tamly14
Câu 14. Tình cảm là gì? Nêu những đặc điểm và vai trò của tình cảm. So sánh tình cảm-cảm xúc, tình cảm-nhận thức. Nêu và phân tích những qui luật của tình cảm.
1. Định nghĩa
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của con người.
2. Đặc điểm:
- Tính nhận thức: Tình cảm được nảy sinh từ những cảm xúc của con người trong quá trình nhận thức đối tượng.
- Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội.\
- Tính ổn định của tình cảm: Tình cảm của con người khi đã hình thành thì nó tương đối ổn định và bền vững chứ ko phải những thái độ nhất thời có tính chất tình huống.
- Tính chân thực: Khả năng thể hiện chính xác nội tâm thực của con người.
- Tính đối cực: Liên quan tới việc thỏa mãn hay ko thỏa mãn nhu cầu của con người hình thành nên những tình cảm đối cực: yêu-ghét, buồn vui.
3. Vai trò của tình cảm
- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người hoạt động
- Tình cảm sẽ giúp cho qui trình nhận thức diễn ra nhanh hơn, bền vững hơn.
- Tình cảm chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách: Xu hướng, tính cách, năng lực.
4. So sánh
a. Tình cảm-cảm xúc
- Giống nhau: Đều biểu thị thái độ của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người.
- Khác nhau:
+ Cảm xúc:
ü Có cả ở người và vật
ü Là 1 quá trình tâm lý
ü Mang tính hiện thực
ü Có tính nhất thời phụ thuộc vào tình huống đa dạng
ü Thực hiện chức năng sinh vật tức là giúp cho con người định hướng và thích nghi với môi trường xung quanh với tư cách là 1 cá thể.
ü Gắn liền với phản xạ ko điều kiện, phản xạ bản năng.
+ Tình cảm:
ü Chỉ có ở người
ü Là 1 thuộc tính tâm lý
ü Thường ở trạng thái tiềm tàng
ü Có tính xác định và ổn định
ü Thực hiện chức năng XH giúp con người định hướng và thích nghi với MT xung quanh với tư cách là 1 nhân cách
ü Gắn liền với phản xạ có điều kiện với định hình động lực thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2.
Cảm xúc ở mức độ thấp, tình cảm ở mức độ cao hơn rất nhiều và tình cảm gắn liền với ý thức con người.
b. Tình cảm-nhận thức
- Giống nhau: Đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể, có bản chất XH-lịch sử.
- Khác nhau
+ Nhân thức
ü Nội dung phả ánh: Phản ánh bản thân sự vật hiện tượng
ü Phạm vi phản ánh: Phản ánh toàn bộ sự vật hiện tượng
ü Phương thức phản ánh: Phản ánh sự vật hiện tượng bằng hình ảnh, bằng biểu tượng và bằng khái niệm
ü Mức độ thể hiện ở tính chủ thể: Thấp hơn
ü Quá trình hình thành: Đơn giản hơn, gần hơn tình cảm
+ Tình cảm
ü Nội dung phản ánh: Phản ánh ý nghĩa của sự vật hiện tượng liên quan tới nhu cầu và động cơ
ü Phạm vi phản ánh: Chỉ phản ánh sự vật hiện tượng, có liên quan tới nhu cầu và động cơ.
ü Phương thức phản ánh: Phản ánh sự vật hiện tượng thông qua những rung cảm của con người.
ü Mức độ thể hiện ở tính chủ thể: Cao hơn, đậm nét hơn nhận thức
ü Quá trình hình thành: Lâu dài hơn, phức tạp hơn so với quá trình hình thành nhân thức.
5. Các quy luật cơ bản của tình cảm
a. Quy luật “lây lan”: Lây lan đó chính là cảm xúc, tình cảm của người này có thể được truyền lây sang người khác
VD: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Hay Một người đau tất cả quên ăn
b. Quy luật tương phản của tình cảm: Sự xuất hiện hay suy yếu đi cảu 1 tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm 1 tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó
VD: Có song nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
c. Quy luật phâ trộn tình cảm: Trong cuộc sống tâm lí của mỗi cá nhân nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng 1 lúc nhưng ko loại trừ nhau mà kết hợp và phan trộn với nhau.
VD: Giận thì giận mà thương thì thương.
d. Quy luật thích ứng: Một cảm xúc của tình cảm được lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại 1 cách ko thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu bà lắng xuống.
VD: Áo năng may/Thì năng mới/Người năng tới thì năng thương.
e. Quy luật di chuyển tình cảm: Xúc cảm tình cảm của đối tượng này mới được di chuyển sang 1 đối tượng di chuyển khác.
VD: Yêu nhau yêu cả đường đi/Ghét nhau gét cả tong cho họ hàng
g. Quy luật hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa những cảm xúc đồng loại.
Anh nắng đi lại thì thấy năng lượng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top