tâm lý học đại cương- daokhanhthu

Định nghĩa tâm lý người.chứng minh tâm lý người là chức năng của não

Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người:
* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế.
* Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri).
* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người.
* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
1. Tâm lý người là chức năng của bộ não
+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não.
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu:
- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
- Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể.
- Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể.
Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường. Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.

Chứng minh tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, tâm lý con người mang tính chủ thể

Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động. Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động).
+ Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.
+ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể:
- Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ:
 Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa§ trong trong đầu một người trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương.
 Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình§ ảnh tâm lý về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau:
 Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
 Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
 Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất.
 Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt.
Nguyên nhân của tính chủ thể:
 Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ.w
 Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục.w
 Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động.w
Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng.

Chứng minh tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử.

+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
+ Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người.
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống.

Cảm giác

Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

quy luật cảm giác

3. Quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác:
Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng sau tác động của cảm giác.
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).
Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 16 hec và 20.000 hec.
Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó.
Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại.
Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) → cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.
Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không thay đổi lên cơ quan cảm giác.
Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như những người mới đến.
Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp…
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.
Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú ý của khán giả, khách hàng.
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng.
e. Quy luật bù trừ của cảm giác:
Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã mất.
Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để bù trừ.
Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.

II. Tri giác
1. Khái niệm
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

Các quy luật của tri giác
3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
3.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng.
+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp
3.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó.
- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác.
- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ (phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể.
3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...
Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.
- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.
+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm phong phú của con người tạo nên.
3.5 Quy luật tổng giác
- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể.
→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du)
3.6 Ảo ảnh tri giác
- Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người.
- Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác, do ba nhóm nguyên nhân chính sau:
+ Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng ...)
+ Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác nhau)
+ Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của cảm giác ...)
→ Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn.
Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người bình thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có trong thực tế

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kinhdi