Tâm lý hiển thị

Có nhiều học viên trong chúng ta, vì tu luyện ở nơi người thường, nên có nhiều tâm chưa vứt bỏ; có nhiều tâm đã trở thành 'tự nhiên' rồi, bản thân họ không nhận ra được nữa. Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị. Bình thường thì vì danh [tiếng] cho bản thân, vì để được lợi hơn một chút, [mà] phô diễn, [mà] hiển thị: 'Tôi có khả năng, là người mạnh hơn'. Chúng ta cũng có tình huống này: luyện có phần hơn, thiên mục xem có phần rõ hơn, động tác trông đẹp mắt hơn; cũng có hiển thị trong đó.

Có người nói: 'Tôi đã nghe thấy Sư phụ Lý Hồng Chí nói điều nào đó'; mọi người liền tụm lại nghe; người ấy ở đó giảng nói, dùng lý giải của bản thân để thêm thắt lưu truyền những tin đồn. Mục đích làm gì vậy? Cũng là để hiển thị bản thân. Còn có người lưu truyền những tin đồn như vậy, người nọ truyền người kia, ở đó giảng nói mà lấy làm thích thú lắm, như thể là họ linh thông những tin đồn ấy lắm. [Như thể là] chúng ta có rất nhiều học viên không hiểu rõ như họ, người khác không biết nhiều như họ; họ đã thành 'tự nhiên' rồi, có thể không tự nhận ra được nữa. Trong tiềm ý thức, họ đã có tâm lý hiển thị ấy; nếu không thì truyền những tin đồn kia để làm gì? Còn có người truyền rằng Sư phụ đến một lúc nào đó sẽ 'hồi sơn'. Tôi không phải từ núi đến, hỏi tôi hồi về núi nào đây? Còn có người nói rằng Sư phụ vào ngày hôm ấy đã giảng những điều gì đó cho ai, rằng tôi đối xử đặc biệt với ai như thế nào đó. Truyền những thứ ấy hỏi có gì tốt? Chẳng có điểm gì tốt ở đó cả; mà trái lại chúng tôi thấy được một loại tâm chấp trước, một loại tâm lý hiển thị.

Còn có người tìm tôi xin chữ ký; mục đích là gì? Cũng là cách thức của người thường: xin chữ ký, lưu kỷ niệm. Chư vị nếu không [thực] tu, thì tôi cho chư vị chữ ký cũng không có tác dụng gì. [Trong] sách của tôi chữ nào cũng là hình tượng của tôi và Pháp Luân, mỗi câu đều do tôi giảng; chư vị còn cần chữ ký nào nữa đây? Có người nghĩ: 'Có chữ ký rồi, tín tức của Sư phụ sẽ bảo hộ mình'. [Họ] vẫn giảng về tín tức; chúng tôi không giảng tín tức. Cuốn sách này vốn đã không thể dùng giá trị mà đo lường. Chư vị còn cầu gì nữa đây? Chúng đều là những điều phản ánh từ cái tâm ấy. Còn có người quan sát những học viên thân cận tôi, quan sát lời nói cử chỉ của những vị ấy xong, liền theo [đó] mà học; điều tốt hay xấu họ không có [phân biệt] rõ. Kỳ thực bất kể chúng tôi [đối xử] với ai thế nào đi nữa, cũng chỉ có một Pháp này; chỉ cần tuân theo Pháp này mà làm, đó mới là tiêu chuẩn chân chính. Những người thân cận bên tôi không hề được đối xử đặc biệt gì, cũng như mọi người thôi; họ chỉ là những nhân viên công tác của Hội Nghiên Cứu; [chư vị] chớ khởi cái tâm ấy. Thông thường khi chúng ta dấy khởi cái tâm ấy, [thì] chư vị vô ý đã khởi tác dụng phá hoại Đại Pháp. Những điều [đồn đại] giật gân mà chư vị tạo ra, thậm chí có thể làm nảy sinh mâu thuẫn, và thường gây tâm chấp trước cho học viên, cũng mong đến gần Sư phụ để nghe được thêm đôi chút, v.v.; những sự việc như thế đó không phải đều là vấn đề này hay sao?

Tâm lý hiển thị này còn dễ dẫn đến điều gì? Thời gian truyền công của tôi đã hai năm rồi; trong những học viên lâu năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, có một số người có thể khai công rất nhanh; có một lớp người sẽ tiến nhập vào trạng thái tiệm ngộ, đột nhiên tiến nhập vào tiệm ngộ. Tại sao lúc này họ không xuất những công năng ấy? Là vì tôi lập tức đẩy chư vị lên đến cao như thế, các tâm người thường của chư vị [vẫn] chưa bỏ đi thì không thể được. Tất nhiên tâm tính của chư vị đã nâng lên rất cao, nhưng vẫn còn nhiều tâm chấp trước chưa từ bỏ, do đó không thể để chư vị xuất ra những công năng ấy được. Khi mà chư vị vượt qua được giai đoạn ấy, sau khi ổn định lại, [thì] lập tức đẩy chư vị lên đến trạng thái tiệm ngộ. Trong trạng thái tiệm ngộ này, thiên mục của chư vị sẽ khai mở ở rất cao, chư vị sẽ xuất rất nhiều công năng. Ở đây tôi nói với mọi người rằng, khi tu luyện chân chính, thì vừa bắt đầu vào là đã xuất hiện rất nhiều công năng; chư vị đã tiến nhập đến tầng cao như thế rồi, do đó công năng rất nhiều. Gần đây chúng ta có nhiều người có thể đã xuất hiện trạng thái này. Còn có một số người, họ tu không cao, những thứ họ mang trên thân và lực nhẫn nại của bản thân họ kết hợp lại là cố định; do đó có một số người [ngay] tại tầng rất thấp [đã] khai công khai ngộ rồi; ngộ triệt để; sẽ xuất hiện những người như thế.

Tôi giảng rõ vấn đề này cho chư vị, chính là để nói với chư vị rằng, nếu mà những người như thế xuất hiện, chư vị nhất định không thể coi họ như những Giác Giả xuất sắc. Trong tu luyện đây là một vấn đề rất nghiêm túc; chỉ có tuân theo Đại Pháp này mà hành động mới là đúng. Chư vị không được [phép vì] thấy người ta [có] công năng, thần thông, nhìn thấy một số điều, rồi sau đó theo người ta, nghe theo người ta. Chư vị rồi sẽ làm hại họ, họ sẽ sinh tâm hoan hỷ, cuối cùng những gì mà họ có sẽ bị mất hết, đóng lại hết; rốt cuộc [họ] sẽ bị rớt xuống. [Người] đã khai công cũng [có thể] bị rớt; người đã khai ngộ rồi nếu giữ [mình] không vững cũng sẽ rớt xuống. Ông Phật kia nếu không giữ được tốt cũng rớt xuống, huống là chư vị vốn là người luyện công ở trong người thường! Do vậy bất kể là đã xuất được bao nhiêu công năng, công năng lớn đến mấy, thần thông hiển được lớn đến mấy, thì chư vị nhất định phải giữ cho vững. Gần đây chúng tôi có người đang ngồi ở kia liền [biến] mất, sau một lúc lại xuất hiện; những thần thông lớn hơn cũng đều sẽ xuất hiện. Trong tương lai chư vị cần làm thế nào? Là học viên và đệ tử của chúng tôi, tương lai sự việc ấy nếu chư vị xuất ra cũng vậy, người khác xuất ra cũng vậy, chư vị không được sùng bái họ và đi cầu những thứ ấy. Hễ tâm chư vị biến đổi, thì lập tức là hết rồi, chư vị đã rớt xuống rồi; có khi chư vị còn cao hơn họ, chỉ là chưa xuất thần thông thôi. Ít nhất thì về vấn đề này chư vị đã bị rớt rồi; do đó mọi người nhất định phải chú ý vấn đề này. Chúng tôi xếp chuyện này vào vị trí rất trọng yếu; bởi vì sẽ xuất hiện sự việc này rất nhanh; hễ xuất hiện, chư vị mà không giữ mình được vững thì không được.

Người tu luyện đã xuất hiện công, đã khai công, hoặc thật sự đã khai ngộ, cũng không thể tự coi mình là thế này thế nọ được; những điều mà họ thấy, là những điều thấy được tại tầng của họ. Bởi vì tu luyện đã đến bước ấy, cũng là ngộ tính của họ đã đạt đến bước ấy, tiêu chuẩn tâm tính của họ đạt đến bước ấy, trí huệ của họ cũng là đạt đến bước ấy. Do đó [đối với] những điều ở tầng cao hơn, họ có thể không tin. Chính là vì họ không tin, nên mới tạo thành việc là họ cho rằng những gì bản thân mình nhìn thấy là tuyệt đối [đúng đắn], cho rằng chính là như thế. Nhưng nó còn sai khác nhiều, bởi vì tầng của họ chỉ ở đó thôi.

Có một số bộ phận [học viên] cần khai công ở trong tầng ấy; có tu cao lên nữa cũng không tu lên được, do đó chỉ có thể khai công khai ngộ tại tầng đó thôi. Những người tu luyện xuất lai sau này của chúng ta, sẽ có [người] khai ngộ tại tiểu đạo thế gian, có [người] khai ngộ tại các tầng khác nhau, [và] có [người] khai ngộ tại đắc chính quả. Khai ngộ tại đắc chính quả mới là tối cao, tại các tầng khác nhau đều có thể nhìn thấy và cũng có thể hiển hiện xuất lai. Ngay [những người] tại tầng thấp nhất tiểu đạo thế gian khai công khai ngộ, cũng có thể thấy được một số không gian, một số Giác Giả, cũng có thể câu thông với họ. Lúc ấy chư vị không nên cảm thấy tự hài lòng quá, [vì] theo tiểu đạo thể gian, tại tầng thấp mà khai công thì không đắc được chính quả; điều này là khẳng định. Vậy cần làm sao? Họ chỉ có thể bảo trì ở trong tầng ấy; sau này [đối với] tu luyện lên tầng cao hơn, [thì] đó là chuyện về sau. Đã tu cao đến đó mà không khai công thì để làm gì? Dẫu rằng chư vị cứ tu hướng lên trên như thế này, nhưng tu không lên được; do đó mới khai công, [vì] đã tu đến đầu đỉnh rồi; sẽ xuất hiện rất nhiều người như vậy. Bất kể là xuất hiện tình huống gì, [chư vị] nhất định phải giữ vững tâm tính; chỉ có tuân theo Đại Pháp mà thực thi mới là thật sự đúng đắn. Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề. Lúc ấy chư vị có thể thật sự gặp rắc rối, tu lại như không; xử lý không tốt sẽ bị rớt xuống, tu đã về không rồi.

Tôi còn nói với chư vị rằng: nội dung cuốn sách này là bài giảng Pháp tại một số lớp hợp lại. Đều là [điều] mà tôi giảng, từng câu đều là tôi giảng ra, đều là từ băng thâu âm lấy từng chữ từng chữ mà ra, lấy từng chữ từng chữ sao chép ra, đều là do các đệ tử, học viên của tôi đã giúp tôi sao lục lại, sau đó tôi chỉnh lý từng lượt từng lượt. Đều là Pháp của tôi, những điều tôi giảng chính là Pháp này.Bài giảng thứ bẩy

Vấn đề sát sinh

Vấn đề sát sinh rất mẫn cảm; đối với người luyện công mà nói, yêu cầu của chúng tôi rất nghiêm khắc: người luyện công không được sát sinh. Bất kể là Phật gia, Đạo gia, Kỳ Môn công pháp, cũng bất kể là môn nào phái nào, chỉ cần là tu luyện chính Pháp, thì đều coi [vấn đề] này rất tuyệt đối; đều không được sát sinh; điểm này là khẳng định. Bởi vì vấn đề xuất hiện sau khi sát sinh là quá to lớn, [nên] chúng tôi cần nói kỹ lưỡng cho mọi người. 'Sát sinh', trong Phật giáo nguyên thuỷ, là chủ yếu nói về 'giết người', đó là nghiêm trọng nhất. Về sau này, [giết] những sinh mệnh lớn, súc vật lớn hoặc những sinh mệnh có phần tương đối lớn, đều được xem là rất quan trọng. Vì sao giới tu luyện luôn luôn coi vấn đề 'sát sinh' là nghiêm trọng đến như thế? Quá khứ trong Phật giáo có thuyết rằng, những [sinh mệnh] lẽ ra không phải chết nhưng bị giết chết, sẽ thành cô hồn dã quỷ. Quá khứ giảng 'siêu độ', chính là chỉ về bộ phận những người này. Không cấp siêu độ [cho họ], thì những sinh mệnh ấy sẽ không ăn không uống, [sống] trong một hoàn cảnh rất cực khổ; đó là điều trước đây giảng trong Phật giáo.

Chúng tôi [đã] giảng, khi một cá nhân làm một điều gì xấu nhắm vào một cá nhân khác, thì họ phải cấp cho người ta khá nhiều đức để bồi thường; ấy là chúng tôi chỉ những điều thông thường như chiếm hữu thứ gì đó của người khác. Nhưng nếu bất ngờ làm kết thúc một sinh mệnh-động vật cũng vậy, [hay] sinh vật khác cũng vậy-thì nó sẽ tạo thành một nghiệp lực khá to lớn. 'Sát sinh' trong quá khứ chủ yếu nói về giết người; nghiệp tạo thành khá lớn. Tuy nhiên giết thể sinh mệnh bình thường khác cũng không phải là nhẹ; [cũng] trực tiếp sản sinh ra nghiệp lực rất lớn. Đặc biệt là người tu luyện, trong quá trình tu luyện, tại các tầng khác nhau [đã] thiết lập cho chư vị một chút nạn; đó đều là nghiệp lực của bản thân chư vị, là nạn của bản thân chư vị; giúp chư vị bày xếp tại các tầng khác nhau để chư vị đề cao. Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua được. Nhưng nếu đột nhiên thêm nghiệp lực lớn như thế lên đó, thì chư vị vượt qua sao đây? Dựa vào tâm tính của chư vị, chư vị hoàn toàn không có cách vượt qua; nên có thể làm chư vị hoàn toàn không thể tu luyện được nữa.

Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những 'cá nhân ấy' đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy. Khía cạnh này động chạm đến một vấn đề: nếu như một thể sinh mệnh (các thể sinh mệnh của các động vật lớn cũng thế), mà đột nhiên bị chết, nhưng cá nhân ấy ở các không gian khác đều chưa hề đi hết tiến trình sinh mệnh đã được đặc định từ đầu, vẫn còn có rất nhiều năm cần phải sống. Như vậy cá nhân bị chết ấy sẽ rơi vào hoàn cảnh không nơi tá túc, [phải] phiêu đãng trong không gian vũ trụ. Quá khứ có giảng cô hồn dã quỷ, không ăn không uống, rất khổ; cũng có thể là như vậy. Tuy nhiên chúng tôi thật sự nhìn thấy rằng cá nhân ấy [sống] trong một hoàn cảnh rất đáng sợ: chính là họ phải liên tục đợi mãi, đợi cho đến khi tất cả những cá nhân ở các không gian khác đi hết tiến trình sinh mệnh, thì mới có thể tìm được nơi tá túc cho mình. Thời gian càng lâu, thì cá nhân ấy chịu khổ càng nhiều. Cái khổ mà cá nhân ấy chịu càng nhiều, thì nghiệp lực do thống khổ của cá nhân ấy tạo thành cũng liên tục cấp thêm lên thân của kẻ sát sinh; chư vị nghĩ xem chư vị sẽ tăng thêm biết bao nhiêu nghiệp lực? Chúng tôi thông qua công năng mà nhìn thấy được như thế.

Chúng tôi còn thấy một tình huống: vào lúc một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một không gian đặc định đều có hình thức tồn tại của một đời của cá nhân ấy; nghĩa là, sinh mệnh của cá nhân này [khi] đến một [lúc] nào đó, [sẽ] cần phải làm gì đó, thì ở đấy đã có hết rồi. Hỏi ai an bài một đời cho cá nhân ấy? Quá hiển nhiên, chính là một sinh mệnh cao cấp hơn đã làm điều này. Nói thí dụ, chúng ta ở trong xã hội người thường, sau khi họ sinh ra, họ sẽ thuộc về gia đình ấy, thuộc về trường học ấy, lớn lên sẽ thuộc về đơn vị [công tác] ấy, thông qua công tác của mình và xã hội sẽ có được những liên hệ về rất nhiều phương diện; tức là bố cục của chỉnh thể xã hội đều được bố trí như thế cả. Tuy nhiên vì sinh mệnh này đột nhiên chết đi, không còn theo sự an bài đặc định từ ban đầu, mà xảy ra thay đổi. Như vậy [đối với] người mà đã làm loạn ấy, thì sinh mệnh cao cấp kia không tha thứ cho họ được. Mọi người thử nghĩ xem, làm người luyện công, chúng ta muốn tu luyện lên trên cao tầng, nhưng các sinh mệnh trên cao tầng cũng không tha thứ, vậy chư vị còn có thể tu luyện được không? Có những sư phụ không cao tầng bằng sinh mệnh cao cấp vốn đã an bài sự tình ấy, do đó sư phụ của họ cũng gặp tai hoạ, cũng bị đánh hạ xuống. Mọi người thử nghĩ xem, đó có còn là một vấn đề bình thường không? Do đó một khi làm điều [sát sinh] này thì sẽ rất khó tu luyện.

Trong các học viên Pháp Luân Đại Pháp, có thể có những người đã tham gia chiến đấu trong những niên đại chiến tranh. Chiến tranh ấy là trạng thái do toàn bộ đại biến hoá của thiên tượng đưa đến; chư vị bất quá chỉ là một phần tử trong trạng thái như thế. Biến hoá của thiên tượng mà ở [xã hội] bên dưới nếu không có người [hành] động [theo], thì cũng không thể đưa đến trạng thái như thế ở xã hội người thường, và cũng không gọi là biến hoá của thiên tượng được. Những sự tình như thế là tuỳ thuận theo đại biến hoá mà biến hoá, những việc ấy không thể hoàn toàn tính là do bản thân chư vị được. Chúng tôi giảng ở đây là những việc làm xấu vì những mưu đồ cho cá nhân, hoặc để thoả mãn lợi ích cá nhân, hoặc vì những điều gì của bản thân bị ảnh hưởng mà mang đến nghiệp lực. Còn phàm đã liên quan đến toàn bộ đại biến hoá của không gian, biến hoá trên hình thế rộng lớn ngoài xã hội, thì đều không thuộc về vấn đề của chư vị.

Sát sinh sẽ tạo thành nghiệp lực rất lớn. Có người nghĩ: 'Không được sát sinh, vậy tôi làm cơm ở nhà, nếu tôi không sát sinh, thì người nhà tôi ăn gì?' Tôi không quan tâm đến vấn đề cụ thể ấy; tôi giảng Pháp cho người luyện công, chứ không phải giảng một cách tuỳ tiện cho người thường cần sống như thế nào. Vấn đề cụ thể nên thực hiện ra sao, cần phải dùng Đại Pháp mà cân nhắc; chư vị hiểu được làm thế nào là tốt, thì chư vị làm như thế. Người thường muốn làm gì thì họ làm nấy; đó là những chuyện nơi người thường; ai ai cũng đều chân tu là điều không thể. Nhưng đã là người luyện công, thì cần phải [dùng] tiêu chuẩn cao mà yêu cầu; do vậy ở đây là điều kiện đề xuất cho người luyện công.

Không phải chỉ có người [hay] động vật, mà cả thực vật cũng có sinh mệnh; ở trong không gian khác bất kể vật chất nào cũng đều thể hiện xuất lai ra sinh mệnh. Khi thiên mục của chư vị khai mở đến tầng Pháp nhãn, [thì] chư vị sẽ phát hiện rằng mọi thứ như đá, tường đều có thể nói chuyện với chư vị, gọi chào chư vị. Có thể có người nghĩ: 'Vậy lương thực, rau mà chúng ta ăn đều có sinh mệnh; ở nhà còn có nhặng xanh, muỗi thì làm thế nào?' Mùa hè bị [muỗi] đốt rất khó chịu, nhìn thấy nó đốt [cũng] không được đập; thấy nhặng xanh đậu vào làm bẩn đồ ăn, cũng không được đánh. Tôi nói với mọi người: chúng ta không được tuỳ ý vô cớ sát hại sinh linh. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể làm 'kẻ quân tử' cẩn thận những điều nhỏ nhặt, mắt chỉ nhìn những việc nhỏ bé, đi đường cứ sợ dẫm chết kiến, [nên] phải vừa đi vừa nhảy. Tôi nói rằng chư vị sống thế mệt mỏi lắm, đó cũng chẳng phải chấp trước là gì? Chư vị vừa đi vừa nhảy, không dẫm chết kiến, nhưng có nhiều vi sinh vật, chư vị cũng dẫm chết rồi. Tại vi quan còn có rất nhiều thể sinh mệnh nhỏ hơn nữa, còn có vi khuẩn và vi trùng, có thể chư vị cũng dẫm chết chúng không ít; như vậy [có lẽ] chúng ta đừng sống nữa. Chúng ta không phải làm người như thế, [như thế] không cách nào tu luyện được. Phải nhìn đến những chuyện lớn, cần tu luyện một cách đường đường chính chính.

Con người chúng ta sống thì có quyền lợi duy trì sự sinh hoạt của con người, do đó hoàn cảnh sinh hoạt cũng phải thích ứng với yêu cầu sinh sống của con người. Chúng ta không thể cố ý làm hại các sinh linh; nhưng chúng ta cũng không thể câu nệ thái quá đến những sự việc nhỏ bé kia. Ví như rau và lương thực đều có sinh mệnh, chúng ta cũng không thể vì chúng có sinh mệnh mà không ăn không uống; như thế còn luyện công gì nữa? Cần phải xét rộng. Ví như khi chư vị đang đi trên đường, thì kiến, côn trùng chạy vào dưới chân, và bị dẫm chết; như thế có thể chúng cần phải chết, bởi vì chư vị không cố ý làm hại chúng. Trong giới sinh vật hoặc trong các vi sinh vật khác cũng nói về vấn đề cân bằng sinh thái; nhiều quá thì cũng là thái quá; do đó chúng tôi giảng tu luyện một cách đường đường chính chính. Ở nhà có nhặng xanh, muỗi, chúng ta suỵt đuổi chúng, lắp rèm chắn không cho chúng vào. Tuy nhiên có lúc suỵt đuổi không đi, thì đập chết là đập chết thôi. [Tại] không gian mà con người ở, nếu chúng đốt người ta làm hại người ta thì đương nhiên cần xua đuổi chúng đi; đuổi không đi, thì không thể coi chúng ở đó đốt người ta [mà mặc kệ]. Chư vị là người luyện công không có e sợ, [vốn] đã có lực đề kháng; [nhưng] người nhà chư vị không luyện công, [mà] là người thường, còn vấn đề bệnh truyền nhiễm; cũng không thể nhìn [chúng] đốt lên mặt đứa bé mà [vẫn] mặc kệ.

Tôi lấy một ví dụ cho chư vị, có một câu chuyện trong những năm đầu của Thích Ca Mâu Ni. Một hôm, Thích Ca Mâu Ni cần tắm, ở trong rừng rậm ấy Ông yêu cầu đệ tử của mình dọn sạch bồn tắm. Vị đệ tử của Ông đến coi, thấy trong bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu dọn sạch bồn tắm sẽ giết chết những côn trùng ấy. Đệ tử quay lại nói với Thích Ca Mâu Ni rằng bồn tắm bám đầy côn trùng. Thích Ca Mâu Ni không nhìn vị đệ tử này, nói một câu: 'Con hãy đi dọn sạch bồn tắm'. Vị đệ tử này đến chỗ bồn tắm thấy rằng không biết hạ thủ ra sao; hễ [dọn] thì côn trùng phải chết; vị này loanh quanh một vòng rồi lại quay lại hỏi Thích Ca Mâu Ni: 'Bạch Sư tôn, bồn tắm bám đầy côn trùng; nếu [dọn sạch] sẽ làm côn trùng kia chết mất'. Thích Ca Mâu Ni [đưa mắt] nhìn vị ấy và nói: 'Điều ta bảo con là hãy đi dọn sạch bồn tắm'. Vị đệ tử này giật mình tỉnh ngộ, lập tức dọn sạch bồn tắm. Trong [câu chuyện] này đã nói rõ một vấn đề: không thể [chỉ] vì có côn trùng, mà chúng ta không tắm; cũng không thể [chỉ] vì có muỗi, mà chúng ta phải đi nơi khác tìm chỗ ở; không thể [chỉ] vì lương thực cũng có sinh mệnh, rau có sinh mệnh, mà chúng ta liền thít cổ lại không ăn không uống chi nữa. Không thể như thế được; chúng ta cần cân bằng quan hệ này cho đúng, tu luyện một cách đường đường chính chính; chúng ta không cố ý làm hại các sinh mệnh là được rồi. Cũng vậy, con người cần có không gian sinh hoạt và điều kiện sinh tồn của con người, cũng cần duy hộ [điều đó]; con người cũng cần duy trì sự sống và sinh hoạt bình thường.

Trong quá khứ có một số khí công sư giả giảng: 'Mùng một, mười lăm [âm lịch] thì có thể sát sinh'. Có người còn giảng: 'Có thể giết những [con vật] hai chân', cứ như thể loài hai chân không phải là sinh linh vậy. Sát sinh vào mùng một, mười lăm mà không tính là sát sinh, thì phải chăng là đào đất? Có những khí công sư giả, mà từ lời nói hành vi của họ đã có thể phân biệt ra ngay; [điều] họ nói là gì, [điều] họ truy cầu là gì; phàm là khí công sư mà có những ngôn luận như thế thì thường là phụ thể. Chư vị [hãy] xem khí công sư có phụ thể là cáo đang ăn thịt gà ra sao, đúng là ăn nuốt ngốn ngấu, cũng chẳng buồn nhả xương ra nữa.

Sát sinh không chỉ tạo thành nghiệp lực to lớn, mà còn liên quan đến vấn đề tâm từ bi. Người tu luyện chúng ta chẳng phải cần có tâm từ bi? Khi tâm từ bi của chúng ta xuất hiện, có thể thấy rằng chúng sinh đều khổ, thấy ai cũng khổ; sẽ xuất hiện vấn đề này.

Vấn đề ăn thịt

Ăn thịt cũng là một vấn đề rất mẫn cảm, tuy nhiên ăn thịt không phải là sát sinh. Chư vị học Pháp một thời gian lâu rồi, [nhưng] chúng tôi không hề yêu cầu mọi người không ăn thịt. Có rất nhiều khí công sư khi mà chư vị vừa nhập học, liền bảo chư vị rằng: 'Bắt đầu từ bây giờ sẽ không được ăn thịt nữa'. Chư vị có thể nghĩ: 'Đột nhiên không được ăn thịt, tư tưởng cũng chưa được chuẩn bị. Hôm nay ở nhà có thể có gà hầm, cá rán, dậy mùi thơm phức nhưng lại không được ăn'. Tu luyện trong tôn giáo cũng như thế, [họ] cưỡng chế không cho ăn [thịt]. Công [pháp] thông thường của Phật gia, một số công [pháp] của Đạo gia cũng giảng như thế: không được ăn [thịt]. Chúng tôi tại đây không yêu cầu chư vị làm thế; tuy nhiên chúng tôi cũng giảng về nó. Vậy chúng tôi giảng thế nào? Bởi vì công pháp của chúng tôi là công pháp 'Pháp luyện người'. Công pháp Pháp luyện người [này], chính là một số trạng thái sẽ từ công, từ Pháp thể hiện ra. Trong quá trình tu luyện các tầng khác nhau sẽ thể hiện ra các trạng thái khác nhau. Như vậy sẽ có hôm, hoặc ngay hôm nay sau khi tôi giảng bài xong sẽ có người tiến nhập vào trạng thái như thế này: không thể ăn thịt được; ngửi thấy rất hôi tanh, ăn vào liền thấy buồn nôn. Không phải vì người ta khống chế chư vị hoặc chư vị tự khống chế bản thân là không được ăn, mà [nó] xuất phát ra từ nội tâm; đến tầng ấy, từ trong công phản ánh ra nên không thể ăn được; thậm chí nếu chư vị thật sự nuốt vào rồi, thì sẽ thật sự nôn ra.

Những học viên lâu năm của chúng ta đều đã biết, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ xuất hiện trạng thái ấy, tại các tầng khác nhau sẽ phản ánh các trạng thái khác nhau. Dục vọng [ăn thịt] của một số học viên tương đối lớn, tâm ăn thịt rất mạnh, thường hay ăn nhiều thịt. Đến lúc mọi người đều thấy thịt tanh hôi, [thì] họ vẫn thấy không tanh, vẫn có thể ăn được. Để họ vứt bỏ cái tâm này, thì làm sao đây? Họ ăn thịt vào liền bị đau bụng, không ăn [thịt] thì không đau; sẽ xuất hiện trạng thái này, nghĩa là không được ăn [thịt] nữa. Vậy phải chăng môn này của chúng tôi từ đó trở đi là không còn dính dáng gì đến thịt nữa? Không phải thế. Hỏi đối xử với vấn đề này như thế nào? Không thể ăn [thịt] thực sự xuất ra tự nội tâm rằng không thể ăn. Mục đích là gì? Tu luyện trong chùa cưỡng chế chư vị không cho ăn [thịt] và sự phản ánh không thể ăn [thịt] của chúng ta, đều là để vứt bỏ dục vọng và tâm chấp trước của con người đối với thịt.

Có người hễ bưng bát cơm lên mà không có thịt, thì quả thực nuốt cơm không trôi; đây là dục vọng của người thường. Một buổi sáng sớm [khi] tôi đi qua con đường chỗ cổng sau công viên Thắng Lợi tại Trường Xuân. Có ba người từ phía cổng sau nói chuyện ầm ỹ đi ra, trong đó một người nói: 'Luyện công gì rồi không cho ăn thịt nữa? Tôi thà sống ít đi mười năm mà được ăn thịt còn hơn!' Dục vọng này quả là mạnh mẽ. Mọi người thử nghĩ xem, dục vọng ấy có nên tống khứ không? Rõ là cần phải tống khứ rồi. Người ta trong quá trình tu luyện cần phải tống khứ các loại dục vọng, tâm chấp trước của con người. Nói thẳng ra, nếu cái tâm ăn thịt mà không vứt bỏ đi, thì đó chẳng phải là tâm chấp trước chưa bỏ được là gì? Liệu có thể tu viên mãn không? Do vậy miễn là tâm chấp trước, thì cần phải tống khứ đi. Tuy nhiên không phải từ đó trở đi vĩnh viễn không ăn [thịt] nữa; không cho chư vị ăn thịt tự bản thân nó không phải là mục đích; mục đích là không cho chư vị có tâm chấp trước này. Nếu trong giai đoạn thời gian không ăn được thịt, chư vị vứt bỏ được tâm chấp trước ấy, thì sau đó lại có thể ăn thịt, ngửi cũng không thấy tanh hôi. Ăn vào cũng không thấy khó ăn, đến lúc ấy chư vị cứ ăn thôi, không sao.

Đến khi chư vị có thể ăn [thịt trở lại], tâm chấp trước của chư vị đã mất đi rồi, tâm dục vọng đối với thịt cũng đã mất rồi. Tuy nhiên sẽ phát sinh một biến đổi to lớn: sau đó ăn thịt không thấy thơm nữa; [nếu] ở nhà làm [món thịt] thì cùng ăn, ở nhà không làm [món thịt] thì cũng không nghĩ đến; ăn vào cũng không thấy có hương vị gì; sẽ xuất hiện trạng thái này. Tuy vậy tu luyện nơi người thường rất phức tạp, nếu ở nhà vẫn mãi cứ làm món thịt, sau một thời gian lâu rồi, chư vị ăn vào lại cảm thấy rất có hương vị; sau đó lại lặp lại, trong toàn bộ quá trình tu luyện, sẽ xuất hiện lặp lại nhiều lần. Đột nhiên chư vị lại không ăn được [thịt]; không ăn được thì không ăn nữa, thật sự không ăn được, ăn vào liền muốn nôn; hãy đợi đến khi chư vị có thể ăn được, 'tuỳ kỳ tự nhiên'. Ăn thịt hay không ăn thịt tự bản thân nó không phải là mục đích; vứt bỏ tâm chấp trước mới là chỗ then chốt.

Môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi tiến bộ tương đối nhanh; chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì đột phá từng tầng đều rất nhanh. Có người nguyên ban đầu đối với thịt không chấp trước thái quá, có [thịt ăn] hay không cũng không thành vấn đề. Kiểu người này qua một hai tuần liền vượt qua, liền vứt bỏ được cái tâm ấy. Có người duy trì đến một tháng, hai tháng, ba tháng, có thể tới nửa năm; ngoài tình huống cực kỳ đặc thù ra thì không quá một năm rồi cũng có thể ăn. Bởi vì thịt đã là một bộ phận chủ yếu trong những đồ ăn của con người. Tuy nhiên [người] chuyên tu trong nhà chùa không được ăn thịt.

Chúng ta giảng một chút về nhận thức [vấn đề] ăn thịt trong Phật giáo. Phật giáo nguyên thuỷ lúc đương sơ không có giới cấm ăn thịt. Đương thời khi Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt các đồ đệ tu khổ [hạnh] trong rừng rậm, thì hoàn toàn không có giới luật cấm thịt. Tại sao không có? Bởi vì vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp hơn 2500 năm trước, xã hội nhân loại rất lạc hậu; có nhiều vùng đất có nông nghiệp, có nhiều vùng đất chưa có nông nghiệp, diện tích đất canh tác rất ít, chỗ nào cũng là rừng rậm. Ngũ cốc rất khan hiếm, rất ít ỏi. Con người vừa mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ, sống chủ yếu bằng săn bắt, có rất nhiều vùng đất còn sống chủ yếu bằng ăn thịt. Để vứt bỏ [ở] mức tối đa các tâm chấp trước của con người, Thích Ca Mâu Ni đã không cho [đồ đệ] tiếp xúc với bất kể những thứ gì như tài, vật; [Ông] dẫn dắt các đệ tử đi xin ăn, đi hoá duyên. Người ta cấp cho gì thì ăn nấy; là người tu luyện thì cũng không thể lựa chọn đồ ăn; trong đồ ăn được cấp có thể có thịt.

Tại Phật giáo nguyên thuỷ còn có thuyết pháp về 'giới huân'. Giới huân chính là từ Phật giáo nguyên thuỷ, tuy nhiên hiện tại lại nói rằng ăn thịt là thuộc về huân. Kỳ thực thời ấy huân không phải nói về thịt, [mà] là chỉ nói về những thứ như hành, gừng, tỏi. Vì sao coi chúng là 'huân'? Hiện nay có nhiều tăng nhân không thuyết minh [điều này] được rõ, bởi vì có nhiều người trong số họ không giảng thực tu, [và] cũng không biết được nhiều điều. Điều Thích Ca Mâu Ni truyền gọi là "Giới Định Huệ". Giới là giới [cấm] hết thảy những dục vọng của người thường; Định là nói về người tu luyện hoàn toàn ở trong thiền định, trong đả toạ mà tu luyện, cần hoàn toàn nhập định. Hết thảy những thứ can nhiễu làm cho không thể nhập định, không thể tu luyện đều được coi là những can nhiễu nghiêm trọng; ai mà ăn hành, gừng, tỏi đều có mùi rất mạnh. Thời bấy giờ các tăng nhân ở trong rừng rậm, sơn động, cứ bẩy hoặc tám vị [ngồi] thành một vòng; ngồi đả toạ thành từng vòng từng vòng. Nếu như ai ăn thứ đó, thì sẽ sinh ra mùi vị có kích thích rất mạnh, làm ảnh hưởng đến đả toạ, ảnh hưởng đến người khác nhập định, can nhiễu nghiêm trọng đến luyện công của người ta. Do vậy đã có giới luật ấy, coi những thứ ấy là 'huân', không cho phép ăn chúng. Rất nhiều thể sinh mệnh tu luyện xuất ra ở trên thân thể người [tu] đều thấy khó chịu cái mùi vị nặng nề ấy. Hành, gừng, tỏi đều có thể kích thích người ta phát sinh dục vọng; ăn nhiều cũng gây nghiện; do đó chúng bị coi là huân.

Quá khứ có rất nhiều tăng nhân sau khi tu luyện đến tầng rất cao, lọt vào trạng thái khai công hoặc bán khai công, [họ] cũng biết rằng giới luật kia trong quá trình tu luyện cũng không có nghĩa gì. Nếu sau khi có thể vứt bỏ cái tâm ấy rồi, thì những thứ vật chất kia tự bản thân nó không có tác dụng gì; còn điều thật sự can nhiễu đến người ta chính là cái tâm ấy. Do đó các cao tăng trong quá khứ cũng thấy rằng vấn đề người ta ăn thịt không phải là vấn đề then chốt nào hết; vấn đề then chốt là có thể vứt bỏ cái tâm kia hay không; [nếu] không có tâm chấp trước thì ăn gì cho đầy bao tử cũng được. Bởi vì trong chùa đã tu luyện như thế từ xưa đến nay, rất nhiều người đã quen như thế. Hơn nữa nó cũng không còn đơn thuần là vấn đề giới luật, mà đã thành một chế độ ghi rõ trong các chùa: hoàn toàn không được ăn [thịt]; người ta đã quen với tu như thế rồi. Chúng ta nói về hoà thượng Tế Công; trong các tác phẩm nghệ thuật [ông] được [người ta] làm cho rất nổi [tiếng]; hoà thượng phải cấm thịt, nhưng ông lại ăn thịt, [điều ấy] làm ông trở nên rất khác thường. Thực ra sau khi Tế Công bị trục xuất khỏi chùa Linh Ẩn, thì đồ ăn đương nhiên trở thành vấn đề rất chủ yếu của ông, cuộc sống trở nên nguy khốn. Để lấp cho đầy bao tử, ông kiếm được gì liền ăn nấy, chỉ cần nạp đầy bao tử là được rồi; không có chấp trước vào bất kể đồ ăn nào, thì không sao cả. Khi tu luyện đến đó, ông đã hiểu rõ đạo lý này; thực ra Tế Công cũng bất quá ăn thịt đôi lần thôi. Hễ nói hoà thượng ăn thịt, các nhà viết văn liền thấy hứng thú lắm; đề tài nào càng giật gân, thì càng làm cho người ta muốn xem; các tác phẩm văn nghệ là nguyên lấy từ cuộc sống và thổi phồng cuộc sống lên, rồi đưa ra tuyên truyền. Thực ra điều thật sự cần vứt bỏ là các tâm chấp trước; [còn] để lấp cho đầy bao tử thì ăn gì cũng không thành vấn đề.

Tại Đông Nam Á hoặc tại phía nam nước ta, Quảng Tây và Quảng Đông, có một số cư sỹ khi nói chuyện, họ không nói là 'tu Phật', như thể là danh từ 'tu Phật' lỗi thời quá; họ nói là họ ăn trai tịnh, ăn chay; ngụ ý tức là 'ăn chay tu Phật'. Họ coi việc tu Phật thành điều đơn giản như thế. Ăn chay có thể tu Phật chăng? Như mọi người đã biết, đó chỉ là một chấp trước, dục vọng của người thường, chỉ là một cái tâm, chỉ vứt bỏ được một cái tâm. Còn phải bỏ tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, các loại tâm; tâm người ta rất nhiều, tất cả các tâm, các loại dục vọng, đều phải vứt bỏ, thì mới có thể đạt đến tu luyện viên mãn. Còn chỉ vứt bỏ được cái tâm 'ăn thịt', thì có thể tu Phật là sao? Cách nói này không đúng.

Con người trong vấn đề ăn thì không chỉ là ăn thịt; chấp trước đối với bất kể đồ ăn nào cũng là không được; những thứ khác cũng như thế. Có người nói 'tôi rất thích ăn thứ này'; đó cũng là dục vọng; người tu luyện sau khi đến một trình độ nhất định, sẽ không có cái tâm ấy nữa. Đương nhiên Pháp chúng tôi giảng là rất cao, là kết hợp [từ] các tầng mà giảng; [chư vị] không thể lập tức đạt đến điểm này được. Giả sử chư vị muốn ăn một thứ nào đó, thì khi tu luyện đã thật sự đến lúc phải bỏ cái tâm ấy, thì chư vị sẽ không thể ăn [nó] nữa; chư vị ăn vào sẽ thấy chẳng đúng vị nữa, có khi chẳng ra vị gì. Hồi tôi còn đi làm ở đơn vị [công tác], nhà ăn của đơn vị cứ thua lỗ mãi, sau đó phải đóng cửa. Đóng cửa rồi thì anh chị em phải mang cơm đi. Sáng sớm làm cơm, rồi vội vội vàng vàng đi làm rất nhọc sức. Đôi lúc [tôi] mua hai cái bánh bao, một miếng đậu phụ chấm tương. Về lý mà xét thì đó là món rất thanh đạm cũng khả dĩ; [nhưng] cứ ăn thế mãi cũng không được, cũng cần vứt bỏ cái tâm ấy. Chư vị vừa nhìn thấy món đậu phụ, liền cảm thấy buồn nôn; nếu ăn nữa cũng không ăn được; cũng e rằng chư vị sẽ sản sinh tâm chấp trước. Tuy nhiên đó là phải sau khi tu luyện đến một trình độ nhất định; lúc mới bắt đầu sẽ không như thế.

Phật gia không giảng uống rượu, chư vị thấy ông Phật nào mang theo bình rượu không? Không. Tôi nói rằng không thể ăn thịt; sau khi ở nơi người thường vứt bỏ tâm chấp trước ấy rồi, thì tương lai ăn [thịt] trở lại không thành vấn đề. Tuy nhiên đã giới [cấm] rượu rồi là sau đó không được uống nữa. Trên thân người luyện công chẳng phải có công? Công các loại hình thái, có những công năng hiển hiện trên bề mặt thân thể chư vị, đều là thuần tịnh. Hễ chư vị uống rượu, thì "vù" một cái [chúng] lập tức đều rời khỏi thân thể; ngay trong nháy mắt chư vị chẳng còn gì nữa; ai cũng sợ cái mùi vị này. Nếu chư vị nhiễm thói quen ấy thì rất gay; uống rượu vào là loạn tính. Vì sao có một số [người] tu luyện Đại Đạo phải uống rượu? Vì họ không tu luyện chủ nguyên thần, [rượu] là để đánh mê chủ nguyên thần.

Có người quý rượu như [sinh] mệnh vậy, có người chỉ thích có rượu, có người uống đến mức bị đầu độc trong rượu, không có rượu thì thậm chí chẳng thể nâng nổi bát cơm, không uống không [chịu] được. Người luyện công chúng ta không nên như thế. Uống rượu khẳng định là gây nghiện, nó là dục vọng chà xát, kích thích lên thần kinh gây nghiện của người ta. Làm người luyện công, chúng ta thử nghĩ xem, tâm chấp trước ấy có nên vứt bỏ đi không? Tâm ấy cũng cần phải bỏ. Có người nghĩ: 'Không được đâu, tôi phải đón tiếp tiễn đưa [khách]', hoặc 'Tôi chuyên trách liên hệ công tác [giao dịch] bên ngoài, không uống rượu thì không làm tốt công việc được'. Tôi nói rằng không như vậy; khi bàn công việc kinh doanh, nhất là bàn việc kinh doanh với người nước ngoài; chư vị gọi đồ uống, người này gọi nước khoáng, người kia gọi bia. Không ai ép chư vị uống [rượu]; chư vị tự chọn tự uống, uống bao nhiêu thì uống; nhất là trong những người trí thức, lại càng không có chuyện ấy; thông thường là như vậy.

Hút thuốc cũng là chấp trước, có người nói rằng hút thuốc có thể làm tinh thần tỉnh táo; tôi nói rằng đó là tự dối mình dối người. Có người làm việc đến lúc mệt hoặc giả viết sách đến lúc mệt mỏi, bèn muốn nghỉ một lát hút điếu thuốc; họ liền cảm thấy rằng hút thuốc xong thì tinh thần lại tỉnh táo lại. Thực ra không phải vậy, lý do là vì họ đã nghỉ một lúc. Tư tưởng của người ta có thể tạo thành một cảm giác sai, còn gây ra một ảo giác. Như vậy về sau thực sự hình thành quan niệm [như thế], hình thành cảm giác sai [như thế]; chư vị cảm thấy dường như hút thuốc làm tinh thần tỉnh táo lên; [thực ra] hoàn toàn không phải, nó không có tác dụng. Đối với thân thể con người thì hút thuốc không có chút gì tốt cả; một cá nhân hút thuốc một thời gian lâu, đến lúc bác sỹ giải phẫu thân thể người ấy, thì thấy khí quản đều là đen, trong phổi đều đã thành đen.

Những người luyện công chúng ta chẳng phải giảng tịnh hoá thân thể? Chẳng phải liên tục tịnh hoá thân thể, liên tục phát triển hướng lên cao tầng. Vậy mà chư vị lại rước những thứ ấy vào trong thân thể, chẳng phải chư vị [làm] ngược hẳn với chúng tôi? Ngoài ra nó còn là một loại dục vọng rất mạnh mẽ. Có người cũng biết rằng nó không tốt, nhưng không cai hẳn được. Thực ra tôi nói với mọi người rằng [vì] họ chưa có một tư tưởng thích đáng chỉ đạo [cho việc này]; nên họ muốn bỏ nó như vậy không dễ. Làm người tu luyện, từ nay chư vị hãy coi đó là một tâm chấp trước và bỏ nó đi, [rồi] chư vị thử xem có thể cai hẳn được không. Tôi khuyên mọi người, rằng ai thật sự muốn tu luyện [thì] từ nay trở đi [hãy] cai hẳn thuốc lá, bảo đảm chư vị có thể cai hẳn được. Tại trường [năng lượng] của lớp học tập này không có ai nghĩ đến hút thuốc; nếu chư vị muốn cai, đảm bảo chư vị có thể cai; chư vị hễ cầm [điếu] thuốc hút trở lại [thì] sẽ không thấy đúng mùi vị nữa. Chư vị đọc sách đọc bài giảng này, cũng sẽ có tác dụng ấy. Tất nhiên nếu chư vị không muốn tu luyện, thì chúng tôi cũng không quản; làm một người tu luyện, tôi nghĩ rằng chư vị cũng nên cai bỏ nó đi. Tôi từng lấy ví dụ này: chư vị thấy có ông Phật, ông Đạo ngồi ngậm điếu thuốc lá không? Đâu có chuyện ấy? Làm người tu luyện, mục tiêu của chư vị là gì? Chẳng phải chư vị cần cai hẳn nó ư? Do đó tôi giảng rằng chư vị muốn tu luyện, thì chư vị phải cai hẳn nó đi; nó làm hại thân thể chư vị, hơn nữa lại là một thứ dục vọng, hoàn toàn trái ngược với yêu cầu của những người tu luyện chúng ta.

Tâm tật đố

Khi giảng Pháp tôi thường hay giảng vấn đề tâm tật đố. Vì sao? Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy. Tại sao người Trung Quốc có tâm tật đố mạnh mẽ đến như vậy? Nó có căn nguyên [của nó]. Người Trung Quốc trong quá khứ chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc, tính cách rất hướng nội; nóng giận không biểu hiện ra, cao hứng cũng không biểu hiện ra; [họ] giảng hàm dưỡng, giảng Nhẫn. Bởi vì đã thành tập quán là như vậy, do đó toàn bộ dân tộc chúng ta đều hình thành tính cách rất hướng nội. Tất nhiên nó có chỗ tốt, không để lộ tài năng bên trong. Nhưng cũng tồn tại những điều dở, có thể mang đến những trạng thái không tốt. Đặc biệt đã đến thời kỳ mạt Pháp, thì bộ phận không tốt ấy lại biểu hiện nổi cộm hơn nữa, cũng có thể làm cho người ta tăng trưởng tâm tật đố. Ai có điều tốt mà biểu lộ ra, thì người khác lập tức [ganh tỵ] tật đố đến mức khó chịu; ở trong đơn vị [công tác] hoặc ngoài đơn vị mà được thưởng, hay được điều gì tốt thì về không dám nói năng gì, [e rằng] người khác biết sẽ thấy bất bình trong tâm. Người tây phương gọi đó là 'tật đố đông phương', cũng gọi là 'tật đố châu Á'. Toàn bộ vùng châu Á đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo tương đối sâu sắc, ít nhiều là như thế; còn riêng Trung Quốc chúng ta thì biểu hiện rất mạnh mẽ.

Điều này có quan hệ đến chủ nghĩa bình quân tuyệt đối mà chúng ta thực thi trước đây; 'dù sao trời sập thì mọi người đều chết; có gì tốt thì mọi người chia đều nhau; lương tăng mấy phần trăm thì mỗi người đều có phần'. Tư tưởng này xem ra thật là đúng, ai ai cũng như nhau. Kỳ thực làm sao mà như nhau được? Công tác thực thi là khác nhau, mức độ chức vụ trách nhiệm cũng khác nhau. Vũ trụ này của chúng ta còn một [Pháp] lý, gọi là 'bất thất bất đắc, đắc tựu đắc thất'. Trong người thường còn giảng 'không làm không được, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít', phó xuất nhiều, thì nên được nhiều. Trước đây thực thi chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, giảng rằng dẫu cá nhân nào thì sinh ra là đều như nhau, hậu thiên [mới] cải biến người ta. Tôi nói rằng thuyết ấy quá tuyệt đối; cái gì quá tuyệt đối thì không còn đúng nữa. Cớ sao người ta sinh ra có nam có nữ? Lớn lên trông khác nhau? Có người sinh ra đã có bệnh, dị dạng; [người ta khi sinh đã] khác nhau. Chúng tôi từ trên cao tầng mà nhìn, [thấy rằng] tại không gian khác [đã] tồn tại một đời người sắp đặt ở đó; hỏi có thể như nhau không? Cứ muốn rằng bình quân, [nhưng] trong đời của họ không có [thứ ấy], thì bình quân sao đây? [Người ta là] khác nhau.

Người ở các nước phương tây có tính cách tương đối hướng ngoại; cao hứng có thể nhận thấy, nóng giận cũng có thể nhận thấy. Họ có chỗ tốt của họ, nhưng cũng có chỗ dở của họ, không thể nhẫn nại. Hai loại quan niệm tính cách khác nhau, thực thi sự việc sẽ sinh ra hiệu quả khác nhau. Người Trung Quốc nếu được lãnh đạo biểu dương, hoặc cấp cho chư vị thứ tốt nào đó, thì người khác sẽ bất bình trong tâm. Nếu được thưởng nhiều hơn, thì bản thân [họ] len lén cất ngay vào túi, không thể để người khác biết. Hiện nay làm người gương mẫu trong lao động không dễ: 'Anh là lao động gương mẫu thì anh làm được rồi; anh phải đến sớm về muộn, những việc ấy anh làm đi; anh làm được tốt, còn chúng tôi không được', giễu cợt châm chọc [như thế]; làm người tốt không dễ.

Nếu ở nước ngoài thì sẽ khác biệt rõ ràng. Thủ trưởng thấy vị này hôm nay làm việc tốt, thưởng cho vị ấy nhiều hơn. Vị ấy sẽ vô cùng thích thú ở ngay trước mặt mọi người mà đếm từng tờ tiền một: 'A, hôm nay thủ trưởng cho tôi nhiều tiền chưa này', [vị ấy] mừng rỡ đếm từng tờ bảo cho mọi người, vị ấy cũng không có hậu quả gì. Còn nếu ở Trung Quốc, nếu có người được thưởng, thì cả lãnh đạo cũng bảo chư vị cất ngay đi, chớ để người khác trông thấy. Ở nước ngoài, một đứa trẻ được 100 điểm ở trường, nó sướng quá vừa chạy vừa la lớn: 'Hôm nay con được 100 điểm, hôm nay con được 100 điểm!' Một mạch từ trường chạy về nhà. Hàng xóm sẽ mở cửa nói: 'Này Tom, giỏi đấy, thằng bé giỏi đấy!' Người kia sẽ mở cửa sổ nói: 'Này Jack, cháu khá lắm!' Nếu điều này xảy ra ở Trung Quốc thì quả là hỏng hẳn: 'Con được 100 điểm, con được 100 điểm!' đứa trẻ từ trường chạy về nhà, thì cửa nhà [hàng xóm] chưa mở, trong nhà [người ta] đã nguyền rủa rồi: 'Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!' Hai loại quan niệm bất đồng sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Nó có thể dẫn đến tâm tật đố: người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm. Nó sẽ xuất hiện vấn đề này.

Chủ nghĩa bình quân tuyệt đối thực thi mấy năm trước đây, quả thực đã làm loạn bậy quan niệm tư tưởng con người. Lấy thí dụ cụ thể thế này. Một cá nhân tại đơn vị [công tác], anh ta thấy rằng người khác đều không bằng mình, anh ta làm gì cũng được tốt, nhận rằng [mình] thật xuất sắc. Anh ta tự nhủ: 'Để mình làm giám đốc hay tổng giám đốc nhà máy, mình cũng làm tốt; chức vụ cao hơn thế mình cũng có thể làm; mình có thể làm bộ trưởng cũng được'. Lãnh đạo cũng có thể nói rằng anh này rất khá, làm gì cũng tốt. Các bạn đồng sự cũng có thể nói, rằng anh ta rất giỏi, biết việc, có tài năng. Tuy nhiên ngay trong tổ [công tác] hoặc cùng phòng của anh này có một cá nhân, làm gì cũng không thành, làm gì cũng không nên. Rồi một hôm, cá nhân không có năng lực kia lại được đề bạt làm cán bộ, chứ không phải anh ta, hơn nữa lại làm lãnh đạo của chính anh ta. Anh này thấy rất bất bình trong tâm, gặp cả trên cả dưới để trình bày, thấy rất căm phẫn bất bình, [ghen tức] tật đố rất khó chịu.

Tôi giảng [Pháp] lý này cho mọi người, [Pháp] lý mà người thường không thể nhận thức ra được: chư vị thấy rằng mình làm gì cũng được, [nhưng] mệnh của chư vị không có [nó]; anh ta làm gì cũng không nên, [nhưng] mệnh của anh ta có [nó], nên anh ta sẽ làm lãnh đạo. Bất kể người thường suy nghĩ thế nào, đó chỉ là cách nghĩ của người thường. Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị. Trong Phật giáo giảng 'nghiệp lực luân báo': họ chiểu theo nghiệp lực của chư vị mà an bài cho chư vị; bản sự của chư vị có lớn đến mấy, [nhưng] chư vị không có đức, thì có thể cả đời chư vị chẳng có gì. Chư vị thấy rằng vị kia làm gì cũng không nên, [nhưng] đức của vị ấy lớn, [thì] vị ấy làm đại quan, phát đại tài. Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm. Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt, luôn bất bình trong tâm. Ăn không ngon, ngủ không yên, tâm ý nguội lạnh như tro tàn; khi về già, làm cho thân của mình thật tàn tạ, các thứ bệnh tật xuất hiện.

Như vậy những người tu luyện chúng ta lại càng không nên thế; những người tu luyện chúng ta giảng 'tuỳ kỳ tự nhiên'; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được. Do đó chúng ta giảng 'tuỳ kỳ tự nhiên'; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.

Tâm tật đố phản ánh tại cõi người thường quả là rất ghê gớm, tại giới tu luyện xưa nay cũng phản ánh khá nổi cộm. Giữa các công phái không chịu phục nhau; 'công của ông tốt, công của họ tốt', bàn luận chỗ hay chỗ dở đều có cả; tôi thấy rằng đó đều cùng ở tầng chữa bệnh khoẻ người thôi. Các [công phái] đấu với nhau đại đa số đều là những công loạn bậy do phụ thể mang đến, [họ] cũng không giảng tâm tính. Có người luyện công luyện đến trên 20 năm vẫn chưa xuất hiện công năng, người khác vừa luyện liền xuất hiện công năng; tâm lý vị kia liền thấy bất bình: 'Tôi luyện công trên 20 năm rồi, tôi vẫn chưa xuất công năng; anh ta xuất công năng, anh ta xuất công năng nào vậy?' Trong tâm vị ấy bị thương tổn: 'Anh ta bị phụ thể rồi, tẩu hoả nhập ma rồi!' [Khi] khí công sư mở lớp [giảng bài], có vị kia ngồi đó không phục: 'A, khí công sư nào vậy, tôi chẳng buồn nghe mấy thứ đồ của ông ta'. Có thể là khí công sư thật sự giảng không hay bằng vị kia, nhưng điều khí công sư ấy giảng là những điều trong môn của bản thân ông ta. Còn vị kia thì cái gì cũng học, có cả chồng chứng chỉ tốt nghiệp, có khí công sư nào mở lớp [giảng] vị ấy cũng đến tham dự, vị này quả thực biết rất nhiều, còn biết nhiều hơn cả khí công sư kia. Nhưng nào có tác dụng gì? Đều là thứ chữa bệnh khoẻ người thôi, vị này càng trang bị ôm đồm nhiều thứ, thì tín tức lại càng loạn, càng phức tạp, càng không tu được, đều đã loạn lung tung hỏng cả. Tu luyện chân chính giảng chuyên nhất, không xuất hiện thiên sai nào hết. Người tu Đạo chân chính cũng có phản ánh [vấn đề tâm tật đố] này, đối với nhau không phục; [nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.

Chúng ta nói về truyện «Phong Thần diễn nghĩa», trong đó có ông Thân Công Báo thấy rằng Khương Tử Nha vừa già vừa không có bản sự gì; tuy nhiên Nguyên Thuỷ Thiên Tôn lại cho Khương Tử Nha [được đi] phong Thần. Trong tâm Thân Công Báo thấy bất bình: 'Để ông ấy phong Thần là sao? Các vị thấy tôi Thân Công Báo này thật lợi hại, đầu của tôi cắt rơi xuống rồi lại đặt lên được, tại sao không để tôi phong Thần?' Ông ta tật đố quá không chịu được, cứ mãi theo loạn phá Khương Tử Nha.

Thời đại Thích Ca Mâu Ni Phật giáo nguyên thuỷ có giảng công năng, hiện nay trong Phật giáo không có ai dám giảng công năng nữa. Nếu chư vị giảng công năng, họ sẽ nói chư vị tẩu hoả nhập ma. Công năng là cái gì vậy? Họ hoàn toàn không thừa nhận. Vì sao? Hoà thượng hiện nay hoàn toàn không biết đó là gì. Thích Ca Mâu Ni có mười đại đệ tử, [trong đó] Mục Kiền Liên được Ông nói là đệ nhất về thần thông. Thích Ca Mâu Ni cũng có các nữ đệ tử, trong đó một người tên là Liên Hoa Sắc, cũng là thần thông đệ nhất. Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc cũng lại như thế, trong lịch sử có nhiều cao tăng, khi Đạt Ma đến Trung Quốc là bằng một cọng lau vượt sông. Tuy nhiên khi lịch sử phát triển thì thần thông càng ngày càng bị bài xích. Nguyên nhân chủ yếu là những vị như đại hoà thượng, hoà thượng trụ trì, phương trượng trong chùa không nhất định là những người đại căn cơ; dẫu họ làm phương trượng, làm đại hoà thượng, nhưng đó chẳng qua chỉ là chức vị ở nơi người thường, họ cũng là người còn đang trong tu luyện; họ bất quá chỉ là [người tu] chuyên nghiệp thôi. Chư vị [tu] ở nhà là nghiệp dư. Tu thành được hay không là tuỳ vào cái tâm này mà tu, đều như nhau, kém một chút là không được. Tuy nhiên tiểu hoà thượng làm cơm ở nhà bếp lại không nhất định là người tiểu căn cơ. Tiểu hoà thượng ấy càng chịu khổ thì càng dễ khai công, còn đại hoà thượng kia càng hưởng thụ càng khó khai công, bởi vì [ở đây] có vấn đề chuyển hoá nghiệp lực. Tiểu hoà thượng thường xuyên vừa khổ vừa nhọc, hoàn nghiệp sẽ nhanh, nên khai ngộ mau chóng; có lẽ đến một hôm vị này lập tức khai công. Hễ khai công, khai ngộ hoặc giả bán khai ngộ, thì thần thông xuất lai; các hoà thượng trong chùa đều đến hỏi vị này, mọi người đều bội phục vị này. Tuy nhiên trụ trì không chịu nổi: 'Tôi còn là trụ trì nữa không, khai ngộ là cái chi vậy? Anh ta bị tẩu hoả nhập ma rồi, trục xuất anh ta đi thôi'. Và đuổi [anh ta] khỏi chùa. Dần dần trong Phật giáo ở vùng đất người Hán chúng ta không còn ai dám bàn về công năng. Chư vị thấy Tế Công với bản sự lớn thế, chuyển gỗ từ núi Nga Mi, từ trong giếng ném từng khúc từng khúc lên trên, nhưng rốt cuộc vẫn bị trục xuất khỏi chùa Linh Ẩn.

Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả. Trước đây có thể chư vị đã nghe thuyết rằng Phật A Di Đà giảng về việc mang theo nghiệp khi vãng sinh; [nhưng] nếu tâm tật đố không bỏ thì không được. Nếu phương diện khác còn kém chút ít, mang theo đôi chút nghiệp vãng sinh, rồi tu tiếp, điều ấy có thể được, nhưng nếu tâm tật đố không bỏ thì tuyệt đối không thể. Hôm nay tôi giảng [điều này] với những người luyện công, chư vị chớ có chấp mê bất ngộ như thế; nếu chư vị muốn đạt mục đích tu luyện lên cao tầng, thì tâm tật đố nhất định phải vứt bỏ. Do vậy chúng tôi giảng riêng về phần này như vậy.

Vấn đề trị bệnh

Bàn về trị bệnh, [tôi] không dạy chư vị trị bệnh. Các đệ tử chân tu của Pháp Luân Đại Pháp không ai được trị bệnh cho người ta; hễ chư vị trị bệnh, thì tất cả những gì của Pháp Luân Đại Pháp mang trên thân chư vị đều sẽ bị Pháp thân của tôi thu hồi toàn bộ. Vì sao coi vấn đề này nghiêm trọng như vậy? Bởi vì đó là một hiện tượng phá hoại Đại Pháp. Không chỉ làm tổn hại đến thân thể của bản thân chư vị; có người một khi đã khám bệnh là muốn thế mãi, gặp ai cũng muốn lôi vào coi bệnh cho người ta, [để] hiển thị bản thân; đó chẳng phải là tâm chấp trước là gì? Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tu luyện của mọi người.

Có rất nhiều khí công sư giả nắm bắt được tâm lý của người thường, rằng sau khi học khí công liền muốn coi bệnh cho người, nên [họ] dạy chư vị những điều ấy. Nói rằng phát khí có thể trị bệnh, nói vậy chẳng phải là nói đùa? Chư vị là khí, họ cũng là khí, chư vị phát khí là có thể trị bệnh cho người ta sao? Có khi khí của người ta lại trị cho chư vị cũng nên! Giữa khí với nhau không có tác dụng chế ước. Khi tu luyện tại cao tầng người ta [có thể] xuất công, [thứ] phát xuất ra là vật chất cao năng lượng, nó thực sự có thể trị bệnh, có thể ước chế bệnh, có thể có tác dụng ức chế; nhưng vẫn không thể trừ tận gốc. Do đó [để] thật sự có thể trị bệnh, phải có công năng mới có thể trị bệnh triệt để. Mỗi một loại bệnh đều có một loại công năng trị liệu nhắm vào bệnh ấy; chỉ riêng về các công năng trị bệnh, tôi nói rằng có trên nghìn loại, có bao nhiêu bệnh thì có bấy nhiêu công năng để trị. Nếu không có công năng ấy, thì tay chư vị có xuất chiêu gì cũng vô dụng.

Mấy năm gần đây một số người đã gây bao hỗn loạn trong giới tu luyện. Những khí công sư xuất hiện để thật sự chữa bệnh khoẻ người, những khí công sư khai thuỷ mở con đường ấy, [trong số họ] hỏi nào có ai dạy người ta đi trị bệnh? [Họ] đều chỉ giúp chư vị chữa bệnh hoặc dạy chư vị tu luyện thế này thế kia, rèn luyện thân thể như thế này thế kia, dạy chư vị một bộ công pháp, sau đó chư vị thông qua việc tự mình rèn luyện mà khỏi bệnh. Về sau các khí công sư giả xuất hiện làm thành ô yên chướng khí, hễ ai muốn trị bệnh đều chiêu mời phụ thể, nhất định là như vậy. Tại hoàn cảnh thời ấy cũng có một số khí công sư khám bệnh, đó là để phối hợp với thiên tượng lúc bấy giờ. Tuy nhiên đó không phải là kỹ năng của người thường, không thể duy trì mãi như thế, đó là thiên tượng biến hoá vào thời ấy mà thành như vậy, đó là sản phẩm của thời ấy. Về sau [những người] chuyên môn dạy người ta đi trị bệnh, đã làm loạn cả lên. Một người thường [sau] ba ngày, năm ngày liền có thể trị bệnh là sao? Có người nói: 'Tôi có thể trị bệnh này, bệnh kia'. Tôi nói với chư vị, rằng phàm là như thế đều có mang theo phụ thể, chư vị có biết đằng sau lưng chư vị có gì nằm ở đó không? Chư vị có phụ thể, mà bản thân chư vị không cảm thấy, chư vị không biết, chư vị lại cho là tốt lắm, cho rằng bản thân mình có bản sự.

Các khí công sư chân chính phải trải qua bao nhiêu năm khổ tu, mới có thể đạt được mục đích ấy. Khi chư vị trị bệnh cho người ta, chư vị thử nghĩ xem mình đã có chủng công năng lớn mạnh để tiêu trừ nghiệp lực cho người ta hay không? Chư vị đã được chân truyền chưa? Chư vị [sau] ba ngày, hai hôm liền có thể trị bệnh là sao? Chư vị với bàn tay của người thường có thể trị bệnh là sao? Nhưng những khí công sư giả kia, họ nắm trúng nhược điểm của chư vị, nắm trúng tâm chấp trước của con người: chư vị chẳng phải mong cầu trị bệnh là gì? Tốt thôi, họ bèn mở lớp dạy trị bệnh, chuyên dạy chư vị các thủ pháp trị liệu. Nào là khí châm, nào là phép chiếu quang, bài [khí], bổ [khí], nào là điểm huyệt, nào là phép chộp bắt, rất nhiều thứ với mục đích chính là kiếm tiền của chư vị.

Chúng ta hãy nói về [cách] chộp bắt. Tình huống mà chúng tôi nhìn thấy là như thế này: con người vì sao có bệnh? Nguyên nhân căn bản làm cho người ta có bệnh hoặc bất hạnh [chính] là nghiệp lực, trường nghiệp lực vật chất màu đen. Nó là thứ thuộc về tính âm, thuộc về những thứ không tốt. Còn những con linh thể bất hảo kia, cũng là thứ có tính âm, đều là thuộc [loại màu] đen, do vậy chúng có thể gắn vào; hoàn cảnh đó thích hợp với chúng. Chúng là nguyên nhân căn bản làm người ta trở thành có bệnh, đó là căn nguyên chủ yếu nhất của bệnh. Tất nhiên còn có hai hình thức [khác] nữa: một là tiểu linh thể rất nhỏ rất nhỏ nhưng mật độ rất lớn, như một cục nghiệp lực; còn nữa là thứ giống như cái ống dẫn đến, loại này ít gặp, đều là do tổ tiên ở trên tích tụ lại; cũng có tình huống như thế.

Chúng tôi hãy giảng [tình huống] phổ biến nhất; người ta mọc khối u chỗ này, phát viêm chỗ kia, có gai xương ở chỗ nào đó, v.v., nơi không gian khác thì có một con linh thể nằm chính tại chỗ đó, có một con linh thể tại không gian rất thâm sâu. Khí công sư bình thường không thấy được [linh thể ấy], công năng đặc dị bình thường không thấy được, chỉ có thể thấy rằng thân thể có khí đen. Tại chỗ nào có khí đen, thì chỗ đó có bệnh, nói như thế là đúng. Nhưng khí đen không phải là nguyên nhân căn bản tạo thành bệnh, mà là vì ở trong một không gian thâm sâu hơn có con linh thể kia, [chính] là nó phát xuất ra cái trường. Do vậy có người nói nào là bài [khí], nào là tiết [khí]. Chư vị cứ bài [khí] đi! Không mấy chốc nó lại sản sinh ra, có [con] có lực rất mạnh, vừa bài [khí] ra [nó] lại kéo trở lại, bản thân nó có thể thu hồi lại, làm cho việc trị [bệnh] như thế không được.

Theo công năng đặc dị mà xét, thì chỗ ấy có khí đen, xác nhận là có khí bệnh; Trung Y xét thì chính là chỗ ấy các mạch không thông, khí huyết không thông, mạch ứ tắc; Tây Y xét thì chính là chỗ ấy có hiện tượng như lở loét, mọc u, gai xương, hoặc phát viêm; nó phản ánh đến không gian này với hình thức như thế. Sau khi chư vị gỡ bỏ [linh thể] ấy đi rồi, thì chư vị phát hiện rằng trên thân thể ở bên [không gian] này chẳng còn [bị] gì nữa. Những gì là lệch đĩa đệm thắt lưng, gai xương, thì sau khi chư vị gỡ bỏ [linh thể] đó xuống, lấy trường kia ra xong, chư vị sẽ thấy lập tức khỏi [bệnh]. Chư vị thử chụp lại X-quang, thì không còn thấy gai xương nào nữa; nguyên nhân căn bản là do [linh thể] kia khởi tác dụng.

Có người nói rằng [sau] ba hôm có thể trị bệnh, năm ngày có thể trị bệnh, dạy chư vị phép chộp bắt. Chư vị chộp cho tôi xem! Con người là yếu kém nhất, còn linh thể kia quả là rất lợi hại. Nó khống chế đại não chư vị, điều khiển chư vị quay vòng vòng như trò chơi, còn dễ dàng lấy đi sinh mệnh của chư vị. Chư vị nói chư vị chộp nó, chộp thế nào đây? Bàn tay người thường của chư vị không động đến nó được, chư vị tại đó khua loạn lên, nó cũng không quan tâm, nó đang ở sau lưng cười chư vị: chộp loạn cả lên, sao khôi hài vậy; nếu chư vị thật sự động đến nó được, thì nó lập tức làm tay chư vị bị thương; vết thương thực sự đấy! Quá khứ tôi có gặp một số người, hai tay không bị sao, kiểm tra thế nào cũng không thấy thân thể có bệnh, hai tay không có bệnh, nhưng không dơ tay lên được, cứ rủ xuống như thế này; tôi từng gặp bệnh nhân như thế. [Thân] thể tại không gian khác bị thương rồi, đã thật sự bị tàn phế rồi. Cái [thân] thể ấy của chư vị mà bị thương, thì chẳng đúng tàn phế là gì? Có người hỏi tôi: 'Thưa Sư phụ, con có thể luyện công được không? Con đã bị [phẫu thuật] tuyệt dục rồi' hoặc 'đã bị cắt bỏ gì đó rồi'. Tôi nói rằng điều đó không ảnh hưởng, cái [thân] thể ở không gian khác của chư vị không bị [phẫu] thuật, mà luyện công là cái [thân] thể ấy khởi tác dụng. Do vậy tôi mới nói, chư vị chộp nó, [nhưng] chư vị không động đến nó được, [thì] nó cũng không quan tâm đến chư vị; chư vị [mà] động đến nó, có thể nó làm tay chư vị bị thương.

Để ủng hộ hoạt động khí công có quy mô lớn của quốc gia, tôi đưa một số đệ tử tham gia Hội Sức Khoẻ Đông Phương tại Bắc Kinh. Tại hai lần hội chúng tôi đều nổi bật nhất. Lần hội thứ nhất, Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi được vinh dự là 'Minh Tinh công phái'; vào hội lần thứ hai người [đến] đông quá không biết làm thế nào. Tại gian khác không có mấy người, còn tại gian chúng tôi thì mọi người đứng chật khắp chung quanh. Xếp thành ba hàng, từ sớm hàng thứ nhất là đăng ký hết cho buổi sáng, hàng thứ hai đợi cho đăng ký buổi chiều, còn một hàng nữa đợi xin chữ ký của tôi. Chúng ta không trị bệnh, vì sao lại thực hiện điều ấy? Bởi vì đây là ủng hộ hoạt động khí công quy mô lớn của quốc gia, cống hiến cho sự nghiệp ấy, do đó chúng tôi đã tham gia.

Tôi lấy công của mình phân cho các đệ tử đi theo tôi, mỗi người một phần, đều là cục năng lượng hợp thành từ trên một trăm chủng công năng. Đều lấy tay của họ [niêm] phong lại, chính là như thế, có tay vẫn bị cắn, cắn đến giộp cả lên, chảy cả máu, điều ấy vẫn hay xảy ra. Thứ [linh thể] ấy lợi hại đến vậy, chư vị nghĩ rằng chư vị dám động đến nó bằng tay người thường của chư vị ư? Hơn nữa chư vị không động đến nó được, không có chủng công năng ấy thì không làm gì được. Vì tại một không gian khác [khi] chư vị muốn làm gì, hễ não chư vị nghĩ một cái nó liền biết, chư vị muốn chộp nó, nó đã chạy từ lâu. Đợi đến lúc bệnh nhân ra khỏi cửa, nó lập tức lại gắn vào, bệnh lại tái phát. Muốn động thủ trị [được] nó thì phải có chủng công năng ấy, vươn tay ra là "pắc" [một cái] định nó tại đó luôn. Sau khi định vững lại rồi, chúng ta còn có một chủng công năng, quá khứ gọi là 'nhiếp hồn đại pháp', chủng công năng này còn lợi hại hơn, có thể lấy [toàn bộ] chỉnh thể nguyên thần của người ta lôi hết ra, cá nhân kia lập tức bất động. Công năng này có tính nhắm thẳng, và chúng ta nhắm thẳng vào thứ [linh thể] ấy mà chộp. Như mọi người đã biết, trong tay Phật Như Lai cầm chiếc bát, chiếu lên một cái, chư vị thấy rằng Tôn Ngộ Không lớn như thế, lập tức biến thành một điểm nhỏ. Công năng ấy khởi tác dụng như thế. Bất kể linh thể ấy lớn đến mấy, bất kể linh thể to nhỏ thế nào, lập tức bị chộp cứng trong tay, liền biến thành rất nhỏ.

Ngoài ra, nếu lấy tay vươn vào trong nhục thể của bệnh nhân, rồi chộp lấy ra, dẫu làm được, cũng không được [phép]. Như thế sẽ làm loạn tư duy của con người tại xã hội người thường; hoàn toàn không cho làm thế. Họ đưa vào trong là cánh tay tại không gian khác. Giả thuyết người kia có bệnh ở tim, khi cánh tay này chuyển về phía của tim để chộp, thì cánh tay tại không gian khác sẽ đưa vào. Chỉ trong nháy mắt rất mau lẹ đã chộp vững xong rồi, tay bên ngoài của chư vị chộp bắt xong, hai tay lại hợp nhất lại, nó đã nằm trong tay rồi. Nó rất lợi hại, có lúc động đậy trong tay, dùi vào [tay], có lúc cắn, có lúc còn kêu thét. Chư vị thấy [nó] rất bé [khi] ở trong tay, nhưng thả ra khỏi tay liền biến thành rất lớn. Điều này không phải ai cũng dám động đến, không có công năng ấy thì hoàn toàn không động đến được, hoàn toàn không đơn giản như chúng ta vẫn tưởng tượng.

Đương nhiên trong tương lai hình thức trị bệnh bằng khí công này cũng có thể được [phép] tồn tại; trong quá khứ nó vẫn luôn tồn tại. Nhưng phải có điều kiện, cá nhân ấy phải là người tu luyện, trong quá trình tu luyện họ xuất phát từ tâm từ bi, họ làm điều ấy giúp một số lượng ít những người tốt thì được. Nhưng họ không thể giúp người ta triệt để tiêu trừ nghiệp, uy đức của họ không đủ; do vậy [khó] nạn vẫn còn, chỉ có bệnh cụ thể kia là khỏi thôi. Một khí công sư nhỏ bé bình thường không phải là người đã đắc Đạo, họ chỉ có thể giúp người ta trì hoãn về sau; cũng có thể chuyển hoá, cũng có thể chuyển hoá thành tai nạn khác. Tuy nhiên bản thân họ không biết được quá trình trì hoãn về sau [ra sao]; nếu [người] tu luyện công pháp ấy là phó ý thức, thì phó ý thức của họ đã làm [điều ấy]. Có những người tu luyện của một số công pháp dường như có danh [tiếng] rất lớn, có rất nhiều đại khí công sư có danh tiếng hiển hách nhưng không hề có công; công [của họ] đều có trên thân của phó nguyên thần. Nghĩa là, trong quá trình tu luyện cho phép làm như vậy, bởi vì có một số người cứ duy trì ở tầng ấy, hễ luyện là đến mấy chục năm, mấy chục năm vẫn chưa ra khỏi tầng ấy, do đó họ suốt đời vẫn mãi đi coi bệnh coi bệnh cho người ta. Bởi vì họ đang ở tại tầng ấy, thì cũng cho phép họ làm như vậy. Các đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tuyệt đối không được phép đi coi bệnh [cho người khác]. Đọc cho người bệnh cuốn sách này, nếu như người bệnh có thể tiếp thu, thì có thể trị bệnh, tuy nhiên hiệu quả đối với những người có nghiệp lực to nhỏ khác nhau là khác nhau

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #feeefefe