Mùa Trẩy Hội Cơm Cúng Ở Cao Ly
Chỉ cách biển Trà Cổ hơn một giờ xe chạy là gặp một cung đường miền biên ải, nơi phên giậu của vùng biên huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, nơi "hoa lá hồ nghi nhiều sự lạ đời". (1) Nơi tháng Mười là mùa lễ hội cơm mới.
Ở đó có thác Khe Vằn, Khe Tiền; có đàn đá thần bên hồ dày cỏ lác, chỉ cần gõ một viên đá đàn tự ngân lên cả dãy; có sông Moóc dành cho du lịch homestay với giá 50.000 đồng/đêm; có thể nghe hát soóng cọ ngay chỗ trọ.
Thị trấn của những cột cây số
Đi trên con đường vành đai, tôi thường thấy những cột ghi cây số biên giới, chúng như vừa khắc vào khuy áo ngực ta rằng, đây là biên giới đất đai rừng già của ta.
Những cánh đồng lúa mùa, và ngô, những cánh rừng sở và trẩu bất tận. Phụ nữ Dao của huyện Bình Liêu gọt trọc tóc phía trước trán, đội những chiếc mũ cao tới 40 tấc trên đầu.
Bữa chợ của họ chủ yếu là mua sắm đồ dùng nhu yếu trong gia đình – liềm, dao rựa, nước mắm và muối. Thực phẩm đã có sắn, ngô và lúa nương đựng trong những bao tải chất sát nóc nhà và dưới gậm giường.
Nhà nào khá giả có xe máy. Thời trang rất thiêng liêng là vải thêu gấu quần và váy. Quan trọng nữa là khi có tiền: có 300.000 đồng sẽ đi bác sĩ nha khoa của chợ đường biên, chỉ để bọc một chiếc răng vàng.
"Để làm gì a?". "Hi, để cười cho nó xinh, răng nó vàng choé hơn là đẹp đấy a!".
Tháng Mười mùa lễ hội cơm mới, họ xúng xính váy áo, có răng vàng đi chợ cười luôn miệng, vui lắm a. Điện thoại cầm tay nói tiếng Dao tiếng Kinh rất sõi.
Chợ có người Tày hát then và đàn tính, người Kinh hát giao duyên, người Sán Chay hát soóng cọ. Người Dao hát sán cố.
Các dân tộc mùa trẩy chợ áo váy như một palét màu của hoạ sĩ. Ở chợ dịp ấy có xôi ngũ sắc, bánh coóc mò – bánh gói lá nhọn như đầu sừng con bò; bánh cuốn rất dài như lóng mía cắt khúc.
Lại rất sẵn măng, nấm, nấm linh chi, và mật ong rừng đổi rượu. Chợ Bình Liêu có cả người Hoa mua bán giao dịch bằng tiếng Trung và tiếng dân tộc, mặc cả cứ giơ cái máy tính ra.
Đá thần ở trên núi
Đi ven núi Cao Xiêm, lên đỉnh Cao Ba Lanh xem đá thần chỉ có một con đường xe máy hoặc đi bộ cách trấn Bình Liêu hơn 10km.
Bình Liêu còn có đèo Phật Chỉ, có những tên xã nghe rất lạ tai, rất "kêu" tên xã như Vô Ngại, Lục Hồn, Tình Húc.
Ở đây người Tày cứ chơi đàn tính, người Dao cứ hát sán cố, người Sán Chay thích hát soóng cọ, và thêu khăn bên rừng sở, thích lấy quế về gom bán đổi lấy lúa ngô.
Vào xã Lục Hồn nghe chim gáy, gà vịt tao tác trong chuồng, sân nhà người dân phơi đầy ngô, ngày mùa họ đi gặt, nhà cửa ít thấy khoá, cứ khép lại là xong. Cuộc sống trên núi cao thật đơn giản, thanh bình.
Nhiều lữ khách đến Bình Liêu chụp ảnh ở bãi đá thần và ngược lên Khe Vằn, Khe Tiền xem thác. Thác Khe Vằn và đá thần người dân bản địa còn gọi là đàn trời trên núi. Người dân vẫn tựa vào đá núi và huyền thoại để giữ vững niềm tin giữ đất giữ nước.
Đến đây mới thấy những người phụ nữ Dao kể chuyện về đất đai rừng già, hoa sở mới biết họ yêu quê trong từng hơi thở và lời ca của cả dân tộc nữa.
Các bậc đá bước lên hỏi trời
Dù có tin vào đá thần nhưng dân thường đi du lịch vẫn nên biết: Bãi đá thần là huyền thoại từ thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, từ thời chống ngoại xâm, đến nay những dân tộc Tày, Sán Chay, dân tộc Dao, vẫn đặt niềm tin vào đá thần để hy vọng.
Họ có những lễ hội cơm mới, lễ hội chợ dân tộc anh em để hát ca và đàn đá, đàn tính, dạy cho con em thế hệ sau tiếp nối những truyền thống văn hoá của người Việt.
Những thác nước ở Khe Vằn có tới ba tầng không cao lắm nhưng rất trơn trượt. Đi du lịch vùng này bạn nên chọn giày, rất cần mang theo đèn pin, nến, và kem chống côn trùng. Cả áo khoác, vì trên núi cao rất lạnh về đêm.
——————
(1) Phỏng một câu thơ Hàn Mặc Tử.
ST.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top