tamly7

Câu 7. Cảm giác là gì? Hẫy nêu và phân tích các đặc điểm, vai trò của các quy luật cơ bản của cảm giác.

1. Định nghĩa: cảm giác là 1 quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

2. Các đặc điểm của cảm giác.

- Cảm giác là 1 quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.

- Cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.

- Cảm giác chỉ phản ánh sự vật hiện tượng khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào giác quan khi sự vật hiện tượng ko còn tác động nữa thì cảm giác ko còn.

- Cảm giác của con người khác xa so với cảm giác của con vật về chất bởi vì cảm giác của con người mang tính bản chất xã hội-lịch sử.

+ Cảm giác của con người ko chỉ phản ánh những thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng do con người sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển.

+ Cảm giác của con người ko những chịu sự tri phối của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn sự tri phối của hệ thống tín hiệu thứ 2 đó chính là ngôn ngữ.

+ Cảm giác của con người còn chịu sự tri phối của các hiện tượng tâm lí khác: Tư duy, ý thức, tình cảm.

+ Cảm giác của con người ngày càng trở nên tinh vi và nhạy bén hơn do kết quả của rèn luyện, luyện tập và do tính chất của hoạt động nghề nghiệp.

3. Vai trò của cảm giác.

- Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Nhờ có mối liên hệ đó mà giúp con người định hướng trong môi trường xung quanh.

- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn và cho toàn bộ đời sống tâm lí của con người.

- Cảm giác đảm bảo hoạt động tâm lý bình thường của con người.

4. Các quy luật cơ bản của cảm giác.

* Quy luật về ngưỡng cảm giác.

- Ngưỡng cảm giác: là cường độ kích thích phải đạt tới 1 giói hạn nhất định, giới hạn mà ở đó gây cho ta cảm giác. Nếu quá mạnh thì sẽ mất cảm giác, còn quá yếu thì sẽ ko gây cảm giác.

- Ngưỡng tuyệt đối:

+ Ngưỡng tuyệt đối phía trên: Là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cho ta cảm giác.

+ Ngưỡng tuyệt đói phía dưới: Là cường độ kích thích tối thiểu mà ở đó đủ gây cho ta cảm giác.

+ Phạm vi giữa ngưỡng tuyệt đối phái trên và ngưỡng tuyệt đối phía dưới gọi là vùng phản ánh trong đó có 1 vùng phản xạ tốt nhất. Hạ âm (16hec) vùng phản ánh (1000hec) siêu âm (20000hec).

- Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đó.

- Độ nhạy cảm: là khả năng cảm nhận được những kích thích nhỏ nhất

- Độ nhayk cảm sai biệt: là khả năng phân biệt được ngưỡng sai biệt hay nói cách khác là khả năng phân biệt được những kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác khác với cảm giác ban đầu.

- Ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm của cảm giác có mqh tỷ lệ nghịch có ý nghĩa là ngưỡng tuyệt đối phía dưới càng nhỏ thì……. Và ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm càng cao.

* Quy luật về sự thích ứng của cảm giác.

- Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ của kích thích. Cụ thể là:

+ Cảm giác mất dần khi kích thích kéo dài

VD: khi mới vào phòng điều hòa sẽ có cảm giác lạnh, nhưng ở đó lâu ta sẽ thấy bình thường.

+ Tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu và giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh.

VD: đầu tien sờ nước nóng thấy nóng nhưng sờ nhiều thấy bình thường

- Sự thích ứng của cảm giác là ko giống nhau, có cảm giác thích ứng nhanh, có cảm giác thích ứng chậm.

- Sự thích ứng có thể được phát triển là nhờ vào luyện tập và tính chất của hoạt động nghề nghiệp.

* Quy luật về sự tương tác qua lại giữa các cảm giác.

- Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi của cảm giác này dưới ảnh hưởng của 1 cảm giác kia. Cụ thể kích thích nhẹ vào cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia và ngược lại.

- Sự tác động qua lại giữa 2 cảm giác cùng loại hoặc khác loại thì được gọi là hiện tượng tương phản. Có tương phản đồng thời tương phản tiếp diễn (nói tiếp)

=> Ba quy luật này có sự thống nhất, bổ xung tác động qua lại lẫn nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #123123