Bản chất tâm lý người, vận dụng
Bản chất tự nhiên:
.Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan và não người qua "lăng kính chủ quan".
.Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động, là sự tác động qua lại giữa các loại vật chất. Kết quả là để lại dấu vết tác động trên cả hai hệ thống tác động và chịu sự tác động.
.Phản ánh là sản phẩm của não bộ con người, diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa; phản ánh sinh vật; phản ánh xã hội và phản ánh tâm lý.
.Phản ánh tâm lý tạo ra "hình ảnh tâm lý".
- Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo.
- Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chủ thể. Nghĩa là con người phản ánh thế giới bằng hình ảnh tâm lý thông qua "lăng kính chủ quan": cùng nhận sự tác động nhưng những chủ thể khác nhau sẽ cho ra hình ảnh tâm lý khác nhau; hay thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau của cùng một chủ thể cũng cho ra hình ảnh tâm lý khác nhau.
Bản chất xã hội:
.Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người.
.Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
.Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội , tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định.
.Tâm lý của mỗi người hình thành và phát triển theo sự phát triển của lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng. Tâm lý mỗi người phải chịu sự chế định bởi lịch sử cá nhân và cộng đồng.
?Vậy do đâu mỗi người có tâm lý khác nhau
.Do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống riêng, điều kiện giáo dục không giống nhau, đặc biệt mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia.
Vận dụng:
- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì vậy khi nghiên cứu, hình thành, cải tạo tâm lý người cần phải đặt hoàn cảnh, điều kiện khách quan cụ thể.
- Tâm lý người mang tính chủ thể nên khi nghiên cứu cần quan tâm đến các đặc trưng tâm lý riêng của từng đối tượng.
-Tâm lý là sản phẩm của hoạt động giao tiếp vì vậy cần đưa con người tham gia vào các hoạt động giao tiếp, các quan hệ xã hội mà ở đó con người sống và hoạt động.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top