one.
"Giáo dục Việt Nam cần một cuộc cách mạng!" đó là câu nói em và toàn bộ học sinh muốn nói nhất với Bộ Giáo Dục Việt Nam. Chúng em cần một nền giáo dục tân tiến hơn, một nền giáo dục đào tạo ra những nhân tài chứ không phải là những con "chuột bạch" bị nhồi nhét vào não những thứ được gọi là "kiến thức".
Theo những tài liệu em thu thập được thì thống kê của Forbes năm 2016 cho thấy cả thế giới có 1810 tỷ phú, trong đó số tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với 1694 người. Đáng chú ý hơn, trong 10 người giàu nhất thế giới thì chỉ có 3 người không phải là người Mỹ. Cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong hàng chục năm qua. Trong top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ 2 là Vương quốc Anh. Chừng đó con số thôi cũng đã cho thấy nền giáo dục của Mỹ quá ư là vượt trội, nếu đem so sánh với Việt Nam thì Việt Nam chẳng đáng để "xách dép".
Trích trang web của International School UK ACADEMY: "Học sinh Việt Nam học vì điểm, học sinh Mỹ học vì cảm thấy cần thiết cho tương lai. Trường học Việt Nam chú trọng thành tích, trường học ở Mỹ chỉ quan tâm đến thành tựu. Nền giáo dục Việt Nam hướng dẫn học sinh tìm kiếm một công việc tốt, nền giáo dục Mỹ dạy cách làm ông chủ." - Giáo viên ở Việt Nam chỉ quan trọng điểm số chứ không quan tâm cách học sinh áp dụng chúng vào cuộc sống của mình như thế nào. Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình. Cách dạy “thầy đọc, trò chép” như ở Việt Nam là hoàn toàn không có ở Mỹ.
Học sinh tại Mỹ rất chủ động về mặt thời gian học cũng như được phép lựa chọn giáo viên cho mình. Những bài tập về nhà cao như núi là điều khá xa lạ với học sinh nơi đây. Cũng như các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới là Anh, Pháp, Đức…nền giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách con người bằng rất nhiều những hoạt động ngoài trường lớp. Thông qua những hoạt động này, các giáo viên cũng sẽ phát hiện ra tố chất của mỗi học sinh, qua đó có định hướng để tập trung phát triển tố chất đó. Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý…hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được quan tâm như nhau chứ không chỉ là đơn giản là những môn phụ như ở Việt Nam.
Cứ thử dựa vào những điều trên để so sánh nền giáo dục Việt Nam với nền giáo dục ở Hoa Kỳ mà xem, chúng ta đang tụt hẳn lại phía sau Bộ Giáo Dục thì năm nào cũng đổi mới, năm nào cũng thay đổi những chẳng mang lại tiến bộ nào. Trái lại còn mang lại cho học sinh cảm giác áp lực, mệt mỏi khi cứ phải gồng mình thích nghi với sự thay đổi đó. Điểm số và thành tích như hai quả tạ đặt ở hai đầu đòn gánh, còn người vác đòn gánh đó không ai khác chính là học sinh, áp lực từ gia đình, từ việc lên lớp, từ những bài kiểm tra, từ những kì thi khắc nghiệt đã vô tình biến học sinh thành những "xác sống" chỉ biết học học và học và nhà trường thì chẳng khác gì "Trại Nhồi Sọ". Chúng em cần một cuộc "CÁCH MẠNG" - Cách mạng từ tư tưởng của phụ huynh đến cả nền giáo dục Việt Nam. Chúng em cần một nền giáo dục mới, một nền giáo dục tân tiến hơn, một nền giáo dục không có tư tưởng bắt học sinh trở thành khuôn khổ mà người dạy muốn.
Sau này em muốn giống như Hồ Chủ Tịch, em sẽ khơi màu cho cách mạng nền giáo dục Việt Nam như ngày đó Bác Hồ đã phát động toàn dân đứng lên chống lại quân xâm lược.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top