tam ly hoc quan ly kinh te
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ
nguyễn anh mạnh(dh kt&qt kd)
Câu 1: Tâm lý và tâm lý học quản lý là gì? Hãy nêu đặc điểm chung của các hiện tượng tâm lý?
-Khái niệm tâm lý và tâm lý học
Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người, được con người tích luỹ và được biểu hiện thành các hiện tượng tâm lý của họ
-> Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý
Tâm lý học quản lý kinh tế là một nhánh của tâm lý học nói chung, nghiên cứu những quy luật cùng các cách biểu hiện của các quy luật tâm lý của các thực thể (cá nhân, nhóm, tập thể, đám đông, xã hội) tham gia vào những hoạt động kinh tế ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
- Các hiện tượng tâm lý
Các hiện tượng tâm lý là các hiện tượng con người có thể nhận thức được bản thân và thế giới khách quan rồi phản ứng trở lại theo cách của mình
b, Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý
- Tính chủ thể của các hiện tượng tâm lý
Đặc điểm này chỉ rõ, cùng một hiện thực khách quan như nhau, nhưng mỗi cá nhân khác nhau lại hình thành nên những hiện tượng tâm lý không trùng khớp giống nhau
- Tính tổng thể của các hiện tượng tâm lý
Chỉ rõ không có hiện tượng tâm lý nào đứng riêng mà lại không có liên quan đến các hiện tượng tâm lý khác trong đời sống của con người bởi vì thế giới khách quan luôn có tính thống nhất và tính tổng thể
- Tính thống nhất giữa con người và thực tại khách quan
Điều này chỉ rõ hiện thực khách quan trở thành các hiện tượng tâm lý còn phụ thuộc vào “bộ óc” tiếp nhận cụ thể của mỗi người
Câu 2: Hãy phân tích chức năng của các hiện tượng tâm lý?
Chức năng của các hiện tượng tâm lý:
- Chức năng nhận thức: Tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, giúp con người phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh họ.
- Chức năng định hướng: Thể hiện ở động cơ, mục đích khiến cho con người hoạt động như nhu cầu, động cơ, niềm tin, lý tưởng, lương tâm, danh dự…
- Chức năng là động lực thúc đẩy hành động hoạt động: Đó là chức năng thôi thúc, lôi cuốn con người quyết tâm làm một việc hoặc sự nghiệp nào đó, rõ ràng nếu con người không có quyết tâm vươn tới để làm một việc nào thì việc làm đó khó có kết quả lớn
- Chức năng điều khiển kiểm soát: Chính nhờ những chức năng này mà con người mới có các mục đích, mục tiêu của cuộc sống, phải đặt ra kế hoạch, chương trình phấn đấu lâu dài mới đạt tới
- Chức năng điều chỉnh hoạt động: Là chức năng tự đánh giá kết quả hoạt động của con người so với các yêu cầu, ý định đặt ra để xem mức độ hoạt động đã đạt đến đâu, có gì cần phải điều chỉnh cho thích hợp
Câu 3: Trình bày đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của tâm lý học quản lý kinh tế?
- Đối tượng của tâm lý học quản lý
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là toàn bộ đời sống tâm lý của các thành viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức kinh tế. Ngoài ra các vấn đề tâm lý khác của quá trình quản lý cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng của tâm lý học quản lý hiện đại.
- Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý.
Một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho tâm lý học quản lý là:
- Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo cũng như việc nâng cao năng suất lao động của những người thực hiện.
- Nghiên cứu những yêu cầu tâm lý học đối với việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý, lao động và những người thực hiện
- Nghiên cứu những biện pháp tâm lý – sư phạm để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phát triển toàn bộ nhân cách của cán bộ, công nhân viên chức phát triển quan hệ xã hội tốt đẹp trong tập thể lao động cũng như trong tập thể lãnh đạo…
Câu 4: Hãy trình bày các phương pháp dùng để nghiên cứu tâm lý học quản lý? Anh (chị) hãy phân tích phương pháp quan sát trong tâm lý học quản lý kinh tế?
Phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý kinh tế:
1. Phương pháp quan sát
Là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người (hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói, dáng điệu…) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên, bình thường của họ để từ đó rút ra kết luận
b, Ưu điểm:
Thu được các tài liệu cụ thể, khách quan, các thông tin thô
c, Nhược điểm:
- Nó phụ thuộc khá lớn vào người tiến hành quan sát (trình độ, kinh nghiệm, tình trạng sức khoẻ… của người quan sát)
- Đối với các biểu hiện tâm lý sâu kín của người quan sát (niềm tin, lý tưởng, thói quen, nguyện vọng…) rất khó có thể quan sát được
d, Các cách quan sát
- Quan sát bộ phận, trọng điểm
- Quan sát toàn diện
- Quan sát trực tiếp
- Quan sát gián tiếp (qua phương tiện nghe, nhìn, qua kể lại của người trung gian)
- Tự quan sát
2. Phương pháp trò chuyện
a, Khái niệm:
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý con người thông qua việc trò chuyện chân tình, cởi mở với họ, nêu ra các gợi mở, các câu hỏi, thực hiện việc tranh luận những vấn đề cần thiết…
b, Ưu điểm:
Cho phép đi sâu nghiên cứu được nội tâm của con người mà lại ít phải chi phí tốn kém
c, Nhược điểm:
- Nó lệ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm và khả năng tiếp xúc của người nghiên cứu
- Dễ xảy ra việc lồng ý kiến chủ quan của người nghiên cứu trong trao đổi
- Không phải đối tượng nghiên cứu nào cũng dễ dàng chấp nhận cách nghiên cứu này (chẳng hạn người khó tính, người kín đáo…), không dễ gì có thể trao đổi chân tình cởi mở với họ để hiểu được suy nghĩ của họ
3. Phương pháp thực nghiệm
a, Khái niệm:
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý con người thông qua một kế hoạch các tác động có tính chủ động để tạo ra các tình huống, nhờ đó có thể quan sát đối tượng cần nghiên cứu theo những giả thiết
Việc nghiên cứu có thể sử dụng cả các phương tiện máy móc đo lượng hiện đại. Phương pháp thực nghiệm có thể diễn ra trong phòng thí nghiệm, hoặc diễn ra trong điều kiện tự nhiên bình thường
Ví dụ:Bố trí 1 phòng trong đó có 10 người, được dặn trước khi đưa 1 cái hộp màu xanh hỏi là mầu gì thì mọi người đều trả lời là mầu tím. Sau đó, mời người X – là người mà ta cần xem xét tính tự chủ của họ. Lúc vào phòng, sau khi hỏi, 10 người đã được chuẩn bị đều trả lời hộp màu tím. Đến lượt người X thì có thể trả lời theo nhiều cách:
- Nó là màu tím (chứng tỏ X là người a dua, không có chính kiến)
- Nó là màu xanh (chứng tỏ X có đức tính tự chủ cao)
b, Ưu điểm:
Dễ thực hiện vào thẳng mục tiêu nghiên cứu để tìm ra dấu hiệu tâm lý mà ta muốn biết
c, Nhược điểm:
- Phải tốn công, thậm chí phải tốn kém
- Tuỳ thuộc khá lớn vào trình độ, kinh nghiệm… của người tiến hành thực nghiệm
4. Phương pháp điều tra qua phiếu thăm dò (Ankét)
a, Khái niệm:
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý qua các bảng câu hỏi cho sẵn với những cách trả lời được quy định sẵn hoặc không quy định sẵn như:
- Có, không (2 cách trả lời)
- Một số câu trả lời cho chọn
- Trả lời tự do (tự viết ra)…
b, Ưu điểm:
- Dễ đi sâu vào mục tiêu nghiên cứu (qua kết cấu câu hỏi, câu trả lời)
- Có thể điều tra trên 1 diện rất rộng (vì phiếu có thể in nhiều để phát)
c, Nhược điểm:
- Dễ lồng ý kiến chủ quan của người nghiên cứu (qua khuôn mẫu các câu hỏi và các câu trả lời mà họ là người hỏi dễ buộc người được hỏi phải trả lời theo ý định của mình)
- Nếu người trả lời không ủng hộ, dễ gây ra nhiễu (họ ghi ý kiến linh tinh, gạch, chấm tuỳ tiện)
5. Phương pháp nghiên cứu lý dịch
a, Khái niệm:Là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua hồ sơ, lai lịch, lịch sử của người cần xem xét, qua bản khai lý lịch quá trình công tác, hoạt động trong quá khứ để dự đoán đặc điểm tâm lý của họ về các vấn đề cần quan tâm
Ví dụ: Họ có khuyết điểm tham ô, lười biếng, vô tổ chức… hay không?
b, Ưu điểm:
- Dễ thực hiện vì việc quản lý hồ sơ nhân sự là việc thường làm của mọi cơ quan, tổ chức và xã hội
c, Nhược điểm:
- Đòi hỏi cần phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ
- Lý lịch theo mẫu định sẵn chỉ có thể phản ánh một cách tổng quát theo một số nội dung nhất định về con người nên khó phát hiện các yếu tố tâm lý sâu sắc của họ
6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của người cần nghiên cứu
a, Khái niệm:Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua các sản phẩm của đương sự đã làm ra (cách tạo dáng sản phẩm của họ, nội dung cuốn sách mà họ viết ra, ý tứ cuốn truyện do họ sáng tạo, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra so với người khác…)
b, Ưu điểm:Dễ thực hiện, vì sản phẩm của con người dễ dàng có thể lấy ra để quan sát và đánh giá, hơn nữa lại có thể cùng một lúc sử dụng nhiều người nghiên cứu mà không tốn kém
c, Nhược điểm:Người nghiên cứu phải giỏi nghiệp vụ mới đưa ra được các kết luận bổ ích
7. Phương pháp trắc nghiệm (Test)
a, Khái niệm:Là phương pháp nghiên cứu đặc thù của tâm lý và xã hội học bằng việc chủ động tạo ra các hiện tượng tâm lý của người dự định nghiên cứu theo các chương trình định sẵn, thông qua việc thay đổi các điều kiện gây tác động tâm lý
Như vậy, thực chất của phương pháp trắc nghiệm là sự liên kết nhiều chương trình nghiên cứu riêng lẻ của phương pháp thực nghiệm và các phương pháp khác
b, Ưu điểm:Cho kết quả nghiên cứu cao nhất vì nó tổng hợp mọi ưu điểm của các phương pháp khác
c, Nhược điểm:- Khá tốn kém
- Phải có trang thiết bị cần thiết
- Phải có một đội ngũ chuyên gia lành nghề, giỏi việc
8. Phương pháp điều tra gián tiếp qua trung gian
a, Khái niệm:Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm tâm lý con người qua các mối quan hệ của họ với những người khác. Rõ ràng 1 kẻ tham nhũng chỉ có thể kết bạn với những kẻ xấu và luôn luôn tìm cách tiếp cận với cấp trên có thể đem lại lợi ích cho họ. Người xưa nói rất đúng: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
9. Phương pháp nhận dạng cá nhân
Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm về mặt tâm lý con người thông qua việc phân loại dạng con người về mặt tâm lý bằng các mô hình mang tính chất thống kê đám đông thực nghiệm để rút ra kết luận. Đây là phương pháp khá hiệu quả, nhưng không dễ thực hiện vì nó lệ thuộc vào các chuyên gia chuyên sâu từng lĩnh vực mô hình một (hình thể học, phân tâm dịch học, các nhà ngoại cảm…)
Câu 5: Hãy trình bày lịch sử của tâm lý học quản lý kinh tế?
Câu 6: Các quá trình tâm lý là gì? Nó bao gồm các nội dung nào? Nó đóng vai trò gì trong quản lý kinh tế? Cho ví dụ minh hoạ?
Các quá trình tâm lý:Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý xảy ra trong óc người trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc tương đối rõ ràng. Quá trình tâm lý lại chia thành 3 quá trình nhỏ hơn: Các quá trình nhận thức, Các quá trình cảm xúc, Các quá trình ý chí
Quá trình nhận thức: Là các quá trình tâm lý nhằm nhận thức thế giới khách quan bao gồm cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy
* Cảm giác:
- Khái niệm: Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, thông qua các giác quan của con người
+ Ngưỡng cảm giác: Là mức độ phản ánh của sự vật đủ mạnh để con người có cảm giác
- Vai trò, tác dụng của cảm giác và ngưỡng cảm giác: là hết sức quan trọng trong các hoạt động kinh tế. Điều này có thể thấy rõ qua cách thức tác động của nhà quản lý, đó là:
+ Đối với khách hàng: việc tạo dáng, chọn bao bì sản phẩm, cách trưng bày sản phẩm, các hoạt động quảng cáo có ý nghĩa hết sức to lớn
+ Đối với hoạt động giao tiếp: Cảm giác về hình dáng, phong cách của con người ít nhiều sẽ gây ra cho ta kết luận nào đó về họ
+ Đối với người lao động: Nhà quản lý cần có thái độ hoà nhã, chân tình, chu đáo… để tạo cho họ một cảm giác tin tưởng, kính trọng…
* Tri giác:Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng
Ứng dụng của tri giác vào quản lý kinh tế:
Đó là việc đánh giá sự vật và hiện tượng không được vội vã, chủ quan, duy ý chí theo kiểu cảm giác
* Tư duy:Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Vai trò của tư duy
+ Tư duy mở rộng giới hạn cuả nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau.
+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt mà còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ trong tương lai do nắm được bản chất và quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người.
+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người, tiết kiệm được công sức của con người. Nhờ có tư duy con người hiểu biết sâu sắc hơn và vững chắc hơn về thực tiễn với môi trường và hành động có kết quả hơn.
* Tưởng tượng: là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dưa trên cơ sở những biểu tượng đã có
- Vai trò
+ Tưởng tượng cho con người hình dung ra sản phẩm trước khi tạo ra nó
+ Tưởng tượng tạo nên thêm hoặc làm giảm đi sức lực của con người
+ Tưởng tượng tích cực sẽ trở thành lý tưởng, là cái định hướng mục tiêu và sự nỗ lực của cả một đời người, nó chắp cánh cho con người thành đạt trong cuộc đời
+ Tưởng tượng tạo ra mảnh đất màu mỡ để nhà quản lý tận dụng, khai thác tiềm năng của con người
Quá trình cảm xúc (xúc cảm và tình cảm)Quá trình cảm xúc là quá trình tâm lý qua đó con người thể hiện thái độ của mình đối với hiện thực khách quan – đó là xúc cảm và tình cảm của con người
Xúc cảm và tình cảm
Khái niệm:
Xúc cảm và tình cảm là thái độ của con người thể hiện dưới hình thức những rung động của họ trước hiện thực khách quan hoặc trong cơ thể
Vai trò của xúc cảm và tình cảm : Tình cảm tạo ra động lực hoặc phản động lực cho con người trong các hoạt động của mình. Nhờ có tình cảm đúng đắn sẽ giúp cho con người phân biệt được đúng sai, phải trái, tốt xấu để điều chỉnh hành vi của mình. Tình cảm sẽ tạo ra những đức tính quý báu cho thành công của con người, đó là:
+ Đức tự tin, dám nhận trách nhiệm
+ Óc sáng tạo và khả năng mạo hiểm
+ Có hoài bão lớn và quyết tâm cao trong sự nghiệp
+ Khả năng vượt khó khăn, trở ngại
Các quá trình ý chí:Quá trình ý chí là quá trình tâm lý mà con người biểu thị thái độ của mình trở lại với hiện thực khách quan và bản thân
* Ý chí: là năng lực chủ quan của con người trong việc tự điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình nhằm khắc phục các trở ngại để đạt được những mục đích mà mình đề ra
- Phẩm chất ý chí của con người
+ Tính mục đích
+ Tính độc lập, tự chủ
+ Tính quyết đoán
+ Tính bền bỉ
+ Tính kiên cường
+ Tính hội nhập
Câu 7: Thuộc tính tâm lý là gì? Nó bao gồm những nội dung nào? Nó đóng vai trò gì trong quản lý kinh tế? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 8: Hãy trình bày khái niệm cảm giác? Đặc điểm của cảm giác và các quy luật của cảm giác?
Câu 9: Khái niệm xúc xảm và tình cảm? Sự khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm và vai trò của xúc cảm và tình cảm?
Câu 10: Hãy trình bày khái niệm, sự phân loại tính khí (khí chất) của con người và ứng dụng trong công tác lãnh đạo và quản lý?
Câu 11: Khách hàng là gì? Điều kiện để trở thành khách hàng là gì?
Câu 12: Đối tượng khách hàng là phụ nữ có những đặc điểm gì?
Câu 13: Đối tượng khách hàng là trẻ em có những đặc điểm gì?
Câu 14: Đặc điểm của những khách hàng có cá tính khác nhau như thế nào?
Câu 15: Hãy nêu những yêu cầu về mặt tâm lý đối với người bán hàng?
Câu 16: Nhu cầu tiêu dùng là gì? Hãy trình bày các cách phân loại nhu cầu tiêu dùng và những đặc trưng cơ bản của nhu cầu tiêu dùng?
Câu 17: Động cơ tiêu dùng là gì? Vai trò và cách phân loại động cơ tiêu dùng?
Câu 18 : Hãy trình bày tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn xử lý nhu cầu?
Câu 19: Hãy trình bày tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn nơi mua sản phẩm?
Câu 20: Tập thể là gì? Nó có những dấu hiệu nào?
Câu 21: Sự lan truyền tâm lý là gì? Cơ chế của sự lan truyền tâm lý?
Câu 22: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của tập thể?
Câu 23: Cơ cấu không chính thức là gì? Những biểu hiện của cơ cấu không chính thức?
Câu 24: Sự xung đột tâm lý trong tập thể là gì? Hãy trình bày các loại mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong tập thể và các phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong tập thể?
Câu 25: Khái niệm dư luận tập thể? Các giai đoạn hình thành dư luận và chức năng của dư luận tập thể?
Câu 26: Trình bày những biểu hiện của năng lực tổ chức?
Câu 27: Trình bày khái niệm êkíp lãnh đạo? Những dấu hiệu để nhận diện một êkíp lãnh đạo?
Câu 28: Hãy trình bày khái niệm về lãnh đạo? Phân biệt giữa cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý? Phân biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo?
Câu 29: Hãy trình bày khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo?
Câu 30: Hãy trình bày khái niệm uy tín của người lãnh đạo? Những yếu tố tâm lý hợp thành uy tín của người lãnh đạo?
Câu 31: Khái niệm năng lực tổ chức của người lãnh đạo là gì? Hãy trình bày các đặc điểm chung, các đặc điểm cá biệt, các đặc điểm chuyên biệt của năng lực tổ chức của người lãnh đạo?
Câu 32: Hãy trình bày khái niệm về giao tiếp? Bản chất của giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội và trong quản lý?
Câu 33: Hãy trình các nguyên tắc trong giao tiếp và các hình thức trong giao tiếp?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top