Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau

Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau

Trước đây có nhiều khí công sư giảng rằng khí công có nào

là sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Cái đó toàn là khí, đều là những

thứ tại cùng một tầng luyện khí, mà cũng phân thành sơ cấp,

trung cấp, cao cấp. Về những gì thực sự tại cao tầng, hầu hết

những người tu luyện khí công chúng ta không có gì trong đầu

hết, [họ] hoàn toàn chẳng biết gì. Từ nay trở đi, những gì chúng

tôi nói rõ đều là Pháp tại cao tầng. Hơn nữa tôi muốn khôi phục

lại danh tiếng chân chính của [pháp môn] tu luyện. Tại khoá

học này tôi muốn đề cập đến một số hiện tượng bất lương trong

giới tu luyện. Chúng ta đối đãi, nhìn nhận những hiện tượng ấy

như thế nào, tôi đều cần giảng rõ; hơn nữa truyền công giảng

Pháp tại cao tầng có liên quan đến nhiều mặt, liên quan đến vấn

đề rất lớn, thậm chí rất gay gắt; tôi cũng muốn giảng rõ những

điều ấy; lại có những can nhiễu xuất phát từ không gian khác

đến xã hội người thường chúng ta, đặc biệt can nhiễu đến giới

tu luyện; tôi cũng cần giảng rõ; đồng thời [tôi] cũng giúp học

viên của chúng ta giải quyết những vấn đề ấy. Nếu vấn đề ấy

chẳng được giải quyết, [thì] chư vị không luyện công được.

Muốn giải quyết tận gốc những vấn đề đó, chúng tôi cần phải

coi mọi người [học viên] như những người tu luyện chân chính

thì mới làm vậy được. Đương nhiên, không dễ mà chuyển biến

ngay lập tức tư tưởng của chư vị; trong khi nghe bài giảng từ

nay trở đi, chư vị sẽ chuyển biến tư tưởng của mình một cách từ từ; cũng mong muốn rằng chư vị chú ý nghe [giảng]. Tôi

truyền công khác với người khác truyền công. Có người truyền

công, họ chỉ đơn giản là giảng một chút về công lý của họ, sau

đó kết nối [để truyền] một chút tín tức, rồi dạy một bộ thủ pháp

là xong. Người ta hiện nay đã quen với [phương cách] truyền

công như thế.

Truyền công chân chính cần phải giảng về Pháp, phải thuyết

về Đạo. Qua mười bài giảng trên lớp, tôi cần nói rõ những

[Pháp] lý tại cao tầng, chư vị mới có thể tu luyện được; nếu

không, thì không cách nào tu luyện. Người ta chỉ truyền những

thứ tại tầng chữa bệnh khoẻ người thôi; [nếu] chư vị muốn tu

luyện lên cao tầng, [nhưng] chư vị lại không có Pháp để chỉ đạo

tại cao tầng, [thì] chư vị không thể tu luyện được. Ví như chư vị

đi học, chư vị mang sách giáo khoa tiểu học mà đến đại học,

[thì] chư vị vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Có người cho rằng [họ]

học rất nhiều công, học công này, học công kia, có cả chồng

chứng chỉ tốt nghiệp; nhưng công của họ vẫn chưa hề [tăng]

lên. Họ cho rằng những thứ đó chính là nghĩa lý chân chính và

toàn bộ khí công; không phải thế, đó chỉ là phần vỏ nông cạn

của khí công, [là] những thứ tại tầng thấp nhất. Khí công không

chỉ là vậy; nó là tu luyện, là điều rộng lớn tinh thâm; ngoài ra

tại những tầng khác nhau tồn tại những Pháp khác nhau; vậy

nó khác với những thứ luyện khí chúng ta biết hiện nay;

[những thứ mà] chư vị có học nhiều nữa cũng vậy thôi. Lấy một

thí dụ, sách tiểu học của Anh chư vị cũng học, sách tiểu học của

Mỹ chư vị cũng học, sách tiểu học của Nhật chư vị cũng học,

sách tiểu học của Trung Quốc chư vị cũng học, [rốt cuộc] chư vị

vẫn chỉ là học sinh tiểu học. Chư vị học càng lắm khí công tại

tầng thấp, nhận càng nhiều những thứ ấy, thì trái lại lại càng có

hại, [vì] thân của chư vị đã bị loạn mất rồi.

Tôi cũng cần phải nhấn mạnh một vấn đề, tu luyện chúng ta

cần phải có truyền công [và] giảng Pháp. Một số hoà thượng ở

chùa, đặc biệt là [hoà thượng] Thiền tông có thể có cách nghĩ

khác. Hễ nghe đến giảng Pháp, họ liền không thích nghe. Tại

sao? Thiền tông [nhìn] nhận rằng: Pháp ấy không thể giảng,

Pháp đã giảng ra [thành lời] thì không còn là Pháp nữa; không

có Pháp có thể giảng; chỉ có thể tâm lĩnh thần hội; vậy nên đến

ngày nay Thiền tông không giảng Pháp gì hết. Đạt Ma [bên] Thiền tông truyền [dạy] điều ấy; [đó] là căn cứ theo một câu

của Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni giảng: 'Pháp vô định

Pháp'. Ông ấy căn cứ trên câu thoại của Thích Ca Mâu Ni mà

sáng lập pháp môn Thiền tông. Chúng tôi nói cái pháp môn ấy

là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt

Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy

không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy

hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ

Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi

đến đâu được nữa. Ngày nay chư vị nếu muốn đến Thiền tông

học Pháp, chư vị chớ hỏi; nếu chư vị hỏi ông [thầy] bất kể vấn

đề gì, [ông ta] sẽ quay lại cho vào đầu chư vị một gậy, gọi là

"bổng hát"1

. Đó nghĩa là chư vị không được hỏi, phải tự mình

ngộ. Chư vị nói: 'Tôi chưa biết nên mới đến học, ngộ được gì

đây? Ông lại cho tôi một gậy [là sao]?!' Đó là cái sừng bò kia đã

dùi đến đỉnh rồi, không còn gì có thể giảng nữa. Đạt Ma giảng

rõ là nó chỉ có thể truyền đến lục tổ, sau đó không dùng được

nữa. Mấy trăm năm qua rồi, đến nay vẫn có người ôm chết

cứng cái lý của Thiền tông mà không bỏ. Hàm nghĩa chân chính

của lời giảng "Pháp vô định Pháp" của Thích Ca Mâu ni là gì?

Tầng của Thích Ca Mâu Ni là [tầng] Như Lai; [nhưng] các tăng

nhân sau này có rất nhiều vị không hề ngộ đến tầng của Thích

Ca Mâu Ni, [không ngộ được] tâm thái trong cảnh giới tư

tưởng của Ông, hàm nghĩa chân chính trong Pháp mà Ông

giảng, [cũng như] hàm nghĩa chân chính trong lời mà Ông nói.

Vậy nên đời sau người giải thích thế này, người giải thích thế

kia, giải thích đến độ hỗn loạn; cho rằng 'Pháp vô định Pháp'

nghĩa là chư vị không được giảng, đã giảng ra thì không còn là

Pháp nữa. Thật ra không phải nghĩa như vậy. Thích Ca Mâu Ni

dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng

Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình

đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy

Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên,

Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không

đúng nữa. Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa

giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông

không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều

là rất thấp. Ông cũng phát hiện rằng Pháp của mỗi một tầng là

thể hiện của Pháp tại mỗi một tầng đó; mỗi một tầng đều có

Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả

lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận]

gần đặc tính của vũ trụ hơn; vậy nên, Ông bèn giảng: 'Pháp vô

định Pháp'.

Cuối cùng Thích Ca Mâu Ni lại giảng: 'Ta đời này chưa có

giảng Pháp nào hết'. Thiền tông lại lý giải rằng không Pháp có

thể giảng. Vào những năm cuối, Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến

tầng Như Lai; hỏi tại sao Ông nói Ông chưa có giảng Pháp nào

hết? Thực ra Ông đã nêu ra một vấn đề gì? Ông [muốn] nói:

'Đạt đến tầng Như Lai như ta, ta chưa thể thấy được [chân] lý

tối hậu của vũ trụ, Pháp tối hậu của vũ trụ là gì'. Vậy nên Ông

muốn nói người đời sau không được lấy những lời Ông giảng

làm chân lý tuyệt đối, chân lý bất biến; nếu không người đời

sau sẽ bị hạn cuộc vào tầng Như Lai hoặc thấp hơn Như Lai,

mà không thể đột phá lên tầng cao hơn. Người đời sau không lý

giải được nghĩa chân chính của câu nói ấy, [nên nhìn] nhận

rằng Pháp đã giảng ra thì không còn là Pháp, [họ] lý giải kiểu

như thế. Kỳ thực Thích Ca Mâu Ni [muốn] giảng rằng: Các

tầng khác nhau có Pháp của các tầng khác nhau, Pháp của mỗi

một tầng không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ; nhưng

Pháp của mỗi một tầng có tác dụng [làm Pháp lý] chỉ đạo tại

mỗi một tầng. Thật ra Ông đã giảng chính [Pháp] lý này.

Trước đây có nhiều người, đặc biệt [bên] Thiền tông, cứ

nhất mực bảo trì nhận thức thiên kiến và sai lầm cực đoan ấy.

Không dạy chư vị, thử hỏi chỉ đạo [tu] luyện làm sao, luyện thế

nào, rồi tu ra sao? Trong Phật giáo có nhiều chuyện cổ Phật

giáo, có thể có người đã từng xem; kể rằng lên trên trời, sau khi

đến thiên quốc, rồi phát hiện rằng kinh «Kim Cương» ở đó so

với kinh «Kim Cương» ở dưới [hạ giới], từng chữ đều khác

nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Tại sao kinh «Kim Cương» kia

lại khác với kinh «Kim Cương» tại nhân gian? Lại có người

nói: Kinh sách của thế giới Cực Lạc so với [kinh thư] dưới [hạ

giới] quả là khác hẳn, hoàn toàn khác nhau, không chỉ các chữ

khác nhau mà hàm nghĩa, ý nghĩa cũng khác nhau, chúng đã

thay đổi hẳn rồi. Thật ra, chính là cùng một Pháp đồng nhất [nhưng] tại các tầng khác nhau [thì] có các biến hoá và hình

thức hiển hiện khác nhau; đối với người tu luyện tại các tầng

khác nhau, có thể phát huy tác dụng chỉ đạo khác nhau.

Mọi người đều biết, trong Phật giáo có cuốn sách nhỏ tên là

«Tây phương Cực Lạc thế giới du ký», kể rằng một tăng nhân

kia đả toạ luyện công, nguyên thần [bay] đến thế giới Cực Lạc

xem ngắm cảnh tượng [nơi ấy]; hết một ngày; rồi quay về nhân

gian đã thấy sáu năm trôi qua. Vị ấy thấy được không? Đã thấy

nhưng điều vị ấy đã thấy không phải là chân tướng. Tại sao?

Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy

mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy

nên được thấy. Bởi vì một thế giới kiểu như vậy chính là thể

hiện cấu thành của Pháp; cho nên, vị ấy không thể thấy được

chân tướng. Tôi giảng rằng 'Pháp vô định Pháp' chính là có

hàm nghĩa như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: