Kỳ 23: Tại sao lại có hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân?
Đó là khi sự bất hạnh của người khác dường như là mối đe dọa đối với bản thân.
Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim Blaming) không chỉ xảy ra riêng với các trường hợp ngược đãi. Chúng ta chứng kiến nó khi quá khứ của nạn nhân bị cưỡng bức được lôi ra để phân tích từng li từng tí, khi người dân sống ở nước nước nghèo bị coi là lười biếng và không có chí tiến thủ, khi những người mắc bệnh tâm lý được coi là tự bản thân họ chuốc lấy bệnh với lối sống tệ hại. Đây là những trường hợp mà nạn nhân có thể có trách nhiệm với những sự bất hạnh của họ nhưng hầu hết, cái trách nhiệm đó đa phần đều bị thổi phòng lên và những yếu tố có liên quan khác bị xem nhẹ đi, hoặc thậm chí không được ngó ngàng tới. Tại sao chúng ta lại hăm hở đổ lỗi cho nạn nhân đến thế khi mà chúng ta chẳng gặt lại được gì từ nó?
Đổ lỗi cho nạn nhân không chỉ đơn giản là cách để trốn tội, mà nó còn giúp chúng ta tránh được cảm giác yếu nhược. Nạn nhân càng vô tội bao nhiêu, thì họ càng là mối đe dọa bấy nhiêu. Họ đe dọa cảm giác rằng thế giới là nơi an toàn, đầy đạo đức và chính nghĩa của chúng ta, nơi mà điều tốt đẹp thường xảy ra với người tốt, và xui xẻo, bất hạnh chỉ xảy ra với người xấu. Khi bất hạnh xảy ra với người tốt, nó nhấn mạnh rằng không một ai là an toàn cả , dẫu cho chúng ta có tốt đến đâu thì chúng ta đều có khả năng gặp chuyện xấu. Cái suy nghĩ sự bất hạnh có thể là ngẫu nhiên, có thể xảy ra với bất kỳ ai rất đáng sợ, thế nhưng chúng ta lại chứng kiến nó hằng ngày với những bằng chứng cho thấy nó có thể là sự thật.
Vào những năm 1960, nhà tâm lý học xã hội, tiến sĩ Melvin Lerner thực hiện một chuỗi thí nghiệm nổi tiếng. Ông phát hiện ra khi những người tham gia thí nghiệm chứng kiến một người khác bị giật điện mà không thể làm gì để ngăn cản thì họ bắt đầu xúc phạm nạn nhân. Khi sự bất công và độ tàn nhẫn càng tăng thì sự xúc phạm càng nặng nề. Những nghiên cứu sau đó tìm thấy hiện tượng tương tự xảy ra khi họ xem xét nạn nhân của các tai nạn xe cộ, cưỡng bức, bạo hành gia đình, bệnh tật và nghèo khó. Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Ronnie Janoff- Bulman đề xuất ý kiến rằng đôi lúc ngay cả nạn nhân cũng tự hạ thấp bản thân họ, rằng chính những hành vi của bản thân là nguyên nhân dẫn đến sự đau đớn, bất hạnh mà họ gặp phải, chứ không phải là tính cách thường ngày của họ, để cho những sự kiện tiêu cực trông có vẻ như có thể điều khiển được, và do đó, có thể tránh được trong tương lai.
Một trong những lý do khiến mọi người đổ lỗi cho nạn nhân là để cách ly họ ra khỏi những tình huống tiêu cực này và tự nhủ rằng họ sẽ không dễ gì gặp chuyện nguy hiểm như vậy. Bằng việc dán nhãn, hay đổ lỗi cho nạn nhân, người khác sẽ nhìn nạn nhân khác hẳn với họ. Mọi người tự trấn an với bản thân bằng cách suy nghĩ, "Bởi vì mình không giống như cô ta, bởi vì mình không làm như thế, cho nên chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra với mình."
Cũng giống như câu chuyện trong công viên nước Hồ Tây, và mới đây nhất là vụ một em bé sinh năm 2000 tự tử sau khi bị bạn trai tung clip sex lên mạng, không chỉ riêng các anh các chú vào cười nhào mà đến cả cùng là đàn bà con gái với nhau, không những không thông cảm mà còn nhào vào chỉ trích. Bỏi vì đó là cách chứng minh, cũng là cách họ trấn an mình, "Tôi đoan trang như thế, chả bao giờ làm ra những hành động như vậy, chuyện này có mơ cũng chẳng xảy ra với tôi."
Lerner giả thuyết rằng gốc rễ của xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân nằm ở niềm tin trong một thế giới, cái thế giới mà mỗi hành động đều đoán trước được những hậu quả đi kèm, và con người có thể điều khiển được những gì xảy ra với họ. Nó nằm cả trong những câu tục ngữ, câu nói thông thường như "Gieo nhân nào, gặt quả ấy", hay " Gieo gió ắt gặt bão". Chúng ta muốn tin rằng công lý sẽ đến với những người làm ác, trong khi người tốt, trung thực, tuân thủ luật pháp sẽ được tưởng thưởng. Nghiên cứu đã tìm ra, không ngạc nhiên gì, với những người tin rằng thế giới là một nơi tốt đẹp thì họ thường hạnh phúc hơn và ít đớn đau. Nhưng niềm hạnh phúc này đều có cái giá của nó, nó có thể làm giảm đi sự thấu cảm của chúng ta với những người gặp bất hạnh, và thậm chí chúng ta có thể làm tăng nỗi đau đớn ấy thêm bằng việc chỉ trích.
Vậy thế giới này chỉ là một nơi chẳng chút hy vọng và đầy rẫy đớn đau? Hoàn toàn không phải như vậy. Mọi người có thể tin rằng thế giới này đầy những sự bất công nhưng đồng thời có thể tin rằng họ có khả năng thay đổi nó và khiến nó trở nên tốt đẹp hơn thông qua những hành động của mình. Một cách để khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn chính là đấu tranh với sự bốc đồng lý giải đau đớn của người khác, và nhận ra rằng, chúng ta có thể là những người tiếp theo gặp phải tình trạng giống như họ. Sự thừa nhận này có thể làm xáo trộn những gì mà chúng ta tin tưởng trước đó nhưng nó cũng là cách duy nhất khiến chúng ta thật sự mở lòng với những nỗi đau của người khác, giúp họ cảm thấy được sự ủng hộ và không phải đơn độc nữa.
CÁC BẠN CÓ THỂ DONATE MÌNH QUA VÍ MOMO:0944788578 ĐỂ MÌNH CÓ ĐỘNG LỰC ĐĂNG NHIỀU CHAPTER MỚI HƠN ^^
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top