tamly1

Câu 1. Tâm lý là gì? Hãy phân tích bản chất và chức năng của các hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

1. Tâm lý: Đó chính là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người. Nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hành động và hoạt động của con người.

2. Bản chất và chức năng của các hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

a. Bản chất

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lý người là sự phản ánh hiện thục khách quan vào naão người thông qua chủ thể và tâm lý người có bản chất XH-lịch sử.

* Tâm lý của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não.

- Tâm lý người ko phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng ko phải do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não.

- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính ko gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là sự tác động của hệ thống này liên hệ với hệ thống kia. Kết quả của sự phản ánh cho ta hình ảnh của sự tác động. Hình ảnh ấy có thể là hình ảnh vật chất, và cũng có thể là hình ảnh tinh thần.

- Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: Từ phản ánh cơ, vật lý hóa đến phản ánh sinh vật và phản ánh xh, trong đó có phản ánh tâm lý. Phản ánh tâm lý là 1 phản ánh đặc biệt, hiện thực khách quan tác động vào não và để lại dấu vết trên não đó chính là hình ảnh tâm lý của con người. Hiện thực khách quan là nguồn gốc để nảy sinh các hiện tượng tâm lý và hiện thực khách quan quy định nên nội dung của tâm lý.

* Tâm lý của con người mang tính chủ thể.

- cùng 1 hiện thực nhưng tác động tới nhiều hình ảnh khác nhau sẽ cho ta hình ảnh với mức độ sắc thái tâm lý khác nhau

- Cùng 1 sự vật hiện tượng tác động vào 1 chủ thể nhưng ở vào hoàn cảnh khác nhau, tâm trạng và trạng thái khác nhau sẽ cho ta hình ảnh tâm lý với mức độ sắc thái khác nhau.

- Chính chủ thể là người cảm nhận và cảm nghiệm nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ sắc thái tâm lý khác nhau thì chủ thể có các hành vi và cử chỉ khác nhau đối với hiện thực.

* Tâm lý của con người có bản chất XH- lịch sử.

- Tâm lý của con người có nguồn gôc là hiện thực khách quan bao gồm có tự nhiên và XH. Nhưng yếu tố XH là cái quyết định nhất đến sự hình thành và phát triển tâm lý của con người.

- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp bởi vì chỉ có thông qua hoạt động  và giao tiếp con người mới hình thành nên tâm lý của mình

- Thông qua hoạt động và giao tiếp thì trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, cá nhân (con người) tiếp thu được những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, biến nó thành kinh nghiệm của bản thân mình.

Như vậy tâm lý chỉ được hình thành và phát triển khi người đó tham gia vào các mqh XH và trở thành thành viên của XH đó.

- Tâm lý của con người mang nội dung XH có nghĩa là tâm lý của con người ở thời đại nào, XH nào, giai đoạn nào thì mang đặc điểm của thời đại đó và giai đoạn đó.

- Tâm lý của cá nhân ko phải là bẩm sinh bất biến mà nó vận động phát triển ko ngừng cùng với sự pt của cộng đồng và XH.

b. Chức năng của tâm lý.

Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, những chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động, hành vi. Mỗi hành động, hoạt động của con người đều do tâm lý điều hành. Sự điều hành ấy thể hiệnqua những mặt sau:

- Tâm lý có chứng năng chung là định hướng cho hoạt động. Ở đây muốn nói đến vai trò của động cơ, mục đích hoạt động. Động cơ có thể là 1 nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng…

- Tâm lý là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động của con người. Nó là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đính đã đề ra.

- Tâm lý điều khiển, kiểm soát quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.

- Cuối cùng, tâm lý giúp con người điều khiển, điều chỉnh nói trên mà tâm lý giúp con người ko chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan mà cong nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Và chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản thân mình

- Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con ngời.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #123123