Quyết định kết hôn: Bên nhau mãi mãi hoặc không bao giờ trở lại
Không chỉ am hiểu về những vấn đề khoa học thú vị, Tim Urban quả thật có khả năng thấu hiểu con người. Hãy gác lại những bận rộn thường ngày và lắng nghe trái tim của bạn. Yêu và kết hôn, liệu Tim sẽ mổ xẻ được những gì xung quanh vấn đề này?
Trong bài viết này, tôi không chỉ cho bạn cách nào đó để bắt đầu một mối quan hệ. Một số người đã từng đi hẹn hò, rồi một cuộc hẹn hò khác, và một cuộc hẹn hò khác nữa, rồi một ngày đẹp trời nào đó họ trở thành một cặp đôi. Một số khác còn lại thì nhìn người mà mình đang hẹn hò và không biết chính xác là có phải họ đang hẹn hò hay không, cho tới khi họ đặt ra câu hỏi để xác nhận "Chúng ta đang hẹn hò thật ư?"
Nhưng nhìn chung thì sẽ có những lần hẹn hò đầu tiên diễn ra như thế này:
Và đột nhiên, bạn như bay trên mây:
Mối quan hệ mới này luôn luôn trong tâm trí bạn. Ngay cả những khi 2 người không ở cùng nhau.
Bạn thay đổi hình tượng và bỏ đi gã đàn ông thô thiển, khô khan, luộm thuộm ngày nào. Điều đó có vẻ tuyệt đấy!
Khung cảnh lãng mạn đó sẽ đưa hai bạn bay tít lên cung trăng và tâm hồn treo ngược cành cây...
Và mọi bài hát đều khiến bạn liên tưởng đến khung cảnh lãng mạn...
Điều đó sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian. Nhưng khi giai đoạn đó qua đi, bạn hãy để ý đến những thay đổi đang diễn ra. Bạn sẽ không còn cảm giác được bay lên mây nữa. Người mà bạn nghĩ là sự lựa chọn hoàn hảo cho cuộc đời mình sẽ bắt đầu làm những việc không-hề-hoàn-hảo-chút-nào. Bạn sẽ cảm thấy bực mình nhiều hơn là vui. Và bạn đang dần phát hiện ra là mình đang hẹn hò với một tên người không ra người ngợm không ra ngợm.
Đôi khi những khó chịu sẽ dần dần đi xa hơn. Cầu vồng và những con bươm bướm lãng mạn biến mất vào màn sương mù dày đặc. Mối quan hệ tưởng chừng sẽ nâng bạn lên cao giờ bỗng dưng như đang dìm bạn xuống và cho bạn một cú nốc ao.
Hầu hết những phẩm chất tiêu cực bạn đều không thể nhìn thấy khi có tình yêu bao phủ, giống như một quả lắc đồng hồ đang kéo bạn đi xuống.
Hầu hết những mối quan hệ đều dừng lại ở đây. Lúc bạn nhận ra con người thật của đối phương.
Nhưng cũng có thể, khi bạn nhìn thấy những điểm xấu của đối phương, bạn sẽ lùi lại và nhìn nhận những mặt tốt và mặt xấu. Bạn nhìn nó qua lăng kính màu hồng và cả lăng kính màu đen, bạn nhận ra ai là người mình đang thật sự hẹn hò: người ba phải, người một màu, người xinh đẹp, hay người đang trở nên thô thiển.
Ai tốt nhất?
Và ai tệ nhất?
Bạn nghĩ về những lời khuyên hay cách nhìn nhận của bạn bè.
Và sự cứng cỏi của bạn.
Sau đó bạn sẽ quyết định mình có thể chấp nhận được cái gì. Và sống cùng với nó. Tức là, sau một hồi phân tích, bạn sẽ tiếp tục hành trình "yêu".
Nhưng khi mọi thứ có vẻ trở nên ổn thì lại có những vấn đề khác nảy sinh
Bạn đang đứng giữa hai bờ vực thẳm và nó ngày càng chèn ép bạn, buộc bạn phải đưa ra quyết định: tiếp tục hay dừng lại? chia tay hay là cưới?
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, xã hội không chấp nhận một mối quan hệ kéo dài quá lâu. Đối với xã hội, một mối quan hệ chỉ đơn giản là một phép thử để đưa bạn đi đến quyết định hôn nhân. Và nếu mối quan hệ đó kéo dài qua nhiều năm mà bạn chẳng có quyết định nào cho nó, xã hội sẽ mặc định là có gì đó sai trong mối quan hệ của bạn. Và họ sẽ tạo áp lực lên các cặp đôi từ mọi khía cạnh. Bạn đã bao giờ nghe những câu nói quen thuộc này: "Quen lâu rồi sao mãi vẫn chưa thấy cưới?", "Cưới đi chứ để làm gì nữa?", "Có gì trục trặc à?"
Một số người bước qua dư luận, nhưng một số khác thì không. Hầu hết chúng ta đều tuân theo những quy luật "ngầm" của xã hội. Và càng ngày bạn càng cảm thấy áp lực để phải đưa ra quyết định.
Đã đến lúc để đưa ra một cái kết cho mối quan hệ của bạn: Chia tay hay là cưới? Bên nhau mãi mãi hoặc không bao giờ trở lại?
Chúng ta không thực sự được trang bị kĩ năng đưa ra quyết định. Chúng ta cảm thấy rất bối rối và thiếu kinh nghiệm cho việc này.
Nhưng xã hội không quan tâm. Xã hội nói rằng: Mày vẫn phải quyết định.
Điều đó dẫn đến 4 quyết định thường thấy sau:
Phương án 1) Để nửa kia quyết định
Điều dễ dàng nhất để đưa ra quyết định là không quyết định nó. Bạn đang trở nên thụ động. Giống như bạn đi trên một cái bè, trên một con sông và bạn không thể kiểm soát được mình sẽ trôi về đâu, bạn phó mặc cho lực đẩy của nước và quán tính. Bạn chỉ việc ngồi đợi một mối quan hệ xảy đến và nghe theo quyết định tùy ý của nửa kia, bất kể việc suy nghĩ xem là mối quan hệ này có thực sự phù hợp với bạn hay không.
Phương án 2) Để cho sức mạnh nội tại của bạn đánh bật nó
Đối với những người quyết tâm hơn để chủ động đưa ra quyết định. Cách dễ dàng thứ hai là để cho cảm xúc và sức mạnh nội tại của bạn để nhìn nhận nó. Con người là tập hợp của nhiều phần bản thể và tiếng nói khác nhau. Và khi đưa ra một quyết định quan trọng thì sẽ có một sự tranh cãi dữ dội diễn ra trong đầu của bạn, dựa trên các yếu tố sau:
Yêu
Mỗi cá thể đều có đặc trưng cảm xúc khác nhau. Và khi mối quan hệ của bạn đủ dài, bạn thường mất cảm giác yêu thích đối với người đó. Bạn biết toàn bộ câu chuyện của họ, cuộc sống của họ, thì sự quan tâm dành cho họ sẽ không còn nữa. Thậm chí là bạn thấy hơi kinh tởm họ nữa. Nghe có vẻ hơi nặng nề nhưng đã bao giờ bạn chán ghét một vài người vì bạn đã biết quá rõ về họ chưa? Hoặc ban đầu bạn rất thích họ, bạn bắt chuyện với họ liên hồi nhưng dần dần bạn "bơ" họ đi mà bản thân họ cũng ngơ ngác không biết lý do vì sao.
Đối với người thân và bạn bè thân thiết (cực kì thân), bạn có thể chấp nhận tất cả những tật xấu của họ. Nhưng đối với người lạ, bạn không đủ "ràng buộc" và "sức mạnh" để níu giữ mối quan hệ. Vì thế kết quả cuối cùng thường là chia tay.
Ví dụ như bạn có một đứa bạn thân, nó luôn miệng chửi bậy nhưng bạn vẫn chấp nhận nó, thế nhưng bạn gái/trai của bạn cũng luôn chửi bậy nhưng bạn lại không chấp nhận được điều này. Bạn muốn bạn gái/trai của mình phải chuẩn mực, phải nghiêm túc. Lý do là vì cảm xúc "yêu" (gọi chung là cảm xúc tình cảm) giữa hai đối tượng này khác nhau.
Quyết định kết hôn cũng dựa trên một phần cảm xúc này. Nếu mối quan hệ và tình cảm của bạn đủ mạnh mẽ, bạn sẽ vượt qua được trở ngại cảm xúc này hoặc ngược lại. Chúng ta đều có thể chia tay nhau vì những điều nhỏ nhặt nhất: Anh ấy/cô ấy bị hôi nách, hôi miệng, ki bo kẹt xỉ, ở bẩn hay quá sạch sẽ,...Nó tùy thuộc vào "kiểu cảm xúc sâu bên trong" của bạn.
Nỗi sợ hãi
Con người thường xuyên có những quyết định dựa trên nỗi sợ hãi. Và quyết định kết hôn cũng vậy. Khi một người nhìn về phía "chia tay", sẽ có những nỗi sợ sau:
Và khi nhìn về phía "kết hôn" cũng có những nỗi sợ không kém:
Những nỗi sợ khác nhau tùy thuộc vào cường độ của cảm xúc khác nhau. Và đối với những người có xu hướng sợ hãi phải điều khiển cuộc đời của họ thì kết thúc sẽ đơn giản như thế này: những nỗi sợ sẽ túm lấy bạn và dìm bạn trong đó khiến bạn đưa ra quyết định một cách khó khăn.
Cái tôi cá nhân
Cái tôi của bạn, khi bạn đưa ra quyết định, nó sẽ nhìn xuống một cái bảng tính, tùy thuộc vào giá trị bản ngã của bạn, bảng tính sẽ hiển thị lên những điều kiện lý tưởng bạn đặt ra cho người bạn đời: diện mạo, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, trí thông minh, công việc, sức khỏe, kiểu tính cách, vân vân. Hoặc cái bảng tính sẽ hiện lên những thước đo giá trị được bạn lập sẵn từ lâu, về những điều bạn hằng mong muốn về cuộc sống của mình. Cái tôi sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của bạn và đo lường trên bảng tính. Từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định của mình dựa trên nó.
Ví dụ, bạn đang quen biết anh A nào đó, anh ta có chiều cao thấp hơn bạn. Hai người chỉ là bạn bè bình thường, nhưng khi anh ta đặt vấn đề tình cảm với bạn. Bạn nhìn xuống bảng tính của mình: bảng tính viết "người yêu của mình phải cao hơn mình". Và thế là bạn sẽ quyết định "bỏ qua" anh chàng này.
Ngoài cái tôi của mình, bạn còn muốn thêm sự ngưỡng mộ, sự chú ý và cảm giác chinh phục. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến quyết định kết hôn của bạn.
Xu hướng tình dục
Xu hướng tình dục của bạn không hoàn toàn có sức ảnh hưởng lớn. Nếu bạn cho nó ăn bánh sandwich nướng mỗi ngày sau đó hỏi nó có muốn ăn buffet không thì nó cũng sẽ vui vẻ đồng ý. Nhưng tất nhiên là nó vẫn thích ăn sandwich hơn.
4 yếu tố trên, và một vài yếu tố khác nữa. Tất cả sẽ kết hợp lại và cùng đưa ra quyết định. Cũng có một số trường hợp khác, có một yếu tố có sức mạnh quá lớn chèn ép tất cả những yếu tố khác. Trong trường hợp này, rất dễ dàng để đưa ra quyết định.
Ví dụ, yếu tố "yêu" đóng vai trò quyết định, bạn yêu người đó rất nhiều và tình yêu đó có sức mạnh để bạn vượt qua tất cả các yếu tố khác như ngoại hình, gia cảnh, v.v. Hoặc nếu yếu tố khác có sức ảnh hưởng lớn hơn đối với bạn, như là nỗi sợ hãi, bạn sợ những ràng buộc khi phải kết hôn thì bạn sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định chia tay hay trì hoãn nó.
Có một chàng trai trẻ yêu một cô gái rất nhiều, nhưng khi cô ấy nhắc đến chuyện kết hôn, anh ta đã sợ phát khiếp và quyết định dừng lại mối quan hệ, chính vì lí do là anh ta sợ ràng buộc, anh ta hoàn toàn chưa nghĩ đến điều đó. Nói cách khác, anh ta chỉ muốn yêu chứ không hề có một chút mường tượng nào về việc kết hôn. Nhưng tuổi trẻ của cô gái lại có hạn, cô muốn mình yên bề gia thất. Yếu tố lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất đến quyết định của anh ta là "nỗi sợ hãi về việc ràng buộc trong cuộc sống gia đình". Và vì nó có sức ám ảnh quá lớn nên những yếu tố còn lại như yêu, cái tôi, ham muốn tình dục, không còn mảy may có ý nghĩa gì nữa.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu 4 yếu tố trên không có câu trả lời rõ ràng cho bạn. Cũng không có yếu tố nào có sức ảnh hưởng đủ để bạn không để ý đến các yếu tố khác?
Phương án 3) "Lắng nghe" ruột của bạn
Bạn đã từng nghe ruột chính là bộ não thứ hai của con người chưa? Ngoài việc để tiêu hóa thức ăn thì nó có ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thần kinh và não của bạn. Phần lớn cảm xúc của chúng ta chịu ảnh hưởng của các dây thần kinh trong ruột. Đó là lý do vì sao sức khỏe đường ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người. Ví dụ như trước kì thi căng thẳng, chúng ta thường hay bị đau bụng, đó là ảnh hưởng của stress tác động đến ruột và gây rối loạn.
Khi bạn không đưa ra được quyết định đúng đắn, hãy để ruột của bạn "quyết định".
Ruột của bạn dựa vào trực giác và hỏi một câu hỏi đơn giản:
Khi đó, ruột của bạn chỉ đưa ra 2 sự lựa chọn cho đơn giản cho câu trả lời: có hoặc không. Đối với nhiều người, điều này có thể phát huy hiệu quả. Ruột của bạn sẽ đưa ra quyết định một cách cảm tính và bình tĩnh, không phụ thuộc vào bất kì khái niệm lý trí nào.
Nhưng trong một số trường hợp, người ta vẫn không thể quyết định được mặc dù vận dụng tất cả các phương án, sự lựa chọn cuối cùng của họ là dựa vào lý trí - "quyết định của não".
Phương án 4) Nhận ra nó trong não của bạn
Vỏ não trước trán đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành não bộ. Nó phân loại thông tin chạy qua não và tạo nên những phán đoán, sau đó đưa ra kết quả. Và đến khi quyết định một việc nào đó, não bộ sẽ làm điều mà nó luôn làm khi đứng giữa hai ngã rẽ - đó là phân tích và tính toán để đưa ra quyết định tối ưu nhất.
Quyết định kết hôn là quyết định mang tính chắc chắn, dựa trên sự chắc chắn. Nếu không nắm chắc phần thắng, não bộ sẽ không đưa ra quyết định.
Nếu bạn là người lý trí điển hình. Khi đưa ra quyết định, bạn cố gắng để không phải là mình. Tức là bạn cố lái nó theo hướng mà có thể thực lòng bạn không muốn, nhưng theo lý trí, điều đó đúng.
Khi bạn nhìn về phía "kết hôn", có thể bạn sẽ tưởng tượng ra viễn cảnh này: đó là một ngôi nhà. (Người ta vẫn thường có câu "ngôi nhà và những đứa trẻ" trong những bài hát)
Đó là ngôi nhà trong trí tưởng tượng của bạn, nơi mà bạn tận hưởng cuộc sống cùng với người bạn đời của mình, với những dự cảm tươi đẹp. Thế nhưng, ngôi nhà ấy cũng là một ẩn số. Bởi vì bạn chưa biết rõ ràng là trong vai trò một người chồng/vợ, người bạn đời của bạn sẽ như thế nào cả. Bạn không chắc cũng như không hề có bằng chứng nào chứng minh cho việc họ sẽ trở thành người chồng/vợ lý tưởng như ý bạn muốn.
Rồi bạn lại nhìn sang phía "chia tay". Bạn nhìn thấy một con đường nhỏ, và một cặp đôi đang đi trên đó.
Con đường đó sẽ đóng lại nếu bạn cắt đứt mối quan hệ của mình.
Vậy, thực chất kết hôn là một quá trình như thế nào? Có thể cuộc sống của bạn trên con đường kia sẽ thú vị hơn nhiều cuộc sống trong căn nhà nhỏ, và cũng có thể người bạn đời của bạn sẽ hạnh phúc hơn ở một nơi khác. Hay là bạn nhìn lại và nhận ra là mình đang tạo nên một sai lầm lớn nhất đời? Bạn không có một chút hiểu biết gì về phần cuộc sống tiếp theo mà bạn sẽ trải qua, không hề có một điều gì chắc chắn cả, giống như một canh bạc vậy.
Do vậy, một lần nữa bạn quan sát lại mối quan hệ hiện tại mà bạn đang có, nhìn nhận lại nó. Bạn lập một biểu đồ về những gì bạn thích và không thích trong mối quan hệ này, như sau:
Trông có vẻ hơi rắc rối một chút. Mỗi mối quan hệ luôn luôn có mặt tốt và mặt xấu, giống như trong biểu đồ này với 4 vùng: xanh dương, xanh lá, vàng và đỏ.
Và dù có hay không có kinh nghiệm nhiều trong việc yêu đương và kết hôn, bạn không có cách nào để đo lường và tính toán được biểu đồ của bạn sẽ như thế nào. Bạn so sánh với bạn bè của mình nhưng vẫn không thể biết được vì biểu đồ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau và bạn cũng không thể biết thực sự bên trong nó đang diễn ra những gì. Có những người bề ngoài thì trông rất hạnh phúc, rất xứng đôi vừa lứa nhưng bên trong có thể họ đã phải thỏa hiệp rất nhiều để có được mối quan hệ ấy. Giữa những điều họ muốn, và những điều họ không muốn nhưng cố gắng lờ đi.
Tóm lại là, bạn có rất ít sự chắc chắn trong mối quan hệ của mình.
Và đến thời điểm này, bạn đang rất rối rắm để có thể đưa ra quyết định. Bạn cố nhắc nhở mình là mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi, ai cũng thế mà, có ai sống hạnh phúc trọn vẹn đâu cơ chứ, chúng ta đều phải chấp nhận nhau mà sống cả thôi. Nhưng sau đó bạn nhận ra là sẽ thật khủng khiếp nếu bạn chọn nhầm người bạn đời. Trong cả hai trường hợp, vùng màu xanh lá và màu đỏ sẽ đưa đến cho bạn nhiều hơn lý do để có một quyết định đúng đắn. Tương tự như vậy, màu xanh dương và màu vàng cũng sẽ đưa đến cho bạn quyết định chia tay.
Biểu đồ và 4 vùng của nó ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của bạn. Bạn lo lắng về bất cứ điều gì liên quan đến việc đưa ra một cái kết.
Khi không có khả năng đưa ra một kết thúc đáng tin cậy, con người trở thành một kiểu người, gọi là người "tê liệt tiền hôn nhân". Một người "tê liệt tiền hôn nhân" có 3 kiểu:
1) Người trì hoãn: Kiểu người này trì hoãn mọi quyết định cho đến khi họ chết, người yêu của họ chết, hoặc là người đó chủ động chia tay với họ.
2) Bật lại xung quanh và chống lại một trong những sức mạnh nội tại trong bạn. Có thể nếu bạn chờ thêm chút nữa, sự sợ hãi khi nghĩ đến lúc 36 tuổi vẫn còn cô đơn có thể chống chọi lại với những suy nghĩ nội tại của bạn.
3) Làm một phép thử để biết rằng nó thực sự có kết quả.
Giả sử bạn không thuộc 2 kiểu người trên, thì bạn sẽ thuộc kiểu thứ 3, kiểu làm một phép thử để kiểm nghiệm hiệu quả. Việc này cũng khá quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên đi đến những quyết định dựa vào phép thử, nhưng bản thân phép thử đó lại chẳng nói lên được điều gì cả. Ví dụ:
Một phép thử khớp hoặc không khớp đều là phép thử tệ
Kiểu như là, "nếu tôi vẫn còn trăn trở với quyết định có kết hôn hay không trong vòng 3 năm, đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này có lẽ không đúng với tôi", hoặc "Tôi chắc chắn là nếu chúng tôi đi cùng nhau trong một khoảng thời gian đủ dài, chúng tôi sẽ dễ dàng quyết định được việc đó", hoặc "nếu tôi vẫn muốn ngủ với người khác, có lẽ tôi không thật sự yêu cô ấy".
Những phép thử như trên khiến cho những người do dự với quyết định kết hôn trong thời gian dài sẽ đi đến chấm dứt mối quan hệ của mình (điều này hơi vô lý), hoặc những người bên nhau trong thời gian dài sẽ đi đến hôn nhân (chắc gì yêu lâu là yêu đúng người?), và không có ai đang yêu đương đàng hoàng mà muốn ngủ với người khác cả (tình yêu phải có tình dục nhưng tình dục chưa chắc đã là tình yêu).
Mọi người đưa ra những phép thử để kiểm tra mối quan hệ của mình. Nhưng rất tiếc là dù phép thử có đúng hay không đúng thì nó vẫn không nói lên được điều gì về mối quan hệ của bạn cả.
Phép thử luôn đưa ra câu trả lời "Chúng ta phải sớm kết hôn thôi" cũng là một phép thử tệ.
Kiểu như: "Khi tôi mô tả bạn sẽ đứng trên một cái bàn thờ với ai đó, đó là một suy nghĩ khủng khiếp - nhưng tưởng tượng đó đúng khi bạn quyết định cưới một ai đó". Hoặc "khi tôi chia tay cô ấy ngày này tháng trước, tôi nhớ cô ấy đến mức không thể chịu được - và nó nói lên là tôi cần phải làm gì". Hoặc "tôi quan tâm đến họ hơn bất cứ điều gì và tôi luôn muốn điều tốt đẹp nhất đến với họ, đó là lý do vì sao tôi biết là mình muốn ở bên họ".
Tất cả những phép thử trên nói lên bạn là người A) muốn chiếm hữu, B) cảm thấy gắn kết, C) yêu. Trong hầu hết các mối quan hệ, dù tốt hay xấu, con người đều thuộc 3 kiểu người trên. Điều duy nhất bạn có thể thực sự đúc kết được qua phép thử này là bạn thuộc kiểu người nào trong mối quan hệ của mình.
Phép thử luôn đưa ra câu trả lời "Chúng ta phải chia tay sớm thôi" cũng là một phép thử tệ.
Nghe đến đây có vẻ bạn đã hơi tẩu hỏa nhập ma rồi nhưng khoan nào, hãy để tôi phân tích.
Có rất nhiều kiểu câu hỏi cho phép thử này: "Đây có phải là người phù hợp với tôi hay không?" Hoặc "người này có phải là người tốt nhất dành cho tôi?"
Không, sự thực là không có ai phù hợp với bạn. Điều này chưa từng xảy ra với giống loài của chúng ta - loài người. Có ít nhất vài trăm triệu người trên thế giới thích hợp với bạn. Nhưng chỉ có một người dành cho bạn. Cơ hội mà bạn đứng trong một mét vuông mà tìm thấy người thích hợp với mình là rất nhỏ. Cho nên phép thử này đang đánh lừa bạn, để bạn đi tìm một người khác - một người duy nhất dành-cho-bạn.
Chúng ta vật lộn với việc đưa ra quyết định và chỉ ước rằng là có ai đó chỉ đường dẫn lối cho mình. Và những phép thử trên có vẻ như là đấng cứu thế cứu bạn ra khỏi hội chứng "tê liệt tiền hôn nhân", nhưng thực sự là nó không giúp gì được cho bạn.
Phương pháp tốt cho những người đau đầu với chuyện kết hôn
Tất nhiên tôi không phải là chuyên gia trong vấn đề này và tôi cũng chưa kết hôn, nhưng tôi đã đọc rất nhiều về nó. Tôi từng chứng kiến nhiều bạn bè mình đưa ra quyết định và trò chuyện với họ về những gì đang diễn ra. Và tôi nghĩ nếu chúng ta có những giác quan thông thường, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra những gì mình đang mong đợi trong tình huống này. Và hãy thử xem sao.
Theo tôi, phương pháp tốt nhất dành cho bạn sẽ trải qua 2 bước sau:
Bước 1) Nhận ra "tiếng nói" của ruột bằng cách nghĩ về những trải nghiệm
"Tiếng nói của ruột" là có thật, nó tồn tại như một đứa trẻ trong bạn.
Ruột vẽ nên trí thông minh của nó từ một vùng bí ẩn mà vỏ não trước trán không thể hiểu được. Vì vậy, não sẽ nghi ngờ kết luận của ruột.
Những người chịu sự ảnh hưởng của ruột có kinh nghiệm tốt trong việc giao tiếp với ruột của mình về những quyết định quan trọng mà những người chịu ảnh hưởng của não thì lại không. Câu mà ruột thường hay hỏi là " Mình làm thế này có đúng không nhỉ?" Vì vậy chúng ta cần dùng những kinh nghiệm để cách ly giọng nói của ruột giữa những tạp âm trong đầu. Luyện tập như thể là chỉ mình bạn biết được điều này. Để ruột tiết lộ xem là nó thực sự muốn gì, chúng ta cần một phép thử như sau.
Ví dụ: Bạn tưởng tượng rằng mình được mai mối bởi một bà mối và bà ta đưa cho bạn một phong thư, trong đó có ghi tên chồng tương lai của bạn. Bạn mở bì thư ra và trong đó là tên người bạn đời của bạn. Trong giây phút đó có thể ruột của bạn sẽ nhảy ra ngoài và nói: Ôi trời ơi!. Hoặc có thể là chút thở phào nào đó. Nếu cả hai điều đó xảy ra, đó là tin tốt cho bạn.
Nói cách khác, trong thời khắc quan trọng, ruột của bạn sẽ cho biết lương tâm của bạn, rằng bạn thực sự muốn cái gì, chứ không có chút liên hệ nào đến não hay lí trí hay những thứ lý thuyết sáo rỗng nào đó.
Một số suy nghĩ thử nghiệm sẽ giúp chúng ta lắng nghe những gì ruột đang nói.
Nếu những bài tập về suy nghĩ này là đòn bẩy cho mối quan hệ, điều đó cho thấy một tín hiệu tốt đầy hứa hẹn.
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Bước 2) Nhận ra những thỏa hiệp của bạn là gì
Hãy quay trở lại biểu đồ lúc nãy:
Như chúng ta đã thiết lập trước đó, biểu đồ này không cung cấp một cái nhìn sâu hơn về việc quyết định dừng hay đi tiếp mối quan hệ. Bởi vì hầu hết các mối quan hệ, dù tốt hay xấu, dù lành mạnh hay độc hại đều dựa trên nguyên tắc của biểu đồ này. Cuối cùng, nó sẽ tạo nên những cặp đôi hạnh phúc và một số thì không. Tại sao lại có sự khác biệt này?
Lý do là từ những thỏa thuận.
Mặc dù biểu đồ có nhiều, rất nhiều chúng ta muốn từ một mối quan hệ, nhưng hạnh phúc của của bạn chỉ phụ thuộc vào một phần ít trong số chúng.
Biểu đồ mối quan hệ của chúng ta giống như một bài toán đố hạnh phúc. Và những chi tiết trong vùng màu xanh và màu vàng là những mẫu gợi ý. Câu hỏi bạn không nên hỏi biểu đồ của mình là: "Có phải nó là một biểu đồ hoàn hảo cho tôi?" hay "Tôi sẽ hạnh phúc với biểu đồ này chứ?" Câu hỏi mà bạn nên hỏi là:" Tôi phải làm gì với những phần trong biểu đồ này để tôi và người bạn đời của tôi hạnh phúc?"
Nếu bạn là người giỏi giải đố, cộng một chút thỏa hiệp, cộng một chút chính chắn, bạn sẽ giải được bài toán khó này.
Trừ khi biểu đồ của bạn thiếu những thỏa thuận.
Những thỏa thuận của bạn là những điều mà, nếu nó không thuộc về một phần nào đó trong mối quan hệ của bạn, thì nó sẽ đảm bảo là bạn không được hạnh phúc. Đó là những điều mà không phải chỉ cần chăm chỉ hay thương lượng hay cẩn thận là bạn có thể sửa chữa được nó.
Một thỏa thuận thường được bắt đầu với những format sau:
Tôi sẽ không hạnh phúc với ai đó nếu người đó là/không là ____ .
Tôi sẽ không hạnh phúc với ai đó nếu người đó làm/ không làm ____ .
Tôi sẽ không hạnh phúc với ai đó nếu người đó có giá trị/ không có giá trị về ____ .
Tôi sẽ không hạnh phúc với ai đó nếu người đó đối xử/ không đối xử với tôi ____ .
Tôi sẽ không hạnh phúc với ai đó nếu người đó tin tưởng/ không tin tưởng ____ .
Hoặc có thể là:
Nhìn chung là, tôi sẽ ở cùng với người mà/ không ở cùng với người mà ___ .
Hầu hết các thỏa thuận đều mang tính khái quát, ví dụ: Tôi có thể sẽ yêu một người cự tuyệt mình, nhưng tôi sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc với người đó. Hoặc "tôi sẽ không bao giờ yêu người mà không coi trọng mình". Hoặc "tôi sẽ không yêu người mà không có chí tiến thủ học hành". Hay những điều rõ ràng như là "Tôi sẽ không thể hạnh phúc với người không muốn sinh con".
Những thỏa thuận cũng mang tính đặc trưng tự nhiên trong một số trường hợp - ví dụ bạn rất thích chó, và điều đó ngăn trở hạnh phúc của bạn nếu người bạn đời của bạn không thích nuôi chó. Tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra.
Những thỏa thuận này không phải là những điều bạn muốn, mà là những điều bạn cần. Những điều bạn muốn là quan trọng, nhưng bạn nên nhớ rằng, người duy nhất bạn có thể thỏa thuận được là người đã vượt qua bài kiểm tra của ruột (tức là đã qua được bước 1 của phương án)
Biết được những thỏa thuận của bạn sẽ giúp bạn biết được mối quan hệ của mình có đúng hay không ngay từ khi bắt đầu, hoặc là qua một khoảng thời gian tìm hiểu. Những thỏa thuận không chỉ giúp những người đang trong một mối quan hệ đưa ra quyết định nên tiếp tục hay dừng lại mà còn giúp những người độc thân nhận ra được những điều mình không thể chấp nhận được trong mối quan hệ.
Và đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói với bạn. Trước khi đưa ra quyết định, bạn cần phải trải qua 2 bước như trên, nếu người bạn đời của bạn vượt qua, hãy tiến hành hôn lễ thôi. Còn nếu không, hãy dừng lại. Quyết định chia tay hay là cưới đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều rồi. Đương nhiên chẳng ai muốn kết thúc một mối quan hệ cả, nhưng nếu vì nó mà bạn có một cái kết không hạnh phúc về sau, bạn có chấp nhận nó không?
Nhưng các bạn biết đấy, một mối quan hệ không hoàn toàn đơn giản như vậy. Nó có nhiều chiều hướng rất phức tạp. Và việc lựa chọn dứt khoát không hề là điều dễ dàng.
Mặc dù bạn trải qua một quá trình kiểm tra và phân tích đúng, bước 1 và bước 2 sẽ diễn ra đầy khó khăn. Đào sâu vào lương tâm của bạn và nhận ra những thỏa hiệp không phải là điều dễ dàng với những người thuần lý trí và thiên về não.
Nhưng ít nhất là trong hệ thống này, đó là những gì mà chúng ta cần và có thể mang theo chúng để kiểm nghiệm lại mối quan hệ của bạn.
Cuối cùng, ai cũng sẽ phải đối mặt với thời kì "tê liệt tiền hôn nhân", chúc bạn có những quyết định đúng đắn để sau này không có bất kỳ sự hối hận nào bủa vây lấy bạn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top