Tâm lý quản lý

Câu 1: tâm lí học quản lí là gì? Phân tích đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lí học quản lý.

  Khái niệm: Tâm lí học quản lí là ngành khoa học nghiên cứu việc ứng dụng tâm lí vào công tác quản lí kinh tế. nó là một nhánh của tâm lí học nói chung, nghiên cứu các quy luật và các biểu hiện của các quy luật tâm lí của các cá nhân, tập thể, đám đông, xã hội khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.

  Đối tượng nghiên cứu của tâm lí học quản lí:

-sự thích ứng của công việc SXKD với con người như phân công lao động, đánh giá việc thực hiện, tổ chức chế độ làm việc và ngỉ ngơi hợp lí, đưa yếu tố thẩm mĩ vào sản xuất kinh doanh…

-mối quan hệ “ người – máy móc”, nghiên cứu việc thiết kế máy móc phù hợp nhất với tâm sinh lý của người sử dụng.

-mối quan hệ của con người với ngề nghiệp bao gồm lựa chọn những người phù hợp với công việc, đào tạo những kỹ năng liên quan đến ngề nghiệp…

-sư thích ứng của con người với con người trong SXKD như bầu không khí tâm lý tập thể, sự hòa hợp giữa các thành viên, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo động cơ thúc đẩy lao động…

 Nhiệm vụ:

-tâm lý học quản lý có nhiệm vụ cơ bản là  phân tích những đặc điểm và điều kiện của công tác trong hệ thống quản lý.

-Ngoài ra còn có các đặc điểm sau:

+  ngiên cứu đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của các tập thể với tư cách là chủ thể và khách thể của quản lý đặc biệt là nghiên cứu những quy luật của các yếu tố tâm lý xã hội thuận lợi cho các hoạt động quản lý (uy tín, bầu không khí tâm lý, dư luận, tâm trạng tập thể…)

+ Nghiên cứu cơ sở tâm lý của việc nâng cao hiệu quả quản lí, hoạt động trong các lĩnh vực trong các hoạt động của cá nhân và tập thể lãnh đạo.

+ Nghiên cứu những đặc trưng về hoạt động,giao tiếp và những phẩm chất nhân cách cần có của người lãnh đạo.

+ Nghiên cứu nhu cầu, động cơ lao động của tập thể,các định hướng giá trị xã hội, tâm thế của các nhân viên nhằm xác định cách thức tác đọng phù hợp để phát huy nhân tố con người trong quản lí.

+ Nghiên cứu những yếu tố tâm lí-sư phạm của việc đánh giá,tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo cán bộ trong công tác kiểm tra.

Phương pháp nghiên cứu tâm lí học quản lí:

-quan sát là phương pháp dùng các giác quan để tri giác đối tượng và thông qua những gì tri giác được mà xác định tâm lí đối tượng (tai,mắt, mũi, da…cảm nhận -> đoán định tâm lí đối tượng).

-Đàm thoại (phỏng vấn) là phương pháp mà người nghiên cứu đặt ra 1 loạt câu hỏi tiếp xúc trực tiếp để thông qua câu trả lời mà doán định tâm lí của đối tượng

Một cuộc đàm thoại thường được được chia làm 3 phần:

     + giai đoạn mở đầu: người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi tiếp xúc, các câu hỏi mà người được hỏi dễ trả lời và sẵn sàng trả lời nhằm tạo không khí thân mật, tin cậy giữa hai bên.

      + giai đoạn chính: tùy thuộc mục đích người nghiên cứu sẽ đặt các câu hỏi để đạt được mục đích tìm hiểu. Có thể dùng các dạngcâu hỏi: thẳng chặn đầu, hỏi vòng quanh.

       + giai đoạn cuối: trở lại câu hỏi tiếp xúc nhằm giảm căng thẳng cho đối tượng.

-phương pháp bảng câu hỏi: là phương pháp dùng một bảng câu hỏi soạn sẵn và dựa vào câu trả lời để đánh giá tâm lí đối tượng.

-phương pháp trắc nghiệm: là phương pháp dùng các phép thử, thường là các bài tập nhỏ, đã dược kiểm nghiệm trên một số lượng người vừa du tiêu biểu, và dùng kết quả của nó để dánh giá tâm lí đối tượng.

-phương pháp thực nghiệm:người nghiên cứu dưa ra đối tượng vào các tình huống thực tế trong hoạt dộg hằng ngày của họ, chính người tham gia cũng không biết là mìh đang bị nghiên cứu, người nghiên cứu có thể chủ động tạo ra các tình huốg đặc thù để đối tượng bật ra tâm lí thực.

            Phương pháp này thường được nhà quản trị sử dụng khi muốn tìm hiểu tính cách của nhân viên, kiểm tra năng lực của một cán bbộ, nhân viên sắp được đề đạt, khi muỗn kiểm tra mô hình quản lí mới.

-phương pháp nghiên cứu tiểu sử: là phương pháp nghiên cứu các mối quan hệ xã hội của đối tượng để suy ra tâm lí của họ,khi nhgiên cứu cần nghiên cứu về gia tộc , huyết thống của người đó, các mối quan hệ xã hội, nhịp sống xã hội của người đó.

-Phuơng pháp nghiên cứu sản phẩm: là phương pháp thông qua các sản phẩm mà người đó làm ra để doán định tâm lí của họ.

-Phương pháp trắc lương xã hội: người nghiên cứu dưa ra 1 bảng từ 8-10 cau xoay quanh việc đối tượng chon ai, thích ai hoặc không thích ai để từ đó nghiên cứu ra mói quan hệ trong nhóm và tập thể.

Câu 2: Trình bày khái niệm về hiên tượng tâm lí? Chức năng và phân loại hiện tượng tâm lí? Lấy ví dụ cho từng loại hiện tượng tâm lí?

·           Khái niệm:hiện tượng tâm lí là hiện tượng con người có thể ý thức được bản thân và thế giới khách quan và phản ứng ngược lại theo cách của mình.

·           Chức năng:

-Định hướng tâm lí: thể hiện ở động cơ, động lực thúc đẩy khiến con người hành động.

-Chức năng điều khỉên: xác định mục tiêu và điều khiển các hành động theo mục tiêu đã định trước

-Chức năng kiểm tra,điều chỉnh: là chức năng tự đánh giá kết quả, hoạt động, so sánh với các yêu cầu đặt ra để điều chỉnh các hoạt động , hành vi cho thích hợp, sớm đạt được mục đích.

·           phân loại:

-Phân lại theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến gồm:

+ Các quá trình tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn: có bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

VD:

+ Các trạng thái tâm lí: là các hiện tựợng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài,đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lí và các thuộc tính tâm lí biểu hịên ra 1 cách nhất định. Với các trạng thái tâm lí, chúng ta thường chỉ biết đến khi nó xuất hiện ở bản thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng.

 VD:

+ Các thuộc tính tâm lí: là các hiện tượng tâm lí đã trở nên ổn định, bền vững ở mối người tạo nên nét riêng về mặt nội dung của người đó. Thuộc tính tâm lí diễn ra trong thời gian dài và gắn bó rất lâu, có khi gắn bó với cả cuộc đời 1 con người

  VD:

-Phân loại theo sự tham gia điều chỉnh của ý thức; 2 loại:

+ Nhứng hiện tâm lí có ý thức: là nhứng hiện tượng tâm lí có sự tham gia điều chỉnh của ý thức, con người nhận biết được sự tồn tại và diễn biến của chúng.

 + Những hiện tượng tâm lí không có sự tham gia của ý thức (vô thức) là nhứng hiện tượng tâm lí không có sự tham gai điều cgỉnh của ý thức, con người không nhận biếtvề sự tồn tại của chúng.

Câu 3: Trình bày khái niệm về cảm xúc và tình cảm? Nêu các quy luật của đời sống tình cảm?

·           Cảm xúc và tình cảm là thái độ của con người thể hiện dưới hình thức những rung động của họ trước hiện thực khách quan, hoặc trong cơ thể.

Sự hkác nhau giữa tình cảm và cảm xúc là ở độ dài thời gian diễn ra. Xúc cảm thì thời gian diễn ra rất ngắn mang tính nhất thời. xúc cảm thường xuất hiẹn trước tình cảm,nó thuộc vào quá trình tâm lí, còn tình cảm đi vào thuộc tính tâm tâm lí vì vaayj người ta còn nói tình cảm là thuộc tính tâm lí ổn định của con người.Xúc cảm có thể có ở cả con người và động vật, còn tình cảm chỉ có thể xảy ra với con người. Xúc cảm là sự thể hiện của tình cảm. tình cảm hình thành trên cơ sở tổng hợp những xúc cảm.

·           Các quy luật của đời sống tình cảm:

   1.  Quy luật về sự lây lan cảm xúc – tình cảm: cảm xúc-tình cảm có thẻ được lây lan từ người này sang người khác. Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong đời sống tìmh cảm của con ngừơi. Quy luật này y nghĩa to lớn trong các hoạt động tập thể. Con người được thông giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể.

    2.  Quy luật về sự thích ứng cảm xúc- tình cảm: 1 loại cảm xúc-tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều làn 1 cách không thay đổi thì làm cho loại cảm xúc tìh cảm đó bị lắng xuống và bị suy yếu dần.

     3.  Quy luật về sự tương phản: đó là sự tác động qua lại giữa các cảm xúc –tình cảm tích cực hoặc tiêu cực, âm tính hoặc dương tính thuộc cùng 1 loại.

     4.  Quy luật về sự di chuyển cảm xúc-tình cảm: cảm xúc tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.

     5.  Quy luật pha trộn:quy luật cho phép 2 cảm xúc-tình cảm đối lập nhau có thẻ tồn tại ở 1 con người, chúng không thẻ loại trừ nhau, mà chúng tác động, quy định lẫn nhau.

     6.  Quy luật về sự hình thành tình cảm: tình cảm được hình thành từ cảm xúc . nó do cảm xúc cùng 1 loại được tổng hợp hóa, đồng tính hóa và khái quát hóa mà thành. Tình cảm lại được thể hiện thông qua cảm xúc.

Câu 4: dộng cơ hoạt động là gì? Động cơ hoạt động của người lao động xuất phát từ đâu?

Khái niệm: động cơ hoạt động là sinh lực thúc đẩy, định hướng và duy trì hành vi của con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

Trong quản lý kinh tế động cơ hoạt động của người lao động xuất phát từ nhu cầu thực tế đó là 5 loại nhu cầu xuất phát từ thấp đến cao

  Thứ nhất là nhu cầu sinh lý: ăn uống, di lại, nhà ở…

  Thứ hai là nhu cầu tính mạng: được che trở, bảo vệ..

  Thứ 3: nhu cầu xã hội: tình cảm, được yêu thương,…

  Thứ 4: nhu cầu cái tôi: uy tín, thành công, khẳng định mình..

  Thứ 5: nhu cầu thể hiện sáng tạo

    Câu 5: đặc điểm người lao động chân tay và động cơ làm việc của người lao động chân tay?

         Đặc điểm:  Chủ yếu lao động bằng sức mạnh cơ bắp để tạo ra sản phẩm và dịch vụ

-Họ suy nghĩ ít phức tạp, thường bộc trực, thẳng thánh, mơ ước của họ rất cụ thể. Họ quen làm việc dưới sư lãnh đạo chỉ huy của người khác

-Họ suy ngĩ rất đơn giản vì vậy họ chỉ đứng lên nổi dây khi bị chèn ép bức bách quá mức, bị dồn vào ngõ cụt, quá mức chịu đựng của họ.

-Mức lương của người lao động chân tay khá thấp với những lo toan của cuộc sống nên họ thường ít có điều kiện sáng tạo, tiếp xúc với các luồng thông tin của xã hội vì vậy họ rất dễ thỏa mãn.

-Cuộc sống của họ khá đơn giản, it suy ngĩ, có tinh thần đoàn kết cao mà các giai cấp khác ít có được nhất là cac cơng nhân trong các doanh ngiệp lớn làm việc theo dây chuyền. Chính những đặc điểm này đã đưa họ trở thành nồng cốt của cách mạng.

Động cơ làm việc của người lao động chân tay:

Từ những đặc điểm trên dẫn đến động cơ làm việc của người lao động chân tay như sau: Có 6 động cơ làm việc:

 Động cơ kinh tế:

Ngừơi lao động chân tay thường có mức lương thấp nên động cơ đầu tiên, cấp bách của họ là động cơ kinh tế

Người lao động chân tay làm việc mong muốn của họ là có thu nhâp cao đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình no đủ.

Chính đặc điểm này đã dẫn đến phương pháp để quản lý người lao động chân tay là phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế

Động cơ sợ:

Chính vì mức thu nhập của người lao động chân tay khá thấp, họ làm việc chủ yếu dựa vào sức mạnh cơ bắp, họ ít suy ngĩ, đơn giản nên người lao động chân tay thường rất sơ bị xa thải, mất việc làm, thay đổi chổ làm, chuyển từ nơi có thu nhập cao sang nơi có thu nhập thấp.

Người lao động chân tay làm việc vì động cơ kỉ cuơng, quy chế nơi làm việc, họ luôn cố găng để bảo vệ công việc của mình. Với động cơ này phương pháp quàn lý là dùng phương pháp hành chín, kì luật..

            Động cơ thay đổi vươn lên:

         Người lao động làm việc vì động cơ phấn đấu vươn lên nhằm cai thịên

Cuộc sống ổn định chỗ làm mong có thu nhập cao hơn, có thể khống chế, chi phối người khác, họ mong được chú ý để được đề bạc, bồi dưỡng mong có cuộc sống tốt. số này tuy không nhiều nhưng luôn xuất hiện trong các tổ chức đoàn thể.

Động cơ quán tính thói quen:

  Ngừơi lao đông chân tay làm việc thường dựa thói quen manbg tính quán tính, sức ỳ, họ làm việc không cần suy ngĩ. Họ có lòng yêu nghề cao không muốn thay đổi chính vì vậy họ có tính chuyên môn hóa khá cao.

  Đây là một thuộc tính cố hữu của họ cũng là nhược điểm cố hữu của nhiều người lao đông chân tay.

Động cơ cạnh tranh để không bị thua kém:

  Người lao động chân tay còn có những người làm việc vì động cơ cạnh tranh để không bị thua kém, để khỏi bị người khác coi thường. họ làm việc có tình ăn thua đồng đội, ganh đua cá nhân, tự ái…

Động cơ trách nhiệm ý thức:

  Người lao đông làm việc vì lương tâm trách nhiệm. đó là những người lao động có đạo đức có lòng tự trọng. đó là những người có lòng yêu nghề sâu sắc. những con người này cân được chú ý phát huy, có phương pháp quản lý giáo dục phù hợp.

-tất cả nhựng động cơ trên đều cần được chú ý để có biện pháp đúng dắn trong quản lý nhằm nâng cao năng suất làm việc

Câu 6: đặc điểm người lao động tri óc và động cơ làm việc của người lao động trí óc?

Đặc điểm:

-Họ lao động chủ yếu dựa vào đầu óc để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ, có điều kiện tiếp cận với văn hóa, công nghệ và tri thức mới, do đó họ có điều kiện sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt thông tin. Họ đòi hỏi phải có sự dân chủ và bình đẳng xã hội, xem nhe nhưng vẫn dễ dàng thông cảm với người lao động chân tay.

-Họ lao đơng phần lớn là riêng lẻ, độc lập, họ dễ bị tách khỏi cộng đồng và tập thể nhưng lại gắn bó với những nơi có nhiều thông tin. Khó chấp nhận ý kiến của người khác, khó hợp tác với người khác. Họ suy ngĩ nhiều nhưng ít có khả năng thực hiện suy ngĩ. Chính vì vậy họ không thể trở thành các phần tử đặc biệt của xã hội.

-Họ lao động chủ yếu bằng thông tin trong nước và ngoài nước, dễ dàng tiếp thu cái mới.

-Những người lao động ít tuổi thườn thực dụng, kiến thức chính trị kém. Dễ Có tư tưởng hướng ngoại  

-Họ mong muốn cao, ít thỏa mãn với cuộc sống, họ dê thay đổi, mong muốn danh lợi cao.

-Một số người có năng lực chính trị, thông minh nhanh nhen, sáng tạo cần được phát hiện giáo dục hợp lý xẽ trở thành nồng cốt của xã hội

Động cơ làm việc của người lao động trí óc:

Động cơ kinh tế: người lao đông trí óc cũng giỗng như những người lao động khác họ làm việc chủ yếu vì thu nhập kinh tế để tạo cho bản thân và gia đình có cuộc sống vật chất và tiện ngi cao tuy nhiên mức độ không cao bằng người lao động chân tay.

Họ làm việc vì tâm huyết ngề ngiệp, sở thích chuyên môn, vì lý tưởng mà họ đeo đuổi, họ có khát vọng sáng tạo cao. Họ mong muôn được thành đạt và phát triển.

Động cơ quán tính thói quen: ngừơi lao động trí óc còn làm việc vì thói quen, đó là những người có thói quen bình thường họ thấy người khác làm việc như thê nào thì họ lam như thê ấy để nuôi sống gia đình

Động cơ đố kỵ :

Có một số người lao động trí óc trong một giai đoạn nào đó họ làm việc chỉ vì cạnh tranh để mà tồn tại. họ sẵn sàng công phá, kìm hãm người khác.

Động cơ lương tâm, trách nhiệm:

Có mội số người Họ làm việc vì động cơ tiến bộ, phát triển của xã hội, mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại.

Tương ứng với đặc điểm và động cơ nói trên, để quản lý người lao động trí óc phải tổng hợp các biện pháp kinh tế hành chinh, giáo giục…

 

Câu 7 : Đặc điểm cần lưu ý và các yêu cầu cơ bản về tố chất của người lãnh đạo trong quản lí kinh tế?

Câu 8: nhu cầu và động cơ làm việc của người lãnh đạo trong quản lí kinh tế?

Câu 9: khái niệm và cấu trúc tập thể. Các dấu hiệu của một tập thể phát triển tốt.

  Khái niệm: tập thể là một nhóm người được tập hợp lại trong một tổ chức theo điều lệ hoặc theo cơ chế nhất định nhằm thự hiện một mục tiêu chung mang tính chất xã hội

  Cấu trúc tập thể: chia làm 2 loại cấu trúc đó là cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức

  + cấu trúc chính thức: là cơ cấu hành chính mang tính pháp lý được nhà nước thừa nhận nhằm thực hiện cá nhiệm vụ phù hợp với mục đích, nhu cầu của xã hội.

  Đặc chưng:  Có sự quy định rõ ràng về tổ chức hành chính và biên chế

                       Có quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận và cá nhân và mối quan hệ giữa họ.

  + cấu trúc không chính thức: là các nhóm hình thành trong lòng tập thể trên cơ sở quan hệ tình cảm giữa con người với con người như: gần gũi với nhau về quan niệm sống, tuổi tác, sở thích…

  Đặc trưng: hình thành một cách tự phát và tồn tại một cách kháchquan trong tập thể

                           Thủ lĩnh của nhóm không chính thức thướng là người có năng lực, có uy tín, quan tâm đến các thành viên trong nhóm, tận tụy phục vụ cho lợi ích chung của nhóm. Thủ lĩnh là người có ảnh hưởng quyết định đến các thành viên trong nhóm đến bầu không khí chung của tập thể.

                     Quyền lực trong nhóm khong chính thức được ngâm hiểu, mặc nhiên công nhận và linh hoạt trong phạm vi của nhóm.

                     Cơ cấu không chính thức thướng có phạm vi hoạt động hẹp, số lượng nhỏ.

  Các dấu hiệu của một tập thể tốt:

             Người lãnh đạo: xây dưng đươc một cơ cấu chính thức chặt chẽ, phân công , phân nhiệm vụ cụ thể rõ rành, lựa chọn cán bộ, sử dụng người xứng đáng và thích hợp, xây dựng được lưc lượng nồng cốt có chuyên môn và đáng tin cậy.

  Các thành viên: cảm thấy có một dư luận tập thể lành mạnh, có sự hòa đồng về tình cảm và ý chí, có tư duy tập thể, có sư bắt chước học tập lẫn nhau về phong cách làm việc và hành vi tốt đẹp. Có sự thống nhất về mục đích chung giữa các nhóm chính thức và không chính thức, đối xử có văn hóa trong giao tiếp.

Câu 10: Nêu một hiện tượng xung đột trong tập thể và đề xuất biện pháp để giải quyết xung đột đó?

Câu 11: Dư luận xã hội là gì? Vai trò của dư luận xã hội trong tổ chức. người lãnh đạo quản lí làm thế nào để quản lí được dư luận xã hội?

Khái niệm: dư luận xã hội là thái độ mang tính đánh giá của tập thể về một sự việc, hiện tượng hoặc một cá nhân, một nhóm người trong  quá trình hoạt động tập thể.Dư luận xã hội hình thành qua 1 quá trình:tiếp nhận thông tin -> bàn luận -> thống nhất.

Vai trò:

-có sức mạnh to lớn trong viẹc điều chỉh hành vi chung của con người, lên án các hành động sai trái, mập mờ, gây hại cho tập thể,kích thích, động viên các quá trình tâm lí xã hội tích cực trong tập thể

-là công cụ tác động tâm lí hữu hiệu trong hầu hết các tình huống. Đối với chiến tranh,tâm lí dư luận được coi là công cụ để mở rộng biên giới mềm(biên giới về tư tuởng)

     Người lãnh đạo quản lí dư luận xã hội: dư luận có thể diễn ra theo 2 hướng:

-tin đồn (dư luận sai): người lãnh đạo ngăn chặn bằng cách công khai cải chính lại thông tin, làm rõ vấn đề, tránh giấu giếm.

-dư lận đúng: người lãnh đaọ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho nó lan tỏa nhanh chống trong tập thể.

Câu 12: Nêu hiện tượng lây lan tâm lí. Ảnh hưởng của hiện tượng này trong tổ chức?

Khái niệm: là sưh lây lan cảm xúc từ người này sang người khác trước 1 hiện tượng hoặc 1 sự kiện nào đó.

Đặc điểm:

-Ít mang tính sâu sắc, là sự phản ánh thụ động, quán tính của con người trong tập thể, đán đông, xã hội.Có những ý kiến vô lí và sai so với thực tế nhưng vãn được con người tiếp nhận và truyền đi 1 cách vô thức.

-Gây ảnh hưởng tích cực hoặc têu cực,người lãnh đạo phải chủ động điều khiển sự lan truyền này.

     Cơ chế lan truyền:

-cơ sở của sự lan truyền:là sự bắt chước

+   là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi,tâm trạng, cách suy nghĩ, ứng xử của 1 người hoặc 1 nhóm người nào đó.

+   các thành viên của nhóm bắt chước đám đông, bắt chước nhau và bắt chước thủ lĩnh của họ.Bắt chước giúp giải thích các khuynh hướng về mốt, xu hướng thời thượng.

+   Bắt chước gồm: có ý thức và khôg có ý thức.

-lực lây lan tâm lí truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng tỉ lệ thuận với số lượng thành viên trong nhóm và cường độ cảm xúc được truyền.

-lây lan có 2 cơ chế:

+  Cơ chế dao dộng từ từ:trạng thái cảm xúc được lan truyền từ người này sang người khác 1 cách từ từ. Sự kiện, hiện tượng lúc mới xuất hiện chưa gây tác động trog tập thể nhưng sự tồn tại của nó dần dần nảy sing cảm xúc và được lan truyền.

+   Cơ chế bùng nổ: trạng thái cảm xúc truyền đi rất nhanh và mạnh, thường xảy ra khi con người căng thẳng, hoản loạn, kém tự chủ,bắt chước 1 cách máy móc hành động của người khác.

      Ảnh hưởng:

-Ảnh hưởng tích cực: lây lan những ý kiến có lợi cho tập thể, niềm tin, niềm hi vọngà làm cho tổ chức phát triển, tập thể gắn bó, tạo điều cùng nhau gia tăng năng xuất lao động

-Ảnh hưởng yiêu cực: lây lan những ý kiến gây bất lợi cho tập thể, sự bi quan, chán nản, mất niềm tin.

Làm cho tổ chức rời rạc, mọi người không yên tâm làm việc mà chỉ chú ý đến những cảm xúc của  …………….

Câu 13: bầu không khí tâm lý là gì? Vai trò của bầu tâm lý trong tập thể, người lãnh dạo cần làm gì để xây dựng bầu không khí trong tập thể?

·           Bầu không khí là nét đặc trưng, phản ánh thực trạng các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình hoạt động của tập thể. Nó được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè,đồng nghiệp và người lãnh đạo trong tập thể. Bầu không khí tâm lí phản ánh tâm trạng chung của các thành viên, tác động đến tâm tư, tình cảm của mỗi người, ảnh hưởng đến hoạt động của từng cá nhân và tập thể.

·           Để xây dựng bầu không khí của tập thể

-Đối với ngừơi lãnh đạo:

+  phải xây dựng quy chế chức vụ cho từng chức danh lãnh đạo phải thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiện của từng chức vụ.

+  quan tâm đúng mức tới việc duy trì và điều chỉnh các mối quan hệ.

+  Sử dụng các yếu tố cưỡng chế và tự khẳng định kịp thời ngăn ngừa và xử lí mâu thuẫn nội bộ.

-Đối với tập thể:

+  Dân chủ hóa hoạt động của tập thể, thu hút đông đảo quần chúng tham gia công tác quản lí để vừa phát huy trí tuệ tập thể, vừa thể hiện sự tôn trọng, đánh giá cao của tập thể đối với cá nhân

+  Công khai hóa hoạt động của lãnh đạo

+  Duy trì pháp chế của công tác quản lí.

+  Đảm bảo công bằng,bình đẳng trong phân công lao động, đánh giá kết quả, khen thưởng,kỉ luật và phân chia lợi ích

·           Vai trò đối với tập thể:

-Phản ánh tâm trạng chung của các thành viên, có thể tác động đến tâm tư, tình cảm của mỗi người, ảnh hưởng đến từng cá nhân trong tập thể

-Nếu bầ không khí tâm lí làmh mạnh thì:

+  Các thành viên của tập thể có điều kện và hăng hái tham gia các vắn đề liên quan đến hoạt động tập thể được mọi người hiểu rõ và thực hiện tốt.

+  Mọi ngwif tôn trọng ý kiến và nhân cách của nhau, nhãnh sai trái của tập thể được mọi người góp ý theo hướng tích cực để sửa  chữa.

-Nếu bầu không khí tâm lí không lành mạnh thì:

+  tạo ra tâm lí nặng nề, bi quan trong bản thân mỗi thành viên.

+  mọi người không hăng say và nhiệt tình trong công việc nên mọi mục tiêu của tập thể không hoàn thành được, xuất hiện các nhóm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến tập thể.

Câu 14: uy tín là gì? Phân tích những yếu tố hợp thành uy tín của người lãnh đạo trong quản lý?

·           Uy tín được coi là khả năng tác động đến người khác, là sư ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người khác, làm cho họ tin cậy. phục tùng, tuân yheo 1 cách tự giác.Uy tín được tạo thành từ quyền lực và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo.

-Một cán bộ lãnh đạo có uy tín thì mọ mệnh lệnh, mọi ý kiến được cấp dưới tin tưởng, đem hết tinh thần và nghị lực, khả năng và sáng kiến để thực hiện với tinh thần tự giác phấn khởi.

-Một cán bộ lãnh đạo không ó uy tín thì mọi mệnh lênh bị cáp dưới nghi ngờ, không toàn tâm, toàn ý thực hiện, thậm chí tìm cách đối phó.

·           Những yếu tố hợp thành uy tín và người lãnh đạo quyền lực.

-Quyền lực:

+ Con người luôn ác cảm với quyền lực vì quyền lực, xu hướng tham nhũng

+  Dù ác cảm nhưng con người phải chấp nhận nó vì xã hội không thể trật tự nếu thiếu quyền lực, trấn áp.

+  Quyền hành thực tế của người lãnh đạo tạo ra uy tín và sự tin tưởng của cấp dưới, trái lại, nếu làm việc ch 1 người ãnh đạo không quyền hành, cấp dưới sẽ cảm thấy bất lực và thường bất mã với công việc.

+  Biểu hiện của 1 người có quyền lực.

                     . xây dựng các mục tiêu chính và những nguồn lực xung quanh mục tiêu đó.

                     . Quy định lương bổng cho nhân viên.

                     .  Cung cấp nguồn vốn, nguồn vật liệu và nhân sự cho các dự án chính.

                     .  Có thể tiếp cận với thông tin quan trọng.

                     .  Giải quyết tranh chấp, loại bỏ các rào cản đói với sự tiến bộ

-Tầm ảnh hưởng:

+  Có thể tạo ra tác đông mà không cần ép buộc hoặc ra lệnh trực tiếp. Người bị chi phối bởi quyền lực trực tiếp sẽ thiếu nhiệt tình hoặc nổi loạn nếu quyền kực không hợp lí. Sử dụng quyền lực gián tiép thông qua tầm ảnh hưởng thì sẽ ít tiêu hao quyền kực hơn.

+  có tinh 2 chiều nê người quản lí phải cởi mở với với sự ảnh hưởng của người khác và cấp dưới. sự cởi mở sẽ mang lại cho họ sự tin cậy và tôn trọng.

+  Người lãnh đạo quản lí có thể gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng chuyên môn để phát triển ảnh hưởng, đưa ra cách nhìn nhận vấn đề thực tế.

Câu 15: để đánh giá uy tín thực của người lãnh đạo quản lý cần dựa vào các biểu hiện nào?

Các biểu hiện:

-mọi thông tin quản trị được chuyển đầy đủ, chính xác, kịp thời.

-Quần chúng cấp dưới quan tâm, cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà quản trị.

-Thái độ tiếp nhận thông tin và cách xử lí thông tin nhanh chóng, đúng đắn.

-Mọi quuyết định của nhà uản trị dù bằng lời hay văn bản đều được chấp hành nghiêm chỉnh và có báo cáo rõ lí do chưa được thực hiện xong

-Lúc nhà quản trị vắng mặt công việc vẵn được tiến hành bình thường và mọi người đợi sự có mặt của nhà quản trị.

-Quần chúng tỏ lòng khâm phục, đồng nghiệp đánh giá cao và khâm phục.

-Những việc rieng của nhà quản trị được mọi người quan tâm với thái dộ thiện chí và đúng mức.

-Sau khi nhà quản trị thôi qiữ chức vụ, mọi người khâm phục, luyến tiếc, ngưỡng mộ và gần gũi, giúp đỡ.

Câu 16: Phong cách lãnh đạo là gì? Nêu các loại phong cách lãnh đạo, Phân tích ưu nhược điểm của từng phong cách lãnh đạo?

·           Phong cách lãnh đạo là vấn đề người lãnh đạo sử dụng quyền lực của họ như thế nào để thực hiện các chức năng quản lí, lãnh đạo của họ, là kết quả của mối quan hệ giữ cá nhân và sự kiện được thể hiên bắng công thức: phong cách lãnh đạo= cá tính * môi ttrường

·           Các loại phong cách, ưu nhược điểm:

-phong cách lãnh đạo độc doán- mệnh lệnh:

+  Người lãnh đạo tập trung quyền lực trong tay mình, không phân quyền,ủy quyền cho cấp dưới, tự đưa ra quyết định và mệnh lệnh không cần tham khảo ý kiến cấp dưới.

+  Trong quản lí thường dùng phương pháp mệnh lệnh hành chính, bắt cấp dưới thi hành không kèm theo giải thích.

+  Đòi hỏi cao, nghiêm khắc với người dưới quyền, thường can thiệp vào công việc của cấp dưới.

+  Tự cao tự đại,ít lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình, ít tôn trọng nhân cách của người dưới quyền

 +  Ưu:phát huy được tài năng, sự quyết đoán, nhạy bén của người lãnh đạo do đó có thể gặt hái được những thành quả bất ngờ.

       +  Nhược: làm cho người lãnh đạo có quá nhiều việc phải làm, có khi phải dùng toàn bộ thời gian cho việc ra mệnh lệnh, chỉ thị và kiểm traàkhông còn thời gian và sức lực để tư duy, sáng tạo những vấn đề chiến lược. Dễ tạo bầu không khí căng thẳng, ít thân thiện giữa lãnh đạo và nhân viên. Nhân viên thường không thích lãnh đạo. hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, nhưng thấp khi không có mặt lãnh đạo

- phong cách lãnh đạo dân chủ:

+  Người lãnh đạo biết phân chia quyền lực, dám ủy quyền cho cấp dưới, phân công lao động hợp lí cho người dưới quyền.

+  Lắng nghe ý kiến của cấp dưới, đưa họ vào bàn luận các quyết định, cùng tổ chưc việc thực hiện, đánh giá, bổ sung.

+  Người lãnh đạo cao nhất vẫn giữ quyền quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cao nhất về quyết định đó.

+  bình tĩnh, thận trọng trong công việc, đầu óc thực tế, tư duy linh hoạt.

+  Giao tiếp dân chủ, tôn trọng người dưới quyền, tế nhị trong quan hệ ứng xử

Ưu: Giải tỏa con người khỏi những mặc cảm, băn khoăn, khai thác được trí tuêh của tập thể và sự sáng tạo chủ động của mỗi ngừơi, giúp các thành viên làm việc với nhau cởi mở, thân thịện hơn. Nhân viên yêu thích lãnh đạo hơn. Không khí thân tthiện, định hướng nhóm, hiệm vụ. Năng suất cao cả khi không có mặt lãnh đạo.

+ Nhược:thủ tiêu tính năng động, sáng tạo và quyết đoán của nhà quản trị  nhất là trong những hoàn cảnh có biến động môi trường mau lẹ.

-Phong cách lãnh đạo tự do (thờ ơ)

+  Người lãnh đạo chỉ vạch ra những kế hoạch khái quát, ít hoặc không trực tiếp chỉ đạo thực hiện, không kiểm tra, giám sát công việc của cấp dưới. Họ chỉ trực tiếp can thiệp khi có sự cố hoặc trùng hợp đặc biệt.

+  Giao khoán công việc cho tập thể các cấp dưới rất rộng rãi. Mội công việc của tập thể mang ra bần bạc, biểu quyết để tránh trách nhiệm cá nhân.

+   Cung cấp cho cấp dưới đầy đủ thông tin và các hướng dẫn cần thiết để họ tự do hoạt động. các quyết định quản lí của người lãnh đạo chỉ mang tính chất định hướng.

+  Ưu: Phong cách này giải thoát con người về tư tưởng, phát huy tính chủ động, tự ý thức con người, tạo sự hứng thú, say mê cao nhất cho người lao động. Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, vui chơi…

+  Nhược: không có hiệu quả đối với công việc đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình, quy tắc nghiêm ngặt, với những cấp dưopứi thiếu chủ động, thiếu tự tin, với tập thể chưa phát triển đến đỉnh cao. Khiến người lãh đạo hời hợt với công việcàkhông nắm được chắc tình hình. Nhân viên ít thích lãnh đạo. Năng suất thấp, lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #minhchau