MÔI TRƯỜNG KHÔNG GÂY RA TỘI PHẠM

    Tuyên bố sớm nhất thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa nghèo đói và tội phạm được cho là của hoàng đế La Mã và nhà triết học Marcus Aurelius (121 - 180), khi cho rằng, "Nghèo đói là mẹ đẻ của tội ác". Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark tuyên bố, "Nghèo đói là nguồn gốc của tội ác". Trong lời nhận xét đưa ra ngày 18 tháng 9 năm 1968 trước Ủy ban Quốc gia về Nguyên nhân và Phòng chống bạo lực, ông Clark đã mở rộng danh sách các nguyên nhân gây ra tội phạm, với lý do"có mối liên hệ rõ ràng giữa tội phạm và nghèo đối, bệnh tật, nhà nghèo nàn, thiếu cơ hội, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, và sự tuyệt vọng". Ông khẳng định, "Nước Mỹ cần phải được khuyến khích để hiểu về bản chất và nguyên nhân của tội phạm... và mạnh dạn giải quyết chúng". Tiếp sau đó là hàng loạt các chương trình của chính phủ giúp nâng cao cơ hội cho những người phải chịu đựng những điều kiện tồi tệ mà ông Clark mô tả. Chắc chắn nhiều người đã được hưởng lợi từ những nỗ lực đó và cải thiện đáng kể cuộc sống. Tuy nhiên, tội phạm vẫn là một vấn đề nan giải trọng xã hội và quan niệm nghèo đối gây ra tội ác vẫn còn đó.

    Tội phạm không giới hạn ở một nhóm kinh tế, dân tộc, chủng tộc hoặc bất kỳ nhóm nhân khẩu học cụ thể nào. Hầu hết những người nghèo không phải là tội phạm, trong khi nhiều người giàu có lại như vậy. Theo thống kê của Bộ Tư pháp từ năm 2010, hành vi trộm cắp của sinh viên xuất thân từ các hộ gia đình có thu thập từ 75.000 đô la trở nên gấp gần ba lần tỷ lệ trộm cắp của sinh viên ở các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 đô la. Cái gọi là tội phạm cổ cồn trắng không phải làm mới. Chúng bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông vào cuối thế kỷ XX và tiếp tục cho đến ngày nay. Mặc dù các vụ án giật gân nhận được sự quan tâm nhiều nhất, những xã hội của chúng ta từ lâu đã có những kẻ tham ô và lừa đảo luôn săn đuổi những công dân dễ bị tổn thương, bao gồm cả gia đình của họ. Họ hành xử như vậy không phải vì họ nghèo hoặc thiếu cơ hội, mà vì tin rằng họ là độc nhất và có thể bỏ qua các quy tắc áp dụng cho người khác.

    Tuy nhiên, quan niệm thông thường coi nghèo đói như một nguyên nhân gây ra tội phạm đã tồn tại trong những năm 1950, 1960, 1970, 1980 và hiện vẫn còn đó. Năm 2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc trích dẫn "bẫy tội phạm và nghèo đói" là một trong những nguyên nhân dễ tác động đến một số khu vực nhất định trên thế giới. Và trong một ấn phẩm năm 2006, Joseph Donnermeyer và các đồng nghiệp chỉ ra rằng "sự vô tổ chức xã hội" tạo điều kiện cho tội phạm diễn ra ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

    Trưởng thành trong những điều kiện giàu có cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tội phạm.

    Ngày 15 tháng 6 năm 2013, một thiếu niên tại bang Texas đã giết chế bốn người đi bộ khi lái xe tỏng tình trạng say rượu. Luật sư của cậu ta nói với thẩm phán rằng anh ta bị mắc chứng 'affluenza" (tình trạng không bao giờ thấy thỏa mãn của những người giàu có). Luật sư giải thích rằng cha mẹ giàu có và buông thả của cậu ta quá bận tâm đến những vấn đề của riêng mình nên đã không đặt ra giới hạn cho con trai. Do đó, cậu thiếu niên không hiểu được việc gây ra những hành vi sai trái sẽ phải gánh chọi hậu quả. Tất nhiên, "affluenza" không được coi là chẩn đoán tâm lý hợp pháp và đã bị phản đối kịch liệt ở nhiều khu vực như là một "triệu chứng tâm lý vô nghĩa". Tuy nhiên, hoạt động bào chữa vẫn có tác dụng giúp cậu thanh niên này không phải ngồi tù nhưng phải chịu mười năm án treo.

    Trong suốt hai thập kỷ qua đã có một sự thay đổi nhỏ từ tìm hiểu "nguyên nhân gốc rễ" của tội phạm sang xác định cái gọi là các yếu tố nguy cơ. Với tư cách là chuyên gia chương trình khoa học xã hội của Bộ Tư pháp Mỹ, Michael Shader, người đã dành nhiều thời gian và công sức để cố gằng tìm hiểu nguyên nhân của hành vi phạm pháp lưu ý rằng, sau nhiều nỗ lực, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận "không có con đường đơn lẻ nào dẫn đến phạm pháp". Thay vào đó, họ đang áp dụng những gì được coi là mô hình thành công cho y học vào lĩnh vực tội phạm, trong đó xác định rõ các yếu tố khiến mọi người có nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư hoặc tim mạch.

    Năm 2011, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố danh sách "Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên", trong đó trích dẫn 11 "yếu tố nguy cơ cá nhân", 8 "yếu tố nguy cơ gia đình", 6 "yếu tố nguy cơ xã hội/bạn bè", và 6 "yếu tố nguy cơ cộng đồng". CDC cảnh báo, "Các yếu tố nguy cơ không  phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực thanh thiếu niên". Trong danh sách tổng hợp 31 yếu tố nguy cơ, CDC xác định hầu hết mọi nghịch cảnh xã hội hoặc gia đình mà người ta có thể nghĩ đến. Một số "yếu tố" xác định các điều kiện trong cuộc sống mà một người không kiểm soát được, chẳng hạn như "lam dụng chất kích thích của cha mẹ" hoặc " tập trung đông người dân nghèo". Một số yếu tố nguy cơ đáng lẽ không nên được coi là "yếu tố nguy cơ vì chúng thực sự chỉ mô tả những kết quả". "Mối quan hệ với những người bạn phạm pháp" không phải là một yếu tố nguy cơ. Đó là kết quả của sự lựa chọn từ một người và đặc điểm của những người chưa thành niên phạm tội. "Niềm tin và thái độ chống xã hội" không đặt một người vào nhóm có nguy cơ cao. Việc sử dụng từ "nguy cơ" là không cần thiết bởi suy nghĩ chống đối xã hội gần như đảm bảo người đó sẽ hành xử gây tổn thương người khác. "Tham gia và một băng đảng" đòi hỏi việc tham gia vào hoạt động tội phạm. Đây là những gì các băng nhóm thực hiện, do đó không phải là một yếu tố nguy cơ.

    Sau khi xác định các yếu tố nguy cơ, CDC liệt kê "các yếu tố bảo vệ" để "bảo vệ giới trẻ khỏi nguy cơ trở nên bạo lực". Về bản chất, đây là những liệu thuốc giải độc cho các yếu tố nguy cơ. Rất khó để nhận ra những gì được làm sáng tỏ từ danh sách yếu tố bảo vệ của CDC, bao gồm các mục như "điểm trung bình cao", "định hướng xã hội tích cực", và "cam kết với trường học". Không cần đến một nhà khoa học xã hội thì chúng ta cũng hiểu rằng hầu hết  trẻ em học tốt ở trường, kết giao với các bạn đồng trang lứa có trách nhiệm và chia sẻ các hoạt động với cha mẹ sẽ không khả năng tham gia vào hoạt động tội phạm.

    Một người có thể biểu lộ nhiều yếu tố nguy cơ nhưng vẫn tuân thủ luật pháp. Ngược lại, một cá nhân sở hữu nhiều hoặc thậm chí tất cả các yếu tố bảo vệ vẫn có thể phạm tội. Tôi đã phỏng vấn những người trưởng thành và người tuổi vị thành niên thể hiện "những yếu tố bảo vệ" sau đây nhưng vẫn có hành vi phạm pháp: "IQ cao, điểm trung bình cao", "tinh thần mộ đọa", và "tham gia các hoạt động xã hội".

    Yếu tố nguy cơ phạm tội có thể là động cơ thúc đẩy sự tự hoàn thiện và làm việc chăm chỉ. Điều vẫn khiến tôi ấn tượng trọng nhiều năm qua không phải là hoàn cảnh và các yếu tố nguy cơ mọi người gặp phải, mà là cách họ lựa chọn để đối phó với mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi đã phỏng vấn nhiều tội phạm lớn lên tỏng đói nghèo ở những ngôi nhà lộn xộn, sống trong những khi dân cư có thể dễ dàng kiếm được những khẩu súng ngắn và ma túy như thuốc lá vậy. Chắc chắn họ và gia đình phải đối mặt với những trở ngại mà những công dân với xuất thân được hưởng nhiều đặc quyền hơn không phải đương đầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, những cá nhân này đều có anh chị em gặp phải các yếu tố nguy cơ và thách thức tương tự khi sống trong cùng một môi trường, nhưng họ không chọn đi theo con đường phạm tội. Chứng kiến cảnh cha mẹ hoặc anh chị em hủy hoại cuộc sống của mình khi tham gia vào hoạt động tội phạm đã truyền cảm hứng cho nhiều người nắm lấy cơ hội sống có trách nhiệm.

    Các khái niệm về yếu tố nguy cơ và bảo vệ có thể áp dụng cho bệnh tim hoặc ung thư. Nhưng xét trên khía cạnh tội phạm thì đây chỉ là vấn đề "rượu cũ bình mới". Những gì được coi là "yếu tố nguy cơ" đứa chúng ta trở lại ngay với suy nghĩ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, một cách hiểu thông thường đã chứng minh sự không hiệu quả.

    Nếu nghèo đói gây ra tội phạm thì một sự gia tăng tội phạm trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọn bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến năm 2011 có lẽ đã diễn ra. Trên thực tế, tỷ lệ giết người trên khắp nước Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 1964, điều này khiến các nhà tội phạm học, kinh tế học và các chính trị gia vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải. (Điều đáng chú ý là sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, tỷ lệ tội phạm cũng giảm đáng kể). Các vụ trộm cướp cũng giảm mạnh. Nhà bình luận Richard Cohen của tờ Washington Post kết luận, "Các thống kê tội phạm mới nhất cho thấy rõ ràng thời điểm tồi tệ không hẳn sẽ tạo nên những con người tồi tệ. Nhưng tính cách xấu sẽ tạo nên những người như vậy."

    Trong các tài liệu chuyên môn, gần đây đã xuất hiện một khía cạnh mới trong mối quan hệ nhận thức giữa nghèo đói và tội phạm, đó là tội phạm gây ra nghèo đói. Ví dụ, nếu nhà của một người bị xâm nhập, cướp mất tài sản có giá trị, và anh ta bị hành hung và thương tật nặng nề, thì tác động kinh tế có thể sẽ rất nghiêm trọng. Bên cạnh việc mất tài sản, chủ sở hữu ngôi nhà có thể phải nghỉ việ hàng tuần hoặc hàng tháng, phải trả tiền chăm sóc y tế tốn kém, sau đó phân bó nguồn quỹ gia đình vốn khan hiếm để lắp đặt các thiết bị an ninh nhằm bảo vệ họ trong tương lai.

    Thay đổi trong một môi trường cụ thể có thể làm giảm cơ hội tấn công của tội phạm. Một bài báo trên tờ Washington Post từ tháng 3 năm 2013 đã chỉ ra rằng, trong thời tiết lạnh giá, mọi người thường không để mắt đến những chiếc xe ô tô của mình khi làm nóng động cơ. Một cảnh sát quan sát thấy rằng việc để lại chìa khóa trong ổ cắm là "cơ hội tốt nhất để ai đó đi ngang qua và nhảy vào". Các kiến trúc sư, nhà quy hoạt và nhà xây dựng có thể tạo ra môi trường an toàn hơn bằng các biện pháp phòng ngừa như lắp đặt đèn an  ninh, lắp chốt khóa và xác định những không gian chung mà mọi người quan sát được toàn cảnh. Khi hệ thống tàu điện ngầm ở Washington, DC. được xây dựng, các nhà quy hoạch đã tránh xây dựng các cột trọ và hốc tường mà phạm nhân có thể ẩn nấp ở đó.

    Tội phạm sẽ thăm dò những nơi có nhiều cơ hội, bất kể anh ta ở đâu, thậm chí là trong tù. Nếu các điều kiện trong một môi trường cụ thể khiến anh ta khó phạm pháp, anh ta sẽ đi nơi khác. Nhưng nỗ lực thay đổi tội phạm bằng cách thay đổi môi trường vẫn gặp phải thất bại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top