Tản mạn cùng RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành
Chiến tranh đã lùi xa rồi! Nhưng qua những trang văn, mỗi người Việt Nam chúng ta lại có dịp được sống cùng không khí của một thời đại hào hùng, máu và nước mắt đã kết thành trang sử vinh quang của dân tộc. Mỗi lần đọc một tác phẩm của thời chống Mỹ, chúngta lại được dịp ôn lại truyền thống, thêm cảm phục những con người hiên ngang đối mặt với sức mạnh tàn bạo của kẻ thù. Trong những tác phẩm ấy, ấn tượng với bản thân tôi có lẽ là Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - câu chuyện của một đời được kể trong một đêm - tái hiện đầy đủ chất sử thi hoành tráng của những con người Tây Nguyên bất khuất như những cây xà nu vươn cao đón ánh mặt trời.
Nguyễn Trung Thành - một bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc - đã viết tác phẩm vào những ngày quyết liệt căng thẳng, "nghiêm trọng, nghiêm trang, hào hứng, hào hùng" khi cả dân tộc lần đầu tiên đối mặt trực tiếp với đội quân viễn chinh Mỹ hùng mạnh. Vốn sống, sự gắn bó với Tây Nguyên đã tiếp nguồn cảm hứng cho ông tái hiện không khí hoành tráng của cuộcchiến đấu ở địa bàn Tây Nguyên. Toàn bộ tác phẩm tập trung vào hình tượng xà nu - loại cây man dại thanh sạch của núi rừng và người anh hùng Tnú đã kề vai sát cánh cùng cộng đồng làng Xô Man vươt qua đau thương để viết nên trang sử chiến đấu của người dân Strá trước kẻ thù hung bạo. Cảm hứng của tác phẩm là lòng tự hào với truyền thống trung kiên của người Tây Nguyên theo cách mạng, khẳng định con đường tất yếu phải cầm vũ khí chống giặc, nêu cao phẩm chất anh hùng của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đậm chất lãng mạn anh hùng ca.
Có lẽ khi viết tác phẩm này, nhà văn Nguyên Ngọc đã được sống trong những xúcđộng mạnh mẽ nhất khi được hồi tưởng lại những ngày tháng "ba cùng" với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vốn sống phong phú từng làm nên một Đất nước đứng lên cùng anh hùng Núp lại một lần nữa làm nên truyện ngắn Rừng xà nu, như là kết tinh những trải nghiệm của nhà văn về đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu. Không phải ngẫu nhiên ông lại quay về với đề tài miền núi bởi đó cũng là một phần đời của nhà văn. Rừng xà nu - hình ảnh mở đầu và kết thúc tác phẩm đã phần nào thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn: mỗi một người dân Tây Nguyên cũng như loài cây ham ánh nắng mặt trời đã kết thành một khối vững chắc, vượt qua sự hủy diệt, khẳng định một sức sống trường tồn bất diệt và mạnh mẽ kiên cường.
Tác phẩm không phải là sản phẩm của một óc tưởng tượngphong phú mà đã bắt rễ từ cuộc sống kiên cường và nhân hậu của những người dân Tây Nguyên, là sự tổng hoà của hiện thực và khát vọng chiến thắng của cả dân tộc, là tình nghĩa sâu nặng của nhà văn với mảnh đất và con người Tây Nguyên...
Phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc:
Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm.Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây, bởi "nhìn xa xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời..."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top