng thái khủng hoảng, sợ hãi về tiền bạc. Tôi không phải là loại người sống mơ tưởng hay loại người chỉ tin vào sức mạnh của sự quả quyết. Tôi dã thường xuyên đặt câu hỏi đó cho mình để có thể chống lại quan điểm về tiền bạc mà tôi được thừa hưởng từ gia đình của mình. Một khi cảm xúc
lắng dịu và thần kinh trở về trạng thái bình thường, tôi liền vắt óc tìm kiếm những giải pháp khắc phục những khó khăn về tiền bạc mà tôi đang gặp phải. Giải pháp chính là những câu trả lời hay hướng đi mới mẻ, hoặc tìm kiếm những người tư vấn khác, hoặc tham dự một lớp học về vấn đề mà tôi còn yếu. Mục đích chủ yếu khi tôi đặt câu hỏi là để khống chế trạng thái sợ hãi của bản thân tôi, để giúp tôi có thể lắng dịu lại, bình tâm lại và tiếp tục tiến lên phía trước. Tôi nhận ra phần lớn mọi người thường để sự khủng hoảng, sự sợ hãi đó đánh bại bản thân mình và khống chế suốt cuộc đời mình. Và cứ thế, những người ấy mãi mãi bị kẹt trong trạng thái hoảng sợ, không dám chấp nhận rủi ro về tiền bạc. Như tôi đã đề cập trước đây trong quyển II, mọi người thường để cho cảm xúc chiếm lĩnh và cai trị cuộc đời họ. Những cảm xúc dó là nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ mà từ đó dẫn đến sự hạ thấp bản thân và thiếu tự tin. Vào đầu thập niên chín mươi, nhà tỷ phú trong lĩnh vực bất động sản, Donald Trump, bị nợ gần 1 tỷ đô và tập đoàn của ông bị nợ gần 9 tỷ. Một nhà báo hỏi ông có lo lắng không. Ông đã trả lời: "Lo lắng chi tổ làm mất thời gian. Thay vì lo lắng, tôi tập trung suy nghĩ cách giải quyết những khó khăn chồng chất đó." Tôi nhận thấy một trong những nguyên nhân chính khiến cho mọi người không giàu được là bởi vì họ lo lắng quá nhiều cho những chuyện không đâu. Bài học đầu tư số 2 của người bố giàu chính là phải tập nhìn cho được cả hai thế giới tiền bạc đó: một thế giới không có đủ tiền và một thế giới có quá nhiều tiền. Sau đó, mới cần có một kế hoạch tài chính. Người bố giàu rất tin tưởng vào một kế hoạch tài chính cần phải có lúc bạn không có đủ tiền, cũng như một kế hoạch tài chính khác cần phải có lúc bạn trở nên có quá nhiều tiền. Ông nói: "Nếu con không chuẩn bị trước một kế hoạch khi con có quá nhiều tiền, sớm hay muộn con sẽ mất hết toàn bộ số tiền con kiếm được và quay lại với một kế hoạch duy nhất mà con chỉ biết trước đây, cũng như 90% dân số thế giới chỉ biết có mỗi một thế giới không có đủ tiền."
SỰ ỔN ĐỊNH AN TOÀN VÀ SỰ KHAN HIỂM Người bố giàu nói: "Một người càng đi tìm sự ổn định an toàn chừng nào, cuộc đời của người ấy sẽ càng gặp nhiều sự khan hiếm chừng ấy. Sự ổn định an toàn và sự khan hiếm luôn là bạn đồng hành của nhau. Một trong những lý do khiến cho quy luật 90/10 luôn đúng là vì hầu hết mọi người chỉ biết đi tìm sự ổn định suốt cuộc đời họ, mà lẽ ra họ nên đi tìm những kỹ năng về tài chính. Một khi con càng có nhiều kỹ năng về tài chính chừng nào, thì đời con sẽ càng phong phú và đầy dẫy tiền bạc chừng nấy."
Chính những kỹ năng tài chính đó đã giúp cho người bố giàu đủ sức dể sở hữu được nhiều địa ốc có giá trị nhất ở Hawaii mặc dù khi ấy ông không có nhiều tiền. Chính những kỹ năng tài chính đó đã giúp cho nhiều người có đủ sức mạnh chộp lấy một cơ hội nào đó và biến nó thành một chú vịt đẻ trứng vàng đến hàng triệu đô la. Hầu hết mọi người đều thấy được cơ hội, nhưng bởi vì họ không thể biến cơ hội ấy thành tiền nên họ càng tìm kiếm sự ổn định an toàn nhiều hơn. Người bố giàu còn nói: "Một người càng đi tìm sự ổn định an toàn, thì người ấy càng ít thấy các cơ hội xung quanh. Những người ấy chỉ thấy có một mặt của đồng tiền, và sẽ không bao giờ thấy được mặt kia của nó. Cũng như cầu thủ bóng chày vĩ đại Yogi Bera đã từng nói: 'Chỉ cần đánh trúng 7 lần trong 10 lần là anh sẽ có tên trong danh sách những cầu thủ vĩ đại.'" Nói cách khác, nếu bạn đập bóng 1000 lần trong suốt cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp của mình, và nếu như bạn chỉ cần đập trúng 700 lần, bạn sẽ được liệt vào hàng ngũ những cầu thủ xuất sắc. Thế mà phần lớn mọi người lại quá chú tâm đến sự an toàn ổn định đến mức chỉ cần "đánh trúng" một lần trong đời thôi, họ cũng tìm cách né tránh.
CHƯƠNG 5 Bài học đầu tư số 3: Tại sao đầu tư thường rối rắm?
Một ngày nọ, tôi đang ngồi đợi người bố giàu trong phòng làm việc trong khi ông đang bận điện thoại. Ông nói những câu thật lạ tai, đại loại như: "Thế anh chơi dài ngày hôm nay à?", "Nếu lãi suất đặc biệt hạ thì mức chênh lệch ra sao?", "Được rồi, được rồi. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao anh lại đi mua hợp đồng quyền mua bán hai chiều để giữ được như mức cũ?", "Anh tính chơi ngắn cổ phiếu đó à? Tại sao lại không dùng hợp đồng quyền mua cổ phiếu?" Khi ông buông điện thoại, tôi liền nói: "Con chẳng hiểu những gì bố nói trên điện thoại cả. Đầu tư thật là rối rắm khó hiểu." Ông mỉm cười: "Những gì ta nói không phải thực sự là đầu tư đâu con ạ." Người bố giàu lại cười và nói: "Trước hết, những người khác nhau thường quan niệm về đầu tư rất khác nhau. Chính điều đó đã làm cho đầu tư trông có vẻ rối rắm khó hiểu đó con. Thế nhưng những gì mà hầu hết mọi người gọi là đầu tư đều chẳng phải là đầu tư. Tất cả mọi người đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đều đang nói về cùng một đề tài." "Gì vậy bố?", tôi thắc mắc không hiểu được, "Tất cả mọi người đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đều đang nói về cùng một đề tài? Con không hiểu." Người bố giàu phá lên cười thật to. Và bài học bắt đầu.
"ĐẦU TƯ CÓ Ý NGHĨA KHÁC NHAU ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU" Khi người bố giàu bắt đầu bài học ngày hôm đó, ông đã lặp di lặp lại câu nói ấy. Dưới đây là tóm tắt những gì tôi đã rút ra từ bài học quan trọng đó.
NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG THỨ KHÁC NHAU Một số người đầu tư bằng cách sinh con thật nhiều. Có một đại gia đình chính là một phương cách bảo đảm cuộc sống của họ, sau này khi về già họ được các con của mình chăm sóc.
Một số người đầu tư vào một nền học vấn tốt, có một công việc ổn định và nhiều phúc lợi. Bản thân họ và những kỹ năng có được trở thành tài sản của chính họ. Một số người đầu tư vào những tài sản bên ngoài. Khoảng 45% dân số nước Mỹ đều có cổ phiếu ở các công ty. Tỷ lệ này càng lúc càng tăng khi mọi người nhận ra sự an toàn ổn định trong công việc cũng như khả năng có việc làm suốt cả đời.
CÓ NHIỀU CÔNG CỤ ĐẦU TƯ KHÁC NHAU Cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa, tiền tiết kiệm, đồ sưu tập, kim loại quý hiếm, quỹ bảo đảm, v.v... Mỗi một nhóm trên lại được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn: Cổ phiếu có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: 1. Cổ phiếu thông thường 2. Cổ phiếu ưu dãi 3. Cổ phiếu có bảo hành 4. Cổ phiếu các công ty nhỏ 5. Cổ phiếu các tập đoàn 6. Cổ phiếu chuyển đổi 7. Cổ phiếu kỹ thuật 8. Cổ phiếu ngành 9. Vân vân và vân vân Bất động sản có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: 1. Nhà ở 2. Văn phòng cho thuê 3. Trung lâm thương mại 4. Chung cư 5. Nhà kho
6. Bến bãi 7. Đất sản xuất 8. Đất sản xuất gần dường lộ 9. Vân vân và vân vân Quỹ hỗ tương có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: 1. Quỹ chỉ số 2. Quỹ tăng trưởng năng dộng 3. Quỹ khu vực 4. Quỹ thu nhập 5. Quỹ đóng 6. Quỹ cân bằng 7. Quỹ trái phiếu nhà nước 8. Vân vân và vân vân Bảo hiểm có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau: 1. Bảo hiểm nhân thọ trọn dời, theo định kỳ hay biến đổi 2. Bảo hiểm toàn bộ, hay toàn bộ biến đổi 3. Bảo hiểm hỗn hợp (vừa trọn đời vừa theo định kỳ trong cùng một chính sách) 4. Bảo hiểm tử vong người đầu, người thứ hai hoặc người cuối cùng. 5. Bảo hiểm sử dụng để trợ vốn hợp đồng mua bán 6. Bảo hiểm sử dụng cho thăng thưởng quản trị và các khoản thưởng khác không chi trả ngay 7. Bảo hiểm sử dụng dể trang trải các khoản thuế bất động sản 8. Bảo hiểm sử dụng cho các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện 9. Vân vân và vân vân Có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau dùng cho mục đích khác nhau. Đó là lý do tại sao đề tài đầu tư thường rối rắm khó hiểu. CÓ NHỮNG KIỂU ĐẦU TƯ KHÁC NHAU Người bố giàu dùng từ "kiểu" để ám chỉ cho những kỹ thuật, phương pháp hoặc công thức mua bán, trao đổi hay giữ các sản phẩm đầu tư. - Mua, giữ và cầu nguyện (chơi dài) - Mua rồi bán (trao đổi) - Bán rồi mua (chơi ngắn) - Quyền mua và quyền bán - Giữ trung bình chi phí đồng đô - Môi giới (trao đổi không kiếm lời) - Tiết kiệm Nhiều người đầu tư được phân loại theo kiểu đầu tư và hình thức đầu tư của họ. - Tôi là người mua bán chứng khoán. - Tôi đầu cơ vào địa ốc. - Tôi sưu tầm các đồng tiền quý hiếm. - Tôi mua bán các quyền hợp đồng future hàng hóa. - Tôi là người mua bán hàng ngày. - Tôi tin tưởng vào tiền gởi ở ngân hàng. Đó chính là những ví dụ về các loại người đầu tư khác nhau, sản phẩm đầu tư chuyên biệt và các kiểu đầu tư khác nhau của họ. Tất cả những điều đó càng làm tăng sự rối rắm của đầu tư, bởi vì núp dưới thuật ngữ "đầu tư" những người ấy chỉ thực sự là: - Những kẻ cờ bạc - Những tay đầu cơ tích trữ - Những người mua bán - Những người tiết kiệm - Những kẻ mơ mộng
- Những kẻ thất bại
CHẲNG CÓ AI LÀ KẺ SÀNH SỎI MỌI THỨ "Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau," người bố giàu nói. "Không có ai sành sỏi về mọi thứ cả, bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau."
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT KHUYNH HƯỞNG RIÊNG CỦA MÌNH Một người thường chơi chứng khoán sẽ nói, "Cổ phiếu là hình thức đầu tư tuyệt vời nhất." Một người đam mê địa ốc sẽ nói, "Bất động sản chính là nền tảng của mọi sự giàu có." Còn một người không ưa vàng sẽ phát biểu, "Vàng là một thứ hàng hóa lỗi thời." Và nếu như bạn thêm vào đó các kiểu đầu tư khác nhau, chắc chắn bạn sẽ bị rối ngay. Một số người cho rằng: "Hãy đa dạng hóa. Đừng bỏ hết mọi quả trứng bạn có vào trong một cái tổ." Thế nhưng những người khác, như Warren Buffet - nhà đầu tư vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng hạn, lại nói: "Đừng đa dạng hóa. Hãy bỏ hết mọi quả trứng bạn có vào trong một cái rổ và theo dõi nó cẩn thận." Tất cả những khuynh hướng rất cá nhân của những người được gọi là chuyên gia đầu tư, càng làm cho đầu tư trở thành một đề tài rắc rối và hết sức khó hiểu.
CÙNG MỘT THỊ TRƯỜNG NHƯNG CÓ NHIỀU HƯỚNG KHÁC NHAU Mỗi người có cách nhìn, cách đánh giá khác nhau về hướng chuyển động của thị trường và tương lai nền kinh tế thế giới, điều này càng làm cho việc đầu tư thêm rối rắm. Nếu bạn từng xem các chuyên mục về tài chính trên ti vi, bạn sẽ thấy có một số vị chuyên gia nào đó hùng hổ phát biểu: "Thị trường đã quá nhiệt rồi. Trong vòng sáu tuần tới, chúng sẽ sụp đổ." Thế nhưng chỉ mười phút sau, một vị chuyên gia khác xuất hiện trên màn hình và trấn an: "Thi trường sẽ còn đi lên nữa. Sẽ không có khủng hoảng xảy ra."
NHẬP CUỘC TRỄ Một người bạn gần đây đã hỏi tôi: "Cứ mỗi lần tôi nghe thấy một cổ phiếu hấp dẫn nào đó, khi tôi nhảy vào mua là giá thị trường lại sụt. Điều đó chẳng khác nào tôi đi mua ở giá cao và ngày hôm sau, cổ phiếu được rao là hấp dẫn đó lại bắt đầu tụt giá.
Tại sao tôi cứ luôn bị nhập cuộc trễ vậy anh?" Một than phiền khác mà tôi thường nghe lại là: "Cổ phiếu ấy giảm giá nên tôi bán đi. Thế mà qua ngày hôm sau, nó leo lên trở lại. Tại sao vậy?" Tôi gọi đó là hiện tượng "nhập cuộc trễ", hoặc hiện tượng "bán quá sớm", vấn đề với đầu tư thường ở chỗ một khi một cổ phiếu hay một quỹ nào đó được đánh giá, xếp hạng số một trên thị trường trong vòng hai năm qua thường là cổ phiếu dó, hay quỹ đó đã được các nhà đầu tư thực sự kiếm lời rồi. Những người ấy đã biết nhảy vào cuộc chơi ngay từ đầu và biết nhảy ra khi ở mức giá cao nhất. Đối với tôi, chẳng có gì đáng sợ hơn khi nghe một người nào đó huênh hoang: "Tôi mua cổ phiếu đó ở mức giá 2 đô và hiện giờ đang là 35 đô." Những câu chuyện như thế, hay những mách nước như thế chẳng làm cho tôi được lời lộc gì cả mà chỉ càng làm tôi kinh khiếp. Đó chính là lý do tại sao mà ngày nay mỗi khi tôi nghe những câu chuyện kiếm tiền hay làm giàu nhanh chóng như thế trên thị trường, tôi chỉ lặng lẽ bỏ đi mà không cần phải nghe thêm gì cả. Đối với tôi, những điều đó không phải là đầu tư thực sự.
ĐẤY CHÍNH LÀ LÝ DO TẠI SAO ĐẦU TƯ LẠI TRỞ NÊN RỐI RẮM PHỨC TẠP Người bố giàu thường nói: "Đầu tư sở dĩ trở nên rối rắm, phức tạp bởi vì đó là một đề tài rất rộng lớn. Nếu con nhìn quanh, con sẽ thấy mọi người đầu tư vào những thứ khác nhau. Hãy nhìn vào những thiết bị điện trong nhà con xem. Chúng chính là những sản phẩm của những công ty mà người khảc bỏ tiền vào đầu tư. Nguồn điện con đang xài chính là từ một công ty điện lực cung cấp mà người ta đầu tư vào. Một khi con hiểu được điều đó, con sẽ nhìn ra cùng một bức tranh đối với chiếc xe của con, bình ga, vỏ xe, dây thắt an toàn, cây gạt nước, bộ đề máy, đường sá, các dải phân cách trên đường, lon nước ngọt, đồ đạc nội thất, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, ngân hàng, khách sạn, v.v... Tất cả những thứ đó sở dĩ xuất hiện và tồn tại là do có một người nào đó đã đầu tư sản xuất ra chúng, làm cho sản phẩm hàng hóa xã hội phong phú, và đời sống con người ngày một văn minh. Đó mới chính là đầu tư thực sự đấy con ạ." Và người bố giàu đã kết thúc bài học của mình về đầu tư với câu nói thế này, "Đối với hầu hết mọi người, đầu tư là một đề tài phức tạp và rối rắm chỉ bởi vì những gì mà mọi người gọi là đầu tư đều không phải là đầu tư thực thụ." Trong chương tiếp theo, người bố giàu đã hướng dẫn tôi giảm bớt sự phức tạp khó hiểu của đầu tư, và chỉ cho tôi thấy đầu tư thực sự là gì.
CHƯƠNG 6 Bài học đầu tư số 4: Đầu tư là một kế hoạch, cbứ không phải là một kỹ thuật hay sản phẩm
Nhiều người thường hỏi tôi: "Tôi có 10.000 đô để đầu tư. Theo anh, tôi nên đầu tư vào đâu bây giờ?" Câu trả lời của tôi luôn luôn là: "Anh có một kế hoạch không?" Cách đây vài tháng, tôi được mời tham gia một chương trình phát thanh trực tiếp ở San Francisco. Chủ đề chương trình hôm đó là đầu tư và người dẫn chương trình là một nhà môi giới khá nổi tiếng trong vùng. Một cú điện thoại của một bạn nghe đài muốn được hướng dẫn về đầu tư. "Tôi 42 tuổi. Tôi hiện có một công việc khá tốt nhưng không có nhiều tiền. Mẹ của tôi hiện sở hữu một căn nhà trị giá 800.000 đô và chỉ còn nợ ngân hàng 100.000 đô. Bà nói bà sẽ cho tôi dùng trị giá căn nhà thế chấp để vay vốn đầu tư. Theo ông, tôi nên đầu tư vào đâu? Vào cổ phiếu hay địa ốc?" Tôi trả lời: "Thế ông có một kế hoạch không?" "Tôi chẳng cần kế hoạch nào cả," người đàn ông đáp. "Tôi chỉ muốn ông cho tôi biết nên đầu tư vào đâu. Tôi muốn biết ý kiến ông về cổ phiếu và địa ốc, cái nào tốt hơn." "Tôi biết ông đang muốn gì thưa ông... thế nhưng xin lỗi ông, ông có một kế hoạch không?" Tôi cố hỏi lại một cách hết sức lịch sự. "Tôi đã bảo ông là tôi không cần một kế hoạch gì hết," vị thính giả trả lời. "Tôi đã bảo ông là mẹ tôi sẽ cho tôi tiền. Do đó, tôi sẽ có tiền nên không cần kế hoạch. Tôi hiện đang sẵn sàng để đầu tư đây. Tôi chỉ muốn biết theo ông thị trường chứng khoán tốt hơn hay xấu hơn thị trường bất động sản. Tôi cũng muốn biết tôi nên xài bao nhiêu tiền của mẹ tôi để mua một căn nhà mới cho tôi. Trong vùng vịnh này, giá cả cứ tăng vùn vụt và tôi không muốn đợi lâu hơn nữa." Tôi quyết định sử dụng một "chiến thuật" khác và hỏi ông ta: "Nếu ông hiện 42 tuổi và có một công việc khá tốt, vậy tại sao ông không có tiền? Nếu ông làm tiêu số vốn vay, liệu mẹ anh có đủ sức gánh thêm một khoản nợ khác nữa không? Và nếu ông bị mất việc, thị trường lại sụp đổ, liệu ông có đủ sức trả nợ căn nhà mới mà ông
không thể bán được nó ở mức giá ông đã mua hay không?" Vị thính giả đó đã trả lời thế này trên đài, trước khoảng 400.000 người nghe. "Đó không phải là chuyện của ông. Tôi tưởng ông là nhà đầu tư. Ông không cần soi mói vào đời tư của tôi để mách nước cho tôi đầu tư. Và ông không được đụng đến mẹ của tôi. Những gì tôi muốn chỉ là một lời khuyên về đầu tư, chứ không phải tư vấn về đời tư của tôi."
TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHÍNH LÀ TƯ VẤN ĐỜI TƯ Một trong những bài học quan trọng nhất tôi học được từ người bố giàu chính là: "Đầu tư là một kế hoạch, chứ không phải là một kỹ thuật hay một sản phẩm." Người còn nói tiếp: "Đầu tư là một kế hoạch rất riêng, rất cá nhân." Trong một buổi học về đầu tư, ông đã hỏi tôi: ''Con có biết tại sao có nhiều kiểu xe ôtô hay xe tải khác nhau không?" Tôi suy nghĩ một hồi rồi cuối cùng trả lời: "Con çho rằng là vì có nhiều người khác nhau có nhu cầu không giống nhau. Một người sống độc thân thì không cần có chiếc xe bảy chỗ, thế nhưng một gia đình có 5 đứa con thì lại rất cần." "Đúng vậy," người bố giàu nói. "Chính vì thế mà các sản phẩm đầu tư còn được gọi là phương tiện đầu tư." "Tại sao lại là phương tiện đầu tư vậy bố?" tôi hỏi. "Bởi vì bản chất của chúng là như thế," ông đấp. "Có nhiều phương tiện - sản phẩm đầu tư - khác nhau là vì những người khác nhau có nhu cầu khác nhau. Cũng giống như một gia đình 5 con có nhu cầu khác với một người độc thân." "Nhưng tại sao lại gọi là phương tiện chứ?", tôi hỏi. "Vì tất cả mọi phương tiện đều có thể giúp con đi từ điểm A đến điểm B. Một sản phẩm đầu tư đơn giản sẽ giúp con đi từ vị trí tài chính hiện tại đến chỗ con muốn đạt tới sau này." "Và cũng chính vì thế mà bố cho rằng đầu tư là một kế hoạch." Tôi vừa nói vừa chiêm nghiệm ra những gì người bố giàu đã nói với tôi. "Đầu tư cũng giống như lên kế hoạch một chuyến đi, chẳng hạn từ Hawaii đến New York. Con thừa biết rõ để băng qua Thái Bình Dương, nếu con đi bằng xe đạp hay xe hơi, con sẽ khó đến đích được. Chỉ đi bằng tàu thủy hay máy bay con mới có thể đến New York được," người bố giàu nói tiếp.
"Và một khi con đến được đất liền, con có thể chọn đi bộ hay đi xe đạp, xe hơi, xe lửa, xe buýt hay máy bay đến New York," tôi thêm vào. "Tất cả đều là những phương tiện khác nhau." Người bố giàu gật đầu. "Và một phương tiện này không nhất thiết tốt hơn phương tiện kia. Nếu con có nhiều thời gian và thực sự muốn ngắm phong cảnh, con có thể đi bộ hoặc đạp xe. Không chỉ tới được đích bằng phương tiện đó mà sức khỏe của con còn được tăng lên rất nhiều. Nhưng nếu con muốn đến New York vào ngày mai, rõ ràng máy bay là phương tiện duy nhất có thể đưa con đến đó đúng giờ." "Chính vì thế mà có rất nhiều người chỉ biết tập trung vào một sản phẩm như cổ phiếu chẳng hạn, và một kỹ thuật đầu tư như trao đổi mua bán. Thế nhưng họ không hề có một kế hoạch nào cả. Đó có phải là điều bố muốn nói không?" tôi hỏi. Người bố giàu gật đầu. "Hầu hết mọi người cố kiếm tiền bằng những gì họ nghĩ là đầu tư, như mua bán cổ phiếu chẳng hạn. Thế nhưng việc mua bán đó không phải là đầu tư." "Vậy thì nó là gì chứ?" tôi hỏi. "Chỉ là mua bán đơn thuần thôi con ạ. Đó chỉ là một kỹ thuật, một cách thức. Người mua bán cổ phiếu chẳng khác gì mấy những người đi mua địa ốc, sửa chữa chút ít rồi bán lại ở giá cao để kiếm lời. Kỹ thuật mua bán đã có mặt cách đây hàng thế kỷ, và nó đã phát triển dần thành một công việc chuyên nghiệp. Thế nhưng đó vẫn không phải là đầu tư." "Như vậy theo bố, đầu tư là một kế hoạch giúp cho bố chuyển từ vị trí hiện có đến chỗ bố mong muốn trở thành sau này." Tôi vừa nói vừa cố hiểu cho được sự phân biệt của người bố giàu. Ông gật đầu và nói: "Ta biết điều đó có vẻ nhỏ nhặt. Nhưng ta đang cố gắng giúp con bớt rối rắm về đề tài đầu tư. Ngày nào ta cũng gặp nhiều người cứ cho những gì họ đang làm là đầu tư, nhưng về mặt tiền bạc ta biết chắc là họ sẽ chẳng đi đến đâu cả. Những người đó chẳng khác nào cứ đẩy một chiếc xe cút kít chạy vòng vòng."
KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN Trong chương trước, tôi đã liệt kê một vài sản phẩm và kỹ thuật đầu tư khác nhau hiện có. Ngày nay có rất nhiều hình thức được tạo ra để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhiều người. Khi mọi người không có một kế hoạch tài chính rõ ràng cho bản thân mình, tất cả những sản phẩm và kỹ thuật đầu tư càng trở nên rối rắm và phức tạp.
Người bố giàu giải thích: "Một số người chuyên về một sản phẩm và một kỹ thuật đầu tư. Chính vì vậy mà ta cho rằng những người ấy chỉ biết đẩy xe cút kít chạy vòng vòng. Chiếc xe đó nếu hoạt động tốt họ sẽ kiếm được nhiều tiền, nhưng bản chất của nó vẫn chỉ là một chiếc xe không hơn không kém. Một nhà đầu tư thực thụ không cố chấp hay lệ thuộc vào bất kỳ một sản phẩm hay kỹ thuật đầu tư nào cả. Anh ta có một kế hoạch, một danh sách các sản phẩm và kỹ thuật đầu tư khác nhau để chọn lựa. Tất cả những gì mà nhà đầu tư ấy muốn đạt tới là đi từ điểm A đến điểm B một cách an toàn trong một khoảng thời gian dự định. Nhà đầu tư ấy chẳng hề mong muốn sở hữu hay đẩy chiếc xe đó." Tôi vẫn lờ mờ không hiểu và nhờ ông giải thích rõ hơn. Ông đáp có vẻ không hài lòng: "Này nhé, nếu ta muốn đi từ Hawaii đến New York, ta có nhiều chọn lựa phương tiện khác nhau. Thế nhưng ta thực sự không hề muốn sở hữu chúng, mà ta chi muốn sử dụng những phương tiện đó thôi. Khi ta leo lên chiếc Boeing 747, ta chẳng hề muốn lái nó cũng như chẳng hề yêu thích nó tí nào cả. Ta chỉ muốn nhờ nó để có thể đi đến nơi mà ta muốn tới. Khi ta đáp xuống phi trường Kennedy, ta muốn sử dụng taxi đi đến khách sạn. Khi ta đến khách sạn, nhân viên khuân hành lý giúp ta mang hành lý lên phòng. Ta chẳng hề mong muốn làm công việc đó tí nào cả." "Vậy khác nhau thế nào hở bố?" tôi hỏi. "Nhiều người tự cho mình là nhà đầu tư thường chỉ bám vào một sản phẩm đầu tư. Họ nghĩ họ phải ưa thích cổ phiếu hay bất động sản để sử dụng chúng như phương tiện đầu tư. Cho nên những người ấy thường đi kiếm những khoản đầu tư họ yêu thích mà không hề vạch ra cho mình một kế hoạch. Những người ấy chỉ chạy vòng vòng mà sẽ không bao giờ đi được từ điểm A đến điểm B về tiền bạc con ạ." "Như vậy có nghĩa là bố không nhất thiết phải ưa thích chiếc Boeing 747 mà bố đi, cũng như không nhất thiết phải ưaa thích cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương hay cao ốc văn phòng của mình. Tất cả những thứ đó đều chỉ là phương tiện giúp bố đi tới nơi bố muốn đến." Ông gật đầu: "Đúng vậy. Ta rất trân trọng những phương tiện đó, cũng như ta tin tưởng những người đang quản lý những phương tiện đầu tư đó cho ta. Thế nhưng ta chỉ không muốn bám vào những phương tiện đó, cũng như không muốn sở hữu hay bỏ thời gian quản lý, theo dõi chúng." "Điều gì xảy ra khi mọi người chỉ biết bám vào những phương tiện đầu tư của mình?" tôi hỏi. "Họ cho rằng những phương tiện đó là những phương tiện đầu tư duy nhất, hiệu quả nhất. Ta quen nhiều người chỉ biết có mỗi cổ phiếu, hoặc quỹ hỗ tương, hoặc bất
động sản. Và đó là lý do tại sao mà ta ví von những người ấy chỉ biết đẩy một chiếc xe chạy vòng vòng. Dĩ nhiên kiểu suy nghĩ đó chẳng có gì sai cả. Đó chẳng qua là sự khác nhau trong định hướng mà thôi, tức là họ chỉ thường tập trung vào phương tiện thay vì một kế hoạch. Cho nên, dù những người ấy có kiếm được thật nhiều tiền đi chăng nữa, số tiền ấy vẫn không giúp họ đạt được những gì họ mong muốn." "Như vậy, con cần phải có môt kế hoạch," tôi nói. "Và kế hoạch đó của con sẽ quyết định những loại phương tiện đầu tư mà con cần." Ông gật đầu: "Trong thực tế, con đừng nên đầu tư một khi con chưa có kế hoạch. Hãy luôn ghi nhớ điều này trong đầu con: đầu tư là một kế hoạch, chứ không phải là một sản phẩm hay một kỹ thuật. Đó là một bài học hết sức quan trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top