tân cổ diển
8.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư
bản độc quyền, những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản tăng
lên gay gắt (khủng hoảng kinh tế chu kì bắt đầu từ 1825) nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn
kinh tế mới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới .
Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người vì thế
nó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhà kinh tế học tư sản.
Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản và khắc phục những
khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế.
8.1.2. Đặc điểm của học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
trường phái cổ điển mới ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào
kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.
Các đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển mới là:
+ Dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế (Ủng hộ thuyết
giá trị chủ quan: theo đó cùng một hàng hóa, với người này cần hơn hay ích lợi nhiều thì giá trị
lớn và ngược lại, người không cần hay ích lợi ít thì giá trị thấp).
+ Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế riêng biệt (chủ trương từ sự phân tích kinh tế
trong các xí nghiệp để rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội), được gọi là phương pháp
phân tích vi mô.
+ Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lĩnh vực lưu thông, trao đổi và nhu cầu.
+ Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, sử dụng các công cụ toán học: công
thức, đồ thị, hàm số, mô hình,... phối hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học để đưa ra những
khái niệm mới như: ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn,... (Vì vậy còn gọi là
trường phái giới hạn).
+ Muốn tách kinh tế khỏi chính trị xã hội, chủ trương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế
thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tế ứng dụng, đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.
8.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
8.3.1. Thành tựu
Các nhà kinh tế trường phái cổ điển mới đã đạt được một số thành tựu, đó là:
+ Những phân tích về kinh tế thị trường hiện đại cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã được
vận dụng trong hoạt động thực tiễn.
+ Đã có dự phân tích cụ thể sự vận động của nền kinh tế trên cơ sở các quy luật của thị
trường, nghiên cứu sâu hơn các quan hệ sản xuất trao đổi.
+ Đã góp phần vào sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, đưa ra những biện pháp điều chỉnh
chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
+ Tác động đến việc xây dựng các chính sách kinh tế của các nước tư bản trong thời kỳ này.
+ Là cơ sở của kinh tế học vĩ mô hiện đại
8.3.2. Hạn chế
Với ý định cách tân, bổ khuyết cho các tư tưởng kinh tế tư sản cổ điển song còn nhiều hạn
chế và nhiều lý luận không vượt qua được kinh tế tư sản cổ điển, những hạn chế đó là:
- Mưu toan bác bỏ học thuyết kinh tế Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản và các kết luận
của Mác về mâu thuẫn tư sản và công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
- Xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm chủ quan, không tính đến vai trò quyết định của
nền sản xuất và của các điều kiện lịch sử xã hội. Những điều kiện này quyết định đặc điểm phát
triển kinh tế ở một giai đoạn nhất định. Từ đó đi đến khẳng định các phạm trù kinh tế trong chủ
nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn.
- Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế thuần túy. Thực chất muốn gạt
bỏ mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rời khỏi
một chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhau đằng sau những hoạt
động kinh tế.
TÓM TẮT
Trong chương này cần nắm được các vấn đề cơ bản sau:
Trường phái cổ điển mới là trường phái bao gồm các lý thuyết kinh tế ủng hộ tự do kinh
doanh, là sự tiếp tục tư tưởng cổ điển đề cao "bàn tay vô hình". Những nhà kinh tế thuộc trường
phái cổ điển mới tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy
luật kinh tế. Theo họ, sự điều tiết của "bàn tay vô hình" sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát
triển bình thường.
Về hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản của trường phái cổ điển mới:
Về hoàn cảnh ra đời:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư
bản độc quyền, những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản tăng
lên gay gắt Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người.
Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản và khắc phục những khó
khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới, lý thuyết mới thay thế.
Tư tưởng cơ bản là của trường phái này là: Ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung
cầu và có hiệu quả.
Đặc điểm chủ yếu của trường phái cổ điển mới là:
+ Dựa vào tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế, đưa ra thuyết
giá trị chủ quan hay giá trị - ích lợi. Đưa ra những khái niệm mới như: ích lợi giới hạn, năng suất
giới hạn, sản phẩm giới hạn, ... (Vì vậy còn gọi là trường phái giới hạn).
+ Dùng phương pháp phân tích vi mô: chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí
nghiệp để rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội. Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lĩnh
vực lưu thông, trao đổi và nhu cầu. Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế.
+ Chủ trương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tế ứng
dụng, đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.
Về nội dung:
Trường phái cổ điển mới có những nội dung chủ yếu sau:
+ Đưa ra khái niệm "sản phẩm kinh tế" thay cho phạm trù "hàng hóa".
+ Đưa ra lí thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan), phủ nhận lí thuyết giá trị - lao động
của kinh tế tư sản cổ điển và của Mác.Theo đó "ích lợi giới hạn" quyết định giá trị của sản phẩm
kinh tế, đó là "giá trị giới hạn", nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật
quyết định giá trị và ở đây là: "ích lợi giới hạn"). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.
+ Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường)
thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do
cạnh tranh. Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản
xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).
+ Chú trọng nghiên cứu Giá cả: là hình thức của quan hệ về lượng mà trong đó hàng hóa và
tiền tệ được trao đổi với nhau (giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù
thiết thực và cụ thể vì thế là nhà kinh tế không đề cập đến giá trị). Giá cả được hình thành trên thị
trường do kết quả sự va chạm giá cả người mua - người bán trong điều kiện tự do cạnh tranh trên
thị trường. Giá cả người mua và giá cả người bán là mối quan hệ cung cầu. Kết quả sự va chạm
cung - cầu hình thành nên giá cả cân bằng (giá cả thị trường) .
Về đánh giá khái quát:
Trường phái cổ điển mới có những phân tích cụ thể hơn về nền kinh tế thị trường song cơ
bản vẫn còn hạn chế, không vượt qua được các nhà kinh tế tư sản cổ điển và Mác. Đó là:
+ Sự xa rời lý luận giá trị của kinh tế tư sản cổ điển
+ Tìm cách bác bỏ học thuyết kinh tế Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản và các kết luận
của Mác về mâu thuẫn tư sản và công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Xây dựng trên cơ
sở chủ ng hĩa duy tâm chủ quan. Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế
thuần túy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top