tăng huyết áp và chăm sóc

Câu 23: Trình bày định nghĩa,nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị tăng huyết áp

a)Định nghĩa

Theo qui ước của TCYT Thế giới, ở người trưởng thành gọi là tăng huyết áp khi HA tâm thu ( 140 mmHg và / hoặc HA tâm trương ( 90 mmHg. Với ít nhất 2 lần khám khác nhau, mỗi lần khám đo HA ít nhất 2 thời điểm khác nhau.

Về mặt chỉ số người ta có thể phân chia như sau:

-bình thường cao:130-138/85-89mmHg

-tăng HA giai đoạn I: 140-159/90-99mmHg

-tăng Ha giai đoạn II: 160/100mmHg

b)Nguyên nhân

*THA nguyên phát:

Chiếm trên 90 % các trường hợp THA, thường gặp ở người trên 50 tuổi. Tuy không tìm thấy nguyên nhân, nhưng các yếu tố sau được coi là các yếu tố nguy cơ của THA:

-Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

Tuổi cao (50 tuổi), nam giới, chủng tộc da đen và yếu tố gia đình (những người cùng huyết thống bị THA).

-Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Béo phì, sang chấn tinh thần, ít hoạt động thể lực, rượu, thuốc lá, thói quen ăn mặn, tăng lipit máu, lạm dụng thuốc tránh thai.

*THA thứ phát:

Chiếm khoảng 10% các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân thường gặp có thể là:

-Bệnh thận:

+Viêm cầu thận (cấp, mạn)

+Viêm thận, bể thận, sỏi thận.

+ Bệnh động mạch thận.

+ Các bệnh thận bẩm sinh.

+Suy thận.

-Bệnh nội tiết:

+ U tuyến thượng thận.

+U tuyến yên.

+Cường tuyến giáp.

- Bệnh tim mạch:

+ Hẹp eo đ/m chủ (Tăng HA chi trên, giảm HA chi dưới).

+Hở van đ/m chủ (Tăng HA tâm thu, giảm HA tâm trương).

* Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nhiễm toan hô hấp...

c)Triệu chứng

- THA thường không có triệu chứng cho tới khi xảy ra các biến chứng (đây chính là khó khăn cho việc phát hiện bệnh).

- Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng (phải đo đúng kỹ thuật).

- Một số trường hợp THA có thể có các biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, mệt, hồi hộp, buồn nôn, chảy máu mũi...

d)Biến chứng

-suy tim trái,đau thắt ngực,nhồi máu cơ tim

-TBMMN

-suy thận

-tắc ĐM ngoại vi

e)Điều trị

mục tiêu chung của điều trị tăng huyết áp là giảm các biến chứng tim mạch,thận và giảm tử vong,để đạt mục tiêu này bệnh nhân tăng huyết áp cần thay đổi lối sống và đưa HA về

*Điều trị không dùng thuốc

-giảm cân thừa

-giảm ăn muối

-hoạt động thể lực

-chế độ ăn phù hợp

-hạn chế đồ uống có cồn

-ngừng hút thuốc là

*Điều trị thuốc hạ HA

-nhằm hạ HA về mừa 140/90mmHg

-cần chú ý không hạ HA quá nhanh và chú ý đến khả năng duy trì tác dụng hạ HA trong vòng 24h

-lựa chọn thuốc hạ HA tuy tùy thuộc vào từng BN

-vẫn phải duy trì biện pháp điều chỉnh lối sống

-1 số thuốc điều trị THA

+nhóm thuốc lợi tiểu:hypothiazide,natrilix 1,5mg,furoxemide...

+nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương:alphametyldopa 250mg(Dopegyt,aldomet)

+nhóm thuốc ức chế calci: nifedipin 10mg,amlodipin 5mg

+nhóm thuốc ức chế men chuyển: captopril,coversyl,enalapril...

Câu 24: Lập kế hoạch chăm sóc BN tăng huyết áp

1. Nhận định chăm sóc:

- Ngoài việc nhận định một cách hệ thống và đầy đủ về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng ...

- Cần chú trọng đo HA đúng kỹ thuật (đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả 4 chi).

- Việc nhận định phải chỉ ra được:

+ Người bệnh là THA nguyên phát hay thứ phát? Nếu là THA nguyên phát thì có yếu tố nguy cơ nào? Nếu là THA thứ phát thì do nguyên nhân nào?

+ Đã có những biến chứng gì: Suy tim?, tai biến mạch não?...

- Tham khảo các kết quả xét nghiệm.

2.Chẩn đoán chăm óc

-nguy cơ bị biến chứng do chưa kiểm soát được HA tăng

-những triệu chứng do hậu quả hoặc biến chứng của THA gây nên

-Khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị THA đã được sử dụng:đau đầu,chóng mặt,tụt HA khi đứng,rối loạn tiêu hóa,ho khan

-nguy cơ người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và kiểm soát THA do thiếu kiến thức về bệnh

3. Lập kế hoạch chăm sóc:

Các mục tiêu cần đạt được là:

- Người bệnh sẽ không bị hoặc tránh được tối đa các biến chứng của tăng huyết áp.

- Người bệnh sẽ bớt được khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được các tác dụng phụ đó.

- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ điều trị THA lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

4. Thực hiện chăm sóc:

* Ngăn ngừa các biến chứng của THA:

Đặc biệt với người bệnh THA nặng phải chủ động ngăn ngừa các biến chứng bằng cách:

- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, theo dõi HA trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc.

- Theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

- Thực hiện đầy đủ các XN để đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, XN sinh hoá máu và nước tiểu.

* Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc:

- Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp khi đứng làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Để hạn chế tác dụng phụ này khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã.

- Với những thuốc điều trị THA gây nên táo bón hàng ngày phải hỏi người bệnh và báo cáo thầy thuốc nếu có. Đồng thời khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, luyện tập thể dục. Thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định....

- Nếu người bệnh bị ỉa chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân.

* Giáo dục sức khoẻ:

- Trước hết người điều dưỡng cần làm cho người bệnh hiểu về THA? THA có thể gây ra những biến chứng gì ? Làm thế nào để kiểm soát được HA lâu dài?

- Cần nhấn mạnh việc điều trị THA là phải thường xuyên, lâu dài? Người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị THA. Ngoài ra cần cung cấp cho họ một số thông tin về thuốc điều trị THA như lợi ích, giá cả...

- Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp. Hạn chế muối, hạn chế Lipit và Cholesterol, hạn chế Calo nếu quá béo. Không dùng các chất kích thích tim mạch.

- Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây THA trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó nếu có.

5. Đánh giá chăm sóc:

Người bệnh đạt được các kết quả:

- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng.

- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc.

- Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong#thu