lt1

LẤY TH N MÌNH DIỆT ĐỊCH
7 giờ 45 phút ngày 22 tháng Sáu năm 1941, trung uý Gudzj, bị nhiều xe tăng địch vây quanh, đã tiêu diệt một xe địch bằng cách lái chiếc KV của mình húc vào nó. (Ở đây ta cần biết thêm là trình độ tác xạ của lính tăng Xôviết thời kỳ đầu rất kém, hầu hết họ mới làm quen với khí tài trước khi tham chiến chỉ vài giờ đồng hồ. Tôi xin trình bày cụ thể điều này trong các tư liệu sau – LTD).
Đây có lẽ là vụ húc tăng đầu tiên được ghi nhận trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tức là va chạm để tiêu diệt kẻ thù một cách có chủ đích. Thật ra, vấn đề không phải ở chỗ ai là người đầu tiên thực hiện mà quan trọng nhất là đây không phải là lần cuối cùng binh lính Xôviết húc xe mình vào tăng giặc.
Ngày 16 tháng Ba năm 1945, trong trận chiến giành giật bàn đạp trên tuyến phòng thủ sông Oder, trung uý Neljubov, khi đã bắn hết đạn, lái thẳng chiếc T-34 của mình đâm vào chiếc Tiger trong một tình huống chạm trán bất ngờ. (Hãy tưởng tượng hòan cảnh chỉ vài ngày nữa là Chiến thắng. Về mặt kỹ thuật, loại xe T-34-76 chỉ có thể hạ được Tiger bằng một phát đạn bắn ngang hông ở khoảng cách 100-200m, còn T-34-85 (pháo 85mm) chỉ hạ Tiger ở cách 500m. Trong khi đó pháo 88 của Tiger cực kỳ chính xác, đồng thời sức công phá của nó có thể tiêu diệt T-34 ở cách xa 1000-2000m. So sánh trung bình thì 1 Tiger = 8 T-34. - LTD)
Giữa hai trường hợp trên có khoảng hơn 160 vụ húc xe được ghi nhận. Sự căng thẳng và khốc liệt trong chiến tranh thật không thể tưởng tượng nổi.
Các trận chiến giữa xe tăng Xôviết và xe tăng Đức kết thúc, theo đúng nghĩa đen, tới viên đạn cuối cùng và thậm chí còn tiếp diễn sau đó. Khi họ không thể nổ súng bởi đã hết đạn hoặc do xe tăng bị hư hỏng, hoặc tình hình không cho phép có lựa chọn nào khác, rất nhiều chiến sĩ xe tăng Xôviết đã đâm xe mình vào kẻ địch. Trong thực tế, có rất nhiều tình huống đã dẫn tới việc va chạm mà ta có thể liệt kê ra đây: hết đạn, chạm trán đột xuất ngoài dự kiến mà không đủ thời gian để nạp đạn pháo và rất nhiều lý do khác nữa.
Xe tăng có thể sử dụng để tiêu diệt gần như bất kỳ loại mục tiêu nào: ụ pháo, đội hình hành quân của địch, xe tăng, máy bay đậu trên mặt đất v.v. Mọi loại SU, T-34. IS, KV, ISU, tất cả đều thực hiện được các nhiệm vụ trên. Thông thường, theo ta có thể suy luận, kẻ thù thường bị húc bởi T-34 và KV. (Đây là hai loại tăng xung kích. KV thường được sử dụng thời kỳ đầu chiến tranh, còn T-34 là xe tăng hạng trung dẫn đầu các mũi xung kích – LTD)
Hãy tưởng tượng hàng chục tấn giáp thép lao với tốc độ cao đâm vào xe tăng địch và cảnh tượng xảy ra sau đó ... vỏ thép vỡ tung, chiếc xe tăng Đức bị móp méo và nghiền nát ... và thông thường là một tiếng nổ nhận chìm cả hai chiếc tăng, chôn vùi hai tổ lái trong một nấm mồ rực lửa ... Hoặc cảnh tượng một chiếc xe tăng húc tung cả một đội hình hành quân. Năm 1941, chiếc T-34 dưới sự chỉ huy của Grigorij Zubov đã tiêu diệt 2 khẩu pháo chống tăng và 30 xe tải trong một tình huống như vậy. Ngày 16 tháng Giêng năm 1945, tại Ba Lan, xe tăng của Grigorij Vinogradov nghiền nát cả một đội  hình hành quân gồm 2 tăng, 6 pháo, 60 xe tại. 80 lính bộ binh Đức bị tiêu diệt trong vụ này. Vinogradov sau đó đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

"Bất cứ thằng ngốc nào cũng có thể rồ ga cho xe mình phóng thật nhanh và đâm vào xe tăng địch, vấn đề là ở chỗ làm thế nào để đâm được vào nó sao cho sau đó xe của anh vẫn còn nguyên vẹn” – trích lời một người lính lái tăng đã tham chiến.
Song song với những ghi nhận trên là những vụ “húc xe trong khi bốc cháy”, tức điên cuồng húc chiếc xe đang bốc cháy của mình vào địch. Chiếc xe tăng đang cháy nghiền nát, đâm vỡ và va chạm với mọi thứ và xông vào vào bất cứ thứ gì cho tới khi, thông thường là tới khi đạn pháo trong xe phát nổ thổi tung chiếc xe và tổ lái. Đây không hề là hành động kamikaze của lính tăng Xôviết (lính Nhật hành động như vậy do họ bị vượt trội về cả chất lượng lẫn số lượng – LTD). Húc xe khi bốc cháy chỉ xảy ra khi chiếc tăng đã trúng đạn, thường là vào những giây phút cuối cùng trước khi đạn pháo bắt lửa nổ tung. Thông thường, tổ lái gần như không có cơ hội sống sót, thậm chí ngay cả khi những thành viên sống sót chui được ra khỏi chiếc xe. (Xin nói thêm, theo hồi ức của Dmitri Loza, chỉ huy một quân đoàn tăng Xôviết - loại M4 Sherman do Mỹ cung cấp, T-34 trúng đạn bốc cháy thường sẽ nổ tung và giết chết các lính tăng đã bò được ra ngoài nấp xung quanh - họ không thể bò xa hơn do đạn súng máy địch uy hiếp – trong khi xe M4 Sherman thì không. Thường là xe Mỹ cháy cho tới khi tắt nhưng không phát nổ. Lý do là thuốc nổ trong đạn pháo của T-34 không tinh chất như đạn Mỹ. Người Nga làm vậy để đạn của họ có sức nổ mạnh hơn. - LTD) Trong trận phòng thủ Stalingrad, đại uý Putin trong chiếc KV của mình đã tiêu diệt một đội hình hành quân của địch. Chiếc KV bị trúng đạn và bốc lửa. Hát vang bài “Quốc tế ca”, tổ lái ở lại trong chiếc xe bốc cháy, đang bị quân thù vây quanh. (Trong thời kỳ đầu, KV chỉ bị xuyên thủng bởi pháo phòng không 88mm của Đức. Loại này khá đắt và hiếm. Do đó, trong chỉ dẫn chiến trường của Đức, lính Đức dùng pháo nhỏ bắn cấp tập uy hiếp tinh thần tổ lái buộc họ phải đầu hàng hoặc bỏ xe, hoặc rút lui. Nếu tổ lái vẫn xông tới thì dùng chai cháy. Theo tôi biết, tinh thần lính tăng Nga nói chung khá kém và chiến thuật trên của Đức thường là thành công. – LTD). Trong hơn 160 trường hợp húc xe được ghi nhận, húc xe khi bốc cháy chiếm khoảng 10 %.
Không như Không quân Sôviết, húc xe tăng xảy ra trong suốt chiều dài toàn cuộc chiến với cao điểm là năm 1943.
G.K. Zhukov trên đường tới Sở chỉ huy đã dừng lại tại chiến trường Prokhorovka và đã im lặng quan sát trong suốt mấy phút cảnh tượng cánh đồng rải đầy những đống sắt cháy đen của những chiếc tăng cháy rụi, nổ tung và móp méo. Khắp nơi ngổn ngang mảnh giáp sắt vỡ, mảnh xích xe ... Ngay sát ông là một chiếc Panther bị một chiếc T-70 húc vào hông. Cách đó khoảng 20 m - một Tiger và một T-34 trong tư thế nhảy cuối cùng, cả hai đều nổ tung. 
Zhukov nói, như thể tự nhủ, "Đây là một trận chiến giáp lá cà ...”
Dưới đây là thống kê các vụ húc xe:
1941: 24 vụ
1942: 12 vụ
1943: 52 vụ
1944: 42 vụ
1945: 31 vụ
Có khá ít trường hợp được ghi nhận trong thời kỳ 1941-1942. Có lẽ, đó là do tình hình chung không cho phép ghi nhận những trường hợp xảy ra trong các trận chiến khi các binh đoàn và lữ đoàn tăng bị tiêu diệt hoàn toàn không một lời trăn trối. Tuy nhiên, sự vượt trội về thông số kỹ thuật (giáp thép và máy móc - LTD) và sự thiếu đạn dẫn tới các vụ húc xe. Thêm vào đó, như ta đã biết, hầu hết lính tăng Sôviết thời kỳ đầu chiến tranh không phải là những thiện xạ. Thêm nữa, như một thông lệ, một đại đội sẽ theo sau chiếc xe chỉ huy trong trận tiến công. Các sách cẩm nang khuyến cáo dẫn đại đội theo hướng, lấy ví dụ, lái thẳng về phía mục tiêu. (có lẽ do kỹ thuật thông tin kém. Máy bộ đàm chỉ được lắp trong xe ở giai đoạn sau của chiến tranh, và chất lượng truyển tin cũng không tốt. – LTD). Tính thêm vào đây sự cương quyết chấp hành lệnh của lính tăng Sôviết, thật dễ để kết luận rằng những cuộc chạm trán sẽ kết thúc bằng việc húc xe hoặc đơn giản là va chạm giữa hai đối thủ. Tóm lại, chắc hẳn đã có rất nhiều vụ húc xe mà không ai báo cáo lại.
Trong chuyển biến chung của tình hình ngoài chiến trường, số các vụ được báo cáo lại đã tăng lên. Liên tiếp, những xe Tiger của Đức chiếm đầu sổ là mục tiêu của những vụ húc tăng. Đỉnh điểm của năm 1943 cho thấy không chỉ do trong năm này diễn ra những trận đấu tăng lớn, mà cả cho thấy thực tế là tăng Sôviết đã hoàn toàn mất đi ưu thế về kỹ thuật và phải chiến đấu trong tầm gần bằng cách húc xe, có lẽ đó là cách hiệu quả nhất để phá huỷ một xe tăng hạng nặng của Đức (Tiger). 
Trong thời kỳ 1944-45, có rất nhiều vụ húc xe vào các ụ hỏa điểm, ụ phòng thủ.
Đôi khi kết quả một vụ húc xe thật bất ngờ. Ngày 26 tháng Sáu 1941, chiếc KV của Lữ đoàn xe tăng số 8 dưới sự chỉ huy của trung uý Zhegan đã húc và phá huỷ một Pz. IV. Sau cú va chạm, chiếc KV bị chết máy, tổ lái bị bất tỉnh. Một chiếc Pz. IV khác quyết định đây là cơ hội tốt để bắt sống chiếc KV. Ý kiến tưởng chừng tuyệt diệu này hóa ra lại hại chính họ. Tiếng động gây ra do chiếc Pz. IV khi kéo chiếc KV đã làm hồi tỉnh những lính Nga và họ đã có thể khởi động lại máy.  Chiếc KV nặng hơn và máy có công suất cao hơn. Tổ lái Đức vội bò ra ngoài và chiếc xe tăng Đức đã được kéo về vị trí đóng quân của phía Nga. (Nhưng dây cáp kéo của Đức quả tốt thật!)
Ngày 21 tháng Ba 1944, tiểu đoàn của thiếu tá Nikonov đối đầu với 14 chiếc Panther đang bảo vệ một ngôi làng. Những chiếc T-34 lao tới với tốc độ tối đa và bắn cháy 4 chiếc Panther. (Panther là xe hạng trung của Đức, lấy mẫu từ T-34 nhưng giáp thép dầy hơn, gắn pháo 88 uy lực và chính xác hơn – LTD). Quân Đức rút lui. Đuổi theo họ, tiểu đoàn tiến vào ngôi làng. Chiếc Panther cuối cùng, sợ hãi trước nỗi lo bị húc bởi chiếc T-34 đang lao với tốc độ tối đa, đã đầu hàng. Trong trận này, trung sĩ Garaschenko được báo cáo là đã húc và làm hỏng một chiếc Tiger. Garaschenko chạy lại chiếc Tiger và đập lên tháp pháo của nó, hô to “Hitler kaput, Panther kaput, alles kaput!” (Hitler chết, Panther chết, tất cả chúng mày chết hết! – LTD) và bắt sống tổ lái chiếc Tiger.
Ngày 26 tháng Sáu năm 1944, trung uý S. Mitta trong trận đánh tại Belorussia đã nêu một ví dụ tiêu biểu cho việc “húc xe đang bốc cháy”. Anh được giao nhiệm vụ phải ngăn địch phá huỷ một chiếc cầu bắc ngang sông Odrov để lực lượng chủ lực mau chóng tiến qua và cắt đứt con đường Minsk-Brest, đóng kín ngã rút của quân Đức. Đầu cầu được một khẩu đội dã pháo và mấy chiếc StuG (pháo tự hành) bảo vệ. Ba chiếc T-34 phóng nhanh tới chiếc cầu, trên đường tiến đã tiêu diệt một chiếc Panther và vài khẩu pháo chống tăng cùng xe kéo pháo. Gần cây cầu, các chiến sĩ tăng Xôviết bắn cháy 5 trong số 8 chiếc StuG và diệt luôn khẩu đội pháo. Chiếc tăng của Mitta đã bốc cháy nhưng anh chợt trông thấy đám lính gài mìn Đức trên chiếc cầu. Chiếc xe đang cháy lao tới nhóm lính và nghiền nát chúng. Chiếc tăng đang ở trên cầu và có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Xe tăng nổ sẽ làm phá huỷ chiếc cầu. Quyết định của anh thật đáng sợ: Mitta lái chiếc tăng của mình lao thẳng từ cầu xuống sông. Nhiệm vụ được hoàn thành với giá phải trả là mạng sống của những người lính Xôviết. Các xe tăng của Binh đoàn tăng Cận vệ số 4 băng qua sông và hoàn tất nhiệm vụ của họ. 
Câu chuyện vẫn tiếp diễn, mỗi vụ húc tăng đều đòi hỏi sự dũng cảm, cương nghị và sẵn sàng xả thân.
Những đoạn dưới đây được trích từ cẩm nang dành cho lính xe tăng Xôviết phát hành năm 1944.
Muôn năm chiếc xe tăng anh dũng!
Chiếc T-34-85 của trung uý Sinitzyn bị hỏng trong chiến đấu: mảnh đạn khoét một lỗ trên nòng pháo. lỗ thủng cách đầu nòng khoảng 15cm. Bạn cho rằng chiếc xe tăng sẽ lập tức chạy về phía sau để sửa chữa? Không hề! Tổ lái trong suốt đêm đã cắt rời phần nòng pháo bị hỏng và tới sáng hôm sau chiếc tăng đã sẵn sàng chiến đấu. Thực ra, nòng pháo ngắn hơn chỉ ảnh hưởng tí chút tới phát đạn. 

Nấp và bắn
Hai chiếc T-34 dưới sự chỉ huy của trung uý Pavlov được giao nhiệm vụ lập một chốt phục kích bọn Đức đang rút lui. Địa hình không cho phép ngụy trang xe tăng. Tuy nhiên, Những khảo sát chi tiết thực địa cho thấy kẻ thù sẽ không thể phát hiện ra xe tăng của họ nếu họ nấp giữa dòng sông (độ sâu của sông cho phép làm điều này). Và họ đã làm đúng như vậy. Người quan sát chọn vị trí trong một bụi rậm gần đó. Một lúc sau một nhóm gồm 10 xe tải và một Panther xuất hiện trên con đường. Ngay khi mục tiêu đã vào đúng vị trí thuận lợi, những chiếc tăng Nga thình lình xuất hiện giữa dòng sông. Chiếc Panther bị hạ từ tầm gần và đám T-34 thanh toán gọn những xe tải còn lại một cách dễ dàng.

Bắn rồi nấp
Hai khẩu pháo tự hành Nga (trong đây không ghi chú chúng thuộc kiểu gì, có lẽ là loại SU-76mm – Alexei Nikiforov) phục kích giữa một dãy đồi thấp đã phát hiện thấy 3 khẩu pháo tự hành Đức tiến trên đường. Những chiếc SU Nga lăn lên dốc và từ trên đỉnh đồi nã đạn vào bọn Đức. Trước khi chúng kịp phản pháo, những chiếc SU lăn bánh nấp trở lại dưới chân đồi. Sau vài lần lăn lên lăn xuống, cả ba chiếc StuG của Đức đều bị phá huỷ. Bọn Đức đã không tài nào bắn trúng những cỗ máy Nga luôn thay đổi vị trí kia.

Những cái cây phản thùng
Một khẩu đội cối Đức dội lửa dữ dội lên bộ binh Xôviết đang tiến công bên bờ bên kia con sông. Chiếc T-34 của trung uý Pavlov nhận lệnh phải áp chế khẩu đội đó. Đạn bắn thẳng không thể trúng được mục tiêu đang nấp kín dưới các tán cây mà các chiến sĩ lái tăng trông thấy. Các chiến sĩ tăng liền bắn thẳng vào các ngọn cây ở gần khẩu đội địch. Phát đạn thứ hai bắn trúng thân cây và nổ tung. Các nhanh cây đã rơi trúng khẩu đội địch. Nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc.
Nguồn:
http://pkka.narod.ru/home.htm

MỆNH LỆNH của D N UỶ BỘ QUỐC PHÒNG LIÊN XÔ
Mệnh lệnh số 299 ngày 19 tháng Tám 1941.
Nhằm khích lệ và khen thưởng các thành viên tổ bay của Không quân Đỏ trong các cuộc giao chiến với phát xít Đức, tôi yêu cầu thực hiện mệnh lệnh sau nhằm tuyên dương các thành viên tổ bay, các chỉ huy và các chính uỷ:
I.
A. Với các phi công tiêm kích:
1. Với mỗi máy bay địch hạ được - thưởng 1000 rúp.
2. Kèm theo số tiền thưởng, viên phi công sẽ được tặng thưởng:
- Danh hiệu (huân huy chương) do Chính phủ trao tặng khi hạ được 3 máy bay địch 
- Danh hiệu lần thứ hai khi hạ tiếp được thêm 3 máy bay địch
- Danh hiệu Anh hùng Liên Xô khi hạ được 10 máy bay địch 
3. Với chiến công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, phi công sẽ được nhận những phần thưởng sau:
- Hoàn thành 5 phi vụ sẽ được nhận 1500 rúp;
- Hoàn thành 15 phi vụ phi công sẽ được nhận thêm danh hiệu do Chính phủ trao tặng kèm theo 2000 rúp;
- Hoàn thành 25 phi vụ phi công được tặng tiếp danh hiệu thứ hai kèm theo phần thưởng 3000 rúp;
- Hoàn thành 40 phi vụ phi công được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo phần thưởng 5000 rúp.
Trong mọi trường hợp kết quả các phi vụ phải được xác nhận bởi các chỉ huy bộ binh hoặc các nhóm trinh sát. 
4. Với chiến công tiêu diệt máy bay địch đậu trên mặt đất, phi công sẽ nhận các phần thưởng sau:
- Hoàn thành 4 phi vụ tấn công phi trường địch, phi công sẽ được thưởng 1500 rúp;
- Hoàn thành 10 phi vụ ban ngày hoặc 5 phi vụ ban đêm phi công sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 2000 rúp;
- Hoàn thành 20 phi vụ ban ngày hoặc 10 phi vụ ban đêm, phi công sẽ nhận danh hiệu thứ hai kèm theo 3000 rúp;
- Hoàn thành 35 phi vụ ban ngày hoặc 20 phi vụ ban đêm, phi công sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo 5000 rúp.
Hiệu quả của các cuộc oanh kích lên các sân bay địch phải được xác nhận bởi không ảnh hoặc trinh sát.
Những phi công đã đâm máy bay mình vào máy bay địch cũng được trao tặng huân chương.
Số lượng máy bay địch bị hạ phải được xác định trong từng trường hợp cụ thể qua các nhân chứng phi công có mặt tại nơi máy bay rơi hoặc địa điểm máy bay rơi được trung đoàn trưởng trung đoàn không quân xác nhận.

B. Với các phi công cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
1. Thực hiện 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm ném bom và huỷ diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay được thưởng danh hiệu kèm 1000 rúp.
2. Thực hiện 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp.
3. Thực hiện 35 phi vụ bay ngày hoặc 20 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô kèm 3000 rúp.
Trong mọi trường hợp kết quả oanh kích phải được sự xác nhận bằng ảnh chụp trong khi oanh kích hoặc do máy bay trinh sát chụp 3-4 giờ sau khi oanh kích.
4. Ngoài số lượng các phi vụ thực hiện được, những phi công, hoa tiêu hoặc xạ thủ súng máy bắn rơi được máy bay địch sẽ được thưởng thêm:
- 1,000 rúp cho 1 máy bay địch hạ được;
- Danh hiệu và 1500 rúp cho 2 máy bayđịch hạ được;
- Danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp cho 5 máy bay địch hạ được;
- Danh hiệu Anh hùng Liên Xô và 5000 rúp cho 8 máy bay địch hạ được.

C. Lực lượng không quân tầm xa và ném bom hạng nặng
1. Thực hiện oanh kích các mục tiêu công nghiệp và có hỏa lực phòng không bảo vệ, tổ lái sẽ được thưởng như sau:
- Với mỗi cuộc oanh tạc thành công, mỗi thành viên tổ lái được nhận 500 rúp;
- Với 5 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được một danh hiệu thêm vào với tiền thưởng;
- Với 8 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được danh hiệu thứ hai thêm vào với tiền thưởng;
- Với 12 phi vụ thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cộng với tiền thưởng;
2. Thực hiện những hoạt động thành công trong những vùng hậu phương của địch mỗi thành viên tổ lái  máy bay tầm xa và ném bom hạng nặng sẽ được thưởng phần thưởng tương đương các tổ lái máy bay hộ tống và cường kích mặt đất.
3. Thực hiện oanh kích lên những trung tâm mang tính chính trị (thủ đô địch):
- Với mỗi phi vụ, mỗi thành viên tổ lái được nhận 2000 rúp;
- Với 3 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo tiền thưởng;
- Với 5 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai;
- Với 10 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

D. Với các phi vụ trinh sát:
- Với 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 1000 rúp;
- Với 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai và 2000 rúp;
- Với 40 phi vụ bay ngày hoặc 15 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng 3000 rúp.
Trong tất cả các trường hợp, kết quả phi vụ phải được xác nhận bằng không ảnh hoặc bằng báo cáo của các tổ bay khác bay đi tiêu diệt mục tiêu được xác định.

II.
Phần thưởng cho các đơn vị Không quân Đỏ và cho các chỉ huy đơn vị
Tư lệnh các phương diện quân tuyên dương các trugn đoàn và phi đội không quân bằng các danh hiệu do chính phủ trao, dựa trên kết quả chiến đấu cùng tổn thất tối thiểu về người và phương tiện kỹ thuật. Chỉ huy trưởng và chính uỷ các trung đoàn và phi đội sẽ được tặng thưởng nếu:
A. Lực lượng tiêm kích:
Phi đội trưởng và chính uỷ của phi đội sẽ được tặng Huân chương Lênin, nếu phi đội của họ tiêu diệt không dưới 15 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hạ được không dưới 30 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn máy bay.
B. Lực lượng cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng danh hiệu của chính phủ trao, nếu phi đội của họ hoàn thành không dưới 100 phi vụ với thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hoàn thành không dưới 250 phi vụ với thiệt hại không hơn 6 máy bay. 
C. Không quân ném bom tầm xa và ném bom hạng nặng
Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng Huân chương Lenin nếu phi đội hoàn thành không dưới 50 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 2 máy bay.
Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn hoàn thành không dưới 150 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 5 máy bay. 
D. Các đơn vị không quân trinh sát
Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội thực hiện không dưới 100 phi vụ tầm gần hoặc 50 phi vụ tầm xa, thiệt hại không hơn 3 máy bay, được tặng Huân chương Lênin.

III.
Tặng thưởng cho việc giữ gìn trang bị và máy bay
Cả nhân viên tổ bay và nhân viên mặt đất được thưởng tiền nếu bảo vệ được trang thiết bị và thực hiện phi vụ không bị thiệt hại, cụ thể như sau:
- Phi công thuộc bất kỳ cấp bậc và chức vụ bay được 100 phi vụ không bị thiệt hại, gồm cả phi vụ huấn luyện, được thưởng 5000 rúp. Bay chệch mục tiêu sẽ không được nhận thưởng.
- Nhân viên mặt đất được nhận 3000 rúp cho 100 phi vụ không bị hỏng hóc.
- Chuyên viên kỹ thuật được nhận 25% tổng số tiền thưởng cho nhân viên kỹ thuật mặt đất.
- Với mỗi máy bay được sửa chữa tốt, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận 500 rúp mỗi máy bay.
- Với việc sửa được trên 50 máy bay, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận danh hiệu của chính phủ.

IV.
Ngăn ngừa phá hoại
Sư đoàn trưởng và chính uỷ sư đoàn phải điều tra từng trường hợp hư hại khi hạ cánh và những tai nạn khác gây ra hư hỏng máy bay.
Nếu máy bay hư hỏng khi hạ cánh hay các tai nạn khác xảy ra không được lý giải hợp lý và rõ ràng, kẻ có tội sẽ phải ra tòa án binh như một tên đào ngũ.

Mênh lệnh có hiệu lực từ 20 tháng Tám, 1941.
Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng                        J.V. Stalin
Bình luận
Một câu hỏi thú vị: giá trị thực của 1000 rúp? Để trả lời thật không đơn giản. Nếu so với lương trung bình khoảng 100 rúp thì có vẻ khá nhiều. TUY NHIÊN, thực tế mọi thứ đều được phân phối qua hệ thống thẻ phiếu. Đừng lầm nó với thẻ tín dụng:), có nghĩa là nếu anh được cấp cái phiếu phân phối 1 bánh xà phòng một tháng, anh CHỈ có thể nhận được 1 bánh xà phòng một tháng. Nếu anh cần tới 2 bánh, anh phải đổi nó bằng thứ khác hoặc mua nó ngoài chợ đen. Giá cả ngoài chợ vô cùng cao và so ra thì 1000 rúp không phải là nhiều. Việc phỏng vấn những người lớn tuổi cho biết số tiền đó chỉ để dành gửi về nhà để đỡ đần mọi người hoặc chỉ đủ nhậu một bữa tuý luý với mấy cô gái. Để chi dụng tiếp, đơn giản là anh sẽ phải bắn hạ một chiếc máy bay Đức nữa. :)
Nguồn:
http://pkka.narod.ru/home.htm


"Direct hit !" - a view from SU-85



The first tank aces

They were probably French. On 16 May 1940, two B-1bis heavy tanks of 41BCC 3DCR (commanders were Billotte and Malaguti) killed many German infantry, few guns and 13 tanks (two PzKpfwIV and eleven PzKpfwIII) in Stonne town.
QUÁI VẬT TRÊN ĐƯỜNG
Ngày 23-24 tháng Sáu 1941 một chiếc KV-2 của Sư đoàn tăng số 2 đã án ngữ con đường thuộc khu vực Nam Lithuania (gần thị trấn Rassayniay), chặn đứng đường tiến của quân Đức. Lính Đức thực sự hoảng loạn sau khi bị tiêu diệt hoàn toàn một đoàn xe vận tải. Tất cả những đợt phản kích nhằm làm im tiếng chiếc xe tăng Nga được tiến hành bởi một khẩu đội pháo chống tăng 50mm (bị tiêu diệt ở khoảng cách 500m), một khẩu pháo phòng không Flak 88 (những chiến sĩ Xôviết đã để cho nó lại gần tới khoảng cách 700m và nó bắt đầu bố trí thì nổ súng tiêu diệt) và của một đơn vị công binh đều thất bại. Loạt đạn của một khẩu đại bác 105mm cuối cùng đã bắn trúng xích làm cho chiếc KV trở nên bất động. Việc chiếc xe tăng hạng nặng án ngữ trên con đường duy nhất bị bao quanh bởi đầm lầy này khiến việc vận tải (chở đạn dược, nhiên liệu và lương thực) và sơ tán thương binh Đức không tài nào thực hiện được. Quân Đức bắt buộc phải thực hiện mưu mẹo sau: cho 50 chiếc xe tăng (!) giả vờ thực hiện một cuộc tiến công nghi binh, đồng thời cho bố trí một khẩu phòng không 88mm khác, khẩu pháo này cuối cùng cũng tiêu diệt được chiếc xe tăng sau hai ngày cuộc tiến công của toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 bị chặn đứng.
Máy bay cường kích mặt đất Stuka không được sử dụng để can thiệp bởi chỉ huy Đức không cho phép thực hiện cả một phi vụ chỉ để “chống lại một chiếc tăng duy nhất”.
Theo tài liệu của phía Đức, tổ lái dũng cảm này hoàn toàn có thể dễ dàng trốn thoát rất nhiều lần trước khi đợt tiến công cuối cùng kia bắt đầu, tuy nhiên những người anh hùng luôn tự quyết định số phận của riêng mình...

1 CHỐNG LẠI 43

Ngày 18 tháng Tám 1941, một chiếc KV-1 duy nhất (mang số 864, chỉ huy là trung uý Kolobanov) nguỵ trang và mai phục trong ụ chiến đấu ở gần thị trấn Krasnogvardeysk (thuộc vùng Leningrad). Chiếc xe này được lệnh phải bảo vệ con đường dẫn tới Kinigsep. Đồng thời bốn chiếc KV nữa cũng được lệnh phải bảo vệ hai ngã đường khác. Tất cả những chiếc tăng này đều được nhận gấp đôi cơ số đạn, trong đó 2/3 là đạn xuyên giáp thép. Họ chờ đợi một cuộc tiến công của Sư đoàn xe tăng số 8 của Đức. Chiếc KV của Kolobanaov phục kích ở vị trí rất thuận lợi trong khu rừng trên một ngọn đồi, phía dưới là ngã tư đường và bao quanh là đầm lầy. Ngày hôm sau lính bộ binh trinh sát đi môtô của Đức, xe thiết giáp và một xe xích kéo loại nhẹ xuất hiện trên đường. Năm phút sau đội hình hành quân được mong chờ gồm 43 xe tăng xuất hiện. Viên đạn Xôviết đầu tiên đốt cháy chiếc xe tăng đi đầu, và hai phát kế tiếp kết liễu chiếc xe tăng thứ hai. Và rồi Kolobanov nã đạn vào đuôi đoàn xe và đốt cháy chiếc xe tăng đi cuối: bọn Đức đã bị khóa chặt. Chúng thậm chí không thể phát hiện ra chiếc xe tăng Xôviết và nã đạn tán loạn. Trong lúc cố gắng chạy trốn, một vài chiếc đã bị lọt xuống đầm lầy. Sự hỗn loạn bắt đầu. Các chiến sĩ xe tăng Xôviết hạ được 22 chiếc xe tăng Đức trong vòng 30 phút. Sau đó chiếc KV bị bọn Đức phát hiện và chúng bắt đầu nã đạn một cách chính xác. Mặc dù đạn pháo của bọn Đức không thể xuyên thủng vỏ thép dày của chiếc KV, chấn động của chúng cũng làm tổ lái rất vất vả. Một phát đạn của Đức bắn trúng vào khe hở giữa tháp pháo và thân xe và chiếc KV buộc phải rời ụ chiến đấu để tiến công bằng cách quay toàn bộ thân xe để nhắm bắn. Thế rồi các chiến sĩ Xôviết phát hiện ra hai khẩu pháo bọn Đức vừa kéo tới bố trí ngay ngã tư đường. Viên đạn đầu tiên phá hỏng khẩu pháo thứ nhất, nhưng khẩu thứ hai đã kịp khai hỏa và làm hỏng kính ngắm của chiếc KV. Khẩu pháo này cũng lập tức bị tiêu diệt. Đạn cũng đã sắp hết, Kolobanov nhận được lời chúc mừng qua sóng radio và được lệnh phải quay về. Ba chiếc KV khác đã lên đường tới bãi chiến trường và tiếp tục tiêu huỷ thêm 20 xe tăng Đức nữa.
Tổng cộng có 42 xe tăng và 2 khẩu pháo của Đức bị tiêu diệt. Chiếc tăng của Kolobanov đã hứng chịu 135 phát đạn, nhưng không phát nào xuyên qua được vỏ thép. 
Kolobanov được trao tặng Huân chương Lenin, Usov (người lái xe) được nhận Huân chương Cờ Đỏ.

Xe tăng PzKpfwVIH Tiger bị tiêu diệt
Ngày 23 tháng Tám 1942, bốn chiếc xe tăng PzKpfwVIH (Tiger-Con cọp – LTD) đầu tiên được chuyển tới đơn vị sPzAbt502 (đóng ở ga Mga gần Leningrad). Những chiếc xe tăng này nã đạn từ khoảng cách rất xa vào bộ binh Xôviết đóng ở làng Sinjavino nhưng không gây thiệt hại gì. Sau đó những xe tăng này cố gắng tiến lên, nhưng ba chiếc trong số đó phải dừng lại do trục trặc kỹ thuật. Quân Đức đã chuyển được những chiếc Tiger này đi trong đêm, nhưng chúng chỉ được sửa xong ngày 15 tháng Chín. Mờ sáng ngày 22 tháng Chín, bốn chiếc Tiger và một chiếc PzKpfwIII tiến hành một đợt tấn công vào làng Gaytolovo. Chúng bị chặn lại bởi đạn pháo và chiếc PzKpfwIII ngay lập tức bốc cháy. Kế rồi chiếc xe tăng chỉ huy bị trúng đạn, (và máy xe bị chết) và tổ lái phải bỏ xe. Sau đó hai chiếc Tiger nữa bị diệt, và chiếc cuối cùng phải dừng lại giữa bãi lầy. Thế là cả năm chiếc đều bị tiêu diệt.

Tới thời điểm này thì việc sơ tán những chiếc xe tăng trên không thể thực hiện được. Hai ngày sau, quân Đức đưa tới đây tất cả khí tài chúng có trong tay và phá nổ những chiếc xe tăng trên.
Lính Xôviết chỉ bắt sống được một chiếc Tiger ngày 17 tháng Giêng năm 1943, khi họ đang tiến công giải vây cho Leningrad.

Xe tăng PzKpfwVIB KingTiger bị tiêu diệt tại Mặt trận phía Đông
Tháng Tám 1944, một chiếc T-34/85 Xôviết được yểm trợ bởi một trung đội súng máy, trấn giữ tuyến phòng thủ gần làng Ogledow, thuộc Ba Lan. Trong khi đó, đơn vị sPzAbt501 của Đức vừa nhận được 45 chiếc xe tăng hạng nặng kiểu mới thuộc loại PzKpfwVIB. Sau chặng đường hành quân dài 50km, 37 chiếc (!) trong số đó phải dừng lại vì trục trặc kỹ thuật. Ngày 10 tháng Tám, những chiếc KingTiger còn lại tiến tới Ogledow. Sáng hôm sau ba chiếc KingTiger bắt đầu tấn công một chiếc cầu bắc qua sông Vislula. Trung uý Cận vệ Oskin (chỉ huy chiếc tăng Xôviết) phát hiện những chiếc tăng Đức có hình dáng lạ lùng xuất hiện trên đường. Chiếc T-34/85 được nguỵ trang rất kín đáo, do đó Oskin quyết định chờ thêm một lúc nữa. Khi bọn Đức tiến tới khoảng cách dưới 200m, lính Xôviết khai hỏa bằng loại đạn APDS (xuyên giáp đặc biệt) và AP (xuyên giáp) thông thường để bắn xuyên giáp hông. Một chiếc KingTiger bùng cháy sau khi trúng ba phát đạn, trong khi quân Đức không thể xác định vị trí đối phương. Một chiếc PzKpfwVIB khác trúng ba phát đạn, nhưng vỏ thép không bị xuyên thủng. Phát thứ tư trúng ngay dưới tháp pháo, và nạn nhân này nổ tung. Chiếc KingTiger cuối cùng cố gắng rútlui, nhưng không kịp. Chiếc T-34 bắn một phát đạn khói, và rồi áp sát và tiêu diệt nó.


Kết quả: 11 thành viên các tổ lái Đức bị tiêu diệt, một bị lính của trung đội súng máy bắt sống; hai chiếc KingTiger bị phá huỷ hoàn toàn và chiếc còn lại được sửa chữa và chuyển về Trung tâm thử nghiệm Xôviết Kubinka (tại đó nó được nghiên cứu). Quân Đức báo cáo về một “tuyến phòng thủ chống tăng dày đặc của quân Nga, không thể đột phá được bằng những lực lượng hiện có”. Sau đó, 3 chiếc PzKpfwVIB nữa bị bắt sống ở Ogledow.

Trung uý Cận vệ Oskin được trao tặng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô, những thành viên còn lại của tổ lái (gồm cả người pháo thủ thiện xạ trung sĩ Abubakir Merkhaydarov và người tiếp đạn A. Khalyshev) đều được khen thưởng huân chương.
(Xin nói thêm, trận đánh KingTiger nói trên nằm trong một trận giao chiến lớn hơn giữa tăng Xôviết với KingTiger của sPzAbt501, trong đó có sự tham gia của nhiều T-34-85 và IS-2 khác. Trong trận này, quân Đức bị thiệt hại nặng và KingTiger hầu như không còn được đối đầu với tăng LX nữa mà chuyển sang mặt trận phía Tây. HÌnh như trận trên quân Nga thắng nhờ có tin tình báo biết trước về mũi tiến công của Đức. Nếu có dịp, tôi sẽ dịch thêm về trận đấu trên – LTD)
Nguồn:
http://wio.ru/tank/ww2tank.htm#t2

KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA XE TĂNG KV
Tướng Đức Reinhardt, binh đoàn trưởng Binh đoàn xe tăng 41 (41st PzKorp), thuật lại trận đánh bên sông Dubissa diễn ra ngày 23 tháng Sáu 1941 giữa 80 xe tăng BT và 20 chiếc KV thuộc Sư đoàn thiết giáp Xôviết số 2 với toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 (Đức) trang bị xe tăng PzKpfw IV (tăng hạng trung) và PzKpfw 35(t) (tăng hạng nhẹ):

"Một trăm xe tăng của quân ta, trong đó khoảng một phần ba là PzKpfw IV, chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị chống lại đợt phản công của địch. Một phần lực lượng ta đối mặt với chính diện của địch, nhưng phần lớn lực lượng bố trí bên sườn đối phương. Họ bắn trúng những con quái vật thép từ cả ba phía, nhưng những cố gắng để tiêu diệt chúng đều không thành công. Ngược lại, chính xe tăng của ta là những người bị hạ. Sau một hồi lâu chiến đấu với đám khổng lồ Xôviết, các đơn vị thiết giáp Đức bắt đầu phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. [...] Một chiếc trong số chúng [xe KV] tiến gần một xe tăng của ta đang bị mắc kẹt. Không hề chần chừ, con quái vật đen ngòm lăn bánh qua nó (chiếc xe tăng Đức), nghiền nát nó hoàn toàn. Tới lúc này, một khẩu đại bác 105mm Đức đã được đưa tới; chỉ huy của nó, trông thấy xe tăng địch ngay đấy, đã hạ lệnh nã đạn cấp tập, tuy vậy không hề gây thiệt hại gì cho địch. Một chiếc trong số chúng (loại KV), tiến lại gần cách khẩu 105mm khoảng 100m, khi nó vừa bắn tiếp một phát đạn và viện đạn đập trúng chiếc xe tăng với toàn bộ sức công phá mạnh nhất. Chiếc tăng dừng lại sau khi trúng quầng chớp của phát đạn. “Ta hạ được nó rồi!” đám pháo thủ hét lớn. "Đúng, ta đã hạ được nó!!!", viên đại uý chỉ huy khẩu pháo nói. Nhưng sắc mặt của họ lập tức thay đổi khi một người trong bọn hét lên: "Nó lại chuyển động!!". Không còn nghi ngờ gì nữa, chiếc xích sắt lấp lóa lăn tới gần khẩu đại bác và nghiền nát nó như một thứ đồ chơi, rồi tiếp tục di chuyển như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra.”
Trong trận đánh này, những xe tăng KV của Sư đoàn thiết giáp số 2 được báo cáo là đã tiêu diệt 40 xe tăng và 40 pháo của Đức (hầu hết là pháo chống tăng loại 37mm, đều bị nghiền nát cùng một kiểu với khẩu đại bác nói trên).

Tướng Morgunov (chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp của Ukraina năm 1941) báo cáo:
"Cần nhận thấy rằng thành công do các lữ đoàn thiết giáp số 4, số 8 và số 15 chứng tỏ trong chiến đấu chỉ một tăng KV duy nhất cũng tương đương với 10-14 xe tăng địch.”
Tướng Konstantin Rokossovsky kể lại trong hồi ký của mình về năm 1941:
"Xe tăng KV đem lại kinh hoàng thực sự cho kẻ địch. Chúng (KV) chống được đạn của bất kỳ loại đại bác nào mà xe tăng Đức có thể trang bị được. Tuy nhiên, cảnh khi chúng quay về sau một trận đánh thật ấn tượng! Bộ giáp của chúng lỗ chỗ khắp nơi những vết đạn, và đôi khi có cả những lỗ thủng trên đó.”

Vào khoảng cuối tháng Bảy năm 1941, Trung tướng A. Yeremenko gửi một báo cáo tới D.G.Pavlov, Tư lệnh Phương diện quân Miền Tây: "Trong khu vực của Sư đoàn 107, chúng tôi đã cho một chiếc KV đi tới tiêu diệt một khẩu đội chống tăng của địch. Nó (chiếc KV) nghiền nát khẩu pháo, lăn tới lui trên khắp vị trí bố trí các khẩu pháo của địch, bị trúng khoảng 200 phát đạn, nhưng vỏ thép không hề bị xuyên thủng, thậm chí cả khi bị bắn bởi tất cả các loại pháo.”
Nguồn:
http://wio.ru/tank/kv.htm

CÁI GIÁ CỦA CHIẾN THẮNG

Trong thời kỳ Xôviết, chí ít là cho tới thập kỷ 80 (của thế kỷ 20), cuộc chiến tranh vệ quốc thường được mô tả với hình ảnh Stalin và bộ sậu là đầu tàu của dân chủ, và chỉ có bọn đế quốc là lũ chủ mưu gây ra chiến tranh. Thiệt hại của Hồng quân được lờ đi, các số liệu thống kê ít khi được phổ biến, và gần như là không một dòng nói về hàng triệu người đã đầu hàng, hay về việc quân đội Đức đã thành công trong việc tuyển dụng và lập ra nhiều loại đơn vị chống Xôviết khác nhau từ những tù binh đó. (Theo những số liệu từ nhiều nguồn khác nhau mà tôi được biết, có khoảng 200.000 lính cô dắc trong đoàn lê dương Đức ngoài số lượng đã tham gia ROA – LTD). Hồng quân được mô tả là “đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng tập thể”, đã phải chịu những tổn thất to lớn do cuộc tấn công phản trắc và bất ngờ của Đức và do “sai lầm” của Stalin, nhưng đã chiến thắng một cách vinh quang sau đó. Suốt 14 năm sau chiến tranh, số người Liên Xô bị chết trong chiến tranh vẫn hoàn toàn là bí mật, so với con số thấp một cách phi lý là 7 triệu người do Stalin công bố năm 1946. (Pravda, 14 March 1946)
Cái sự thật quan trọng này vẫn rất khó có thể xác định thậm chí cả sau cuộc tổng điều tra dân số lần đầu tiên sau chiến tranh tiến hành năm 1959, cho thấy số nam giới ít hơn nữ giới hai mươi triệu người. Bản thân con số này không thể cho ta biết số người chết trong chiến tranh. Trong thực tế chắc chắn phải cao hơn, hiện con số chính thức là 27,7 triệu, nhưng rất nhiều người vẫn cho là như thế vẫn còn thấp hơn thực tế.
Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo Xôviết, những nhà tuyên truyền và phân tích đã sử dụng con số “hai mươi triệu người chết” này trong suốt 30 năm, và lý do của sự thiệt hại to lớn như vậy không bao giờ được bàn luận tới. Những hồi ức chiến tranh và các số liệu sử học chính thức đều bị kiểm duyệt hay thủ tiêu hay che dấu về số người Xôviết bị chết, điều này dễ giải thích vì lưỡi kéo kiểm duyệt.
Chỉ tới thời kỳ “cải tổ”, cái giá nhân mạng quá cao của chiến thắng mới được đề cập một cách nghiêm túc. Trong cuốn “Cái giá của Chiến thắng”, Boris Sokolov đã công bố những số liệu lấy từ một nguồn được công bố năm 1967, do cách thể hiện kín đáo, đã được lưỡi kéo kiểm duyệt của thời ấy bỏ qua. Đó là cuốn “Chiến tranh và quân y” của E.I. Smirnov, người lãnh đạo ngành quân y Hồng quân trong suốt chiến tranh. Nó chứa một bảng thống kê tổng số quân nhân thương vong, tàn tật, bệnh tật trong từng tháng, không phải là những con cụ thể, mà là phần trăm của từng tháng trong suốt chiến tranh. 
Bảng thống kê cho thấy rõ ràng rằng phần lớn thương vong xảy ra không phải ở nửa đầu mà là nửa cuối chiến tranh, chúng vượt lên trên ngưỡng trung bình trong tới 18 tháng trên tổng số 23 tháng tính từ tháng Bảy 1943 tới tháng Năm 1945. Smirnov không đề cập tới số người chết, mà dựa trên tỷ lệ thông thường cứ một người chết thì có bốn người bị thương, do đó hầu hết người chết chắc chắn phải xảy ra trong nửa sau chiến tranh. Để phản bác lại với những ý kiến cho rằng do hầu hết khoảng thời gian này là lúc Hồng quân đang phản công, và tấn công thì người chết nhiều hơn là khi phòng thủ, Sokolov đã so sánh tỷ lệ thiệt mạng giữa Mặt trận phía Đông và MT phía Tây trong thời gian từ khi liên quân Anh-Mỹ-Canada đổ bộ lên Pháp tháng Sáu năm 1944 cho tới khi Đức đầu hàng tháng Năm 1945. Các số liệu này cho thấy tỷ lệ lính LX/lính Đức bị chết là 3/1 trong khi lính Đồng minh/lính Đức là 1/1,7; lính Đồng minh, những người cũng như lính LX cùng đang tấn công lúc đó, chịu thiệt hại ít hơn lính Đức đang phòng thủ. Như vậy, ta thấy Hồng quân đã trả giá cao hơn lính Đồng minh tới năm lần.
Tỷ lệ này, và việc số thương vong của lính Xôviết cao gấp ba lần so với lính Đức trong khi lính Đức bị áp đảo về số lượng trong suốt gần hai năm từ tháng Bảy 1943 dưới một bầu trời do không quân Xôviết thống trị, cho thấy rằng các tướng lĩnh Xôviết xem nhẹ những thiệt hại nhân mạng trong khi phía đồng minh lại coi trọng điều này quá mức. Và trong nửa đầu của chiến tranh, khi quân Đức gần như luôn trong thế tiến công, thiệt hại của phía lính Xôviết trong thế phòng thủ cũng vượt trội so với lính Đức, bởi những người đầu hàng hàng loạt cũng cần được tính vào số thương vong trong chiến trận.
Đã có quá nhiều giai thoại của lính Đức minh chứng cho sự hoang phí sinh mạng của phe Liên Xô, cùng cuộc trò chuyện nổi tiếng giữa Eisenhower và Zhukov năm 1945, trong đó, khi được hỏi lính Xôviết đối phó ra sao với các bãi mìn, Zhukov đã đáp rằng lính của mình chỉ đơn giản nhận một lệnh là chạy băng qua chúng. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các tướng lĩnh, được sự khuyến khích của Stalin, dẫn tới những trận đánh chiếm không cần thiết các pháo đài mà thực ra có thể dễ dàng bao vây hoặc vượt qua. Một yếu tố quan trọng khác là áp lực phải chiếm cho được những thị trấn và thành phố quan trọng cho kịp những dịp lễ Cách mạng quan trọng, ví dụ như tình trạng cấp bách cần được giải phóng của Kiev được phổ biến bởi lời hô hào rất không thích đáng trong quân đội để chiếm lại nó đúng dịp 7 tháng Mười Một, dịp lễ kỷ niệm Cách Mạng tháng Mười (Tập đoàn quân 38 đã phải thực hiện điều này với chỉ một ngày chuẩn bị). 

Cuộc đối đầu giữa Nguyên soái Zhukov và Konev, được kích thích bởi Stalin bằng lời thông báo giả dối rằng Liên quân Anh-Mỹ đang dự định sẽ tiến vào Berlin trước tiên, và sự đến gần của ngày lễ Cách mạng quan trọng (Mùng Một tháng Năm) đã thúc đẩy việc mau chóng công phá Berlin. Trong 23 ngày chiến đấu, 81.000 lính Xôviết và Ba Lan đã hy sinh, 280.000 bị thương. Hầu hết những thương vong này là không cần thiết. Thành phố này, hầu như đã đổ nát hết do bom Anh-Mỹ, có thể bị bỏ đói cho tới lúc phải đầu hàng, có thể chỉ torng vòng vài ngày, chậm lắm cũng chỉ tới vài tuần, và chống đối dữ dội nhất chỉ là một số không nhiều đám lính Quốc xã cuồng tín trong số những kẻ phòng thủ.
Trận công chiếm Berlin không phải là trường hợp cá biệt. Trong rất nhiều trận công kích diễn ra từ 12 tháng Giêng tới khi nước Đức đầu hàng ngày 8-9 tháng Năm, 367.000 quân nhân Xôviết hy sinh, gần bằng tổng số lính Anh (375.000) hay lính Mỹ (405.000) chết trận trong toàn bộ cuộc chiến. Điều này không phải chỉ do lính Xôviết phải đối đầu với lực lượng Đức lớn hơn. Trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, lực lượng Quân đội Đức chia gần như đều nhau giữa Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Tây, trong khi đó quân Anh-Mỹ lại đang đánh nhau quyết liệt với quân Nhật, lực lượng mà cho tới lúc đó Liên Xô vẫn chưa tuyên chiến.
Hồng quân trừng phạt rất nặng đối với tội đầu hàng, coi chúng gần ngang với sự phản bội, trừ phi đầu hàng khi bị thương và bất tỉnh, và hình phạt cũng đè nặng lên gia đình của những binh lính đó. Có trên bốn triệu rưởi lính Xôviết đầu hàng, hầu hết là trong sáu tháng đầu tiên. Đồng thời có 50.000 hoặc hơn nữa lính Nga đã gia nhập đạo quân của Vlasov – Quân đoàn Giải phóng Nga ROA, và hàng ngàn tù binh Xôviết khác gia nhập những đơn vị chiến đấu Đức như quân đoàn Lê dương Côdắc, Turkestan và Azerbaijan. Lượng binh sĩ Xôviết đầu hàng không chỉ vượt qua so với tổng số lính đầu hàng của tất cả những nước tham chiến khác cộng lại, nó còn lớn chưa từng thấy trong suốt toàn bộ lịch sử chiến tranh trên thế giới. Hơn nữa, số người tình nguyện hợp tác với đối phương, gồm hàng trăm ngàn tù binh Xôviết phục vụ trong các lĩnh vực lái xe, thợ đứng máy, đầu bếp và cần vụ trong các đơn vị lính Đức, chiếm tỷ lệ lớn vượt quá bất cứ quốc gia tham chiến nào, hoặc so với trong qua khứ lịch sử của chính nước Nga.  Rất nhiều tù binh chiến tranh Xôviết được giải phóng bởi lính Anh-Mỹ đã nỗ lực tối đa để tránh bị cho hồi hương, và những người đã chịu hợp tác thì thà giết chết cấp dưới của mình rồi tự sát, như đã xảy ra tại Áo năm 1945, trong đợt Tập đoàn quân số 8 của Anh chuyển giao Binh đoàn Côdắc thuộc  Wehrmacht (quân đội Đức) cho Hồng quân.
Những điều tiết lộ ấy xuất hiện khi Hồng quân, sau suốt 40 thập niên dưới danh tiếng “vinh quanh và vô địch”, nay bị phong tỏa bởi sự tiết lộ về tình trạng tham những trong giới tướng lãnh sĩ quan cao cấp và tình trạng đối xử tồi tệ với lính nghĩa vụ mới nhập ngũ, và kể từ năm 1978 đã bị lôi kéo tới một cuộc chiến tranh không chính thức tại Afghanistan mà không đạt được thắng lợi đáng kể nào. Điều này đẩy tới việc một số đông các tác giả đã xuất bản những số liệu mới về chiến tranh Xô-Đức và đưa tới câu hỏi hoài nghi về những số liệu thống kê quá dè dặt và lý tưởng trước đấy. 
Một số nghiên cứu mới cho thấy, theo một số tướng lĩnh trong hầu hết các tập đoàn quân, nhưng tất nhiên không phải là tất cả trong bất cứ tập đoàn quân nào, cho rằng tất cả những tướng lĩnh hàng đầu của quân đội Xôviết chỉ là những tên đồ tể bất tài, chỉ có thể chiến thắng bằng một số quân vượt trội và phung phí sinh mạng binh lính. Tuy vậy, kết luận này lại lờ đi kinh nghiệm đúc kết từ lịch sử quân sự rằng số lượng không đảm bảo cho thắng lợi, và từ sự thật rằng vào năm 1941 các đơn vị Hồng quân thường bị tiêu diệt bởi những đội quân Đức nhỏ hơn nhiều. Do đó, chiến thắng quân Đức trong thời kỳ 42-45, thậm chí nếu luôn là với ưu thế vượt trội về quân số, vẫn cho thấy ít nhất là khả năng rút kinh nghiệm trong chiến đấu của Hồng quân.

TỔN THẤT CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH VỆ QUỐC
Dưới đây là bài tổng kết của Alexei Nikiforov

TỔN THẤT VỀ PHÁO (đơn vị tính : nghìn)
TÔỔ N (in thousand)



1941



Ngày 22,06,41
Bổ sung trong chiến đấu
Tổng cộng
Thiệt hại
%
Pháo phòng không
8,6
3,4
12
4,1
34,2
Pháo chống tăng
14,9
2,5
17,4
12,1
69,5
Dã pháo 76-mm
15,3
6,5
21,8
12,3
56,4
100,107-mm
0,9
0,1
1
0,4
40
122-mm (H)
8,1
1,9
10
6
60
122-mm (G)
1,3
0,3
1,6
0,9
56,2
152-mm (G)
3,8
0,3
4,1
2,6
63,4
152-mm (H-G),(G)
2,8
0,9
3,7
2,1
56,8
203-mm
1
0,1
1,1
0,1
9,1




1942



Tổng số trong danh sách
Số bổ sung trong chiến đấu
Tổng cộng
Thiệt hại
%
Pháo phòng không
7,9
6,8
14,7
1,6
10,9
Pháo chống tăng
5,3
20,5
25,8
11,5
44,6
Dã pháo 76-mm
9,5
23,6
33,1
10,1
30,5
100,107-mm
0,6
0
0,6
0,1
16,7
122-mm (H)
4
4,5
8,5
1,5
17,6
122-mm (G)
0,7
0,3
1
0
0
152-mm (G)
1,5
0
1,5
0,2
13,3
152-mm (H-G),(G)
1,6
1,7
3,3
0,4
12,1
203-mm
1
0
1
0
0




1943



Tổng số trong danh sách
Số bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
%
Pháo phòng không
13,8
12,2
25,3
0,8
3,2
Pháo chống tăng
14,3
23,4
37,7
5,5
14,6
Dã pháo 76-mm
23
16,6
39,6
5
12,6
100,107-mm
0,5
0
0,5
0
0
122-mm (H)
7
3,8
10,8
0,6
5,6
122-mm (G)
1
0,5
1,5
0
0
152-mm (G)
1,3
0,1
1,4
0
0
152-mm (H-G),(G)
2,9
1,1
4
0,1
2,5
203-mm
1
0
1
0
0




1944



Tổng số trong danh sách
Số bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
%
Pháo phòng không
24,6
13,4
38
1
2,6
Pháo chống tăng
32,2
6,4
38,6
9,3
24,1
Dã pháo 76-mm
34,6
17,3
51,9
10,8
20,8
100,107-mm
0,5
0,3
0,8
0
0
122-mm (H)
10,2
3,1
13,3
1,2
9
122-mm (G)
1,5
0,2
1,7
0,1
5,9
152-mm (G)
1,4
0,3
1,7
0,1
2,4
152-mm (H-G),(G)
3,9
0,3
4,2
0,1
2,4
203-mm
1
0
1
0
0




1945
(Từ 1-1 tới ngày 10,05)


Tổng số trong danh sách
Số lượng bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
%
Phòng không
37
2,6
39,6
0,6
1,5
Chống tăng
29,3
1,4
30,7
4
13
Dã pháo 76-mm
41,1
4,8
45,9
5,8
12,6
100,107-mm
0,8
0,3
1,1
0,1
9,1
122-mm (H)
12,1
0,3
12,4
0,7
5,6
122-mm (G)
1,6
0,1
1,7
0
0
152-mm (G)
1,6
0,1
1,7
0,1
5,9
152-mm (H-G),(G)
4,1
0,2
4,3
0,1
2,3
203-mm
1
0
1
0
0



Tổng cộng trong 4 năm chiến tranh




Tổng số
Thiệt hại
%


Phòng không
47
8
17


Chống tăng
69,1
42,2
61,4


Dã pháo 76-mm
84,1
44
52,3


100,107-mm
1,6
0,6
37,5


122-mm (H)
21,7
10
46,1


122-mm (G)
2,7
1
37


152-mm (G)
4,6
3
65,2


152-mm (H-G),(G)
7
2,8
40


203-mm
1,1
0,1
9,7




THIỆT HẠI VỀ KHÔNG QU N
(đơn vị tính: nghìn)
1941

Tổng số trong danh sách ngày 22 tháng Sáu 1941
Bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
tổng cộng/Mất trong chiến đấu
%
Máy bay ném bom
8.4
2.5
10.9
7.2/4.6
66.05
Cường kích mặt đất
0.1
1.4
1.5
1.1/0.6
73.33
Tiêm kích
11.5
6
17.5
9.6/5.1
54.86
Total:
20
9.9
29.9
17.9/10.3
59.86
Lưu ý: trong cột Thiệt hại tổng cộng/Mất trong chiến đấu, Mất trong chiến đấu có nghĩa thiệt hại khi chiến đấu, số còn lại bị thiệt hại do va chạm, rơi trong huấn luyện, lỗi kỹ thuật v.v. Cần lưu ý rằng phi công thường chỉ được huấn luyện bay cơ bản, chỉ khoảng vài giờ bay. Điều này phản ánh rõ trong thống kê trên.
1942

Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại tổng cộng/mất trong chiến đấu
%
Ném bom
3.7
4.1
7.8
2.5/1.6
32.05
Cường kích mặt đất
0.4
7.2
7.6
2.6/1.8
34.21
Tiêm kích
7.9
10.7
18.6
7/4.4
37.63
Tổng cộng
12
22
34
12.1/7.8
35.59
1943

Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại tổng cộng/mất trong chiến đấu
%
Ném bom
5.3
5.1
10.4
3.6/1.7
34.61
Cường kích mặt đất
5
11
16
7.2/3.9
45.00
Tiêm kích
11.6
17
28.6
11.7/5.6
40.91
Tổng cộng
21.9
33.1
55
22.5/11.2
40.91
1944

Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung trong chiến đấu
Tổng cộng
Thiệt hại tổng cộng/Mất trong chiến đấu
%
Ném bom
6.8
5.3
12.1
3.2/1.5
26.45
Cường kích mặt đất
8.8
10.3
19.1
8.9/4.1
46.60
Tiêm kích
16.9
20
36.9
12.7/4.1
34.42
Tổng cộng
32.5
35.6
68.1
24.8/9.7
36.42
1945

Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung trong chiến đấu
Tổng cộng
Thiệt hại tổng cộng/mất trong chiến đấu
%
Ném bom
8.9
2.2
11.1
1.4/0.6
12.61
Cường kích
10.2
3.7
13.9
3.8/2
27.34
Tiêm kích
24.2
9.1
33.3
5.8/1.5
17.42
Tổng cộng
43.3
15
58.3
11/4.1
18.86
Tổng cộng toàn cuộc chiến:

Được bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại tổng cộng/mất trong chiến đấu
%
Ném bom
19.2
27.6
17.9/10
64.85
Cường kích
33.6
33.7
23.6/12.4
70.02
Tiêm kích
62.8
74.3
46.8/20.7
63.00
Tổng cộng
115.6
135.6
88.3/43.1
65.12
Dù đây là con số chính thức, những số liệu này vẫn cần xem xét lại cẩn thận. Tôi tự hỏi nếu thực sự đã có hàng ngàn máy bay như vậy, tại sao trong hồi ức của hầu hết các cựu chiến binh đều kể rằng họ chỉ trông thấy máy bay Xôviết lần đầu trên bầu trời là vào năm 1944? Thậm chí trong những hồi ức ấy, những đội hình xe tăng rất lớn vẫn bị bỏ mặc mà không có máy bay yểm trợ trong khi các chiến dịch công kích năm 43-44. Kết quả thật dễ thấy - thiệt hại, bị chặn đứng và thậm chí phải rút lui.
Một bằng chứng khác là từ các phim Xôviết thời hậu chiến về đề tài chiến tranh. Nếu chúng không nói trực tiếp về phi công thì Không quân Xôviết rất hiếm khi được đề cập tới. Luftwaffe (không quân Đức) dường như đã chiến đấu mà không có đối thủ. Theo tôi, phim ảnh không thể coi là bằng chứng tuyệt đối, nhưng không có lửa thì làm sao có khói.

THIỆT HẠI CỦA LỰC LƯỢNG THIẾT GIÁP XÔVIẾT TRONG CHIẾN TRANH VỆ QUỐC

"Các chính uỷ phàn nàn với các chiến sĩ xe tăng rằng xe tăng đã cháy được 5-6 tiếng rồi và bỏ nó lại là phạm tội...”
Trích từ hồi ức “Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ”
Chiến tranh nghĩa là thiệt hại. Chiến tranh tiến hành bởi Liên Xô đồng nghĩa với sự thiệt hại nặng nề. Chiến thắng trước nước Đức phải trả giá bằng thiệt hại khủng khiếp về người và trang bị.
Ngày 22 tháng Sáu, 1941 Hồng quân có 14.200 xe tăng, 3800 trong số đó trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu được bố trí trong lực lượng bộ đội đóng dọc biên giới phía Tây. Đồng thời có 8.400 nằm trong tuyến dự bị. Quân đội cũng có 48.900 khẩu pháo trên tuyến đầu cùng 63.900 khẩu dự bị. Lực lượng này đã đối đầu với lực lượng tiến công Đức trong những giờ phút đầu tiên của ngày 22 tháng Sáu. Cũng cần biết thêm rằng lực lượng htiết giáp Đức không hề có xe tăng hạng nặng đồng thời loại tăng hạng trung T-34 model 1940-41 của Liên Xô có chất lượng hơn hẳn loại đồng hạng của Đức.
Năm 1941
Thống kê cho thấy việc gây thiệt hại lên quân đội Đức, dù so sánh bằng tỷ lệ phần trăm, cũng không cân bằng với mất mát của Hồng quân. Việc thiếu trình độ chỉ huy và kỹ năng chiến đấu, việc hệ thống liên lạc bị cắt đứt dễ dàng và thiếu không quân yểm trợ đã dẫn tới sự tiêu diệt nhanh chóng của lục quân. Tuy nhiên, cần hiểu rằng xe tăng không chỉ thiệt hại do chiến đấu. Việc bị cắt đường cung cấp nhiên liệu và thiếu vắng phương tiện sửa chữa và sơ tán gây ra những mất mát nặng nề khi quân Đức tiến công. (Ví dụ, đạo Hồng quân tại Kiev bị quân Đức bao vây và bắt sống có tới 12.000 xe tăng – LTD). Những đợt tiến công bất ngờ do quân Đức tiến hành đã bắt sống được vô số xe tăng ngay tại kho chứa trong tình trạng đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Những nhà máy sản xuất tăng được sơ tán từ phần Châu  u của Liên Xô về Xiberi. Công tác tái sản xuất được khởi đầu trong nhiều trường hợp là từ con số không và lắp ráp nhiều khi được thực hiện ngay ngoài trời không có mái che của nhà xưởng. Việc sơ tán đã đánh tụt sản lượng và không thể cung cấp cho đủ số thiệt hại của Hồng quân.
Từ 22 táhng Sáu 1941 tới 31 tháng Chạp 1941
Tăng
Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
% lost
Hạng nặng
500
1000
1500
900
60
Hạng trung
900
2200
3100
2300
74.2
Hạng nhẹ
21200
2400
23600
17300
73.3
Tổng cộng
22600
5600
28200
20500
72.70

NĂM 1942
Trong năm kế tiếp, 1942, tình hình cũng không khá hơn. Vô số chiến dịch như chiến dịch phòng thủ Kiev và các chiến dịch phản công khác đã dẫn tới sự thiệt hại vô số xe tăng. Chú ý rằng sản lượng xe tăng hạng nhẹ thực tế là ngang bằng với số tăng hạng trung. Dù đã hiển nhiên rằng tăng hạng nhẹ đã không thể đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Hồng quân vẫn cần bất kỳ thứ xe tăng nào do khả năng các nhà máy sản xuất T-34 và KV đều có hạn.
Từ 1 tháng GIêng, 1942 tới 31 tháng Chạp, 1942
Tăng
Tổng số trong danh sách
Số được bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
% thiệt hại
Hạng nặng
600
2600
3200
1200
37.50
Hạng trung
800
13400
14200
6600
46.50
Hạng nhẹ
6300
11900
18200
7200
39.60
Tổng cộng
7700
27900
35600
15000
42. 13

NĂM 1943

Năm 1943 là năm của những trận đánh vĩ đại. Stalingrad (Chiến dịch Sao Thổ) với việc quét sạch số quân Đức bị bao vây (Chiến dịch Chiếc vòng), chiến dịch giải vây Leningrad (Chiến dịch Tia Chớp), trận đánh Vành đai Kursk và vô số chiến dịch phản công khác đã phải trả giá bằng một lượng đáng kể xe tăng, đủ để khiến các vị lãnh đạo Đảng nhận thấy rằng T-34 và KV đã không còn đáp ứng được yêu cầu chiến trường do những loại tăng mới của Đức đã xuất hiện trên chiến trường. Đặc biệt, loại tăng KV đã không còn đem lại hiệu quả tương ứng với lượng thép cần thiết để sản xuất ra nó. Do đó, sản lượng tăng T-34 đã tăng rõ rệt. Điều này được minh hoạ bằng số lượng tăng hạng trung vượt gấp mấy lần tăng hạng nhẹ và hạng nặng cộng lại. Trong số 4400 khẩu pháo tự hành, 1100 khẩu (25 %) bị tiêu diệt.
Từ 1 tháng Giêng, 1943 tới 31 tháng Chạp 1943
Tăng
Tổng số trong danh sách
Số bỏ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
% thiệt hại
Hạng nặng
2000
900
2900
1300
44.80
Hạng trung
7600
16300
23900
14700
61.50
Hạng nhẹ
11000
5700
16700
6400
38. 30
Tổng cộng
20600
22900
43500
22400
51.50

NĂM 1944
Hiệu quả của các chiến thắng của Hồng quân năm 44 được thấy rõ trong bảng dưới đây
Từ 1 tháng Giêng 1944 tới 31 tháng Chạp 1944
Tăng
Tổng số trong danh sách
Số bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
% thiệt hại
Hạng nặng
1600
4000
5600
900
16.1
Hạng trung
9200
17000
26200
13800
52.7
Hạng nhẹ
10300
200
10500
2300
21.9
Tổng cộng
21100
21200
42300
16900
40
Chú ý tới con số quá ít xe tăng hạng nhẹ được bổ sung. Năm 1944 có 13600 pháo tự hành được sản xuất trong tổng số 16900 khẩu, trong đó 6800 khẩu (40.2 %) bị thiệt hại. Dù số phần trăm thiệt hại về xe tăng đã giảm, hãy tưởng tượng tới cảnh 23700 xe tăng bị bốc cháy.
NĂM 1945
Năm của Chiến thắng, năm 1945, bao gồm những chiến dịch quy mô khổng lồ cùng sự đầu hàng của Wermacht (quân đội Đức). Quân đội Đức, dù đã được khích lệ bởi đang chiến đấu trên chính quê hương mình, đã không thể chịu nổi sự áp đảo về lực lượng của Hồng quân. Tuy nhiên, việc bố trí xe tăng trong lãnh thổ thù địch, cộng thêm số lượng lớn thành phố và làng mạc cùng lượng lớn vũ khí chống tăng đã gây ra thiệt hại rất lớn dù đã có ưu thế tuyệt đối về số lượng và sự tiến triển về kỹ năng chiến đấu của lính xe tăng Xôviết.
Từ 1 tháng Giêng 1945 tới 10 tháng Năm 1945
Tăng
Tổng số trong danh sách
Số bổ sung
Tổng cộng
Thiệt hại
% thiệt hại
Hạng nặng
4700
1500
6200
900
14.5
Hạng trung
12400
6100
18500
7500
40.5
Hạng nhẹ
8200
900
9100
300
3.3
Tổng cộng
25400
8500
33900
8700
25.7
Trong số 15100 khẩu pháo tự hành có 33 % (5000) bị tiêu diệt.  
TỔNG KẾT
Trong suốt chiến tranh, kể từ 22 tháng Sáu 1941 tới 10 tháng Năm 1945, con số thiệt hại, gồm cả số được sản xuất trong nước và số được nhận từ nước ngoài theo Hiệp ước lend-lease:
Tăng - 83,500 chiếc gồm tất cả các loại;  
Pháo tự hành - 13,000 
Xe thiết giáp và các loại xe bọc thép khác - 37,600
Xe tải tất cả các loại - 351,800.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: