Tầm vận động khớp

Tầm vận động khớp

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

Định nghĩa:

Tầm vận động khớp (Rank of Motion - ROM) là góc mà khớp vận động được theo các hướng khác nhau, phương pháp lượng giá chức năng và tầm vận động khớp.

Phương pháp đo:

Bằng phương pháp Zero: Tư thế người đứng thẳng, 2 lòng bàn tay quay ra trước, khi đó tất cả các khớp ở vị khí nghỉ được quy ước là 00, góc đo bắt đầu từ vị trí 0 đến vị trí mà khớp vận động đến.

Nguyên tắc đo:

+ Mọi cử động khớp đều xuất phát từ vị trí 00.

+ Tầm vận động khớp được so sánh với bên đối diện, hoặc so sánh với đối tượng cùng thể trạng.

+ Đo tầm vận động khớp ở cả hai dạng vận động chủ động và vận động thụ động.

+ Cách ghi: ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm vận động của khớp.

+ Sai số cho phép 0-50.

Cụ thể tầm vận động một số khớp như sau:

Khớp cổ tay:

Duỗi 700, gấp 80-900, nghiêng trụ 350, nghiêng quay 200.

Khớp khuỷu:

Gấp 1400, duỗi 00 (-100).

Khớp vai:

+ Gấp (trước) 1800.

+ Duỗi (sau) 450.

+ Dạng 1800.

+ Khép 450.

+ Xoay ngoài 900.

+ Xoay trong 700.

+ Khép gập ngang 1350.

+ Dạng gập ngang 450.

Khớp cổ chân:

Gấp lòng 450, Gấp mu 200, Xoay trong 450, Xoay ngoài 200.

Khớp gối:

Gấp 1400, Duỗi 00.

Khớp háng:

Gấp 1200, Duỗi 300, Dạng 450, Khép 100, Xoay ngoài 450, Xoay trong 450.

Các rối loạn vận động khớp.

- Hạn chế vận động khớp: là tình trạng khớp còn vận động nhưng không vận động được hết tầm bình thường so với bên lành hoặc so với chỉ số sinh lý chung. Tuỳ theo nguyên nhân có thể chia hạn chế vận động khớp thành 2 loại:

+ Hạn chế vận động do khớp bất động lâu (còn gọi là hạn chế vận động khớp do không sử dụng động tác).

+ Hạn chế vận động do tổn thương các thành phần của khớp: như bệnh lý khớp, chấn thương khớp.

- Cứng khớp: là tình trạng khớp hoàn toàn không còn khả năng vận động.

- Lỏng khớp: là tình trạng khớp vận động quá tầm bình thường.

Tập vận động khớp vai

1. Tập vận động thụ động.

- Tư thế bệnh nhân nằm ngửa:

+ Tập gấp: KTV đứng sát mép giường bên phải bệnh nhân, tay trái giữ cổ tay, tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, sau đó từ từ nhẹ nhàng đưa tay bệnh nhân thẳng lên quá đầu, rồi lại từ từ đưa tay ngược lại về vị trí ban đầu.

+ Tập dạng khép: KTV dùng tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, để cẳng tay bệnh nhân nằm trên cẳng tay của mình, tay trái giữ khớp vai bệnh nhân để không cho khớp vai di chuyển lên phía tai bệnh nhân. KTV từ từ đưa cánh tay bệnh nhân di chuyển ngang song song với mặt giường đến vị trí khớp vai 900. Sau đó KTV chuyển tay trái đang giữ khớp vai đến nắm vào cổ tay bệnh nhân, tiếp tục vận động tay lên phía đầu đến hết tầm vận động của khớp vai. Hết động tác, tiến hành đưa tay bệnh nhân ngược về vị trí ban đầu.

+ Tập xoay: đầu tiên KTV vận động khớp vai bệnh nhân dạng 900 như trên rồi đưa tay phải đang đỡ khớp khuỷu về nắm cổ tay bệnh nhân, tay trái đang giữ khớp vai về đỡ dưới khuỷu tay bệnh nhân, sau đó gập khớp khuỷu bệnh nhân đến 900. Tiến hành vận động cẳng tay bệnh nhân đổ về phía đầu (xoay khớp vai ra ngoài) và đổ về phía chân bệnh nhân (xoay khớp vai vào trong) trong khi khớp khuỷu và khớp vai vẫn ở tư thế 900.

+ Kéo giãn khớp vai: là phương pháp có hiệu quả tốt để giải phóng tình trạng tắc nghẽn quanh khớp. Trong khi xoa bóp vùng khớp vai, xác định vùng bao khớp co cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai (có thể tỳ bàn chân vào nách bệnh nhân để tăng lực kéo) vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng với lực 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp. Chú ý khi kéo nắn, bệnh nhân phải không đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng kéo nắn cho thích hợp.

- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: tập động tác nâng và duỗi khớp vai.

2. Tập vận động chủ động và tập với dụng cụ.

- Tập chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước lên trên, duỗi khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào trong.

- Tập với gậy:

+ Tập động tác gấp: hai tay nắm lấy gậy ở phía trước bụng rồi từ từ đưa gậy ra trước lên trên đến hết tầm.

+ Tập động tác xoay ngang: như tập động tác gấp, nhưng chỉ đưa cánh tay lên 900, rồi làm động tác đưa gậy sang bên tay bệnh (xoay ngang dạng) và bên tay lành (xoay ngang khép).

+ Tập động tác duỗi và xoay trong: hai tay nắm lấy gậy ở phía sau lưng rồi đưa gậy ra sau, kéo gậy lên trên.

+ Tập động tác dạng: tay bên bệnh để dọc thân và nắm lấy đầu dưới của gậy, tay kia vòng ra sau gay nắm lấy đầu trên của gậy rồi kéo ấn đầu gậy trên xuống sao cho thân gậy tỳ lên vai gáy như đòn bẩy và làm cho đầu gậy kia cùng với cánh tay bệnh từ từ nâng lên đến 900.

- Tập với sợi dây: tay lành nắm một đầu dây, sợi dây vắt ngang qua vai bên tay lành ra sau lưng, tay bên bệnh nắm lấy đầu kia của sợi dây. Tiến hành dùng tay lành kéo sợi dây xuống làm cho tay bệnh di chuyển lên trên ở phía lưng giống như động tác gãi lưng.

- Tập vận động với thang gióng:

+ Tập động tác gấp: (bài tập vịn thang) bàn tay bệnh nhân ở tay có khớp vai đau nắm chặt vào một bậc thang trên thang gióng, người quay về phía thang rồi làm động tác ngồi xuống và giữ nguyên ít phút rồi đứng lên. Lúc đầu khi ngồi xuống sẽ đau tăng ở khớp vai thì có thể bám ở các bậc thang thấp, sau đó tập bám ở các bậc thang cao dần.

+ Tập động tác dạng: cũng làm như trên nhưng người quay ra bên để khớp vai.

+ Tập động tác xoay ngang: bám tay vào bậc thang, thân người quay về phía thang rồi làm động tác xoay dần thân người quay ra bên và ra trước.

+ Tập động tác duỗi xoay ngoài: (bài tập chống đẩy) bệnh nhân đứng quay lưng vào thang, hai tay đưa ra sau nắm lấy một bậc thang, tiến hành ngồi xuống đến hết tầm vận động thì giữ vài giây rồi đứng lên. Lúc đầu khi đứng lên có sự trợ giúp của chân, sau chuyển dần lực chống đến tay để tăng sức cơ. Bài tập tương tự có thể thực hiện với hai tay chống vào cạnh bàn ở phía sau.

- Tập với ròng rọc: tập động tác gấp và dạng khớp vai.

- Tập nhún vai với vật nặng: Bệnh nhân ở tư thế ngồi tựa lưng vào tường, tỳ hộp sọ và gáy vào tường làm giảm độ ưỡn cong của cột sống cổ, hai tay duỗi thẳng sát thân và xách hai vật nặng, nhấc vai lên đến hết tầm vận động, giữ nguyên một lúc rồi từ từ hạ xuống một cách chậm rãi. Bài tập được thực hiện thường xuyên liên tục với trọng lượng tăng dần. Bài tập tương tự cũng có thể thực hiện ở tư thế đứng với vai nâng lên cao và hơi ra sau.

- Bài tập đung đưa khớp vai: Bài tập đung đưa thụ động do Codman mô tả là cánh tay cánh tay hoàn toàn thụ động trong trạng thái đung đưa, không có hiện tượng co cơ chủ động ở khớp vai, không có trọng lượng thêm vào ở bàn tay, cũng không có co cơ nào ở bàn tay, cổ tay và cánh tay: bệnh nhân cúi ra trước, thân gấp, cánh tay bị đung đưa không có hiện tượng co cơ khớp ổ chảo. Cơ thể thì đung đưa chủ động, như vậy sẽ tạo nên động tác đụng đưa thụ động của cánh tay sát thân ra trước, ra sau, sang bên và xoay. Cơ thể cần thiết phải có sự trợ giúp bằng cách đặt tay lia trên bàn hoặc ghế tựa. Cánh tay vung thụ động không có vật nặng ở bàn tay vì nó là nguyên nhân gây co cơ cho chi trên và khớp vai.

Bài tập đung đưa chủ động được Codman phát triển thêm để điều trị đau và hạn chế khớp vai: Tư thế như bài tập đung đưa thụ động, nhưng ở đây cánh tay được cho phép vung chủ động trong các bình diện, một vật nặng có thể được cầm trong tay và sức nặng cũng được phép tăng dần.

Tập vận động khớp khuỷu

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Tập vận động thụ động.

- Tập gấp duỗi: vị trí ban đầu tay bệnh nhân duỗi sát thân người, lòng bàn tay ngửa quay lên trên, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay phải giữ ngón cái bệnh nhân và để ngón cái tay mình trên mu tay bệnh nhân còn các ngón khác đỡ phía dưới cổ tay để giữ cổ tay bệnh nhân duỗi thẳng. Sau đó gấp khớp khuỷu tay lại hết tầm vận động, rồi lại đưa về vị trí ban đầu.

- Tập sấp ngửa cẳng tay: bệnh nhân ở tư thế hơi gấp khớp khuỷu, KTV nắm giữ bàn tay bệnh nhân và duỗi thẳng ngón trỏ qua mặt trước cổ tay để giữ cổ tay bệnh nhân thẳng, sau đó tiến hành xoay ngửa lòng bàn tay bệnh nhân lên, rồi xoay sấp lòng bàn tay xuống.

- Kéo giãn khớp: KTV dùng một tay giữ cố định cánh tay bệnh nhân, một tay nắm dọc cẳng tay để kéo.

2. Tập vận động chủ động và tập với dụng cụ.

- Tập vận động chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp khuỷu đến hết tầm.

- Tập chống đẩy trên thang gióng: hai tay bám vào cùng một bậc thang, thân người thẳng, làm động tác chống đẩy. Càng bám vào các bậc thang thấp thì góc tạo bởi thân người và mặt đất càng nhỏ khi đó lực chống đẩy càng lớn. Tiến hành chống đẩy với bậc thang cao rồi đến các bậc thang thấp dần.

- Tập gấp duỗi khớp khuỷu với tạ: bệnh nhân ngồi, khuỷu tay tỳ lên mặt bàn, tay nắm một quả tạ có khối lượng phù hợp, tiền hành động tác gấp duỗi đến hết tầm. Có thể dùng trọng lượng của tạ để ép khớp khuỷu bị hạn chế vận động duỗi.

- ép khớp khuỷu bằng khung ép chuyên dụng: sử dụng cho khớp khuỷu bị hạn chế vận động gấp, cho khớp khuỷu gấp tối đa có thể rồi cố định ở tư thế đó bằng một khung ép, mỗi ngày tháo ép ra một vài lần để tập vận động rồi lại ép lại với độ ép tăng lên một chút.

Tập vận động khớp cổ tay

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Tập vận động thụ động.

- Tập gấp duỗi cổ tay: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu 900, KTV dùng ngón trỏ và ngón giữa tay phải giữ ngón cái bệnh nhân và để ngón cái tay mình trên mu tay bệnh nhân, bàn tay trái nắm giữ cẳng tay bệnh nhân. Sau đó KTV tiến hành gấp cổ tay về phía lòng và duỗi cổ tay về phía mu.

- Tập nghiêng trụ và nghiêng quay: Tư thế như tập gấp duỗi cổ tay, rồi nghiêng cổ tay bệnh nhân về phía xương trụ và xương quay.

- Kéo giãn khớp cổ tay: KTV một tay giữ chặt cẳng tay, một tay nắm bàn tay bệnh nhân rồi kéo lực vừa phải dọc theo chiều dài cẳng tay.

2. Tập vận động chủ động.

- Tập vận động chủ động: bệnh nhân tự làm các động tác gấp, duỗi, nghiêng cổ tay đến hết tầm vận động.

Tập vận động các khớp bàn và ngón tay

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Tập vận động thụ động.

- Tập gấp duỗi: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu 900, KTV úp bàn tay phải của mình ở phía mu bàn tay bệnh nhân, bàn tay trái nắm giữ cổ tay bệnh nhân. KTV dùng bàn tay mình gấp các ngón tay bệnh nhân bắt đầu từ các đốt xa đến các đốt gần như là cuộn các ngón tay lại, cho đến khi tất cả các ngón tay bệnh nhân đều gấp như nắm đấm. Sau đó duỗi các ngón tay ra hoàn toàn như ban đầu.

- Tập dạng khép: Bàn tay bệnh nhân đặt úp trên giường lòng bàn tay ở phía dưới, các ngón tay duỗi thẳng, KTV dùng tay trái nắm giữ cổ tay bệnh nhân, ngón cái và ngón trỏ tay phải nắm giữ đầu một ngón tay bệnh nhân, và tiến hành di chuyển dạng khép ngón tay đó. Tập như vậy với tất cả các ngón:

- Tập gấp duỗi các khớp ngón cái: Khuỷu tay bệnh nhân ở tư thế gấp 900 KTV nắm bàn tay bệnh nhân trong lòng bàn tay phải của mình và giữ bàn tay xoay ngửa các ngón duỗi thẳng. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải kẹp giữa hai bên ngón cái bệnh nhân rồi gấp ngón cái vào lòng và dạng ngón cái ra:

- Tập đối chiếu ngón cái với các ngón khác: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu, KTV giữ bàn tay bệnh nhân trong lòng bàn tay phải của mình, dùng ngón cái giữ cho các ngón tay bệnh nhân duỗi thẳng. KTV đặt ngón cái tay trái dọc theo mặt trước và ngón troe dọc theo mặt sau ngón tay cái của bệnh nhân. Sau đó di chuyển ngón tay cái bệnh nhân từ phía lòng bàn tay ra ngoài rồi tiếp tục vận động về phía lòng bàn tay đến đối diện với các ngón tay khác cho tới ngón út:

2. Tập vận động chủ động và tập với dụng cụ.

- Tập vận động chủ động: bệnh nhân từ làm động tác gấp duỗi các ngón tay (nắm tay vào, xoè tay ra), và động tác đối chiếu ngón cái với các ngón khác.

- Tập với dụng cụ: tập bóp quả bóng cao su nhỏ, tập cầm nắm một vật.

Tập vận động khớp hang

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

Tập vận động thụ động.

- Tập gấp duỗi khớp háng: Bệnh nhân nằm sát mép giường, KTV đứng về phía bên phải bệnh nhân, bàn tay trái đỡ dưới khoeo bàn tay phải đỡ gót chân bệnh nhân, nâng chân bệnh nhân lên gấp gối lại giữ không cho chân bệnh nhân dạng hoặc xoay ngoài. Từ từ di chuyển gối bệnh nhân về phía ngực, bàn tay chuyển từ khoeo lên gối tiếp tục gấp khớp háng và khớp gối tối đa, rồi lại duỗi ra tư thế ban đầu, khi đó tay trái lại chuyển về đỡ dưới khoeo chân bệnh nhân:

- Tập dạng và khép khớp háng: Tư thế như trên, nhưng tiến hành dạng chân ra rồi khép chân vào, chú ý giữ chân luôn song song với mặt giường.

- Tập xoay khớp háng: bệnh nhân nằm ngửa sát mép giường, KTV tay trái đặt trên gối, tay phải trên cổ chân bệnh nhân, sau đó xoay chân bệnh nhân vào trong ra ngoài.

- Tập duỗi khớp háng: bệnh nhân nằm sấp, KTV một tay dùng bàn tay đỡ dưới gối còn cẳng tay đỡ dưỡi cẳng chân bệnh nhân để nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường, tay kia đỡ trên mông và ấn mông bệnh nhân xuống, rồi từ từ hạ chân bệnh nhân xuống về vị trí ban đầu.

Tập vận động khớp gối

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Tập vận động thụ động.

- Tư thế bệnh nhân nằm ngửa: KTV một tay đỡ dưới khoeo, một tay giữ dưới gót chân bệnh nhân để gấp khớp háng và khớp gối lại. Sau đó KTV nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường để gấp gối lại, sau đó từ từ duỗi thẳng gối để đưa chân trở lại vị trí ban đầu.

- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: KTV một tay đỡ trên mông, một tay nắm giữ cổ chân bệnh nhân, sau đó gấp gối lại về sát mông, rồi lại duỗi gối ra đưa chân về vị trí ban đầu.

- Kéo ép khớp gối:

2. Tập vận động chủ động và với dụng cụ.

- Tập ngồi xuống đứng lên có vịn và không có vịn.

- Tập trên bàn tập khớp gối:

+ Tập duỗi khớp gối có trở kháng tăng dần.

+ Tập gấp khớp gối có trở kháng tăng dần.

Tập vận động khớp cổ chân và các khớp ngón chân

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

Tập gấp duỗi khớp cổ chân

+ Bệnh nhân nằm ngửa, KTV dùng một tay nắm giữ gót chân và dùng cẳng tay đỡ bàn chân bệnh nhân, tay kia đặt trên gối để giữ chân bệnh nhân thẳng. Sau đó gấp cổ chân lại bằng cách kéo gót chân bệnh nhân xuống và mũi bàn chân gấp về phía mu. Khi khớp cổ chân đã gấp tối đa, người điều trị tiếp tục vận động duỗi khớp cổ chân rồi lại thực hiện động tác như trên.

+ Bệnh nhân nằm sấp, gấp khớp gối cho cẳng chân vuông góc với mặt giường. KTV dùng một tay nắm giữ gót chân ở phía lòng bàn chân, bàn tay kia nắm giữ cẳng chân sát khớp cổ chân. Sau đó ấn mạnh bàn chân làm gấp khớp cổ chân về phía mu. Rồi kéo bàn chân làm gấp khớp cổ chân về phía lòng. Trong khi thực hiện động tác chú ý không để khớp cổ chân xoay vào trong hay ra ngoài.

Tập quay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài

Bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi. KTV một tay nắm giữ phần trước bàn chân (ngón cái trên mu, các ngón kia ở phía lòng), tay kia đặt trên gối để giữ cho chân không bị xoay. Sau đó quay bàn chân vào trong, ra ngoài.

Tập vận động các khớp ngón chân.

Bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi, KTV một tay giữ ở cổ chân, tay kia dùng ngón cái đặt trên các ngón chân bệnh nhân ở phía mu, ba ngón tay cuối đặt dưới phía lòng trên khớp bàn ngón các ngón chân. Sau đó tiến hành gấp các ngón chân về phía lòng, và duỗi các ngón chân về phía mu.

Tập vận động cột sống theo chương trình Williams

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

Chương trình tập Williams được dùng để điều trị cho bệnh nhân đau lưng mạn tính, nhằm làm giãn nhóm cơ duỗi lưng và nhóm cơ gấp xương hông, đồng thời làm tăng sức mạnh của các cơ bụng và mông. Có 6 động tác trong bài tập này như sau:

1/ Bệnh nhân nằm ngửa hai đầu gối hơi cong và hai chân được cố định, bệnh nhân ngồi dạy và với tay tới ngón chân. Động tác này làm mạnh cơ bụng và giãn cơ duỗi thắt lưng.

2/ Bệnh nhân nằm ngửa, co hai chân vuông góc, hai tay duỗi xuôi thân người, đồng thời nhấc mông lên khỏi mặt giường điều trị. Tiến hành xoay khung chậu về 2 phía để làm thắt lưng thẳng hơn. Động tác này nhằm làm mạnh cơ bụng và cơ mông, làm giãn cơ gấp khớp hông.

3/ Bệnh nhân nằm ngửa hai đầu gối co, hai tay ôm lấy hai đầu gối rồi kéo mạnh lên đồng thời nâng cằm lên cho chạm đầu gối. Giữ tư thế này 15 giây rồi nằm dài ra nghỉ. Hoặc hai tay vẫn giữ tư thế ôm gối rồi bật người ngồi dậy. Động tác này nhằm làm giãn nhóm cơ duỗi lưng dưới.

4/ Bệnh nhân ngồi dạy, duỗi thẳng hai gối, đưa tay thẳng ra tới ngón chân. Bài tập này nhằm làm giãn khối cơ duỗi lưng và cơ tứ đầu đùi.

5/ Bệnh nhân một chân phía trước gấp, một chân phía sau duỗi, hai tay chống xuống đất ở phía trước, rồi ép chậu hông xuống. Động tác này nhằm làm giãn nhóm cơ gấp hông (cơ thắt lưng chậu) mà không làm tăng độ ưỡn của cột sống.

6/ Bệnh nhân ngồi xổm và đầu cúi, hai bàn chân đặt cách nhau 30cm, tay để thẳng hướng về phía sàn nhà và ở giữa hai gối. Động tác này nhằm làm giãn nhóm co duỗi thắt lưng.

Trong mỗi lần tập, mỗi động tác trên được tiến hành 5-10 lần tuỳ sức chịu đựng.

Phục hồi chức năng di chứng liệt nửa người

I. Đại cương.

1. Nguyên tắc PHCN.

- PHCN phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay sau khi bệnh nhân bị liệt nửa người, mỗi giai đoạn có những kỹ thuật và biện pháp cụ thể khác nhau.

- Lấy vai trò bệnh nhân là chính, thầy thuốc chỉ hướng dẫn và trợ giúp khi cần thiết.

- Luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, đưa bệnh nhân ra khỏi giường càng sớm càng tốt.

- PHCN cần tiến hành lâu dài, tiếp tục tại nhà và dựa vào cộng đồng.

2. Mục đích PHCN.

- Giúp bệnh nhân tự phục vụ cá nhân.

- Giúp bệnh nhân tự di chuyển (kể cả với dụng cụ trợ giúp).

- Giúp bệnh nhân thích nghi những di chứng còn lại.

- Giúp đỡ bệnh nhân về nghề nghiệp.

3. Phục hồi theo nguyên lý và kỹ thuật Bobath.

3.1. Nguyên lý.

Coi liệt nửa người là bệnh lý do khiếm khuyết thần kinh trung ương trong khi thần kinh ngoại vi và hệ cơ xương khớp không hề bị tổn thương. Do đó lấy phát triển thần kinh là mục tiêu hàng đầu, bằng các biện pháp:

+ Khôi phục lại các mẫu vận động bình thường vốn có trên cơ sở loại bỏ các mẫu vận động bất thường.

+ Sử dụng mẫu ức chế phản xạ thúc đẩy việc học lại các mẫu vận động bình thường, giúp bệnh nhân học lại “cảm giác vận động” chứ không phải là học các động tác làm mạnh cơ, khôi phục khả năng điều khiển các mẫu vận động chọn lọc một cách chủ động.

3.2. Thực hành.

- Phục hồi vận động dựa trên lượng giá đúng chức năng vận động, phát hiện sớm khiếm khuyết trong vận động.

- Chống mẫu co cứng bệnh lý sớm bằng tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng bên liệt và bên lành.

- Vận động thụ động hết tầm bên liệt, hiệp đồng duỗi.

- Tạo thuận trong vận động chủ động, khôi phục “cảm giác vận động”.

- Tập sử dụng động tác tối đa bên liệt (hoạt động trị liệu) trong tự phục vụ các sinh hoạt hàng ngày.

- Phục hồi phản xạ thăng bằng, phản xạ chống ngã.

- Sử dụng các dụng cụ trợ giúp trong PHCN.

4. Tư thế co cứng cơ.

Tư thế Wernck-Mann

Tiến triển liệt nửa người ở bệnh nhân đột quỵ thường trải qua các giai đoạn: đầu tiên là liệt mềm có thể kéo dài vài tuần, sau đó là giai đoạn liệt cứng với tăng trương lực của các cơ gấp ở chi trên và cơ duỗi ở chi dưới tạo nên tư thế đặc trưng, gọi là tư thế Wernick-Mann:

- Đầu nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành.

- Chi trên: mẫu co cứng gấp.

+ Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới, khớp vai khép xoay vào trong.

+ Khớp khuỷu tay gấp, cẳng tay quay sấp.

+ Khớp cổ tay gấp về phía lòng bàn tay và hơi nghiêng về phía trụ.

+ Ngón tay gấp và khép.

- Thân mình: phía bên liệt bị kéo ra sau và co ngắn lại hơn so với bên lành.

- Chi dưới: mẫu co cứng duỗi.

+ Hông bên liệt bị kéo ra sau và lên trên.

+ Khớp háng duỗi khép và xoay trong.

+ Khớp gối duỗi, khớp cổ chân gấp lòng.

+ Các ngón chân gấp, khép, bàn chân nghiêng trong.

Muốn chống lại tư thế này, phải vận động khớp ngược chiều với xu hướng co cứng như sau:

- Vận động xương bả vai, đai vai lên trên ra trước, dạng và xoay khớp vai ra ngoài.

- Duỗi khớp khuỷu, xoay ngửa cổ tay, duỗi và dạng các ngón tay.

- Làm dài thân mình bên liệt.

- Vận động hông bên liệt xuống dưới ra trước; gấp, dạng và xoay khớp háng ra ngoài.

- Gấp khớp gối và khớp cổ chân, xoay nghiêng bàn chân ra ngoài.

- Duỗi dạng các ngón chân.

II. Một số lượng giá chức năng vận động thường dùng.

1. Thang điểm độc lập chức năng F.I.M (Functional Independence Measure).

- Độc lập:

+ Độc lập hoàn toàn:                                              7 điểm.

+ Độc lập có thích nghi:                                          6 điểm.

- Phụ thuộc:

+ Cần giám sát hướng dẫn:                                     5 điểm.

+ Cần trợ giúp tối thiểu (BN thực hiện được 75%):     4 điểm.

+ Cần trợ giúp trung bình (BN thực hiện được 50%): 3 điểm.

+ Trợ giúp tối đa (BN thực hiện được 25%):              2 điểm.

+ Trợ giúp hoàn toàn (BN thực hiện được 0%):         1 điểm.

Thang điểm FIM trong liệt nửa người thường được đánh giá với các nội dung theo Chedoke – Mc Master Stroke Assessment:

- Phân loại:   0-49 điểm:   Phụ thuộc hoàn toàn.

50-69 điểm:  Phụ thuộc một phần

70-98 điểm:  Độc lập.

2. Đánh giá mức độ thực hiện các sinh hoạt hàng ngày (ADL) theo Barthel.

Mục

Mức độ thực hiện

Điểm chuẩn

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Ăn uống

- Tự xúc, gắp thức ăn

- Cần sự giúp đỡ một phần

- Phụ thuộc hoàn toàn

10

5

0

Tắm

- Tự tắm

- Cần sự giúp đỡ

5

0

Kiểm soát đi ngoài

- Tự chủ (buồn đi bết gọi)

- Đôi lúc cần sự giúp đỡ

- Rối loạn thường xuyên (không tự chủ)

10

5

0

Kiểm soát đi tiểu

- Tự chủ khi đi tiểu

- Đôi lúc cần sự giúp đỡ

- Rối loạn thường xuyên (bí, đái dầm)

10

5

0

Chăm sóc bản thân

- Tự rửa mặt, cạo râu, chải đầu

- Cần có sự giúp đỡ

5

0

Thay quần áo

- Tự thay quần áo, đi giày dép

- Cần có sự giúp đỡ một phần

- Phụ thuộc hoàn toàn

10

5

0

Sử dụng toa-let

- Tự đi vệ sinh trong toa-let

- Cần có sự giúp đỡ (cởi-mặc quần, lấy giấy)

- Không sử dụng được toa-let (tại giường)

10

5

0

Di chuyển

- Tự di chuyển được từ giường sang ghế

- Cần giám sát, có sự giúp đỡ

- Cần giúp đỡ nhiều, ngồi được

- Cần sự giúp đỡ hoàn toàn

15

10

5

0

Đi

- Tự đi được 50m

- Đi được 50m có người dắt

- Không bước được phải vịn xe lăn

- Cần sự giúp đỡ hoàn toàn

15

10

5

0

Leo bậc thang

- Tự lên xuống thềm nhà, cầu thang

- Cần sự giúp đỡ (dắt, vịn, nạng)

- Không leo được

10

5

0

Cộng

0-100

- Phân loại:   0-45 điểm:            Phụ thuộc hoàn toàn.

50-85 điểm:           Phụ thuộc một phần

90-100 điểm:         Độc lập

II. PHCN ở giai đoạn điều trị cấp tính.

1. Nguên tắc PHCN.

- PHCN càng sớm càng tốt, ngay sau khi bị đột quỵ.

- Tuỳ tình trạng bệnh nhân để ưu tiên các phương pháp điều trị và PHCN hợp lý.

- Trong khi tiến hành vận chuyển và PHCN chú ý giữ tư thế cố định đầu để tránh nguy cơ tụt kẹt não.

2. Mục đích.

Bên cạnh việc điều trị nội khoa tích cực đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng phù não, PHCN giai đoạn này cũng rất cần thiết nhằm mục đích:

- Duy trì tầm vận động khớp.

- Phòng loét điểm tỳ.

3. Kỹ thuật.

- Xoa bóp.

- Tập vận động thụ động khớp.

- Phòng loét điểm tỳ: thay đổi tư thế nằm, dùng tấm đệm mềm, đàn hồi, vệ sinh thân thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

III. PHCN ở giai đoạn di chứng.

1. Đối với bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn.

1.1. Mục đích.

- Phòng chống loét.

- Phòng chống biến chứng co cứng cơ, teo cơ, cứng khớp.

- Tập vận động và hoạt động tự phục vụ.

1.2. Kỹ thuật.

1.2.1. Tư thế để chống mẫu co cứng cơ:

+ Bố trí giường: đặt bệnh nhân nằm bên liệt ở phía ngoài, bên lành ở phía tường, bố trí các vật dụng trong phòng và khi có người thăm đều ở về phía bên liệt.

+ Tư thế bệnh nhân nằm:

* Nằm nghiêng bên liệt: tư thế thân mình nửa ngửa có gối chèn ở lưng, tay liệt khớp vai gấp 900, khớp khuỷu duỗi, chân liệt duỗi, chân lành gấp 900 ở khớp háng và khớp gối.

* Nằm nghiêng bên lành: tay liệt gấp khớp vai 900 có gối đỡ, chân liệt khớp háng và khớp gối gấp cũng có gối đỡ phía dưới.

* Nằm ngửa: đầu có gối đỡ, quay sang bên liệt, vai và tay bên liệt có gối đỡ để đưa khớp vai ra trước, tay liệt có thể duỗi theo thân hoặc duỗi lên quá đầu.

1.2.2. Phòng và chống biến chứng do bất động.

- Thay đổi tư thế nằm: với bệnh nhân hôn mê tiến hành lăn trở bệnh nhân ít nhất mỗi giờ một lần. Hàng ngày cần thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân từ nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa đến ngồi dậy và đứng lên. Tư thế ngồi và đứng rất quan trọng để giúp lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết. Trong trường hợp bệnh nhân không ngồi và đứng được thì sử dụng các loại giường hay bàn dốc với các góc độ khác nhau.

- Tập thụ động: có thể hướng dẫn người nhà hoặc nhân viên y tế trực tiếp tiến hành tập vận động thụ động cho bệnh nhân bằng các động tác xoa bóp và tập theo tầm vận động của khớp.

- Tập chủ động: Ngoại trừ bệnh nhân hôn mê, còn lại đa số bệnh nhân đều có thể tự tập với mức độ khác nhau. Việc tự tập cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tùy theo tình trạng có thể là tự xoa bóp, tự vận động khớp bên lành, tự cử động khớp bên liệt, chi lành đỡ chi liệt vận động, tự lăn trở mình, tập thở. Cần khuyến khích bệnh nhân tự mình hoặc có trợ giúp để ngồi dậy và thoát ly khỏi giường đi lại trong phòng càng sớm càng tốt.

1.2.3. Duy trì tầm vận động khớp.

- Xoa bóp: xoa bóp các chi thể từ ngọn chi đến gốc chi.

- Duy trì tầm vận động thụ động các khớp bằng các bài tập cơ bản (như trong bài “Tập theo tầm vận động khớp”.

- Hướng dẫn bệnh nhân tự tập:

+ Tập tay lành đỡ tay liệt, chân lành đỡ chân liệt.

2. Đối với bệnh nhân phục thuộc một phần.

- BN nên bắt đầu tập ngay càng sớm càng tốt và ngay sau khi bị đột quỵ hay chấn thương. Đôi khi BN cũng có thể bị tổn hại hay các yếu tố khác làm trở ngại việc bắt đầu tập ngay sau tai nạn.

- Nếu ta trì hoãn sự khởi đầu chương trình tập, tức là ta làm cho những chi không bị liệt và thân mình có thì giờ bị yếu dần đi vì không được dùng đến, cũng như tạo thái độ lệ thuộc và tình trạng chán nản ở bệnh nhân.

2.1. Giai đoạn nằm tại giường:

- Trong thời gian nằm trên giường BN cần chú ý tập thụ động để duy trì tầm hoạt động hoàn toàn của tay chân liệt hai lần mỗi ngày. Nếu BN liệt mềm đừng kéo dài xương khớp vai ra mạnh lắm. Khớp xương này dễ bị hư hại khi BN không có sức mạnh của cơ để bảo vệ nó.

- Đặt tư thế đúng: vị trí đúng ở trên giường rất quan trọng cho đến khi BN có thể tự mình chuyển động từ nơi này sang nơi khác.

- Nếu BN có khả năng thay đổi vị trí của mình luôn mà không cần ai giúp thì họ có thể tránh được chỗ da lở và duy trì được sức mạnh thân thể. Ta cần phải tập cho BN biết chuyển động như sau:

+ Nghiêng bên liệt: lấy tay không liệt nắm cạnh giường bên liệt, rồi dùng chân không liệt để tự mình quay.

+ Nghiêng bên không liệt: nắm vững cạnh giường bên ấy với tay không liệt. Trước khi quay BN phải đặt tay liệt lên bụng và dùng chân không liệt luồn dưới cổ chân liệt. Như vậy, chân không liệt sẽ giúp đỡ nâng sức nặng của chân liệt.

+ Ngồi dậy: BN có thể dùng một sợi dây cột ở cuối giường tự kéo mình lên đến vị thế ngồi. Một số BN có thể ngồi dậy trên giường bằng cách quay mình về phía bên không liệt và chống tay không liệt để nâng mình đến vị trí ngồi. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý đặc biệt đến thăng bằng của người bệnh khi ngồi.

2.1. Giai đoạn đứng dậy:

Khi BN có thể đi đến phòng điều trị, thì việc bắt đầu tập đứng, giữ thăng bằng là vấn đề quan trọng nhất.

Bắt đầu đứng dậy theo cách này:

- BN ngồi trên một cái ghế vững chắc đặt giữa hai trụ song song. Nếu dùng xe lăn thì trước hết phải khóa hai bánh. Tập cho BN biết dùng tay không liệt để nắm chặt vào thanh cây để đứng lên và ngồi xuống.

- Tập cho BN biết đứng và giữ thăng bằng với sức nặng thân thể chi phối đều lên cả hai chân. Ban đầu thì phải dùng tay không liệt nhưng khi đã có tiến bộ một ít, thì không nên dùng tay nữa.

- Khi BN có sức mạnh và thăng bằng đầy đủ thì họ nên bắt đầu tập đi bộ trong hai trụ song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc. Từ giai đoạn này tiến tới việc đi bộ ngoài trụ song song với cây chống càng sớm càng tốt.

+ Nếu BN có chân liệt cứng trầm trọng thì đó là vấn đề đặc biệt. Thường thường khi BN đứng lên thì trước hết chân liệt sẽ co lại tại hông và gối. Đó là cử động không tự ý và đôi khi BN không tự biết là chân co rút lại. Loại BN này khi đứng lên thì nhớ phải đợi một chút rồi mới bước đi. Dần dần chân liệt sẽ giãn nghỉ và dang thẳng ra, rồi BN có thể bắt đầu bước đi một cách vững vàng.

+ Nhớ rằng liệt bán thân lúc nào cũng có khuynh hướng ngã về bên liệt. Khi bạn giúp một BN bước đi, lúc nào bạn cũng nên ở bên liệt của BN và chú ý cẩn thận.

2.3. Lên xuống cầu thang:

- Đi lên xuống thang lầu là một cách tập có hiệu quả để thêm sức mạnh và điều hòa cho thân liệt, rèn luyện hô hấp và tim mạch.

+ Đi lên cầu thang: BN nên bước bàn chân không liệt lên bậc tầng cấp trước và bàn chân liệt sau. Họ nắm chặt lan can với tay không liệt để cho vững chắc. Nếu thang lầu không có lan can thì BN nên cầm cây chống ở bàn tay không liệt. Chống cây lên bậc tầng cấp đồng thời với chân liệt bước lên.

+ Đi xuống cầu thang: Nếu BN muốn thì có thể đi thụt lùi xuống cầu thang như sau: để bàn chân liệt xuống trước và bàn chân không liệt sau. Dùng lan can hay cây chống đồng thời với chân liệt. Sau khi BN đã có thêm sức mạnh và lòng tự tin thì họ có thể đi tiến xuống. Cách đi không thay đổi: chân liệt xuống trước và chân không liệt xuống sau.

2.4. Cách đi với cây chống, gậy:

Đưa tay không liệt đặt với cây chống tới trước cho tới khi đầu của cây chống đặt trên sàn nhà cách đầu ngón chân không liệt chiều dài của một bàn chân về phía trước và độ 15cm về phía bên. Rồi bàn chân liệt đưa tới trước cho đến khi gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt rồi dời sức nặng thân thể lên trên bàn chân liệt và cây chống. Bàn chân không liệt đi tới trước bàn chân không liệt cho tới khi gót chân ngang với ngón chân liệt.

2.5. Động tác thường ngày:

Đồng thời với tất cả các giai đoạn tập khác ta nên cho BN tự làm các động tác thường ngày (hoạt động trị liệu). Cơ thể người ta liệt bán thân mà vẫn ăn, mặc quần áo, viết chữ… với một cánh tay được. Nếu BN có cánh tay ưu thế bị liệt thì ban đầu họ sẽ làm những động tác này chậm và vụng về. Nhưng rồi BN sẽ tiến bộ hơn khi đã kiên trì tập.

Yếu tố tâm lý:

Với BN liệt bán thân nặng ta có thể đoán trước là BN sẽ có sự thay đổi tâm sinh lý một cách vô cớ. Họ có thể khóc hay cười mà không có lý do. BN thường có những hành động thiếu tự chủ. Thông thường ta không nên để ý đến những hành động lạ đó mà nên chờ cho BN có đủ thì giờ tự trở lại sự bình thường.

Tổn thương tuỷ sống

 (ĐTĐ) - Tổn thương tuỷ sống (Spinal cord injury - SCI) là tổn thương đối với các dây thần kinh trong ống tủy sống; phần lớn các trường hợp SCI có nguyên nhân do chấn thương cột sống.

Do đó gây ảnh hưởng đến khả năng của tủy sống trong việc gửi và nhận tín hiệu từ não đến các hệ của cơ thể điều khiển cảm giác, vận động và chức năng tự trị của cơ thể dưới mức tổn thương.

Tủy sống cùng với não hình thành nên hệ thần kinh trung ương (central nervous system - CNS). Tủy sống điều phối cử động và cảm giác của cơ thể.

Tủy sống bao gồm các nơron và các sợi thần kinh dài được gọi là các sợi trục (axon). Các sợi trục trong tủy sống có nhiệm vụ truyền những tín hiệu từ bộ não xuống (dọc theo các đường nhỏ đi xuống) và truyền lên trên bộ não (dọc theo các đường nhỏ đi lên). Nhiều sợi trục ở trong những đường nhỏ này được bao bọc bởi các màng bọc của một chất tách ly có tên là myelin, làm cho các sợi trục có bề ngoài màu hơi trắng; do đó, ở vùng mà có những sợi trục tập trung được gọi là "chất trắng."

Bản thân các tế bào thần kinh, có các nhánh giống như cây được gọi là các sợi nhánh có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các tế bào thần kinh, tạo nên "chất xám." Chất xám này nằm ở vùng có dạng giống con bướm ở giữa tủy sống.

Giống như não, tủy sống được bao bọc bởi ba màng (màng não): màng mềm, lớp tận trong cùng; màng nhện, lớp giữa mỏng manh; và màng cứng, là lớp ngoài cùng cứng hơn.

Tủy sống được hệ thống thành các đoạn dọc theo chiều dài của cột sống. Các dây thần kinh từ mỗi đoạn tủy sống nối tới những vùng cụ thể của cơ thể. Những đoạn trong cổ, hay vùng cổ, được gọi là C1đến C8, điều khiển những tín hiệu đến cổ, các cánh tay và bàn tay.

Những đoạn ở vùng ngực hoặc phần lưng trên (T1 đến T12) truyền tiếp các tín hiệu tới thân trên và một số phần của các cánh tay. Những đoạn ở vùng thắt lưng hay giữa lưng ngay dưới xương sườn (L1 đến L5) điều khiển các tín hiệu được gửi tới hông và chân.

Cuối cùng, các đoạn ở xương cùng (S1 đến S5) nằm ngay dưới thắt lưng ở phần giữa lưng điều khiển các tín hiệu được gửi tới háng, các ngón chân và một số phần của chân. Những ảnh hưởng của tổn thương tủy sống ở những đoạn khác nhau dọc theo cột sống làm hại lây thống này.

Một vài loại tế bào thực hiện các chức năng của tủy sống. Những nơron vận động có những sợi trục dài điều khiển các cơ xương ở phần cổ, thân trên và các chi. Các nơron cảm giác được gọi là các tế bào hạch rễ lưng tủy sống (dorsal root ganglion) nằm ngay ngoài tủy sống có các sợi trục hình thành các dây thần kinh truyền tiếp thông tin từ cơ thể vào tủy sống. Các nơron trung gian của tủy sống nằm hoàn toàn trong tủy sống có nhiệm vụ giúp tích hợp các thông tin cảm giác và phát ra các tín hiệu đã được phối hợp để điều khiển các cơ.

Tế bào thần kinh đệm, hay các tế bào hỗ trợ, đông hơn các nơron trong não rất nhiều và thực hiện nhiều chức năng cần thiết. Một loại tế bào thần kinh đệm là tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocyte), tạo ra các màng bọc myelin có nhiệm vụ cách ly các sợi trục và nâng cao tốc độ và độ tin cậy của quá trình truyền tín hiệu thần kinh. Tế bào thần kinh đệm khác bao quanh tủy sống giống như vành xe và các nan hoa của bánh xe có nhiệm vụ tạo ra các ngăn cho các đường sợi thần kinh đi lên và đi xuống.

Các tế bào hình sao là các tế bào thần kinh đệm có hình dạng giống ngôi sao lớn có nhiệm vụ điều tiết thành phần của các chất lỏng xung quanh các tế bào thần kinh. Một số trong những tế bào này cũng hình thành mô sẹo sau chấn thương. Các tế bào nhỏ hơn được gọi là tiểu thần kinh đệm cũng bị kích hoạt để phản ứng lại chấn thương và giúp dọn dẹp sạch các phế phẩm. Tất cả những tế bào thần kinh đệm này sinh ra các chất giúp nơron sống sót và tác động đến quá trình phát triển của trục sợi. Tuy nhiên, những tế bào này cũng có thể gây trở ngại cho quá trình hồi phục sau chấn thương.

Sau chấn thương, các tế bào thần kinh, hoặc các nơron của hệ thần kinh ngoại biên (peripheral nervous system - PNS), có nhiệm vụ truyền tiếp tín hiệu tới các chi, thân trên và những bộ phận khác của cơ thể đều có khả năng tự lành lại. Tuy nhiên các dây thần kinh bị tổn thương trong hệ thần kinh trung ương CNS không có khả năng tái sinh.

Các tế bào thần kinh của bộ não và tủy sống phản ứng lại chấn thương và tổn thương theo cách khác với phần lớn các tế bào khác của cơ thể, kể cả những tế bào trong hệ thần kinh ngoại biên PNS. Bộ não và tủy sống bị giới hạn trong các khoang xương bảo vệ nhưng việc này lại làm cho chúng dễ bị tổn thương sức ép do tình trạng sưng tấy hoặc chấn thương mạnh. Các tế bào của CNS có một tỷ lệ trao đổi chất cao và phụ thuộc vào lượng glucoza trong máu để sinh năng lượng – những tế bào này cần phải có lượng máu đầy đủ để hoạt động bình thường. Các tế bào CNS đặc biệt dễ bị tổn thương khi lượng máu trong luồng máu bị giảm (thiếu máu cục bộ).

Những đặc điểm duy nhất khác chỉ có ở CNS là "hàng rào máu não" (blood-brain-barrier) và "hàng rào máu tủy sống" (blood-spinal-cord barrier). Những hàng rào này do các tế bào trong các mạch máu ở CNS hình thành nên để bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự xâm nhập của các chất có khả năng gây hại và các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Chấn thương có thể làm hại những rào chắn này đồng thời góp phần làm tổn thương thêm cho bộ não và tủy sống. Hàng rào máu tủy sống cũng ngăn ngừa sự xâm nhập của một số loại thuốc điều trị có khả năng gây hại.

Cuối cùng thì trong bộ não và tủy sống, tế bào thần kinh đệm và ma trận ngoại bào (chất xung quanh tế bào) khác với những tế bào thần kinh đệm và ma trận ngoại bào ở trong cac dây thần kinh ngoại biên. Những sự khác nhau giữa hệ PNS và CNS tạo nên những phản ứng khác nhau đối với tổn thương.

So sánh tổn thương hoàn toàn với tổn thương không hoàn toàn

Sự khác nhau giữa một sự "tổn thương hoàn toàn" và "tổn thương không hoàn toàn" là gì? Những người bị tổn thương không hoàn toàn là những người có một số chức năng cảm giác hoặc vận động không cần đến bị tác động dưới mức tổn thương – tủy sống không bị tổn thương hay phá vỡ hoàn toàn. Ở trường hợp tổn thương hoàn toàn, tổn thương thần kinh làm tắc từng tín hiệu từ não chuyển đến các bộ phận của cơ thể dưới mức tổn thương.

Mặc dù phần lớn mọi người đều hy vọng cơ hội phục hồi chức năng sau tổn thương tủy sống, nhưng thường thì cơ hội phục hồi chức năng cao hơn lại ở những người bị những tổn thương không hoàn toàn.

Trong một cuộc nghiên cứu lớn về tất cả các trường hợp tổn thương tủy sống ở Colorado , theo báo cáo của Bệnh viện Craig thì chỉ một phần bảy người bị liệt hoàn toàn ngay sau tổn thương đã có được một số cử động đáng kể. Nhưng trong số những người vẫn có khả năng cử động ở hai chân ngay sau khi tổn thương thì ba phần tư trong số họ đã có những tiến triển tốt hơn.

Khoảng 2/3 trong tổng số những người bị tổn thương ở cổ mà ngay sau khi tổn thương có thể cảm thấy nhức nơi ghim kẹp ở hai chân thì cuối cũng sẽ phục hồi được cơ đủ khỏe để có thể đi lại được. Trong số những người bị tổn thương ở cổ mà ngay sau khi tổn thương chỉ có thể cảm thấy chạm nhẹ thì có khoảng 1 trong số 8 người có thể đi lại được.

Các cơ bắt đầu khôi phục lại chức năng càng sớm bao nhiêu thì càng nhiều cơ hội bấy nhiêu cho khả năng phục hồi thêm. Nhưng nếu các cơ phục hồi lại muộn hơn - sau khoảng một vài tuần đầu tiên - thì tỷ lệ phục hồi xảy ra ở các cơ cánh tay nhiều hơn các cơ ở chân.

Chỉ cần có một số cải thiện và thêm các cơ phục hồi được chức năng thì cơ hội được phục hồi tốt hơn là có thể xảy ra.

Nếu sự phục hồi không diễn ra càng lâu bao nhiêu thì tỷ lệ phục hồi càng ít hơn bấy nhiêu.

Những con số thống kê

Xấp xỉ 450.000 người ở Hoa Kỳ bị tổn thương tủy sống do chấn thương, với hơn 10.000 trường hợp SCI mới mỗi năm. Trong tổng số những người bị tổn thương tủy sống thì nam giới chiếm khoảng 82 phần trăm và còn lại là nữ giới 18 phần trăm.

Các trường hợp tổn thương tủy sống phần lớn đều có nguyên nhân từ tai nạn phương tiện gắn máy. Những nguyên nhân thường gặp tiếp theo là ngã và hành động bạo lực. Những tổn thương tủy sống liên quan tới thể thao thường gặp ở trẻ em và tuổi vị thành niên, trong khi những tổn thương tủy sống liên quan đến công việc (đặc biệt là từ công trình xây dựng) chủ yếu xảy ra ở người lớn.

Phần lớn những bệnh nhân tổn thương tủy sống là ở độ tuổi vị thành niên hoặc ở lứa tuổi đôi mươi. Trong số đó xấp xỉ có 80% là nam giới. Tỷ lệ tổn thương ở nam giới giảm ở độ tuổi trên 65, lứa tuổi trở thành cơ chế tổn thương tủy sống phổ biến nhất. Hơn một nửa trong tổng số các trường hợp tổn thương tủy sống xảy ra ở vùng cổ, ví dụ như ngay tại cổ. Gần một phần ba trong số các trường hợp xảy ra ở vùng ngực (nơi xương sườn dính vào cột sống). Số còn lại xảy ra ở vùng thắt lưng, ví dụ như ở vùng lưng dưới.

Hiện tại không có phương thức chữa trị nào đối với những tổn thương tủy sống. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu đang được thực hiện để thử các liệu pháp phẫu thuật và thuốc đang tiến triển nhanh chóng. Các phương pháp điều trị bằng thuốc ngăn ngừa diễn tiến của tình trạng tổn thương, phẫu thuật giảm sức ép, cấy tế bào thần kinh, tái tạo thần kinh, và các liệu pháp điều trị thuốc phức tạp đang được kiểm tra như là những phương pháp điều trị để vượt qua những ảnh hưởng của tình trạng tổn thương tủy sống.

Chấn thương cột sống cổ cao

 (ĐTĐ) - Khác hẳn với những khu vực khác của cột sống, khu vực cột sống cổ cao có cấu trúc đặc biệt, từ đó các thương tổn của nó cũng đặc biệt và đặc biệt hơn nữa là hầu hết các loại thương tổn của cột sống cổ cao đều có tên riêng.

Khu vực này được tính từ xương chẩm (mảnh dưới cùng của xương sọ) xuống cho đến hết đốt sống cổ 2.

Xương chẩm được nối với đốt sống cổ 1 bằng hai lỗ khuyết trên bề mặt đốt sống cổ 1 và hai phần lồi ra tương ứng của xương chẩm, chỗ này được gọi là khớp chẩm – đội. Đốt sống cổ 1 và đốt sống cổ 2 có cấu trúc khác hẳn các đốt sống khác. Đốt sống cổ 1 là một vòng tròn dùng để gối lên đốt sống cổ 2 và đội xương chẩm lên trên nên được gọi là đốt đội. Đốt sống cổ 2 cũng nối với đốt sống cổ 1 bằng hai khớp giống như khớp chẩm – cổ, ngoài ra, đốt sống cổ 2 còn có một phần xương lồi lên (gọi là mấu răng), chui vào giữa vòng tròn của đốt sống cổ 1 (vì vậy mà đốt sống cổ 2 được gọi là đốt trục) và nối với đốt sống cổ 1 tại chỗ đó bằng hệ thống dây chằng bắt chéo qua nhau được gọi là dây chằng chữ thập.

Thương tổn đầu tiên của vùng cột sống cổ cao này là trật khớp chẩm – đội. Hầu hết các trường hợp đều tử vong nhưng cũng còn may mắn là thương tổn này rất ít khi xảy ra.

Đốt sống cổ 1 như một cái nêm chen giữa xương chẩm và đốt sống cổ 2 và cũng khá may mắn, khi nó bị vỡ thì các mảnh vỡ đi ra ngoài nên chỉ một vài trường hợp các mạch máu nuôi não bị hư hại do các mảnh vỡ của nó gây ra, còn đa số các trường hợp không gây ra chuyện gì nếu được bất động kịp thời. Đa số các trường hợp này không cần mổ mà cần bất động bằng một hệ thống cố định giữa đầu và thân mình trong khoảng 3 đến 6 tháng.

Thương tổn ít gặp nhưng khá nguy hiểm là đứt dây chằng chữ thập. Khớp nối giữa mấu răng của đốt sống cổ 2 với phần trước của đốt sống cổ 1 sẽ bị bung ra khi dây chằng này bị đứt, hai khớp hai bên giữa đốt sống cổ 1 và đốt sống cổ 2 không thể giữ nổi cái đầu bên trên đốt sống cổ 2. Thế là đốt sống cổ 1 cứ từ từ trượt ra đằng trước đốt sống cổ 2 và được gọi là bán trật khớp trục – đội. Mặc dù đường kính của tủy sống ở khu vực này chỉ bằng 1/3 đường kính của ống sống nhưng khi trượt ra nhiều quá tủy cũng bị ép và tủy ở vùng này thì tập trung rất nhiều các trung tâm quan trọng. Bán trật khớp trục – đội thường diễn tiến chậm nên có thể phát hiện kịp thời khi tình hình còn chưa quá tệ. Tuy nhiên việc điều trị nó thì thật là khó khăn do sự nguy hiểm khi mổ vào khu vực này.

Thương tổn hay gặp nhất trong chấn thương cột sống cổ cao là gãy mấu răng đốt sống cổ 2. Khi mấu răng bị gãy, đốt sống cổ 1 (và phía trên nó là cả cái đầu di chuyển tự do trên đốt sống cổ 2 và mọi chuyện đều có thể xảy ra tùy theo mức độ thương tổn tủy sống do sự di lệch giữa hai đốt sống này gây ra. Việc điều trị các thương tổn gãy mấu răng đốt sống cổ 2 và bán trật khớp trục – đội gần giống nhau và tất cả đều phải mổ. Nếu còn có thể nắn được khớp trật (hoặc bị di lệch) thì thương người ta dùng một mảnh xương (được lấy từ xương chậu hoặc các xương khác của cơ thể) ghép giữa cung phía sau của đốt sống cổ 1 và cung phía sau của đốt sống cổ 2 rồi dùng một sợi chỉ cột chặt các cung sau này vào với nhau. Nếu còn nghi ngại về tính chắc chắn hoặc để tránh các thảm họa có thể xảy ra khi sợi chỉ cột bị đứt trước khi liền xương, người ta có thể xuyên thêm 2 cây vis vào giữa của mỗi khớp ở hai bên của các đốt sống cổ 1 và cổ 2. Trong trường hợp sự di lệch không còn có thể nắn được, người ta cắt bỏ phần cung sau của đốt sống cổ 1 và có thể một phần xương chẩm để giải ép cho tủy sống nếu tủy bị chèn ép. Sau đó lấy một mảnh xương ghép giữa xương chẩm và đốt sống cổ 2 hoặc cả đốt sống cổ 3. Rồi người ta dùng một hệ thống hoặc là nẹp vis hoặc là thanh tròn và chỉ buộc để cố định xương chẩm vào các đốt sống cổ 2, cổ 3 và đôi khi cổ 4.

Có một thương tổn mà nếu nói ra cái tên riêng của nó thì ai cũng phải rùng mình, đó là “gãy của người bị treo cổ” hay gọi tắt là “gãy treo cổ”. Ngoài sự khác biệt do có cái mấu răng, giống như các đốt sống khác, đốt sống cổ số 2 có một thân ở phía trước và một cung xương ở phía sau, giữa cung xương phía sau của đốt sống cổ 2 có khớp nối với cung phía sau của đốt sống cổ 3. Giữa thân đốt sống cổ 2 và thân đốt sống cổ 3 là đĩa đệm và đây là đĩa đệm đầu tiên của cơ thể, mặc dù nó khá chắc chắn nhưng toàn bộ sức nặng của cái đầu tì lên nó nên nếu không có sự hỗ trợ khác nó sẽ không thể chịu đựng nổi cái đầu vừa nặng lại vừa hay ngọ nguậy, xoay qua xoay lại tùm lum. Hổ trợ cho cái đĩa đệm đầu tiên của cơ thể là khớp nối giữa cung phía sau của hai đốt sống cổ 2 và 3. Cung phía sau được nối với thân sống phía trước nhờ hai cuống xương cứng chắc được gọi là cuống cung. Khi cuống cung của đốt sống cổ 2 bị gãy, toàn bộ đầu cùng với đốt sống cổ 1 và thân đốt sống cổ 2 sẽ chạy ra phía trước trong khi đốt sống cổ 3 và cung phía sau của đốt sống cổ 2 cùng toàn bộ phần thân mình bên dưới sẽ chạy ra sau và tủy sẽ bị chèn ép hoặc cắt đứt. Đây là thương tổn gây ra chết người khi bị treo cổ, chính vì vậy mà nó có cái tên rùng rợn là “gãy treo cổ”. Đa số các trường hợp gãy mà có thương tổn tủy đều chết ngay tại chỗ khi tai nạn xảy ra, chỉ có những người không có thương tổn tủy mới sống được để đến bệnh viện và hầu hết những người này lại không bị thương tổn gì về thần kinh cả. Nếu độ di lệch ít, người ta cố định đầu và thân mình khoảng 3 đến 6 tháng, nếu di lệch nhiều thì người ta phải nắn trật rồi hoặc là ghép xương cột chỉ cố định các cung sau của đốt sống cổ 1 và 2, hoặc là dùng 2 cây vis xuyên qua cuống cung để bắt vào thân đốt sống cổ 2 và siết chặt lại cho các đầu gãy giáp vào nhau để từ đó xương lành trở lại.

Ngoài các thương tổn trên thì thân đốt sống cổ 2 cũng có tới mấy kiểu gãy và tất cả các kiểu đều rất nguy hiểm và đa số đều có thương tổn tủy nặng nề kém theo.

Như vậy, mặc dù chỉ có 2 đốt sống nhưng đã có rất nhiều kiểu vừa gãy vừa trật, chứng tỏ khu vực này vô cùng phức tạp và rắc rối.

Chấn thương cột sống cổ thấp

(ĐTĐ) - Chấn thương cột sống cổ thấp thường do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là tai nạn xe gắn máy. Đôi khi việc đội mũ bảo hiểm cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng chấn thương cột sống cổ.

Ngoài tai nạn giao thông thì các tai nạn đặc biệt đôi khi cũng gặp phải như dừa rụng trúng đầu, nhảy hồ bơi chúi đầu xuống đáy…
Chấn thương cột sống cổ thấp thường là một thảm họa đối với người bệnh và gia đình người bệnh. Tỉ lệ tử vong trong chấn thương cột sống cổ rất và rất cao, tỉ lệ tàn phế cũng cao, chỉ có tỉ lệ hồi phục là thấp. Chấn thương cột sống cổ thấp đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh có hẹp ống sống cổ (bẩm sinh hoặc mắc phải). Nếu không có hẹp ống sống cổ, chấn thương phải rất mạnh, sự xê dịch nhiều thì mới có khả năng gây ra thương tổn tủy. Trong trường hợp có hẹp ống sống, chỉ cần chấn thương vừa phải, sự xê dịch ít là tủy đã có thể bị thương tổn và thương tổn rất nặng.
So với chấn thương cột sống lưng – thắt lưng, chấn thương cột sống cổ thấp nguy hiểm hơn rất nhiều do tủy ở vùng này có rất nhiều chức năng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sống còn của người bệnh.
Người bệnh chấn thương cột sống cổ thấp mà không có thương tổn tủy thường chỉ có đau vùng cổ. Đôi khi mức độ đau ít đến nỗi người bệnh (và cả các bác sĩ) bỏ qua luôn, đến một ngày nào đó người bệnh đau nhiều hoặc bắt đầu yếu chân tay hoặc khó thở… thì mới phát hiện ra. Các tài liệu về chấn thương luôn luôn lưu ý các bác sĩ cũng như nhân viên y tế rằng sau một tai nạn mà bệnh nhân không có liệt hay tê gì hết nhưng có đau cổ, hoặc hôn mê, hoặc có chấn thương vào đầu, hoặc không rõ chấn thương xảy ra như thế nào thì phải coi là có chấn thương cột sống cổ cho đến khi chứng minh được là không có. Nói vậy chứ tại các bệnh viện lớn cũng như nhỏ của chúng ta, thường thì công việc chứng minh không có thương tổn cột sống cổ không được lưu tâm đến nếu người bệnh không có dấu hiệu nào rõ ràng. Nếu không may sau này phát hiện ra thương tổn thì có lẽ lỗi là tại người bệnh không thông báo triệu chứng cho bác sĩ. Chụp Xquang lúc mới bị chấn thương có thể phát hiện các thương tổn cột sống cổ. Nếu chụp Xquang thông thường mà không thấy gì thì việc chụp cột sống cổ trong tư thế cúi và tư thế ngửa sẽ có thể cho thấy những dấu hiệu bất thường. Chỉ khi nào người bệnh không còn đau, không có rối loạn gì về thần kinh và Xquang cột sống cổ nhiều tư thế đều không có thương tổn thì mới có thể kết luận người bệnh không có chấn thương cột sống cổ.
Đối với những người bệnh có thương tổn thần kinh, việc xác định có chấn thương cột sống – tủy sống cổ thấp trở nên dễ dàng hơn do có dấu chỉ dẫn. Tuy nhiên, lúc đó tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được hỗ trợ kịp thời thì hiện tượng phù tủy lan lên cao, ban đầu thì người bệnh chỉ thở bằng bụng và về sau sẽ không thở được rồi tử vong. Cũng có một số người may mắn không diễn tiến nặng như vậy.
Nhiệm vụ của bác sĩ lúc này rất nặng nề. Việc đầu tiên là phải xác định người bệnh có bị sốc tủy không. Nếu có sốc tủy, các dấu hiệu tê, mất cảm giác, liệt… có thể là các dấu hiệu giả và chưa nói gì cụ thể được. Nếu người bệnh không còn sốc tủy thì các rối loạn thần kinh vào thời điểm đó là thật. Một phần của các dấu hiệu đó là do vùng tủy bị phù gây ra. Vùng tủy phù là vùng tủy gần với vùng bị thương tổn nguyên phát, các phản ứng hóa học và hiện tượng chèn ép làm cho vùng xung quanh phù nề, hiện tượng này cứ lan dần ra và lan đến đâu thì chức năng thần kinh bị mất đến đó. Vùng tủy phù là vùng vẫn còn có thể cứu vãn được, nếu sau một thời gian không được cứu chữa hoặc cứu chữa không hiệu quả thì vùng đó bị chết hẳn và không thể cứu vãn được nữa.
Như vậy, có hai hiện tượng xảy ra trên tủy sống cổ khi có chấn thương: hiện tượng hóa học và hiện tượng cơ học. Hiện tượng cơ học là hiện tượng chèn ép hoặc khi cột sống không vững, các chuyển động của cơ thể người bệnh làm cho chỗ bị chấn thương thúc ép vào tủy sống hoặc các mạch máu nuôi tủy gây thêm các thương tổn nữa hoặc gây ra đau đớn, sự đau đớn gây ra co thắt các mạch máu, làm cho tủy phù nặng thêm.
Khoảng gần 10 năm lại đây người ta đã phát hiện và khẳng định tính hữu hiệu của một loại thuốc dùng để chống hiện tượng phù tủy. Loại thuốc này được dùng cho người bệnh và có hiệu quả đặc biệt nếu được dùng trước 8 giờ kể từ khi bị chấn thương, nếu chậm trễ người ta vẫn có thể dùng trong khoảng trước 48 giờ sau chấn thương, tuy nhiên hiệu quả kém hơn nhiều. Ở Việt nam, việc dùng thuốc này chưa trở thành thói quen của các bác sĩ, đặc biệt là một số bác sĩ lo ngại về những biến chứng của nó vì nó được dùng với liều rất cao, gấp hàng trăm lần so với liều dùng thông thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu tần cỡ quốc gia của Hoa kì đã cho thấy nếu dùng đúng hướng dẫn thì tỉ lệ biến chứng sẽ rất thấp. Thực tế sử dụng thuốc ở Việt nam cũng cho kết quả như vậy nhưng những nghi ngại vẫn cứ tiếp tục tồn tại, nhất là ở những người có thừa quyền quyết định nhưng lại thiếu ham muốn tìm hiểu xem các bác sĩ Hoa kì nói có đúng không. Có thể nói việc phát hiện ra công dụng chống phù tủy của loại thuốc nói trên là một cuộc cách mạng trong điều trị chấn thương tủy sống.
Việc giải ép cũng rất quan trọng. Nếu tủy sống được giải ép sớm, các mạch máu lưu thông và hiện tượng phù tủy sẽ giảm đi. Trong các trường hợp không có hẹp ống sống cổ, sự chèn ép thường do hiện tượng trật các khớp, từ đó làm các đốt sống di lệch và chèn ép vào tủy. Nếu đúng như vậy thì người ta kéo cột sống cổ để nắn trật lại. Nếu kéo thành công và giải ép được thì người ta có thể chờ từ từ rồi mới mổ để cố định chỗ gãy hoặc trật. Trong trường hợp có các mảnh vỡ chèn vào tủy hoặc ống sống cổ hẹp, việc giải ép có lẽ cần phải được tiến hành sớm bằng mổ và lúc đó, cố định đoạn cột sống gãy cũng được làm luôn một lúc.
Một cuộc mổ chấn thương cột sống cổ thấp có nhiều mục đích. Nắn lại cột sống là một mục đích. Việc nắn lại cột sống nếu không được thực hiện bằng kéo nắn thì thực hiện ngay trong khi mổ sẽ góp phần vào việc giải ép tủy cũng như đưa cột sống về lại vị trí bình thường để tránh gây di lệch thêm sau này. Giải ép là mục đích rất quan trọng của cuộc mổ và thời điểm mổ là do mục đích này quyết định. Nếu ống sống bị hẹp, người ta phải tìm cách mở rộng khoang ống sống để cho tủy có chỗ phồng lên khi nó bị phù, từ đó áp lực trong tủy không tăng, không gây chèn ép vào xung quanh, cắt được cái vòng luẩn quẩn phù tủy làm cho hiện tượng phù tủy tăng lên nữa và tăng lên mãi. Ngoài ra, mổ còn có một mục đích khác nữa là bất động đoạn cột sống bị chấn thương, không còn vững chắc. Các bác sĩ có thể ghép xương và dùng các nẹp vis để làm cho cột sống vững chắc lại một thời gian, chờ cho đến khi xương liền lại thì các nẹp vis hết nhiệm vụ. Trước đây, các thế hệ nẹp vis cũ hay gây ra những phản ứng nhất định đối với cơ thể nên người ta thường phải mổ để lấy chúng ra. Hiện nay, các thế hệ nẹp vis mới bằng titanium được coi là trung tính và không gây ra các phản ứng phụ, có thể để luôn trong cơ thể.
Dù có mổ hay không thì việc tập vật lí trị liệu và phục hồi chức năng là vô cùng quan trọng đối với người bệnh chấn thương cột sống cổ, nhất là những người bị yếu hoặc liệt hoặc bị các rối loạn chức năng thần kinh khác. Đây là một công việc đòi hỏi sự kiên trì của cả người bệnh và bác sĩ, đòi hỏi một ý chí phấn đấu, tinh thần quyết tâm rất cao của người bệnh.
Như vậy, chấn thương cột sống cổ thấp đặc biệt nguy hiểm. Việc sơ cứu, vận chuyển và điều trị bệnh nhân khi tới bệnh viện cần được tiến hành đúng cách và kịp thời thì mới hy vọng có thể cứu vãn được phần nào những tổn thất, mất mát do nó gây ra.

Chấn thương cột sống lưng - thắt lưng

(ĐTĐ) - Khu vực tiếp giáp giữa cột sống ngực (là đoạn cột sống “cố định”) và cột sống thắt lưng (là đoạn cột sống “di động”) được gọi là cột sống lưng – thắt lưng. Khu vực này kéo dài từ đốt sống ngực 11 đến hết đốt sống thắt lưng 2.

Ngoài đặc điểm là khu vực tiếp giáp giữa đoạn cột sống “cố định” với đoạn cột sống “di động”, khu vực này còn có một đặc điểm giải phẫu khác biệt so với các vùng khác là ở khu vực này có đoạn cuối của tủy sống, gọi là phình thắt lưng và chóp tủy. Ở đoạn này tủy phình to rồi thon lại và kết thúc thành một chóp nhọn gọi là chóp tủy. Chóp tủy thường nằm ở vị trí giữa đốt sống thắt lưng 1 và đốt sống thắt lưng 2. Trong khu vực phình thắt lưng và chóp tủy có nhiều trung tâm thần kinh quan trọng chỉ huy toàn bộ hoạt dống của hai chân và hoạt động niệu sinh dục.

Đoạn lưng – thắt lưng là đoạn cột sống hay bị chấn thương nhất. Khi bị chấn thương ở vùng này, các đốt sống có thể bị gãy, các dây chằng hoặc đĩa đệm có thể bị rách, đứt, vỡ ra. Người ta chia các loại thương tổn của cột sống từ ngực trở xuống thành nhiều loại dựa trên lí thuyết về 3 cột vững của một tác giả người Mỹ. Ở đoạn này tỉ lệ gãy từ 2 cột trở lên rất cao, đồng nghĩa với việc cột sống bị mất vững một cách trầm trọng. Trong nhiều trường hợp, tủy bị thương tổn do các mảnh vỡ của xương, đĩa đệm, dây chằng hoặc bản thân các đốt sống di lệch chèn ép vào.

Giống như ở chấn thương cột sống cổ, việc cứu vãn các thương tổn của tủy thường phải tiến hành sớm và đúng cách. Đối với các trường hợp mất vững mà không có chèn ép tủy, việc bất động ngoài (dùng các thiết bị để bất động bên ngoài cơ thể mà không cần mổ) có nhiều khó khăn hơn so với vùng cổ vì đây là đoạn giao nhau giữa hai phần lớn nhất của thân thể và lại không có các mốc tự nhiên gần đó để cố định các nẹp ngoài. Do vậy, việc đặt vấn đề mổ bất động sớm là rất cần thiết đối với các trường hợp mất vững mà không có thương tổn thần kinh (gọi là mất vững cơ học).

Một khó khăn nữa là ở vùng này, khi mổ bất động vùng gãy của cột sống, các dụng cụ bất động vùng gãy (nẹp và vis) có tầm quan trọng đặc biệt. Do đây là vùng chịu sức nặng của cơ thể nên yêu cầu về mức độ vũng chắc rất cao. Việc ghép xương cũng phải tiấn hành đủ rộng để sau này khi xương liền lại cột sống có thể chịu được các hoạt động mạnh. Nẹp vis dùng ở khu vực này cũng phải có độ vững chắc cao để không bị gãy trước khi xương ghép lành. Và như vậy thì chi phí cho nẹp vis sẽ khá cao. Trong khoảng vài năm trở lại đây, vấn đề nẹp vis ở Việt nam không còn quá khó khăn như trước đây. Mặc dù thị trường về nẹp vis của chúng ta không lớn do sức mua kém nhưng vì tỉ lệ chấn thương cột sống của chúng ta không hề thua kém các nước khác nên tiềm năng của thị trường này là khá lớn và các hãng đã bắt đầu đưa các dụng cụ (nẹp vis) loại hiện đại vào nước ta. Tuy nhiên, có một đặc điểm khác biệt hẳn trong chấn thương cột sống lưng – thắt lưng giữa nước ta và các nước tiên tiến là tỉ lệ chấn thương do tai nạn lao động là cao nhất, tức là đa số người bệnh là công nhân xây dựng, bốc vác, thợ đào giếng… Những người mà mức lương không thể nào đủ trả cho 1 cây vis chứ chưa nói cả bộ nẹp vis. Nếu không có chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn hợp lí thì việc điều trị chấn thương cột sống lưng – thắt lưng vẫn mãi là một lĩnh vực khó khăn mà khó khăn đó không phải bắt nguồn từ ngành y tế.

Chấn thương cột sống thắt lưng

(ĐTĐ) - Cột sống thắt lưng gồm có 5 đốt sống từ đốt sống thắt lưng 1 đến đốt sống thắt lưng 5.

Trong chấn thương cột sống, 2 đốt sống thắt lưng 1 và 2 được xếp vào nhóm chấn thương cột sống lưng – thắt lưng nên 3 đốt sống còn lại được xếp thành một nhóm.

Tỉ lệ chấn thương ở các đốt sống này ít hơn so với các khu vực khác. Ngoài ra chấn thương ở vùng này ít nguy hiểm hơn do ống sống ở vùng này không chứa tủy mà chỉ có các dây thần kinh, trong khi các thương tổn dây thần kinh thì khá riêng lẻ và khả năng phục hồi cao hơn nhiều so với các thương tổn của tủy sống.

Các trường hợp gãy vỡ các đốt sống ở đây nếu không gây đau nhiều hoặc kèm theo chảy máu hoặc chảy nước não tủy thì có thể mổ trì hoãn (không cần mổ cấp cứu) nếu có chỉ định mổ. Việc mổ vào vùng này cũng dễ dàng hơn do không có sự hiện diện của tủy sống, con đường tiếp cận vào các thành phần của cột sống rộng rãi và an toàn.

Tuy nhiên, chấn thương ở vùng này lại hay để lại một dạng di chứng mà các vùng khác ít có: đau. Điều trị đau sau chấn thương đôi khi rất khó khăn do những khó khăn trong việc xác nhận vị trí gây đau.

Tóm lại, chấn thương cột sống vùng thắt lưng ít nguy hiểm hơn so với chấn thương ở những vùng cột sống khác.

Các thương tổn phối hợp trong chấn thương cột sống

 (ĐTĐ) - Các thương tổn phối hợp trong chấn thương cột sống đôi khi nguy hiểm hơn nhiều so với bản thân các thương tổn của cột sống và tủy sống.

Trong chấn thương cột sống cổ, các thương tổn phối hợp thường ở vùng đầu mặt, đó là các thương tổn hàm mặt hoặc sọ não. Sẽ rất là nguy hiểm khi các bác sĩ và nhân viên y tế loay hoay với chấn thương sọ não hoặc lo cầm máu cho gãy xương hàm trên mà không phát hiện ra chấn thương cột sống cổ. Tuy nhiên, những thương tổn phối hợp này mới chỉ là các thương tổn riêng lẻ, xuất hiện cùng một lúc với chấn thương cột sống cổ.

Ở chấn thương cột sống ngực, các thương tổn phối hợp đôi khi rất nặng nề. Tràn máu hay tràn khí màng phổi có thể trở nên vô cùng nguy hiểm. Các thương tổn ống ngực (thuộc hệ bạch huyết) đôi khi làm cho việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Trong nhiều trường hợp các thương tổn này liên quan trực tiếp đến chấn thương cột sống, do các mảnh vỡ của cột sống chọc thủng các mạch máu hoặc màng phổi… Việc điều trị cả hai thương tổn cùng lúc đôi khi rất cần thiết và lúc đó có một khó khăn đặt ra: hai cách xử lí khác nhau, các con đường dẫn đến thương tổn cũng khác nhau mà tình trạng bệnh nhân lại rất nguy kịch.

Chấn thương vùng thắt lưng có thể phối hợp với các thương tổn trong ổ bụng như chảy máu trong ổ bụng, vỡ ruột hoặc các tạng rỗng khác, rồi thương tổn niệu quản, bàng quan.. Những thương tổn này đôi khi bị chấn thương cột sống che lấp, nhất là các trường hợp thủng ruột, đến khi viêm phúc mạc nặng nề mới phát hiện được thì bệnh nhân đã bị sốc nhiễm trùng rồi. Ngoài vỡ tạng rỗng (ruột, dạ dày, bàng quan…), các tạng đặc cũng có thể bị vỡ gây chảy máu như vỡ gan, lách… Riêng tuỵ tạng, nếu bị chấn thương gây vỡ nó thì tỉ lệ tử vong có thể nói là vô cùng cao.

Ở vùng lưng – thắt lưng, các thương tổn phối hợp vừa có thể là ở ngực, vừa có thể là ở bụng. Và có một loại thương tổn phối hợp hay gặp ở vùng này là thương tổn thận. Thường thì các thương tổn thận tự khỏi nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp diễn tiến kéo dài. Ngoài ra vùng này còn hay gây chảy máu trong cơ hoặc sau phúc mạc, đôi khi số lượng máu mất lên tới vài lít. Hầu hết các thương tổn phối hợp với chấn thương cột sống đều gây mất máu, cho nên việc theo dõi mất máu trong chấn thương cột sống rất quan trọng.

Phục hồi chức năng di chứng liệt tủy

Tác giả BS. Phan Ngọc Minh

(ĐTĐ) - Thật kinh khủng nếu bạn đang khỏe mạnh, có một cuộc sống dễ chịu thì một tai nạn bất ngờ ập đến, khiến bạn không thể cử động và làm việc như trước, mọi sinh hoạt thậm chí là đơn giản nhất cũng phải có người giúp đỡ. Tổn thương tủy sống đặt con người vào tình trạng như thế. Ở những nước đang phát triển, bệnh nhân tổn thương tủy sống thường chỉ được chú ý điều trị trong giai đoạn cấp mà chưa hề được quan tâm toàn diện.

Tổn thương tủy sống là những tổn thương gây liệt hai chân hoặc liệt cả hai chân và hai tay kèm theo những rối loạn khác về cảm giác, dinh dưỡng, bàng quang, ruột, sinh dục. Các bệnh lý như gù, vẹo, gai đôi cột sống hay viêm tủy cắt ngang, viêm màng nhện tủy, xơ tủy rải rác, u tủy cũng gây ra tổn thương tủy sống. Nhưng chấn thương do tai nạn (đặc biệt tai nạn giao thông) là nguyên nhân hàng đầu trong các nguyên nhân chấn thương gây tổn thương tủy sống, sau đó là tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao, bạo lực, chiến tranh.

Tai nạn giao thông là một nguyên nhân gây tổn thương tủy sống.

Trong các nguyên nhân do chấn thương, không phải tất cả các chấn thương cột sống đều gây nên tổn thương tủy sống, trong nhiều trường hợp cấp cứu ban đầu do cố định cột sống bị tổn thương và vận chuyển bệnh nhân không đúng nên rất có thể làm cho tủy sống bị tổn thương.

Biến chứng và thương tật thứ phát thường gặp

Ngay sau tai nạn, xảy ra giai đoạn cấp (choáng tủy) kéo dài vài giờ cho đến vài tuần. Biểu hiện chính trong giai đoạn này là mất toàn bộ chức năng tủy ở dưới mức tổn thương, đó là liệt mềm, mất tất cả phản xạ, đại tiểu tiện không tự chủ. Sau khi được điều trị xuất hiện các phản xạ tự động tủy ở dưới mức tổn thương, đặc biệt là co cứng. Một số trường hợp nặng, tổn thương tủy hoàn toàn, tiên lượng thường nặng cả trong điều trị và phục hồi chức năng. Các biến chứng thường gặp sau khi tủy bị tổn thương là:

Rối loạn vận động: Giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (tổn thương đoạn lưng, thắt lưng) hoặc cả hai chân và hai tay (tổn thương đoạn cổ). Rối loạn trương lực cơ, co cứng, co rút, teo cơ, cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương làm nặng thêm tình trạng vận động của bệnh nhân.

Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác dưới vùng tủy sống bị tổn thương, đau do bệnh lý thần kinh. Rối loạn cảm giác làm cho các biến chứng và thương tật thứ phát như loét do đè ép dễ xảy ra và trở nên ngày càng trầm trọng nếu không có sự chăm sóc đặc biệt.

Các rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn phản xạ tự động, hạ huyết áp tư thế, tăng tiết mồ hôi, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, biến chứng hô hấp, biến chứng tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân nặng thêm nếu không được chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Cần phục hồi chức năng một cách toàn diện

Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là làm cho người bị tổn thương tủy sống có thể độc lập tối đa trong các hoạt động sống hằng ngày, tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Về tâm lý: Hầu hết người bệnh tổn thương tủy sống đều mặc cảm với tình trạng sức khỏe của mình, nhiều người thay đổi hẳn tính nết từ một người vui vẻ sang trầm lặng, khép kín và bi quan, tự ti. Chính vì vậy, người thân và bạn bè phải quan tâm động viên họ, tạo điều kiện cho họ tham gia kết bạn với người cùng hoàn cảnh mà đã vươn lên, cũng cần có sự tham gia của nhân viên tư vấn đồng đẳng, nhóm những người khuyết tật và cán bộ xã hội.

Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét. Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà một số kỹ thuật cần thiết để họ có thể tự làm.

Chăm sóc chức năng tiết niệu bao gồm cho bệnh nhân uống đủ nước (khoảng 1,5 - 2 lít mỗi ngày), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.

Phục hồi chức năng tiêu hóa: ăn đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, uống đủ nước, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện.

Người bệnh phải kiên trì vận động sớm có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.

Trở lại công việc: Là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân này, làm việc và có thu nhập mang lại ý nghĩa rất lớn về tâm lý và giúp họ kiên trì các biện pháp luyện tập phục hồi các chức năng. Chỉ một số rất ít có thể trở lại công việc cũ, còn hầu hết phải tìm một công việc mới phù hợp. Bệnh nhân cần được liên hệ với các tổ chức xã hội để được hướng dẫn và tạo điều kiện. Kể cả những gia đình có điều kiện kinh tế vẫn nên cho người bệnh cơ hội tìm việc làm phù hợp.

Các hình thức vận động

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

1. Tưởng động (vận động tưởng tượng).

Trường hợp bệnh nhân giảm hoặc mất vận động một bên (như liệt nửa người), vận động bên lành đồng thời tưởng tượng đang vận động cả bên liệt để tạo phản xạ đáp ứng đối bên.

2. Vận động thụ động.

Trường hợp người bệnh mất khả năng tự thực hiện động tác, cần phải nhờ lực tác động trợ giúp hoàn toàn. Vận động thụ động cần thiết để duy trì tầm vận động của khớp, chống teo cơ và cứng khớp. Vận động thụ động có thể là:

- Bằng tay và lực của người khác (kỹ thuật viên hoặc người trợ giúp khác), cố gắng giúp người bệnh thực hiện hết tầm vận động tối đa có thể được.

- Bằng đối lực, tư thế chống mẫu co cơ, các biện pháp kê chèn báo cát, gối đệm…

3. Vận động chủ động

3.1. Vận động chủ độngcó trợ giúp.

Trường hợp người bệnh có khả năng tự vận động được nhưng còn khó khăn và không hết tầm vận động, cần có sự trợ giúp thêm để thực hiện hết động tác cần thiết. Sự trợ giúp có thể là từ KTV và người nhà, dùng chi lành giúp chi liệt, dùng một số dụng cụ trợ giúp như ròng rọc, con lắc, tập vận động dưới nước để giảm bớt trọng lực của chi thể…

3.2. Vận động chủ động hoàn toàn.

Khi bệnh nhân đã tự mình thực hiện được động tác, tuy chưa thực chính xác nhưng cần khuyến khích người bệnh tập vận động chủ động lập đi lập lại nhiều lần theo sự hướng dẫn của KTV. Khi tập vận động chi nên tập ở gốc chi trước, cố gắng tập hết tầm vận động khớp.

3.3. Vận động có trở lực (vận động tăng tiến).

- Khi các động tác vận động chủ động đã khá hơn thì tiến hành tập có trở kháng như nâng một vật, kéo ròng rọc có lực nặng, kéo lò xo…

3.4. Vận động phối hợp động tác.

Là tập các động tác liên hoàn nhau, bao gồm các bài tập vận động trị liệu ở các mức độ khác nhau, có thể tập tay không hoặc sử dụng các dụng cụ như:

+ Ròng rọc: dùng chi lành kéo chi liệt, dùng kéo vật nặng.

+ Thanh song song: để tập đứng, tập đi.

+ Thang gióng thể dục: tập vận động chi trên, chi dưới, cột sống và toàn thân.

+ Xe đạp lực kế: tập vận động chi dưới.

+ Các máy tập đa năng khác.

3.5. Tập vận động dưới nước.

- Lợi dụng lực đẩy Archimède làm trọng lượng cơ thể và chi thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.

- Lợi dụng sức cản của nước để tạo lực đề kháng trong luyện tập.

3.6. Tập động tác vận động bù trừ.

Trong một số trường hợp khi khả năng phục hồi không còn, có thể tập phát triển chức năng vận động bù trừ của phần chi thể còn lành để thay thế các động tác lẽ ra là của phần chi thể bị liệt.

3.7. Sử dụng dụng cụ trợ giúp.

Sử dụng các dụng cụ cần thiết giúp việc vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn như: nạng, xe lăn, chi giả, nẹp chỉnh hình… Bên cạnh đó cần nghiên cứu cải tiến và sản xuất các dụng cụ sinh hoạt và lao động sao cho phù hợp với người khuyết tật.

4. Hoạt động trị liệu.

Là hình thức cao nhất của vận động nhằm đưa các động tác hữu ích vào phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt như đi lại, ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh đến những hoạt động cao hơn như thể thao, lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: