Các phương pháp nghiên cứu tâm lý, những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng

Phương pháp quan sát:

.Bản chất: dùng các giác quan để đánh giá và ghi nhận những đặc điểm tâm lý của đối tượng thông qua các biểu hiện bên ngoài một cách có hệ thống và khoa học.

.Vận dụng:

- Quan sát để tìm hiểu tâm lý cá nhân khi tiếp xúc. Cần lưu ý:

· Các đặc điểm nhân trắc ổn định của đối tượng.

· Các bộ mặt tâm lý bên ngoài.

· Ngôn ngữ giao tiếp.

· Ngôn ngữ biểu cảm (hành vi).

- Quan sát tâm lý tập thể: lắng nghe dư luận tập thể, các hiện tượng xảy ra trong tập thể, bầu không khí xã hội trong tập thể,...

- Quan sát để nắm bắt tâm lý thị trường: xu hướng tiêu dùng, thị hiếu khách hàng, mốt, nhu cầu,...

.Lưu ý:

- Các đối tượng cần nghiên cứu phải được quan sát trong những điều kiện bình thường.

- Có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Lựa chọn các thiết bị phục vụ cho việc quan sát.

- Việc quan sát cần được tiến hành một cách khách quan.

- Phải quan sát đối tượng từ nhiều khía cạnh trong các điều kiện khác nhau.

Thực nghiệm tự nhiên:

.Bản chất: Người nghiên cứu chủ động tạo ra các tình huống tự nhiên để đối tượng bộc lộ ra những phẩm chất tâm lý cần nghiên cứu.

.Vận dụng:

- Khi muốn tìm hiểu một tính cách nào đó của nhân viên dưới quyền.

- Khi muốn kiểm tra năng lực, phẩm chất của nhân viên phục vụ cho việc đề bạt vào một chức vị nào đó.

- Khi muốn đánh giá mức độ phù hợp của các vị trí trong cơ cấu quản trị của đơn vị.

.Lưu ý:

- Trước khi tiến hành cần lựa chọn tiêu chuẩn thực nghiệm một cách đúng đắn.

- Khi đánh giá kết quả thực nghiệm cần loại bỏ các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng tới kết quả.

Phương pháp đàm thoại:

.Bản chất: là cách mà người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi trong quá trình giao tiếp và dựa vào câu trả lời, nhà quản trị tìm hiểu được những tâm lý của đối tượng.

.Vận dụng:

- Trong các cuộc giao tiếp bình thường với nhân viên, nhà quản lý đưa câu hỏi để tìm hiểu các tâm tư, nguyện vọng, năng lực, các phẩm chất tâm lý khác của đối tượng.

- Nhà quản trị trực tiếp gặp gỡ nhân viên để thăm dò ý kiến.

- Phỏng vấn để phục vụ cho công tác tuyển chọn, đề bạt cán bộ.

.Hình thức phỏng vấn: tiến hành theo ba giai đoạn:

- Làm quen: Chủ động đưa ra các câu hỏi tiếp xúc ban đầu, tạo không khí cởi mở, than thiện, tin tưởng.

- Thực hiện nội dung đàm thoại.

- Kết thúc.

.Tùy theo tình huống, ngữ cảnh có thể sử dụng 4 loại phỏng vấn sau đây:

- Câu hỏi trực tiếp: Hỏi thẳng vào vấn đề cần tìm hiểu.

- Câu hỏi tiếp xúc: Đưa ra các câu hỏi phụ thuộc trước câu hỏi chính sau.

- Câu hỏi gián tiếp: Hỏi vấn đề này để suy ra vấn đề khác khi không tiện hỏi trực tiếp.

- Câu hỏi chặn đầu

Phương pháp Anket (dùng bản câu hỏi):

.Bản chất: dùng bản chứa nhiều câu hỏi được xây dựng theo nguyên tắc nhất định, đặt ra cho một số lớn các đối tượng và thông qua các câu trả lời để đánh giá tâm lý của họ.

Phương pháp trắc nghiệm tâm lý:

.Bản chất: Test là một phép thử để đo lường tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng người vừa đủ tiêu biểu. Mỗi bộ Test gồm 4 phần:

- Văn bản Test.

- Hướng dẫn quy trình tiến hành.

- Hướng dẫn đánh giá.

- Bản chuẩn hóa.

.Ưu điểm:

- Test có khả năng làm cho các hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ thông qua hành động giải vài Test.

- Có khả năng tiến hành nhanh chóng , đơn giản.

- Có khả năng lượng hóa chi tiêu tâm lý cần đo.

.Hạn chế:

- Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chất hóa.

- Test chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ.

.Phạm vi áp dụng: tuyển chọn, đánh giá nhân viên.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đối tượng:

.Bản chất: là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua hồ sơ, lai lịch, các tài liệu lưu trữ khác của cá nhân, tập thể...

.Lưu ý:

- Tính chính xác, trung thực của văn bản, hồ sơ.

- Các văn bản phải được bổ sung liên tục, có hệ thống.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: là phương pháp thông qua các sản phẩm mà người đó làm ra để đoán định tâm lý của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #subject