Claustrophobia*

Claustrophia hay còn gọi là Hội Chứng Sợ Không Gian Hẹp. là một nỗi ám ảnh trong các tình huống, thường bắt đầu bằng cảm giác lo lắng và sợ hãi tột độ khi ở trong không gian hẹp hoặc ở chốn đông người. Chứng sợ không gian hẹp thường xảy ra khi bị khóa trong một phòng kín không có cửa sổ, bị mắc kẹt trong thang máy đông người hoặc lái xe trên đường bị tắc nghẽn, trên máy bay, trong xe bus, xe ô tô..

Claustrophia được chia làm 2 loại:

1. irrational fear ( sợ không có lí do chính đáng) : Người mắc trạng thái này thường sợ dai dẳng chứ không phải một lần duy nhất hay lúc sợ lúc không. Đây được coi là " Sợ bất bình thường".

2. confined space ( Không gian giới hạn): Người mắc trạng thái này thường sợ những nơi chật chội, khép kín, các nơi có giới hạn nhỏ, có thể do đám đông xuất hiện xung quanh hoặc ở một mình.

Chẳng hạn như Alex đến nhà John, để đến căn hộ thứ N3 tầng 5 thì cậu phải đi bằng thang máy. Thang máy đột nhiên dừng lại gặp trục trặc và rơi xuống sau đó nó dừng lại, sau khi được cứu hộ mang ra thì từ lúc đó khi nhìn thấy thang máy Alex luôn ám ảnh, một lần trong chuyến thăm cô giáo ốm mọi người để nghị Alex đi thang máy. Cậu bé luôn từ chối sau đó bị vì bất đắc dĩ cậu bị đẩy vô đi thang máy chung với các bạn, Alex cảm thấy khó thở khi cánh cửa thang máy bắt đầu đóng lại. Tim cậu đập mạnh và cậu cảm thấy không thoải mái, cậu cảm thấy chóng mặt đau đầu, buồn nôn và run rẩy dữ dội

Các triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp bao gồm:

Vã mồ hôi
Run sợ,Bốc hỏa,Cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi tột độ,Cảm thấy lo lắng,Thở dốc, khó thở,Miệng khô,tay chân run rẩy
Tăng thông khí phổi,Đau tức ngực,Buồn nôn Chóng mặt nhẹ hoặc ngất,Bị lú lẫn, mất phương hướng.Đau bụng đau đầu chóng mặt, hoa mắt

Các biểu hiện của người bị chứng sợ không gian kín:

- Luôn tìm chỗ thoát hiểm " EXIT"

- Sợ vào các đường hầm, hang động hoặc các không gian cần bò

- Luôn tránh các cửa xoay ( revolving door )

- Luôn tránh đi thang máy thay vào đó đi thang bộ

- Sợ máy bay, phòng vệ sinh của máy bay hay các căn phòng chật chội khác như phòng thử đồ

- Cảm thấy sợ hãi khi cửa phòng đang mở bị đóng hoặc đột ngột đóng

- Luôn tránh đi các xa lộ, đường đông xe lúc giờ cao điểm

Nỗi sợ này thường bắt nguồn từ các sự kiện chấn động ngày trước hoặc do tưởng tượng một điều gì đó không hay trong lúc ở không gian hẹp, kín. Một nguyên nhân khác nếu bạn lớn lên có người thân mắc chứng sợ này,  khi nhìn thấy họ sợ hãi sẽ gây đến tâm lý của bạn cũng mắc chứng sợ hãi không gian hẹp

Một số cách tôi khuyên bạn nên thử để giảm nỗi sợ không gian hẹp, kín:

1. Nếu trong trường hợp hoảng loạn sợ hãi và không biết làm gì trong không gian hẹp, kín:

Hít thở sâu, chậm, trong lúc đếm từ 1 đến 3 với mỗi hơi thở
Tập trung suy nghĩ về một điều gì đó an toàn.Tự nhắc nhở mình rằng nỗi sợ hãi của bạn sẽ qua điTưởng tượng và tập trung vào một nơi hoặc một khoảnh khắc nào đó khiến bạn bình tĩnh, một niềm vui hay ngâm nga một bài hát yêu thích.Nếu bạn có mang máy nghe nhạc, điện thoại hãy bật một bài hát yêu thích vui vẻ. Trong trường hợp bạn đang ở nơi công cộng đông người hãy giải thích cho họ biết bạn bị Claustrophobia để họ thông cảm.

2. Sử dụng thuốc:

- Bạn có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để có thuốc, tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài loại thuốc nhưng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo nó phù hợp với bạn và không gây ra tác dụng phụ.

1. antidepressants ( thuốc chống trầm cảm)

2. beta blocker ( thuốc làm giảm hồi hộp, ổn định tinh thần)

3. Vật lý trị liệu, trị liệu tiếp xúc

4. Tập các bộ môn như yoga, thiền, kiểm soát hơi thở.

5. Cognitive behavioral therapy: Để có thể làm cách này bạn cần một người hiểu rõ căn bệnh của bạn, đầu tiên hãy nói họ giải thích cặn kẽ và cụ thể nỗi sợ của bạn. Và giúp bạn làm quen dần các không gian hẹp một cách từ từ

6. Virtual reality: Đây là cách tốn kém không ích, họ sẽ cho bạn làm quen nỗi sợ bằng không gian ảo. Tôi không biết là cách này đã có ở Việt Nam hay chưa, bạn có thể lên Google tìm kiếm cách này, và hãy luôn nhớ xem xét giá cả một cách kĩ lưỡng kẻo chữa không khỏi bệnh lại mất một vốn tiền đắt đỏ dẫn đến một căn bệnh khác.

Ngoài ra còn có 1 số cách như CBT,REBT mà tôi tìm được trên mạng. Theo tôi nghĩ thì hiện nay những căn bệnh tâm lý như thế này được chữa trị không phổ biến bởi người Việt Nam chúng ta không quá coi trọng những căn bệnh này như nước ngoài, họ chỉ xem nó là cái gì đó nhỏ nhặt không đáng quan tâm.

2.2.2017



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top