tâm lý học đám đông
Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
1
Mục lục
Lời tựa: Thời đại của đám đông ......................................................................... 4
Tập 1 - Tâm hồn đám đông .................................................................................... 9
Chương 1: Các đặc tính chung của đám đông. Quy luật tâm lý học về sự đồng
nhất tâm hồn của đám đông ................................................................................ 9
Chương 2: Tình cảm và đạo đức của đám đông ................................................14
Chương 3: Những ý tưởng, những lập luận và trí tưởng tượng của đám đông ...25
Chương 4: Những hình thức tôn giáo có trong tất cả các niềm tin của đám đông
..........................................................................................................................30
Tập 2 - Các quan điểm và đức tin của đám đông ...................................................33
Chương 1: Những động lực từ xa của các đức tin và quan điểm của đám đông .33
Chương 2: Những động lực trực tiếp của các quan điểm của đám đông ............43
Chương 3: Những lãnh đạo của đám đông và phương tiện thuyết phục của họ .51
Chương 4: Ranh giới của sự thay đổi của các quan điểm nền tảng và các nhận
xét của đám đông ..............................................................................................62
Tập 3 - Phân loại và mô tả các dạng khác nhau của đám đông ..............................69
..............................................................................................................................69
Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
2
LỜI GIỚI THIỆU
Gustave Le Bon (1841 - 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về
đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời.
Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lí về sự tiến hoá của các dân tộcách
mạng Pháp và tâm lí học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des
révolutions, 1912) và Tâm lí học đám đông (La Psychologie des foules, 1895). Các tác phẩm khác
của Le Bon bao gồm: Tâm lí học về chủ nghĩa xã hội (Psychologie du socialisme, 1898), Bài học
tâm lí từ cuộc chiến tranh châu Âu (Enseignements psychologiques de la guerre Européenne,
1915), Tâm lí học thời đại mới (La psychologie des temps nouveaux, 1920) và Một thế giới mất cân
bằng (Le déséquilibre du monde, 1924)... (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), C
Le Bon tập trung nghiên cứu về tính cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và
quá trình phát triển của các chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính
Freud đã thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Le Bon cho
rằng con người được xác định bởi những nhân tố sinh học và tâm lí học. Trong những quy luật
lớn thường xuyên chỉ đạo sự tiến triển chung của mỗi nền văn minh, “những quy luật phổ biến
nhất, khó quy giản nhất được sinh ra từ cấu tạo tinh thần của những chủng tộc” (Quy luật tâm lí
về sự tiến hoá của các dân tộc). Thực ra, mỗi dân tộc “đều có một cấu tạo tinh thần cố định như
tính chất giải phẫu học của nó” (sách đã dẫn), được biểu hiện trong “tâm hồn” nó. Tất cả các thể
chế, niềm tin, mọi nghệ thuật của một dân tộc, chỉ là “mạng lưới hữu hình trong tâm hồn vô hình
của nó”. Chủng tộc cũng núp bóng trong mỗi cá nhân cấu thành một dân tộc; nó chi phối mọi
hành động, mọi ham muốn, mọi xung năng của anh ta, nó tạo nên vô thức tập thể của anh ta.
Trong khi đó, thời đại của Le Bon đã chứng kiến bản chất di truyền của chủng tộc bị lung
lay với sự lớn mạnh của đám đông và những bất ổn về chính trị, xã hội. Ông đã trải nghiệm qua
Công xã Paris năm 1871 và nghiên cứu rất kỹ về cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và 1848. Những
trải nghiệm ấy mang lại kinh nghiệm thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng về đám đông của
ông. Tư tưởng ấy được thể hiện rõ rệt nhất trong tác phẩm Tâm lí học đám đông.
Theo Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên
thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng
sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn
nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một
thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. “Những
người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng
bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn
vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền’’ (Tâm lí học đám đông, tr.183). Vậy nên,
thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt.
Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh
mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông. ”Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc
cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên” (Tâm lí học đám
đông, tr.309).
Ngày nay, lí thuyết của Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền
móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Le Bon cũng chỉ là “con đẻ”
của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, chứng khủng bố của những đám đông
thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và
sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách này thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng
lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng. Dù tán
thành hay phản đối, dù đôi chỗ Le Bon có phần cực đoan, và những quan điểm, luận thuyết của
ông còn phải tranh luận, nhưng NXB Tri thức cũng xin mạnh dạn giới thiệu tác phẩm của Le Bon
với độc giả Việt Nam như một cái nhìn tham khảo. Hơn nữa, việc xem xét, tìm hiểu nhiều học
thuyết trên thế giới, thậm chí trái ngược, mâu thuẫn với nhau thiết nghĩ là điều rất hữu ích cho
các sinh hoạt tri thức của Việt Nam, làm đa dạng hoá và phong phú thêm tri thức của người Việt Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
3
Nam. Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra mắt bản dịch cuốn Trí tuệ đám đông (The
Wisdom of Crowds), một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 2005, mang một cái nhìn
khác với cái nhìn của Le Bon về đám đông, để độc giả có thêm thông tin khách quan về chủ đề
này.
Trong khi đọc cuốn sách này, xin độc giả lưu ý rằng cụm từ chủ nghĩa xã hội (socialisme)
mà Le Bon nhắc đến ở đây có hàm ý là chủ nghĩa xã hội không tưởng đã tồn tại từ thế kỉ XVI đến
thế kỉ XIX ở Tây Âu, chứ không đồng nghĩa với khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và
Engels mà Lenin đã vận dụng để xây dựng nên Liên bang Xô viết và trở thành nền tảng tư tưởng
của phe xã hội chủ nghĩa được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tháng 6/2006
Nhà xuất bản Tri thức
Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
4
Lời tựa: Thời đại của đám đông
Sự phát triển của thời đại ngày nay
Những chấn động lớn đi trước những bước ngoặt văn hóa, thoạt nhìn dường như chúng được
quyết định bởi những thay đổi quan trọng về chính trị: sự xâm lăng lẫn nhau của các dân tộc
hoặc sự sụp đổ của của các triều đại. Song khi quan sát chúng kỹ hơn một chút sẽ phát hiện thấy
cái nguyên nhân đứng đằng sau những cái dường như là nguyên nhân kia mới chính là nguyên
nhân thực sự, đó là sự thay đổi một cách sâu sắc các quan điểm của dân chúng. Những cái đó
không phải những chấn động lịch sử thực sự, những chấn động đã làm cho ta ngạc nhiên bởi sự
vĩ đại và cường độ mạnh mẽ của nó. Những sự thay đổi duy nhất có ý nghĩa - là những thay đổi
nảy sinh từ sự đổi mới về văn hóa - xảy ra bên trong các quan điểm, bên trong các khái niệm và
niềm tin. Những sự kiện lịch sử đáng để ý là những tác động nhìn thấy được của những thay đổi
vô hình trong tâm trí con người. Nếu những sự kiện to lớn đó ít xảy ra, nó cũng có nguyên nhân
của nó, đó là, trong một chủng tộc không có gì bền vững hơn là di sản tâm tư mà nó được kế
thừa.
Thời đại hiện nay tạo nên một trong những thời điểm quyết định, tại đó đó tư duy con người
cũng trong quá trình tự thay đổi.
Do những tư tưởng của quá khứ mặc dù đã bị phá vỡ phần lớn nhưng vẫn còn rất mạnh mẽ, và
những tư tưởng cần có để thay thế chúng lại đang trong quá trình hình thành, cho nên thời hiện
nay là chu kỳ chuyển tiếp và hỗn loạn.
Cái gì rồi sẽ sinh ra trong giai đoạn tất yếu mà tương đối rối loạn này, trong chốc lát không dễ
dàng nói được. Trên cơ sở những nền tảng tư tưởng nào xã hội tương lai sẽ được tạo dựng nên?
Chúng ta chưa biết. Nhưng ngay bây giờ ta có thể dự đoán được rằng, cái xã hội tương lai đó
trong tổ chức của nó sẽ phải tính tới một quyền lực mới, là chủ nhân ông trẻ nhất thời nay: đó là
quyền lực của đám đông. Trên đống hoang tàn của rất nhiều tư tưởng một thời được coi là chính
thống và giờ đây đã đi vào dĩ vãng, biết bao nhiêu loại quyền lực lần lượt bị cách mạng đè bẹp,
chỉ một mình quyền lực mới này vươn dậy và dường nhưng chẳng bao lâu nữa nó sẽ muốn nuốt
chửng những cái khác. Trong khi mọi quan điểm cũ của chúng ta lung lay và biến mất, những trụ
cột xưa của xã hội nối tiếp nhau sụp đổ, thì quyền lực của đám đông là lực lượng duy nhất không
gì có thể đe dọa được và uy quyền của nó ngày càng phát triển không ngừng. Thời đại chúng ta
đang bước vào trên thực tế sẽ là thời đại của đám đông.
Trước đây non một thế kỷ những động lực chủ yếu của các sự kiện nằm ở trong chính sách ban
hành của các nhà nước và trong sự tranh giành giữa các lãnh chúa. Ý kiến của đám đông trong
hầu hết các trường hợp đều chẳng có giá trị gì. Ngày nay việc ban hành chính sách, nguyện vọng
cá nhân của các nhà lãnh đạo và sự tranh giành giữa họ chỉ còn có rất ít tác động. Tiếng nói của
người dân đã chiếm ưu thế. Nó quyết định sự hành xử của vua. Trong tâm hồn của đám đông giờ
đây số phận của dân chúng được định đoạt chứ không còn ở trong những hội nghị của các lãnh
chúa nữa. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
5
Sự bước chân vào đời sống chính trị của tầng lớp nhân dân, sự chuyển biến không ngừng của họ
thành tầng lớp lãnh đạo, là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của thời kỳ chuyển tiếp của
chúng ta. Bước đi này này không được đánh dấu bởi quyền phổ thông đầu phiếu, là cái quyền
một thời gian dài có rất ít tác dụng và buổi đầu rất dễ bị lèo lái. Sự ra đời của quyền lực đám
đông bắt đầu trước hết từ sự lan truyền của những luồng tư tưởng nào đó, chậm chạp chiếm cứ
đầu óc mọi người, sau đó qua sự kết hợp dần dần từng con người một để hiện thực hóa những
quan điểm cho đến lúc này vẫn còn là lý thuyết. Sự liên kết tạo điều kiện cho đám đông xây
dựng nên những ý tưởng xuất phát từ những quyền lợi của nó, tuy rằng chúng có thể chưa đúng
hẳn nhưng ít nhất cũng hoàn toàn có căn cứ và tạo điều kiện cho họ ý thức được sức mạnh của
mình. Họ lập nên những Syndicat, trong đó tất cả những kẻ có quyền bị biến thành nô lệ, họ lập
nên những chợ lao động trong đó tất cả luật pháp kinh tế để giám sát điều kiện lao đông và tiền
lương bị bỏ qua. Họ đuổi cổ những nghị viên không có tinh thần làm việc, thiếu tính tự chủ ra
khỏi nghị viện và hạ nhục những kẻ thường chỉ biết làm người phát ngôn cho những ủy ban mà
họ đã từng bầu ra.
Giờ đây những đòi hỏi của đám đông ngày một rõ rệt hơn và mục đích của nó là lật đổ toàn bộ
xã hội hiện hành, để đem vào thứ chủ nghĩa cộng sản dốt nát, điều thông thường vẫn có trong tất
cả các cộng đồng loài người thời tiền sử. Giảm giờ làm, tịch thu hầm mỏ, đường sắt, xí nghiệp và
ruộng đất, chia đều thành quả lao động, tiêu diệt các tầng lớp trên vì quyền lợi của tầng lớp nhân
dân v.v...- đó là những đòi hỏi của họ.
Càng ít khả năng suy nghĩ một cách hợp lý đám đông càng có xu hướng lớn thiên về hành động.
Tổ chức làm gia tăng sức mạnh của họ một cách khủng khiếp. Những tín điều mới xuất hiện,
chẳng bao lâu nữa chúng sẽ chiếm giữ quyền lực của những tín điều già cỗi, có nghĩa là, thế lực
cai trị độc đoán tự rút lui khỏi mọi cuộc xung đột. Quyền lực tối cao của đám đông sẽ thay thế
cho quyền lực tối cao của nhà vua.
Những văn sĩ đươc giới tư sản yêu thích nhất hiện nay, những người vạch ra một cách rõ ràng
nhất những hạn chế trong tư tưởng , những quan điểm thiển cận, chủ nghĩa hoài nghi tất cả và
tính ích kỷ nhiều khi quá đáng của đám đông, đã hoàn toàn sửng sốt trước một quyền lực mới
đang rõ ràng lớn mạnh, để chống lại sự bối rối họ hướng tới kêu gọi một cách tuyệt vọng những
thế lực đạo đức của nhà thờ, cái mà một thời họ luôn đánh giá thấp. Họ bàn cãi về sự phá sản của
khoa học và nhắc nhở chúng ta về những lời dạy của thánh nhân. Nhưng những kẻ cải đạo mới
này đã quên mất một điều rằng, ơn trên nếu thực sự phù hộ họ, sự tác động của nó vào tâm hồn
họ không giống như vào tâm hồn những kẻ hầu như chẳng quan tâm gì đến thánh thần. Đám
đông ngày nay đã chán ngấy thánh thần, đấng đã từng giúp họ chối bỏ và thanh toán những ông
chủ của họ ngày xưa. Mọi dòng sông không bao giờ quay trở lại nguồn của nó.
Khoa học không gây ra sự phá sản và chẳng dính dáng gì đến sự hỗn loạn tinh thần hiện nay
cũng như không liên quan gì tới cái quyền lực mới sinh ra từ bên trong sự hỗn loạn đó. Nó hứa
hẹn cho chúng ta sự thật hoặc ít nhất những kiến về các mối liên quan mà chúng ta có thể hiểu;
nó chưa bao giờ hứa hẹn với chúng ta về hòa bình và hạnh phúc. Trong sự lạnh lùng cao ngạo
đối với tâm tư của chúng ta nó chẳng hề nghe chúng ta than vãn, chẳng có gì có thể lấy lại cho
chúng ta những ảo tưởng mà nó đã phá vỡ.
Đám đông là kẻ tàn phá văn hóa Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
6
Hiên tượng chung, thể hiện ở tất cả các dân tộc cho ta thấy sự lớn lên nhanh chóng của quyền lực
đám đông. Bất kể nó đem lại những gì, chúng ta sẽ đều phải chịu đựng nó. Mọi lời kết tội chỉ là
những câu chuyện vô ích. Có thể sự lên ngôi của đám đông là một trong những nấc thang phát
triển cuối cùng của văn hóa phương Tây, là sự quay trở về cái thời hỗn loạn vô phương hướng,
thường là dấu hiệu báo trước một thời đại mới huy hoàng của xã hội. Nhưng làm cách nào để có
thể ngăn cản nó?
Cho đến nay rõ ràng rằng nhiệm vụ của đám đông nằm ở trong cái công cuộc hủy diệt vĩ đại này
đối với những nền văn hóa cũ. Lịch sử dạy chúng ta rằng, trong khoảnh khắc tại đó các lực lượng
lành mạnh, xương sống của xã hội, mất đi quyền thống trị, đó là lúc sự phá hủy cuối cùng được
thực hiên bởi đám đông vô thức và thô bạo, những kẻ xứng đáng được gọi là man rợ. Cho đến
nay tất cả các nền văn hóa đều do một nhóm nhỏ những trí thức tiêu biểu nhất tạo nên và định
hướng, không khi nào chúng được tạo nên bởi đám đông. Đám đông chỉ có sức mạnh tàn phá. Sự
thống trị của nó luôn có nghĩa là một thời kỳ của sự phá hoại. Văn hóa cần phải có các quy tắc
chặt chẽ, coi trọng văn minh, cải biến tội phạm thành người lương thiện, có phương hướng cho
tương lại và nhìn chung phải có một trình độ giáo dục cao - đó là những đòi hỏi đám đông tự nó
không bao giờ đáp ứng nổi. Chỉ được trang bị sức mạnh tàn phá đám đông giống như những con
vi trùng, chúng có nhiệm vụ đẩy nhanh sự phân hủy những cơ thể yếu kém hoặc những xác chết.
Nếu môt khi ngôi nhà văn hóa trở nên mục nát, đám đông sẽ là kẻ làm giúp cho nó sụp đổ hoàn
toàn. Giờ đây nhiệm vụ chính của đám đông đã lộ rõ. Bỗng nhiên quyền lực mù quáng của đám
đông trong giây lát đã trở thành cái triết lý duy nhất của lịch sử.
Liệu nó cũng sẽ diễn ra như vậy đối với nền văn hóa của chúng ta? Sợ rằng sẽ thế, tuy nhiên cái
đó chúng ta chưa biết.
Chúng ta phải biết chấp nhận để có thể chịu đựng được sự thống trị của đám đông, bởi những
cánh tay thiếu thận trọng sẽ dần dần kéo sụp tất cả các rào cản có khả năng chống đỡ.
Chúng ta hiểu cái đám đông này, về nó người ta giờ đây đang nói rất nhiều. Những nhà chuyên
môn tâm lý học, không sống gần đám đông, thường bỏ qua không chú ý đến nó, và nếu có, họ
chỉ chú trọng đến những hành động liên quan tới tội ác, là cái thuộc vào khả năng của nó. Rõ
ràng rằng có nhiều đám đông tội phạm, nhưng cũng có những đám đông đạo đức, anh dũng và
còn có nhiều đám đông kiểu khác nữa. Tội ác của đám đông chỉ tạo nên một trường hợp đăc biệt
trong cuộc sống tâm hồn của nó và những tội ác đó không giúp cho việc nhận ra bản chất tinh
thần của cuộc sống tâm hồn đám đông rõ hơn so với của một cá nhân, nếu như chỉ biết đến các
tính xấu của nó.
Song rõ ràng phải thừa nhận rằng: Tất cả các ông chủ trên trái đất, tất cả những người lập nên
các tôn giáo và các đế chế, các thánh tông đồ của tất cả các tín ngưỡng, những nhà lãnh đạo quốc
gia lỗi lạc và, trong một phạm vị nhỏ, những tù trưởng của một bộ lạc, tất cả những người này
luôn là những nhà tâm lý một cách vô thức, trong bản năng họ đều có những hiểu biết thường rất
chắc chắn về tâm hồn đám đông; bởi có sự hiểu biết tốt như vậy cho nên họ mới có thể dễ dàng
trở thành những nhà cầm quyền. Napoleon đã nắm bắt một cách tuyệt diệu tâm hồn đám đông
của người Pháp, nhưng ông ta cũng thường hiểu sai tâm hồn của những chủng tộc khác lạ [1]. Sự
thiếu hiểu biết này đã đưa ông ta tới việc tiến hành chiến tranh tại Tây Ban Nha, tại Nga, là bước
mở đầu cho sự sụp đổ của ông ta. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
7
Đám đông và người lãnh đạo quốc gia
Kiến thức tâm lý về đám đông ngày nay là phương tiện cuối cùng của người lãnh đạo quốc gia,
với nó cho dù có thể không chế ngự được đám đông - điều ngày càng trở nên rất khó khăn -
nhưng ít ra cũng vì muốn để ít bị nó chế ngự.
Tâm lý đám đông cho thấy, sự tác động của thiết chế và luật pháp vào bản chất tự nhiên của đám
đông đặc biệt yếu ớt như thế nào, và nó chỉ ra rằng đám đông không có khả năng có những quan
điểm riêng ra sao, ngoại trừ những điều được đưa vào từ bên ngoài. Những luật lệ dựa trên lương
tri thuần túy không thể quản lý được họ. Chỉ có những ấn tượng người ta cấy đặt vào tâm hồn
của họ mới có thế quyến rũ họ mà thôi. Ví dụ một nhà lập pháp khi muốn ra một điều luật thuế
mới liệu có được phép chọn giải pháp về lý thuyết là công bằng nhất không? Không bao giờ.
Điều luật bất công bằng nhất đám đông có thể lại cho là tốt nhất, nếu như nó xuất hiện một cách
nhẹ nhàng và không quá lộ liễu. Bằng cách này cho dù một sự tăng thuế gián tiếp có thể cao
chưa từng thấy nhưng vẫn được đám đông chấp nhận. Nếu như hàng ngày ta chỉ thu thêm
khoảng vài xu cho các mặt hàng tiêu dùng, điều này không ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng
của họ và họ cũng chẳng thấy phiền hà gì. Ngược lại nếu người ta trừ một lần vào lương hoặc
vào thu nhập một khoản tiền thuế tương đương, về lý thuyết làm như vậy có thể mười lần nhẹ
nhàng hơn cách thức kia nhưng nó vẫn gây nên sự phản kháng mạnh mẽ. Thay vì mỗi ngày mất
một vài xu, điều người ta không cảm nhận thấy, thì việc lấy đi một tổng lượng tiền tương đương
nhằm ngày phát lương tạo ra cảm giác như bị mất một khoản tiền lớn và có ấn tượng rất mạnh.
Việc tiêu tiền chỉ có thể không cảm thấy, nếu mỗi ngày ta để dành ra một vài xu; Một cung cách
về kinh tế như vậy thể hiện cái sự lo xa, điều mà đám đông không có khả năng.
Thí dụ trên lột tả rõ ràng cái trí tuệ của đám đông. Họ sẽ không thoát khỏi tay những người hiểu
biết tâm lý như Napoleon, nhưng những nhà làm luật, là những người không quan tâm đến tâm
hồn đám đông, sẽ không bao giờ hiểu được họ. Kinh nghiệm chưa chứng minh cho các nhà làm
luật một cách đầy đủ để có thể thấy được con người không bao giờ để cho những quy định thuần
túy lý tính dẫn dắt.
Vì lẽ đó tâm lý học đám đông còn có thể có ích cho nhiều lĩnh vực khác nữa. Những hiểu biết
của nó sẽ soi sáng nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà thiếu nó chúng sẽ mãi mãi ẩn mình
trong bóng tối.
Ngay cả khi chỉ để thỏa mãn sự tò mò của chúng ta, việc quyết định nghiên cứu tâm lý học đám
đông cũng rất đáng nên làm, bởi rất chi là thú vị khi khám phá được những động lực thúc đẩy
hành động con người, giống như khi khám phá ra những đặc tính của khoáng chất hoặc của cây
cối.
Việc nghiên cứu tâm hồn đám đông của chúng tôi sẽ có thể chỉ cung cấp một cái nhìn ngắn gọn,
một bài tóm tắt những công trình nghiên cứu của chúng tôi. Người ta không được phép đòi hỏi ở
nó những gì nhiều hơn là những sự gợi ý. Những người khác sẽ khảo sát lĩnh vực này tốt hơn [2].
Hiện nay nó vẫn là mảnh đất còn trinh trắng để cho chúng ta cày xới.
____________________________ Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
8
[1] Tuy nhiên những cố vấn thông minh nhất của ông ta cũng không hiểu vấn đề tốt hơn.
Talleyrand viết cho ông ta rằng, Tây Ban Nha sẽ chào đón quân lính của ông ta như những người
giải phóng. Nó đã đón họ như những con thú dữ. Một nhà tâm lý học hiểu biết về tính di truyền
bản năng của chủng tộc có thể dễ dàng thấy trước được sự chào đón thực tế sẽ như thế nào.
[2] Một số ít tác giả, chuyên tâm nghiên cứu về tâm lý học đám đông, chỉ nặng khảo sát về khía
cạnh tội phạm của nó. Bởi vì tôi chỉ đề cập một cách ngắn gọn đến lĩnh vực này, cho nên tôi giới
thiệu với độc giả nên đọc thêm các công trình của Tarde và các bài viêt của Sighele: "Đám đông
tội ác". Công trình cuối cùng không hề có một ý tưởng nào mới của tác giả, nhưng cho ra một
tóm tắt về những sự kiện mà những nhà tâm lý học có thể khai thác sử dụng. Tuy nhiên những
kết luận của tôi về tội phạm và đạo đức của đám đông hoàn toàn trái ngược với hai tác giả nêu
trên.
Người ta sẽ tìm thấy trong các công trình khác nhau của tôi, đặc biệt là trong bài viết "Tâm lý
học của chủ nghĩa xã hội", một vài kết quả từ những quy luật chi phối tâm lý học đám đông.
Những quy luật này ngoài ra cũng còn có thể vận dụng vào những lĩnh vực hoàn toàn khác. Ông
giám đốc nhạc viện hoàng gia tại Brussel, A. Gevaert, đã sử dụng những quy luật mà tôi đã diễn
đạt vào trong một luận văn về âm nhạc, với cái tên rất chính xác "Nghệ thuật đám đông" do ông
đặt ra, để tạo nên một ứng dụng có giá trị rất đặc biệt. "Hai bài viết của ông", ông giáo tuyệt vời
này đã viết trong luận văn gửi cho tôi, "đã giúp cho tôi giải quyết được một vấn đề mà mãi đến
trước đây tôi vẫn nghĩ là không có lời giải: ứng dụng được một cách đáng ngạc nhiên với hết
thảy các đám đông, để cảm nhận được một bản nhạc, mới hoặc cũ, trong nước hay nước ngoài,
đơn giản hay phối hợp với điều kiện là nó phải được chơi hay và các nhạc sĩ phải có một nhạc
trưởng nhiệt tình". Ông Gevaert đã chỉ ra rất chuẩn, tai sao "một tác phẩm, được các nhạc sĩ tài
ba xem xét về phối khi trong phòng riêng của họ sẽ mãi mãi không ai khác ngoài họ hiểu được,
thường lại được thính giả trình độ không cao lĩnh hội một cách dễ dàng". Cũng tuyệt vời như vậy
khi ông ta giải thích, tại sao những ấn tượng thẩm mỹ hầu như không để lại dấu vết gì.
Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
9
Tập 1 - Tâm hồn đám đông
Chương 1: Các đặc tính chung của đám đông. Quy luật tâm lý học về sự đồng
nhất tâm hồn của đám đông
Đặc tính của đám đông là gì nhìn từ góc độ tâm lý học - Một tập hợp của nhiều phần tử riêng biệt
chưa tạo nên đám đông - Những đặc tính riêng của một đám đông tâm lý - Không đổi hướng suy
nghĩ và tình cảm của từng cá nhân thuộc đám đông và sự lu mờ cá tính của họ - Đám đông luôn
bị điều khiển bởi sự vô thức - Hoạt động của não bộ suy giảm nhường ưu thế cho hệ thần kinh
thực vật - Giảm sút khả năng tư duy và sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm - Sự biến đổi tình cảm
có thể theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi so với thành phần tạo nên đám đông. Đám đông đều
dễ trở nên anh dũng hoặc tàn ác như nhau.
Đám đông là gì?
Theo nghĩa thông thường đám đông có nghĩa là một sự kết hợp của những cá nhân bất kỳ không
phụ thuộc vào dân tộc, giới tính và nguyên do kết hợp.
Theo quan điểm tâm lý học khái niệm "Đám đông" mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong
những điều kiện nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ có những đặc
tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng con người trong đó. Cá tính có ý thức
bị biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn chung
được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định. Toàn bộ
cái đó lúc này đã trở thành, do chưa tìm ra được khái niệm nào diễn tả tốt hơn tôi tạm gọi nó là
"đám đông có tổ chức", nếu ai muốn khác cũng có thể gọi là đám đông tâm lý. Đám đông là một
cơ thể duy nhất và chịu tác động của quy luật đồng nhất tâm hồn đám đông (loi de l'unite des
foules). Hiện tượng, nhiều cá nhân vô tình tụ hợp lại với nhau, cũng chưa tạo cho nó những đặc
tính của một đám đông. Hàng nghìn người tình cờ xuất hiện trên một quảng trường không có một
mục đích nhất định sẽ không bao giờ tạo nên được một đám đông theo nghĩa tâm lý học. Để nó
có thể có được những đặc tính riêng của đám đông cần phải có những tác động kích thích, hình
thức và bản chất của chúng là điều chúng ta cần nghiên cứu.
Sự biến mất cá tính có ý thức và sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ về cùng một hướng, là cú
hích khởi đầu để một đám đông tiến tới có tổ chức, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự
có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất. Hàng ngàn con người cách biệt
nhau, trong một khoảnh khắc nào đó có thể do ảnh hưởng của một tác động tình cảm mạnh mẽ,
một sự kiện quốc gia quan trọng chằng hạn, sẽ tiếp nhận những đặc tính của đám đông tâm lý.
Một sự tình cờ nào đó, làm cho họ liên kết lại với nhau, như vậy cũng đủ để cho cách hành động
của họ nhanh chóng trở nên giống cách hành đông có dạng đặc biệt của đám đông. Trong những
thời điểm lịch sử nhất định, chỉ cần một nhóm ít người cũng đủ để có thể tạo nên một đám đông
tâm lý, trong khi sự tụ tập tình cờ của hàng nghìn con người có khi lại không thể tạo ra được.
Mặt khác đôi lúc cả một dân tộc, không thấy có dấu hiệu rõ ràng về sự liên kết dưới sức ép của
các tác động nào đó, cũng trở thành một đám đông. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
10
Một khi đám đông tâm lý được hình thành, nó sẽ bắt đầu thu nạp những đặc tính chung tạm thời
nhưng có thể định rõ được. Các đặc tính chung này kết hợp thêm với những tính chất đặc biệt
thay đổi tùy thuộc vào các phần tử cấu thành đám đông, và qua đó làm thay đổi cấu trúc tư duy
của nó. Đám đông tâm lý như vậy có thể được phân chia thành nhiều loại. Nghiên cứu về sự
phân chia này sẽ cho chúng ta thấy, một đám đông hỗn tạp, có nghĩa là một tập hợp bởi những
phần tử không cùng loại với một đám đông thuần nhất, nghĩa một tập hợp bởi những phần tử
tương tự nhau (các môn phái, các đẳng cấp, các giai cấp) đều có cùng những đặc tính chung
ngoài ra chúng cũng có những đặc tính riêng, qua đó người ta có thể phân biệt giữa chúng với
nhau.
Trước khi chúng ta đi vào khảo sát những loại đám đông khác nhau, chúng ta phải tiến hành
khảo sát những đặc tính chung của chúng. Chúng ta sẽ tiến hành giống như khi nghiên cứu về tự
nhiên, bằng cách đầu tiên ta miêu tả những đặc tính chung của các thành viên trong một chủng
trước khi xem xét đến những đặc tính riêng của từng thành phần, điều này giúp cho việc phân
biệt được các giống và loài của chủng đó.
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông
Việc diễn tả một cách chính xác tâm hồn đám đông quả không dễ, bởi tổ chức của nó không chỉ
biến thiên theo chủng tộc và cấu trúc của đám đông, mà còn biến thiên theo bản chất và mức độ
của sự kích thích tác động vào đám đông đó. Tuy nhiên khó khăn kiểu như vậy cũng xuất hiện
trong việc nghiên cứu về tâm lý bất kỳ loại sinh vật nào. Chỉ trong các loại tiểu thuyết, chứ
không phải trong cuộc sống thực tế, các cá thể mới có một tính cách bền vững. Nội riêng sự đồng
dạng của môi trường cũng đã tạo nên những tính cách giống nhau rất rõ ràng. Ở chỗ khác tôi đã
chỉ ra rằng, tất cả các trạng thái tinh thần đều chứa đựng khả năng tạo thành những tính cách,
chúng có thể bộc lộ ra dưới tác động của sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. Thế cho nên
trong số những thành viên hung dữ và tàn bạo nhất của quốc hội vẫn có những công dân tốt, là
những người trong hoàn cảnh bình thường có thể là những nhân viên công chứng hiền lành hoặc
là những công chức đáng kính trọng. Khi bão táp qua đi họ lại trở về với những tính cách thường
có của mình là những công dân lương thiện. Trong số những người như vậy Napoleon đã chọn ra
những bầy tôi dễ bảo nhất.
Do ở đây ta không thể nghiên cứu được hết tất cả các nấc phát triển trong sự hình thành đám
đông, cho nên chúng ta sẽ tập trung sự chú ý đặc biệt vào trạng thái tại đó tổ chức của đám đông
đã hoàn thiện. Bằng cách này ta thấy đám đông cuối cùng có thể trở thành cái gì, dĩ nhiên nó sẽ
không còn là như nó trước đây. Chỉ riêng trong trạng thái tổ chức ở mức phát triển này những
tính chất hoàn toàn mới và đặc biệt sẽ được cấu thành trên cái nền tảng chủng tộc vững chắc, đầy
ảnh hưởng, và nó tiến hành xoay chuyển tất cả tình cảm, suy nghĩ của toàn thể vào cùng một
hướng. Chỉ như thế thôi cũng đã làm sáng tỏ những gì ở trên tôi gọi là quy luật đồng nhất tâm
hồn của đám đông.
Đám đông và cá thể riêng biệt có nhiều đặc điểm chung giống nhau, nhưng ngược lại có những
đặc điểm duy nhất chỉ riêng đám đông mới có. Trước hết chúng ta muốn nghiên cứu những tính
chất đặc biệt, để làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
11
Điểm đáng ngạc nhiên nhất của đám đông tâm lý là: cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên
đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau
hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn
tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ
còn là những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành đông. Có những ý nghĩ và tình cảm
nhất định chỉ xuất hiện hoặc biến thành hành động cụ thể ở những cá nhân gắn bó với một đám
đông. Đám đông tâm lý là một thể chất không xác định, được hình thành từ những thành phần
không giống nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất đinh, giống hệt như sự liên kết của
những tế bào sinh vật, từ đó một thể chất mới được hình thành với những tính chất hoàn toàn
khác so với những tính chất của từng thành phần riêng biệt tạo nên nó.
Ngược lại với quan điểm của Herbert Spencer, thật lạ lùng đối với một triết gia sắc sảo lại có
quan điểm như vậy, trong nhóm tạo nên đám đông tuyệt nhiên không có cái gọi là tổng hoặc
trung bình của các thành phần mà chỉ có sự kết hợp và tạo nên những thành phần mới, hệt như
trong hóa học khi những thành phần nhất định ví dụ như xút và axit kết hợp với nhau, một chất
mới được hình thành có những tính chất hoàn toàn khác hẳn với những tính chất của các thành
phần tạo ra nó.
Đám đông được điều khiển bởi sự vô thức.
Có thể dễ dàng xác định được mức độ khác nhau giữa một cá thể của đám đông và một cá thể
riêng biệt, nhưng không thể dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Để ít nhất phần nào có thể xác định được những nguyên nhân này người ta trước hết phải nhắc
lại những kết luận của tâm lý học hiện đại, rằng không chỉ trong đời sống sinh vật, mà ngay
trong các quá trình nhận thức, những hiện tượng vô thức cũng đóng một vai trò quyết định. Đời
sống tinh thần có ý thức chỉ là một phần rất nhỏ so với đời sống tâm hồn vô thức. Nhà phân tích
có tài nhất, nhà quan sát sắc sảo nhất cũng chỉ có thể phát hiện ra một số rất nhỏ những động cơ
có ý thức điều khiển mình. Những hành động có ý thức của chúng ta bắt nguồn từ một nền tảng
vô thức, nó là cái được tạo nên từ những gì được truyền lại từ thế này sang thế hệ khác. Những
nền tảng này mang trong nó vô số những dấu vết của di truyền, từ đó hình thành nên một tâm
hồn chủng tộc.
Đằng sau những nguyên nhân đã được thừa nhận đối với hành động của chúng ta, không nghi
ngờ gì nữa cũng còn có những nguyên nhân ẩn mà chúng ta chưa thừa nhận; và đằng sau những
nguyên nhân ẩn này vẫn còn có những nguyên nhân ẩn sâu hơn nữa mà chúng ta chưa biết. Phần
lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động lực vô thức
nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta.
Qua những phần vô thức, cái tạo nên nền tảng của tâm hồn chủng tộc, tất cả những thành viên
của chủng tộc trở nên giống nhau, ngược lại qua những tố chất có ý thức - những thành quả của
giáo dục, nhưng trội hơn cả vẫn là đặc tính di truyền - đã tạo nên sự khác nhau giữa họ. Những
con người có trình độ khác biệt nhất, họ tất cả đều có những ham muốn, đam mê và tình cảm cực
kỳ giống nhau. Trong toàn bộ những thứ thuộc về đối tượng của tình cảm như: Tôn giáo, Chính
trị, Đạo đức, Đồng cảm, Ác cảm v.v... những con người ưu tú nhất rất ít khi vượt trội lên trên cái
mức của một người bình thường. Giữa một nhà toán học danh tiếng và anh thợ sửa giày cho ông Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
12
ta, về mặt hiểu biết có thể cách nhau một trời một vực, nhưng về mặt tính cách họ chẳng khác gì
nhau hoặc có khác nhau cũng rất không đáng kể.
Chính những tính cách chung này, bị điều khiển bởi sự vô thức, và số đông các thành phần bình
thường của một chủng tộc đều có như nhau, sẽ là cái chung của đám đông. Trong tâm hồn cộng
đồng khả năng nhận biết sẽ trở nên lu mờ và do đó dẫn đến cá tính của từng con người trong đó
cũng bị lu mờ. Sự khác biệt bị nhấn chìm trong sự giống nhau, và những đặc tính vô thức chiếm
phần nổi trội.
Chính sự tập thể hóa những đặc tính thông thường giải thích cho chúng ta, tại sao đám đông
không thể thực hiện được những hành động đòi hỏi phải có một sự hiểu biết đặc biệt. Những
quyết định xuất phát từ quyền lợi chung, được đề ra trong một cuộc họp của những con người
tuyệt vời nhưng khác biệt nhau, cũng chẳng hơn gì những quyết định được đề xuất trong một
cuộc họp của toàn những cái đầu ngu dốt. Trên thực tế nó chỉ tạo nên những cái chung từ tất cả
những tính chất chung tầm thường. Đám đông không tiếp nhận cái trí tuệ mà chỉ tiếp nhận những
cái tầm thường vào nó. Chẳng có chuyện như người ta luôn nói, "toàn thế giới nhiều trí tuệ hơn
Voltaire", sự thực là Voltaire có nhiều trí tuệ hơn "cả thế giới", nếu hiểu thế giới ở đây là đám
đông.
Nếu từng con người của đám đông tự giới hạn mình trong sự hòa đồng những tính cách chung,
thì từ đó chỉ tạo nên một cái trung bình, chứ không phải như chúng ta đã nói là họ sẽ tạo nên
những đặc tính riêng mới. Vậy những đặc tính riêng mới này hình thành như thế nào? Tới đây
chúng ta sẽ nghiên cứu nó.
Sự biến đổi tình cảm trong từng cá nhân
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên của các nguyên nhân này nằm ở chỗ các thành viên của đám
đông chỉ nguyên với cái cảm giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến
mình cho bản năng, điều khi chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế. Nó sẽ
càng sớm tuân theo bản năng một khi, lẫn trong đám đông con người trở nên không tên tuổi và từ
đó cảm giác chịu trách nhiệm, cái luôn giữ cho các cá nhân khỏi đi quá đà, hoàn toàn biến mất.
Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần (contagion mentale), cũng là cái tác động gây ra
sự xuất hiện các nét đặc trưng của đám đông và đồng thời vào phương hướng của nó. Sự lây
nhiễm có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng chưa có thể giải thích được; người ta phải xếp nó vào
loại những hiện tượng như kiểu thôi miên, chúng ta sẽ xem xét những hiện tượng này ngay bây
giờ. Trong đám đông mỗi một tình cảm, mỗi một hành động đều có thể lây nhiễm, và chắc chắn
ởmức độ cao đến nỗi thành viên của có thể hy sinh mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả
tập thể. Tính chất này ngược với tính cách tự nhiên của con người và con người chỉ có thể làm
được điều đó khi nó là thành viên của đám đông.
Còn một nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám
đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người đó
khi họ chưa là thành viên của đám đông: tôi đặt tên nguyên nhân này là tính dễ bị kích hoạt
(suggestibilite'), hơn nữa sự lây nhiễm tinh thần nói đến ở trên chỉ là một tác động của nó. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
13
Để có thể hiểu được hiện tượng này chúng ta cần phải tiến hành một số khám phá mới nhất định
trong lĩnh vực tâm lý học. Ngày nay chúng ta biết rằng, một con người có thể bị đưa vào một
trạng thái hoàn toàn mất hết ý thức, lúc này nó hành động và tuân theo mọi tác động của nhà thôi
miên, người đã lấy đi ý thức của nó, những hành động của con người trong trạng thái này hoàn
toàn trái ngược với những tính cách và thói quen của nó lúc bình thường. Những quan sát kỹ
càng hơn dường như có thể chứng minh rằng, một người, nằm lâu trong đám đông và bị nó tác
động, chẳng bao lâu nữa - người đó qua sự bộc phát tình cảm một cách tự phát hoặc do một
nguyên nhân bất kỳ chưa biết đến - sẽ ở trong một trạng thái đặc biệt, và trở nên mê mẩn rất
giống một người bị thôi miên. Do tê liệt về tâm trí người bị thôi miên trở thành kẻ nô lệ của
những lực vô thức trong nó, đó là những lực mà nhà thôi miên có thể điều khiển một cách tùy ý.
Cá tính có ý thức đã hoàn toàn bị xóa bỏ, ý chí và khả năng xét đoán bị biến mất, tất cả các tình
cảm và suy nghĩ đều chuyển sang trạng thái có thể bị nhà thôi miên tác động.
Thành viên của đám đông cũng sẽ ở trong một trạng thái tương tự như trạng thái trên. Nó không
còn có ý thức về những hành động của nó. Trong khi anh ta, như những người bị thôi miên, bị
mất đi một số khả năng nào đó thì những người khác trong đám đông lại bị dồn đến một trạng
thái cực kỳ kích động. Dưới tác động của lây nhiễm anh ta sẽ lao vào một hành động nào đó với
một sự hung dữ không cưỡng lại nổi. Và cái sự dữ tợn này trong đám đông còn khó cưỡng lại
hơn là khi bị thôi miên, bởi sự kích hoạt, giống nhau đối với tất cả mọi người, do tác động qua lại
sẽ ngày càng mạnh lên. Thành viên của đám đông, những người có tính cách đủ mạnh để có thể
chống lại các tác động vào nó, chỉ là một số nhỏ và họ sẽ bị cái dòng chảy của đám đông cuốn
theo. Cùng lắm là họ có thể thử nương nhờ vào những ảnh hưởng khác để tự làm xao lãng mình.
Một ấn tượng hạnh phúc, một hình ảnh so sánh đúng lúc nhiều khi ngăn cản được đám đông
trước những hành động đẫm máu.
Như vậy thành viên của một đám đông có những đặc điểm chính sau: Mất đi cá tính có ý thức, cá
tính vô thức chiếm thế thượng phong, suy nghĩ và tính cảm bị hướng về một hướng bởi kích hoạt
và lây nhiễm, có xu hướng nhất quyết biến những ý tưởng bị kích hoạt thành hành động. Các
thành viên lúc này không còn là chính họ nữa, tất cả đã trở thành người máy và không còn làm
chủ được những hành động của mình.
Chỉ riêng sự là một thành viên của đám đông, con người đã tụt xuống nhiều nấc thang văn hóa.
Là người độc lập có thể anh ta là một kẻ có học, trong đám đông anh ta là một sinh vật hoạt động
theo bản năng, có nghĩa là một kẻ mọi rợ. Anh ta có tính khí bất thường, dữ dội, hoang dã nhưng
cũng có sự nhiệt tâm và lòng dũng cảm của một con người nguyên thủy, anh ta cũng giống nó ở
tính dễ dãi do đó dễ bị quyến rũ bởi những lời nói và ý tưởng, dễ bị xúi dục làm những hành
động có thể rõ ràng xâm phạm vào những quyền lợi của chính anh ta. Thành viên trong đám
đông giống như hạt cát trong đống cát, luôn bị gió cuốn đi theo mọi hướng bất kỳ.
Từ những lý do trên tòa bồi thẩm ra các tuyên án khi mỗi một bồi thẩm viên là một người độc lập
tuyên bố phản đối chúng, quốc hội chấp nhận thông qua các điều luật và các đề nghị là những
điều mà mỗi một nghị viên là một người độc lập phủ nhận chúng. Lấy từng người ra một thì các
nghị viên là những người thông thái với những thói quen dễ chịu. Tập hợp thành đám đông dưới
tác động của những người cầm đầu họ không một chút lưỡng lự khi quyết định hành quyết những
con người rõ ràng vô tội, bất chấp những thiệt hại cho bản thân họ vứt bỏ cả quyền bất khả xâm
phạm và tiến hành trừ khử những thành viên khác của nghị viện. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
14
Không chỉ trong hành động thành viên của đám đông mới lệch ra khỏi cái tôi thông thường của
nó. Trước khi nó mất đi mọi độc lập tính, thì tình cảm và suy nghĩ của nó đã bị biến dạng, kể như
là, kẻ keo kiệt bỗng trở thành người hào phóng, kẻ nghi ngờ trở thành cả tin, kẻ đáng kính trở
thành tội phạm, kẻ hèn nhát trở thành dũng cảm. Sự từ bỏ tất cả những đặc quyền được ghi nhận
của mình, hành động mà giới quý tộc đã làm trong giây phút hân hoan của cái đêm vĩ đại
4.08.1789, chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như họ là những con người độc lập.
Từ những quan sát trên đây có thể rút ra kết luận rằng, đám đông không thông minh hơn một con
người độc lập. Xét về mặt tình cảm và về những hành động bị chi phối bởi tình cảm, trong những
điều kiện nhất định đám đông cũng có thể trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Điều đó hoàn toàn phụ
thuộc vào loại ảnh hưởng tác động vào đám đông. Cái này các tác giả chuyên nghiên cứu về đám
đông chỉ trên phương diện tội phạm đã hoàn toàn không nhận ra. Dĩ nhiên các đám đông thường
có tính tội phạm, nhưng không chỉ có thế, nó cũng thường có cả tính quả cảm. Người ta dễ dàng
làm cho đám đông xông vào chỗ chết vì sự chiến thắng cho một niềm tin hoặc một lý tưởng,
người ta cổ vũ họ giành lấy vinh quang và danh tiếng để họ, như ở thời thập tự chinh, mặc cho
đói khát, vẫn xông lên giải phóng mộ chúa khỏi những kẻ vô thần, hoặc như hồi năm 1793 cổ vũ
họ chiến đấu bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chắc chắn những hành động anh hùng là vô thức, nhưng
cũng chính những hành động này đã làm nên lịch sử. Nếu người ta chỉ muốn ghi lại những sự
kiện vĩ đại được thực hiện với sự tính toán lạnh lùng vào sử sách của các dân tộc, thì có lẽ trong
biên niên sử thế giới chỉ có rất ít những sự kiện như vậy.
Chương 2: Tình cảm và đạo đức của đám đông
Sau khi đã giới thiệu chung về những đặc tính tiêu biểu của đám đông bây giờ chúng ta sẽ đi vào
xem xét từng tính chất cụ thể.
Nhiều tính chất đặc biệt của đám đông như, tính bốc đồng (impulsivité), tính dễ bị kích thích
(irritabilité). không thể tư duy một cách lôgic, thiếu khả năng phán quyết và đầu óc suy luận, tính
thái quá của tình cảm ( exagération des sentiments) và nhiều thứ khác nữa, là những biểu hiện
của một thể chất đang ở giai đoạn phát triển thấp, giống như ta quan sát thấy ở hoang thú hoặc
trẻ nhỏ. Tôi chỉ lướt qua một chút về sự giống nhau này, bởi nếu trình bày kỹ nó sẽ vượt ra khỏi
khuôn khổ của quyển sách. Nó cũng không cần thiết đối với tất cả những ai có hiểu biết tốt trong
lĩnh vực tâm lý học về người nguyên thủy và cũng không cần thiết với những ai, không biết một
chút gì về lĩnh vực đó, và thực sự không muốn tin.
Bây giờ tôi sẽ lần lượt đi vào những tính chất dễ nhận thấy ở phần lớn các đám đông.
§1. Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Khi nghiên cứu những tính chất cơ bản của đám đông chúng tôi đã nhận xét rằng, đám đông hầu
như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực
vật nhiều hơn là bởi não bộ. Những hành động được thực hiện xét về mặt trọn vẹn có thể là hoàn
hảo, nhưng do bởi chúng không được điều khiển bởi não bộ cho nên mỗi cá nhân hành động tùy
theo những kích thích ngẫu nhiên. Đám đông là quả bóng chơi bởi tất cả những kích thích từ
ngoài vào, sự biến đổi không ngừng của nó đã phản ánh lên điều này. Thế cho nên đám đông
chính là nô lệ của những kích động mà nó thụ nhận. Một người độc lập cũng có thể phải chịu Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
15
cùng những tác động giống như đám đông, nhưng được bộ não của nó chỉ cho thấy những hậu
quả bất lợi nếu phục tùng những sự kích động này nên nó đã không tuân theo. Tâm lý học giải
thích điều này như sau, người độc lập có khả năng chế ngự những cảm tính của nó, đám đông thì
không có khả năng như vậy.
Những loại thèm khát có dạng khác nhau mà đám đông tuân theo tùy vào mức độ kích thích của
nó sẽ có thể là tàn bạo, anh dũng, hèn nhát hoặc cao quý, là những cái thường không thể nào
tránh được bởi ý thức tự kiềm chế đã nhường bước cho chúng.
Do bởi những kích thích tác động vào đám đông thay đổi liên tục và họ luôn tuân theo chúng vì
thế bản thân đám đông dĩ nhiên cũng sẽ rất dễ biến đổi. Chính vì vậy ta thấy họ trong phút chốc
có thể chuyển từ chỗ tàn bạo đẫm máu nhất sang anh dũng hoặc cam đảm nhất. Đám đông dễ trở
thành đao phủ nhưng cũng dễ trở thành kẻ tử vì đạo. Trong tim họ tràn đầy nhiệt huyết rất cần
cho sự chiến thắng của mỗi một niềm tin. Người ta không cần phải quay trở lại cái thời của
những anh hùng để có thể nhận ra được đám đông có khả năng gì. Không bao giờ họ mặc cả sinh
mạng của mình trong một cuộc khởi nghĩa, mới chỉ vài năm cách đây không lâu, một ông tướng
bỗng nhiên được nhân dân yêu mến, một khi ông ta đòi hỏi, dễ dàng có hàng ngàn người sẵn
sàng chém giết vì sự nghiệp của ông ta.
Đám đông chẳng suy tính bất cứ cái gì. Dưới ảnh hưởng của những kích động trong giây phút họ
có thể trải qua hàng loạt các trạng thái tình cảm trái ngược nhau. Nó giống như những tàn lá
trước gió, chúng chao đảo mọi phương và rơi rụng. Nghiên cứu những đám đông cách mạng nào
đó sẽ cho phép ta có được những ví dụ về sự biến đổi trong tình cảm của họ.
Những sự biến đổi này làm cho sự lãnh đạo họ trở nên khó khăn, đặc biệt khi nếu như một phần
của công quyền nằm trong tay họ. "Giả như những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày không phải
là một dạng luật lệ vô hình đối với các tình huống, thì những chính thể dân chủ cũng sẽ không
tồn tại được.. Cho dù đám đông rất thèm muốn nhiều thứ, tuy nhiên họ cũng không muốn giữ
chúng thật lâu. Giống như việc không có khả năng tư duy, đám đông không thể có một ý chí bền
bỉ.
Đám đông không chỉ bốc đồng và hay biến đổi. Giống như những con thú hoang dã, họ không
cho phép bất cứ một vật cản nào nằm giữa sự thèm muốn và việc thỏa mãn sự thèm muốn đó, và
họ càng ít cho phép hơn, khi cái sự đa số của họ đảm bảo cho họ một cảm giác quyền lực không
gì chống lại nổi. Đối với một người trong đám đông cái khái niệm "không có thể" hoàn toàn biến
mất. Một người độc lập sẽ ý thức được rằng một mình nó không thể châm lửa đốt cháy một cung
điện, không thể trấn lột các quán hàng, ngay cả trong ý nghĩ nó cũng không hề có một chút ham
muốn làm những điều như vậy. Là thành viên của đám đông nó ý thức được cái quyền lực mà
đám đông đã trao cho nó, và trong giây lát nó sẽ nghe theo sự kích động để rồi chém giết và
cướp phá. Một vật cản vô tình nào đó sẽ bị đập tan trong giận dữ. Nếu cơ quan trong cơ thể con
người liên tục tiếp nhận sự giận dữ, như thế ta có thể coi giận dữ là trạng thái bình thường của
đám đông bị dồn nén.
Tính dễ bị kích thích, tính bốc đồng, và dễ thay đổi của đám đông cũng như ý thức của cả một
dân tộc, những cái chúng ta cần cứu, luôn bị biến đổi bởi những tính cách chủng tộc cơ bản.
Chúng tạo nên những cái nền vững chắc cho sự hình thành mọi tình cảm của chúng ta. Rõ ràng Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
16
rằng đám đông dễ bị kích thích, dễ bốc đồng, tuy nhiên chúng thể hiện ở nhiều mức độ khác
nhau. Ví dụ, sự khác nhau giữa giống người thuộc nhóm La tinh và giống người thuộc nhóm
Anglo-Saxon quả thật rõ ràng. Những sự kiện gần đây trong lịch sử của chúng ta là bằng chứng
sống động về điều này. Năm 1870, chỉ việc công bố bức điện tín tường trình về việc một vị đại
sứ hình như bị sỉ nhục đã làm bùng phát một cơn tức giận là nguyên nhân trực tiếp của một cuộc
chiến khủng khiếp. Một vài năm sau cũng vì một bức điện tín tố cáo một thất bại nhỏ bé tại
Langson đã lại tạo nên một cơn tức giận dẫn tới việc giải tán ngay lập tức chính phủ. Cùng thời
gian, sự thất bại nặng nề của đoàn quân viễn chinh Anh tại Khatum chỉ gây nên một xáo động
nhỏ ở nước Anh, và chẳng có bộ nào từ chức. Ở khắp nơi đám đông đều đàn bà (ẻo lả) và đàn bà
nhất là đám đông thuộc nhóm Latinh. Những ai dựa vào đám đông sẽ leo lên rất nhanh, tuy nhiên
họ lúc nào cũng như kẻ đứng bên bờ vực trên núi Tarpeji, với một điều chắc chắn rằng một ngày
nào đó sẽ bị rơi xuống dưới.
§2. Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông
Một trong những đặc tính của đám đông đó là tính đặc biệt dễ bị tác động và chúng tôi cũng
chứng minh rằng tính chất này lây lan rất mạnh ở mọi chỗ có đông người tụ tập; nguyên nhân
của nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một chiều nào đó.
Ngay cả lúc người ta tưởng rằng giữa đám đông không hề có một thứ liên kết nào, thường cũng
là lúc nó đang ở trong tình trạng căng thẳng chờ đợi, thuận lợi cho việc tiếp nhận một tác động
nào đó vào nó. Tác động cụ thể đầu tiên sẽ được thông báo đến tất cả các bộ não qua đường lây
nhiễm và xác định lập tức hướng tình cảm của đám đông. Trong nội tâm của những người bị tác
động xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh ý tưởng thành hành đông. Bất kể mục đích hành
động là gì, hoặc thiêu hủy một lâu đài, hoặc hy sinh chính bản thân mình, đám đông cũng sẵn
sàng một cách dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào kiểu kích thích, không còn như trong trường hợp
của một người độc lập, tùy thuộc vào những mối quan hệ giữa hành động bị thúc ép và chuẩn
mực của lý trí nó có thể cưỡng lại việc thực thi hành động đó. Đám đông, luôn bị lạc trong các
ranh giới của sự vô thức, luôn ngả theo mọi ảnh hưởng, bị những tình cảm mãnh liệt của họ kích
thích, tình cảm mức độ này là đặc tính của tất cả sinh vật không có khả năng sử dụng lý trí, miễn
dịch với tất cả các kiểu phê phán, phải có một sự cả tin quá mức bình thường. Chẳng có gì đối
với nó là không có thể, và người ta không được phép quên điều này, nếu như muồn hiểu, vì sao
các huyền thoại và những câu chuyện vô lý nhất lại có thể dễ hình thành và lan truyền đến như
vậy [1].
Sự xuất hiện các huyền thoại dễ lan truyền trong đám đông không chỉ hoàn toàn do sự cả tin mà
còn do sự bóp méo khủng khiếp các sự kiện trong trí tưởng tượng của đám người tụ tập lại với
nhau. Một sự kiện đơn giản, đám đông chợt nhìn thấy, lập tức sẽ trở thành một sự kiện bị bóp
méo. Đám đông tư duy bằng các hình ảnh, và khi một hình ảnh hiện lên sẽ kéo theo một chuỗi
các hình ảnh khác, không hề có một mối liên hệ logic với hình ảnh đầu tiên. Chúng ta dễ dàng
hiểu ra trạng thái này, một khi chúng ta ngẫm nghĩ xem chuỗi các liên tưởng đặc biệt nào lúc đó
đã tạo nên một ấn tượng trong ta. Lý trí chỉ cho thấy sự không mạch lạc của những hình ảnh đó,
nhưng đám đông không để ý đến điều này và đã trộn thêm gia giảm có được từ những tưởng
tượng méo mó của họ vào trong sự kiện. Đám đông không có khả năng phân biệt được giữa cái
chủ quan và cái khách quan. Nó luôn coi những hình ảnh xuất hiện trong tâm thức của nó, cái
thường chẳng giống gì với thực tại quan sát được, là sự thực. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
17
Những sự bóp méo một sự kiện bởi đám đông mà chính nó là người chứng kiến có vẻ như rất
nhiều và với các dạng khác nhau, bởi những con người trong đám đông đó họ có những tính khí
rất khác nhau. Thế nhưng không phải như vậy. Tất cả những sự bóp méo bởi các thành viên riêng
lẻ của một tập thể do lây nhiễm đều trở nên giống nhau về kiểu cách và bản chất. Sự bóp mép
đầu tiên bởi một thành viên nào đó sẽ là hạt nhân của tác động lây nhiễm. Trước khi thánh Georg
hiển linh trên tường thành Jerusalem trước mặt đoàn quân thập tự chinh chắc chắn ban đầu chỉ có
một người trong số họ nhận ra ông ta. Qua tác động và lây nhiễm điều nhiệm màu được loan
truyền và tất cả mọi người đều tiếp nhận.
Quá trình hình thành các ảo giác đã xảy ra như vậy, chúng có mặt thường xuyên trong lịch sử và
dường như có tất cả những đặc điểm cổ điển của tính xác thực, bởi vì nó là những hiện tượng
được chứng nhận bởi hàng ngàn con người.
Năng lực tinh thần của từng con người trong đám đông không hề mâu thuẫn với nguyên lý cơ
bản này. Bởi vì những năng lực đó chẳng có ý nghĩa gì. Trong khoảnh khắc, khi mà họ trở thành
thành viên của đám đông thì người có học cũng như người không có học đều mất đi khẳ năng
quan sát.
Lập luận này nghe chừng có vẻ vô lý. Để chứng minh nó, người ta phải lục lại rất nhiều những
hiện tượng lịch sử và như thế không biết bao nhiêu tập sách cho đủ.
Bởi vì tôi không muốn để độc giả phải hứng chịu cái ấn tượng về những lập luận không được
chứng minh, cho nên tôi sẽ cung cấp một số ví dụ mà tôi may mắn tìm ra được trong vô số các
tài liệu mà người ta có thể trích dẫn.
Các thí dụ về những ảo giác tập thể
Trường hợp sau đây được chọn bởi vì nó rất đặc trưng cho hiện tượng ảo giác tập thể. Nó tác
động vào một đám đông gồm nhiều thành phần khác nhau, người có học và người không có học.
Trung úy hải quân Julien Felix đã ghi lại những gì xảy ra bên lề cuốn tường trình của ông ta về
các dòng hải lưu và điều này cũng đã được đăng lại trong "Revue Scientifique".
Khu trục hạm "La Belle-Poule" đang tiến hành tìm kiếm tàu hộ tống "Le Berceau" bị lạc sau một
cơn bão biển lớn. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bỗng nhiên một thuyền viên báo động có tàu gặp
nạn. Tất cả thủy thủ đoàn hướng mắt về phía được chỉ, từ thuyền viên đến sĩ quan trên tàu ai
cũng đều trông thấy rõ ràng một xác tàu đầy ắp người gặp nạn đang được những chiếc bè kéo đi
và trên đó có những cờ hiệu cấp cứu đang vẫy vẫy. Đô đốc Desfossés liền ra lệnh thả xuồng tiến
về phía xác tàu để cứu những người bị nạn. Trên đường tiếp cận, tất cả thủy thủ và sĩ quan trên
xuồng ai cũng đều nhìn thấy "rất nhiều người đang chuyển động hỗn loạn, nhiều bàn tay vẫy vẫy,
và nghe thấy vố số những âm thanh yếu ớt khó hiểu". Khi tới nơi họ chẳng thấy gì ngoài những
thân cây với những cành lá trôi dạt đến từ một bờ biển gần đó. Ảo giác đã biến mất trước một
bằng chứng hiển nhiên.
Thí dụ trên cho thấy môt cách rõ ràng quá trình hình thành ảo giác tập thể, như chúng tôi đã miêu
tả. Một mặt đám đông đang ở trong trạng thái chú ý căng thẳng; mặt khác là sự kích hoạt xuất Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
18
phát từ người lính gác khi anh ta báo động có tàu bị nạn, một sự kích hoạt qua lây nhiễm đã tác
động đến tất cả những người có mặt, từ sĩ quan đến thủy thủ.
Một đám đông không nhất thiết phải có thật nhiều người mới có thể mất đi khả năng nhìn đúng
sự vật và thay thế những cái thực bằng những ảo ảnh. Sự tụ họp chỉ vài ba người riêng rẽ cũng
tạo nên đám đông; ngay cả những nhà thông thái tất cả đều có những đặc tính đám đông đối với
những sự việc nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ.
Nhà tâm lý học sắc sảo Davey cung cấp cho chúng ta một thí dụ kỳ lạ cho trường hợp trên, nó
cũng đã được thuật lại trong "Annales des Sciences psychiques" vì vậy cũng đáng được trình bày
tại đây. Davey tiến hành tổ chức một cuộc họp mặt các nhà quan sát xuất sắc, trong số đó có nhà
nghiên cứu người Anh nổi tiếng Wallace, sau khi cho mọi người xem kỹ các đồ vật và để họ tùy
ý niêm phong chúng lại, ông trình diễn lại các hiện tượng cổ điển về duy linh học như: Hiển thị
hồn ma, ghi lại lời hồn ma lên bảng đá v.v... Sau khi nhận được bản nhận xét của những nhà
quan sát có uy tín trên về buổi trình diễn, trong đó nói rằng các hiện tượng mà họ quan sát thấy
chỉ có thể là những hiện tượng siêu tự nhiên, ông ta đã tiết lộ cho họ biết đó chỉ là những thủ
thuật đơn giản. "Điều ngạc nhiên ở trong thí nghiệm này của Davey", tác giả bài tường thuật viết,
"không nằm ở sự thán phục nghệ thuật trình diễn, mà ở sự đặc biệt ngớ ngẩn của bản tường thuật
viết bởi những người không quen việc làm chứng. Bởi vì các các nhân chứng đã thuật lại nhiều
điều chính xác nhưng thực ra hoàn toàn sai, thế nhưng nếu người ta coi những điều thuật lại của
họ là hoàn toàn đúng, thì những gì được thuật lại đó sẽ đưa đến kết quả là các hiện tượng được
miêu tả không thể nào giải thích được rằng đó là sự đánh lừa. Các phương pháp do Davey nghĩ
ra hoàn toàn đơn giản, người ta ngạc nhiên về sự thản nhiên của ông khi tiến hành chúng, tuy
nhiên ông ta phải còn có một sức mạnh chế ngự tinh thần của đám đông như thế nào đó để có thể
cưỡng bức họ dường như phải nhìn thấy cái mà thực ra họ không hề thấy. Sức mạnh này các nhà
thôi miên ai cũng có khi họ vận vào người bị thôi miên. Khi ta thấy sức mạnh đó tác động vào
những cái đầu đầu sáng suốt và không cả tin như thế nào, thì ta sẽ hiểu việc đánh lừa các đám
đông của những con người bình thường cũng rất dễ dàng ra sao.
Lời chứng của phụ nữ và trẻ nhỏ
Có rất nhiều thí dụ tương tự không kể hết. Cách đây vài năm báo chí có đăng một câu chuyện về
hai em gái nhỏ bị chết đuối được vớt lên từ sông Sein. Hàng chục người đã nhận ra tông tích hai
em bằng những khẳng định chắc chắn nhất. Trước những lời chứng khớp nhau như vậy, chút ít
nghi ngờ còn lại của cơ quan điều tra đã hoàn toàn biến mất và họ đã làm giấy chứng tử. Thế
nhưng trong lúc chuyển các thi hài đi làm lễ chôn cất thì tình cờ người ta phát hiện ra người có
căn cước như hai nạn nhân trên vẫn đang sống và có hình thức bên ngoài chẳng khác gì hai nạn
nhân nhỏ bé kia. Như trong nhiều thí dụ đã trình bày sự quả quyết của nhân chứng đầu tiên, nạn
nhân của ảo giác, đủ để có ảnh hưởng đến tất cả các nhân chứng khác.
Trong những trường hợp như vậy, xuất phát điểm của sự ảnh hưởng luôn là ảo giác được hình
thành nên qua hồi tưởng, có mức độ chính xác nhiều ít khác nhau của từng nhân chứng và ngoài
ra là sự lây nhiễm của thông tin sai lệch đầu tiên. Nếu nhân chứng đầu tiên là người nhạy cảm,
thường chỉ cần một đặc điểm, không kể tất cả những điểm thực sự giống nhau khác, của nạn
nhân mà anh ta nghĩ rằng mình biết là ai, ví dụ một vết sẹo, một đặc điểm nào đó trên quần áo,
cũng đủ để gợi cho anh ta hình ảnh của một người khác. Hình ảnh tưởng tượng lúc này có thể trở Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
19
nên một kiểu hạt nhân của sự kết tinh, nó lan rộng vào lĩnh vực lý trí và làm tê liệt tất cả óc xét
đoán. Người quan sát lúc này không còn nhìn thấy bản thân sự vật mà chỉ thấy cái hình ảnh xuất
hiện trong tâm hồn anh ta. Bằng cách giải thích như vậy cho trường hợp, xảy ra cũng khá lâu, về
một người mẹ dường như nhận ra xác chết của con mình, như sẽ trình bày sau đây, đã làm sáng
tỏ hai hình thức tác động, mà quá trình hình thành nên chúng, tôi cũng đã đề cập đến.
"Đứa trẻ được một đứa trẻ khác nhận ra - nó đã nhầm. Một chuỗi những sự nhận diện sai lầm bắt
đầu hình thành. Và điều khó hiểu đã xảy ra. Đúng cái ngày cái xác chết được một trẻ khác nhận
ra, người đàn bà đã khóc thét: "Giời ơi, con tôi ơi!". Người ta đưa bà tới bên xác chết, bà ta xem
kỹ áo quần và vết sẹo trên trán xác chết đó rồi nói: "Đúng rồi, đây là thằng con đáng thương của
tôi bị mất tích từ cuối tháng bảy. Có kẻ đã bắt cóc nó và đem đi giết". Bà ta là quản gia ở phố
Rue de Four và tên là Chavandret. Người ta cũng đã đưa em rể của bà đến nơi xác chết và người
này cũng quả quyết một cách không do dự: "đây là thằng nhỏ Philibert." Nhiều dân cư của khu
phố, ngay cả thầy giáo của đứa trẻ với bằng chứng chắc chắn là chiếc phù hiệu trường học, đều
cho rằng cái xác đó là con của nhà Villette Philibert Chavandret. Thế là: hàng xóm, em rể, thầy
giáo và cả bà mẹ nữa đều đã nhầm. Sáu tuần sau gốc tích của xác chết được xác định. Đó là một
đứa trẻ vùng Bordeaux, bị giết ở đó và xác của nó được gửi qua bưu điện đến Paris [2].
Chúng ta lại có thể khẳng định rằng, cái "nhận ra" này thường xảy ra ở phần lớn đàn bà và con
trẻ, là những thành phần dễ xúc động nhất. Đồng thời nó cũng nói lên một điều là những nhân
chứng như vậy rất ít có giá trị trước tòa. Đăc biệt những lời khai từ miệng trẻ con không bao giờ
nên quan tâm tới. Các quan tòa luôn lặp đi lặp lại, ở tuổi đó người ta không biết nói dối; đó là
một câu nói vô vị. Nếu như họ được học về tâm lý học sâu hơn một chút họ sẽ hiểu rằng: hoàn
toàn ngược lại, trong lứa tuổi đó người ta thường xuyên nói dối. Dĩ nhiên là sự nói dối chẳng tác
hại gì, nhưng dù sao nó cũng là nói dối. Việc tuyên án một kẻ có tội có lẽ làm theo kiểu tung
đồng xu xem ra lại còn xác đáng hơn là kiểu dựa vào những chứng cứ của trẻ con như vẫn
thường xảy ra.
Tạo nên những truyền thuyết
Quay trở lại những quan sát được đám đông tiến hành, chúng ta kết luận như sau, những quan sát
tập thể đều thuộc vào loại có nhiều sai lầm nhất, và phần lớn, nó đơn giản chỉ là ảo giác của một
cá nhân, qua lây nhiễm đã tác động đến tất cả những người khác. Vô số các trường hợp đã chỉ ra
rằng người ta phải rất cảnh giác với năng lực làm chứng của đám đông. Hàng nghìn con người đã
chứng kiến trận đánh nổi tiếng của kỵ binh tại Sedan, nhưng thật không thể nào biết được chính
xác ai là người chỉ huy trận đánh này từ những tường thuật trái ngược nhau của các nhân chứng.
Viên tướng người Anh Wolseley đã chứng minh trong quyển sách mới đây của ông ta rằng, cho
đến nay những sự kiện quan trọng nhất trong trong trận Waterloo đã bị xác định một cách nhầm
lẫn rất nhiều, mặc dù có hàng trăm nhân chứng chứng nhận những sự kiện đó [3]
Tất cả những ví dụ trên cho thấy, tôi nhắc lại, năng lực làm chứng của đám đông có ít giá trị như
thế nào. Các sách giáo khoa về logic học xếp sự trùng hợp của một số đông nhân chứng thuộc
vào loại bằng chứng chắc chắn nhất, có thể dùng để khẳng định một sự kiện. Nhưng những gì
chúng ta biết được từ tâm lý học đám đông đã chỉ cho thấy, đám đông về điểm này đã rất nhầm
lẫn như thế nào. Những sự kiện quan sát được bởi một số đông người chắc chắn sẽ là những sự
kiện đáng nghi ngờ nhất. Để giải thích rằng một sự kiện xảy ra đúng như vậy vì đã có đồng thời Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
20
hàng nghìn con người xác nhận, có nghĩa là giải thích rằng, cái thực của sự kiện đó nhìn chung
rất khác biệt với những tường thuật được cung cấp.
Từ trên đây ta rút ra một điều rõ ràng rằng, những tác phẩm lịch sử nên được coi là sản phẩm của
sự hư cấu thuần túy. Đó là những bài viết tưởng tượng về những sự kiện được quan sát tồi thêm
vào đó là những giải thích được nhào nặn về sau này. Nếu như quá khứ không để lại cho chúng
ta những tượng đài kỷ niệm, những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc, thì có lẽ chúng ta không hề
biết thực ra nó như thế nào. Liệu chúng ta có biết, dù chỉ một câu thực sự về cuộc đời của những
con người vĩ đại đã từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử loài người? Nhiều khả năng là
không. Xét cho cùng thì chúng ta rất ít quan tâm đến cuộc đời thực của những vị như thế. Chỉ
những anh hùng trong truyền thuyết, chứ không phải những anh hùng trong đời thực đã làm nên
ấn tượng trong đám đông.
Tiếc rằng các truyền thuyết tự nó không tồn tại lâu dài. Trí tưởng tượng của con người sẽ nhào
nặn nó tùy theo thời đại và chủng tộc. Từ đức Jehova tàn bạo trong kinh thánh cho đến đức chúa
trời đầy tình thương của thánh Therese là cả một bước lớn, và Đức Phật được kính trọng ở Trung
quốc với Đức Phật được yêu mến ở Ấn độ chẳng có chút gì giống nhau.
Không cần phải có đến cả một thế kỷ mới đủ để cho các anh hùng truyền thuyết trong trí tưởng
tượng của đám đông biến đổi; sự biến đổi này thường xảy ra chỉ trong một vài năm. Chúng ta,
trong những tháng ngày của cuộc đời cũng đã từng chứng kiến truyền thuyết về một trong những
anh hùng vĩ đại nhất của lịch sử, chỉ trong vòng chưa đầy năm mươi năm đã thay đổi nhiều lần.
Dưới thời Bourbon, Napoleon là một nhân vật bình dị, dễ gần và cởi mở, là người bạn của dân
nghèo, những người như một nhà thơ đã nói, sẽ mãi mãi giữ những kỷ niệm về ông ta trong
những túp lều tồi tàn của mình. Ba mươi năm sau đó người anh hùng đáng mến đã trở thành một
tên bạo chúa, một tên tiếm quyền, cướp đoạt tự do, một kẻ đã hy sinh mạng sống của ba triệu
sinh linh chỉ để thỏa mãn tham vọng của mình. Nhiều thế kỷ tới, những nhà nghiên cứu trong
tương lai nào đó, khi thấy những tường thuật trái ngược nhau về cùng một con người có thể họ sẽ
phải hoài nghi về cuộc đời của vị anh hùng này, như chúng ta thỉnh thoảng đã hoài nghi về cuộc
đời của Phật, và sau đó chúng ta chỉ thấy trong ông một huyền thoại chói ngời hoặc một sự tiếp
nối của truyện dân gian về người anh hùng Hercules. Rõ ràng họ sẽ không vướng mắc nhiều với
nỗi hoài nghi đó, bởi vì họ có kiến thức về tâm lý học tốt hơn chúng ta ngày nay, cho nên họ sẽ
biết ngay rằng lịch sử chỉ muốn lưu danh những huyền thoại.
§3. Tính thái quá (exagération) và tính phiến diện (simplisme) của tình cảm đám đông
Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính; chúng rất đơn
giản và rất thái quá. Cũng như trong nhiều trường hợp khác, trong mối liên quan này, thành viên
của đám đông sẽ trở nên gần với những sinh thể nguyên thủy. Ở đó không tồn tại các mức độ
tình cảm, anh ta nhìn sự vật một cách thô thiển, và không hề biết đến các thang bậc chuyển tiếp.
Sự thái quá của tình cảm càng trở nên mạnh mẽ bởi nó lan truyền rất nhanh do sự kích hoạt và
lây nhiễm và do sự thán phục mà nó nhận được đã làm gia tăng một cách đáng kể mức độ căng
thẳng của nó.
Tính phiến diện và thái quá của tình cảm đám đông đã bảo vệ nó tránh khỏi nghi nghờ và lưỡng
lự. Giống như ở phụ nữ, nó lập tức có thể đi đến hết tầm của sự việc. Từ một sự việc rõ ràng là Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
21
đáng nghi tức khắc trở thành điều chắc chắn không thể lay chuyển. Một mầm mống nhỏ của ác
cảm và dè bỉu trong mình, là người độc lập nó sẽ cho qua, là thành viên của đám đông lập tức
chúng lớn nhanh thành nỗi căm thù man dại.
Sự dữ dội trong tình cảm đám đông, được hợp lại đặc biệt từ những con người khác biệt, sẽ gia
tăng mạnh mẽ bởi do thiếu vắng bất kỳ một sự chịu trách nhiệm nào. Việc chắc chắn không bị
trừng phạt, là cái gia tăng với độ lớn của đám đông, và ý thức về bạo lực có ý nghĩa trong giây
lát quyết định bởi đám đông, đã đem lại cho tất cả mọi người những tình cảm và hành động mà
một người độc lập khó có thể có được. Hòa lẫn trong đám đông, những kẻ ngu muội, những kẻ
vô học và ganh ghét đã mất đi cái cảm giác vô tích sự và bất lực của họ; thay thế vào đó là ý thức
về một sức mạnh thô bạo, không bền bỉ nhưng cực kỳ mạnh mẽ.
Thật đáng buồn vì sự thái quá của những tình cảm xấu trong đám đông đã khơi dậy những tàn dư
của bản năng, kế thừa từ người nguyên thủy, những cái mà một người độc lập và có trách nhiệm
do lo sợ bị trừng phạt sẽ kìm nén lại. Điều này tự nó giải thích vì sao đám đông có xu hướng bạo
loạn nghiêm trọng.
Nếu một khi đám đông được tác động một cách khéo léo, nó có thể rất anh dũng và sẵn sàng hy
sinh. Mức độ của nó có khi còn cao hơn nhiều lần so với một cá nhân độc lập. Sắp tới chúng ta
sẽ có dịp quay lại điểm này khi nghiên cứu về tính đạo đức của đám đông.
Do đám đông chỉ bị kích động bởi những cảm nhận thái quá, cho nên người diễn thuyết, nếu
muốn lôi cuốn được họ phải sử dụng những cách diễn đạt mạnh mẽ. Những cái thường thấy ở
một nhà diến thuyết trong các cuộc hội họp của dân chúng là, phản đối ầm ĩ, quả quyết nọ kia,
lặp đi lặp lại, nhưng tuyệt đối không bao giờ ông ta tự cho phép mình được nêu ra một bằng
chứng nào.
Cũng chính sự thái quá trong tình cảm này là cái đám đông đòi hỏi ở những người anh hùng của
họ. Những tính cách và đạo đức tuyệt vời của những người anh hùng phải luôn luôn được
khuyếch đại. Trong nhà hát đám đông đòi hỏi người anh hùng của một bi kịch phải dũng cảm,
khôn ngoan và đạo đức, những điều trong đời sống thực chẳng bao giờ có được như vậy.
Người ta có lý khi nói về cái vẻ ngoài đặc biệt của nghệ thuật sân khấu. Rõ ràng rằng nó tồn tại,
nhưng các quy luật của nó chẳng hề có liên quan gì đến lý trí lành mạnh của con người và với
logic học. Nghệ thuật nói trước đám đông, không có gì ghê gớm, nhưng đòi hỏi phải có một khẳ
năng đặc biệt. Trong khi đọc một kịch bản nào đó người ta thường khó đánh giá đúng mức độ
thành công của nó. Nhìn chung bản thân các giám đốc nhà hát đều rất không chắc chắn về sự
thành công của vở kịch khi người ta đưa cho họ xem kịch bản, bởi để có thể đánh giá được, họ
phải tự biến thành một đám đông. Nếu chúng ta có thể xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết, chúng ta
còn có thể chỉ còn ra những ảnh hưởng quan trọng của chủng tộc một cách dễ dàng. Màn bi kịch
làm say sưa một đám đông của một vùng nào đó, thường lại không thành công hoặc thành công
rất hạn chế ở một vùng khác, bởi nó không đủ sức để lôi cuốn đám khán giả mới.
Tôi không cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự thái quá của đám đông chỉ diễn ra trong tình
cảm và không hề diễn ra trong lý trí. Sự thực con người chỉ cần là thành viên của đám đông, như Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
22
tôi đã từng chỉ, cũng đã là một sự suy giảm đáng kể năng lực lý trí của nó. Trong các công trình
nghiên cứu về tội ác của đám đông Tarde cũng đã xác định như vậy.
§4. Tính không khoan dung, tính độc đoán và tính bảo thủ của đám đông
Đám đông chỉ biết đến những tình cảm đơn giản và thái quá. Các ý kiến, tư tưởng, giáo lý truyền
bá vào nó được nhanh chóng tiếp nhận một cách hoặc nguyên kiện không cần xem xét, hoặc bị
nó vứt bỏ tất cả cũng như được coi là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai. Đối với đức tin cũng vậy,
con đường tiếp nhận của nó thường không qua sự suy xét. Hẳn ai cũng biết những giáo lý tôn
giáo thiếu tính khoan dung như thế nào và sự ngự trị của nó đối với tâm hồn ra sao.
Bởi đám đông không hề có chút nghi ngờ đối với những gì một khi họ đã coi đó là sự thật hoặc
giả dối, mặt khác họ lại rất ý thức được sức mạnh của mình, cho nên nó rất tùy tiện và không
khoan dung. Một con người độc lập có thể sẽ chấp nhận sự đối kháng và tranh cãi, nhưng đám
đông không bao giờ cho phép như vậy. Trong các cuộc hội họp công cộng chỉ một chút trái ý từ
diễn giả lập tức là hàng loạt tiếng la hét chửi rủa vang lên, và nếu diễn giả còn tiếp tục ngoan cố
sẽ có liền những hành động tiếp theo, cuối cùng là việc lôi cổ ông ta xuống. Nếu không có sự răn
đe, bởi sự có mặt của các nhà chức trách làm công tác bảo vệ an ninh, nhiều khi người ta tiến
hành bề hội đồng cả diễn giả. Tính độc đoán và tính không khoan dung có ở hầu hết các đám
đông, nhưng với mức độ rất khác nhau, và ở đây lại nổi lên khái niệm cơ bản đó là chủng tộc, nó
điều khiển tất cả mọi tình cảm và suy nghĩ. Tính độc đoán và không khoan dung của đám đông
Latinh đặc biệt mạnh, đến nỗi, nó gần nhưng đè bẹp được hoàn toàn cái tình cảm về tự do cá
nhân rất mạnh mẽ của người Anglo-Xason. Đám đông Latinh chỉ có một tình cảm dành cho sự
độc lập hoàn toàn đối với nhóm tín ngưỡng của mình, và coi sự độc lập đó là một đòi hỏi phải
cưỡng bức các tín ngưỡng khác lập tức nhập vào tín ngưỡng của mình. Kể từ thời tòa dị giáo,
trong chủng tộc Latinh những người Jacobin tất cả các thời đại chưa bao giờ bước sang một khái
niệm tự do nào khác.
Tính độc đoán và không khoan dung đối với đám đông là một tình cảm hết sức rõ ràng, họ dễ
dàng chấp nhận nó cũng như dễ dàng biến nó thành hành động. Đám đông tôn sùng quyền lực,
đồng thời những cái tốt lại thường bị họ cho là dấu hiệu của sự yếu đuối, cho nên có tác động rất
ít vào họ. Họ chẳng bao giờ có thiện cảm với một ông chủ tốt bụng mà chỉ có thiện cảm với
những ông vua chuyên chế thống trị họ một cách cứng rắn. Nếu họ thích chà đạp lên một bạo
chúa đã bị lật đổ, khi đó có nghĩa là, kẻ bạo chúa đã mất hết quyền lực và bị xếp vào hàng ngũ
những kẻ yếu đuối, chỉ đáng bị khinh bỉ chứ không còn đáng để kính sợ nữa. Hình ảnh cổ xưa về
một người hùng của đám đông luôn luôn có những tính cách kiểu Caesar. Cờ mao của ông ta làm
họ say đắm, quyền lực của ông ta làm họ kính trọng, thanh gươm của ông ta làm họ khiếp phục.
Luôn sẵn sàng nổi dậy chống lại một chính quyền yếu kém, ngược lại đám động cúi đầu một
cách nô lệ trước một quyền lực mạnh. Nếu chính quyền bị lung lay, khi đó đám đông, với đặc
tính luôn tuân theo những tình cảm cực đoan nhất, cũng sẽ liên tục chao đảo từ thái cực vô chính
phủ sang nô lệ và từ nô lệ sang vô chính phủ.
Vả lại dường như người ta đã hiểu sai về tâm lý đám đông, khi tin vào ưu thế của các bản năng
cách mạng của nó. Đó là vì những hành động bạo lực của nó đã làm cho ta hiểu không đúng về
điểm này. Sự bộc phát của lòng công phẫn và hành động phá hoại luôn chỉ xảy ra trong một
khoảng thời gian ngắn. Đám đông quá bị chi phối bởi cái vô thức và do đó, có nghĩa là nó quá Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
23
tuân phục những ảnh hưởng được di truyền lại từ thời xa xưa, là cái đáng lý ra nó không phải
trung thành đến mức như vậy. Nếu để tự nó, chẳng bao lâu ta sẽ thấy nó không còn cả muốn tự
kiềm chế, bản năng sẽ biến nó thành một kẻ nô lệ. Những người Jacobin cao ngạo và chất phác
nhất đã hoàn toàn nhất trí với Napoleon khi ông ta xóa bỏ mọi quyền tự do và cho biết như thế
nào là bàn tay sắt của ông ta.
Lịch sử của cách mạng quần chúng sẽ hầu như không thể hiểu nổi, nếu người ta nhầm lẫm một
cách cơ bản về những động lực bảo thủ của đám đông. Họ thực ra chỉ muốn thay đổi cái tên của
thể chế, và để thực hiện sự thay đổi đó, thỉnh thoảng họ làm cả những cuộc cách mạng có khi rất
lớn, nhưng bản chất của những thể chế đó đã quá bóp nghẹt những đòi hỏi được thừa kế của
chủng tộc đến nỗi nó không cần phải trung thành với những thể chế đó nữa. Sự thay đổi liên tục
của đám đông chỉ thể hiện ở những cái rất bên ngoài. Trên thức tế họ có cái bản năng bảo thủ
khó hiểu giống như tất cả những người nguyên thủy. Họ có một lòng tôn kính các truyền thuyết,
một nỗi căm ghét vô thức mọi sự đổi mới có thể làm thay đổi cuộc sống hiện tại của họ. Giá như
nền dân chủ ở vào cái thời phát minh ra máy dệt, máy hơi nước, tàu lửa mà có được quyền lực
giống như ngày nay của nó, thì có lẽ việc hiện thực hóa các phát minh đó chẳng thể xảy ra. Cũng
may cho sự tiến bộ và văn hóa, bởi sau khi những phát minh khoa học và kỹ thuật được hoàn tất,
cái siêu quyền lực của đám đông mới được sinh ra.
§5. Đạo đức của đám đông
Nếu chúng ta coi khái niệm đạo đức đồng nghĩa với sự tôn trọng những tập tục xã hội nào đó và
với sự kiềm chế thường xuyên những tham vọng cá nhân, thì rõ ràng rằng, đám đông quá ư là
bản năng và quá không chín chắn để có thể tiếp nhận đạo lý. Thế nhưng nếu ta hiểu khái niệm
đạo đức là những tính cách nhất định xuất hiện trong khoảnh khắc như, sự hy sinh, sự tận tâm,
lòng vị tha, sự xả thân, sự công tâm thì ta có thể nói: đám đông thường có thể có một tư cách đạo
đức rất cao.
Một số ít các nhà tâm lý học, có tham gia nghiên cứu về đám đông, chỉ chú ý đến những hành
động tội ác của nó. Và dựa vào mức độ thường xuyên của các hành động tội ác như vậy họ đã
đánh giá tính cách đạo đức của đám đông rất thấp.
Chắc chắn họ đều có những bằng chứng cho nhận định đó: nhưng tại sao như vậy? Đó là chỉ bởi
vì các đòi hỏi hoang dại mang tính cách phá hoại, là di sản của thời tiền sử, vẫn lẩn quất trong
mỗi một chúng ta. Đối với một người độc lập, sẽ rất nguy hiểm cho bản thân nếu như anh ta thỏa
mãn những đòi hỏi đó, nhưng khi anh ta chìm trong một đám đông không có tính trách nhiệm, do
chắc chắn không bị trừng phạt, anh ta đã phó mặc cho bản năng thỏa mãn những gì nó muốn. Bởi
vì chúng ta bình thường không thể vận dụng cái bản năng tàn phá này vào đồng loại, cho nên
chúng ta đã tìm sự thỏa mãn nó ở súc vật. Cái thú săn bắn và sự tàn bạo của đám đông cũng có
cùng một nguồn gốc như vậy. Đám đông, hành hạ một nạn nhân không có khả năng tự vệ một
cách từ từ cho đến chết, là một bằng chứng cho sự tàn bạo đớn mạt của họ; đối với các triết gia
thì sự tàn bạo đó về mức độ cũng giống như sự tàn bạo của các thợ săn, khi họ tụ tập lại với nhau
khoái chí nhìn những con chó săn đang thi nhau xé xác một chú nai xấu số.
Nếu một khi đám đông có khả năng chém giết, đốt phá và tiến hành các kiểu tội ác thì nó cũng
có khả năng có những hành động hiến dâng, hy sinh và có lòng vị tha, ở mức độ có khi còn cao Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
24
hơn của một người độc lập. Sự tác động vào từng thành viên của đám đông sẽ đặc biệt mạnh, nếu
như ta khêu dậy được ở họ những tình cảm về niềm kiêu hãnh và danh dự, về tôn giáo và tổ
quốc. Lịch sử đầy dẫy những ví dụ như vậy, như ta từng thấy trong các cuộc thập tự chinh hoặc ở
đoàn quân tình nguyện vào năm 1793. Chỉ có tập thể mới có thể có những sự hy sinh và quên
mình vĩ đại như thế. Biết bao nhiêu đám đông đã tự để bị đẩy vào chốn hy sinh một cách oanh
liệt vì những niềm tin và lý tưởng mà họ chẳng hiểu một chút gì về nó! Đám đông khi lâm chiến,
thường họ chiến đấu theo tiếng kèn xung trận, chứ không phải vì một phần thưởng nào. Quyền
lợi cá nhân trong đám đông hiếm có khi là một động lực mạnh mẽ, trong khi đó đối với một
người độc lập nó là sự kích thích gần như là duy nhất. Quả thực không phải vì lợi ích bản thân, là
cái đã đưa đám đông vào bao nhiêu trận chiến, điều mà với lý trí của mình họ không sao hiểu
nổi, và trong những trận đánh đó họ bị giết một cách dễ dàng như những chú chim chiền chiện bị
thôi miên bởi những chiếc gương của người thợ săn.
Ngay cả những tên vô lại bẩm sinh, có khi chỉ vì là một thành viên của đám đông chúng cũng đã
trở thành những kẻ rất tôn trọng các quy tắc đạo đức. Taine đã chỉ ra rằng, những tên đồ tể của
những ngày tháng 9 [1792] đã đem nộp hết tất cả những đồ trang sức, ví tiền thu lượm được từ
các nạn nhân của chúng cho uỷ ban cách mạng, mặc dù việc biển thủ những thứ đó hoàn toàn dễ
dàng. Cái đám đông dân chúng lúc nhúc, la hét và rách rưới kia, khi tràn vào cung điện Tuilerie
không hề cầm đi bất cứ một thứ gì cho dù chúng có thể làm cho họ hoa mắt và giá trị của chúng
là bánh mỳ cho mỗi một người trong nhiều ngày.
Sự tha hóa đạo đức của một cá nhân bởi đám đông chắc chắn không phải là một quy luật cứng
nhắc, nhưng nó là điều người ta liên tục quan sát thấy, và ngay cả trong những hoàn cảnh không
khắt khe như tôi đã trình bày trên đây. Như tôi đã từng nói, đám đông trong nhà hát đòi hỏi
những anh hùng của họ trong các vở kịch những phẩm hạnh cao quá mức, và ngay cả một khối
khán giả gồm những người thuộc tầng lớp thấp, nhiều khi cũng cho rằng đó là quá lố. Tay chơi
chuyên nghiệp, chủ nhà chứa, kẻ lang thang, kẻ nghiện thể thao thường kêu ca về một kịch cảnh
hơi sàm sỡ hoặc một câu nói tục tĩu trong đó, thế nhưng so với những gì họ thường sử dụng
trong các cuộc nói chuyện hàng ngày thì chúng quả là vô hại.
Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp hèn, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những
hành động cực kỳ cao thượng. Nếu nói rằng lòng vị tha, sự hy sinh, sự dâng hiến một cách vô
điều kiện cho một lý tưởng, hão huyền hoặc thực tế, là những nhân cách đạo đức, thì ta có thể
nói rằng, đám đông thường có một nhân cách như vậy ở mức độ rất cao mà ngay cả những triết
gia thông thái nhất cũng hiếm khi đạt đến được. Dĩ nhiên họ thể hiện những tính cách đó một
cách vô thức, nhưng cái đó không quan trọng. Giả như đám đông cũng suy tính thiệt hơn, thì có
lẽ không hề có một nền văn hóa nào có thể nảy nở trên hành tinh của chúng ta và loài người sẽ
mãi không bao giờ có lịch sử.
______________________________
[1] Ai đã từng tham gia vụ vây chiếm Paris chắc hẳn phải được chứng kiến nhiều trường hợp cả
tin của đám đông vào những thứ cực kỳ vô lý. Một ánh nến cháy sáng trên một tầng nhà cao lập
tức được coi là một tín hiệu báo cho những kẻ bao vây. Sau hai giây suy nghĩ người ta nhận ngay
ra không thể nào nhìn thấy ánh sáng của một ngọn nến ở cách xa đến nhiều dặm như vậy. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
25
[2] "Eclair" ngày 21 tháng 4 1895.
[3] Liệu chúng ta có biết, chỉ duy nhất về một trận đánh, rằng nó đã xảy ra như thế nào? Tôi rất
nghi ngờ điều này. Chúng ta chỉ biết kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại, ngoài ra có lẽ chẳng còn gì
nữa. Những gì d'Harcourt viết về trận Solferimo mà ông ta một phần trực tiếp tham dự và một
phần quan sát thấy ta có thể vận dụng cho tất cả các trận đánh khác: "Những vị tướng (dĩ nhiên là
có hàng trăm nhân chứng xác nhận) lập nên các báo cáo chính thức; các sĩ quan được giao nhiệm
vụ phát tán các báo cáo này đã sửa đổi và quyết định nội dung cuối cùng của báo cáo; Tổng tham
mưu trưởng xem xét và viết lại. Người ta đem báo cáo trình thống chế, ông ta hét lên: "Ngài
nhầm lẫn hoàn toàn!" và tự mình sửa lại báo cáo. Nguyên văn ban đầu của báo cáo giờ đây hầu
như chẳng còn gì nữa." D'Hartcourt kể chuyện này để chứng minh rằng không thể biết được sự
thật là như thế nào ở những sự kiện hấp dẫn nhất và được quan sát một cách chính xác nhất.
[4] Qua đó cũng giải thích một điều rằng, một số tác phẩm kịch, bị tất cả các giám đốc nhà hát từ
chối, thỉnh thoảng lại đặc biệt thành công, nếu tình cờ được công diễn. Thành công của vở "Pour
la Couronne" của Coppé là một điều ai cũng biết, vở này hàng chục năm trời mặc dù tác giả là
một người có danh luôn bị các giám đốc nhà hát từ chối. "Charleys Tante" sau một loạt các chối
từ đã được giới môi giới thị trường chứng khoán chịu chi để trình diễn và đã đạt 200 lượt trình
diễn tại Pháp và trên một nghìn lượt tại Anh. Nếu không có sự giải thích như đã dẫn rằng các
giám đốc nhà hát đã không thể tự đặt mình vào tâm hồn của đám đông, ta sẽ không hiểu được, tại
sao những con người độc lập quả quyết, coi việc che giấu những nhầm lẫn là trọng, lại có thể có
những phán xét sai sót như vậy.
Chương 3: Những ý tưởng, những lập luận và trí tưởng tượng của đám đông
§1. Những ý tưởng của đám đông
Những nghiên cứu từ một công trình trước đây của tôi về ý nghĩa của các ý tưởng đối với sự phát
triển của các dân tộc đã chứng minh rằng, mỗi một nền văn minh đều phát triển dựa trên một số
ít những ý tưởng nền tảng, thường rất ít khi đổi mới. Ở đấy tôi đã trình bày, các ý tưởng này đã
bám chặt vào tâm hồn của đám đông như thế nào, nó đã thấm vào những tâm hồn đó môt cách
khó nhọc ra sao, và sau đấy nó đã đạt đến sức mạnh như thế nào. Tôi cũng đã chỉ ra rằng, những
biến đổi vĩ đại trong lịch sử thường xuất phát từ sự thay đổi của những ý tưởng nền tảng này.
Do bởi tôi đã luận giải vấn đề này một cách đầy đủ, cho nên tôi không muốn quay trở lại nữa và
tôi chỉ muốn giới hạn trong một vài lời về những ý tưởng đã tiếp cận vào đám đông và đám đông
đã tiếp nhận chúng ở những dạng nào.
Người ta có thể phân những ý tưởng đó thành hai loại. Thuộc về loại thứ nhất, chúng ta thấy là
những ý tưởng tình cờ và thoáng qua, chúng sinh ra do một ảnh hưởng tức thời: ví dụ như tình
cảm dành cho một cá nhân hoặc một học thuyết. Thuộc về loại thứ hai là những ý tưởng nền
tảng, được môi trường, di truyền và đức tin tạo cho một sự bền vững lâu dài, ví dụ như các giáo
lý khi xưa, những tư tưởng dân chủ và xã hội ngày nay. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
26
Người ta có thể ví những tư tưởng nền tảng như khối nước của một dòng sông đang chậm rãi
trôi, những ý tưởng thoáng qua là những gợn sóng luôn thay đổi trên bề mặt, nó làm cho bề mặt
sống động mặt dù chẳng có ý ghĩa gì rõ ràng hơn là bản thân dòng chảy.
Trong thời đại của chúng ta, những quan điểm nền tảng, mà cha ông chúng ta đã từng sống với
chúng, ngày càng trở nên bị lung lay và đồng thời những thiết chế dựa trên những ý tưởng đó
cũng bị chấn động hoàn toàn. Hàng ngày có biết bao nhiêu những ý tưởng thoáng qua nảy sinh,
như tôi đã nói về chúng ở trên; nhưng dường như chỉ một số ít trong đó có thể đạt được ảnh
hưởng đáng kể.
Những ý tưởng nào đám đông thích tiếp nhận mặc lòng, chúng chỉ có thể phát huy tác dụng, nếu
khi đám đông tiếp nhận chúng, chúng có một hình thức rất đơn giản và phản ánh vào tâm trí họ
dưới dạng hình ảnh. Không có ràng buộc nào của sự sắp đặt một cách logic, hay là sự mạch lạc
đuợc dùng để kết nối những hình ảnh tưởng tượng đó lại với nhau; chúng có thể thay thế nhau
như những tấm kính ảnh của chiếc đèn chiếu nhiệm màu (Larterna magica), được người trình
diễn lấy ra từ một cái hộp. Người ta cũng sẽ nhận thấy trong đám đông những sự tưởng tượng
trái ngược nhau tiếp nối xuất hiện. Dưới tác động của một trong những ý tưởng được chứa sẵn
trong đầu, đám đông sẽ tuân theo một một ý nghĩ chợt lóe lên và sẽ thực hiện những hành động
rất khác nhau. Sự thiếu vắng hoàn toàn khả năng xét đoán đã làm cho họ không thể nhận ra được
các mâu thuẫn.
Hiện tượng như vậy không chỉ xuất hiện ở đám đông. Người ta cũng thấy nó ở nhiều con người
độc lập, và không chỉ ở người nguyên thủy. Tôi cũng đã quan sát thấy điều đó ở những người có
học theo đạo Hindu, đang theo học và làm luận văn tiến sĩ tại các trường đại học ở châu Âu
chúng ta. Những nền tảng xã hội và tín ngưỡng vững chắc mà họ được kế thừa không hề bị suy
chuyển, khi người ta phủ lên chúng một lớp quan điểm châu Âu xa lạ. Trong những cơ hội tình
cờ, những thành phần của cái nền tảng đó sẽ lộ ra, khi bằng lời nói khi bằng hành động và lúc đó
ở cùng một con người cho thấy có những mâu thuẫn rất rõ ràng. Dĩ nhiên những mâu thuẫn này
có vẻ hình thức nhiều hơn là thực sự, bởi đối với một người độc lập chỉ những hình ảnh được kế
thừa mới đủ mạnh để có thể biến thành những động lực thúc đẩy những hành vi của nó. Chỉ khi,
con người do bị lai giống từ các gen di truyền khác nhau, họ mới có thể bất chợt có những hành
động thực sự mâu thuẫn với nhau. Ở đây cũng không cần thiết đặc biệt nhấn mạnh đến những
hiện tượng như vậy, mặc dù chúng có những ý nghĩa cơ bản đối với tâm lý học. Theo tôi nghĩ, để
có thể hiểu được chúng người ta phải cần tới ít nhất mười năm đi đây đó và quan sát.
Bởi những ý tưởng, chỉ với cấu trúc rất đơn giản mới thâm nhập được vào đám đông, cho nên để
có thể trở thành bình dân, dễ gần, chúng phải tự hoàn toàn đổi dạng. Nếu đó là những ý tưởng
triết học hoặc khoa học cao siêu, người ta có thể định ra những thay đổi cơ bản cần thiết, từng
bậc một, xuống thấp dần cho đến khi thích hợp với đám đông. Mức độ của sự thay đổi này phụ
thuộc rất nhiều vào chủng tộc tạo nên đám đông đó, tuy nhiên kiểu nào thì nó cũng phải luôn thu
nhỏ lại và đơn giản hơn. Bởi thế, theo quan điểm xã hội học, trong thực tế không có sự cao thấp
của các ý tưởng, có nghĩa là không có quan điểm này cao hơn quan điểm kia. Chỉ qua việc, để
một ý tưởng có thể đến được với đám đông và phát huy tác động, nó đã phải trải qua quá trình lột
bỏ tất cả những gì từng làm nên sự vĩ đại, sự cao siêu của nó, cũng đã nói lên điều đó. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
27
Giá trị của một ý tưởng xếp theo thứ bậc là hoàn toàn vô nghĩa; chỉ có tác động của nó mới thực
sự là điều cần phải để ý. Những ý tưởng thiên chúa giáo thời trung cổ, những ý tưởng dân chủ
thế kỷ 18, những ý tưởng xã hội chủ nghĩa ngày nay chắc chắn rằng không thể có một thứ bậc
thật cao, về mặt triết học người ta có thể coi chúng là những nhầm lẫn khá đáng thương, nhưng ý
nghĩa của chúng đã và đang cực kỳ to lớn và sẽ còn rất lâu nữa chúng vẫn là những phương tiện
cơ bản nhất để điều hành một nhà nước.
Nhưng ngay cả khi, nếu như ý tưởng đã trải qua sự biến đổi để đám đông có thể tiếp nhận, nó
cũng chỉ sẽ có tác động, nếu như nó - qua những bước khác nhau, những bước này là gì còn phải
tiếp tục nghiên cứu thêm - thâm nhập được vào cái vô thức của đám đông và trở nên tình cảm
của họ. Sự biến chuyển này thông thường kéo dài rất lâu.
Người ta không được phép tin rằng, một ý nghĩ chỉ cần qua chứng minh được tính đúng đắn của
nó là có thể gây nên tác động, ngay cả đối với những người hiểu biết. Ta sẽ tin vào điều này, khi
ta thấy, những bằng chứng sáng tỏ nhất cũng chỉ có một ảnh hưởng rất nhỏ bé vào phần đông các
con người. Một bằng chứng vững chắc có thể được một người nghe có kinh nghiệm chấp nhận,
nhưng cái vô thức bên trong anh ta sẽ nhanh chóng đưa anh ta trở lại cái quan điểm có ban đầu.
Nếu vài ngày sau gặp lại, anh ta sẽ lại nêu lên những nghi vấn mới với những lý lẽ y hệt như thế.
Anh ta rõ ràng đã bị những ảnh hưởng của các quan niệm trước đây tác động, những cái lớn lên
từ tình cảm; và chính chúng đã ảnh hưởng tới động cơ của những lời nói và hành động.
Nếu một ý tưởng, khi đã ăn sâu được vào tâm hồn đám đông, lúc đó nó sẽ phát triển thành một
quyền lực không gì chống lại được, và tạo ra hàng loạt những tác động. Các ý tưởng triết học dẫn
đến cuộc cách mạng Pháp đã phải cần đến gần một thế kỷ mới có thể bám rễ vào tâm hồn những
người dân. Người ta cũng biết, nó đã sinh ra một sự tàn bạo không gì ngăn cản nổi như thế nào.
Cuộc tấn công của toàn dân nhằm giành lại sự công bằng xã hội, hiện thực hóa những ý tưởng về
nhân quyền và tự do đã làm rung chuyển cả châu Âu đến tận gốc rễ. Hai mươi năm trời dân
chúng xông vào đâm chém lẫn nhau, châu Âu được nếm mùi thế nào là hủy diệt, chỉ có thể so
sánh được với những gì mà Dschingiskhan và Tamerlan đã làm. Rõ ràng hơn bao giờ hết, những
gì nhiệt thành của một ý tưởng đem lại, đúng là có khả năng làm đổi hướng các tình cảm.
Các ý tưởng cần phải có nhiều thời gian để có thể bám rễ vào đám đông, và nó cũng cần không ít
hơn thời gian để có thể biến đi khỏi đó. Về mặt ý tưởng, đám đông cũng luôn lạc hậu hơn nhiều
thế hệ so với những nhà khoa học và triết học. Ngày nay tất cả những nhà cầm quyền đều thừa
biết, có bao nhiêu sai lầm hiện nằm trong những ý tưởng nền tảng, những cái mà tôi vừa đề cập
đến ở trên; nhưng bởi vì ảnh hưởng của những ý tưởng đó còn rất lớn, cho nên các nhà cầm
quyền vẫn bắt buộc phải điều hành đất nước theo những ý tưởng nền tảng đó, mặc dù từ lâu bản
thân họ đã không còn tin vào sự đúng đắn của chúng nữa.
§2. Lập luận của đám đông
Người ta không thể quả quyết một cách chắc chắn rằng, đám đông không thể bị tác động bởi
những suy luận. Nhưng những lý lẽ họ vận dụng và những lý lẽ tác động đến họ, dường như nhìn
về mặt logic nó tầm thường đến nỗi người ta chỉ cần làm một phép so sánh cũng có thể rút ra kết
luận. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
28
Những lập luật tầm thường cũng như những lập luật sâu sắc chúng đều dựa trên sự liên kết các ý
tưởng: nhưng những liên kết các ý tưởng mà đám đông thực hiện chỉ là sự kết nối những gì
giống nhau và có thứ tự. Họ kết nối như người Eskimo, từ kinh nghiệm biết rằng, băng đá là một
vật thể trong suốt, tan trong miệng và từ đó rút ra kết luận rằng thủy tinh, do cũng trong suốt, nên
nó cũng phải tan trong miệng; Hoặc như người hoang dã, họ cho rằng, nếu họ ăn trái tim của một
kẻ thù dũng cảm thì họ sẽ nhận được sự dũng cảm của nó; hoặc như những người công nhân, bị
chủ của họ bóc lột và từ đó rút ra kết luận rằng, tất cả giới chủ đều là kẻ bóc lột.
Sự kết nối các sự vật tương tự, cho dù chúng chỉ có những biểu hiện giống nhau về bề mặt, và sự
khái quát hóa một cách vội vã những trường hợp riêng biệt là những đặc điểm trong logic của
đám đông. Những kiểu lập luận như vậy luôn được các thuyết gia khéo nói sử dụng trước đám
đông. Một chuỗi những lập luận vững chắc sẽ là điều hoàn toàn khó hiểu đối với đám đông, cho
nên ta có thể được phép nói rằng, họ chẳng lập luận gì cả hoặc lập luận sai và lập luận logic
không có tác động gì tới họ. Thường chúng ta hay bị ngạc nhiên khi đọc những bài viết về những
điểm yếu trong một bài phát biểu nào đó, thế mà nó lại có tác động mạnh mẽ đến người nghe;
nhưng ta quên mất rằng, bài phát biểu đó được làm ra để lôi kéo đám đông, chứ không phải để
cho những triết gia đọc. Thuyết gia, người gần gũi với đám đông, luôn biết cách gợi lên những
hình ảnh để có thể lôi cuốn họ. Nếu ông ta đạt được điều đó, có nghĩa là ông ta đã đạt được mục
đích, và hàng loạt những lời phát biểu cũng không bằng một vài câu đi vào lòng người và đem
đến niềm tin cho họ.
Cũng quá thừa khi lưu ý rằng, sự thiếu khả năng lập luận của đám đông đã tước đi của họ mọi
năng lực phê phán, có nghĩa là khả năng để phân biệt được giữa đúng và sai, khả năng đưa ra
một phán xét xác đáng. Những lập luân mà đám đông chấp nhận chỉ là những lập luận khiên
cưỡng, không bao giờ được kiểm chứng. Nhiều con người độc lập về mặt này cũng không hơn gì
đám đông. Sự nhẹ dạ khi khái quát hóa những ý kiến nhất định nào đó phụ thuộc trước hết vào
sự thiếu khả năng để có thể đưa ra một ý kiến của chính mình trên cơ sở của những suy luận đặc
biệt ở phần đông các con người.
§3. Sức tưởng tượng của đám đông
Giống như ở tất cả những ai không biết suy nghĩ một cách logic, sức tưởng tượng đặc biệt của
đám đông dễ dàng tạo nên sự xúc động cực kỳ sâu sắc. Những hình ảnh hiện lên trong trí óc họ
bởi một người nào đó, bởi một sự kiện, bởi một tai nạn xảy ra đều sống động gần như là hiện
thực. Đám đông gần như ở trong trạng thái của một người đang ngủ, khả năng suy xét trong phút
chốc bi gạt sang một bên, nhường chỗ cho những hình ảnh cực kỳ mạnh mẽ hiện lên trong đầu
và sau đó chúng cũng sẽ biến đi rất nhanh một khi sự suy xét có ý định xen trở lại. Đám đông,
không có khả năng xem xét và suy nghĩ một cách lô gic, với họ chẳng có gì là không có thể.
Ngược lại những cái không có thể nhất thường lại hay lộ ra rõ nhất.
Chính vì thế đám đông thường bị những mặt diệu kỳ và huyền thoại của các sự kiện tác động
mạnh mẽ nhất. Sự diệu kỳ và huyền thoại quả đúng là những trụ cột của một nền văn hóa. Cái ảo
trong lịch sử luôn có vai trò quan trọng hơn là cái thực. Cái không thực luôn có quyền đứng
trước cái thực. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
29
Đám đông chỉ có thể suy nghĩ qua hình ảnh và chỉ để các hình ảnh tác động vào mình. Chỉ có
những hình ảnh mới làm cho họ khiếp sợ hoặc say đắm và chúng là nguyên nhân của những hành
động của họ. Chính vì thế trong các vở kịch khi tạo ra những hình tượng với đường nét sâu đậm
đã gây nên một sự tác động cực mạnh vào đám đông. Với đám đông dân chúng thành Rom khi
xưa, bánh mì và các trò chơi là lý tưởng hạnh phúc. Lý tưởng này rất ít thay đổi trong dòng chảy
của thời gian. Không có gì kích động trí tưởng tượng của đám đông mạnh mẽ hơn là một vở diễn
sân khấu. Tất cả các khán giả cảm nhận đồng thời một tình cảm giống nhau, và nếu như nó
không thể ngay lập tức trở thành hành động, thì cũng chỉ vì người khán giả vô thức chưa thể phớt
lờ sự nghi ngờ rằng anh ta lại là nạn nhân của ảo giác, và đã khóc, đã cười về những cuộc phiêu
lưu tưởng tượng. Song thỉnh thoảng những tình cảm được khơi dậy bởi các hình ảnh cũng đủ
mạnh để có thể biến thành hành động, giống như được tác động bởi sự kích hoạt (suggestion)
thông thường. Người ta cũng đã từng kể về những buổi trình diễn, trong đó diễn viên đóng vai kẻ
phản bội, sau khi kết thúc buổi trình diễn phải được bảo vệ cẩn thận để tránh sự tấn công của
những khán giả vẫn còn đang công phẫn trước hành động tội ác dường như là của diễn viên nọ
đã thể hiện trong vở kịch. Điều này theo ý kiến của tôi là một ví dụ chính xác nhất về trạng thái
tinh thần của đám đông, và đặc biệt là sự nhẹ dạ, dễ bị tác động. Cái không có thật trong con mắt
họ cũng quan trọng như cái có thật. Họ có xu hướng rõ ràng là không hề phân biệt bất cứ cái gì.
Quyền lực của kẻ chiến thắng và sức mạnh của nhà nước được xây dựng trên trí tưởng tượng của
người dân. Nếu ta gây được ấn tượng trong trí tưởng tượng đó, ta có thể lôi kéo cả đám đông đi
theo. Tất cả những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử, sự ra đời của đạo Phật, của đạo Thiên chúa,
đạo Hồi, các cuộc cải cách, các cuộc cách mạng và sự bùng nổ đầy đe dọa của chủ nghĩa xã hội
trong thời đại của chúng ta đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những ấn tượng mạnh vào
trí tưởng tượng của đám đông.
Cũng thế, những nguyên thủ quốc gia trong mọi thời đại ở tất cả các nước, là những người chiếm
đựợc quyền thống trị tuyệt đối, đều coi trí tưởng tượng của dân chúng là các cột trụ của quyền
lực. Không bao giờ họ có ý định cai trị ngược với những trí tưởng tượng đó. "Tôi đã kết thúc
cuộc chiến tại Vendeé, bởi vì tôi đã trở thành người công giáo", Napoleon đã nói như vậy trước
hội đồng quốc gia, "tôi chiếm giữ được Ai cập, bởi vì tôi đã trở thành người theo đạo Hồi, và tôi
đã chiến thắng những thầy tu người Ý bởi vì tôi ủng hộ sự toàn quyền của giáo hoàng. Khi tôi cai
trị người Do thái tôi sẽ cho xây lại đền thờ vua Salomon." Từ thời Alexander và Cäsar có lẽ chưa
có một con người vĩ đại nào lại biết cách gây ấn tượng vào tâm hồn đám đông như Napoleon;
mối quan tâm thường xuyên của Napoleon là sự tác động vào tâm hồn đám đông. Ông ta mơ đến
nó trong chiến thắng, trong lời nói, trong hành động, và trong tất cả các công việc - ngay cả khi
nằm chờ chết ông ta vẫn còn mơ đến điều đó.
Làm thế nào để có tạo nên ấn tượng trong trí tưởng tượng của đám đông? Chúng ta sẽ thấy điều
này ngay bây giờ. Trong khi chờ đợi chỉ có thể nói rằng, mục đích này sẽ không bao giờ đạt đến
đựơc bằng cách thử tác động vào suy nghĩ và lý trí. Antonius không cần đến những sự hùng biện
trừu tượng để kích động nhân dân chống lại những kẻ đã sát hại Cäsar. Ông ta chỉ đọc cho họ
nghe di chúc và cho họ xem thi hài của Cäsar.
Tất cả những gì làm kích động trí tưởng tượng của đám đông đều thể hiện ở dạng một hình ảnh
cô đọng, rõ nét, không cần có một phương tiện giải thích nào đi kèm và chỉ được một vài sự kiện
tuyệt vời hỗ trợ như: một thắng lợi lớn, một điều kỳ lạ lớn, môt tội ác lớn, một niềm hy vọng lớn. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
30
Chúng làm cho sự vật được tiếp nhận một cách chớp nhoáng và không mảy may cần biết đến nó
đã như thế nào. Hàng trăm tội ác nhỏ hoăc hàng trăm tai nạn nhỏ thường sẽ chẳng gây nên một
chút tác động đáng kể đối với trí tưởng tựợng của đám đông; thế nhưng nó lại bị sốc rất mạnh
bởi duy nhất một tội ác man rợ, một tại nạn thảm thương, cho dù máu có đổ ít hơn nhiều so với
số máu của tất cả những tai nạn nhỏ cộng lại. Đại dịch cúm cách đây vài năm làm cho năm nghìn
người Paris tử vong trong vòng vài tuần, song chỉ gây nên chút ít ấn tượng tới trí tưởng tựợng
của dân chúng. Dĩ nhiên thảm họa này, trong cái nghĩa đúng nhất của nó, đã không tự biến thành
một vài hình ảnh thấy được, mà chỉ là những con số thống kê trong các báo cáo hàng ngày. Một
tai họa đáng lý ra phải lấy đi năm ngàn sinh mạng nhưng chỉ có năm trăm người bị chết, và chỉ
nội trong một ngày, tại một địa điểm công cộng, nhiều người nhìn thấy, giả sử như sự sụp đổ của
tháp Eiffel chẳng hạn, sẽ gây nên một ấn tượng kinh khủng đổi với óc tưởng tượng. Sự phỏng
đoán về việc mất tích của một con tàu vượt đại dương, mà người ta nhầm tưởng rằng nó đã bị
đắm ngoài biển xa, đã đặc biệt kích thích trí tưởng tượng của đám đông tám ngày liền. Các con
số thống kê đến giờ cho thấy, trong cùng những năm đó có tới hàng ngàn chiếc tàu lớn bị đắm.
Thế nhưng đám đông chẳng mảy may quan tâm đến những sự tổn thất một cách từ từ như vậy,
những tai nạn đã xảy ra theo một kiểu khác với số người chết và lượng hàng hóa bị tổn thất lớn
hơn nhiều.
Vậy có thể nói, không phải tự bản thân các sự kiện đã kích thích trí tưởng tượng của dân chúng,
mà là hình thức và cung cách của chúng đã xảy ra như thế nào. Chúng phải qua dồn nén - nếu tôi
được phép nói như vậy - thành một hình ảnh cô đọng thỏa mãn và nắm bắt được tâm trí. Nghệ
thuật kích thích sức tưởng tượng của đám đông cũng chính là nghệ thuật để lãnh đạo họ.
Chương 4: Những hình thức tôn giáo có trong tất cả các niềm tin của đám đông
Như chúng ta đã thấy, đám đông không hề suy nghĩ, họ tiếp nhận hoặc vứt bỏ các ý tưởng một
cách nhanh chóng, không dung thứ tranh luận và mâu thuẫn. Đám đông bị tê liệt lý trí bởi những
tác động vào nó và sau đó chúng làm cho nó chỉ muốn nhanh chóng chuyển qua hành động.
Chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng, đám đông dưới những tác động thích hợp sẵn sàng hy sinh cho
một ý tưởng mà người ta đã làm cho nó tin vào. Chúng tôi cuối cùng cũng đã xác định rằng, đám
đông chỉ biết đến những tình cảm quá khích và mãnh liệt. Ở họ sự yêu mến nhanh chóng trở
thành sự tôn sùng, sự ác cảm vừa mới này sinh đã lập tức biến thành sự căm thù. Những đặc
điểm chung này làm cho ta mường tượng ra được hình thức của các niềm tin của họ.
Việc nghiên cứu sâu các niềm tin của đám đông, không những trong thời đại các tôn giáo mà cả
trong thời đại của các cuộc nổi dậy chính trị lớn ví dụ như đã xảy ra trong thế kỷ vừa qua, cho
thấy, các niềm tin đó luôn có những hình thức đặc biệt, không có gì có thể đúng hơn khi gọi
chúng là những niềm tin mang tình cảm tôn giáo.
Những tình cảm này có những đặc trưng rất đơn giản: tôn sùng một đấng được cho là cao cả,
khiếp sợ trước quyền lực bên trên, tuân thủ một cách mù quáng mệnh lệnh của quyền lực đó,
không có khả năng đánh giá những giáo lý của nó, cố gắng truyền bá sâu rộng những giáo lý đó,
có xu hướng coi tất cả những ai không chấp nhận giáo lý đó là kẻ thù. Những tình cảm như vậy
có thể là dành cho một ông thánh vô hình nào đó, cho một hình tượng bằng đá, cho một anh hùng
hoặc cho một ý tưởng chính trị - chừng nào nó thể hiện những đặc trưng như trên, thì nó luôn là
những tình cảm kiểu tôn giáo. Cái siêu nhiên và cái phi thường là những cái luôn nhận thấy ở Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
31
mọi nơi trong đó. Đám đông lúc này đội lốt một tín ngưỡng hoặc một lãnh tụ bách chiến bách
thắng, làm cho họ say mê, với cùng một quyền lực huyền bí.
Không chỉ ai cầu nguyện trước Chúa mới là người sùng đạo, người sùng cũng là người mà ngay
cả khi, bằng tất cả sức lực của trí tuệ, tất cả sức mạnh của ý chí, tất cả sự nóng bỏng của niềm tin
chỉ để phục vụ cho một quyền lực hoặc một con người, với mục đích để cho nó trở thành kẻ dẫn
lối mọi suy nghĩ và hành động của mình.
Tình cảm kiểu tôn giáo thường gắn liền với tính không khoan dung và sự cuồng tín. Nó không
thể thiếu đựợc ở tất cả những ai tưởng như mình đã nắm giữ được bí mật của hạnh phúc dưới
trần gian và trên thiên đường. Hai tính chất đó tìm thấy ở trong tất cả các nhóm người họp lại với
nhau khi họ tán dương một niềm tin nào đó. Người Jacobin trong những ngày kinh hoàng cũng là
những người rất sùng đạo như những người công giáo ở tòa dị giáo, và sự điên loạn tàn bạo của
họ cũng có cùng một nguồn gốc.
Những đức tin của đàm đông mang tính chất của một sự tuân thủ mù quáng, một sự không khoan
dung tàn bạo và một nhu cầu truyền bá gắn liền với thứ tình cảm kiểu tôn giáo, như vậy ta có thể
nói rằng, tất cả những đức tin của họ có hình thức tôn giáo. Người anh hùng mà đám đông hân
hoan chào đón trong thực tế là đức chúa trời của họ. Napoleon là một người như vậy trong suốt
15 năm liền, chẳng có thánh thần nào lại có được một sự sùng bái nhiệt thành như vậy; và cũng
chẳng có ai dễ dàng đưa họ vào chỗ chết đến như thế. Những anh hùng thần thánh và những
thánh thần thiên chúa giáo không bao giờ thực hiện sự thống trị toàn diện lên các tâm hồn. (chừa
lại cái chết cho họ tự quyết định!)
Tất cả những người lập nên các giáo lý và học thuyết chính trị, họ làm như vậy chỉ với lý do
rằng, họ đã hiểu cách truyền vào đám đông cái tình cảm tôn giáo cuồng nhiệt, nó làm cho con
người cảm thấy hạnh phúc trong sự sùng bái, và thúc dục con người hiến dâng cuộc sống cho
thần tượng của mình. Nó là như vậy ở tất cả các thời đại. Trong quyển sách xinh xắn cuả mình
về xứ Gallien thuộc đế chế La mã, Fustel de Coulanges đã đặc biệt chỉ ra rằng, đế chế La mã tồn
tại được hoàn toàn không phải do sức mạnh bản thân mà là do sự ngưỡng mộ theo kiểu tôn giáo
được ngấm vào trong nó. "Trong lịch sử hình như không có trường hợp nào", ông ta đã có lý,
"một chính quyền bị nhân dân căm ghét, lại tồn tại được đến những năm thế kỷ... Không thể nào
hiểu nổi, chỉ có 30 quân đoàn lại có thể bắt hàng trăm triệu con người thuần phục." Họ khuất
phục chỉ bởi vì, Hoàng đế là tượng trưng cho La mã, được tất cả tôn thờ như thánh. Ngay ở một
chốn thâm sơn cùng cốc cũng thấy có bàn thờ vua. "Bất cứ lúc nào người ta cũng nhìn thấy từ
đầu nọ đến đầu kia của đế chế, trong tất cả các tâm hồn, một tôn giáo đang hình thành, mà đức
chúa của nó chính là nhà vua. Một vài năm trước công nguyên toàn xứ Galien, bao gồm sáu
mươi thành phố, đã chung nhau dựng lên cho Augustus một ngôi đền ở Lion... Những cha đạo
của đền được chọn từ khắp các thành phố của Galien, là những bậc đáng kính đầu tiên của đất
nước... Người ta không thể cho rằng tất cả những cái đó là do sự kính sợ hoặc thần phục một
cách nô lệ mà thành. Cả một dân tộc không thể đều là nô lệ, mà nô lệ những ba trăm năm. Không
chỉ các triều thần thán phục đức Vua, mà là Rom; và không chỉ Rom, cả Galien, Tây Ban Nha,
Hy Lạp và Á châu."
Những cái đó không chỉ là những quan niệm mê tín dị đoan của một thời đại khác, là những cái
đã xua đuổi lý trí một cách triệt để. Trong cuộc chiến vĩnh cửu với lý trí chưa bao giờ tình cảm bị Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
32
chiến bại. Cho dù đám đông không còn muốn nghe những lời của thánh thần và tôn giáo nữa, là
những thứ đã thống trị họ trong một thời gian dài, nhưng chưa bao giờ người ta lại thấy họ dựng
lên nhiều tượng đài và nơi thờ cúng như trong suốt thế kỷ qua. Phong trào nông dân, nổi tiếng
với tên gọi Boulangismus, đã chững minh cho thấy, bản năng tôn giáo của đám đông dễ có khả
năng đổi mới như thế nào. Ngày đó không có một quán làng nào là không thấy có treo ảnh của
người anh hùng. Người ta gán cho ông ta một sức mạnh có thể xóa tan mọi sự bất công, mọi thứ
tội lỗi, và hàng ngàn con người đã hiến dâng cho ông ta mạng sống của họ. Vị trí nào sẽ dành
cho ông ta trong lịch sử, nếu như tính cách của ông ta cũng theo kịp những huyền thoại về ông
ta!
Tôn giáo không có thánh thần: Chủ nghĩa vô thần
Cũng là một điều nhỏ và hơi thừa khi nhắc lại, đám đông cần có một tôn giáo. Bởi tất cả các học
thuyết chính trị, tôn giáo, xã hội tìm thấy được ở đám đông sự tiếp thụ chỉ với điều kiện, rằng
chúng phải mang một hình thức tôn giáo, trong đó không tồn tại bất kỳ một sự tranh luận nào.
Nếu một khi có thể vận động được đám đông tiếp nhận chủ nghĩa vô thần, thì sau đó chủ nghĩa
này sẽ hoàn toàn trở thành sự sục sôi không khoan nhượng của một tình cảm mang tính tôn giáo,
và chẳng bao lâu sẽ trở thành sự sùng bái thể hiện ở những hình thức bên ngoài của nó. Một thí
dụ kỳ quặc về điều này cho chúng ta, đó là sự phát triển của một nhóm nhỏ theo chủ nghĩa thực
chứng. Nó giống như bất kỳ một người nào theo chủ nghĩa hư vô, mà câu chuyện của nó chúng
ta đã được Dostojewskij, một con người cực kỳ sâu sắc kể lại, đã đập tan những hình tượng
thánh thần và thiêng liêng trên bàn thờ nơi thờ phụng, dập tắt những ngọn nến và không một chút
lưỡng lự thay thế những thứ đã bị đập nát đó bởi những tác phẩm của một triết gia vô thần; sau
đó nó thắp lại những ngọn nến đã tắt một cách hoàn toàn thành kính. Đối tượng của niềm tin tôn
giáo trước đó của nó đã hoàn toàn trở thành một đối tượng khác, thế nhưng liệu ta có thể quả
quyết rằng, tình cảm tôn giáo của nó cũng đã thay đổi?
Tôi nhắc lại một lần nữa: những sự kiện lịch sử nào đó, và cụ thể là những sự kiện quan trọng
nhất, ta chỉ có thể hiểu được nó, nến như ta chú ý đền hình thức mà các niềm tin của đám đông
tiếp nhận. Nhiều hiện tượng xã hội cần phải để cho các nhà tâm lý học nghiên cứu hơn là để cho
các nhà khoa học tự nhiên. Nhà sử học Taine của chúng ta đã nghiên cứu về cách mạng như là
một nhà khoa học tự nhiên làm và đã nhiều lần không phát hiện ra được diễn biến thực sự của
các sự kiện. Ông ta quan đã sát sự việc một cách tuyệt vời, nhưng bởi vì không biết đầy đủ về
tâm lý học đám đông, cho nên, là một tác giả lừng danh ông ta cũng không thể nào giải thích nổi
các nguyên nhân của chúng. Bởi vì các sự kiện đẫm máu, tàn bạo và hỗn loạn đã làm ông ta sửng
sốt, bởi vậy, dường như đối với ông ta những anh hùng trong các thiên sử ca lớn chỉ là một bầy
người hoang dã động kinh, bán mình một cách không kiểm chế cho bản năng. Những hành động
bạo lực của cách mạng, những sự chém giết, các nhu cầu khuếch trương, sự tuyên chiến với tất
cả các vua chúa của nó chỉ có thể giải thích được, nếu người ta hiểu ra, rằng tất cả chỉ để phục vụ
cho sự củng cố một niềm tin tôn giáo mới. Phong trào cải cánh tôn giáo, đêm thảm sát ở đền
Bartholomeus, các cuộc chiến tranh giữa các tôn giáo, tòa dị giáo, sự kiện của những ngày khủng
khiếp... tất cả đều là những hiện tượng cùng loại dưới tác động của tình cảm tôn giáo, nó cần
thiết để hủy diệt tất cả, bằng lửa và bằng gươm đao, những gì cản trở sự truyền bá một niềm tin
mới. Cách thức của tòa dị giáo là cách thức của những con người có niềm tin chân thật nhất; họ
chẳng phải là những tín đồ nếu như họ đã làm khác đi. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
33
Những cuộc cách mạng, giống như tôi đã kể, chỉ có thể xảy ra, nếu tâm hồn đám đông truyền cho
chúng sức sống. Những kẻ bạo quyền độc đoán nhất cũng không thể tạo ra chúng. Những nhà sử
học, những người đã chỉ cho chúng ta thấy cái đêm thảm sát ở đền Bartholomeus là tác phẩm của
một ông vua, họ đều đã có quá ít hiểu biết về tâm lý học đám đông cũng như về tâm lý của các vị
vua. Những sự biểu lộ kiểu như vậy chỉ có thể bắt nguồn từ tâm hồn đám đông. Quyền lực vô
biên của một kẻ thống trị tùy tiện nhất cũng chỉ đủ để thúc đẩy hoặc ngăn cản chút ít cái thời
điểm xảy ra. Không, không phải các ông vua đã gây ra vụ tàn sát ở đền Bartholomeus, gây ra
những cuộc chiến tranh tôn giáo, và không phải Robespierre, Danton hoặc Saint-Just là những
nguyên tác của sự kiện "những ngày khủng khiếp". Đằng sau những sự kiện như vậy người ta lại
luôn tìm thấy cái tâm hồn đám đông.
Tập 2 - Các quan điểm và đức tin của đám
đông
Chương 1: Những động lực từ xa của các đức tin và quan điểm của đám đông
Cho đến đây chúng ta đã nghiên cứu về trạng thái tinh thần của đám đông. Chúng ta đã biết về
cách họ cảm nhận, suy nghĩ, và cách họ rút ra kết luận. Bây giờ chúng ta muốn xem, quan điểm,
đức tin của họ đã hình thành và được củng cố vững chắc bằng cách nào. Có hai kiểu động lực
khác nhau quyết định các quan điểm và đức tin đó: đó là các động lực trực tiếp và các động lực
gián tiếp.
Các động lực gián tiếp tạo cho đám đông khả năng tiếp nhận những đức tin nhất định nào đó và
ngăn cản sự thâm nhập của các đức tin khác. Nó chuẩn bị mảnh đất, trên đó người ta thấy những
ý tưởng bất chợi nhú lên, sức mạnh và tác động của chúng làm cho ta ngạc nhiên, nhưng đó chỉ
là có vẻ như bất chợt. Sự bột phát và trở thành hiện thực của các ý tưởng nào đó trong đám đông
thường thể hiện một cách đột ngột nhanh như chớp. Tuy nhiên đó chỉ là tác động bề mặt, những
gì đằng sau nó thường là cả một công việc chuẩn bị lâu dài.
Những công việc lâu dài này, nếu không có chúng các ý tưởng sẽ mãi là vô dụng, đứng bên trên
chúng là những động lực trực tiếp. Các động lực trực tiếp truyền sự sống cho niềm tin của đám
đông - nghĩa là cung cấp cho ý tưởng hình dạng của nó và giải phóng nó cùng với tất cả những
hậu quả của nó. Những động lực trực tiếp này là cơ hội để hình thành những quyết định dẫn đến
sự nổi dậy một cách bùng phát của một tập thể - từ đó dẫn đến nổ ra sự nổi loạn hoặc một quyết
định đình công, sự nổi dậy này sẽ đưa một con người nào đó vào vị trí quyền lực được đa số nhất
trí hoặc nó sẽ hạ bệ một chính phủ. Trong tất cả các sự kiện lớn của lịch sử người ta có thể nhận
thấy những tác động không ngừng của hai loại động lực này. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất
người ta có thể lấy ra, đó chính là cuộc cách mạng Pháp, động lực gián tiếp của nó là những phê
phán của giới trí thức và sức ép của giới quý tộc. Những tâm hồn của đám đông được chuẩn bị
như vậy, cho nên rất dễ bị khích động bởi những động lực trực tiếp, ví dụ như những lời hiệu Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
34
triệu của các nhà diễn thuyết và sự phản kháng của triều đình chống lại cả những cải cách không
quan trọng.
Những động lực gián tiếp bao gồm những yếu tố chung, là nền tàng của tất cả các đức tin và
quan điểm, đó là: chủng tộc, các truyền thuyết, thời gian, các thể chế và giáo dục.
Chúng ta sẽ nghiên cứu từng vấn đề một.
§1. Chủng tộc
Động lực hàng đầu cần phải phân tích đó chủng tộc, bởi vì chỉ riêng nó đã mang nhiều ý nghĩa
hơn tất cả những thứ còn lại. Tôi đã khảo sát nó đầy đủ trong một bài viết khác và thấy rằng
không cần phải quay trở lại một cách cụ thể ở đây. Tôi đã chỉ ra trong bài viết đó, rằng một đám
đông lịch sử là cái gì và nếu như những đặc điểm tính cách của nó được hình thành, khi đó
những tố chất văn hóa của nó, những đức tin của nó, các thể chế của nó, nghệ thuật của nó, nghĩa
là tóm lại, tất cả mọi yếu tố văn hóa sẽ tạo nên cái sắc thái bên ngoài của tâm hồn. Sức mạnh của
tâm hồn lớn đến nỗi, không có một yếu tố nào có thể truyền được từ một dân tộc này sang một
dân tộc khác mà không phải trải qua một sự biến đổi sâu sắc nhất [1]. Môi trường, các hoàn
cảnh, các sự kiện phản ánh lại những tác động xã hội nhất thời. Chúng có thể là những tác động
quan trọng, nhưng những ảnh hưởng này luôn chỉ là những ảnh hưởng nhất thời, nếu nó đối lập
với những ảnh hưởng của chủng tộc, nghĩa là, đối lập với toàn bộ phả hệ.
Chúng ta sẽ còn có cơ hội trong nhiều chương của bài viết này để quay lại với vấn đề ảnh hưởng
của chủng tộc và để nhận ra rằng, nó đủ mạnh để có thể khống chế được những tính cách đặc biệt
của tâm hồn đám đông. Từ đó dẫn đến thực tế, các đám đông thuộc các nước khác nhau có sự
khác biệt rất lớn trong đức tin và cách ứng xử và cách thức họ bị tác động cũng không giống
nhau.
§2. Các truyền thuyết
Truyền thuyết chứa đựng những ý tưởng, những đòi hỏi và tình cảm của thời trước đó. Nó tạo
nên sự thống nhất của chủng tộc và đè lên chúng ta với tất cả sức nặng của nó.
Từ khi phôi thai học chỉ ra những ảnh hưởng vô cùng lớn của quá khứ vào sự phát triển của sinh
vật, các nhà sinh vật học đã đổi hướng, và các nhà sử học cũng sẽ làm như vậy, nếu như những
tư duy kiểu này tiếp tục lan rộng. Hiện giờ nó vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ, và nhiều
nhà lãnh đạo quốc gia do đó vẫn còn dừng lại ở những quan điểm lý thuyết của thế kỷ trước, họ
tin rằng, một xã hội có thể tách rời khỏi quá khứ của nó và có thể tự đổi mới từ gốc mà chỉ cần
duy nhất dựa vào lý trí.
Dân tộc là một cơ thể sinh học được tạo nên từ quá khứ. Như tất cả các cơ thể khác nó chỉ có thể
tự thay đổi qua quá trình tích lũy từ từ những yếu tố di truyền.
Những người lãnh đạo thực sự của một dân tộc chính là các truyền thuyết; và như tôi đã nhiều
lần nhắc đến, chỉ có những hình thức bên ngoài mới dễ thay đổi. Không có truyền thuyết, có
nghĩa là không có tâm hồn, sẽ không thể có văn hóa. Sở dĩ như thế bởi vì, loài người, từ khi nó Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
35
xuất hiện trên thế giới này, có hai nhiệm vụ vĩ đại là tạo nên một mạng lưới những truyền thuyết
và xóa bỏ chúng khi đã hết tác dụng. Không có nền văn hóa nào lại không có những truyền
thuyết gắn chặt với nó, và không có sự xóa bỏ chúng một cách từ từ sẽ không thể có tiến bộ. Khó
khăn ở chỗ, là tìm được điểm cân bằng giữa bảo tồn và thay đổi. Đây cũng là một điều nan giải.
Nếu một dân tộc có nhiều dòng họ kiên quyết bám giữ lấy những thói quen, như thế không thể
nào có sự thay đổi, nó giống như Trung quốc, sẽ không có khả năng trở nên hoàn thiện. Ngay cả
những thay đổi bằng vũ lực cũng không có tác động gì, bởi vì sau đó hoặc là những mắt xích bị
giằng đứt sẽ được chắp nối trở lại và quá khứ sẽ quay về địa vị thống trị một cách không thay đổi
như trước đây hoặc là những mảnh đứt sẽ nằm riêng rẽ để rồi chẳng bao lâu sau chúng biến dạng
thành một sự hỗn loạn.
Như vậy nhiệm vụ của một dân tộc là phải giữ dìn những cái đặc trưng của quá khứ bằng cách
dần dần thay đổi chúng. Dân La mã cổ đại và dân Anh hiện thời có lẽ gần như là những dân tộc
duy nhất đã thực hiện được nhiệm vụ này.
Chính những đám đông, và cụ thể là những đám đông được hợp thành từ các giai cấp, là những
kẻ bảo vệ một cách kiên trì nhất những ý tưởng được lưu truyền và chống lại sự thay đổi các ý
tưởng đó một cách ngoan cố nhất. Tôi đã đề cập đến tính bảo thủ của đám đông và đã chỉ ra
rằng, nhiều cuộc nổi loạn kết thúc chỉ với sự thay đổi về ngôn từ. Khoảng cuối thế kỷ 18, do có
hiện tượng đập phá các nhà thờ, săn đuổi và chặt đầu giáo sĩ, đàn áp các biểu tượng công giáo
nói chung, người ta đã tin rằng như vậy những ý tưởng tôn giáo cũ đã bị tước bỏ hết quyền lực;
thế nhưng chỉ vài năm sau, dưới áp lực của đòi hỏi chung, các biểu tượng tôn giáo bị xóa bỏ
trước đây đã đựợc khôi phục trở lại [2].
Không có thí dụ nào tốt hơn thế để chỉ ra quyền lực của thói quen đối với tâm hồn đám đông như
thế nào. Những thần tượng kinh khủng nhất không trú ngụ ở các đền đài, và những kể chuyên
chế tàn bạo nhất không sống trong các cung điện. Nếu quả như vậy chúng rất dễ bị lật đổ. Nhưng
những ông chủ vô hình thống trị tâm hồn chúng ta, đều thoát khỏi mọi sự tấn công và chỉ bị suy
yếu bởi sự hao mòn từ từ kéo dài hàng thế kỷ.
§3. Thời gian
Trong các vấn đề về cộng đồng cũng như các vấn đề về xã hội, một trong những yếu tố có tác
động mạnh nhất đó là thời gian. Nó quả thật là kẻ sáng tạo và đồng thời cũng là kẻ tàn phá vĩ đại.
Nó đã làm nên những ngọn núi từ vô số những hạt bụi li ti, và từ những tế bào bé nhỏ của thời
địa chất xa xăm nó đã nâng lên chân giá trị con người. Sự tác động của hàng trăm thế kỷ đủ để
biến đổi bất kỳ một hiện tượng nào. Người ta có lý khi nói rằng, những con kiến, nếu có đủ thời
gian, chúng có thể san bằng cả ngọn Montblanc. Nếu một bản thể nào đó có sức mạnh diệu kỳ để
có thể thay đổi thời gian một cách tùy thích, nó sẽ có được cái quyền lực như những tín đồ đã
từng gán cho các thánh thần của họ.
Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian đến các quan điểm của đám
đông. Dưới góc độ này tác động của nó cũng vô cùng lớn y như vậy. Nó bắt các thế lực to lớn
như những thế lực của đám đông phải phụ thuộc vào nó, những thế lực mà nếu không có nó sẽ
không thể hình thành. Nó đã để cho các tín điều nảy sinh và tàn lụi. Các tín điều tiếp nhận được
sức mạnh từ nó và cũng chính nó đã lại lấy đi sức mạnh của các tín điều này. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
36
Thời gian dọn đường cho các quan điểm và tín điều của đám đông, có nghĩa là tạo ra mảnh đất
cho chúng nảy mầm. Từ đó dẫn đến, những ý tuởng nào đó chỉ có thể trở thành thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định, và sau đó không thể được nữa. Thời gian gom lại vô số những
tàn dư của các tín điều và cảm nghĩ, từ đó hình thành nên những ý tưởng của thời đại. Chúng
không nảy mầm một cách tình cờ hoặc tùy ý. Cội rễ của chúng nằm sâu trong quá khứ. Một khi
chúng đâm hoa, nghĩa là hoa của chúng đã có được một thời gian chuẩn bị, và để có thể hiểu
được cội nguồn của chúng người ta phải luôn đi ngược trở lại. Chúng là những đứa con gái của
quá khứ và là những người mẹ của tương lai, nhưng lại luôn là nô lệ của thời gian.
Chính vì thế thời gian là thày học thực sự của chúng ta, và người ta chỉ cần cứ để cho nó điều
hành để xem mọi vật đã thay đổi như thế nào. Ngày nay chúng ta lo lắng vì những đòi hỏi của
đám đông, và về những sự tàn phá, những đảo lộn mà nó đã làm cho ta cảm thấy trước. Thời gian
mình nó sẽ đứng ra làm lại sự cân bằng. "Không có trật tự nào", Lavisse viết rất chính xác, "được
lập nên trong một ngày. Các tổ chức chính trị và xã hội là những tác phẩm đòi hỏi phải có thời
gian hàng thế kỷ; chủ nghĩa phong kiến trước đấy tồn tại một cách không hình dạng và lộn xộn
hàng bao thế kỷ cho đến khi nó tìm được một hướng đi; chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối cũng có
hàng thế kỷ mới có thể có đựợc những phương tiện thống trị phù hợp và cũng đã từng xảy ra
những rối loạn lớn trong giai đoạn chuyển tiếp đó."
§4. Các thể chế chính trị và xã hội
Cái suy nghĩ, các thể chế có thể giúp loại bỏ những điều tệ hại của xã hội, sự tiến bộ của một dân
tộc là kết quả của sự hoàn thiện hiến pháp và chính quyền, và những thay đổi xã hội có thể đạt
đến qua các sắc lệnh, là kiểu suy nghĩ nói chung vẫn còn rất phổ biến. Xuất phát điểm của cuộc
cách mạng Pháp cũng từ một ý nghĩ như vậy, và các học thuyết xã hội hiện đại cũng dựa trên nó.
Các kinh nghiệm tiếp nối đã không thể mảy may làm suy chuyển chút nào sự điên loạn kinh
khủng này. Các nhà triết học và các nhà sử học đã cố gắng một cách tuyệt vọng để chứng minh
sự vô nghĩa của nó. Dù sao đi nữa họ đã chỉ ra một cách dễ dàng, rằng tất cả các thể chế đều là
những đứa con gái của các ý tưởng, tình cảm, và đạo đức, và rằng các ý tưởng, các tình cảm, các
đạo đức sẽ không thể biến đổi bởi việc sửa đổi những điều luật. Một dân tộc không lựa chon các
thể chế xã hội một cách tùy tiện, cũng giống như con người ta ít có khả năng chọn màu mắt hoặc
màu tóc. Các thể chế và các hình thức chính phủ là sản phẩm của chủng tộc. Còn xa chúng mới
có thể là kẻ sáng tạo của một thời đại, chúng chỉ là những kẻ được thời đại tạo nên. Người ta
không lãnh đạo dân dựa theo tính khí nhất thời của họ mà dựa theo tính cách của họ. Việc xây
dựng một trật tự nhà nước đòi hỏi thời gian hàng thế kỷ, và trật tự đó cũng cần tới hàng thế kỷ
cho sự biến đổi của nó. Các thể chế không mang một giá trị trực tiếp, bản thân nó không tốt mà
cũng chẳng xấu. Ở một thời điểm nó có thể là tốt đối với dân tộc này nhưng lại hoàn toàn không
tốt đối với một dân tộc khác.
Dân chúng như vậy tuyệt nhiên không hề có quyền lực để thực sự thay đổi các thể chế. Chắc
chắn những cuộc cách mạng bằng mọi giá có thể thay đổi tên của chúng, nhưng cái cốt lõi vẫn
nguyên như vậy. Cái tên chỉ là một nhãn hiệu trống rỗng, một nhà sử học quan tâm tới các giá trị
thực của các sự việc sẽ không cần để ý đến chúng. Cho nên nước Anh[3], là một nước dân chủ
nhất thế giới mặc dù nó có một chính phủ quân chủ, trong khi các nước Mỹ Latinh mặc dù cũng
có hiến pháp dân chủ nhưng lại bị thống trị bởi một chế độ chuyên quyền cứng rắn nhất. Không Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
37
phải chính phủ, mà tính cách của dân chúng quyết định số phận của họ. Sự thật này trong một bài
viết trước đây tôi cũng đã dẫn ra những ví dụ để chứng minh.
Phung phí thời gian cho việc xây dựng hiến pháp, đúng là một cuộc phiêu lưu kiểu trẻ con, một
thực tiễn xa hoa phù phiếm. Sự cần thiết và thời gian sẽ đảm nhận công việc của chúng, chỉ cần
người ta cứ để mặc chúng điều hành. Nhà sử học vĩ đại Macaulay đã viết một câu, mà các nhà
lãnh đạo ở tất cả các nước Mỹ Latinh phải nên học thuộc lòng, rằng người Anglo-Xắc son đã làm
như thế. Sau khi nêu ra những ví dụ về các điều luật, chúng dường như mang lại ích lợi, nhìn
theo quan điểm của lý trí thuần túy, nhưng đã tạo nên một sự hỗn độn của những cái vô lý và
mâu thuẫn, ông ta đã tiến hành so sánh hàng tá các hiến pháp của các dân tộc La tinh, đã bị thất
bại bởi những biến động ở châu Âu và châu Mỹ, với hiến pháp của nước Anh và cuối cùng chỉ
ra, rằng hiến pháp nước này đã chỉ biến đổi rất từ từ, từng phần một dưới tác động của sự cần
thiết trực tiếp, nhưng không bao giờ bởi những cơ sở lý trí được tính toán trước. "Đừng bao giờ
chú ý đến trật tự, mà phải chú ý đến tính thiết thực, đừng bao giờ xóa bỏ một sự ngoại lệ, chỉ vì
nó là một sự ngoại lệ, đừng bao giờ đưa ra một cái mới, trừ khi cảm thấy đã không thể nào chịu
đựng nổi, và nếu phải đổi mới cũng chỉ ở mức vừa đủ để xóa đi cái cảm giác không thể chịu
đựng được kia, đừng bao giờ đề nghị làm những gì vượt quá cái cần thiết để giải quyết một vấn
đề đơn lẻ đang được thực hiện: đó là những quy tắc chung, đã được vận dụng từ thời Johanne
cho đến thời của Vitoria qua hơn 250 nhiệm kỳ quốc hội của chúng ta."
Ta phải bắt đầu với các điều luật và thể chế của lần lượt từng dân tộc một, để chỉ ra xem nó thể
hiện đến mức độ nào các đòi hỏi của một chủng tộc và tại sao phải không nên thay đổi một cách
thô bạo. Người ta có thể tranh luận về những ưu và khuyết điểm của sự tập trung hóa một cách
triết lý, nhưng nếu chúng ta nhận thấy, một dân tộc được hình thành từ những chủng tộc như thế
nào, đã cố gắng cả ngàn năm để từng bước đạt đến sự tập trung hóa ra sao, nếu chúng ta khẳng
định rằng, một cuộc cách mạng vĩ đại, mà mục đích của nó là đập tan mọi thể chế của quá khứ,
đã bắt buộc phải nhìn ra, không chỉ đã thừa nhận sự tập trung hóa đó mà còn phóng đại hơn thế
nữa, như vậy chúng ta có thể nói rằng, nó là kết quả của những tính cần thiết có cơ sở, là một kết
quả trực tiếp của thực tại và chúng ta chỉ có thể trách cứ sự thiếu tầm nhìn của các chính trị gia,
những người đã kích động họ nổi dậy. Nếu giả sử vì một sự tình cờ nào đó quan điểm của họ
chiến thắng, thì thắng lợi đó có nghĩa là tín hiệu của một sự vô chính phủ toàn diện[4], hơn nữa
nó sẽ dẫn đến một sự tập trung hóa còn nặng nề hơn trước đây.
Từ những điều trên đây có thể kết luận rằng, người ta không nên tìm phương tiện để làm chuyển
động tâm hồn đám đông một cách lâu dài ở trong các thể chế. Một số nước nhất định với các thể
chế dân chủ, như nước Mỹ chẳng hạn, đã phát triển một cách rực rỡ, trong khi những nước khác,
như các nước gốc Tây ban nha, mặc dù có các thể chế về cơ bản giống nhau, nhưng đã phải chìm
đắm trong sự vô chính phủ đáng buồn nhất. Các thể chế này không lên quan gì đến độ lớn của
một dân tộc này cũng như chẳng liên quan gì đến sự tàn lụi của một dân tộc khác. Các dân tộc
luôn luôn bị tính cách của họ thống trị, và tất cả các thể chế nào không phù hợp một cách mật
thiết với tính cách đó chúng sẽ chẳng khác gì một bộ đồ đi mượn, một sự hóa trang nhất thời. Dĩ
nhiên cũng có những cuộc chiến tranh đẫm máu và những cuộc cách mạng long trời lở đất để lập
nên những thể chế, mà người ta gắn cho chúng một sức mạnh siêu nhân như là những phép màu
của các bậc thánh thần có thể phù phép ra hạnh phúc. Trong một ý nghĩa nhất định ta có thể nói,
rằng: Các thể chế có tác động vào tâm hồn đám đông, bởi vì nó đã tạo nên các cuộc nổi dậy như
vậy. Sự thật là không phải các thể chế đã tác động như thế, bởi vì chúng ta biết, rằng nó chiến Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
38
thắng hay thất bại, tự nó chẳng có giá trị gì. Nếu chúng ta theo dõi chuỗi các thắng lợi của nó,
chúng ta theo dõi chỉ những ảo ảnh.
§5. Giảng dạy và giáo dục
Giữ vị trí hàng đầu trong các ý tưởng chủ đạo của thời đại chúng ta là ý tưởng, rằng giảng dạy có
một kết quả nhất định làm cho con người tốt lên và không những thế còn có thể làm cho chúng
trở nên giống nhau. Chỉ bằng cách lặp đi lặp lại, câu này cuối cùng đã trở thành một trong những
câu không gì lay chuyển nổi của nền dân chủ. Nó đã trở nên bất khả xâm phạm giống như những
giáo lý một thời của nhà thờ.
Nhưng ở điểm này, cũng như ở nhiều điểm khác nữa, các ý tưởng của nền dân chủ đã trái ngược
một cách rõ nét nhất đối với những kết quả và những kinh nghiệm thu lượm được từ tâm lý học.
Nhiều triết gia ưu tú, đặc biệt trong đó có Herbert Spencer, đã có thể chứng minh một cách dễ
dàng, rằng việc giảng dạy không làm cho con người trở nên đạo đức hơn cũng chẳng làm cho nó
hạnh phúc hơn, việc giảng dạy không làm thay đổi bản năng cũng như ham muốn của con người,
và nếu không được tiến hành tốt nó thậm chí còn gây hại nhiều hơn là làm lợi. Các chuyên gia
thống kê đã xác nhận quan điểm này, bằng cách họ đã chỉ ra, rằng số lượng tội phạm đã tăng lên
cùng với sự mở rộng phạm vi giảng dạy hoặc ít nhất là với một kiểu giảng dạy nào đó; rằng kẻ
thù tồi tệ nhất của xã hội, những kẻ vô chính phủ, thường xuất thân từ những trường học tốt nhất.
Một công chức tòa án cấp cao, ông Adolphe Guillot, đã tường trình, rằng hiện nay ước tính có
khoảng ba ngàn tội phạm có học trên một ngàn tội phạm không có học, và trong khoảng thời
gian năm mươi năm qua số tội phạm đã tăng từ 227 lên đến 552 trên tổng số một nghìn dân, có
nghĩa là chúng đã tăng khoảng 133%. Ông ta, trong sự nhất trí với các đồng nghiệp khác, cũng
đẵ phát hiện ra, rằng số lượng tội phạm đặc biệt tăng ở tầng lớp trẻ, những người theo học tại các
trường miễn phí bắt buộc thay vì học trường tư.
Dĩ nhiên không bao giờ ai đó lại khẳng định, rằng sự giảng dạy được tiến hành tốt không thể đem
lại những kết quả thực tiễn, có ích, chí ít nếu không phải trên phương diện đạo đức thì cũng có
thể trên phương diện mở ra các khả năng nghề nghiệp. Đáng tiếc là, và đặc biệt trong ba mươi
năm lại đây, các dân tộc La tinh đã xây dựng nền giáo dục của họ trên những cơ sở hoàn toàn sai
lầm và mặc dù đã có những phân tích của những bộ óc thông thái, họ vẫn cứ bám giữ lấy những
sai lầm đáng buồn đó của họ. Bản thân tôi trong các bài viết khác nhau [5] đã chỉ ra, rằng nền
giáo dục của chúng ta hiện nay đã biến số đông những con người, được đảm bảo chuyện học
hành, trở nên kẻ thù của xã hội, với số lượng đông gấp nhiều lần những kể theo đuôi chủ nghĩa
xã hội, một hình thức xã hội tồi tệ nhất.
Mối nguy trước hết của nền giáo dục này, chính xác ra là nền giáo dục của các dân tộc La tinh,
nằm ở sự nhầm lẫn cơ bản về mặt tâm lý học, những tưởng rằng tri thức phát triển lên từ sự học
thuộc lòng những gì có trong sách giáo khoa. Thậm chí người ta đã cố gắng học càng nhiều đến
mức có thể, và từ trường phổ thông cho đến việc làm bằng tiến sĩ hoặc thi quốc gia, con người
trẻ tuổi đã tự nhồi vào đầu mình nội dung của hàng đống sách vở, mà không hề tự luyện tập khả
năng phán xét hoặc năng lực đúc kết của mình. Sự học tập đối với anh ta là đọc thuộc lòng và
vâng lời. "Học bài, là phải biết một cách thuộc lòng ngữ pháp hoặc một phân đoạn, nhắc lại trôi
chảy, và làm theo đúng", nguyên bộ trưởng giáo dục Jules Simon viết, "đó là một kiểu giáo dục Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
39
kỳ quặc, trong đó mỗi một cố gắng chỉ nhằm chứng minh cho niềm tin vào sự không bao giờ sai
lầm của giáo viên và nó dẫn đến việc hạ thấp và làm suy giảm năng lực của chúng ta."
Giả như giáo dục kiểu đó chỉ mỗi là điều vô tích sự, thì ta còn có thể chấp nhận nó và tiếc cho
những đứa trẻ bất hạnh, đáng lẽ được học những cái cần thiết hơn thì người ta lại dạy chúng về
gia phả của những người con của dòng họ Chlotar, về những cuộc chiến tranh giữa Neustria và
Austrasia hoặc về những sự phân tách trong động vật học; nhưng đâu chỉ có thế, nó còn tạo nên
một nguy cơ nghiêm trọng hơn nhiều, nó gây ra ở những kẻ được giáo dục kiểu như vậy một sự
phản kháng mạnh mẽ chống lại những quan hệ, mà từ đó chúng sinh, và tạo nên một ham muốn
mãnh liệt nhằm thoát ra khỏi các mối quan hệ.đó. Công nhân không muốn là người công nhân
nữa, nông dân không muốn mãi là nông dân và những người ở tầng lớp thấp cuối cùng trong xã
hội nhận thấy, đối với con em của họ sẽ không còn khả năng phát triển nào khác ngoài con
đường làm công chức với một đồng lương đảm bảo. Đáng lý phải chuẩn bị cho con người hành
trang đi vào cuộc sống, thì trường học chỉ chuẩn bị cho họ để vào được những vị trí của hệ thống
công quyền, mà ở đó người ta chẳng cần có chút nỗ lực nào cũng có được kết quả. Nó tạo ra
ngay trước chân của bậc thang xã hội một đạo quân chống đối, bất mãn với số phận của mình, và
luôn sẵn sàng nổi loạn; và ở bên trên các bậc thang đó là tầng lớp tư sản của chúng ta, môt tầng
lớp bàng quang, đồng thời lại hay nghi ngờ và cuồng tín, có một sự tin tưởng quá mức vào sự
bảo hộ của nhà nước, cái mà họ cũng thường xuyên chửi bới, bởi vì họ luôn đổ thừa những sai
lầm của mình cho chính phủ và không hề có khả năng làm một cái gì mà không có sự chỉ bảo của
cấp trên.
Nhà nước chỉ có thể sử dụng hết một số nhỏ các trợ lý, để cho họ làm việc với sự giúp đỡ của
cách tài liệu hướng dẫn và trả lương cho công việc của họ, số còn lại sẽ không có việc làm. Nó
bắt buộc phải chọn ra trong đó những người đầu tiên để nuôi ăn và coi những người còn lại là kẻ
thù. Từ ngọn đến gốc của kim tự tháp xã hội hiện nay tích tụ một đội quân đông đảo những trợ lý
trong tất cả các cơ quan khác nhau. Một thương gia đã phải rất khó nhọc khi đi tìm một người
thay thế trong đám đó, nhưng trong khi đó lại có hàng ngàn người chầu chực để cố vào được các
vị trí bình thường nhất của chốn công quyền. Chỉ tính riêng trong bộ giáo dục đã có đến hàng hai
chục ngàn giáo viên không có công việc, họ chê các công việc trên đồng ruộng hoặc ở công
xưởng và chỉ cố bám cho được nhà nước để có thể sống qua ngày. Bởi số lượng được chọn vào
làm việc hạn chế, cho nên mặc nhiên số người bất mãn sẽ cực lớn. Họ sẵn sàng tham gia vào bất
kỳ cuộc cách mạng nào, bất kể kẻ lãnh đạo là ai và với mục đích gì. Sự tiếp thụ những kiến thức
vô bổ là một phương tiện chắc chắn gây nên sự phẫn nộ ở con người[6].
Giáo dục cổ điển và giáo dục hướng nghiệp
Rõ ràng là đã quá muộn để chống lại một trào lưu như vậy. Chỉ có mình kinh nghiệm, là người
thày cuối cùng, sẽ đảm nhận việc chỉ ra cho chúng ta những sai lầm của bản thân. Một mình nó
đủ mạnh, để chứng minh cho chúng ta thấy sự cần thiết phải thay thế những sách giáo khoa đáng
kinh tởm của chúng ta, thay thế những kỳ thi thảm hại bằng một sự giáo dục hướng nghiệp, để
khuyến khích cổ vũ thanh niên trở lại với đồng ruộng với công xưởng, với sự nghiệp khai hóa
thuộc địa, là những cái ngày nay đã bị sao nhãng. Giáo dục hướng nghiệp, là cái đã được tinh
thần khai sáng cổ vũ, là cái ông cha chúng ta ngày xưa đã từng tiếp nhận, và là cái mà những dân
tộc, ngày nay với lòng quyết tâm, với năng lực hành động, và với đầu óc kinh doanh đang thống
trị thế giới, đã có ý thức dìn giữ. Trong những trang khá đặc biệt ở các tác phẩm của mình, ít nữa Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
40
tôi sẽ dẫn ra một số điểm cơ bản làm ví dụ, ông Taine đã chỉ ra một cách rõ ràng, rằng nền giáo
dục của chúng ta hồi xưa cũng gần giống như nền giáo dục của nước Anh hoặc nước Mỹ hiện
nay, và qua những so sánh quan trọng giữa hệ thống giáo dục La tinh với hệ thống giáo dục
Anglo-Xắcson, ông ta đã chỉ ra một cách rất rõ ràng những kết quả của hai hệ thống giáo dục.
Hình như người ta vẫn đang còn có thể chấp nhận mọi nỗi khó chịu đối với nền giáo dục cổ điển
của chúng ta, ngay cả khi nếu như nó chỉ đào tạo ra những kẻ mất gốc và những kẻ bất mãn, và
thậm chí khi mà sự tiếp thụ một cách qua loa các kiến thức, nhắc lại một cách không sai sót
những gì trong sách giáo khoa đều được coi là nền tảng cho sự nâng cao kiến thức. Có phải thực
sự như vậy không? Không phải thế! Năng lực phán xét, kinh nghiệm, năng lực hành động và tư
cách là những điều kiện để thành công trong cuộc sống, là những cái không thể học được từ sách
vở. Sách vở là những thứ cần thiết để tra cứu, tuy nhiên sẽ hoàn toàn vô tích sự khi phải nhớ cả
một đoạn dài trong đầu.
Rằng giáo dục hướng nghiệp làm cho trí tuệ phát triển ở mức mà giáo dục cổ điển không thể nào
đạt tới, đã được Taine chỉ ra rất rõ trong những dòng viết sau: "Các ý tưởng chỉ hình thành nên
trong môi trường tự nhiên và thực tế của nó. Những mầm mống của chúng sẽ được nuôi nấng bởi
vô số những ấn tượng cảm nhận được, là những cái mà người thanh niên trai trẻ tiếp thụ hàng
ngày ở công xưởng, ở hầm mỏ, ở tòa án, ở nơi làm việc, ở bến cảng, ở bệnh viện, trong lúc quan
sát các công cụ lao động, các nguyên vật liệu, và trong hoạt động kinh doanh, khi có mặt khách
hàng, khi có mặt của những người thợ, khi công việc được tiến hành tốt hoặc không tốt, khi kinh
doanh có hiệu quả hoặc thua lỗ. Tất cả những cái đó là những cảm nhận nho nhỏ đặc biệt của cặp
mắt, của đôi tai, của hai bàn tay và cả của mùi vị nữa, chúng được tiếp nhận và xử lý một cách
không cố ý, chúng tự sắp đặt một cách trật tự trong anh ta, để rồi sau đó sớm hoặc muộn chúng
truyền cho anh ta những cảm hứng về những mối liên kết mới, về sự đơn giản hóa, về sự tiết
kiệm, sự hoàn hảo hoặc về sự phát minh. Tất cả những mối liên kết quý báu này, là những điều
kiện cần phải được khuyến khích và không thể thiếu để giúp cho thanh niên Pháp phát triển, thế
nhưng chúng đã bị cướp đi và lại đúng vào lúc ở cái tuổi rực rỡ nhất: bảy hoặc tám năm anh ta bị
nhốt trong trường học, bị cách ly khỏi kinh nghiệm trực tiếp của bản thân, cái kinh nghiệm thức
sự đã cho anh ta một khái niệm chính xác và sống động về các sự vật, về con người và những
hình thức ứng xử khác nhau."
"...Ít nhất chín trong mười thanh niên đã tiêu phí thời gian và công sức nhiều năm trời, là những
năm tháng rực rỡ nhất, quan trọng nhất, và rõ ràng là những năm quyết định nhất của cuộc đời: ta
cứ trừ đi trước hết khoảng một nửa hoặc hai phần ba trong số họ tham gia kỳ thi tuyển, tôi cho là
không đủ điều kiện để đi thi; thêm vào đó, trong số đủ điều kiện được thi và trúng tuyển, có một
nửa hoặc hai phần ba phải xét lai. Người ta đã trông chờ ở họ quá nhiều, khi đòi hỏi họ vào một
ngày nhất định trên ghế nhà trường hoặc trước bảng đen trong suốt hai giờ liền phải cung cấp
hàng đống kiến thức cứ như thể họ là một tài liệu tham khảo sống về tất cả mọi hiểu biết của loài
người, Quả nhiên ngày hôm đó trong hai giờ đồng hồ họ gần như là một tài liệu tra khảo sống
vậy, thế nhưng chỉ một tháng sau họ không còn được như thế nữa. Nếu thi lại ngay họ sẽ không
thể đỗ; Những cái trí nhớ của họ hấp thụ được là quá nhiều, khó tiêu hóa và liên tục trượt ra khỏi
đầu óc họ, và họ không nạp thêm được cái gì mới nữa. Năng lực trí tuệ của họ bị suy giảm,
nguồn sinh lực dồi dào cạn kiệt, con người ở vào giai đoạn kết thúc của sự phát triển đã xuất
hiện. Nếu anh ta đi làm và lập gia đình, anh ta sẽ phó mặc cho sự xoay vần, sống trong một vòng
tròn khép kín không biết đến bao giờ ra khỏi, anh ta cố thủ trong công sở của mình, thực hiện
đều đều công việc một cách không sai sót và không hề có ý định vượt ra khỏi phạm vi đó. Đó là Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
41
cái kết quả trung bình; cái thu được không bù lại nổi cái tổn phí. Ở Anh và ở Mỹ, nơi mà ở đó
tình hình cũng giống như ở Pháp hồi trước năm 1789, họ đã thực hiện một tiến trình hoàn toàn
ngược lại và thành quả đạt được cho thấy ngày sau lớn hơn ngày trước."
Nhà sử học tuyệt vời này tiếp theo đã chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục
của chúng ta so với hệ thống giáo dục Anglo-Xắcson. Ở đó sự giảng dạy không dựa trên sách vở
mà dựa trên chính sự vật. Ví dụ như, người kỹ thuật viên sẽ được đào tạo ngay trong xí nghiệp
chứ không phải ở trong trường học; mỗi người có thể đạt đến chính cái trình độ phù hợp với khả
năng nhận thức của mình, trở nên người công nhân hoặc thợ cả, nếu như anh ta không có khả
năng tiếp tục đi lên, và trở nên kỹ sư, nếu như khả năng của anh ta cho phép. Phương pháp này,
đối với toàn bộ xã hội nó dân chủ và thiết thực hơn là kiểu, đặt hướng đi của cuộc đời con người
phụ thuộc vào một kỳ thi kéo dài nhiều giờ đồng hồ mà anh ta phải tham gia vào độ tuổi mười
tám tới hai mươi.
"Trong bênh viện, trong hầm mỏ, trong nhà máy, trong công việc kiến trúc, công việc của luật
sư, người học trò đủ tiêu chuẩn nhập học, trong những năm tuổi trẻ của đời mình sẽ trải qua thời
gian học nghề và làm thử, tương tự như một thư ký cho một văn phòng hoặc một thợ sơn trong
công xưởng ở bên ta. Trước đó và cho đến khi vào làm anh ta có thể tham gia một vài khóa học
cơ bản, trong đó anh ta liên tục thu lượm các kết quả quan sát để bồi đắp cho mình các kiến thức
cơ sở phù hợp. Tùy theo khả năng, trong thời gian rỗi anh ta có thể theo học thêm các khóa học
về kỹ thuật để kết hợp với kinh nghiệm hàng ngày tùy theo mức độ của nó. Trong cách đào tạo
như vậy khả năng thực tiễn tự nó sẽ lớn lên và phát triển đến một độ tương ứng với năng lực của
học trò có thể cho phép đạt được, và phù hợp với sự đòi hỏi của công việc trong tương lai, điều
mà ngay từ bây giờ anh ta đặc biệt muốn vươn tới. Bằng cách như vậy thanh niên ở Anh và ở Mỹ
đã nhanh chóng phát huy được tất cả những gì có trong khả năng của mình. Với hai mươi lăm
tuổi, và nếu điều kiện thuận lợi có thể sẽ sớm hơn, anh ta đã trở thành một người thợ có ích, hơn
thế nữa có thể là một nhà kinh doanh độc lập, anh ta không chỉ là một cái bánh răng nhỏ mà còn
có thể là một động cơ. Ở Pháp, nơi mà nền giáo dục chủ yếu hoạt động theo hướng ngược lại, và
với mỗi một thế hệ con người ngày càng trở nên Trung quốc hơn, đã làm mất đi một lực lượng
lao động vô cùng lớn."
Các triết gia đã đi đến kết luận như sau về quan hệ bất cập ngày càng tăng của nền giáo dục của
các dân tộc La tinh chúng ta đối với cuộc sống:
"Trong cả ba cấp giáo dục, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, sự chuẩn bị về mặt lý
thuyết ngày càng bị kéo dài trên ghế nhà trường và bị kéo dài từ những sách giáo khoa đã dẫn
đến sự quá tải, qua các kỳ thi, qua phẩm hàm khoa học, chứng chỉ, văn bằng, và bởi phương tiện
tồi, do vận dụng phương pháp giảng dạy không tự nhiên, phản xã hội, do loại bỏ một cách quá
đáng việc dạy thực hành, do việc học nội trú, do rèn luyện một cách giả tạo và do nhồi nhét kiến
thức một cách cứng nhắc, do làm việc quá sức không chú ý đến tương lai, đến tuổi tác và nghĩa
vụ sắp phải thực hiện của người đàn ông, do không để ý đến thế giới hiện thực, nơi mà người
thanh niên sắp sửa bước vào, không để ý đến cái xã hội bao quanh anh ta, cái xã hội anh ta phải
thích nghi, cái xã hội ngay từ đầu anh ta không muốn từ bỏ nó, do không để ý đến sự đấu tranh
để sinh tồn của con người, điều anh ta cần phải được chuẩn bị trước, được vũ trang, được thực
hành và tôi luyên để tự bảo vệ mình và để đứng vững. Sự trang bị không thể thiếu được đó, cái
phải đạt đến đó, cũng là cái quan trọng hơn tất cả, rồi năng lực trí tuệ lành mạnh của con người, Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
42
của ý chí và thần kinh vững vàng: hết thảy không có được trong trường học của chúng ta; mà
hoàn toàn ngược lại: đáng lý làm cho con người có năng lực hơn, nó đã làm thui chột năng lực
của họ đối vị trí trước mắt và trong tương lại. Chính vì thế sau khi từ giã trường học bước vào
cuộc đời, những bước đi đầu tiên của họ vào môi trường thực tiễn đã không khác gì hơn là hàng
loạt những thất bại đau đớn, chúng đã làm anh ta thương tổn và trong một thời gian dài anh ta đã
bị suy sụp và tàn phế. Đó là một cuộc thử nghiệm nguy hiểm và khắc nghiệt, nó làm lệch chuyển
sự cân bằng của lý trí và đạo đức và rất nhiều khả năng sẽ không thể nào lấy lại cân bằng được
nữa. Sự thất vọng đã xảy ra quá đột ngột và toàn diện, sự lừa đảo đã trở nên quá lớn và sự kinh
tởm đã trở thành quá khủng khiếp [7].
Trong phần trên chúng ta đã đi lệch khỏi vấn đề tâm lý học đám đông? Chắc chắn là không. Nếu
chúng ta muốn hiểu về những ý tưởng và những quan điểm mà ngày hôm nay vẫn đang còn là
những mầm mống nhưng ngày mai chúng sẽ mọc lên, thì chúng ta phải cần biết đến mảnh đất đã
cung cấp cho chúng sự chuẩn bị như thế nào. Nền giáo dục mà thanh niên của một quốc gia được
tận hưởng, cho phép chúng ta dự đoán được phần nào số phận của đất nước đó. Sự giáo dục được
áp dụng cho thế hệ hiện nay là minh chứng cho một linh cảm tăm tối nhất. Gắn liền với sự giáo
dục và giảng dạy, tâm hồn đám đông sẽ trở nên cao quý hoặc bị thui chột. Cho nên cần thiết phải
chỉ ra cái hệ thống hiện nay đã nhào nặn họ như thế nào và chỉ ra cái đám đông những kẻ thờ ơ,
vô cảm đang dần trở nên một đội quân bất mãn vô cùng lớn ra sao, một đội quân đã sẵn sàng
tuân theo tất cả mọi tác động bởi những kẻ muốn cải tạo thế giới và bởi những thuyết gia. Ngày
nay nhà trường đã đào tạo nên những con người bất mãn, những kẻ vô chính phủ và nó đang
chuẩn bị cho thời đại tàn lụi của các dân tộc Latinh.
______________________________
[1] Bởi học thuyết này còn rất mới và nếu không có nó ta sẽ vẫn chưa hiểu được lịch sử, cho nên
tôi đã dành chỗ cho nó ở nhiều chương trong tác phẩm của tôi mang tên "Các định luật của phát
triển dân tộc". Độc giả qua đó sẽ nhận thấy, mặc dù bị vẻ ngoài che lấp, kể cả ngôn ngữ lẫn tôn
giáo, lẫn các loại nghệ thuật, hoặc bất kể một yếu tố nghệ thuật nào đều không thể không bị biến
đổi khi được truyền từ dân tộc này sang dân tộc khác.
[2] Báo cáo của nghị viên già Fourcroy, mà Taine lấy làm ví dụ, chỉ ra rất rõ mặt này: "Những gì
người ta thấy ở những cuộc lễ chủ nhật và đi nhà thờ chứng minh rằng, đám đông người Pháp
muốn quay trở lại với những tập tục cũ, và cái thời để chống lại cái mong muốn này của dân tộc
đã không còn nữa. Đám đông con người thấy cần phải có tôn giáo, có một thần tượng và các giáo
sĩ. Một sự nhầm lẫn của một vài triết gia, điều mà bản thân tôi cũng lâm phải, là đã tin vào khả
năng của một sự giáo dục, chỉ cần nó đủ phổ cập là có thể phá vỡ những định kiến tôn giáo:
chúng là nguồn an ủi đối với nhiều nỗi bất hạnh... Do vậy người ta không nên động chạm đến
những giáo sĩ, những nơi thờ phượng và thần tượng của đám đông dân chúng."
[3] Điều này được thừa nhận ngay cả ở Mỹ bởi những người cộng hòa kiên quyết nhất. Tờ báo
Mỹ "Forum" đã nhận xét về ý kiến này, và tôi cũng đã đăng lại trong "Review of Reviews" tháng
12 1894: "Ngay cả những kẻ thù sôi máu nhất của giới quý tộc cũng không được phép quên rằng,
ngày nay nước Anh là một nước dân chủ nhất thế giới, ở đó quyền của mỗi một con người được
chú trọng và nó có nhiều tự do nhất." Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
43
[4] Nếu người ta so sánh sự bất đồng sâu sắc giữa tôn giáo và chính trị, cái đã làm nên sự chia
cắt giữa nhiều vùng ở nước Pháp, với xu hướng ly khai xuất hiện trong thời đại cách mạng và
trong thời kỳ kết thúc cuộc chiến tranh Pháp-Đức, ta sẽ thấy, rằng các chủng tộc khác nhau, sống
trên đất nước chúng ta, còn lâu nữa mới có thể hòa hợp. Sự tập trung hóa đầy quyền lực và sự tạo
nên các cơ quan giả tạo nhằm mục đích trộn lẫn các tỉnh thành xưa kia vào nhau, chắc chắn là
những công việc có ích nhất của cách mạng. Giả như sự tản quyền, cái mà những cái đầu thiển
cận hôm nay ra rả nói, có thể thành công, thì nó sẽ dẫn đến những cuộc chiến tranh đẫm máu
không thể lầm lẫn. Không nhận ra được điều đó, có nghĩa là lịch sử của chúng ta đã hoàn toàn bị
lãng quên.
[5] xem thêm trong "Tâm lý học của chủ nghĩa xã hội", "Tâm lý học giáo dục"
[6] Vả lại đó cũng không phải là hiện tượng đặc biệt chỉ ở các dân tộc Latinh, người ta cũng thấy
hiện tượng như vậy ở Trung quốc, chúng được hình thành từ thứ bậc chặt chẽ của hệ thống quan
lại, và ở đâu nghề làm quan đạt đến được bằng thi cử như ở chỗ chúng ta, thì ở đó đòi hỏi duy
nhất là nói một cách trôi chảy những gì đã có trong các sách giáo khoa. Đội quân những nhà giáo
thất nghiệp ở Trung quốc ngày nay đang là một tai họa thực sự. Ở Ấn độ cũng vậy, từ khi người
Anh ở đó mở trường để chỉ bảo người bản xứ, chứ không phải giáo dục, một đẳng cấp đặc biệt
của những người có học, đẳng cấp Babus, đã hình thành, và đã trở nên kẻ thù không khoan
nhượng của của chính quyền Anh, nếu như họ không nhận được chỗ làm. Tác động đầu tiên của
việc giảng dạy ở đẳng cấp Babus, bất kể sau đó có công việc hay không, là sự xuống dốc một
cách đặc biệt về đạo đức.Về điểm này tôi đã trình bày rất tường tận trong quyển "Văn hóa Ấn
độ". Tất cả các tác giả đã từng tới thăm tiểu lục địa này đều có chung một nhận xét như vậy.
[7] Taine, Le régime moderne II, 1894. - Đó gần như là những trang cuối cùng Taine đã viết.
Chúng tóm tắt lại một cách tuyệt vời các kết quả của những kinh nghiệm lâu năm của một nhà tư
tưởng lớn. Giáo dục là phương tiện duy nhất của chúng ta để có thể tác động chút ít đến tâm hồn
đám đông, và nghĩ đến lại rất buồn, khi mà hầu như chẳng có ai ở Pháp có thể hiểu được, rằng
nền giáo dục hiện nay của chúng ta là nguyên nhân kinh khủng của một sự méo mó. Đáng lý
phải nâng tầm của tuổi trẻ lên thì nó lại dìm họ xuống và làm cho họ thối rữa.
Chương 2: Những động lực trực tiếp của các quan điểm của đám đông
Chúng ta đã xác định ra những động lực gián tiếp và những động lực có tác dụng chuẩn bị,
những tác động đã trang bị cho đám đông một khả năng tiếp thụ đặc biệt, bằng cách chúng tạo
điều kiện cho các tình cảm và ý tưởng nảy nở. Bây giờ chúng ta sẽ phải nghiên cứu về các động
lực có thể tác động trực tiếp đến hành động. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy các động
lực này đã được sử dụng như thế nào để có thể phát huy hết tác dụng của chúng. Phần đầu tiên
của tác phẩm này bàn về tình cảm, các ý tưởng và niềm tin của một tập thể (collectivités). Từ
nhận thức về chúng, rõ ràng bằng những cách thức thông thường người ta có thể xác định ra các
phương tiện để tác động vào tâm hồn đám đông. Chúng ta đã từng biết, cái gì tạo nên ấn tượng
trong trí tưởng tượng của đám đông, chúng ta đã làm quen với sức mạnh của sự truyền nhiễm
của các tác động, đặc biệt là những tác động nào xuất hiện dưới dạng hình ảnh. Nhưng bởi các
tác động có thể xảy ra có những nguồn gốc hoàn toàn khác nhau, cho nên cũng có thể các yếu tố
có khả năng tác động được vào đám đông cũng rất là khác biệt; do vậy người ta cần phải khảo sát
chúng một cách riêng rẽ. Đám đông giống như con Sphinx trong huyền thoại cổ: những câu hỏi Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
44
mà các nhà tâm lý học của chúng đặt ra cho chúng ta, hoặc chúng ta phải trả lời hoặc tự để cho
chúng nuốt chửng mình.
§1. Hình ảnh, ngôn từ và các thành ngữ
Trong khi nghiên cứu về trí tưởng tượng của đám đông chúng ta đã tìm ra, rằng họ bị kích động
thông qua các hình ảnh. Những hình ảnh này không phải lúc nào cũng có sẵn để sử dụng, nhưng
người ta có thể tạo ra chúng bằng cách vận dụng một cách khéo léo những ngôn từ hoặc các
thành ngữ. Nếu chúng được dùng một cách nghệ thuật, có thể nói rằng chúng thực sự có một sức
mạnh huyền bí, giống như sức mạnh xưa nay thường được gắn cho những người tinh thông về ảo
thuật. Nó khơi dậy trong đám đông những cơn bão tố khủng khiếp và cũng có thể xoa dịu chúng.
Bằng xương của những người đã từng là nạn nhân của sức mạnh ngôn từ và thành ngữ người ta
có thể làm nên những kim tự tháp cao hơn kim tự tháp của thời đại Cheop khi xưa. Sức mạnh của
ngôn từ gắn liền với hình ảnh mà nó gợi lên và hoàn toàn không phụ thuộc vào ý nghĩa thật của
nó. Những ngôn từ khó có thể cắt nghĩa thường là những ngôn từ có tác động mạnh mẽ nhất. Ví
dụ như khái niệm dân chủ, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng, tự do... mà ý nghĩa của chúng rất không
xác định, cho dù sử dụng đến cả tập giấy dày cũng không luận hết ý nghĩa của chúng. Song đi
liền với những âm tiết ngắn gọn của chúng là một sức mạnh huyền bí thực sự, cứ như là nó chứa
đựng giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Ở trong nó là sự tóm lược một cách sống động những hoài
bão vô thức khác nhau và niềm hy vọng chúng sẽ trở thành hiện thực.
Với lý trí và những luận chứng người ta không thể chống lại được những ngôn từ và thành ngữ
nào đó. Người ta thành tâm phát ngôn chúng trước đám đông và đồng thời với một thái độ hoàn
toàn tôn kính, một tư thế đầu hơi cúi xuống. Nhiều người sẽ cảm nhận thấy được ở chúng những
sức mạnh tự nhiên hoặc những quyền lực siêu phàm. Nó khơi dậy bên trong các tâm hồn những
hình ảnh vĩ đại và không xác định, nhưng chính cái không xác định này đã làm cho nó trở nên
mờ ảo và tăng thêm sức mạnh huyền bí. Chúng có thể so sánh được với mọi thánh thần khủng
khiếp khuất mình sau những điện thờ mà tất cả những kẻ sùng tín đều run sợ khi tiến lại gần.
Bởi vì những hình ảnh được gợi nên qua ngôn từ không phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng, cho
nên chúng biến đổi từ thời đại này sang thời đại khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác mà vẫn
giữ nguyên hình dạng của chúng. Gắn với một ngôn từ nhất định thường là một hình ảnh: ngôn
từ chỉ là cái nút bấm chuông để gọi nó ra.
Không phải ngôn từ và thành ngữ nào cũng chứa đựng một sức mạnh để gợi nên hình ảnh, và
cũng có những ngôn từ bị hao mòn khi sử dụng và sau đó chúng không còn sức để gợi nên một
cái gì. Chúng chỉ còn là tiếng vọng trống rỗng, và ích lợi duy nhất là làm cho tất cả những ai sử
dụng nó đỡ phải mất công suy nghĩ. Với một kho dự trữ nhỏ những thành ngữ và những điều sáo
rỗng học được lúc còn trẻ, chúng ta có tất cả những gì cần thiết để không cần phải mất công suy
nghĩ mà vẫn đi suốt cả cuộc đời.
Nếu quan sát một ngôn ngữ nào đó, ta sẽ thấy, rằng các ngôn từ hợp nên ngôn ngữ đó biến đổi
tương đối chậm theo thời gian; nhưng những hình ảnh nó gợi lên hoặc những ý nghĩa người ta
đặt đằng sau nó lại biến đổi không ngừng. Và ở một công trình khác tôi cũng đã đi đến kết luận,
rằng việc dịch chính xác một ngôn ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ đã chết, hoàn toàn là điều
không thể được. Thực tế chúng ta đã làm gì, khi chúng ta muốn chuyển một sự diễn đạt từ tiếng Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
45
Pháp sang tiếng Latinh, tiếng Hylạp hoặc tiếng Sankrit, hoặc ngay cả khi chúng ta chỉ thử hiểu
một cuốn sách đã được viết cách đây hàng thế kỷ bằng chính ngôn ngữ của chúng ta? Chúng ta
đã đơn giản gắn những hình ảnh và những tưởng tượng mà cuộc sống hiện đại tạo nên trong trí
óc của chúng ta vào những khái niệm những hình ảnh hoàn toàn khác, là những cái đươc cuộc
sống thời xưa phản ánh vào tâm hồn của chủng tộc, mà điều kiện sống của họ thời đó chẳng có gì
giống với của chúng ta hiện nay. Những người sống ở thời đại cách mạng đã tin vào việc bắt
chước những người Hy lạp và La mã, nên chỉ gắn cho những ngôn từ cũ những ý nghĩa mà
chúng chưa bao giờ có. Có sự giống nhau nào giữa các thể chế thời Hylạp và những thể chế hiện
tại với cùng một tên gọi không sai một chữ? Một thể chế cộng hòa thời đó khác về cái gì so với
một thể chế, về cơ bản mang tính quý tộc, dựa trên liên minh của nhiều bạo chúa nhỏ, thống trị
một đám đông nô lệ và hoàn toàn phụ thuộc? Những tầng lớp quý tộc địa phương này được xây
dựng trên sự chiếm hữu nô lệ và sẽ không thể tồn tại đươc nổi một giây nếu không có nó.
Và làm thế nào hai chữ tự do lại có thể có được cùng một ý nghĩa như trong thời đại của chúng
ta, khi mà ở thời đại ngày đó, chưa hề dám nghĩ đến tự do tư tưởng và cũng chưa hề biết về sự
phạm thượng nào lớn hơn và thậm chí hiếm khi là những cuộc tranh cãi về về thánh thần, về các
điều luật và đạo đức công dân? Từ tổ quốc trong tâm hồn của người Athen hoặc Sparta có ý
nghĩa là tình yêu đối với Athen và Sparta, nhưng không thể là như vậy đối với người Hy lạp, một
đất nước gồm nhiều nước nhỏ hợp lại liên tục đánh chiếm và tranh giành lẫn nhau. Cùng một từ
sẽ có một ý nghĩa như thế nào ở những bộ lạc cạnh tranh lẫn nhau ở vùng Gallie khi xưa, khác
nhau về chủng tộc, tiếng nói và tôn giáo, nơi đã bị Ceasar chiếm đoạt một cách dễ dàng bởi vì
ông ta luôn có sự liên minh với họ? Rôm, mình nó đã trao cho Galie một tổ quốc bằng cách làm
cho vùng này có một sự thống nhất về chính trị và tôn giáo. Song ta cũng không cần phải quay
ngược trở lại quá khứ quá xa, chỉ cần xấp xỉ hai thế kỉ về trước cũng đã đủ: liệu người ta có tin
rằng từ tổ quốc của những hoàng tử nước Pháp, những người giống như dòng dõi Condé vĩ đại
đã liên kết với kẻ thù để chống lại chính những ông chủ của mình, lại có cùng một ý nghĩa như
chúng ta thường hiểu ngày nay? Và cùng một tên gọi "người nhập cư" chắc phải có một ý nghĩa
hoàn toàn khác hẳn bây giờ? Họ đã tin rằng phải biết trọng quy tắc danh dự, nếu như họ kháng
chiến chống Pháp, và họ tuân theo điều đó để quả thực ở đâu ông chủ sống ở đó đích thực là tổ
quốc, vì cách nhìn của họ dựa vào luật nông nô, là điều luật rằng buộc họ vào với chủ nô chứ
không phải với đất nước.
Không thể nào kể hết số từ ngữ theo thời gian đã thay đổi một cách căn bản ý nghĩa của chúng
như vậy. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng trước đây.
Người ta phải đọc nhiều, và thực sự là như vậy, chỉ duy để có thể hiểu được chữ "ông Vua" và
"gia đình vua chúa" mang ý nghĩa gì trong con mắt của ông cha chúng ta. Cho nên đối với những
khái niệm khó hơn thì phải biết rằng nó sẽ như thế nào!
Các ngôn từ như thế chỉ có những ý nghĩa mang tính thay đổi và nhất thời. Những ý nghĩa này
biến đổi cùng với các thời đại và các dân tộc. Nếu muốn chúng tác động được vào đám đông, thì
chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của chúng ngay tại thời điểm nó được giành cho họ, chứ không
phải một ý nghĩa nào đó của nó trước đây hoặc là ý nghĩa chỉ để giành cho những cá nhân có
nhận thức hoàn toàn đặc biệt. Ngôn từ cũng sống động tựa như ý tưởng.
Như vậy nếu một khi đám đông do những biến đổi về chính trị hoặc do sự thay đổi tín ngưỡng
dẫn đến sự ghê tởm sâu sắc những hình ảnh được gợi nên bởi một ngôn từ nào đó, thì lúc đó Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
46
nhiệm vụ đầu tiên của người lãnh đạo nhà nước chân chính là phải thay đổi các quan hệ, mà
không-nhớ chú ý điều này-động chạm đến bản thân sự vật, bởi vì những cái đó có quan hệ với
một trạng thái tính thần được di truyền lại và khăng khít đến đến mức rất khó có thể thay đổi
chúng. Ông Tocqueville thông thái đã nhắc nhở, rằng công việc của tổng tài và của triều đình
trước hết là phải đặt cho phần lớn các thể chế của quá khứ những cái tên gọi mới, sau đó là
những khái niệm đã từng gợi nên trong trí tưởng tượng của đám đông những hình ảnh đáng căm
ghét phải được thay thế bằng những khái niệm khác, mà sự mới mẻ của chúng làm cho những
hình ảnh kia không thể xuất hiện trở lại được nữa. Khái niệm "Taille" sẽ được thay bằng thuế cơ
bản, khái niệm "Gabelle " được gọi là thuế muối, thuế tiêu thụ thì được gọi là thuế gián tiếp và
thuế hải quan, thay vì thuế thợ cả, thuế người làm sẽ trở thành thuế doanh nghiệp v.v...
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của lãnh đạo nhà nước là những thứ mà tên gọi cũ
của chúng làm đám đông ghê tởm phải được thay thế bằng những cái tên gần gũi với dân chúng
hoặc ít nhất cũng không mang một ý nghĩa gì. Quyền lực của ngôn từ mạnh đến nỗi, chỉ cần
khéo chọn những cái tên cũng đủ để có thể làm cho đám đông chấp nhận cả những sự việc đáng
căm ghét nhất. Taine đã chỉ ra rất chí lý, rằng những người Jacobin nghe theo tiếng gọi của
những từ ngữ rất phổ biến thời đó như "tự do" "bác ái" đã bắt một chế độ chuyên chế, từ này lẽ
ra chỉ xứng đáng để giành cho chế độ của vương quyền Dahomey, phải chịu một cảnh xét xử
công khai như tòa dị giáo và chịu cảnh hành quyết hàng loạt giống như thời xưa ở Mexico. Nghệ
thuật lãnh đạo của chính quyền giống như nghệ thuật của các luật sư ở chỗ là phải hiểu cách làm
chủ các ngôn từ. Đó là một nghệ thuật khó, bởi trong cùng một xã hội, những ngôn từ giống
nhau đối với các thành phần xã hội khác nhau thường mang những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Họ có vẻ sử dụng cùng một từ, nhưng nói ra không cùng một thứ tiếng.
Trong các ví dụ trên đây chúng ta đã đặc biệt quan sát riêng rẽ yếu tố thời gian là nguyên nhân
chính làm thay đổi ý nghĩa của các ngôn từ. Nếu chúng ta chú ý thêm yếu tố chủng tộc, chúng ta
sẽ thấy, rằng trong cùng một thời gian ở các dân tộc có cùng văn hóa, nhưng khác chủng tộc,
những từ giống nhau thường tương ứng với những hình dung hoàn toàn khác nhau. Những sự
khác nhau này nếu người ta không đi đây đi đó, đến nhiều chỗ khác nhau, sẽ không thể biết đến
và hiểu được, và bởi vậy tôi cũng không có ý nhấn mạnh về chúng. Tôi chỉ giới hạn ở sự nhắc
nhở, rằng chính ở ngay những từ thông thường nhất, ở những dân tộc khác nhau, chúng có ý
nghĩa khác biệt nhất. Ví dụ như các khái niệm "dân chủ" và "chủ nghĩa xã hội" thường được sử
dụng nhiều hiện nay.
Trong thực tế ở các dân tộc Latinh và Anglo-Xắcson chúng tương ứng với những hình dung hoàn
toàn trái ngược về nội dung và hình ảnh. Ở các dân tộc Latinh khái niệm "dân chủ" trước hết
mang ý nghĩa loại bỏ những ý chí và quyết tâm của cá nhân trước nhà nước. Nhà nước ngày càng
phải tải nặng hơn, nó phải lãnh đạo, phải tập trung hóa, phải độc quyền hóa, phải sản xuất. Tất cả
mọi thành phần đều phải phụ thuộc vào nhà nước và không có ngoại lệ ngay cả đối với những kẻ
quá khích, những phần tử xã hội chủ nghĩa, những kẻ theo chủ nghĩa quân chủ. Ở các dân tộc
Anglo-Xắcson cụ thể là nước Mỹ, cũng chính khái niêm ấy nhưng ngược lại nó mang ý nghĩa
của một sự khuyếch trương nồng nhiệt nhất về ước vọng và nhân cách cá nhân, về sự rút lui của
nhà nước đến mức có thể, người ta không để cho nhà nước lãnh đạo một cái gì ngoại trừ công an,
quân đội và ngoại giao, thậm chí giáo dục cũng không chịu sự lãnh đạo của nhà nước. Cùng một
từ ở hai dân tộc này mang một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau như thế đấy[1]. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
47
§2. Ảo tưởng
Ngay từ buổi bình minh của văn hóa, các dân tộc luôn luôn phải chịu ảnh hưởng của các ảo
tưởng . Họ đã tạo nên cho các đấng sáng tạo ra những ảo tưởng các đền đài, các tác phẩm hội
họa và điện thờ nhiều nhất. Xưa kia là những ảo tưởng tôn giáo, ngày nay là những ảo tưởng triết
học - tuy nhiên bao giờ người ta cũng tìm thấy những kẻ thống trị kinh khủng này ở đỉnh cao của
tất cả các nền văn hóa, chúng lần lượt nối tiếp nhau nảy nở trên hành tinh của chúng ta. Nhân
danh chúng, đền đài ở Chaldäas và Aicập, các nhà thờ thời trung cổ đã mọc lên sừng sững, nhân
danh chúng khắp châu Âu trước đây một thế kỷ đã bị đảo lộn. Không có một quan điểm chính
trị, nghệ thuật, xã hội nào của chúng ta lại không mang trên mình dấu ấn quyền thế của chúng.
Thường con người vứt bỏ nó xuống với một cái giá của những cuộc đảo lộn khủng khiếp, nhưng
rồi có vẻ như là định mệnh họ lại dựng nó lên trở lại. Không có nó có lẽ con người không thể để
lại đằng sau mình những cái tàn bạo nguyên thủy, và không có nó con người chẳng bao lâu sẽ lại
quay trở lại với cái tàn bạo đó. Không nghi ngờ gì nữa đó là những cái bóng trống rỗng, nhưng
những người con gái của những giấc mơ của chúng ta đó đã ép buộc các dân tộc làm nên tất cả
những gì rạng rỡ của nghệ thuật và những gì vĩ đại của văn hóa.
"Nếu người ta có thể đem tất cả các tác phẩm nghệ thuật, các tượng đài trong các viện bảo tàng
và trong các thư viện, những thứ mà sự tồn tại của chúng là nhờ có ảnh hưởng của tôn giáo, đập
tan và phá nát rồi đem chất đống trước sân nhà thờ, thử hỏi sẽ còn lại những gì từ những giấc mơ
vĩ đại của loài người?, một tác giả khi tổng kết các kiến thức của chúng ta đã viết như vậy.
"Quyền tồn tại của các thánh thần, của những anh hùng và nhà thơ nằm ở chỗ, tất cả họ đã cho
con người dự phần vào những hy vọng và những ảo tưởng, không có chúng con người không thể
nào sống nổi. Có một thời gian dài có vẻ như các nhà khoa học đã đảm nhiệm công việc này. Họ
đã tự tước bỏ uy tín của mình đối với những tâm hồn đói ý tưởng, bởi vì họ không đủ cam đảm
để hứa hẹn và không giỏi lừa dối."
Nhiều triết gia của thế kỷ trước đã chú tâm một cách nhiệt tình trong vấn đề xóa bỏ những ảo ảnh
của tôn giáo, chính trị và xã hội, những ảo ảnh mà ông cha ta đã từng sống chung trong nhiều thế
kỷ. Sự xóa bỏ này làm tắc nghẽn những cội nguồn của hy vọng và dâng hiến. Đằng sau quái vật
Chimeras được cúng tế họ tìm thấy những thế lực tự nhiên mù quáng, chúng chống lại sự yếu
đuối một cách không mệt mỏi và không hề biết đến một chút thương hại.
Mặc dù với tất cả các tiến bộ của mình triết học vẫn không có khả năng trưng ra cho đám đông
một ý tưởng để có thể mê hoặc họ. Bởi đám đông không thể thiếu được những ảo tưởng nên, như
những con thiêu thân lao vào lửa, họ tình nguyện hiến dâng mình cho những thuyết gia, những
người đã cung cấp cho họ các ảo tưởng. Sự thật không bao giờ là động lực to lớn đối với sự phát
triển của các dân tộc, mà là sự lầm lẫn. Và ngày nay nếu chủ nghĩa xã hội nhìn thấy sức lực của
nó lớn mạnh, điều đó được giải thích, rằng nó thể hiện cái ảo tưởng duy nhất vẫn còn đang tiếp
tục sống. Những luận chứng khoa học không thể ngăn cản sự phát triển của nó. Sức mạnh chủ
yếu của nó nằm ở chỗ, nó được những cái đầu có đủ nhầm lẫn về hiện thực bảo vệ, để dám hứa
hẹn môt cách lạnh lùng với họ về hạnh phúc. Những ảo tưởng xã hội ngày nay đang thống trị
trên tất cả những đổ nát được quá khứ tích tụ lại, và tương lai sẽ thuộc về chúng. Đám đông
không bao giờ khao khát sự thật. Họ quay lưng lại với thực tế mà họ không thích và ưa thần
tượng hóa những sai lầm nếu như chúng có thể quyến rũ được họ. Ai biết cách lừa dối họ, kẻ đó
dễ trở thành ông chủ của họ, ai định khai sáng họ, kẻ đó sẽ luôn trở thành nạn nhân của họ. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
48
§3. Kinh nghiệm
Kinh nghiệm gần như là phượng tiện có hiệu quả duy nhất để có thể gieo cấy sự thật vào tâm hồn
đám đông và phá vỡ những ảo tưởng đang dần trở nên nguy hiểm. Để được như vậy kinh nghiệm
phải dựa trên một nền tảng rộng và thường cần phải được nhắc lại liên tục. Những kinh nghiệm
mà một thế hệ thu thập được đối với thế hệ tiếp theo thường là vô giá trị, chính vì thế việc lấy
những sự kiện lịch sử ra làm minh chứng không đem lại tác dụng gì. Ích lợi duy nhất của chúng
là chỉ ra, rằng các kinh nghiệm ở mỗi một thời đại phải cần được nhắc lại ở mức độ nào, để có
thể đạt được một ảnh hưởng nào đó và đem đến kết quả, cho dù cũng chỉ là việc xóa bỏ một sai
lầm đã nảy sinh trong tâm hồn đám đông.
Thế kỷ của chúng ta và thế kỷ trước đây không nghi ngờ gì nữa, chúng sẽ được các nhà sử học
của tương lại gọi là thời đại của những kinh nghiệm kỳ quặc. Không có một thời đại nào lại có
thể có được nhiều như vậy.
Một kinh nghiệm vĩ đại nhất đó là cuộc cách mạng Pháp. Để có thể phát hiện ra, rằng người ta
không thể cải tạo một xã hội một cách triêt để với những phương tiện của lý trí thuần túy, đã cần
phải có đến hàng triệu con người bi giết hại và cả châu Âu đã bị cào xới trong suốt hai chục năm
trời. Để có thể chứng minh cho chúng ta thấy bằng kinh nghiệm, rằng Caesar lên ngôi với một
cái giá đắt chừng nào đối với những người dân đã từng tung hô ông, đã phải cần đến những kinh
nghiệm tàn phá trong vòng hai chục năm, những kinh nghiệm, mặc dù chúng rất dễ hiểu nhưng
dường như không đủ để làm cho người ta tin. Mặc cho cái kinh nghiệm thứ nhất đã lấy đi hai
triệu mạng sống và một cuộc xâm lăng của kẻ thù, kinh nghiệm thứ hai vẫn tiếp tục xảy ra với sự
tan hoang của đất nước và dẫn đến sự cần thiết phải có một đội quân thường trực. Kinh nghiệm
thứ ba suýt nữa xảy ra sau đó không lâu và chắc chắn sẽ xảy ra vào một ngày nào đó. Để có thể
chứng minh cho chúng ta, rằng đội quân Đức đông đảo không phải, như người ta đã dạy chúng ta
hồi trước năm 1870, là đội quân cận vệ quốc gia hiền lành[2], đã cần phải có một cuộc chiến
khủng khiếp, làm chúng ta thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Để có thể nhận thức được, rằng
một hệ thống bảo hộ thuế quan đã làm cho những dân tộc vận dụng nó tàn tạ như thế nào, sẽ cần
thiết phải có nhiều kinh nghiệm đau đớn nữa. Những thí dụ kiểu như vậy có thể kể ra không bao
giờ hết.
§4. Lý trí
Khi điểm lại các yếu tố có khả năng làm kích thích được đám đông, chúng ta có thể hạn chế
không nhắc tới lý trí, nếu như không phải bắt buộc phải chỉ ra mặt tiêu cực trong các ảnh hưởng
của nó.
Từ lâu ta đã xác định, rằng đám đông không thể bị tác động bởi những bằng chứng lôgic và khả
năng của nó chỉ có thể hiểu những ý tưởng được liên kết với nhau một cách thô thiển. Chính vì
thế những diễn thuyết gia, biết cách tác động vào họ, đều nhằm tới tình cảm chứ không hề nhằm
vào lý trí của họ. Các quy luật về lô gíc chẳng có chút tác động nào vào đám đông [3]. Để có thể
làm cho đám đông tin, đầu tiên ta phải phân tích một cách tỷ mỷ những tình cảm đã thỏa mãn
tâm hồn họ, phải tạo nên đựợc cái cảm giác là ta đang chia sẽ tình cảm đó với họ, sau đó mới tìm
cách thay đổi họ, bằng cách sử dụng những liên kết ý tưởng được ám chỉ để gợi nên những hình
ảnh có một sức thuyết phục nào đó; hơn nữa nếu cần thiết ta có thể phải từ bỏ ý định của mình và Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
49
điều cơ bản ở đây là phải đoán nhận ra được tức khắc những phản ứng tình cảm mà ta gợi nên ở
họ. Sự cần thiết rằng ta phải thay đổi cách thức thể hiện một cách nhanh chóng tùy theo kết quả
thu được, là lời tuyên án cho sự thất bại ngay từ đầu của những bài diễn văn chuẩn bị trước và
được học thuộc lòng. Diễn giả nào chỉ đi theo luồng suy nghĩ của mình, chứ không phải của
người nghe chỉ riêng việc đó thôi cũng sẽ dẫn tới việc bị mất đi bất kỳ các ảnh hưởng nào.
Những bộ óc lôgic, quen với sự rút ra những kết luận tương đối ngắn gọn một cách tuần tự của lý
trí, sẽ không thể tự kiềm chế lòng mong muốn của mình vào việc vận dụng kiểu thuyết phục như
vậy khi tiếp xúc với đám đông, và do đó họ đã phải luôn luôn ngạc nhiên về những thất bại của
những luận cứ của mình. "Những kết luận toán học thông thường dựa trên sự suy luận, có nghĩa
là xây dựng trên chuỗi các sự tương đồng, là điều cần thiết", một nhà lô gic học viết... "Sự cần
thiết của chúng có thể ép buộc ngay cả một khối vô cơ cũng phải thừa nhận, nếu như nó có thể
hiểu được chuỗi các sự tương đồng", chắc chắn là như vậy; nhưng đám đông không thể nào có
đủ khả năng lĩnh hội điều đó hoặc thậm chí có thể hiểu được nó giống như là khối vô cơ. Ví dụ,
ta thử thuyết phục một người nguyên thủy, một người hoang dã hoặc một đứa trẻ con bằng
những lập luận lôgic, lúc đó ta sẽ nhận thấy rằng những kiểu cách thuyết phục như vậy mang lại
kết quả rất ít như thế nào.
Người ta không cần đến một lần hạ thấp mình xuống như một người nguyên thủy để mới có thể
hiểu được sự bất lực của lôgic trong cuộc chiến chống lại tình cảm. Chúng ta hãy chỉ cần nhớ lại
những định kiến tôn giáo, những kiểu định kiến trái ngược hẳn với tính lôgic đơn giản nhất, đã tự
bảo tồn một cách ngoan cố trong suốt bao thế kỷ ra sao. Gần suốt hai ngàn năm những bộ óc
sáng lạn nhất đã phải chịu khuất phục trước những luật lệ của chúng, và chỉ mãi đến thời hiện đại
họ mới dường như có thể dám nghi ngờ về tính trung thực của chúng.Thời trung cổ và thời phục
hưng cũng không thiếu những bộ óc thông mình, nhưng không hề có một ai trong số đó mà lý trí
vạch ra được cho nó những khía cạnh trẻ con trong những điều mê tín của nó và khơi dậy cho dù
chỉ một chút nghi ngờ vào sự độc ác của ma quỷ hoặc vào sự cần thiết phải tiến hành hỏa thiêu
những người bị coi là phù thủy.
Có phải đám đông không bao giờ được dẫn dắt bởi lý trí là một điều đáng tiếc? Chúng tôi không
dám khẳng định cái điều như vậy. Lý trí của con người dường như không thể đạt được đến việc
dẫn dắt loài người, với cùng một nhiệt huyết và với cùng một sự lạnh lùng, đi trên những qũy
đạo của văn hóa, trong đó các hình ảnh giả tạo của chúng đã lôi cuốn nó. Những hình ảnh giả tạo
là các sản phẩm của sự vô thức, là những cái đã dẫn dắt chúng ta, và chúng có lẽ là những cái
cần thiết phải có. Mỗi một giống nòi giấu kín trong trạng thái tinh thần của nó các quy luật về số
phận của mình, và có thể nó tuân theo quy luật đó do bởi một bản năng không thể nhầm lẫn được
ngay cả khi nếu như những biểu lộ không hợp lý của chúng xuất hiện. Dường như thỉnh thoảng
các dân tộc có vẻ như phải chịu khuất phục các sức mạnh thần bí nào đó, giống như những sức
mạnh đã đã làm cho quả đầu trở thành cây sồi hoặc bắt các sao chổi phải bay theo quỹ đạo của
nó.
Một chút ít ỏi mà chúng ta có thể nghiên cứu về những sức mạnh đó, cần phải được tìm trong
tiến trình phát triển chung của các dân tộc và không phải trong các sự việc riêng biệt, mà ở đó sự
phát triển như vậy có vẻ như đã thể hiện ra. Nếu giả sử người ta chỉ quan sát những hiện tượng
riêng lẻ đó, thì có vẻ như lịch sử chủ yếu là do những sự tình cờ ngớ ngẩn tạo nên. Khó mà tin
được rằng, một người thợ mộc kém hiểu biết ở vùng Galiäa trong suốt hai nghìn năm lại có thể Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
50
trở thành một vị thánh quyền lực vô biên, nhân danh ông ta những nền văn hóa tiêu biểu nhất đã
được tạo dựng; cũng khó có thể tin được, một vài bầy người Ả rập rời bỏ vùng sa mạc lại có thể
chiếm được phần lớn thế giới Hy lạp-La mã cổ; và cuối cùng là khó có thể nào tin được, rằng ở
châu Âu già cỗi và đã có một trật tự ổn định một trung úy pháo binh bình thường lại có thể làm
được cái việc chế ngự một số lớn các dân tộc và triều đại.
Vậy cho nên chúng ta hãy nhường lý trí lại cho các nhà triết học, nhưng chúng ta cũng không đòi
hỏi ở họ phải không nên can thiệp quá nhiều vào sự điều hành những con người. Không phải nhờ
có, mà thường là mặc cho lý trí, những tình cảm như danh dự, chối bỏ, niềm tin tôn giáo, niềm
kiêu hãnh và tình yêu tổ quốc, là những cái cho mãi đến hôm nay vẫn là những lực đẩy vĩ đại của
tất cả các nền văn hóa.
______________________________
[1] Trong quyển "Các quy luật tâm lý của sự phát triển của các dân tộc" tôi đã chỉ rõ sự khác biệt
giữa ý tưởng của các dân tộc Latinh và các dân tộc Anglo-Xăcson về khái niệm dân chủ.
[2] Quan điểm của đám đông trong trường hợp này tạo thành bởi những liên kết thô thiển giữa
những sự vật tương tự nhau, mà cơ chế vận hành của nó trước đây tôi đã giải thích. Do vì trước
đây đội cận vệ quốc gia của chúng ta gồm những công dân bình thường lương thiện chưa hề có
tiền án tiền sự và không được coi là quan trọng, cho nên điều này đã tạo ra một cảm giác, rằng tất
cả những gì có tên tương tự như vậy, cũng sẽ có hình ảnh tương tự và dẫn đến cũng được đánh
giá là không có gì đáng sợ. Sự nhầm lẫn của đám đông khi đó, cũng giống như quan điểm chung
thời ấy là những điều được giới lãnh đạo chia sẻ. Trong một diễn văn, ngày 31 tháng 12 năm
1867 ông Thier trước các đại biểu quốc hội đã lặp lại điều của một người lãnh đạo nhà nước, là
người thường chạy theo quan điểm của đám đông như sau, Phổ ngoài một đội quân thường trực
với số lượng đông tương đương với quân ta, chỉ có thêm một đội cận vệ quốc gia y như kiểu của
chúng ta đã từng có và do vậy không đáng kể - đó là một nhận định cũng đúng như thể lời tiên tri
nổi tiếng của cũng chính nhà lãnh đạo đó về tương lai ảm đạm của ngành đường sắt.
[3] Quan sát đầu tiên của tôi về nghệ thuật tác động vào đám đông và về những phương tiện trợ
giúp yếu ớt mà Logíc học trong mối liên quan này đã cung cấp, được thực hiện trong thời gian
Paris bị phong tỏa, đúng vào ngày tôi nhìn thấy thống chế V... được giải đến Louvre, trụ sở của
chính quyền khi đó, bởi một đám đông dân chúng tức giận, họ có vẻ như đã phát hiện thấy ông ta
một cách bất ngờ trong khi đang định lấy cắp sơ đồ pháo đài để bán cho quân Phổ. Một thành
viên chính phủ, G.P..., là thuyết gia rất nổi tiếng, đã xuất hiện để phủ dụ đám đông đang đòi phải
hành quyết ngay lập tức kẻ bị bắt. Tôi đã trông chờ diễn giả sẽ chứng mình sự vô lý của những
lời buộc tội bằng cách sự khẳng định, rằng vị thống chế bị kết tội kia chính là công trình sư của
pháo đài, và những tài liệu thiết kế của nó có thể mua được ở tất cả các hiệu sách. Nhưng tôi đã
phải hết sức kinh ngạc-lúc đó tôi còn rất trẻ-vì lời phủ dụ đã hoàn toàn khác hẳn: "Công lý phải
được thực thi", ông ta kêu gọi đám đông, trong khi bước tới gần kẻ bị bắt, "và sẽ được thực thi
một cách không khoan nhượng. Hãy để cho chính phủ của hội đồng bảo vệ quốc gia thực hiện
công việc cho các bạn; ngay sau đây chúng tôi sẽ bắt nhốt kẻ bị kết tội." Đám đông lập tức dịu
xuống bởi dường như họ đã được thỏa mãn và sau đó tự động giải tán, còn vị thống chế nọ
khoảng mười lăm phút sau đã có mặt tại nhà mình. Chắc chắn là ông ta sẽ bị đánh chết ngay lập Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
51
tức, nếu như người bảo vệ ông ta đã sử dụng những lý lẽ lôgic trước đám đông đang căm phẫn,
những lý lẽ mà tuổi trẻ của tôi nhận thấy rất hợp lý.
Chương 3: Những lãnh đạo của đám đông và phương tiện thuyết phục của họ
Chúng ta đã biết đến trạng thái tinh thần của đám đông, và chúng ta giờ đây cũng đã biết những
sức mạnh nào tác động vào họ. Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu việc các sức mạnh này cần
phải được vận dụng như thế nào và do ai chúng được chuyển thành hành động mang lại lợi ích.
§1. Lãnh đạo của đám đông
Chừng nào một số nhất định những sinh vật sống tụ tập lại với nhau, tất cả sẽ như nhau, bất kể
đó là một bầy thú hoặc một tập hợp những con người, chúng đều thần phục một cách tự nguyện
một thủ lĩnh, có nghĩa là một lãnh đaọ.
Trong đám đông con người, lãnh đạo giữ một vại trò nổi bật. Ý chí của nó là hạt nhân mà quanh
đó các quan điểm hình thành nên và cân bằng lẫn nhau. Đám đông là một bầy đàn, nếu không có
người chăn dắt chúng sẽ chẳng biết làm gì.
Rất nhiều khi lãnh đạo lúc đầu cũng chỉ là kẻ bị lãnh đạo, bản thân nó bị mê hoặc bởi cái ý tưởng
mà sau này chính nó sẽ trở thành thánh tông đồ của cái ý tưởng đó. Nó hài lòng với cái tưởng đó
đến nỗi dường như tất cả những ý tưởng khác đều biến mất và đối với nó bất kỳ một quan điểm
trái ngược nào cũng đều bị cho là sai lầm hoặc là sự mê tín. Thật vậy, ví dụ như Robespierre,
người bị những ý tưởng của chính mình mê hoặc đến nỗi, để truyền bá chúng ông ta đã dùng đến
cả phương tiện của tòa dị giáo.
Phần nhiều các lãnh đạo không phải là nhà tư tưởng, mà là những con người của hành động. Họ
ít có cái nhìn sắc sảo và cũng không thể khác được, bởi vì sự sắc sảo nhìn chung sẽ dẫn đến trạng
thái nghi ngờ và không hành động. Đặc biệt người ta hay thấy họ trong số những người bẳn tính,
những người dễ bị kích động, những người nửa điên loạn, đang ở ranh giới của sự mất trí. Cho
dù cái ý tưởng được bảo vệ hoặc cái mục đích theo đuổi nhạt nhẽo như thế nào, trong sự chống
lại niềm tin của họ tất cả những gì lôgic đều phải thất bại. Sự khinh bỉ hoặc ngược đãi chẳng mảy
may tác động đến họ hoặc chỉ càng kích thích họ nhiều hơn. Quyền lợi cá nhân, quyền lợi gia
đình, tất cả đều bị hy sinh. Ngay cả bản năng sống còn ở họ cũng bị dập tắt, và chỉ có tử vì đạo
thường đối với họ mới là cái phần thưởng duy nhất phải phấn đấu để đạt đến. Sức mạnh niềm tin
của họ đã đem lại cho những lời họ nói một sức kích động lớn. Đám đông luôn nghe theo những
người có ý chí mạnh. Những cá thể tập hợp nên đám đông sẽ bị tước đi toàn bộ ý chí và quay
theo một cách bản năng kẻ sở hữu ý chí.
Các dân tộc chưa bao giờ thiếu lãnh đạo, nhưng những người lãnh đạo đó không phải ai cũng có
được những niềm tin mạnh mẽ để có thể trở nên thánh tông đồ. Thường đó là những thuyết gia
khéo léo, chỉ theo đuổi nguyện vọng cá nhân của mình, và bằng sự lừa phỉnh họ tìm cách quyến
rũ những bản năng thấp hèn. Ảnh hưởng mà họ tạo ra thường chỉ nằm lại ở bên ngoài. Những
người có sức thuyết phục lớn, đã từng nâng tâm hồn đám đông lên, như Peter của Amiens, như
Lutther, như Savonarola, như những nhà cách mạng, chỉ phấn khích sau khi bản thân họ được
khích lệ bởi một niềm tin. Sau đó dĩ nhiên họ có thể tạo ra trong các tâm hồn một quyền lực đáng Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
52
sợ có tên gọi là niềm tin và cái quyền lực đó nó làm cho con người ta hoàn toàn trở thành nô lệ
cho ước mơ của nó.
Khơi dậy niềm tin, dù đó là niềm tin về tôn giáo, chính trị hoặc xã hội, hay là niềm tin vào một
con người hoặc một ý tưởng, là vai trò đặc biệt của một lãnh đạo lớn. Trong tất cả sức mạnh, mà
con người có để sử dụng, thì niềm tin luôn là một sức mạnh có ý nghĩa nhất, và có lý khi kinh
thánh coi nó là một sức mạnh dời non. Trao cho con người niềm tin, có nghĩa là làm cho sức
mạnh của nó tăng gấp mười lần. Những sự kiện lịch sử lớn cũng thường hay được làm nên bởi
những tín đồ không tên tuổi, những người chẳng có gì ngoài niềm tin. Không phải các nhà triết
học, các nhà thông thái, và trên hết không phải những kẻ hoài nghi đã tạo nên những tôn giáo
lớn, là những tôn giáo đã ngự trị thế giới và ngự trị những đế chế vĩ đại trải rộng từ nửa địa cầu
này sang nửa địa cầu khác.
Song những ví dụ như vậy chỉ hợp với những lãnh đạo lớn và số này rất hiếm, đến nỗi lịch sử có
thể đếm được con số của họ một cách dễ dàng. Họ tạo nên đỉnh cao của một đội ngũ được sắp
xếp giảm dần, bắt đầu ở bên trên là những người có bẩm chất lãnh đạo và trở xuống cho tới
người công nhân ở bên dưới, là kẻ trong một quán rượu mù mit khói thuốc lần lượt động viên cổ
vũ những đồng chí của mình, bằng cách lặp đi lặp lại liên tục những lời nói khuôn sáo khó hiểu,
mà theo anh ta chúng sẽ làm cho tất cả mọi ước mơ và hy vọng trở thành hiện thực.
Trong tất cả các tầng lớp xã hội, từ cao nhất cho đến thấp nhất, con người, chừng nào nó không
còn đứng riêng một mình, nó sẽ rất dễ sa vào vòng cương tỏa của một nhà lãnh đạo. Phần đông
các con người, đặc biệt là đám đông dân chúng, bên ngoài lĩnh vực nghề nghiệp của họ, họ hoàn
toàn không biết một chút gì cho rõ ràng và đúng đắn. Họ không có khẳ năng tự điều khiển mình;
vì vậy lãnh đạo phục vụ họ với tư cách là người chỉ lối. Bất quá, tất nhiên là không hoàn toàn,
lãnh đạo có thể được thay thế bởi báo chí, chúng tạo cho độc giả các quan điểm và cung cấp cho
họ những lời nói khuôn sáo, mà khi vận dụng chúng đỡ phải mất công suy nghĩ.
Sự thống trị của các lãnh đạo cực kỳ tàn bạo và uy tín của họ có được cũng chỉ nhờ vào sự tàn
bạo này. Người ta thường thấy họ dễ dàng tạo được sự thuần phục trong tầng lớp công nhân
khích động nhất mà không cần phải sử dụng bất cứ một phương tiện gì ngoài uy tín của mình.
Họ ấn định số giờ làm việc, mức tiền công, họ ra quyết định đình công cũng như thời gian bắt
đầu và kết thúc của nó.
Ngày nay các lãnh đạo đã từ bỏ dần dần việc sử dụng bạo lực, chừng nào mà người ta có thể nài
xin và làm cho họ yếu mềm. Bằng sự cai trị sử dụng bạo lực những ông chủ mới này đã đạt được
sự tuân phục của đám đông đối với họ một cách dễ dàng hơn là bất kỳ một chính quyền nào. Nếu
tự nhiên lãnh đạo vụt biến mất và không có ai để thay thế ngay lập tức, đám đông sẽ trở lại là
một tập hợp rời rạc và không có sức kháng cự. Trong cuộc đình công của nhân viên xe buýt tại
Paris chỉ cần bắt giữ hai lãnh đạo của họ là đủ để kết thúc ngay tức khắc cuộc đình công. Không
phải sự đòi hỏi về tự do, mà là lòng nhiệt tình phục vụ luôn ngự trị trong tâm hồn đám đông. Sự
thôi thúc phải vâng lời của nó lớn đến nỗi, nó quy phục một cách bản năng tất cả những ai tuyên
bố là ông chủ của nó.
Phân loại lãnh đạo Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
53
Trong một lớp các lãnh đao ta có thể tiến hành một sự phân loại có ranh giới rất rõ ràng. Có một
loại gồm những người cương quyết, ý chí mạnh nhưng không bền bỉ. Có loại khác, thường hiếm
thấy hơn nhiều, là những người có ý chí mạnh mẽ và bền bỉ. Loại thứ nhất rất sôi nổi, dũng cảm
và táo bạo. Loại này thích hợp đặc biệt đối với việc lãnh đạo những trận đột kích, họ có thể lôi
kéo đám đông bất chấp nguy hiểm và họ có thể làm cho những tân binh trẻ trở nên những người
anh hùng. Ví dụ Ney và Murat trong đế chế thứ nhất là những người như vậy. Gabribaldi ở thời
đại chúng ta cũng thế, ông là một kẻ giang hồ không có tài nhưng cương quyết, ngày ấy chỉ với
một nhúm thủ hạ trong tay đã chiếm lĩnh được quốc vương Neapal mặc dù đất nước này có cả
một đội quân nghiêm chỉnh bảo vệ.
Nhưng cho dù sự cương quyết của những lãnh đạo như vậy có lớn bao nhiêu thì nó cũng chỉ là
nhất thời và kéo dài không quá cái đà mà họ tạo nên. Khi những anh hùng trở về với cuộc sống
đời thường, họ, trước kia là những người một thời đầy máu lửa, giờ đây lại là những bằng chứng
đáng ngạc nhiên của sự yếu đuối. Họ dường như không có khả năng suy ngẫm và không thể biết
thế nào là phải trong những mối quan hệ đơn giản nhất, sau khi trước đó họ đã từng biết cách
lãnh đạo những người khác một cách hiệu quả như thế nào. Những lãnh đạo loại này chỉ có thể
thực hiện tốt các nhiệm vụ của họ một khi nếu như bản thân họ cũng luôn nhận được sự lãnh đạo
và khích lệ, luôn cảm thấy có một ại đó hoặc một ý tưởng ở trên mình và luôn phải tuân thủ
chính xác mọi nguyên tắc hoạt động.
Lớp lãnh đạo thứ hai, là những người có ý chí bền bỉ, mặc dù sự xuất hiên của họ ít hào nhoáng,
nhưng họ có một ảnh hưởng mang nhiều ý nghĩa hơn nhiều. Thuộc vào những người này là
những người sáng lập ra các tôn giáo hoặc những người làm nên các thành tựu vĩ đại như:
Paulus, Mohammed, Kolumbus, Lesseps. Có thể họ thông minh, tối dạ hoặc bình thường, nhưng
thế giới luôn hy sinh vì họ. Ý chí bền bỉ mà họ có, là một tính cách vô cùng hiếm và vô cùng
mạnh mẽ, mọi cái đều phải thần phục nó. Người ta không bao giờ hiểu được hết những gì mà
một ý chí mạnh mẽ và bền bỉ có thể làm nên. Không có gì có thể ngăn cản được nó, cả tự nhiên
lẫn thánh thần lẫn con người.
Thí dụ mới đây nhất mà một kỹ sư nổi tiếng đã đem lại cho chúng ta, đó là thí du về một con
người đã từng tách hai phần lục địa ra khỏi nhau và thực hiện cuộc thử nghiệm mà từ ba ngàn
năm nay những kẻ thống trị lớn nhất đều không thực hiện nổi. Về sau ông ta đã bị thất bại trong
một công cuộc tương tự, ông ta đã già và cùng với tuổi già tất cả đều lụi tàn ngay cả ý chí cũng
vậy.
Để có thể chứng minh cho sức mạnh của ý chí, người ta chỉ cần kể lại một cách chi tiết tất cả
những khó khăn phải vượt qua khi đào kênh Suez là đủ. Một nhân chứng, bác sĩ Cazalis, đã tóm
tắt lại trong mấy dòng cảm động về việc thực hiện công trình vĩ đại này, những dòng miêu tả về
tác giả bất tử của công trình. "Ông kể lại từng ngày, ông đã phải vượt qua những gì, mà trước hết
là những cái không có thể ông ta đã làm cho chúng trở nên có thể, trên hết là sự phản kháng,
những đòi hỏi chống lại ông ta, sự chua chát, tai nạn, mỏi mệt, tuy nhiên chúng không bao giờ có
thể làm cho ông ta nản lòng và tê liệt; ông ta nghĩ tới nước Anh, đất nước đã chống lại ông ta, đã
tấn công ông ta không ngừng nghỉ, ông ta nhớ đến Ai cập và Pháp, những nước đã ngập ngừng
chậm trễ, nhớ đến lãnh sự quán Pháp, nơi đã cản trở những công việc ban đầu nhiều hơn tất cả
những ai khác, và người ta đã chống lại ông như thế nào bằng cách bỏ khát không cấp nước cho
công nhân để tác động vào họ; sau đó ông ta nói về bộ hải quân và về những kỹ sư, về tất cả Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
54
những ai có kinh nghiệm và hiểu biết một cách sâu sắc về chuyên ngành của họ, những người dĩ
nhiên ý thức được tất cả các đối thủ và về mặt lý thuyết họ tin vào kết quả thất bại mà họ đã tính
toán và dự đoán, như người ta đã từng dự đoán về nhật thực sẽ xảy ra trong một ngày hoặc một
giờ nào đó." Giá như có một quyển sách thuật lại cuộc đời của tất cả những vị lãnh đạo vĩ đại thì
có lẽ cũng không có nhiều những tên tuổi trong đó, nhưng cái tên này sẽ đứng ở vị trí hàng đầu
của những sự kiện quan trọng nhất của văn hóa và lịch sử.
§2. Phương tiện tác động của lãnh đạo: Sự khẳng định, sự lặp lại, sự truyền nhiễm
Nếu đề cập đến việc tức thì lôi kéo đám đông và quyết định họ phải làm một cái gì đó, ví dụ như
cướp phá một cung điện, chém giết để bảo vệ một cứ điểm kiên cố hoặc một chiến lũy, người ta
phải tạo ra một ảnh hưởng thật nhanh vào họ. Cách hiệu quả nhất là dẫn ra một ví dụ. Tuy nhiên
sau đó nhất thiết phải làm công tác chuẩn bị cho đám đông về những tình cảnh nhất định nào đó
và đặc biệt là kẻ muốn lôi kéo họ phải có một tính cách mà lát sau tôi sẽ gọi là sự ảnh hưởng để
phân tích.
Song nếu là sự đề cập đến việc làm cho những ý tưởng, những tín điều ngấm một cách từ từ vào
tâm hồn đám đông, ví dụ như những học thuyết xã hội hiện đại, thì người lãnh đạo phải vận dụng
nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể họ sử dụng chủ yếu ba loại: sự khẳng đinh, sự lặp lại, và
sự truyền lan hoặc truyền nhiễm (contagion). Tác động của chúng tương đối chậm, nhưng kết
quả đạt được rất lâu bền.
Sự khẳng đinh một cách thuần túy và đơn giản, không không kèm theo nguyên do và không có
bất kỳ bằng chứng nào là phương tiện chắc chắn nhất, để làm cho một ý tưởng ngấm được vào
tâm hồn đám đông. Sự khẳng định càng chắc nịch, càng ít nguyên do hoặc bằng chứng, nó sẽ
càng tạo nên nỗi kính sợ. Các văn bản tôn giáo và các sách luật của tất cả các thời đại tất cả đều
sử dụng những khẳng định đơn giản. Những lãnh đạo quốc gia, được trao trọng trách giải quyết
một vấn đề về chính trị, đều biết đến giá trị của sự khẳng định.
Sự khẳng định sau đó chỉ có ảnh hưởng thực sự, nếu như nó luôn được lặp lại, và phải cố gắng
luôn sử dụng cùng một cách diễn đạt. Napoleon đã nói, chỉ có một cách phát ngôn gợi cảm đáng
chú ý nhất đó là sự lặp lại. Điều lặp lại bám rất vững trong đầu óc con người đến mức cuối cùng
nó được coi như là một sự thật hiển nhiên.
Ta sẽ hiểu ảnh hưởng của sự lặp lại vào đám đông một cách thực sự, nếu ta thấy nó đã tác động
như thế nào đối với ngay cả những cái đầu thông thái nhất. Sự lặp lại cuối cùng sẽ ăn sâu vào tận
những vùng của vô thức, đó là nơi xử lý các nguyên nhân dẫn đến những hành động của chúng
ta. Sau một khoảng thời gian, nếu chúng ta quên mất ai là tác giả của sự khẳng định luôn được
lặp lại đó, cũng là lúc ta đã tin vào điều đó. Tác động của quảng cáo cũng xảy ra theo kiểu cách
tương tự. Nếu chúng ta đọc đi đọc lại một trăm lần, rằng loại Schocolade tốt nhất là loại
Schocolade X, như vậy ta có cảm tưởng như đã được nghe thấy điều ấy thường xuyên và cuối
cùng ta tin rằng nó thực sự là như vậy. Hàng ngàn văn bản chứng thực thuyết phục ta mạnh đến
nỗi ta phải tin, rằng loại thuốc bột Y đã được những nhân vật có tên tuổi sử dụng để chữa khỏi
các căn bệnh hiểm nghèo nhất, và cuối cùng chính chúng ta, nếu cũng bị mắc phải cái bệnh kinh
khủng đó, ta cũng sẽ rất muốn thử dùng loại thuốc đó. Nếu hàng ngày chúng ta đọc thấy trong
cùng một tờ báo, rằng A là một thằng lừa đảo từ lâu và B là một người đàn ông chính trực, cuối Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
55
cùng chúng ta sẽ tin vào điều đó, tuy nhiên với giả thiết chúng ta cũng thường không đọc những
tờ báo khác mà trong đó đăng điều ngược lại, có nghĩa là tính cách của hai nhân vật kia đổi chỗ
cho nhau. Khẳng định và lặp lại mình chúng cũng đủ mạnh để có thể chống chọi lại lẫn nhau.
Nếu một sự khẳng định luôn được nhắc lại đủ nhiều và chắc nịch, giống như ở trường hợp một
số các doanh nghiệp tài chính nào đó, loại hay mua đứt bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào, sẽ tạo
nên cái mà người ta gọi là dòng ý kiến (currant d'opinion), và thêm vào đó là cái cơ chế hùng
mạnh của sự truyền nhiễm. Trong nội bộ đám đông, các ý tưởng, tình cảm, những sự kích động,
các tín điều được lây lan với một tốc độ nhanh chóng như của các loại vi trùng. Hiện tượng như
vậy cũng được quan sát thấy ở súc vật, khi chúng sống thành bầy. Sự gặm máng ăn của một con
ngựa nhốt trong chuồng chẳng mấy chốc sẽ được những con ngược khác cùng chuồng bắt chước.
Một sự giật mình, hay một động tác hoảng loạn của một con cừu nào đó sẽ nhanh chóng lan ra cả
đàn. Sự truyền nhiễm của tình cảm đã lý giải cho cái hiện tượng hoảng loạn bất chợt kia. Các rối
loạn thần kinh, như sự điên rồ chẳng hạn, cũng lan truyền theo cách lây nhiễm. Một hiện tượng
quen biết là những thầy thuốc trị bệnh tâm thần rất hay bị bênh mất trí. Người ta cũng có kể về
các bệnh thần kinh, như chứng bệnh sợ khoảng rộng chẳng hạn, rằng nó có thể truyền từ người
sang thú vật.
Sự truyền nhiễm không đòi hỏi bắt buộc các cá nhân phải có mặt tại cùng một địa điểm, nó cũng
có thể xảy ra từ xa dưới ảnh hưởng của các sự kiện nhất định, chúng làm cho mọi thần trí đều
hướng về một phía và tạo nên những tính chất riêng biệt của một đám đông, đặc biệt là, nếu như
chúng được chuẩn bị từ trước đó bởi những yếu tố gián tiếp như đã từng nói đến ở phần trên. Ví
dụ như sự bùng nổ của cuộc cách mạng 1848, khởi đầu ở Pairis, một cách bất ngờ đã lan rộng ra
toàn bộ châu Âu và làm sụp đổ nhiều nền quân chủ [1].
Sự bắt chước mà người ta cho rằng nó có ảnh hưởng lớn vào các hiện tượng xã hội, thực ra chỉ là
một tác động đơn giản của sự truyền nhiễm. Do tôi đã nói đến vai trò của nó ở môt chỗ khác, cho
nên ở đây tôi giới hạn trong việc nhắc lại những gì mà tôi cách đây nhiều năm đã từng nói đến,
và những gì mà từ đó đến nay được các tác giả khác đã nêu ra:
"Giống như ở động vật con người về mặt tự nhiên nó là môt sinh vật có tính bắt chước. Việc bắt
chước đối với nó là một nhu cầu, song phải nhớ rằng chỉ với điều kiện, đó là những cái dễ bắt
chước; quyền lực của các loại mốt cũng xuất phát từ nhu cầu bắt chước này. Vâng, có thể đó chỉ
là những quan niệm, ý tưởng, các diễn giải văn học hoặc đơn giản chỉ là trang phục, có bao nhiêu
người dám trốn chạy khỏi sự thống trị của chúng. Không phải với các chứng cứ lập luận, mà là
qua những gương điển hình người ta đã điều khiển đám đông. Trong mỗi một thời đại, một số
nhỏ trong số họ đã để lại dấu ấn của mình, và đám đông đã bắt chước những cái đó một cách vô
thức. Tuy nhiên những người trong cái số nhỏ đó không được phép có một khoảng cách quá xa
các ý tưởng truyền thống. Sự bắt chước khi đó sẽ trở nên khó khăn và vì vậy ảnh hưởng của nó
gần như không có mấy. Chính vì thế những người quá nổi trội trong thời của họ hầu như không
có ảnh hưởng rất ít. Cái khoảng cách đó nó quá lớn. Cũng vì lý do này cho nên các dân tộc châu
Âu chỉ có ảnh hưởng không đáng kể tới các dân tộc phương Đông, mặc dù họ có rất nhiều cái ưu
việt."
"Tác động phối hợp của quá khứ và sự bắt chước lẫn nhau làm cho con người trong một nước và
trong cùng một thời đại cuối cùng trở nên giống nhau đến nỗi ngay cả ở những người mà nghĩa Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
56
vụ đặc biệt của họ là tránh sự bắt chước, như các nhà triết học, các giáo sư, các nhà văn, thì tư
tưởng và sắc thái của họ vẫn có sự giống nhau như của một gia đình, và nhìn vào đó ta có thể
nhận ra tức khắc họ thuộc vào thời đại nào. Chỉ qua trao đổi ngắn với một người nào đó cũng đủ
để nhận biết cặn kẽ sở thích đọc của nó, các hoạt động thường xuyên và môi trường trong đó nó
sống [2].
Sự truyền nhiễm mạnh đến nỗi nó có thể ép buộc con người phải chấp nhận không chỉ những
quan điểm mà còn cả những cách thức cảm nhận nhất định. Nó tạo ra sự khinh thường những tác
phẩm văn hóa, chẳng hạn như đối với vở kịch "Những ngôi nhà gỗ thông" và vài năm sau đó
cũng chính nó đã làm cho cái sự vu khống bẩn thỉu nhất trước kia của nó trở nên một điều tuyệt
vời.
Sự giác ngộ và niềm tin của đám đông chỉ lan tỏa được bằng con đường truyền nhiễm, không
bao giờ bằng những lập luận của lý trí. Qua sự khẳng định, sự lặp lại và sự truyền nhiễm xảy ra
trong quán rượu đã làm cho những khái niệm hiện nay của người công nhân trở nên vững chắc,
và niềm tin của đám đông trong tất cả các thời đều được tạo nên theo kiểu như vậy. Một cách
chính xác, Renan đã so sánh những người thành lập ra nhà thờ thiên chúa giáo với "những người
làm công tác xã hội, đã truyền bá những ý tưởng từ quán rượu này sang quán rượu khác". Và
Voltaire trong mối liên quan đến thiên chúa giáo cũng đã nhận đinh, "hơn một trăm năm chỉ toàn
một lũ du thử du thực bám theo nó".
Trong các thí dụ tương tự như đã dẫn, sự truyền nhiễm, nếu một khi nó đã hoàn toàn tác động
được vào tầng lớp dân chúng phía dưới, nó sẽ chuyển hướng, và tác động vào tầng lớp bên trên.
Ngày nay chúng ta thấy, các học thuyết xã hội chủ nghĩa đang bắt đầu tấn công vào tầng lớp bên
trên này và có lẽ họ sẽ là nạn nhân đầu tiên của nó. Ngay cả quyền lợi cá nhân cũng phải nhường
bước cho cơ chế truyền nhiễm.
Bởi thế, một quan điểm trở thành phổ cập cuối cùng cũng sẽ ép buộc những tầng lớp cao nhất,
cho dù sự vô nghĩa của những quan điểm thắng thế đó rõ ràng đến mức nào. Sự tác động của
tầng lớp xã hội bên dưới vào tầng lớp trên sẽ lại càng kỳ quặc hơn khi những quan niệm về lòng
tin của đám đông ít nhiều ngày càng bị ảnh hưởng bởi một ý tưởng cao siêu, ý tưởng mà ngay
đối với môi trường đã sinh ra nó lại hầu như thường không có tác động gì. Những người lãnh đạo
bị nô dịch bởi cái ý tưởng cao siêu đó, chiếm đoạt nó làm của mình, sau đó làm cho nó biến dạng
và lập nên một hội kín, hội kín này lại bóp méo nó lần nữa và truyền bá nó vào đám đông, là kẻ
tiếp tục quá trình bóp méo kiểu như vậy. Nếu đến một lúc nào đó nó trở thành một sự thật đại
chúng, lúc ấy bằng cách nào đó nó sẽ quay trở lại với cội nguồn của mình và sẽ tác động vào
tầng lớp bên trên của một dân tộc. Thừa nhận rằng cuối cùng thì trí tuệ cũng sẽ lãnh đạo thế giới,
nhưng mà nó lãnh đạo thế giới từ xa. Kẻ sáng tạo ra những ý tưởng từ lâu đã trở về thế giới bên
kia, khi cuối cùng các ý tưởng của họ cũng đã chiến thắng, là kết quả của các quá trình mà tôi
mô tả trên đây.
§3. Uy lực (le prestige)
Một quyền lực to lớn cuối cùng đã làm cho các ý tưởng, được truyền bá rộng khắp qua khẳng
định, lặp lại và truyền nhiễm một sức mạnh huyền bí đến dường nào, quyền lực đó có tên là uy
lực. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
57
Tất cả những gì đang ngự trị thế giới, có thể là ý tưởng hoặc con người, sở dĩ chúng đạt được
điều đó chủ yếu là nhờ vào một sức mạnh không gì ngăn cản nổi có tên gọi là uy lực. Chắc chắn
rằng chúng ta tất cả đều biết đến ý nghĩa của khái niệm uy lực (prestige), nhưng người ta vận
dụng nó với nhiều hình thức khác nhau đến nỗi không dễ dàng gì có thể diễn đạt nó theo một
cách nào khác. Uy lực hòa đồng với một tình cảm nhất định nào đó như sự khâm phục hoặc sự
kính sợ, thậm chí nó còn lấy những tình cảm đó làm nền tảng, nhưng nó cũng có thể tồn tại độc
lập không cần đến chúng. Những người đã chết thường lại là những người có nhiều uy lực nhất,
có nghĩa là những con người mà ta không còn cảm thấy sợ hãi nữa như: Alexander đại đế, Cäsar,
Mohammed, Buddad. Mặt khác dường như những con người hoặc hình tượng mà chúng ta
không hề ngưỡng mộ, ví dụ như những vị thần ghê tởm trong các chùa chiền trong lòng đất ở Ấn
độ cũng có một uy lực cực mạnh.
Uy lực thực ra là một kiểu quyến rũ, mà một người có tên tuổi, một tác phẩm, hoặc một ý tưởng
đã vận dụng nó vào chúng ta. Sự quyến rũ này đã làm tê liệt mọi khả năng nhận xét của chúng ta
và làm cho tâm hồn chúng tràn ngập sự ngạc nhiên và kính phục. Những tình cảm được gợi nên
kiểu như vậy cũng là điều không thể nào giải thích nổi giống như tất cả mọi thứ tình cảm khác,
nhưng dường như chúng đều thuộc về cùng một dạng tương tự như sự kích hoạt do một nhà thôi
miên điều khiển. Uy lực là suối nguồn lớn của tất cả mọi quyền hành. Các thánh thần, các vua
chúa và phụ nữ nếu không có nó có lẽ chẳng bao giờ họ có thể điều khiển được ai.
Người ta có thể gom tất cả các loại uy lực vào hai nhóm chính: nhóm uy lực thu lượm được và
nhóm uy lực cá nhân. Nhóm thu lượm được là nhóm các uy lực sinh ra từ danh tiếng, từ sự giàu
có và uy tín. Nó có thể không phụ thuộc gì vào nhóm uy lực cá nhân. Nhóm uy lực cá nhân
ngược lại là một cái gì đó thuộc về cá nhân và nó có thể tồn tại cùng với uy tín, danh tiếng và
giàu có hoặc nhờ chúng mà trở nên mạnh mẽ, nhưng uy lực cá nhân cũng hoàn toàn có thể tồn tại
độc lập không hề phụ thuộc vào những thứ đó.
Uy lực thu lượm được hoặc giả tạo là thứ uy lực phổ biến nhất. Chỉ cần, ai đó được nhận một
chức vụ nào đó, có một tài sản nào đó, một chức danh nào đó, cũng đã tạo nên một vòng hào
quang rực rỡ của các ảnh hưởng, cho dù giá trị cá nhân của nó thấp bé chừng nào. Một người
lính trong bộ quân phục, một quan tòa trong bộ áo choàng màu đỏ luôn có một uy lực. Pascal đã
giải thích sự cần thiết của áo choàng và tóc giả của các quan tòa một cách rất chính xác: không
có chúng họ sẽ mất đi một phần rất lớn uy quyền. Kẻ theo chủ nghĩa xã hội có tính cách dữ tợn
nhất cũng giao động trước cái nhìn của một vị lãnh chúa hoặc một bá tước, và để có thể lừa được
một nhà buôn một cách tùy thích thì chỉ cần quàng môt chức danh giống như thế là đủ [3].
Uy lực, như tôi đã nói ở trên đây, được vận dụng bởi các cá nhân; người ta có thể đặt uy lực bên
cạnh cá nhân đó, là cái do các quan điểm, các tác phẩm văn học hoặc do nghệ thuât v.v... tạo nên.
Nó chỉ dựa trên sự lặp lại được tích cóp. Do vì, lịch sử, lịch sử văn học, và lịch sử nghệ thuật chỉ
là sự nhắc lại của cùng một đánh giá, mà không ai muốn kiểm chứng lại nó, thế cho nên cuối
cùng là ai cũng lặp đi lặp lại những điều mà họ đã từng học trong nhà trường. Có những cái tên,
những sự vật nhất định chẳng có ai dám đả động đến chúng. Đối với một độc giả hiện đại thì
thiên anh hùng ca của Homer là một sự ngán ngẩm cực độ không có gì để bàn cãi thêm, nhưng
thử hỏi ai dám nói ra cái điều đó? Đền Parthenon trong trạng thái hiện nay chỉ là một sự đổ nát
chẳng có gì thú vị, nhưng nó có một uy lực đến nỗi khi ngắm nhìn nó người ta bắt buộc phải
đồng thời xem xét tất cả mọi cái đi theo của các hồi ức lịch sử. Là tính chất riêng biệt của uy lực, Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
58
khi nó ngăn cản các sự vật được nhìn nhận như bản thân của chúng, và khi nó làm tê liệt mọi khả
năng phán xét của chúng ta. Các đám đông luôn luôn, còn người độc lập thì phần lớn, có đòi hỏi
phải có những quan điểm sử dụng được ngay. Sự thắng thế của các quan điểm này không phụ
thuộc vào sự thực hoặc sự nhầm lẫn chứa đựng trong chúng, mà hoàn toàn và duy nhất chỉ là do
dựa vào uy lực của chúng.
Bây giờ tôi chuyển qua uy lực cá nhân. Nó có sự cấu thành hoàn toàn khác so với các uy lực giả
tạo hoặc thu lượm. Nó không phụ thuộc vào tất cả các loại chức danh, tất cả các kiểu uy tín. Số ít
những người có uy lực kiểu như vậy đã có một tác động thực sự là thu hút và màu nhiệm vào
môi trường xung quanh họ, và cả vào sự bình đẳng xã hội nữa, và người ta tuân phục họ như
những con thú hoang dã thuần phục kẻ chế ngự chúng, những kẻ mà chúng dễ dàng nuốt chửng.
Những ví dụ về uy lực cá nhân
Những lãnh đạo lớn của đám đông như Buddha, Jesus, Mohammed, Jeanne d'Arc, Napoleon đều
có một ảnh hưởng kiểu như vậy ở tầm vóc cao và đặc biệt qua đó họ đã tạo nên cho mình một uy
tín lớn. Họ không cho phép ai giải nghĩa về các thánh thần, các anh hùng và các giáo lý, chừng
nào họ cho phép như vậy cũng có nghĩa là họ tự đào hố chôn mình.
Những nhân cách lớn, như tôi đã nêu ở trên, họ có được cái quyền lực mê hoặc ngay cả từ trước
khi họ trở nên nổi tiếng, và nếu không có nó họ cũng không thể nào nổi tiếng được. Ví dụ, rõ
ràng, rằng Napoleon trên đỉnh cao vinh quang của mình riêng với quyền lực có được ông ta đã
tạo cho bản thân một ảnh hưởng cực kỳ lớn, nhưng những ảnh hưởng đó một phần ông ta đã có
sẵn từ những ngày đầu của con đường sự nghiệp, khi mà ông ta chưa có chút quyền lưc trong tay
và vẫn còn là một kẻ hoàn toàn vô danh. Khi mà ông ta còn là một ông tướng không tiếng tăm,
được tiến cử giữ chức tư lệnh quân đội Ý, ông ta đã phải đối mặt với các tướng lĩnh thô lỗ,
những người chủ mưu tổ chức một cuộc đón tiếp phủ đầu đầy đe dọa giành cho ông ta, và họ đã
coi ông ta là một kẻ đột nhập non nớt và là người mà bộ chỉ huy cấp trên ép họ phải phục tùng.
Nhưng ngay từ phút đầu tiên của lần tiếp xúc đầu tiên, không có những lời khuôn sáo, không có
những cử chỉ, không có sự đe dọa, chỉ với một cái nhìn đầu tiên của một con người vĩ đại trong
tương lai tất cả họ dường như lập tức bị thuần phục. Taine đã thuật lại cho chúng ta theo hồi
tưởng của những người đương thời về cuộc giáp mặt thú vị đó: "Các tướng lĩnh sư đoàn, trong số
họ có Augereau, một con người dũng cảm và từng trải, tính cách thô lỗ, luôn hãnh diện với tầm
vóc cao lớn và tính quả cảm của mình, họ cùng tiến vào đại bản doanh và đều có chung ý định
chống đối kẻ nhỏ con mới nổi lên, được người ta cử đến từ Paris. Theo mọi người được nghe tả
lại thì Augereau lúc này khí thế rất thù nghịch, ngay từ đầu đã thể hiện sự hỗn xược: một thằng
nịnh bợ Barras, một viên tướng của sự kiện Vendémiaire, một viên tướng của đường phố mà
người ta nhầm tưởng đó là một con lợn nhồi bông, bởi vì lúc nào nó cũng nghĩ, nó cần phải có
một khuôn mặt nhỏ nhắn và nó phải luôn làm sao cho xứng với cái danh một nhà toán học, một
kẻ mơ mộng. Họ sẽ đón tiếp và Bonapart để cho họ chờ đợi. Cuối cùng ông ta xuất hiện, kiếm
đeo bên mình, đầu đội mũ, phổ biến kế hoạch, ra mệnh lệnh và sau đó từ biệt. Augereau câm như
hến suốt buổi, mãi đến khi ra ngoài mới bừng tỉnh và lấy lại được thói quen chửi bới hàng ngày
của mình, ông ta và Massena đồng ý với nhau một điểm, đúng là cái viên tướng quỷ quái choắt
con này đã dạy cho họ thế nào là lễ độ; ông ta không thể nào tự giải thích nổi cái ảnh hưởng, mà
ngay từ ánh mắt đầu tiên ông ta đã cảm thấy mình bị đè bẹp như thế nào." Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
59
Khi Napoleon đã trở thành một con người vĩ đại, ảnh hưởng của ông ta lớn dần theo với vinh
quang mà ông ta đạt được, nó có thể sánh ngang với ảnh hưởng mà những bậc thánh thần khi
tácđộng vào tín đổ của họ vậy. Tướng Vandamme, một nhà cách mạng tửng trải, còn thô bạo và
nóng nảy hơn cả Augereau, đã nói trong một ngày của năm 1815 với thống chế d'Ornano khi họ
cùng bước lên cầu thang của điện Tuileries: "Bạn thân mến, cái thằng quỷ này cứ như là nó dùng
phép mê hoặc đối với tôi, không thể hiểu ra sao nữa. Nó làm tôi mê hoặc đến mức không còn
cảm thấy sợ hãi một cái gì ngay cả thánh thần lẫn ma quỷ, cứ đứng cạnh nó là lại thấy mình bắt
đầu run lên như trẻ con, và cảm thấy như nó có thể ép được mình chui qua lỗ kim để nhảy vào
lửa vậy."
Kiểu mê hoặc như vậy, tất cả mọi người gần gũi với Napolenon đều bị ông ta tác động [4].
Davoust đã nói, khi ông ta nói về lòng trung thành của Maret và của ông ta: "Nếu hoàng đế nói
với hai chúng ta: Quyền lợi chính trị của tôi đòi hỏi phải phá hủy Paris mà không để cho một ai
biết và rời khỏi thành phố, thì Maret, mình tin chắc là anh ta sẽ giữ bí mật điều ấy; nhưng anh ta
có lẽ không kìm được việc phải vi phạm điều đó để quyết định cho gia đình rời khỏi thành phố.
Nhưng tôi thì sợ là sẽ phản bội một cái gì đó, nên có lẽ phải để cho vợ và các con tôi ở lại trong
thành phố."
Người ta phải nghĩ tới sự mê hoặc của cái quyền lực đáng ngạc nhiên đó, nếu muốn hiểu cuộc
hồi hương tuyệt diệu từ đảo Elba, sự chiếm lĩnh một cách nhanh chóng toàn bộ nước Pháp bởi
một con người đơn độc, đã phải chiến đấu chống lại tất cả mọi lực lượng có tổ chức của một đất
nước rộng lớn, một con người mà người ta cho rằng đã quá mỏi mệt với sự chuyên chế của nó.
Chỉ cần một cái nhìn, tất cả những tướng lĩnh được cử tới và thề bắt cho được ông ta đều trở nên
thuần phục không một chút chống đối.
"Napoleon lên đảo Elba hầu như có một mình và trở thành một kẻ kẻ tị nạn của đảo nhỏ này
thuộc quốc vương Pháp", tướng Wolseley viết, "và từ chốn đó ông ta khởi đầu cuộc lật đổ toàn
bộ chính thể Pháp trong vòng một vài tuần không hề có sự đổ máu để trở thành ông vua chính
thức; đã có bao giờ quyền lực cá nhân của một con người xứng đáng để thán phục hơn thế? Đáng
kinh ngạc làm sao cái quyền lực mà ông ta vận dụng từ buổi ban đầu cho đến phút cuối của cuộc
đời chinh chiến, và đây là trận cuối cùng, ngay cả đối với đồng minh, bằng cách ông ta đã ép họ
chấp nhận những quyết định của mình; chỉ một chút xíu nữa thôi là ông ta có thể nghiền nát họ!"
Uy lực của ông ta vẫn còn sau khi ông qua đời và nó tiếp tục lớn lên. Nó đã giúp cho người cháu
không tên tuổi của ông ta trở thành hoàng đế. Ngày nay qua sự tô điểm lại các huyền thoại về
ông người ta thấy được cái bóng vĩ đại này còn mạnh mẽ dường nào. Hành hạ con người, tàn sát
cả triệu mạng sống, dẫn đến hết cuộc xâm lăng này đến cuộc xâm lăng khác của kẻ thù, tất cả
những cái đó các bạn đều được phép, nếu như các bạn có đủ uy lực và có đủ tài để giữ cho uy lực
đó luôn tồn tại.
Chắc chắn ở đây tôi đã nêu ra một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, nhưng nó thích hợp cho việc
hiểu biết quá trình phát triển của các tôn giáo lớn, các học thuyết và các đế chế. Không có cái sức
mạnh, mà uy lực tác động vào đám đông, sự phát triển đó có lẽ vẫn là điều chưa hiểu được.
Đánh mất uy lực Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
60
Nhưng uy lực không chỉ hình thành nên từ uy tín cá nhân, từ vinh quang chiến trận, từ sự sợ hãi
tôn giáo, nó cũng có thể có một nguồn gốc không mang một ý nghĩa nào cả và tuy thế nó cũng
rất mạnh mẽ. Thế kỷ 19 đã cho ta nhiều thí dụ về điều này. Một thí dụ trong đó, mà thế giới sau
đấy thỉnh thoảng còn nhắc đến, đó là câu chuyện về một người đàn ông nổi tiếng, đã làm thay
đổi bộ mặt của trái đất và các quan hệ buôn bán giữa các dân tộc, bằng cách ông ta đã tách hai
phần châu lục ra khỏi nhau. Ông ta hoàn tất công cuộc của mình với một ý chí vô cùng lớn,
nhưng đồng thời cũng nhờ cả vào sự mê hoặc mà ông ta tác động tới môi trường xung quanh
mình. Để có thể chiến thắng sự nhất trí của những người chống đối, mà ông ta đã nhận thấy trước
đó, ông ta chỉ cần xuất hiện, nói ngắn gọn và đối phương như thể bị ông ta bỏ bùa mê, cuối cùng
lại trở nên những người bạn của ông. Dân chúng Anh chống lại dự định của ông ta với cả một sự
giận dữ; ông ta chỉ cần xuất hiện ở Anh là có thể lấy lại được mọi sự ủng hộ của họ. Sau này, khi
ông ta đến Southampton, các nhà thờ đã đổ chuông mỗi khi ông đi qua. Khi đã chiến thắng tất cả,
con người và công việc, ông ta tin rằng chẳng còn có gì có thể ngăn cản được ông và ông ta lại
muốn tiếp tục vận dụng những phương cách như thế cho việc đào tiếp kênh Panama.
Nhưng cái niềm tin có thể dời núi, chỉ có thể thực sự dời được núi, nếu như núi không quá cao.
Những ngọn núi đã phản kháng và cái tai họa tiếp nối từ đó đã phá nát niềm vinh quang sáng tỏa
đã một thời bao quanh người anh hùng. Cuộc đời của ông ta là một bài học về cái ảnh hưởng đã
sinh ra và rồi lại có thể mất đi như thế nào. Khi ông ta có thể sánh vai được với những người anh
hùng của lịch sử, cũng là lúc ông ta bị nhà cầm quyền của đất nước ông chụp cho cái mũ là kẻ
phá hoại bỉ ổi. Sau khi qua đời quan tài của ông được chở đi trong cô đơn, qua những đám đông
thờ ơ, hờ hững. Chỉ có những nguyên thủ ngoại quốc tưởng nhớ đến ông và gởi lời kính viếng
[5].
Song những thí dụ khác nhau, được dẫn ra như trên, chỉ thể hiện những trường hợp đặc biệt. Để
có thể lập luận một cách chính xác về tâm lý học của uy lực, chúng phải được đặt vào vị trí biên
của một dãy các ví dụ gồm những người sáng lập lập ra các tôn giáo cho đến những công dân
bình thường, những người đã tìm cách gây ảnh hưởng đến hàng xóm của mình qua ngay cả với
một bộ quần áo mới hoặc một danh hiệu nào đó.
Giữa những thành phần ngoài cùng của dãy này là tất cả các loại uy lực trong tất cả mọi lĩnh vực
văn hóa khác nhau: khoa học, các thể loại nghệ thuật, văn học v.v..., và điều đó cho thấy uy lực
là nguyên tố cơ bản tạo nên sự tin tưởng. Sinh thể, ý tưởng hoặc sự việc nào có uy lực phát tỏa,
do ảnh hưởng qua truyền nhiễm của chúng, lập tức chúng sẽ được bắt chước, và chúng sẽ quyết
định kiểu cảm nhận, cách thức diễn đạt ý nghĩ đối với cả một thế hệ con người. Hơn nữa sự bắt
chước thường xảy ra một cách vô ý thức, và chính điều này làm cho nó trở nên hoàn hảo. Những
họa sĩ hiện đại, phục chế lại những những tranh có mảng màu mờ nhạt và những tư thế cứng
nhắc được vẽ bởi những con người nguyên thủy nào đó, không biết gì đến nguồn cảm hứng của
chúng, họ quá tin vào tính trung thực của họ, đến nỗi người ta có lẽ sẽ mãi vẫn chỉ biết về những
mặt ấu trĩ và chưa hoàn thiện của chúng, giả như nếu không có một bậc thầy xuất sắc làm sống
lại loại hình nghệ thuật đó. Những kẻ bắt chước theo mẫu của một nghệ sĩ phục chế danh tiếng,
khi phủ lên phông vẽ của họ những bóng màu tím, hẳn đã không nhìn thấy cái màu tím trong tự
nhiên như người ta trước đó năm mươi năm đã nhìn, nhưng rõ ràng họ đã bị ảnh hưởng bởi cái
ấn tượng cá nhân đặc biệt của một họa sĩ, người đã có một uy lực lớn. Trong tất cả các lĩnh vực
nghệ thuật đều có thể dễ dàng chỉ ra những ví dụ kiểu như vậy. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
61
Ta thấy, như đã trình bày trên đây, rằng có thể có rất nhiều yếu tố tham dự vào sự hình thành nên
uy lực. Một trong những yếu tố đó thường là sự thành công. Mỗi một con người đạt được sự
thành công, mỗi một ý tưởng trở nên thắng thế, những cái đó cũng đã đáng để được kính trọng.
Uy lực biến đi luôn đúng vào cái thời điểm xảy ra sự thất bại. Người anh hùng, ngày hôm qua
còn được đám đông tung hô, ngày mai sẽ bị chính họ phỉ nhổ nếu như số của ông ta đã đến. Uy
lực càng lớn, thì sự đổi chiều càng mãnh liệt. Đám đông lúc đó coi người anh hùng thất thế cũng
chỉ còn là kẻ bằng vai phải lứa với họ và họ sẽ trả thù cho cái sự đã từng phải thần phục kẻ hơn
mình, mà giờ đây đối với nó họ chẳng còn chút kính trọng nào nữa. Khi mà Robespierre ra lệnh
chặt đầu những đồng nghiệp và số đông các đồng chí của ông ta, ông ta đang có một uy lực vô
cùng lớn. Sự xê dịch một số ý kiến biểu quyết đã lấy đi của ông lập tức cái uy lực đó, và sau đó
đám đông đi theo sau ông đến đoạn đầu đài với vố số lời nguyền rủa y như ngày trước đó họ đã
từng làm đối với những nạn nhân của ông ta. Các tín đồ luôn đập nát trong cơn tức giận những
hình tượng thánh thần của họ trước đó.
Sự thất bại bị phát hiện đã làm cho uy lực mất đi nhanh chóng. Nó cũng có thể bị hao mòn, do
việc người ta bàn luận về nó; điều này xảy ra chậm hơn, nhưng chắc chắn. Cái uy lực một khi đã
bị đem ra bàn luận sẽ không còn là uy lực nữa. Thánh thần và con người, kẻ nào có ý thức về
việc giữ cho uy lực của mình tồn tại dài lâu, sẽ không bao giờ dung thứ cho các kiểu bàn luận. Ai
muốn được đám đông ngưỡng mộ, người đó lúc nào cũng phải nên giữ một khoảng cách đối với
họ.
______________________________
[1] Xem thêm các bài viết cuối của tôi: "Tâm lý chính trị học", "Ý kiến và quan điểm", "Cuộc
cách mạng Pháp và Tâm lý học của các cuộc cách mạng".
[2] Gustave le Bon. Con người và các hình thái xã hội. 1881. Tập 2, tr. 116.
[3] Người ta thấy kiểu tác động của chức danh, băng choàng danh dự, và đồng phục vào đám
đông ở tất cả các nước, ngay cả ở những nơi mà sự yêu chuộng đối với độc lập cá nhân đã nảy
nở một cách mạnh mẽ. Để làm sáng tỏ điều này, tôi dẫn ra đây một đoạn thú vị trong quyển sách
mới gần đây của một du khách, nói về ảnh hưởng của tính cách cá nhân ở Anh: "Nhiều cuộc gặp
gỡ khác nhau đã làm cho tôi có thể tin vào sự ngây ngất của những người Anh bình thường khi
được tiếp xúc với một nhà quý tộc hoặc qua cái nhìn của ông ta."
"Với điều kiện là sự phô trương của ông ta phải tương xứng với chức danh của ông, họ yêu mến
ông ta ngay từ giây phút đầu, và với sự có mặt của ông ta họ chấp nhận tất cả mọi thứ của ông ta
với một niềm sung sướng. Người ta thấy họ đỏ mặt lên vì cảm động, khi ông ta tiến lại gần, và
khi ông ta nói chuyện với họ, nó lại càng làm tăng thêm cái cảm giác hạnh phúc, tăng thêm sắc
đỏ trên khuôn mặt họ, và nó làm cho ánh mắt của họ rực sáng lung linh. Họ có nhà vua trong
máu của mình, ta có thể nói như vậy, như người Tây ban nha có các điệu nhảy, người Đức có âm
nhạc và người Pháp có cách mạng. Sự say mê của họ dành cho ngựa và cho Shekespeare cũng
không được nồng nhiệt như thế, sự bằng lòng và hãnh diện về điều đó cũng thấp hơn. Quyển
sách về quý tộc đã được bán ra với số lượng lớn, và người ta thấy chúng trong tay tất cả mọi
người giống như là quyển kinh thánh vậy. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
62
[4] Hoàng đế hoàn toàn lượng biết tác động của mình mạnh đến đâu và biết cách làm gia tăng nó,
bằng cách ông ta đã đối xử với những bậc danh tiếng quanh mình còn tồi tệ hơn là đối xử với
những người chăn bò, mà trong đám họ không ít người là những nghị viên nổi tiếng đến nỗi cả
châu Âu phải khiếp sợ. Những tường thuật đương thời đã viết đầy rẫy các sự kiện kiểu như vậy.
Ngày nọ Napoleon trong một hội nghị của hội đồng nhà nước, đã mắng Beugnot một cách thô lỗ
chẳng khác gì cách người ta hành xử đối với một kẻ hầu vụng về: "Thế nào bây giờ hả ông, cái
đầu đần độn vĩ đại, ông đã tìm thấy lại cái đầu của ông chưa? Đáp lại, Beugnot, một kẻ cao lớn
như cột cờ, đã cúi gập mình thật thấp, và người đàn ông nhỏ con kia giơ tay kéo tai anh chàng to
lớn, như Beugnot viết: "một dấu hiệu của sự khích lệ ngây ngất, một cử chỉ tin cậy của một của
một ông chủ nói năng ân cần". Những thí dụ như vậy cho thấy một khái niệm rõ ràng về mức độ
nhạt nhẽo mà uy lực có thể tạo nên; nó đã làm cho ta hiểu được sự khinh bỉ vô cùng lớn của
những kẻ chuyên chế đối với những con người xung quanh ông ta.
[5] Một tờ báo nước ngoài, tờ "Neue Freie Presse" của thủ đô nước Áo, nhận sự kiện Lesseps
qua đời đã có những nhận xét rất sắc sảo về mặt tâm lý, thấy cũng nên được trích dẫn ra ở đây:
"Sau vụ kết án Ferdinands von Lesseps người ta không còn có quyền ngạc nhiên gì về cái kết cục
buồn thảm của Chiristoph Columbus nữa. Nếu Lesseps là một kẻ lừa đảo, thì mọi sự lừa dối cao
quý đều phải là tội phạm. Nếu ở thời thượng cổ thì người ta đã vinh danh ông với vòng nguyệt
quế và để cho ông ta uống cạn chén nước tiên trên đỉnh Olymp, bởi vì ông ta đã làm thay đổi
diện mạo thế giới và đã thực hiện một công trình hoàn thiện tác phẩm của tạo hóa. Qua việc kết
án Lesseps ông chánh án của tòa phúc thẩm đã trở thành bất tử, bởi dân chúng sẽ mãi mãi lôi tên
cái con người, đã không biết sợ trước sự xỉ vả của thời đại về việc đã tròng cho một ông già
khọm rọm bộ áo tù, mà cuộc đời ông ta đã mang lại vinh quang cho những người cùng thời."
"Người ta luôn nói với chúng ta về không được bẻ cong luật pháp, lại ở đúng cái nơi mà sự căm
thù một cách quan liêu chống lại tất cả những sứ mệnh vĩ đại và táo bạo đang ngự trị. Nhân dân
cần đến những người đàn ông dũng cảm, tin ở chính mình và không chú trọng đến cái tôi để
chinh phục tất cả những gì khó khăn trở ngại. Thiên tài không thể thận trọng, với sự thận trọng sẽ
không bao giờ nới rộng được cái giới hạn hoạt động của loài người.
... Ferdinand von Lesseps đã biết đến cái say sưa của sự chiến thắng và cái đắng cay của sự thất
bại: Suez và Panama. Ở đây tính nết chống lại đạo đức của thành công. Khi mà Lesseps nối liền
được hai đại dương, tất cả các lãnh chúa và các dân tộc đã tỏ lòng kính trọng ông; ngày nay, do
ông bị tai nạn đắm tàu tại vách đá vùng Cordillerie, ông bỗng chốc trở thành kẻ lừa đảo bỉ ổi. Đó
là cuộc chiến của các giai cấp trong xã hội, những kẻ quan liêu bất mãn và những quan chức, đã
sử dụng luật pháp để trả thù những ai muốn vươn lên trên những người khác. Những nhà lập
pháp hiện nay trở nên rất khó nói khi giáp mặt với những ý tưởng to lớn của trí tuệ loài người,
dân chúng lại càng hiểu về nó it hơn, và công tố nhà nước cảm thấy dễ dàng chứng minh được
Stanley là một kẻ ám sát và Lesseps là một tên lừa đảo."
Chương 4: Ranh giới của sự thay đổi của các quan điểm nền tảng và các nhận xét
của đám đông
§1. Các quan điểm nền tảng không thay đổi (croyances fixes) Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
63
Có một sự tương đồng khăng khít giữa các đặc điểm hình thái học và các đặc điểm tâm lý học
của các loại sinh vật. Trong cách đặc tính hình thái học ta thấy có những yếu tố nhất định bất
biến hoặc nếu không cũng chỉ biến đổi rất ít, có khi phải cần đến cả một niên đại địa chất để
chúng có thể biến đổi. Bên cạnh những yếu tố bất biến, không lặp lại này còn có những yếu rất
linh động dễ có thể bị môi trường, nghệ thuật nuôi dưỡng trồng trọt làm cho thay đổi, sự thay đổi
này đã che đậy những đặc tính cơ bản của nó trước những người quan sát hời hợt.
Hiện tượng như vậy ta cũng gặp ở trong thế giới đạo đức. Bên cạch những thành phần tâm hồn
không thay đổi của một giống nòi tồn tại những yếu tố chuyển động và thay đổi. Chính vì thế
trong khi nghiên cứu các quan điểm và ý niệm của một dân tộc chúng ta đã nhận ra có một nền
tảng vững chắc, trên nó là nhiều quan điểm khác cư ngụ, chúng giống như một lớp bụi cát dễ bị
thổi bay phủ lên trên một tảng đá.
Như thế các quan điểm nền tảng và các ý niệm của đám đông sẽ tạo nên hai nhóm tách biệt nhau
rất rõ ràng. Có một nhóm gồm những ý nghĩ nền tảng lâu bền, tồn tại nhiều thế kỷ và trên chúng
đã nảy sinh ra cả một nền văn hóa. Ví dụ như những tư tưởng phong kiến, những ý tưởng của
thiên chúa giáo, của phong trào cải cách và ngày nay là các tư tưởng dân tộc cơ bản, các ý tưởng
dân chủ và xã hội. Một nhóm khác bao gồm những quan điểm luôn biến đổi nhanh chóng, chúng
phần lớn được suy dẫn ra từ các ý tưởng chung, chúng là những quan điểm sinh ra và mất đi
trong mỗi một thời đại: Ví dụ như, các học thuyết, nghệ thuật và văn học tiêu biểu cho một thời
đại và chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên sinh ra ở đó v.v... Thay đổi như mốt quần áo,
chúng biến động giống như những con sóng nhỏ liên tục sinh ra rồi mất đi trên bề mặt một hồ
nước.
Số lượng các ý tưởng nền tảng không lớn. Sự sinh ra và mất đi của chúng tạo nên những đỉnh
cao trong lịch sử mỗi một chủng tộc. Chúng là bộ khung thực sự của nền văn hóa.
Các quan điểm thoảng qua dễ dàng bám vào tâm hồn đám đông, nhưng để chúng có thể trở thành
một niềm tin vững chắc trong đó là một điều rất khó, và việc xóa bỏ chúng ra khỏi đó cũng khó ở
mức độ tương tự, nếu như chúng đã một lần ăn sâu bám chặt. Chắc chắn người ta có thể thay đổi
chúng với giá của một cuộc cách mạng bạo lực, và cũng chỉ khi nếu như niềm tin ngự trị tâm hồn
đám đông đã gần như tàn lụi hoàn toàn. Cách mạng sau đó giúp cho việc vứt bỏ hoàn toàn quan
điểm nền tảng, điều mà người ta gần như sắp phải từ bỏ, bởi liên tục bị quyền lực của thói quen
ngăn cản. Khởi đầu của các cuộc cách mạng cũng là sự kết thúc của các quan điểm nền tảng.
Một quan điểm lớn sẽ bị kết án tử hình đúng vào cái ngày mà hôm đó người ta bắt đầu tiến hành
tranh cãi về giá trị của nó. Do bởi mỗi một quan điểm nền tảng chỉ là một ảo tưởng, cho nên nó
chỉ có thể tồn tại cho đến chừng nào nó bắt đầu bị kiểm chứng.
Nhưng dù một quan điểm nền tảng có bị lung lay mạnh, những thể chế xây dựng trên cơ sở của
nó vẫn bảo toàn quyền lực và quyền lực đó chỉ biến mất đi một cách từ từ. Đễn chừng nào nó
không còn quyền lực nữa, tất cả những gì được nó chống đỡ sẽ sụp đổ hoàn toàn. Chưa từng có
một dân tộc nào được phép thay đổi các quan điểm nền tảng của nó mà đồng thời không phải
chịu sự kết án rằng đã làm đảo lộn tất cả mọi thành phần của nền văn hóa của nó. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
64
Nền văn hóa sẽ được cải tạo lại cho đến chừng nào nó tiếp nhận một quan điểm nền tảng chung
mới và cho đến lúc đó bất quá là phải chịu sống chung trong sự hỗn loạn. Các quan điểm nền
tảng chung là những trụ cột cần thiết của các nền văn hóa. Chúng cung cấp cho các ý tưởng
phương hướng và một mình chúng khêu gợi lên lương tâm trong sạch và tạo dựng nên tinh thần
trách nhiệm.
Các dân tộc luôn cảm thấy ích lợi trong việc tạo nên những quan điểm nền tảng chung và hiểu
một cách bản năng, rằng sự mất đi của chúng là dấu hiệu của thời điểm sụp đổ. Sự tôn sùng
cuồng nhiệt đối với Roma của những người dân thành Roma là niềm tin đã giúp cho họ trở nên
ông chủ của thế giới. Khi niềm tin đó chết đi, cũng là lúc Roma lụi tàn. Chỉ đến khi những kẻ tàn
bạo, những kẻ phá hủy văn hóa Roma đạt được một vài quan điểm nền tảng thống nhất chung lúc
đó họ mới có được một sự đồng thuận nào đó và mới có thể vượt qua được sự hỗn loạn.
Cũng có lý khi mà các dân tộc luôn hấp tấp trong việc bảo vệ các niềm tin của họ. Sự hấp tấp này
càng đáng trách theo quan điểm triết học, nhưng trong cuộc sống của các dân tộc nó lại được coi
là một phẩm chất tốt. Để thiết lập nền tảng cho các niềm tin chung hoặc để bảo tồn chúng, ở thời
trung cổ người ta đã dựng lên nhiều dàn hỏa thiêu, và nhiều nhà phát minh, nhiều nhà cải cách
tưởng tránh được đàn áp thì lại phải chết trong sự tuyệt vọng. Để bảo vệ những niềm tin đó, thế
giới liên tục lại bị đảo lộn, hàng triệu nhân mạng bị phơi thây nơi chiến trận và nó sẽ còn tiếp tục
như thế.
Chúng tôi đã nói, rằng việc đưa vào một quan điểm nền tảng chung sẽ gặp những trở ngại lớn;
nhưng nếu như nó một khi đã bắt rễ thì quyền lực của nó còn lâu mới có thể bị phế truất, và cho
dù về mặt triết học nó có thể sai, tuy nhiên nó vẫn cứ lấn át được những cái đầu thông thái nhất.
Chẳng phải rằng các dân tộc châu Âu từ thế kỷ 15 đã từng coi các huyền thoại tôn giáo là sự thật,
những huyền thoại mà khi quan sát kỹ cũng tàn bạo chẳng khác gì chuyện hoang tưởng về
Moloch? Sự vô nghĩa ghê rợn của câu chuyện hoang tưởng về một ông thánh, do bởi một nhân
vật của ông ta tạo ra đã không tuân phục mình nên ông ta đã trả thù bằng cách hành hạ con của
nhân vật đó một cách khủng khiếp, thế mà nhiều thế kỷ trôi qua vẫn chẳng có ai phát hiện ra điều
đó. Những cái đầu vĩ đại như Galilei, Newton, Leibnitz, không hề có một giây phút nào nghĩ lại,
rằng cần phải nghi ngờ về sự thật của những loại huyền thoại như vậy. Chẳng bằng chứng nào
thuyết phục hơn là sự mê hoặc, được gây nên bởi những tư tưởng nền tảng chung, nhưng cũng
không có gì xấu hơn là những giới hạn đáng xấu hổ của trí tuệ của chúng ta.
Chừng nào tâm hồn đám đông được cấy vào đó một học thuyết mới, nó sẽ tác động vào các thể
chế, vào các loại hình nghệ thuật và đạo đức. Sự thống trị của nó đối với tâm hồn không hề có
giới hạn. Những con người của hành động chỉ nghĩ đến việc hiện thực hóa của chúng, nhà lập
pháp thì chỉ nghĩ đến việc ứng dụng chúng, triết gia, nghệ sĩ, nhà văn thì chỉ nghĩ đến việc lo cho
nó chuyển hóa thành các hình thức khác nhau.
Qua các quan điểm nền tảng chung con người đã bao bọc quanh mình một mạng lưới gồm các
truyền thuyết, các quan điểm và các thói quen, và họ không thể nào thoát ra khỏi được khỏi nó
và con người ngày càng trở nên giống nhau hơn. Ngay cả cái đầu độc lập nhất cũng không hề
nghĩ đến chuyện phải thoát ra khỏi cái mạng lưới đó. Kẻ chuyên chế chính hiệu nhất thống trị
những tâm hồn một cách vô thức, bởi vì một mình chúng thì chẳng cần phải diệt trừ. Tiberius,
Dschingiskhan, Napoleon rõ ràng đều là những kẻ chuyên chế, nhưng Mose, Buddha, Jesus, Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
65
Mohammed, Luther từ trong mộ của họ họ cũng thực thi một sự thống trị không kém phần sâu
rộng đối với những tâm hồn. Một kẻ chuyên chế có thể bị lật đổ bởi một âm mưu cấu kết, nhưng
bọn đó có thể làm được gì đối với một niềm tin đã cắm rễ vững chắc?
Trong cuộc chiến khốc liệt chống lại nhà thờ thiên chúa giáo, cuộc cách mạng vĩ đại của chúng
ta đã thua cuộc, cho dù có vẻ như nó có sự ủng hộ của đám đông và cho dù nó đã sử dụng các
phượng tiện hủy diệt một cách tàn bạo như những phương tiện của tòa dị giáo. Kẻ chuyên chế
duy nhất thực chất của loài người luôn chính là những cái bóng của những kẻ đã chết hoặc là
những ảo tưởng mà chính những kẻ đó tạo nên.
Tôi nhắc lại: Sự vô nghĩa về mặt triết lý của một quan điểm nền tảng chung nào đó không bao
giờ là vật cản đối với sự chiến thắng của nó. Sự chiến thắng đó thậm chí dường như chỉ có thể có
được, nếu như nó chứa đựng trong mình một sự vô nghĩa đầy bí mật nào đó. Sự nghèo nàn trí tuệ
một cách rõ ràng của các học thuyết xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng không thể ngăn cản được
việc nó ăn sâu vào tâm hồn đám đông. Sự bất cập thực sự của nó so với các niềm tin tôn giáo duy
nhất là ở chỗ: do vì lý tưởng hạnh phúc, mà các niềm tin tôn giáo đặt ra phía trước, chỉ có thể trở
thành hiện thực trong cuộc đời tương lai, chính vì vậy mà không một ai có thể bàn luận về sự
hiện thực hóa chúng; Nhưng bởi các lý tưởng hạnh phúc xã hội chủ nghĩa cần phải được thực
hiện ngay trên trái đất này, cho nên sự phù phiếm của những lời hứa hẹn đồng thời cũng xuất
hiện cùng ngày với cuộc thí nghiệm hiện thực hóa đầu tiên, và niềm tin mới cũng vì thế mà đã
mất đi tất cả mọi ảnh hưởng. Quyền lực của nó chỉ lớn mạnh đúng cho đến cái ngày mà mà nó
được hiện thực hóa. Và vì vậy cái tôn giáo mới, cũng như mọi tôn giáo khác trước đây, đầu tiên
nó tiến hành những hoạt động tàn phá, mà sau này, cũng như các tôn giáo đó, nó không thể đảm
nhiệm được tiếp tục cái vai trò sáng tạo.
§2. Những quan niệm không bất biến của đám đông
Bên trên những quan điểm nền tảng, mà chúng ta đã bàn về quyền lực của chúng, là một lớp
những phán xét, ý kiến, ý tưởng, suy nghĩ, chúng liên tục sinh ra và biến đi. Chúng ta trước đó
cũng đã xác định rằng những sự thay đổi này của các quan niệm thường xảy ra trên bề mặt nhiều
hơn là trong bản chất của chúng và luôn mang dấu ấn của các đặc tính giống nòi. Ví dụ như khi
chúng ta quan sát các tổ chức nhà nước của chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy các thành phần
dường như trái ngược nhau: người theo chủ nghĩa quân chủ, người thuộc trường phái cực đoan,
người theo chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội... đều hoàn toàn có cùng chung những lý tưởng,
mà mình chúng và duy nhất chúng dựa trên trạng thái tinh thần của giống nòi chúng ta, bởi vì
cũng cùng một tên gọi, ở những giống nòi khác nhau chúng thể hiện một lý tưởng hoàn toàn trái
ngược. Không phải cái tên của quan điểm mà cũng chẳng phải những thích nghi giả tạo của nó
làm cho bản chất vấn đề thay đổi. Nhân dân trong thời kỳ cách mạng, những người được nói đến
đầy rẫy trong văn học La tinh, những người bị nước cộng hòa La mã xua đuổi, đã tiếp nhận luật
pháp, hệ thống chính quyền, và các nghi thức của nó nhưng không vì vậy mà họ trở nên những
người La mã, bởi vì họ đã bị bao trùm bởi sự thống trị của một ảo giác lịch sử vĩ đại.
Nhiệm vụ của các nhà triết học là phải nghiên cứu xem cái gì nằm bên dưới những cái dường
như là biến đổi của các niềm tin cũ và trong dòng xoáy của vô số những quan niệm, ý kiến, phải
tìm ra được những chuyển động được quyết định bởi những quan điểm nền tảng và tâm hồn
giống nòi. Không có cái thước đo triết học này người ta có thể tin, rằng đám đông thay đổi các Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
66
niềm tin tôn giáo và triết học một cách thường xuyên và thực sự. Toàn bộ lịch sử chính trị, lịch
sử tôn giáo, lịch sử nghệ thuật và văn học có vẻ như chứng minh cho thực tế đó.
Chúng ta hãy xem xét một giai đoạn ngắn trong lịch sử của chính mình, cụ thể từ năm 1790 đến
năm 1820, khoảng thời gian cỡ bằng cuộc đời một con người. Chúng ta thấy trong khoảng thời
gian này, đám đông khi đầu theo chủ nghĩa quân chủ, sau đó là cách mạng, rồi theo chủ nghĩa đế
quốc và cuối cùng lại quay trở lại với chủ nghĩa quân chủ. Đối với tôn giáo cũng trong cùng
khoảng thời gian đó, từ thiên chúa giáo sang vô thần, sau sang chủ nghĩa thần thánh và cuối cùng
lại quay trở về với thiên chúa giáo với một hình thức khắt khe nhất. Và không chỉ có riêng đám
đông, ngay cả những người lãnh đạo cũng có những biến chuyển như vậy. Người ta thấy những
nghị viên lớn, vốn là kẻ thù không đội trời chung của chế độ vua chúa, họ không cả muốn biết
đến thánh thần và quỷ sứ, thế nhưng họ đã cúc cung phục vụ Napoleon một cách tận tụy và dưới
thời Louis XVIII trong các buổi lễ thánh họ là những người đã vác những cây nến một cách
ngoan đạo như thế nào.
Đấy, hãy xem các quan niệm của đám đông đã biến đổi ra sao trong vòng 70 năm! "La perfide
Albion" [khái niệm chỉ nền ngoại giao xảo trá của nước Anh hay nước Anh xảo trá] hồi đầu thế
kỷ này do ảnh hưởng bởi di sản của Napoleon để lại đã trở thành kẻ đồng minh của nước Pháp;
Nước Nga, là nước hai lần có chiến tranh với chúng ta và đã rất vui mừng trước số phận không
may của chúng ta lần cuối đây, bỗng nhiên lại được coi là bạn hữu.
Trong văn học, nghệ thuật, trong triết học sự thay đổi còn xảy ra nhanh chóng hơn nhiều. Chủ
nghĩa lãn mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa thần bí v.v... thay đổi nhau xuất hiện rồi biến mất
môt cách nhanh chóng. Những nghệ sĩ và nhà văn ngày hôm qua còn đang được ngưỡng mộ,
ngày mai đây sẽ có thể rất bị coi thường.
Vậy chúng ta sẽ nhìn thấy gì, nếu như chúng ta nghiên cứu về những thay đổi có vẻ như sâu sắc
đó? Tất cả mọi quan điểm không phù hợp với các quan điểm và các tình cảm nền tảng đều không
thể tồn tại lâu dài và những gì lệch dòng cuối cùng cũng sẽ quay trở về với cái dòng chính quen
thuộc của chúng. Những quan điểm, không gắn liền với các niềm tin cơ bản, với tình cảm của
giống nòi và như vậy sẽ không thể bền vững, sẽ bị tiêu tan bởi các biến cố, nếu không muốn nói
rằng, bởi những thay đổi nhỏ nhất của các mối quan hệ. Những quan điểm như vậy được sinh ra
với sự trợ giúp của tác động kích họat (suggestion) và truyền nhiễm, chúng luôn rất không bền
vững và sự xuất hiện cũng như sự biến đi của chúng xảy ra rất mau chóng giống như những gò
cát nhỏ trên bãi biển được gió tạo nên.
Con số những ý niệm không bền vững của đám đông ngày nay nhiều hơn bao giờ hết, và bắt
nguồn từ ba nguyên nhân cụ thể sau đây.
Thứ nhất, các giáo lý cũ đã ngày càng bị mất đi ảnh hưởng của chúng và không còn có thể định
hướng được cho ý niệm như trước đây. Sự lụi tắt của toàn bộ các niềm tin mở đường cho vố số
các quan điểm đặc biệt, không có quá khữ lẫn tương lai.
Thứ hai, quyền lực của đám đông ngày càng lớn mạnh và ngày càng không có đối trọng, nên tính
chuyển động cực lớn của các ý tưởng, mà ta đã nhận thấy trong chúng, có thể tự do nảy nở. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
67
Thứ ba, báo chí phát triển rộng rãi như mới đây đã cung cho đám đông một cách liên tục các ý
kiến trái ngược nhau. Những tác động, đã có lúc được tạo nên bởi chúng thì chẳng bao lâu lại bị
những tác động ngược lại làm cho mất đi. Không có một ý niệm nào được lan tỏa một cách thực
sự và tất cả chỉ là tạm thời. Chúng đã chết trước khi được biết đến một cách đầy đủ để có thể trở
thành những ý niệm chung.
Dư luận quần chúng và báo chí
Từ vố số những nguyên nhân đó đã xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử thể
giới, rất đặc đặc trưng cho thời đại hiện nay; tôi muốn nói về sự bất lực của chính phủ trong việc
định hướng dư luận quần chúng.
Ngày xưa, và cái ngày xưa này cách đây cũng không lấy gì làm lâu lắm, dư luận quần chúng
được định hình bởi các hoạt động của chính phủ, bởi các ảnh hưởng của số ít nhà văn và một số
hoàn toàn ít ỏi các tờ báo. Ngày nay các nhà văn đã mất đi tất cả các ảnh hưởng của mình, và báo
chí chỉ còn phản ánh lại dư luận của quần chúng. Còn phần của các vị lãnh đạo quốc gia, thì bây
giờ họ chẳng hề nghĩ đến việc định hướng dư luận nữa mà chỉ lo sao để làm theo dự luận. Sự sợ
hãi trước dư luận quần chúng của họ quả là kinh khủng và nó đã cướp đi của họ mọi sự kiên
định.
Ý kiến của đám đông tỏ ra ngày càng có xu hướng trở nên người điều hành quan trọng đối với
chính trị. Nó đã có thể làm được cả cái việc áp đặt những đòi hỏi, kiểu như mới đây đã xảy ra tại
nước Nga, những áp đặt mà chúng ta đã thấy đều sinh ra hầu như chỉ từ một phòng trào quần
chúng.
Cũng là một dấu hiệu rất riêng biệt của thời đại chúng ta, khi mà các giáo hoàng, các vua chúa đã
phải sử dụng đến việc lấy ý kiến của các đại diện báo chí để có thể trình bày những suy nghĩ của
mình về một sự việc nhất định nào đó cho phù hợp với nhận xét của đám đông. Ngày xưa người
ta nói, chính trị không phải là công việc của tình cảm. Liệu ngày nay người ta còn có thể nói
được như vậy nữa không, nếu như ta nhìn thấy, rằng nó đã để cho các ý nghĩ bất chợt của một
đám đông không biết gì đến lý trí và chỉ biết đến duy tình điều khiển?
Báo chí, là người định hướng dư luận trước kia, cũng giống như chính phủ, chúng đã phải mềm
yếu đi dưới quyền lực của đám đông. Tất nhiên chúng vẫn còn là một quyền lực quan trọng,
nhưng rõ ràng bởi vì nó chỉ thuần túy là sự phản ánh lại dư luận quần chúng và sự biến đổi
không ngừng của họ. Nó đã trở thành một phương tiện thông tin đơn giản và đã từ bỏ công việc
truyền bá một ý tưởng hoặc một học thuyết nào đó. Nó chạy theo mọi thay đổi của các cái đầu
của công chúng, nó tự trao cho mình một trách nhiệm như thế, bởi nếu không như vậy nó sẽ có
nguy cơ bị các biện pháp cạnh tranh của đối thủ làm mất đi nguồn độc giả. Những tờ báo xưa có
ảnh hưởng mạnh và đáng kính trọng của một thời, mà những câu nói của thế hệ trước đây được
viết trong đó đã được người ta nghe một một cách thành kính như những lời sấm truyền, chúng
đã biến mất hoặc đã trở thành những mẩu tin được bao bọc xung quanh bởi những sự kiện vặt
vãnh, những chuyện xã hội tầm phào hoặc những quảng cáo làm ăn. Có tờ báo nào ngày nay có
thể đạt đến giàu có khi mà nó cho phép những nhà văn đăng ý kiến của riêng họ? Và những ý Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
68
kiến như vậy có chút trọng lượng nào trong số các độc giả, những người chỉ muốn biết những tin
tức vặt vãnh và đọc chỉ để tiêu khiển và chỉ để đánh hơi những tính toán sau mỗi một lời khuyến
mại? Sự phê bình không còn có cái quyền lực để đem lại sự thắng lợi cho một quyển sách hoặc
một vở kịch. Nó chỉ đem lại cái hại nhiều hơn là làm lợi. Các tờ báo đã ý thức được sự vô dụng
của bất kỳ các ý kiến riêng biệt nào đến độ chúng hạn chế dần dần các ý kiến phê bình về văn
học và chỉ cho đăng mỗi tên của các cuốn sách và bên cạnh đó là một hoặc hai dòng giới thiệu về
chúng, và trong vòng 20 năm tới đây việc phê bình nghệ thuật chắc chắn cũng sẽ được đối xử
kiểu như vậy.
Sự nghe ngóng dư luận quần chúng là mối quan tâm chính của báo chí và chính phủ hiện nay. Sự
kiện nào có ảnh hưởng như thế nào vào quá trình dự thảo một một điều luật, vào mỗi một bài
diễn văn là điều rất có giá trị để biết đối với họ. Việc này không hoàn toàn dễ dàng, vì không có
gì có thể biến đổi và chuyển động nhiều như suy nghĩ của đám đông. Người ta có thể chứng kiến,
họ hôm nay đã nguyền rủa những gì mà hôm qua họ từng tung hô tán thưởng.
Kết quả cuối cùng của sự mất phương hướng hoàn toàn của dư luận và sự đồng thời mất đi của
các niềm tin cơ bản là sự tan vỡ đối với tất cả các quan điểm và sự vô cảm ngày càng tăng của
đám đông, giống như là một người chống lại tất cả những gì không động chạm đến lợi ích sát
nách của anh ta. Các học thuyết khoa học, như học thuyết chủ nghĩa xã hội chẳng hạn, chúng
thực ra chỉ có được những kẻ ủng hộ trong tầng lớp thấp, ít học, ví dụ tầng lớp thợ mỏ, tầng lớp
công nhân trong công xưởng. Những người tiểu tư sản, những thợ thủ công có học đều đã nghi
ngờ và không tin tưởng.
Những diễn biến từ ba mươi năm trở lại đây thật đáng ngạc nhiên. Trước đây cũng chẳng lấy gì
làm lâu, các quan niệm còn có một hướng chung. Chúng được rút ra từ việc chấp nhận một vài
các quan điểm nền tảng. Chỉ cần mang danh một người quân chủ là trên các lĩnh vực lịch sử và
khoa học đã thấy được sự trung thành với những quan điểm nhất định có ranh giới rõ ràng còn
như nếu là người theo trường phái cộng hòa anh sẽ trung thành với những đòi hỏi hoàn toàn
ngược lại. Một người theo chủ nghĩa quân chủ biết chính xác rằng con người không hề bắt nguồn
từ loài khỉ, và một người theo trường phái cộng hòa cũng biết môt cách không kém phần chính
xác rằng con người không phải có nguồn gốc từ đó. Trong khi người quân chủ ghê tởm cách
mạng thì người theo trường phái cộng hòa lại hân hoan khi nói về cách mạng. Có những cái tên
như Robespierre, Marat cần phải được nhắc đến với một thái độ kính trọng, cũng có những cái
tên khác như Cäsar, Augustus, Napoleon chỉ có thể nói ra trong sự phỉ báng. Cho đến tầng trên
cùng là Sorbonne [đại học danh tiếng ở Pháp] đều bị bao trùm bởi một quan niệm lịch sử kiểu trẻ
con như vậy.
Ngày nay bất kỳ quan niệm nào cũng bị sự bàn luận và mổ xẻ làm mất đi cái uy lực của nó, các
trụ chống của nó trở nên không vững vàng và vì thế chỉ có một số rất ít các quan niệm còn tồn tại
được, đó cũng là một số rất ít còn có thể làm cho ta say sưa tiếp nhận. Con người hiện đại ngày
càng bị sa vào tình trạng bàng quan, vô cảm.
Chúng ta không muốn quá thương tiếc cho sự kiệt quệ một cách phổ biến của các quan điểm.
Chúng là một hiện tượng méo mó trong đời sống của các dân tộc, điều này chẳng có gì để phải
bàn cãi. Chắc chắn rằng một lời nói của những con người viễn kiến, của các thánh tông đồ, của
các nhà lãnh đạo đối với những người tin theo có sức mạnh hoàn toàn khác với lời nói của những Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
69
kẻ chống đối, những nhà phê bình và những kẻ vô cảm, nhưng chúng ta không được phép quên
rằng, một quan điểm duy nhất một khi đạt đủ uy lực để trở nên áp đảo, với sự trợ giúp của quyền
lực đám đông nó sẽ nhanh chóng có được một sức mạnh tàn bạo, không bao lâu tất cả sẽ phải
thần phục nó và sau đó cái thời của tự do ngôn luận có lẽ sẽ ra đi chưa biết đến khi nào trở lại.
Thỉnh thoảng đám đông cũng tỏ ra là một ông chủ hiền hòa, kiểu như Heliogabal [thần mặt trời]
và Tiberius [vua thứ hai của đế chế Rom] lâu lâu cũng một lần như vậy, nhưng họ cũng có cái
tính cách rất thất thường. Nếu một nền văn hóa đã đến độ chín muồi để rơi vào tay họ, nó sẽ trở
nên trần trụi trước quá nhiều những biến cố, nhiều hơn cả những gì mà đến đó nó đã trải qua.
Nếu có một cái gì đó có thể ngăn cản được cái giờ phút sụp đổ của nó, thì đó chỉ có thể là tính
biến đổi một cách đặc biệt các mạnh của các quan niệm và sự vô cảm ngày càng tăng của đám
đông đối với tất cả các quan điểm nền tảng chung.
________________________________
[1] Tính tàn bạo theo nghĩa triết học, dĩ nhiên là phải hiểu như thế. Trong thực tế chúng đã tạo
nên một nền văn hóa hoàn toàn mới và đã làm cho con người thấy được thiên đường của mộng
mơ, của hy vọng đầy quyến rũ mà nó chưa hề bao giờ được biết tới.
Tập 3 - Phân loại và mô tả các dạng khác
nhau của đám đông
Chương 1: Phân loại đám đông
Trong bài viết này cho đến nay chúng ta đã xác định được những đặc tính chung mà các đám
đông đều có. Tiếp đến chúng ta còn phải nghiên cứu đến những đặc tính riêng biệt được là tiền
đề cho những đặc tính chung này tùy theo chủng loại của các tập thể.
Trước hết chúng ta hãy xây dựng một sự phân loại ngắn gọn cho các đám đông.
Xuất phát điểm của chúng ta là tập hợp đơn giản (la simple multitude). Lớp dưới cùng của nó sẽ
hình thành nên khi nó được tập hợp bởi các phần tử riêng biệt của nhiều giống nòi khác nhau.
Sợi dây ràng buộc chung duy nhất giữa chúng là ý chí của người lãnh đạo, cái ít nhiều được tôn
trọng. Có thể lấy các bầy lũ man rợ có xuất xứ khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ đã từng tàn phá
đế chế Rôm làm ví dụ cho dạng đám đông này.
Bên trên cái đám đông không có mối liên kết đó là đám đông với những đặc trưng chung tạo bởi
ảnh hưởng của môt số yếu tố nào đó và cuối cùng làm nên một chủng tộc. Chúng thỉnh thoảng
cũng tiếp nhận một vài đặc điểm đặc biệt của đám đông nhưng thường thì sự tiếp nhận đó luôn bị
các đặc tính riêng của giống nòi cản trở.
Các loại đám đông khác nhau quan sát thấy ở các dân tộc được phân thành các nhóm sau: Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
70
A. Đám đông không đồng nhất (foules hétérogènes):
1. Không danh tính (ví dụ: Sự tụ tập trên đường phố)
2. Không có danh tính (ví dụ: đoàn bồi thẩm, nghị viện)
B. Đám đông đồng nhất (foules homogènes):
1. Các nhóm, hội kín (chính trị, tôn giáo và các loại hội nhóm khác)
2. Đẳng cấp (quân đội, cha đạo, công nhân v.v...
3. Giai cấp (tư sảnm, nông dân v.v...)
Chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn các tính chất khác biệt của các dạng khác nhau này của đám
đông. Về chi tiết có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết mới đây của tôi.
§1. Đám đông không đồng nhất
Những nét cơ bản của tập thể này chúng ta đã nghiên cứu đến. Chúng được tạo thành từ những
phần tử riêng biệt bất kỳ nào đó, nghề nghiệp hoặc trình độ hiểu biết không là vấn đề quan trọng.
Chúng ta đã chỉ ra ở đây, rằng trạng thái tâm hồn của những con người trong đám đông không
giống với trạng thái lúc họ còn là một con người riêng lẻ, và cho đến trước khi xảy ra sự khác
biệt này trình độ nhận thức cũng không cứu vãn được tình hình. Chúng ta cũng đã nhận thấy,
trình độ hiểu biết không đóng một vai trò nào trong đám đông. Chỉ có những tình cảm vô thức là
có thể có tác động trong chúng.
Một yếu tố cơ bản, đó là giống nòi, đã giúp cho chúng ta có thể phân loại một cách tương đối rõ
ràng các đám đông không đồng nhất khác nhau. Chúng ta lại một lần nữa đã quay trở lại với vấn
đề giống nòi và đã chỉ ra, rằng nó là yếu tố mạnh mẽ nhất có được cái quyền lực quyết định hành
động của con người. Tác động của nó cũng thể hiện trong các tính chất của đám đông. Một tập
hợp được tạo thành từ các cá nhân khác nhau riêng biệt bất kỳ nào đó, có thể là người Anh hoặc
là người Trung quốc, sẽ rất khác biệt so với một đám đông khác được tạo thành từ người Nga
hoặc người Pháp hoặc người Tây ban nha.
Sự khác biệt sâu sắc, hình thành nên bởi cấu trúc tinh thần đươc thừa kế trong cách cảm nhận và
suy nghĩ của con người, sẽ thể hiện ra một cách rõ ràng, nếu trong một điều kiện nhất định, tuy
nhiên là rất ít khi xảy ra, các dân tộc riêng biệt khác nhau tao thành một đám đông, cho dù dường
như các mối quan tâm của họ rất giống nhau. Sự cố gắng của những người xã hội chủ nghĩa
trong việc liên kết rộng rãi các đại diện của giới công nhân của tất cả các nước lại với nhau, luôn
kết thúc với một sự bất hòa kịch kiệt. Một đám đông Latinh, bất kể thuộc loại bảo thủ hay cách
mạng, bao giờ cũng tìm đến nhà nước để thỏa mãn những yêu cầu của họ. Họ luôn ngả theo
hướng tập trung hơn là hướng quân chủ. Một đám đông người Anh hoặc người Mỹ ngược lại
không biết đến nhà nước và chỉ dựa vào sức lực của chính mình. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
71
Một đám đông người Pháp coi trọng trước hết là sự bình đẳng, còn đám đông người Anh thì lại
coi trọng trước hết là sự tự do. Sự khác biệt về giống nòi này đã tạo nên nhiều dạng đám đông có
số lượng gần như số lượng các dân tộc.
Tâm hồn giống nòi như vậy nó quyết định hoàn toàn tâm hồn đám đông. Nó là môt nguyên tố cơ
bản mạnh mẽ, quyết định sự giao động của tâm hồn đám đông. Những tính chất thấp hèn của
đám đông càng ít thể hiện rõ khi tâm hồn đám đông trở nên mạnh mẽ hơn. Đó là quy luật cơ bản.
Nhà nước của đám đông hay sự thống trị của đám đông đồng nghĩa với việc quay trở lại thời đại
dã man. Qua việc tiếp nhận một tâm hồn vững chắc giống nòi tự bảo vệ mình trước những bạo
lực thiếu suy nghĩ và vượt qua được tình trạng dã man.
Việc phân loại duy nhất đối với đám đông không đồng nhất mà không sử dụng đến yếu tố giống
nòi của nó là sự phân loại theo đám đông không danh tính, như đám đông của đường phố, và
theo đám đông có danh tính, ví dụ như các hội đồng cố vấn và tòa bồi thẩm. Sự thiếu vắng cảm
giác về tinh thần trách nhiệm trong nhóm thứ nhất và sự có mặt của nó trong nhóm thứ hai đã
khiến cho hành động của hai nhóm này thường đi theo những hướng khác nhau.
§2. Đám đông đồng nhất
Đám đông đồng nhất trước tiên bao gồm các hội đoàn, các tầng lớp đặc quyền và các giai cấp.
Các hội đoàn được coi là mức độ ban đầu trong sự tổ chức của các đám đông đồng nhất. Nó bao
gồm những thành phần riêng lẻ mà giáo dục, nghề nghiệp, môi trường sống của họ thường rất
khác nhau và niềm tin là sự liên kết giứa họ với nhau, ví dụ như các hội nhóm tôn giáo hoặc
chính trị.
Tầng lớp đặc quyền đuợc coi là mức độ tổ chức cao nhất mà đám đông có thể tạo ra. Trong khi
các hội đoàn gồm những người rất khác nhau về nghề nghiệp, trình độ và môi trường sống và họ
liên kết lại với nhau chỉ bởi niềm tin thì tầng lớp đặc quyền bao gồm chỉ những cá nhân có cùng
một nghề nghiệp và do đó cũng có một sự giáo dục, đào tạo tương đối giống nhau và gần như có
cùng một kiểu hành xử trong cuộc sống. Ví dụ như tầng lớp quân sự hoặc tầng lớp các thầy tu.
Giai cấp được hình thành nên từ những cá nhân có xuất xứ khác nhau, họ không giống như
những thành phần của một hội đoàn là có chung niềm tin, họ cũng không có cùng chung một
nghề nghiệp như những thành phần trong tầng lớp đặc quyền, cái chung mà họ có là những quan
tâm về các quyền lợi nhất định, họ có một lối sống và được dạy dỗ một cách tương đối giống
nhau. Ví dụ cho trường hợp này là các giai cấp như tư sản, nông dân v.v...
Do bởi trong bài này tôi chỉ nghiên cứu về đám đông không đồng nhất, cho nên tôi chỉ đề cấp
đến một vài dạng của đám đông loại này khi cần phải dẫn ra một số ví dụ.
§3. Cái gọi là đám đông tội phạm
Bởi đám đông sau một khoảng thời gian bị kích thích sẽ rơi vào trạng thái của một người máy
đơn giản và vô thức, nó nằm dưới sự tác động của các ảnh hưởng, vì vậy có vẻ như rất khó có thể
gọi tên nó là đám đông tội phạm trong bất kỳ một trường hợp nào. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nguyên Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
72
cái tên không rõ ràng này bởi nó đã thường được sử dụng trong các nghiên cứu về tâm lý học.
Chắc chắn có những hành động của đám đông là tội phạm, nhưng cũng chỉ như là những hành
động của một con hổ ăn thịt một người theo đạo Hindu, sau khi đã vờn cho lũ con của nó xem
chán chê rồi mới xé xác.
Đám đông tội phạm thông thường là hậu quả của sự kích hoạt (sugestion) mạnh và những cá
nhân can dự vào sau đó đều tin rằng họ đã thực hiện một nghĩa vu. Đó cũng là điều không có
trong các trường hợp phạm tội thông thường. Lịch sử tội phạm của đám đông sẽ cho ta nhận thấy
rõ ràng điều đó.
Một thí dụ tiêu biểu đó là sự giết hại giám đốc ngục Bastille, du Launay. Sau khi chiếm được
ngục đám đông giận dữ đã vây quanh ông giám đốc và đánh ông ta từ đủ mọi phía. Người ta đề
nghị treo cổ ông ta, chặt đầu ông ta hoặc buộc và đằng sau cho ngựa kéo. Trong khi tìm cách
vùng thoát khỏi đám đông ông đã vô tình đá phải một người nào đó trong số đứng vây quanh.
Lập tức có người đề nghị kẻ bị đá được phép cắt cổ ông ta và đám đông đã reo hò hưởng ứng.
"Cái ông đầu bếp thất nghiệp nọ, cũng chỉ vì tò mò mà lần đến chỗ ngục Bastille để xem xem ở
đấy đang xảy ra chuyện gì, và tại đây ông ta đã tin, rằng đó là một hành động yêu nước, bởi vì tất
cả mọi người cũng đều có một ý nghĩ như vậy, và thậm chí ông ta còn tin rằng sẽ được khen
thưởng hoặc được nhận huân chương, nếu như ông ta giết một con quái vật. Người ta trao cho
ông ta một thanh kiếm, và ông ta đã nhằm vào cái cần cổ trần trụi kia mà chém xuống; nhưng do
bởi thanh kiếm quá cùn, chém không thể đứt, ông ta liền rút con dao đeo trong mình và kết thúc
thắng lợi cuộc giải phẫu (bởi là đầu bếp nên ông ta rất thạo việc pha thịt)."
Ở đây cái cơ chế, từng được nhắc tới trước đây trong bài viết này, đã thể hiện một cách rất rõ
ràng: đó là sự tuân phục một ảnh hưởng, mà tác động của nó càng mạnh mẽ khi nó được sinh ra
từ đám đông, nó tạo nên niềm tin cho kẻ giết người về tính cao cả của hành động đó, và kẻ giết
người càng trở nên tự nhiên hơn khi được những người đồng chí của nó cổ vũ một cách nhiệt
tình. Một hành động kiểu như vậy về mặt luật pháp có thể bị quy là tội phạm nhưng về mặt tâm
lý học thì không có thể. Những đặc tính chung của cái gọi là đám đông tội phạm cũng giống hệt
như những đặc tính chung của mọi đám đông, là những điều chúng ta đã từng xác định, đó là:
tính dễ bị tác động, tính nhẹ dạ, tính dao động quá đáng giữa tình cảm tốt và xấu, sự nổi bật của
những tính cách đạo đức nhất định v.v...
Tất cả những đặc tính đó chúng ta đều nhận thấy ở những người đàn ông của những ngày tháng
chín, những con người đã để lại trong lịch sử của chúng ta những hồi ức chấn động tâm hồn
mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên họ cũng đã thể hiện nhiều nét giống với những kẻ chủ mưu gây ra sự
kiện "đêm ở đền Bartholomeus". Chi tiết của sự kiện này tôi trích dẫn từ tường trình của Taine,
được viết theo hồi ức của những người đương thời. Cũng không thể biết được một cách rõ ràng
ai là người đã ra lệnh hoặc chỉ thị cho việc thủ tiêu các tù binh, nhằm dọn sạch các nhà tù. Có thể
đó là Danton hoặc một ai khác, điều này cũng không quan trọng; chúng ta ở đây chỉ quan tâm
đến cái ảnh hưởng cực kỳ lớn mà đám đông đã tiếp nhận để tạo nên một cuộc tắm máu.
Một đoàn đao phủ gồm khoảng ba trăm người, một dạng cơ bản của đám đông không đồng loại.
Ngoại trừ một số ít những người ăn mày chuyên nghiệp thì số còn lại trong họ bao gồm các nhà
buôn và các thợ thủ công thuộc đủ các ngành nghề, như thợ giày, thợ nguội, thợ làm tóc giả, thợ Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
73
nề, viên chức, quân nhân v.v... Do ảnh hưởng sau khi tiếp nhận sự kích hoạt, giống như ông đầu
bếp đã kể ở trên, toàn bộ những người này đều hoàn toàn tin rằng họ đang thực thi một nghĩa vụ
đối với tổ quốc. Họ đóng vai hai chức trách cùng một lúc, một của quan tòa và một của đao phủ,
không hề có một chút gì cảm thấy mình là kẻ tội phạm.
Nhận thức được một cách sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ được trao, trước hết họ đã tự lập
nên cái gọi là tòa án, và điều này lập tức thể hiện cái trí tuệ hạn hẹp và cũng là cái cảm nhận rất
chi hạn chế về luật pháp của đám đông. Do số lượng bị cáo quá lớn cho nên ban đầu một quyết
định đã được ban ra: quý tộc, cha đạo, sĩ quan, người hầu của nhà vua, có nghĩa là tất cả những
ai trong con mắt của môt người yêu nước chân chính chỉ với nghề nghiệp của họ đã đủ là bằng
chứng chứng minh cho tội lỗi của họ, thì đều cần phải đem đi thủ tiêu tất không có xét xử gì cả.
Ngoài ra người ta còn phán quyết dựa trên hình dáng và uy tín nữa. Bằng cách đó cái lương tâm
không được chỉ bảo của đám đông đã được thỏa mãn, và họ có thể ung dung thưc thi luật pháp,
cũng như để cho các bản năng tàn bạo tự do phát triển những thứ luôn nảy nở một cách mạnh mẽ
trong đám đông, mà sự hình thành của chúng tôi đã nói ở một chỗ nào đó trong đây. Bản thân họ
cũng không ngăn cản được sự biểu lộ những tình cảm trái ngược nhau - cái này cũng là quy luật -
ví dụ như sự đa cảm cũng y như sự tàn bạo của họ đều thể hiện ra ở mức tới hạn. "Họ có một sự
đồng cảm nhiệt thành và những thái độ rất cảm động của những người công nhân Paris. Khi một
nhân viên liên bang biết được người ta đã để những người tù khát nước đến nay đã hai mươi sáu
tiếng, ông ta liền nổi giận và ra lệnh lập tức đem viên cai ngục ra xử tử, chỉ đến khi những người
tù tha thiết van xin viên cai ngục kia mới không bị mất mạng. Nếu một người tù nào đó được tòa
(tòa lưu động) tuyên án vô tội, anh ta sẽ được những lính canh và các đao phủ ôm hôn thắm thiết
và nhiệt thành chúc mừng." Sau đó người ta lại quay trở lại với công việc hành quyết. Trong suốt
cuộc tắm máu lúc nào cũng có một bầu không khí vui mừng và phấn khởi. Người ta nhảy múa ca
hát xung quanh những xác chết, giành chỗ ngồi cho các "quý bà" đang sung sướng ngắm cảnh
những nhà quý tộc bị giết. Các cử chỉ lịch sự đặc biệt khác cũng tiếp tục được phô diễn. Khi một
đao phủ than phiền rằng các quý bà đã phải đứng quá xa nên không thể theo rõi tường tận cảnh
hành quyết các nhà quý tộc và chỉ có một số ít người có mặt được chiêm ngưỡng cảnh đó, điều
này đã được thừa nhận là đúng nên người ta quyết định sau đó các nạn nhân phải đi một vòng
giữa hai hàng đồ tể để kéo dài nỗi khổ đau của họ, thay vì chấm dứt nó một cách nhanh chóng
bằng một nhát gươm. Trong ngục Bastill toàn bộ các tù nhân phải cởi bỏ hết quần áo, họ bị hành
hạ đến tan nát xương thịt, những ai sống sót còn chút lành lặn liền bị giải quyết tiếp bằng cách bị
rạch bụng. Những kẻ đồ tể giết người đều là những kẻ rất có lương tâm và thừa nhận mọi lý lẽ
đạo đức, sự tồn tại của những điều như vậy trong trái tim đám đông chúng tôi cũng đã từng chỉ
ra. Họ nộp lại tất cả tiền bạc và trang sức của các nạn nhân trên bàn của ủy ban.
Tất cả các hành động của họ thể hiện rõ một dạng kém phát triển của tư duy, đó cũng là một đặc
điểm của đám đông. Và như vậy một ai đó sau khi làm thịt khoảng một ngàn hai đến ngàn rưởi
kẻ thù của nhân dân bỗng nhiên được chú ý - sự hăng hái của người đó lập tức được học theo -
và trong các nhà tù khác, ở đó những người ăn mày, những nông dân làm thuê, những tù nhân
trẻ, đúng là những kẻ vô dụng và tốt nhất là thủ tiêu hết. Vả lại trong số họ thế nào cũng có ai đó
là kẻ thù của nhân dân, ví dụ như bà Delarue, vợ góa của một người pha chế độc dược:" Bà này
đã tỏ ra rất tức giận vì bị nhốt tù; nếu làm được bà ta sẽ đốt trụi cả thành phố Paris; chính bà ta
đã nói như vậy, tử hình ngay lập tức." Bằng chứng quả là thuyết phục, và hàng loạt người đã bị
hành quyết, có đến khoảng năm mươi trẻ nhỏ ở độ tuổi từ mười hai đến mười bảy, chúng có thể
cũng là kẻ thù của nhân dân và do vậy cần phải thủ tiêu hết. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
74
Sau độ một tuần làm việc tất cả các biện pháp đã được thực hiện và đám đồ tể được phép mơ đến
sự nghỉ ngơi. Do bởi họ tin chắc rằng họ đã phục vụ tổ quốc một cách tốt đẹp cho nên họ đã đòi
hỏi những kẻ cầm quyền phải thưởng công cho họ, ngày đó có người còn đòi cả huân chương.
Lịch sử của công xã Paris năm 1870 cũng cho thấy có những hiện tượng tương tự. Ảnh hưởng
ngày càng tăng của đám đông và sự thoái lui của các quền lực khác trước nó chắc chắn rằng sẽ
còn tạo thêm nhiều sự kiện khác kiểu như vậy.
§4. Đám đông cử tri
Đám đông cử tri là những người tham gia bầu cử để lựa chọn những người vào các vị trí công
quyền, họ tạo nên những đám đông không đồng nhất; do vì những đám đông này chỉ phát huy tác
dụng đối với một vấn đề hoàn toàn xác định, cụ thể là trong việc lựa chọn trong số nhiều các ứng
cử viên, cho nên chúng chỉ thể hiện một vài đặc tính của trong số những đặc tính của đám đông
đã được mô tả trước đây. Đặc biệt nổi bật là khả năng nhận xét rất thấp, sau đó là thiếu sự suy
nghĩ mang tính phế phán, sự dễ bi kích động, nhẹ dạ, đơn giản. Người ta cũng nhận ra trong các
quyết định của họ có ảnh hưởng của người lãnh đạo và tác động của những động lực đã được mộ
tả trước đây như: sự quả quyết, sự lặp lại, uy lực và truyền nhiễm.
Chúng ta hãy xem xét việc làm cách nào để giành được sự ủng hộ của đám đông này. Tâm lý của
họ có thể xác định được qua những phương pháp tin cây của tâm lý học. Tính chất đầu tiên là
ứng cử viên phải có một uy lực nhất định. Uy lực cá nhân chỉ có thể được thay thế bởi sự giàu
có. Tài năng và ngay cả thần đồng cũng không phải là điều kiên tiên quyết cho thành công.
Do vậy uy lực cá nhân của ứng cử viên sẽ mang một ý nghĩa quyết đinh để có thể đạt được thắng
lợi một cách không bàn cãi. Điều thực tế là một lớp các cử tri xuất thân phần lớn từ công nhân
hoặc nông dân thường không lựa chọn những người của họ làm đại diện đã được giải thích là do
những người đồng chí ngang hàng với họ không hề có uy lực. Họ bầu cho những người giống họ
hầu như thường chỉ bởi những lý do rất phụ, ví dụ như để chọn ra một nhân vật có vị thế cao để
có thể làm đối trọng với một ông chủ cứng rắn, bởi vì họ cảm thấy càng ngày càng bị phụ thuộc
vào ông chủ đó và tưởng rằng làm như vậy có thể nhanh chóng áp đảo được ông ta.
Tuy nhiên việc ứng cử viên có một uy lực cũng chưa chắc đã đảm bảo thành công. Cử tri rất
thích người ta tâng bốc sự thèm khát và tính tự cao tự đại của họ. Ứng cử viên vì vậy phải không
phải ngại ngần gì trong việc tâng bốc họ hết cỡ và hứa hẹn những điều tuyệt vời. Đối với tầng
lớp công nhân thì việc chửi rủa những ông chủ của họ có lẽ không biết thế nào là đủ. Đối với đối
thủ cạnh tranh ngược lại luôn phải tìm cách triệt tiêu, bằng cách sử dụng các phương pháp khẳng
định, lặp lại và truyền nhiễm để chứng minh rằng nó chính là một kẻ đê tiện hèn nhát nhất, ai
cũng biết rằng nó từng phạm tội nhiều lần. Khi nói về bản thân không cần thiết phải chưng ra
một cái gì có vẻ như một bằng chứng. Nếu đối thủ là một kẻ hiểu biết ít về tâm lý học nó sẽ thử
tìm mọi bằng chứng xác đáng để phản biện thay vì cũng sử dụng một cách đơn giản những quả
quyết mang tính vu khống hoặc tiến hành vu khống để phản đòn, và chính vì thế nó sẽ hầu như
không có hy vọng để chiến thắng.
Văn bản các mục tiêu sẽ thực hiện của các ứng cử viên không nên viết một cách cương quyết là
phải làm cái gì, bởi như vậy sau này các đối thủ có thể sẽ dựa vào đó để bắt bẻ, nhưng khi phổ Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
75
biến các mục tiêu bằng nói miệng thì việc nói quá không bao giờ có thể nên gọi là đủ. Những cải
cách đặc biệt nên đẩy ra xa trong tương lai. Đối với hiện tại làm như vậy nó có được tác dụng rất
lớn nhưng đối với tương lai thì chẳng bị ràng buộc bởi cái gì. Các cử tri thức ra sau này họ cũng
chẳng để ý gì đến chuyện xem ứng củ viên có giữ đúng những lời hứa hẹn hay không, và cũng
chẳng nhớ lại những gì đã làm cho họ phấn khích mà bỏ phiếu và những gì có vẻ như là những lý
do đưa đến quyết định cho sự lựa chọn của họ.
Ở đây chúng ta lại nhận thấy có mặt tất cả các phương tiện để quyến rũ như đã từng được mô tả
ở trên đây. Chúng ta cũng sẽ lại gặp lại tác động của lời nói và thành ngữ mà chúng ta đã từng
bàn về cái sức mạnh mãnh liệt của nó. Người diễn thuyết biết cách xử sự với đám đông sẽ có thể
dẫn dắt họ tùy ý. Những khái niệm như: chủ nghĩa tư bản thối nát, những kẻ bóc lột đểu cáng,
những người công nhân tuyệt vời, xã hội hóa các loại tài sản v.v... luôn tạo nên được một tác
động giống nhau tuy có cũ đi đôi chút. Tuy nhiên ứng cử viên nào phát hiện ra một thành ngữ
mới nhưng không mang bất kỳ một ý nghĩa nhất định nào đó và vì thế có thể đáp ứng được với
các niềm mong ước khác nhau, anh ta chắc chắn nhất định sẽ thắng lợi. Cuộc cách mạng Tây ban
nha đẫm máu năm 1873 đã sinh ra từ những lời nói mê hoặc, đa nghĩa mà mỗi một người đều có
thể hiểu theo cách của mình. Một tác giả đương thời đã thuật lại sự ra đời của những câu thành
ngữ kiểu như vậy bằng một cách thức rất đáng nhớ cho nên cũng xứng đáng được dẫn ra đây để
làm ví dụ:
"Những kẻ cực đoan phát hiện ra rằng một nền cộng hòa thống nhất chính là một chế độ quân
chủ được che đậy, và để có thể vừa lòng họ phái Cortes đã đồng ý kêu gọi thành lập nền cộng
hòa liên minh mà không hề nói phải biểu quyết cho cái gì, và ngay cả những người đồng ý trong
số họ không có một ai có thể nói rõ họ đã bỏ phiếu cho cái gì. Nhưng thành ngữ đó đã làm mê
hoặc cả thế giới, người ta ngây ngất, say sưa trong sự mê sảng. Sự thống trị của đạo đức và hạnh
phúc như thể đã được thiết lập dưới trần gian. Một người cộng hòa, bị kẻ thù của anh ta không
chấp nhận là đồng minh, cảm thấy đó như là một sự lăng nhục bằng những câu chửi chết người.
Trên đường phố người ta đến với nhau bằng những từ: "Salud y republica federal". Sau đó người
ta ngâm nga những bài hát ca ngợi sự vô kỷ luật bất khả xâm phạm và sự tự đánh bóng mình của
các binh sĩ. Hồi đó cái gì là "nền cộng hòa liên minh"? Người thì hiểu đó là sự bình đẳng giữa
các tỉnh lỵ, là sự tổ chức nhà nước kiểu nước Mỹ hoặc là sự loại bỏ nền hành chính thống nhất,
người khác thì lại hiểu đó là sự loại bỏ tất cả các tổ chức hành pháp, là khởi đầu của một cuộc
thanh toán lớn về mặt xã hội. Những người xã hội chủ nghĩa ở Barcelona và Andalusie rao giảng
về sự độc lập không giới hạn của các đơn vị hành chính và đòi phải thành lập hàng chục ngàn
đơn vị hành chính kiểu như vậy trên toàn cõi Tây ban nha, những đơn vị này có quyền tự đặt ra
luật pháp riêng và đồng thời bãi bỏ công an cũng như quân đội. Chẳng bao lâu sau các cuộc nổi
dậy ở các tỉnh phía nam đã lan khắp từ thành phố nọ đến thành phố kia, từ làng nọ đến làng kia.
Chừng nào một đơn vị hành chính công bố "pronunciamento" (tuyên ngôn) của nó thì vấn đề
quan tâm đầu tiên sẽ là việc phá hủy các trạm điện tín và hệ thống xe lửa để cắt đứt liên lạc với
các vùng xung quanh và với thủ đô Madrid. Ngay cả vùng khốn khổ nhất cũng tự nấu riêng cháo
cho mình. Chủ nghĩa liên bang đã nhường chỗ cho một chủ nghĩa vùng miền đầy tang thương và
chết chóc, khắp mọi nơi người ta hân hoan đón chào cảnh đầu rơi máu chảy."
Những gì liên quan đến sự tác động của các suy luận lôgic vào suy nghĩ của các cử tri mà người
ta không nhận thấy, chẳng qua là vì người ta không bao giờ đọc các bài tường thuật về các cuộc
miting tranh cử. Ở đó người ta giành cho nhau những khẳng định, những câu chửi và thỉnh Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
76
thoảng cả những cú đấm nữa, nhưng không bao giờ có sự lập luận. Không khí chỉ yên lặng đôi
chút khi một người tham dự khả kính nào đó lòng vòng tỏ ý muốn đặt ra một số câu hỏi rắm rối
cho các ứng cử viên, những câu hỏi đã làm cho khán giả khoái chí. Tuy nhiên sự thỏa mãn của
đối phương cũng kéo dài không lâu bởi chẳng bao lâu âm thanh của người đang diễn thuyết sẽ bị
chìm trong tiếng la ó của những kẻ phản đối. Bài tường thật sau đây mô tả dạng thường thấy của
các cuộc họp công cộng được đúc kết từ hàng trăm bài viêt tương tự xuất hiện trên các mặt báo:
"Khi ban tổ chức lấy ý kiến đề bầu ra chủ tọa cũng là lúc bão tố bắt đầu. Những kẻ vô chính phủ
lập tức chiếm giữ khán đài, đoạt lấy bục nói. Những người xã hội chủ nghĩa kháng cự kịch liệt,
người ta xông vào nhau, chửi bới nhau, đổ cho nhau gián điệp là kẻ đút lót và những gì tương
tự... một ai đó ôm đầu máu chạy ra.
Cuối cùng trong cái đám lộn xộn đó cũng có được một ban điều hành tạm chấp nhận và như vậy
bục diễn thuyết lúc này thuộc về đồng chí X.
Kẻ diễn thuyết tấn công những người xã hội chủ nghĩa một cách cay độc đến nỗi họ phải ngắt lời
anh ta và hét lớn: " Thằng ngu, đồ kẻ cướp, thằng đểu" v.v... Đồng chí X liền phản công bằng
cách đưa ra những bằng chứng chứng minh những người xã hội chủ nghĩa là những kẻ "đần độn"
hoặc là những "thằng hề".
"Đảng quốc tế lao động tối qua đã triệu tập một cuộc họp tại phòng họp của các thương gia ở
đường Rue Faubourg-du-Temple để bàn về lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 5... Khẩu hiệu hành động là:
thanh thản và yên lặng.
Đồng chí G... nhận xét những kẻ xã hội chủ nghĩa là môt bọn "ngu ngốc" "lừa đảo".
Những lời này là nguyên nhân gây nên sự chửi rủa của người nghe, họ xông vào nhau; bàn, ghế,
ghế băng đã đảm nhiệm vai trò của chúng v.v..."
Đừng có tin rằng những va chạm kiểu này chỉ là một dạng riêng biệt của các cử tri và không phụ
thuộc vào địa vị xã hội của họ. Trong bất kỳ một cuộc miting bầu cử nào, và trong đó giả như chỉ
gồm toàn những người có trình độ đại học, thì sự va chạm giữa họ với nhau cũng sẽ dễ xảy ra ở
một dạng tương tự. Tôi đã nói, rằng những con người khi đã trở thành thành viên của đám đông
họ sẽ có xu hướng có chung một mức độ trí tuệ giống nhau, chúng ta sẽ tìm ra những ví dụ để
chứng minh cho điều này. Sau đây là một bằng chứng được rút ra từ một bản tường thuật về một
cuộc miting chỉ gồm các sinh viên:
"Càng về tối sự lộn xộn càng tăng. Tôi không nghĩ có một diễn giả nào lại có thể nói trọn hai câu
mà không bị ngắt lời giữa chừng. Liên tục vang lên những tiếng la hét từ góc bên này hoặc từ
góc bên kia, hoặc từ mọi phía cùng một lúc; tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng huýt sáo; những sự
tranh cãi quyết liệt giữa những người tham gia chỉ tạm nghỉ để lấy sức và trong khoảng thời gian
đó gậy gộc được vung lên đầy đe dọa trong tiếng dậm xuống sàn theo nhịp. Những câu hét giận
dữ tiếp nối những kẻ phá quấy: Cút ra ngoài kia! Cút khỏi diễn đàn!
Ông C... trút xuống đầu hội đoàn hàng loạt những tính từ thối tha và ghê tởm như: đáng sợ, đểu
giả, mua chuộc, đầy hận thù và ông tuyên bố sẽ tiêu diệt họ v.v..." Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
77
Người ta tự hỏi, trong một quang cảnh như vậy làm sao có thể tạo nên được một chính kiến cho
một cử tri? Nhưng để có thể đặt ra một câu hỏi kiểu như thế người ta phải dâng hiến mình cho
một ảo tưởng đáng ngạc nhiên vượt lên trên mức độ của tự do để làm vừa lòng một tập thể. Đám
đông chỉ có những quan điểm đuợc cấy từ ngoài vào và không bao giờ có được những quan điểm
mang lý tính trong nó. Những quan điểm như vậy và quyết định bỏ phiếu của cử tri nằm trong
tay ủy ban bầu cử mà lãnh đạo của nó thường là một vài chủ quán có ảnh hưởng lớn đến những
người công nhân, và cũng chính là những người cho họ ghi sổ nợ. "Ông có biết ủy ban bầu cử là
gì không?", Scherer, một người bảo vệ nhiệt thành nền dân chủ, viết, "đơn giản quá đó là chìa
khóa để vào các cơ quan nhà nước, là phần quan trọng nhất của bộ máy chính trị. Nước Pháp
ngày nay được lãnh đạo bởi các ủy ban." [1]
Và như thế cũng không có gì là khó để có thể tác động vào họ, nếu như ứng cử viên chỉ cần
tương đối chấp nhận được và có đầy đủ các phương tiện. Theo sự thú nhận của phía chi tiền thì
chỉ cần ba triệu là đủ để có thể tiến hành thắng lợi nhiều cuộc tranh cử của tướng Boulanger. Tất
cả đó là tâm lý học về đám đông cử tri. Nó giống hệt như tâm lý học của các đám đông khác.
Không tốt hơn mà cũng chẳng xấu hơn.
Quyền phổ thông đầu phiếu
Tôi hoàn toàn không muốn rút ra những kết luận chống lại quyền phổ thông đầu phiếu từ những
điều đã viết trên đây. Nếu tôi có thể quyết định đựợc khả năng của nó, thì tôi sẽ vẫn giữ nguyên
trạng như hiện giờ, vì chính bởi những nguyên nhân thực tế nảy sinh trong nghiên cứu về tâm lý
học đám đông và từ những nguyên nhân tôi sẽ tiếp tục tranh luận, nếu như một khi tôi nhớ lại
những khiếm khuyết của nó.
Những khiếm khuyết của quyền phổ thông đầu phiếu đập vào mắt ta một cách rõ ràng không có
gì để phải nghi ngờ. Điều không thể phủ nhận, đó là các nền văn hóa đều là sản phẩm của một
thiểu số những cái đầu nổi trội; họ tạo nên cái ngọn của kim tự tháp, càng trở xuống dưới chúng
càng rộng ra tương ứng với giá trị tinh thần giảm dần và thể hiện những tầng lớp thấp của một
dân tộc. Mức độ to lớn của một nền văn hóa không thể để phụ thuộc vào quyền bỏ phiếu của các
phần tử bên dưới một tập thể hoàn toàn không mang một ý nghĩa gì ngoài con số. Rõ ràng rằng
việc biểu quyết của một đám đông quả thật thường rất nguy hiểm. Nó đã làm cho chúng ta bao
lần tổn thất bởi các cuộc xâm lược từ bên ngoài và với sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội
chúng ta chắc chắn sẽ còn phải trả giá đắt gấp bội cho những sáng kiến của sự cai trị bởi nhân
dân.
Nhưng những sự phê phán như vậy, về mặt lý thuyết không có gì để chê trách, tuy nhiên trong
thực tiễn chúng bị mất hết sức lực, nếu như người ta nhớ đến cái sức mạnh không gì ngăn cản
nổi của những ý tưởng một khi đã trở thành những tín điều. Học thuyết cai trị của đám đông,
theo quan điểm triết học cũng khó biện hộ như việc biện hộ cho những tín điều tôn giáo thời
trung cổ, nhưng ngày nay nó đã đạt đến một quyền lực không giới hạn. Chính vì vậy cho nên nó
cũng bất khả xâm phạm như những ý tưởng tôn giáo của chúng ta môt thời. Chúng ta hãy hình
dung một người hiện đại có suy nghĩ tự do, do một tác động huyền diệu nào đó đã được đưa trở
về tít tận sâu thẳm của thời trung cổ. Nếu anh ta khi đó phát hiện ra những quyền lực không giới
hạn của các ý tưởng tôn giáo đang ngự trị, liệu ta có tin, rằng anh sẽ tìm cách để chống lại
chúng? Liệu anh ta có nghĩ là phải chối bỏ sự tồn tại của ma quỷ và chối bỏ ngày hội các quần Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
78
ma, một khi anh ta rơi vào tay các quan tòa, những người muốn thiêu sống anh ta vì theo họ anh
ta đã phạm phải tội liên kết với ma quỷ và đã tham gia vào ngày hội của quần ma? Người ta
không nghĩ đến chuyện bàn cãi để chống lại quyền lực của đám đông y như không có chuyện bàn
cãi để chống lại một cơn bão lốc vậy. Học thuyết về phổ thông đầu phiếu ngày nay đã có được
cái quyền lực như ngày xưa giáo lý thiên chúa giáo đã từng có. Các diễn giả và các nhà văn nói
về nó với một niềm kính trọng xen lẫn với sự tán dương, là những điều mà ngay cả Luise XIV
cũng chưa được biết tới. Người ta phải chú ý theo dõi nó như đã từng theo dõi tất cả các giáo
điều. Thời gian mình nó sẽ tác động vào chúng.
Hơn nữa sẽ càng chẳng đựợc gì khi tấn công học thuyết này bởi vì bản thân nó có những lý do rõ
ràng riêng cho nó. "Trong thời đại bình đẳng", Tocqueville đã nói rất chính xác, "không ai tin ai,
bởi tất cả đều giống nhau; nhưng chính cái sự giống nhau này đã đem lại cho họ một niềm tin
gần như vô hạn vào sự phán xét của tập thể. Bởi vì có lẽ nào sự thật lại không phải nằm ở phía đa
số chỉ vì tất cả có cùng chung một cách nhìn nhận."
Liệu người ta có được phép cho rằng sự biểu quyết của đám đông được giới hạn bởi quyền biểu
quyết của những người có năng lực - nếu người ta muốn vậy - là một phương pháp tốt hơn? Tôi
không một phút giây nào có thể tin vào điều đó và cụ thể là vì những lý do như tôi đã trình bày ở
trên và vì sự vô nghĩa về mặt trí tuệ của một tập thể, cho dù chúng được hợp thành một cách như
thế nào. Tôi nhắc lại: trong đám đông mọi con người trở nên giống nhau cho nên sự biểu quyết
của bốn mươi người có trình độ học vấn đại học về những vấn đề chung cũng không hơn gì biểu
quyết của bốn mươi anh gánh nước thuê. Tôi hoàn toàn tin một cách chắc chắn, rằng không có
một cuộc bỏ phiếu nào mà người ta thường sử dụng quyền phổ thông đầu phiếu để tiến hành,
giống như việc cải cách chế độ quân chủ chẳng hạn, lại có thể có được kết quả khác hơn, nếu
như những người tham gia bầu cử chỉ bao gồm những con người thông thái và có học. Người ta
học hỏi ở người Hy lạp, ở các nhà toán học, những kiến thức để trở thành các kiến trúc sư, các
bác sĩ thú y, các luật gia, nhưng không hề có được sự nhìn nhận đặc biệt trong các vấn đề tình
cảm. Tất cả các nhà kinh tế quốc dân của chúng ta đều là những con người rất thông thái, phần
đông họ là giáo sư hoặc tốt nghiệp đại học. Nếu hiện nay đang có một vấn đề chung duy nhất, ví
dụ như hệ thống bảo hộ thuế quan, thử hỏi rằng họ có thống nhất với nhau? Trước các vấn đề xã
hội đầy rẫy những yếu tố không rõ ràng và bị ảnh hưởng bởi những logic ngầm và logic tình cảm
thì sự thiếu hiểu biết của tất cả mọi người sẽ được san đều cho nhau.
Nếu như khối những cử tri chỉ được lập nên từ những con người lành mạnh và hiểu biết thì kết
quả cũng không hơn gì của những cử tri hiện nay. Họ cũng vẫn để cho lý trí bị tình cảm hoặc
tinh thần bè đảng lôi cuốn. Chúng ta do vậy chẳng những không hề bớt đi chút khó khăn nào so
với hiện nay mà lại còn thêm vào trên đó sự chuyên chế tàn bạo của các đẳng cấp.
Cho dù là quyền bầu cử phổ thông hay giới hạn, cho dù nó xảy ra ở một nước cộng hòa hay là ở
một nước quân chủ, cho dù nó xảy ra ở Pháp, ở Bỉ, ở Hy lạp, ở Bồ đào nha hay Tây ban nha,
khắp mọi nơi quyền bầu cử của đám đông đều tương tự và thường phản ánh những đòi hỏi vô
thức và những nhu cầu của giống nòi. Mức độ trung bình của những người trúng cử đối với một
một dân tộc nó thể hiện mức độ trung bình của tâm hồn chủng tộc của dân tộc đó, là cái được giữ
lại hầu như nguyên vẹn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
79
Và như vậy chúng ta lại quay trở lại với khái niệm cơ bản đó là khái niệm giống nòi, khái niệm
mà ta đã liên tục gặp phải, và ta cũng gặp những ý tưởng khác được hình thành nên từ đó, rằng
trong cuộc sống của các dân tộc những thiết chế và các dạng chính quyền chỉ đóng một vai trò
không đáng kể. Các dân tộc chủ yếu được dẫn dắt bởi tâm hồn giống nòi, có nghĩa là bởi sự tích
tụ của các yếu tố di truyền mà kết quả của sự tích tụ đó là tạo nên tâm hồn của giống nòi. Giống
nòi và cơ cấu vận hành của các nhu cầu hàng ngày: đó chính là những quyền lực đầy bí ẩn điều
hành lịch sử của chúng ta.
§5. Quốc hội
Quốc hội thuộc vào nhóm đám đông không đồng nhất, có danh tính. Mặc dù thành phần của nó
thay đổi tùy theo thời đại và dân tộc, nhưng luôn có rất nhiều những đặc tính giống nhau. Ảnh
hưởng của giống nòi trong trường hợp này tuy cũng đã làm cho sự giống nhau đó giảm đi ít
nhiều trông thấy, nhưng vẫn không thể ngăn cản được các đặc tính đó hình thành. Quốc hội ở tại
các nước khác nhau như Hy lạp, Ý, Bồ đào nha, Tây ban nha, Pháp và Mỹ tỏ ra rất giống nhau
trong các cuộc thương lượng và biểu quyết và đều đã để cho các chính phủ phải một mình chiến
đấu với với chính các khó khăn đó.
Vả lại các chính phủ nghị viện đều mang trong mình nó lý tưởng của các dân tộc văn minh hiện
đại. Nó là sự thể hiện những ý nghĩ sai về mặt tâm lý nhưng lại được mọi người chấp nhận, rằng
khả năng một tập hợp của nhiều con người để ra một quyết định thông minh và độc lập trong một
trường hợp nào đó sẽ lớn hơn nhiều so với tập hợp của một số ít người.
Trong quốc hội ta cũng tìm thấy lại những đặc tính của đám đông, đó là: tính phiến diện của các
ý tưởng, tính dễ bị kích động, tính dễ bị lôi cuốn, tính dao động mạnh về tình cảm, chịu ảnh
hưởng quá lớn của lãnh đạo. Nhưng do sự hợp thành đặc biệt của nó, đám đông nghị viện cũng
có những đặc tính riêng biệt. Chúng ta sẽ xác định ra chúng ngay bây giờ.
Dĩ nhiên tôn chỉ, mục đích của mỗi một đảng là khác nhau; nhưng chỉ riêng bởi sự hợp nhất của
các thành phần thành đám đông những phần tử riêng biệt trong họ sẽ có xu hướng đánh giá quá
cao những tôn chỉ mục đích đó và cố gắng thúc đẩy chúng đến tận giới hạn của những hậu quả.
Hơn nữa quốc hội chủ yếu đại diện cho những quan điểm cực đoan nhất.
Dạng hoàn thiện nhất của sự phiến diện của quốc hội đã được những người Jacobin hiện thực
hóa trong cuộc cách mạng Pháp vĩ đại. Do bởi họ, tất cả đều là những người giáo điều và suy
luận lô gic, trong đầu đầy ắp những sự tầm thường và sáo rỗng, vì thế họ đã cố gắng một cách vô
tư khi vận dụng và thực hành một cách cứng nhắc các tôn chỉ, mục đích; và người ta đã có lý khi
quả quyết, rằng họ đã trải qua cách mạng mà không hề nhìn thấy nó. Họ ảo tưởng, rằng với một
vài tín điều là có thể cải tạo được một xã hội từ gốc lên ngọn và có thể đem lại một nền văn hóa
tinh tế trên một nấc thang đã vượt quá từ lâu của sự phát triển xã hội. Sự phiến diện hoàn toàn
kiểu như vậy cũng đã thể hiện trong các phương tiện mà họ sử dụng để đạt đến ước mơ của
mình. Nhưng thực tế họ chỉ chú trọng đến sự phá nát một cách tàn bạo những gì làm họ khó chịu.
Vả lại tất cả họ, những người Girondin, đảng thợ mỏ, những thành viên câu lạc bộ Thermidor
đều say sưa về cùng một ý tưởng như vậy. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
80
Đám đông nghị viện rất dễ bị tác động và sự kích hoạt xảy ra ở đây cũng giống như ở các đám
đông khác khi mà chúng chịu sự tác động của một lãnh đạo có uy lực. Dù có tài năng như
Demosthenes cũng không thể thay đổi được sự biểu quyết của một nghị viên về các vấn đề của
hệ thống bảo hộ thuế quan và quyền ưu tiên sản xuất rượu - đó là biểu hiện của các đòi hỏi từ
những cử tri có ảnh hưởng lớn. Những tác động cấp thiết của cử tri có một trọng lượng đến nỗi
tất cả những tác động khác sẽ bị bỏ qua và một sự kiên định bắt buộc trong các quan điểm sẽ
được duy trì [2].
Nhưng đối với các vấn đề chung, như sự hạ bệ một bộ trưởng, sự bổ sung một thuế mới v.v... là
những trường hợp không hề có những quan điểm xác định sẵn và sự kích hoạt lúc này có thể gây
ra tác động, cho dù không mạnh mẽ như đối với các đám đông thông thường. Mỗi một đảng có
người lãnh đạo riêng, tác động của nó đôi lúc có ảnh hưởng mạnh như nhau. Như vậy có nghĩa là
người nghị viên đã phải đứng giữa những tác động trái ngược nhau và vì thế không thể tránh
được chuyện ông ta sẽ bị dao động. Ở đây thỉnh thoảng người ta thấy ông ta chỉ sau 15 phút đã
biểu quyết hoàn toàn ngược lại và đồng ý với việc thêm một điều khoản phụ vào một điều luật
mà tác dụng của việc thêm vào này thực ra đã làm mất hiệu lực của điều luật đó: ví dụ như trong
công nghiệp điều luật tuyển chọn và sa thải nhân công, và sau đó là những phụ lúc đã làm cho
các biện pháp kia gần như trở nên không chính đáng.
Bởi thế một nghị viện trong mỗi một nhiệm kỳ bên cạnh những quan điểm rất kiên định còn có
những quan điểm khác rất yếu mềm. Nhưng do vì về cơ bản các vấn đề chung chiếm đa số cho
nên sự do dự cũng là điều phổ biến, hơn nữa nó được nuôi dưỡng bởi sự sợ hãi thường xuyên
trước việc không thỏa mãn được các đòi hỏi của cử tri, là những ảnh hưởng ngầm mà người lãnh
đạo luôn phải biết cách giữ sao cho cân bằng.
Và như thế trong các cuộc giằng co, nếu những người tham gia ngay từ đầu không có những
quan điểm được thiết lập một cách chắc chắn thì người lãnh đạo sẽ là người làm chủ tình hình.
Vai trò và quyền lực của lãnh đạo
Rõ ràng cần phải có những người lãnh đạo, bởi người ta thấy họ ở trong tất cả các cơ quan đầu
não của các đảng phái trong tất cả các nước. Họ là những ông chủ thực sự của các quốc hội. Tất
cả những người tụ hợp lại thành môt đám đông sẽ chẳng biết làm gì nếu không có một người
lãnh đạo, chính vì thế cho nên kết quả các biểu quyết nhìn chung chỉ là sự thể hiện quan điểm
của một số nhỏ.
Tôi nhắc lại: hiệu quả tác động của những nhà lãnh đạo chủ yếu là do uy lực của học chứ rất ít
khi do những lập luận. Nếu vì môt lý do nào đó họ bị mất đi cái uy lực đó thì cũng là lúc họ cũng
không còn có thể tác động gì được nữa.
Cái uy lực lãnh đạo đó chủ yếu là uy lực của cá nhân và hoàn toàn không liên quan gì đến tên
tuổi hoặc danh tiếng. Jules Simon đã cung cấp cho chúng ta môt ví dụ hoàn toàn kỳ quặc về vấn
đề này, khi ông ta nói về những ông lớn trong quốc hội mà ông ta đã từng chứng kiến:
"Còn hai tháng nữa đến lễ đăng quang Luis Napoleon vẫn không là gì. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
81
Victor Hugo bước lên bục diễn thuyết. Tuy nhiên ông ta chẳng thu được kết quả nào. Người ta
nghe ông như đã họ đã nghe Felix Pyat, nhưng có điều ông ta không được họ tán thưởng nhiều
như Pyat. "Tôi không khoái cái ý tưởng của ông ta", Vaulabelle nói với tôi về Felix Pyat, "nhưng
ông ta là một nhà văn lớn và đồng thời là một nhà hùng biện của nước Pháp." Một trí tuệ hiếm có
và mãnh liệt của một Edgar Quinet cũng không làm được gì hơn. Ông ta chỉ quần chúng đón
nhận trước lúc khai mạc cuộc họp, nhưng trong cuộc họp thì lại không.
Các cuộc miting chính trị là những chỗ trên thế giới mà ánh hào quang của sự thông thái ít có giá
trị nhất. Ở đây người ta chỉ lo làm sao nói năng cho phù hợp với thời cuộc và địa điểm, và làm
sao để thể hiện được sự cống hiến của họ giành cho đảng phái chứ không phải cho tổ quốc.
Chính điều này đã làm cho Lamatine năm 1848 và Thiers năm 1871 đạt được sự tín nhiệm mà
đáng lý ra tầm quan trong và cấp thiết của vấn đền mới là động cơ thúc đẩy. Khi mối hiểm nguy
đã qua đi, sự sợ hãi cũng biến mất cùng với niềm biết ơn."
Tôi chỉ viết lại cái chỗ trong đó đơn thuần chỉ vì những sự kiện xảy ra chứ không vì muốn giải
thích chúng, những sự kiện đó chỉ chứng tỏ một vấn đề tâm lý bình thường. Một đám đông sẽ
mất đi lập tức cái đặc điểm để trở thành đám đông, nếu nó bắt đầu đòi hỏi các lãnh đạo trả công,
cho dù là đó là sự phục vụ của nó là cho tổ quốc hoặc cho đảng . Đám đông, nó thuần phục uy
lực của lãnh đạo mà không hề cảm thấy phải có được lợi lộc hoặc phải được đền ơn.
Người lãnh đạo, có đủ uy lực cũng sẽ có được cái quyền lực gần như tuyệt đối. Người ta đã từng
biết có nghị viên nhờ có uy lực nên đã đạt đến ảnh hưởng cực lớn, nhưng chỉ do vì mắc phải vấn
đề tài chính mà đã chịu để mất đi cái ảnh hưởng có được từ bao năm nay. Chỉ cần một dấu hiệu
của ông ta là đã có thể có một bộ trưởng bị hạ bệ. Một nhà văn đã viết những dòng sau về tầm
ảnh hưởng của ông ta:
"Ông C... chúng ta đặc biệt mang ơn vì đã phải mua Tongkin với cái giá đắt gấp ba lần giá thực
của nó, vì chúng ta chỉ có được một vị trí không hề chắc chắn ở Madagaskar, vì đã để bị cướp
mất cả một vùng đất ở vùng hạ lưu sông Niger, vì chúng ta đã mất đi quyền thống trị ở Ai cập. -
Các lý thuyết của ông C... đã làm chúng ta mất đi nhiều vùng lãnh thổ hơn là sự thất bại của
Napoleon I."
Chúng ta không phải vì thế mà tức giận lãnh đạo quá mức. Rõ ràng là chúng ta đã phải chịu cái
giá quá đắt, nhưng một phần lớn ảnh hưởng của lãnh đạo liên quan tới sự chiều theo ý kiến quần
chúng, là cái mà trong các đề thuộc địa hoàn toàn không phải là ý kiến của ngày hôm nay. Rất
hiếm khi một lãnh đạo vượt lên trước được ý kiến của quần chúng, mà ngược lại nó hầu như lúc
nào cũng vui lòng chấp nhận những sai lầm của họ.
Nghệ thuật diễn thuyết của lãnh đạo
Phương tiện thuyết phục của lãnh đạo, ngoại trừ uy lực ra, là những yếu tố mà chúng ta đã đề cập
đến nhiều lần. Để có thể vận dụng chúng một cách khéo léo, người lãnh đạo ít nhất vô thức cũng
phải nắm bắt được tâm lý đám đông và biết cách đối thoại với họ như thế nào. Mà trước hết nó
phải nhận thức được mức độ huyền diệu của ngôn từ của các thành ngữ cũng như của các hình
tượng. Nó phải có một khả năng hùng biện đặc biệt, xuất phát từ những khẳng định quyết liệt
không cần phải chứng minh và rất ấn tượng được bao bọc bởi những hình ảnh có tính phán quyết Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
82
hoàn toàn chung chung. Kiều hùng biện như vậy ta có thể thấy ở khắp các cuộc họp, hội nghị, và
ngay cả ở trong quốc hội Anh nơi mà được coi là có không khí dung hòa nhất trong tất cả các
quốc hội.
"Chúng tôi có thể liên tục quan sát các kỳ thương thảo của hạ viện", nhà triết học người Anh
Maine viết, "ở đó tất cả các cuộc thương thảo xảy ra trong không khí trao đổi của những ngôn từ
thô lỗ về mặt ám chỉ, xúc phạm và rất yếu về mặt sáo rỗng. Kiểu phát ngôn này của dạng phát
ngôn thường thấy đã gây nên một tác động rất đáng ngạc nhiên vào sức tưởng tượng của một nền
dân chủ thuần túy. Nó luôn dễ dàng đạt được sự đồng tình của đám đông bằng những quả quyết
chung chung được nhấn mạnh bởi những ngôn từ ngắn gọn, mặc dù chúng không hề chứa đựng
một chút sự thật nào và việc hiện thực hóa chúng có thể hoàn toàn chẳng bao giờ làm được."
Câu trích dẫn đó chỉ ra một điều là không nên coi thường ý nghĩa của các ngôn từ chủ chốt .
Chúng ta cũng đã từng nhấn mạnh không ít lần về quyền lực đặc biệt của các ngôn từ và thành
ngữ, rằng chúng cần phải được lựa chọn sao cho có thể gợi nên được những hình ảnh sống động.
Câu nói sau của một lãnh đạo trong một cuộc họp cho ta thấy một ví dụ tương đối đầy đủ về vấn
đề này:
"Rồi sẽ đến cái ngày mà hôm đó những nghị viên có lời nói nhỏ nhẹ sẽ được ngồi chung tàu với
những kẻ vô chính phủ giết người trên con đường đi đày biệt xứ đến xứ sở của các loại bệnh sốt,
khi đó họ sẽ có dịp nói chuyện với nhau và tự thể hiện là hai mặt bù trừ của một trật tự xã hội."
Cái hình tượng được đưa ra quả rõ ràng và chính xác, và tất cả các đối thủ của người diễn thuyết
đều cảm thấy bị đánh trúng. Họ bỗng thấy hiện ra trước mắt cái xứ sở của các loại bệnh sốt, thấy
cái tàu đã đưa họ tới đó, bởi không lẽ họ cũng thuộc vào lớp bị cô lập một cách rất mù mờ các
nhà chính trị đang bị đe dọa? Một cảm giác sợ hãi ngấm ngầm như vậy cũng sẽ xâm nhập vào
những nghị viên bảo thủ, khi họ bị những lời nói mập mờ của Robespierres ít nhiều mang tính
dọa dẫm về việc lên mãy chém và họ đã liên tục lùi từng bước trước ông ta do sức ép của nỗi sợ
hãi đó.
Tất cả những người lãnh đạo đều có xu hướng sa vào những sự thổi phồng sự việc đến mức kỳ
quái nhất. Nhà diễn thuyết mà tôi dẫn ra trong thí dụ trên đây, có thể khẳng định một điều mà
không hề có sự phản kháng nào, rằng những chủ nhà băng và các thầy tu đã trả tiền cho bọn đánh
bom, và các hội đồng quản trị của các tập đoàn tài chính lớn xứng đáng phải chịu các hình phạt
như những tên vô chính phủ. Những biện pháp như vậy lúc nào cũng có được những tác động
vào đám đông. Sự quả quyết không sẽ bao giờ là quá mạnh mẽ, giọng nói sẽ không bao giờ bị
coi là quá đe dọa. Không có gì có thể làm cho người nghe sợ hãi. Chính những cái trái ngược đó
đã làm cho họ sợ bị coi là những kẻ phản bội hoặc đồng phạm.
Khả năng hùng biện đặc biệt này, như đã nói, nó luôn áp đảo trong mọi cuộc hội họp, ở những
thời điểm cấp thiết chúng chỉ có ngắn gọn và rõ ràng hơn mà thôi. Về mặt này cũng sẽ rất thú vị
khi đọc lại những lời phát biểu của những nhà cách mạng. Họ cảm nhận thấy có trách nhiệm phải
liên tục ngừng giữa chừng để nguyền rủa những hành động tội ác và ca ngợi những hành động
đạo đức; sau đó họ thể hiện mong ước chống đối lại những kẻ chuyên chế và thề rằng tự do hay
là chết. Những người có mặt tất cả đều đứng dậy hoan hô như vũ bão và sau đó lại ngồi xuống
một cách rất yên tâm. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
83
Thỉnh thoảng cũng có một lãnh đạo thông minh và có học, nhưng điều này chỉ có hại cho ông ta
hơn là có lợi. Sự thông minh giúp cho nắm biết được các mối liên quan của tất cả các sự vật,
giúp cho việc hiểu và giải thích chúng, nhưng đó cũng là điều làm cho người ta trở nên yếu đuối
và suy giảm năng lực cũng như sức mạnh của niềm tin một cách đáng kể, bởi niềm tin vững chắc
là những cái mà các thánh tông đồ cần phải có. Những lãnh đạo lớn của các thời đại, chủ yếu là
của những thời đại cách mạng, đều rất kém thông minh nhưng lại gây ra được tác động cực kỳ
lớn.
Diễn văn của một trong những người nổi tiếng trong số họ, Robespierre, thường lộ rõ những
điểm không mạch lạc. Nếu người ta đọc nó, họ sẽ không tìm ra được những lý giải có thể chấp
nhận tương xứng với vai trò cực kỳ to lớn của một nhà chuyên chế đầy quyền lực:
"Kiểu nói sáo rỗng và kiểu diễn đạt quanh quẩn trong việc giáo dục phép hùng biện và giảng dạy
về ngôn ngữ Latinh nhằm mục đích phục vụ cho một tâm hồn con trẻ hơn là cho một tâm hồn
phẳng lặng, một tâm hồn dường như trong tấn công cũng như trong phòng ngự chủ yếu tự giới
hạn mình ở cái "hãy tiếp cận" của học trò. Không có một ý tưởng, không có một hành vi, không
có một sáng kiến - đó là sự buồn tẻ ở mức độ cao nhất. Người ta ngừng đọc một cách chua xót và
có hứng phải thở dài 'ồ' một cái với Camille Desmoulins đáng yêu."
Người ta giật mình khi nghĩ đến cái quyền lực của một con người đã đạt đến bằng cách biết cách
bao bọc quanh mình một uy lực qua việc kết nối niềm tin mãnh liệt với sự đặc biệt giới hạn về
mặt trí tuệ . Nhưng đó chính là những tiền đề cần thiết để có thể bỏ ngơ những trở ngại và để có
thể muốn một cái gì. Theo bản năng đám đông đã nhận ra ở con người đầy niềm tin này một vị
chúa tể mà họ cần đến.
Thắng lợi của một bài diễn thuyết được trình bày ở quốc hội phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào uy
lực của diễn giả, không bao giờ phụ thuộc vào lí lẽ mà nó đưa ra.
Một diễn giả không tên tuổi mà diễn văn của ông ta có những lập luận tốt và cũng chỉ toàn là lập
luận sẽ không có chút hy vọng gì cho dù chỉ được người ta chú ý nghe. Một nguyên nghị viên,
ông Descubes, đã mô tả hình ảnh của một nghị viên không có uy thế qua những dòng như sau:
"Cứ khi nào ông ta bước lên bục diễn thuyết, ông ta lại rút ra từ cặp tài liệu của mình một tập dày
giấy tờ dày cộm, ông ta bày chúng ra nghiêm chỉnh trước mặt và bắt đầu một phong thái hoàn
toàn tự tin.
Ông ta tự tán dương niềm tin mà ông ta tâm đắc nhằm truyền đạt nó vào tâm hồn người nghe.
Ông ta cân nhắc các luận cứ của mình, nhét đầy vào đó những số liệu những luận chứng và tin
rằng mình có lý. Bất kỳ sự phản kháng nào cũng phải tan biến trước sự rõ ràng của những điều
ông ta trình bày. Ông ta bắt đầu trong niềm tin rằng lẽ phải đang nằm phía mình và tin rằng đồng
nghiệp sẽ chú ý nghe ông, những người chắc chắn không có mong muốn gì hơn là được phép
nghiêng mình trước những sự thật.
Ông ta nói - và lập tức ông ta lấy làm lạ trước những chuyển động và sự ồn ào nổi lên trong
phòng họp, ông ta ngạc nhiên và hơi bức xúc. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
84
Tại sao không ai chịu im lặng thế nhỉ? Tại sao mọi người lại không tập trung nghe? Những người
đang nói chuyện với nhau kia họ nghĩ về những gì? Có lý do cấp thiết nào khiến người kia rời bỏ
chỗ của mình?
Trên mặt ông ta bắt đầu xuất hiện những nét không yên tâm; ông ta nhăn trán, rồi nín lặng. Chủ
tọa phải có lời động viên ông ta mới lại tiếp tục cất giọng. Lại vẫn cảnh mất trật tự như lúc trước.
Ông ta cố gắng to giọng, cảnh mất trật tự lại càng gia tăng. Tiếng ồn ào xung quanh ông ta ngày
càng lớn. Bản thân ông ta cũng chẳng còn nghe thấy mình nói gì, và ông ta im lặng, sau đó ông
ta cố gắng tiếp tục nói chừng nào còn có thể, bởi vì ông ta sợ, nếu im lặng lúc này rất có nguy cơ
ở đâu đó sẽ vang lên lời đề nghị "đủ rồi, xuống thôi". Sự ồn ào đã đến mức không thể chịu đựng
nổi.
Những mỗi nguy của chủ nghĩa nghị viện (Parliamentarianism)
Parliamentarianism, parlementarisme. Danh từ này theo nghĩa rộng, nhằm để chỉ toàn bộ nền dân
chủ hiện đại, bao gồm cả hai hình thức: chế độ nghị viện (parliamentary system, régime
parlementaire) kiểu Anh và chế độ Tổng thống (presidential system, régime présidentiel) kiểu
Mỹ.
Mặc dù có nhiều khó khăn trong cách thức hoạt động, các kỳ họp quốc hội đã tạo nên một hình
thức lãnh đạo đất nước tốt nhất mà các dân tộc cho đến nay đã tìm ra, nhằm trước hết bằng cách
có thể nhất để thoát ra khỏi ách thống trị của cá nhân kẻ độc tài. Chúng cho dù dạng gì cũng là
điều lý tưởng đối với một chính phủ, nếu không ít ra cũng là đối với các triết gia, những nhà tư
tưởng, nhà văn, nghệ sĩ và các nhà bác học, tóm lại là đối với tất cả những ai thuộc về tầng lớp
đỉnh cao của nền văn hóa.
Trong các mối hiểm nguy thực ra chỉ tiềm ẩn hai điều cần phải được đặc biệt chú ý: đó là sự lãng
phí quá đáng về mặt tài chính và sự giới hạn tự do cá nhân ngày càng gia tăng. Mối nguy thứ
nhất là hậu quả tất yếu của các đòi hỏi và của sự thiển cận trong cách nhìn của đám đông cử tri.
Nếu một nghị viên quốc hội đệ trình một kiến nghị mà nó rõ ràng phù hợp với một nguyện vọng
mang tính dân chủ, ví dụ như việc chắm sóc về già cho tất cả những người lao động hoặc việc
tăng phụ cấp cho những người điểu khiển tín hiệu xe lửa, cho giáo viên v.v..., thì lúc đó có
những nghị viên khác do vì lo sợ trước những cử tri ủng hộ mình cho nên đã không dám thể hiện
ra rằng họ đã đánh giá thấp ích lợi của đề nghị trên qua việc không chấp thuận nó. Họ biết chắc,
đề nghị trên nếu được thực hiện sẽ làm cho ngân sách nhà nước bị quá tải và đương nhiên sẽ dẫn
đến việc bắt buộc phải tăng thuế. Thế nhưng đến lúc biểu quyết họ đã chấp thuận nó không chút
do dự. Trong khi những hậu quả của việc gia tăng chi tiêu ngân sách còn nằm xa ở tương lai và
như vậy đối với họ những tác động khó chịu từ đó chưa thể xảy ra ngay được, ngược lại hậu quả
của việc không chấp thuận họ có thể cảm nhận ngay lập tức vào những ngày sau đó, khi phải
đứng ra đối chất trước cử tri của mình.
Tiếp ngay theo nguyên nhân đầu tiên làm căng thẳng vấn đề chi tiêu này là một nguyên nhân
khác cũng không kém phần quyết định: đó là nghĩa vụ phải chấp thuận mọi khoản chi cho những
nhu cầu thuần túy công cộng. Không có một nghị viên nào có thể chống lại những nhu cầu này,
bởi chúng thể hiện những đòi hỏi của đám đông cử tri và bởi mỗi một nghị viên chỉ có thể đạt
được những cái cần thiết nhất cho đơn vị bầu cử của họ nếu như họ chấp nhận những đề nghị Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
85
tương ứng của các nghị viên khác. Mối nguy hiểm thứ hai được nhắc đến trên đây đó là sự hạn
chế không tránh khỏi của tự do gây ra bởi nghị viện, điều này thực ra khó nhận thấy, nhưng đó là
một thực tế. Nó là hậu quả của hàng loạt những đạo luật luôn mang tính giới hạn, mà các tác
động của chúng những nghị viên thiển cận đã không nhìn ra và họ đã cảm thấy phải có nghĩa vụ
chấp thuận chúng.
Mối nguy hiểm này phải thuộc vào loại không tránh khỏi được, bởi ngay ở Anh, là nơi mà chắc
chắn có một dạng chính phủ nghị viện thuộc loại hoàn hảo nhất và các nghị viên tỏ ra là những
người độc lập đối với các cử tri, thế nhưng có vẻ như cũng không thể tránh khỏi được điều này .
Ông Spencer đã từng chỉ ra trong một bài viết trước đây, rằng hậu quả nhất định phải dẫn đến sự
gia tăng của hiện tượng các tự do thực sự dường như ngày càng ít đi . Trong một bài viết sau đó
ít lâu. "Đơn độc chống lại nhà nước", ông ta lại nhắc lại nhận định trên và nói về nghị viện Anh
như sau:
"Từ cái thời điểm đó những nhà lập pháp Anh đã đi đúng theo con đường mà tôi đã dự đoán.
Những biện pháp độc đoán, chúng được nhân rộng một cách nhanh chóng, chúng liên tục nhằm
tới việc giới hạn tự do cá nhân mà cụ thể là ở hai cách thức: mỗi một năm càng có nhiều các đạo
luật được ban hành mà tính chất của chúng là giới hạn tự do hoạt động của công dân và bắt buộc
họ phải làm những gì mà trước đây họ có thể làm một cách tùy thích hoặc bỏ qua. Đồng thời
gánh nặng ngày càng chồng chất, đặc biệt là những khoản chi tiêu công mà ngay từ đầu chúng đã
hạn chế sự tự do, qua việc cắt giảm một phần thu nhập của công dân mà đáng lý ra cái phần đó
trước đây họ có thể sử dụng một cách tùy thích và làm gia tăng cái phần bị lấy đi để chi tiêu cho
những ý đồ tùy theo cách đánh giá có thể là tốt đẹp của các quan chức."
Sự giới hạn tự do ngày càng tăng kiểu này có ở tất cả các nước trong một cách thức đặc biệt, mà
Spencer không chỉ ra: Sự tạo nên hàng loạt những biện pháp mang tính luật pháp theo kiểu giới
hạn những cái chung tất nhiên sẽ dẫn đến việc gia tăng con số, quyền lực và ảnh hưởng của các
quan chức, những người được trao nhiệm vụ thực thi những biện pháp đó. Quyền lực của họ
càng lớn khi mà tầng lớp quan chức trở nên là tầng lớp duy nhất vô trách nhiệm, không nhiệt tình
và được bổ nhiệm suốt đời, thoát ra khỏi sự thay đổi liên tục của chính quyền. Và giờ đây không
có bạo lực nào cứng rắn hơn cái bạo lực thể hiện ở ba hình thái như vậy.
Việc liên tục tạo ra những điều luật và những biện pháp giới hạn bọc chặt lấy những biểu hiện
không có ý nghĩa nhất của cuộc sống bằng những nghi thức phức tạp đã dẫn đến kết quả thảm
hại là lĩnh vực trong đó người công dân được phép chuyển động một cách tự do ngày càng bị thu
hẹp lại. Là nạn nhân của sự sai lầm, rằng càng nhiều điều luật thì tự do và bình đẳng càng được
đảm bảo tốt hơn, đã dẫn tới các dân tộc chỉ càng tự trói chặt mình hơn khi làm điều đó.
Họ quàng vào mình những thứ đó không có nghĩa là không bị trả giá. Đã quen với việc tròng bất
kỳ cái ách nào vào cổ, dứt khoát họ sẽ đi đến chỗ, đi tìm những cái ách đó và cuối cùng là mất
hết tất cả căn nguyên và sức mạnh. Họ lúc đó chỉ còn là nhưng cái bóng không có sức đề kháng,
chỉ còn là những cỗ máy tự động, không ý chí, không phản kháng và không sức lực.
Nếu một khi con người không còn thấy một sinh lực nào trong nó, lúc đó nó sẽ phải đi tìm kiếm
ở một nơi khác. Với sự gia tăng ngày càng lớn của sự vô cảm và bất lực của công dân đã dẫn tới
bắt buộc phải gia tăng hơn nữa tầm quan trọng của chính phủ. Chính phủ vì thế bắt buộc phải có Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
86
thêm đầu óc khởi xướng, đầu óc kinh doanh và lãnh đạo, là những cái mà người công dân đã bị
mất đi. Chính phủ phải tổ chức kinh doanh, phải lãnh đạo, phải bảo vệ. Và như thế nhà nước
bỗng nhiên trở thành một ông thánh toàn năng. Tuy nhiên kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, quyền lực
của một ông thánh kiểu như vậy chẳng những không bền vững mà cũng chẳng hề mạnh.
Việc giới hạn tự do một cách liên tục ở một số dân tộc, mặc cho sự liên kết lỏng lẻo giữa họ đã
gây cho họ một cảm giác tự do, có vẻ dường như là hậu quả của tuổi tác của họ và cũng như tuổi
tác của chính phủ. Nó là một dấu hiệu ban đầu của sự thoái hóa mà cho đến nay không một dân
tộc nào có thể tránh khỏi.
Nếu người ta từ những bài học của quá khứ rút ra những kết luận và phán xét tùy theo những dấu
hiệu thể hiện khắp mọi nơi thì sẽ có nhiều nền văn hóa hiện đại của chúng ta đang ở nấc thang
của sự già cỗi cao nhất, và đang trên đường thoái hóa. Có những hình thái phát triển nhất đinh
dường như đối với tất cả các dân tộc đều phải trải qua, bởi quá trình như vậy đã lặp lại rất nhiều
lần trong lịch sử. Việc mô tả đặc điểm của các nấc thang phát triển này hoàn toàn có thể dễ dàng
làm được một cách khái quát, và với sự tóm tắt như vậy sẽ kết thúc bài viết này của chúng tôi ở
đây.
Kết quả mang tính lịch sử triết học
Nếu chúng ta quan sát những nét chính về sự lớn lên và tiêu vong của các nền văn hóa trong quá
khứ, chúng ta sẽ thấy những điều sau đây:
Trong sự bừng tỉnh của các nền văn hóa này, một bầy đoàn những con người có nguồn gốc khác
nhau, đã tình cờ quy tụ lại qua các cuộc hành trình, qua những cuộc tấn công và xâm chiếm. Từ
những dòng máu khác nhau, từ những ngôn ngữ khác nhau và cũng như từ những quan điểm
khác nhau không có gì khác hơn chính những luật lệ của một tù trưởng là sợi dây đã ràng buộc
những con người như thế lại với nhau. Trong một đám hỗn độn, những đặc điểm tâm lý của đám
đông đã thể hiện ở mức độ cao nhất. Chúng bộc lộ những quan hệ nhất thời như lòng quả cảm,
sự yếu đuối, những hoạt động bản năng và những hành vi bạo lực. Không có gì trong số đó có
chiều hướng lâu dài. Họ chính là những kẻ hoang dã man rợ.
Sau đó thời gian đã hoàn tất tác phẩm của mình. Sự đồng nhất của môi trường, sự lai giống
thường xuyên, nhu cầu của một đời sống tập thể đã dần dần phát huy tác động. Những thành
phần khác nhau của đám đông bắt đầu hòa đồng vào nhau và hình thành nên một giống nòi, có
nghĩa là một hợp thành của những tính cách và những tình cảm chung, chúng ngày càng củng cố
sự vững chắc qua di truyền. Đám đông đã trở thành một dân tộc, và cái dân tộc đó đã vươn lên
thoát khỏi tình trạng dã man.
Tuy nhiên chỉ có thể để lại hoàn toàn sau nó tình trạng dã man, một khi qua những cố gắng dài
lâu, trải qua những đoạn trường tranh đấu liên tục không ngừng nghỉ, một lý tưởng đã được đạt
đến. Cái cấu thành nên lý tưởng đó không phải là điều quan trọng. Cho dù nó là sự sùng bái
Rom, là quyền lực của Athen hoặc sự chiến thắng của Alah, nó phải đạt đến trạng thái trong đó,
tất cả các thành phần riêng biệt của giống nòi, những phần tử tự nguyện tham gia, phải có một sự
thống nhất hoàn toàn về cảm nhận và tư duy. Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
87
Giờ đây một nền văn hóa mới đã ra đời với những thiết chế, những hình thức tín ngưỡng và nghệ
thuật của nó. Bị lôi cuốn bởi ước mơ hoài bão giống nòi dần dần đạt được tất cả những gì là hào
quang, sức mạnh và vĩ đaị. Rõ ràng rằng đôi khi họ sẽ là một đám đông, nhưng đứng đằng sau
những tính chất chuyển động và thay đổi của đám đông sẽ là một kết cấu vững chắc của tâm hồn
giống nòi, cái xác định mức giao động của một dân tộc và điều tiết sự thăng giáng.
Sau khi đã hoàn thiện công cuộc tạo hóa của của mình thời gian bắt đầu với công cuộc tàn phá,
cả thánh thần lẫn con người đều không tránh khỏi. Nếu nền văn hóa đã đạt đến một đỉnh cao nào
đó của quyền lực và sự phong phú, lúc đó nó sẽ ngưng phát triển và khi nó ngừng phát triển cũng
là lúc nó nhanh chóng chuyển qua lụi tàn. Chẳng bao lâu tiếng chuông báo hiệu sự già cỗi sẽ
điểm.
Giờ phút không tránh khỏi này luôn được báo hiệu bởi sự mờ nhạt của cái lý tưởng một thời đã
từng nâng tâm hồn giống nòi lên. Ở mức độ lớn khi mà lý tưởng đó lụi tàn, các hình thể tôn giáo,
chính trị và xã hội được lập nên từ nó cũng bắt đầu lung lay.
Với sự tan biến lý tưởng của mình ngày càng tăng giống nòi liên tục mất đi những cái đã làm cho
nó gắn bó lại với nhau, mất đi những cái làm nên sự thống nhất và sức mạnh của nó. Nhân cách
và hiểu biết của mỗi một người riêng biệt có thể lớn lên, nhưng đồng thời với nó, thay vào chỗ
tính vị kỷ tập thể của giống nòi là sự nảy nở quá đáng của tính ích kỷ cá nhân, cái luôn đi cùng
với sự suy yếu các tính cách và giảm thiểu năng lực hoạt động. Cái một thời được coi là một dân
tộc, là một sự thống nhất, là một khối cuối cùng sẽ trở nên một đám những kẻ riêng biệt chẳng
còn liên quan gì đến nhau và chỉ được kết dính lại một cách nhân tạo qua những truyền thuyết và
các thiết chế. Điều xảy ra sau đó là những con người, bị tách rời khỏi nhau do bởi các lối sống và
đòi hỏi của họ, sẽ trở nên không còn tự chủ và họ đòi phải được chỉ dẫn ngay cả trong những
hành động không có ý nghĩa nhất, và rằng nhà nước phải mở rộng ảnh hưởng của nó trên mọi
lĩnh vực.
Cùng với việc mất đi hoàn toàn lý tưởng đã có trước đây, giống nòi cuối cùng cũng sẽ mất đi cả
tâm hồn, lúc đó nó chỉ còn là một tập hợp gồm những con người cô độc, và như thủa ban đầu, họ
trở về là một đám đông. Đám đông thể hiện tất cả những đặc tính không bền vững, nhất thời và
không có tương lai. Nền văn hóa mất đi tất cả sự bền vững và nó đầu hàng mọi sự tấn công. Đám
đông hạ tiện chiếm ưu thế, sự dã man mọi rợ xuất hiện. Cho đến đây nền văn hóa vẫn còn tỏ ra
sáng lạn bởi nó vẫn còn giữ được cái vẻ bề ngoài từng được tạo nên từ một quá khứ lâu dài,
nhưng thực ra nó đã là một ngôi nhà đã mục ruỗng, không còn có gì để chống đỡ, và sẽ sụp đổ
tan tành ngay từ cơn bão đầu tiên.
Từ dã man mọi rợ được ước mơ hoài bão dẫn dắt đã trở thành một nền văn hóa, sau đó, chừng
nào niềm mơ ước này không còn sức lực, cũng là giây phút của sự suy tàn và cái chết - cuộc
sống của các dân tộc luôn chuyển động trong cái vòng luân hồi như vậy.
________________________________
[1] Các ủy ban, có thể là các câu lạc bộ, các tập đoàn v.v... có lẽ là những cái tạo nên mối nguy
hiểm đáng sợ nhất mà chúng đe dọa chúng ta qua quyền lực của đám đông. Chúng quả là dạng
không phụ thuộc cá nhân nhất và do vậy cũng là mạnh mẽ nhất của bạo lực cai trị. Những lãnh Tâm lý học đám đông Gustave Le Bon
88
đạo của các ủy ban, những người phát ngôn và hành động có vẻ như nhân danh một tập thể, là
những người hoàn toàn được thoát khỏi mọi trách nhiệm và có thể được phép làm tất cả. Kẻ
chuyên chế tàn bạo nhất cũng không bao giờ, cho dù chỉ là trong mơ, dám quyết định việc đày
biệt xứ như ủy ban đã từng quyết định. Họ đã thu nhỏ quốc hội lại, đúng ra là đã cắt xén nó, ông
Barras đã nói như vậy. Chừng nào còn được phép nói nhân danh quốc hội thì Robespierre còn là
một ông chủ quyền lực không giới hạn. Cái ngày mà kẻ độc tài kinh tởm từ bỏ họ một cách ích
kỷ thì cũng là suy tàn của nó. Sự thống trị của đám đông có nghĩa là sự thống trị của các ủy ban,
và cũng chính là là sự thống trị của người lãnh đạo ủy ban đó. Một kẻ chuyên chế tàn bạo hơn
thế người ta khó có thể tưởng tượng ra.
[2] Trên những quan điểm như vây được xác định từ trước do bởi các đòi hỏi của cử, một nghị
viên già của nước Anh đã tự đánh giá một cách rõ ràng như sau: "Trong suốt năm mươi năm tôi
có mặt ở Westminster tôi đã từng nghe hàng ngàn lời phát biểu và chỉ có một số ít trong đó đã
làm tôi thay đổi quan điểm; nhưng không có một bất cứ điều nào có ảnh hưởng đến sự biểu quyết
của tôi cả."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top