Huế Xưa Và Nay - Món Chay
Phật, hầu như mọi nhà đều có Phật tử, chính vì thế mà đa số người Huế rất thích ăn chay. Một số đông người ăn chay vào hai ngày Rằm, mồng Một hàng tháng, có người ăn một tháng từ bốn đến sáu ngày theo phát nguyện, cũng có khá nhiều người tâm nguyện ăn trường trai, nghĩa là ăn chay quanh năm suốt tháng. Thời gian gần đây do đời sống kinh tế ngày càng cao, cao lương mỹ vị dư thừa nên có nhiều người khá giả tham gia ăn chay như là một kiểu đổi thực đơn cho lạ miệng, nhẹ bụng, và thấy lòng thư thái hơn.
Các gia đình ở Huế, vào những dịp kị giỗ ông bà, nhất là vào dịp thất tuần... cũng thường có khuynh hướng dâng cúng mâm cơm chay với ý nguyện mong cho hương linh người thân yêu sớm siêu thoát và cầu an lành cho con cháu gặp được phước duyên hạnh phúc.
Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế chế biến các món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị giản đơn nhưng rất phong phú về chủng loại và vô cùng hấp dẫn về mùi vị, màu sắc, chỉ thoáng trông một bàn tiệc chay ta sẽ thấy ngon và đẹp không thua gì nem công chả phụng!
Thực đơn chay "quý tộc" trông rất sang trọng, nào là chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào giòn... Độc chiêu của thức ăn chay có món chao – được người sành ăn ví von là ngon, béo và bổ dưỡng hơn pho mát của Pháp.
Ăn chay đơn giản của người bình dân chỉ cần có vị tâm (xì dầu), muối mè đậu phộng, muối sả, ít rau quả nữa là đủ chất, vừa đơn giản vừa gọn nhẹ và ít tốn tiền. Người khá giả ăn uống đàng hoàng hơn thì bữa cơm có món canh, món mặn, món xào... một ít màu đỏ của cà rốt, xanh của cải bắp, trắng của bắp su và khuông đậu chín, vàng vừa ngon lành vừa đủ chất dinh dưỡng.
Công việc chuẩn bị bếp núc nấu ăn chay thật vô cùng công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo, chịu khó bởi một thức một ít, một thứ một chút... mới có một mâm cơm hoàn hảo.
Các bà nội trợ khéo tay hơn thì làm thêm bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, bánh hỏi: chất bột giống bánh mặn, chỉ khác ở chỗ nhân chay, mỗi món bánh có hương vị riêng, tất cả đều ngon tuyệt. Món độc đáo mà bao nhiêu người, nhất là người Huế xa quê và du khách luôn thấy thòm thèm là món mít trộn, vả trộn xúc bánh tráng, ai đó sẽ nhớ mãi và mong ước được thêm một lần trở lại để có cơ hội nhâm nhi cho thỏa thích. Buổi sáng bắt đầu một ngày mới, điểm tâm bằng tô bún chay sẽ mang theo niềm vui suốt ngày, thú vị hơn là được ăn vào bữa lỡ hoặc bữa tối một tô cháo nóng hổi thơm phức có khuôn đậu, nấm rơm, cà rốt, khoai tây hạt lựu thật ấm lòng, mát dạ.
Điểm đặc sắc của cơm chay là dù ăn thật no nhưng vẫn có cảm giác thân thể nhẹ nhàng, tâm hồn thanh thản, điều dễ hiểu là tại món ăn toàn rau quả, hơn nữa có lẽ lúc ăn chay tâm con người hướng thiện hơn, lòng nghĩ về những điều tươi vui và làm việc tốt đẹp cho cuộc đời.
Trong những năm trở lại đây, ở xứ Huế đã xuất hiện nhiều quán bán thức ăn chay và được thực khách ủng hộ nhiệt tình, quán nào cũng luôn tấp nập khách, nhất là vào các ngày Rằm, mồng Một.
Thật muôn vàn tiện lợi cho các nội tướng bận rộn công tác chỉ cần tốn ít thời gian đến quán mua nhanh, sẽ có đủ món cho một bữa ăn ngon lành sạch sẽ, lại không đắt tiền mấy.
Thường tên gọi của các tiệm này mang âm hưởng của kinh nhà Phật, ví như Bồ Đề, Tịnh Tâm, Thiện Ân... rộn ràng hơn hết là các quán ở đường Hàn Thuyên – Thành Nội – luôn đông vui, bán chạy. Ở các tiệm này bán đủ món chay, bún, bánh, cháo, cơm... món nào cũng được bày biện rất ngon mắt, mới trông đã thấy lòng hứng thú. Điều hấp dẫn thực khách và làm cho người ta thấy thích thú ăn chay là cảm giác về một sự trông bóng, tinh khiết, sạch sẽ... nên thấy ngon miệng và tịnh tâm hơn.
Không những người dân Huế mà du khách đến thăm Huế cũng luôn ao ước được nếm thử hương vị của các món ăn chay và dù chỉ một lần thôi, chắc chắn ai đó cũng sẽ thấy xao lòng và ngưỡng mộ.
ST.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top