Tăng Trưởng Kinh Tế Và Hiệu Quả Kinh Tế ?

Câu 11: Tăng Trưởng Kinh Tế Và Hiệu Quả Kinh Tế ?

Tăng trưởng kinh tế :

Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm dùng để chỉ sự gia tăng của của cải vật chất mà xã hội tạo ra hàng năm. Nhịp điệu tăng trưởng kinh tế thường biểu thị ở tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng các chỉ tiêu sau :

+ Chỉ tiêu của Các Mác : 2 chỉ tiêu

Tổng sản phẩm xã hội : là tổng số của cải vật chất mà xã hội tạo ra hàng năm. Theo Mac nghiên cứu trên 2 mặt : hiện vật và giá trị

. Hiện vật : thực thể hiện vật, cấu trúc, gồm 2 bộ phận : toàn bộ tư liệu sản xuất mà xã hội tạo ra hàng năm, toàn bộ tư liệu tiêu dùng tạo ra hàng năm.

. Giá trị : tổng sản phẩm xã hội gồm 3 bộ phận , kí hiệu :

Giá trị = C + V + m

Trong đó : C là giá trị tư liệu sản xuất và hao phí trong sản xuất.

V là tổng giá trị sức lao động ( tổng quỹ tiền lương )

m là giá trị thặng dư.

Thu nhập quốc dân : là tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi phần bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí trong sản xuất. Được xem xét bởi 2 mặt : hiện vật và giá trị .

Hiện vật: gồm toàn bộ các tư liệu tiêu dùng và phần tư liệu sản xuất để tái sản xuất mở rộng.

Giá trị : thu nhập quốc dân = V + m

+ Theo chỉ tiêu của Liên hiệp quốc : Hiệu số thu nhập của ngành trừ chi phí ngành đó.

Chỉ tiêu quan trọng nhất là GDP : tổng giá trị gia tăng của các ngành sản xuất trong nước tính theo từng năm.

Chỉ tiêu GNP : GNP = GDP - Giá trị tương ứng bị chuyển ra nước ngoài

+ phần giá trị từ bên ngoài đưa vào trong nước .

Công thức tăng trưởng :

Tốc độ tăng trưởng GDP = GDPX - GDPG* 100%

Trong đó : X chỉ năm xem xét ;G chỉ năm gốc(năm xuất phát )

Phát triển kinh tế :

Khái niệm : phát triển kinh tế là một phạm trù dùng để chỉ sự tăng trưởng kết hợp với sự biến đổi và phát triển cơ cấu inh tế xã hội theo hướng tiến bộ.

Tiêu chuẩn đánh giá một quốc gia phát triển :

+ Nước phát triển là nước có cơ cấu kinh tế hiện đại ( cơ cấu ngành sản xuất gồm quan hệ 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ).

+ Kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

+ Cơ cấu dân cư và lao động tiến bộ.

+ Chỉ số HDI : chỉ số phát triển con người(thu nhập bình quân đầu người cao, tuổi thọ bình quân, trình độ dân trí, an ninh của môi trường sống ).

Câu 12 : Những Đặc Điểm Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư Bản

Độc Quyền ?

Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền :

Nền sản xuất tư bản được tập trung cao độ theo từng ngành, từng lĩnh vực, theo quy mô sản xuất và kết quả là hình thành những tổ chức độc quyền.

Tổ chức độc quyền : là liên minh kinh tế lớn, nắm trong tay phần lớn cơ sở sản xuất, chi phối những hoạt động của xã hội.

Có 5 hình thức độc quyền :

+ Kartell : là loại liên minh độc quyền về giá cả, thị trường, các thành viên trong tổ chức này vẫn độc lập trong sản xuất lưu thông.

+ Xanh-đi-ca : là loại tổ chức mà các thành viên độc lập trong sản xuất, ban quản trị đảm nhiệm việc lưu thông.

+ Tơ-rơt :là tổ chức độc quyền điều hành tập trung. Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do ban quản trị đảm nhiệm ( độc quyền ).

+ Cong-xooc-xi-om : là tổ chức độc quyền quốc tế . Biểu thị ở 2 loại hình công ty : công ty xuyên quốc gia và công ty đa quốc gia.

+ Conggo-merat : là tổ chức lũng đoạn khổng lồ. Quy mô vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính :

Tư bản tài chính : là sự thâm nhập hay dung hợp giữa tư bản độc quyền trong công nghiệp và trong ngân hàng .

Tư bản tài chính : giữ quyền thống trị xã hội dựa vào quyền lực kinh tế, thông qua chế độ tham dự ( cổ phần ).

Xuất khẩu tư bản :

Là cách thức mà tư bản độc quyền mang tư bản từ trong nước ra nước ngoài để tiêu thụ, chi phối nước khác.

Có 2 hình thức : + Xuất khẩu tư bản

+ Xuất khẩu tư bản hoạt động ( tiền, đầu tư nước ngoài ).

Các xu hướng đầu tư :

+Trước chiến tranh : đầu tư vào các mỏ, đồn điền để tạo nguồn nguyên liệu.

+ Ngày nay : tập trung vào công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, hoạt động dịch vụ.

Câu 13: Trình Bày Tính Tất Yếu Khách Quan Của Sự Tồn Tại Nhiều Thành Phần Kinh Te Átrong Thời Kỳ Quá Độ Lên Cnxh Ơû Nước Ta ?

Khái niệm về thành phần kinh tế :

Thành phần kinh tế : là một phạm trù kinh tế gắn với phạm trù chiếm hữu là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác.

Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH :

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thức là một thành phần kinh tế thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự chi phối của các quy luật kinh tế nhất định.

. Đặc điểm :

Là nền kinh tế nhiều thành phần, ở mỗi nước mỗi thời kỳ khác nhau số lượng thành phần kinh tế có thể nhiều, ít không giống nhau.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một nền kinh tế vừa độc lập vừa phụ thuộc vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

Ở nước ta cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại một cách khách quan vì : Bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau do đó lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, năng suất lao động, trình độ phát triển kinh tế không đều giữa các xí nghiệp, giữa các ngành, giữa các vùng,... Trong điều kiện đó xã hội cũ để lại không ít các thành phần kinh tế, không thể cải biến nhanh chóng được. Mặt khác trong thời kỳ quá độ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới. Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan.

. Lợi ích của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần :

Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích to lớn :

Thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong mỗi thành phần kinh tế và trong

toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Góp phần khôi phục cơ sở kinh tế và phát triển kinh tế hàng hoá

Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước tạo điều kiện khai thác sức mạnh về vốn, khoa học và công nghệ mới trên toàn thế giới.

Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, như những cầu nối để đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

âu 14: Nêu Các Thành Phần Kinh Tế Và Phân Tích Vai Trò Của Mỗi Thành Phần Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quá Độ Ơû Nước Ta Hiện Nay ?

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam tồn tại các thành phần kinh tế :

Thành phần kinh tế quốc doanh ( kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp, nông, thương nghiệp, vận tải).

Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất.

Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, dịch vụ cá thể ở thành thị.

Thành phần kinh tế tư bản tư nhân của các nhà tư bản vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.

Thành phần kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức phong phú.

Vai trò của các thành phần kinh tế :

Thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo :

Thành phần kinh tế quốc doanh có đặc điểm là dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - sở hữu nhà nước. Thành phần kinh tế quốc doanh

được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp công, nông, thương nghiệp ngân hàng nhà nước... Kinh tế quốc doanh là biểu hiện của quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn trước so với các quan hệ sản xuất trước. Kinh tế quốc doanh nắm giữ những bộ phận kinh tế chủ yếu, then chốt, có khả năng tác động đến các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo hướng XHCN. Thành phần kinh tế này được

Nhà nước bảo hộ về mọi mặt.

Thành phần kinh tế tập thể :

Thành phần này dựa trên hình thức sở hữu tập thể tư liệu sản xuất( trừ ruộng đất trong nông nghiệp thuộc sở hữu của toàn dân). Nó được tổ chức dưới nhiều hình thức như hợp tác xã, tổ sản xuất. Thành phần kinh tế này không ngừng củng cố và phát triển, bổ sung cho kinh tế quốc doanh và cũng kinh tế quốc doanh làm nền tảng của nền kinh tế quốc doanh.

Thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ còn gọi là kinh tế cá thể:

Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân họ, tồn tại ở phạm vi tương đối lớn phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nó có thể tồn tại độc lập hoặc có thể tham gia vào các loại hình hợp tác xã, hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn dưới nhiều hình thức.

Cần phân biệt kinh tế cá thể với kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình dựa trên sở hữu cá nhân đặc biệt và thời gian lao động ngoài thời gian mà công nhân viên chức và xã viên làm việc ở nhiệm sở, ở các xí nghịêp.

Kinh tế gia đình không phải là một thành phần kinh tế độc lập nhưng được phát triển mạnh.

Thành phần kinh tế tư bản tư nhân :

Bao gồm các doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê của người khác. Tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động.

Kinh tế tư bản tư nhân còn tồn tại trong thời kỳ quá độ là tất yếu nhằm

khai thác hết tiềm năng của đất nước, thu hút vốn đầu tư kỹ thuật hiện đại của nước ngoài.

Thành phần kinh tế tư bản nhà nước :

Thành phần này bao gồm những doanh nghiệp tư bản không còn độc lập kinh doanh mà đã liên kết với Nhà nước, chịu sự kiểm soát trực tiếp và chi phối cùa Nhà nước với những hình thức và mức độ khác nhau.

Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra trên phạm vi thế giới việc sử dụng hình thức kinh tế tư bản Nhà nước là tất yếu khách quan.

Kinh tế tư bản Nhà nước là hình thức kinh tế quá độ thích hợp nhằm tạo nhanh nguồn vốn, tranh thủ tiếp nhận khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại của thế giới, tạo nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: