tặng triều

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN VŨ KHÍ DƯỚI NƯỚC

………...***…………

Câu 1: Công dụng, nhiệm vụ vũ khí Ngư lôi

- Tiêu diệt được tàu ngầm, tàu mặt nước và các phương tiện trên biển

-Trong trường hợp cần thiết thì người ta dùng VKNL để phá hủy cầu cảng, các công trình ngầm ởdưới nước và giáp bờ.

Câu 2: Cách phân loại đối với Ngư lôi

* Theo công dụng:

-Ngư lôi tiêu diệt tàu mặt nước

-Ngư lôi tiêu diệt tàu ngầm

* Theo vật mang

- Ngư lôi tàu mặt nước

- Ngư lôi tàu ngầm

- Ngư lôi máy bay

* Theo kích thước (đường kính): o 400mm (SET – 40UE). o 533 ( SET -53M; 53 -VA)mm, 0 650mm.

* Phân loại theo hệ thống động lực

-Ngư lôi hơi ga (53A)

- Ngư lôi điện (SET53VA, SET40UE)

- Ngư lôi phản lực (không có ở Việt Nam) Nga 200km/h

* Phân loại theo thuốc nổ

-Thuốc nổ thường

-Hạt nhân

* Phân loại theo quỹ đạo chuyển động

- Ngư lôi chuyển động thẳng

- Ngư lôi vận động

- Ngư lôi có tự dẫn

* Phân loại theo dạng ngòi nổ

- Ngòi nổ chạm nổ

- Ngòi nổ không tiếp xúc

Câu 3: Công dụng những thông số cơ bản của Ngư lôi Ga 53-VA và Ngư lôi SET-53M.

·Công dụng những thông số cơ bản của Ngưlôi Ga 53-VA

1.Công dụng

* Trang bị trên các tàu phóng lôi dạng 206 (phóng lôi 4 ống Liên Xô, có 2 dạng 206 M, 206ME (HQ334), dùng để tiêu diệt tàu mặt nước.

2.Một số thông số cơ bản

-Đường kính: 533,4mm

-Chiều dài quả đạn: 7900mm

-Khối lượng: 1900kg

-Khối lượng thuốc nổ: 210kg

-Cự ly hành trình: 11.000m

-Vận tốc (29M/h)đi ở độ sâu từ 6-8m

-Mặt quạt sục sạo của hệ thống tự dẫn: +/-60độ

-Cự ly công tác của ngòi nổ không tiếp xúc: 5m (theo chiều thẳng đứng).

-Độ sâu đường đi ngư lôi

+ Độ sâu chiến đấu: 6-8m

+ Độ sâu sục sạo: 12-16m

-Độ sâu bắn từ tàu ngầm lặn dưới nước: 50m

-Hệ thống động lực:

+ Động cơ hơi ga (động cơ nhiệt)

+ Dầu nhờn: 09lit

+ Dầu cháy: 17lit

+ nước ngọt: 40lit

-Áp suất khí nén: 200 Atm

·Công dụng những thông số cơ bản của Ngưlôi SET-53M

Công dụng: SET-53M được trang bịtrên các tàu chống ngầm 159AE dùng để tiêu diệt tàu ngầm.

Một số thông số cơ bản:

-Chiều dài 7800mm

-Đường kính 534,4mm

-Khối lượng NLđã chuẩn bị xong: 1507kg

-Khối lượng NL thực tập: 1440kg

-Số lượng ácqui trong bệ: 90 cái

-Dòng điện phóng trung bình: 775A

-Điện thế của ácqui: 121V

-Vòng quay chân vịt: 1650v/p

-Vận tốc NL: 29M/h

-Cự ly hành trình: 14000m

-Độ sâu hành trình: 20-200m

-Mặt quạt sục sạo của máy tự dẫn:+/-60 độ

-Thời gian từkhi bắn đến khi máy tự dẫn vào làm việc 30-40s

-Hệ thống động lực: Động cơ điện

-Áp suất khínén NL: 200amt

Câu 4: Công dụng về vũ khí bom chống ngầm

Dùng để tiêu diệt tàu ngầm ở mộtđộ sâu nhất định trong giới hạn cho phép (giới hạn 300m). Ngoài ra cóthể sử dụng bom chìm để phái huỷ các chướng ngại thuỷ lôi.

Câu 5: Các loại bom chống ngầm có trong quân chủng

-Bom chìm chống ngầm BB1 được trang bị trên tàu chống ngầm 159AE

-Bom chìm phản lực chống ngầm RGB25

-Bom chìm phản lực chống ngầm RGB60

Câu 6: Công dụng nhiệm vụ máy điều khiển bắn bom và Ngư lôi

·Công dụng: Hệ thống các máy điều khiển bắn bom và ngưlôi dùng được trang bị trên các tàu, hệ thống này dùng để bắn bom và ngư lôi đến mục tiêu

·Nhiệm vụ:

* Trên cơ sở các thông tin về tàu mục tiêu và các thông số chuyển động của tàu ta, hệ thống máy điều khiển bắn xác định các thông số chuyển động của tàu mục tiêu

-Thông số chuyểnđộng của tàu mục tiêu (Hướng đi, vận tốc)

-Thông tin vềtàu mục tiêu: Cự ly, phương vị, góc mạn, độ sâu

+ Được xác định nhờ Radar (mục tiêu mặt nước)

+ Được xác định nhờ sonar (mục tiêu tàu ngầm)

-Thông số chuyểnđộng của tàu ta

+ Hướng đi: Laban

+ Vận tốc: máy tính đường

* Giải bài toán bắn tạo ra các thông số để điều khiển quá trình bắn bom và ngư lôi

Vídụ: Hướng bắn

Cựly (CÓ HÌNH VẼ)

* Giúp cho thuyền trưởng có hình ảnh (bằng các thông số) để điều khiển quá trính tấn công và bắn bom hoặc ngư lôi

*Đảm bảo truyền các lệnh và các tín hiệu cần thiết từ VTCH tới các vị trí của hệ thống.

*Đảm bảo quá trình bắn bom thực hiện quá trình bắn bom hoặc ngư lôi tới mục tiêu.

Câu 7: Trang bị tổ hợp vũ khí Ngư lôi và bom chống ngầm

·Tàu phóng lôi 4 ống dạng 206M và 206ME

-Quả đạn: NL ga 53-VA ngư lôi tự dẫn tiêu diệt các tàu mặt nước

-Hệ thống điều khiển bắn: MR-102

-Ống phóng: Gồm 4 ống phóng không có điều khiển(gắn cố định trên boong) 2 bên mạn phải và mạn trái. OTAM-53M

·Tàu hộ vệ chống ngầm 159AE

-Tổ hợp vũ khíbom chống ngầm

+ Quả đạn: Bom chìm chống ngầm BB-1 (229 quả)

Bom chìm phản lực RGB-25 (256 quả)

+ Hệ thống máy điều khiển bắn:SMERTR (159A BURIA)

+ Giàn phóng: Giàn thả bom chìm BB-1 (2 giàn) đuôi tàu

Giàn phóng bom phản lực RPU-2500 điều khiển bắn

Bom chìm phản lực RGB-2500 (4 giàn 16 ống) mũi, lái tàu

-Tổ hợp vũ khíngư lôi: Dùng NL SET-53M tiêu diệt tàu ngầm

+ Quả đạn: NL SET-53M điện tự dẫn tiêu diệt tàu ngầm

+ Hệ thống máy điều khiển: DVUK

+ Giàn phóng: TTA-53-57bis/2 có 1 giàn có điều khiển gồm 3 ống phóng giữa tàu.

·Tàu 159A (hộvệ chống ngầm.

-Tổ hợp vũ khíbom chống ngầm

+ Quả đạn: Bom chìm chống ngầm BB-1

Bom chìm phản lực RGB-60

+ Hệthống máy điều khiển bắn: BURIA

+ Giàn phóng: Giàn thả bom chìm BB-1, 2 giàn phía đuôi tàu

Giàn phản lực RPU-6000 bắn bom chìm phản lực RGB-60

-Tổ hợp vũ khíngư lôi

+ Quảđạn: NL SET-40U gồm 2 giàn lắp phía mũi tàu, mỗi giàn 12 ống. Đây làngư lôi điện tự dẫn, tiêu diệt tàu ngầm

+ Hệthống máy điều khiển bắn: DUMMER

+ Giàn phóng PTA-400 (2 giàn) mỗi giàn 5 ống phóng được lắp trên mặt phẳng mũi lại tàu.

Câu 8: Sử dụng chiến đấu vũ khí ngư lôi

1. Khái niệm điểm ngắm, điểm ngắm đón tàu ngư lôi công kích ngư lôi

a. Khái niệm điểm ngắm: Là điểm điểm nằm trên tàu mục tiêu mà khi bắn NL người ta sẽ ngắm vào đấy vớiước tính NL sẽ lao trúng đó. Ký hiệu (K) là điểm giữa của tàu mục tiêu.

b. Điểm ngắm đón tàu ngưlôi công kích ngư lôi

2. Các giai đoạn công kích ngư lôi của tàu phóng lôi, nhiệm vụ các giai đoạn

* Các giai đoạn công kích ngư lôi của tàu phóng lôi

- Tấn công ngư lôi là được bắt đầu từ thời điểm phát hiện được mục tiêu và các phương tiện kỹ thuật có được trên tàu với khẩu hiệu của Thuyền trưởng: “Toàn tàu báo đọng chiến đấu chuẩn bị công kích ngưlôi”

- Trong tấn công ngư lôi ta chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Vận động tiếp cận vị tríchuẩn bị phóng

+ Giai đoạn 2: Quay tàu vào VTCĐ, chiếm vị trí phóng và thực hiện phóng NL

+ Giai đoạn 3: Vận động sau khi phóng

Chú ý: Có vẽ hình

* Nhiệm vụ các giai đoạn:

- Giai đoạn 1:

+ Vậnđộng chiếm vị trí chuẩn bị trong time ngắn nhất

+ Xác định thông số chuyển động của tàu mục tiêu

+ Chuẩn bị lần cuối vị trí NL

+ Vận động tránh pháo và khắc phục sựđánh trả của địch

+ Tính các thông số để bắn (góc bắnđón “phi” )

- Giai đoạn 2:

+ Chiếm vị trí phóng một cách chính xác

+ Lắp liều phóng vào bầu chứa

+ Tiến hành phóng ngư lôi

- Giai đoạn 3: Nhanh chóng vậnđộng xa tàu mục tiêu, quan sát kết quả bắn trong tình huống chiến thuật cho phép có thể vận động tiến công lại.

3. Vị trí phóng ngư lôi (đi thẳng, tự dẫn)

Tiêu chuẩn cơ bản để chọn vị trí phóngđối với tất cả các loại phóng ngư lôi, để bảo đảm xác suất trúng mục tiêu 0,7-0,8. Bởi vị trí phóng và số lượng ngư lôi trong loạt phóng.

* Đối với ngư đi thẳng:

- Góc mạn tàu mục tiêu ở thời điểm phóng Dkp=35 độ-110 độ

- Cựly phóng có 2 phương pháp cơ bản xác định cự ly phóng

+ Bắn loạt 4 quả: Dp<=30 liên

+ Bắn loạt 2 quả: Dp<=15 liên

- Độsâu vùng biển cho phép phóng > 10m

* Đối với ngư lôi tự dẫn

- Góc mạn tàu mục tiêu ở thời điểm phóng: Dkp=35 độ-150 độ

- Cựly phóng: có 2 phương pháp cơ bản loạt 2 quả: Dp<= 15-30 liên

- Độsâu vùng biển cho phép phóng: ko nhỏ hơn 40m

4. Các phương pháp vận động của tàu phóng lôi chiếm vị trí phóng

a.Vận động theo hướng tiếp cận

·Khái niệm: Hướng tiếp cận là hướng vận động chính của tàu phóng lôi để chiếm lĩnh vị tríchuẩn bị phóng, sao cho luôn giữ phương vị tói mục tiêu không đổi, màchỉ rút ngắn khoảng cách tới mục tiêu.

·Điều kiện đểsử dụng hướng tiếp cận: Để vận động theo hướng tiếp cận phải đồng thời thoả mãn 2 điều kiện sau

- 110độ>= GKo>=35 độ khi bắn ngư lôi đi thẳng

- 150độ>= GKo>=30 độ khi bắn ngư lôi tự dẫn

Do>Dp

b.Phương pháp vận động theo hướng tiếp cận - mởrộng

·Hướng tiếp cận – mở rộng đây là 2 hướng chính của tàu phóng lôi khi vận động tiếp cận vị trí chuẩn bịphóng. Trong đó hướng tiếp cận nhằm rút ngắn cự ly tiến thẳng mục tiêu mà không nhằm thay đổi phương vị mục tiêu, còn hướng mở rộng lànhằm thay đổi phương vị tới tàu mục tiêu mà không nhằm thay đổi cự ly tới tàu mục tiêu.

·Điều kiện thực hiện:

- Góc mạn mục tiêu thẳng đứng phát hiện

+ Đối với NL đi thẳng Gko<35 độ hoặc Gko>110 độ

+ Đối với NL tự dẫn Gko<30 độ hoặc Gko>150 độ

- Cựly đến tàu mục tiêu: Do>Dp

c.Vận động theo hướng A

·Hướng A: Vận động theo hướng A để tiếp cận vị trí chuẩn bị phóng theohướng A nhằm đồng thời thayđổi cả phương vị và cự ly tới tàu mục tiêu

·Điều kiện thực hiện phương pháp này

- Đối với góc mạn mục tiêu

+ Đối với NL đi thẳng Gko<35 độ hoặc Gko>110 độ

+ Đối với NL tự dẫn Gko<30 độ hoặc Gko>150 độ

- Do = 30-40 liên

·Tiến hành bắn NL:

- Phải đi trên hướng chiếnđấu để chiếm lính vị trí phóng

- Phảiđi trên hướng khác để chiếm vị trí chuẩn bị phóng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: