tam long cao ca-part 1
NGÀY KHAI TRƯỜNG
Tôrinô thứ hai 17. Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Baretti để ghi tên tới vào lớp ba. Còn tới thì mãi nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chất những bố mẹ học sinh, vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da... Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối vào ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không Eancô?" Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào dược trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một trẻ em, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả phòng đợi và các thang gác. Tôi vui thích thấy lại cái phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suốt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, cào tôi và nói: "Enricô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua đây nữa. Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con: người ta phải lôi chúng vào; vài mà bỏ chạy không chịu ngồi vào ghế, nhiều em khác òa lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bố, bà mẹ ấy phải quay lại để khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có chiều thất vọng. Em trai tôi được vào lớp của cô giáo Dencati, tôi học lớp thầy giáo Pecbôni ở gác hai.Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết: năm mươi bốn học sinh tất cả. Trong đám ấy tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ lớp hai; trong đó có Đêrôtxi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhất. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi. Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng như là một người bạn. Tôi tiếc không dược.thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa. Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết dứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tấn trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười. Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc! Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ bảo: "Gắng lên Enricô của mẹ. Mẹ con ta sẽ cùng học với nhau!". Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tất bụng thế, nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái... Nhưng thôi cũng được.
THẦY GIÁO MỚI
Thứ ba 18 Thầy giáo mới ngay từ sáng hôm nay đã làm cho tất cả chứng tôi đều rất thích.Khi chúng tôi đang lần lượt vào lớp, và thầy đã ngồi vào chỗ của mình, chốc chốc chúng tôi lại thấy những học trò của thầy năm ngoái, đi qua đều bước vào cửa chào thầy. "Chào thầy ạ! Chào thầy Pecbôni ạ!". Có những cậu bước vào bắt tay thầy, rồi vội vàng chạy ra. Rõ ràng đám học trò cũđều rất mến thầy, và rất muốn lại được học với thầy nữa. Còn thầy thì chỉ thấy trả lời đơn giản: "Chào cậu", và bắt những bàn tay chìa ra phía thầy, nhưng chẳng nhìn ai cả. Mỗi lần chào lại, thầy đều nghiêng mình vẻ nghiêm trang, mặt quay về phía cửa sổ, nhìn sang mái nhà trước mặt. Đáng lẽ làm cho thầy vui, thì những sự biểu lộ tình cảm của học trò cũ hình như làm cho thầy đau khổ. Rồi lại đến lượt thầy nhìn chúng tôi, những học trò mới, hết đứa này đến đứa khác, một cách chăm chú. Vừa đọc chính tả, thầy vừa bước xuống bục và đi vào giữa các dãy bàn của chúng tôi. Chợt nhìn thấy một cậu mặt đỏ ửng và đầy những nết sưng nhỏ, thầy liền ngưng đọc, lấy hai tay ôm đầu cậu bé, hỏi cậu làm sao, rồi sờ trán xem cậu có sốt không. Trong lúc đó thì ở sau lưng thầy một cậu đứng ngay lên trên ghế và bắt đầu múa như con rối. Thầy giáo quay ngoắt lại, cậu ta hoảng hết vội ngồi xuống và cúi gầm mặt, chắc chắn thế nào cũng bị mắng một trận. Nhung thầy Pechôlli đặt tay lên vai cậu bé dại dột và nói: "Đừng làm thế nữa nhé!". Chỉ thế thôi. Rồi thầy lại trở về chỗ và đọc nốt bài chính tả. Xong bài chính tả, thầy lặng thinh nhìn chúng tôi một lúc, rồi nói với chúng tôi, giọng thầy rất to, nhưng hết sức hiền từ: "Nghe đây, các con ạ! Chúng ta sẽ sống chung với nhau cả một năm, thầy trò ta đều cố gắng làm sao cho năm nay thật tốt. Các con phải chăm và ngoan. Thầy không có gia đình. Chính các con sẽ thay cho gia đình của thầy. Năm ngoái thầy còn mẹ; nhưng nay mẹ thầy đã mất rồi. Nay thầy chỉ có một mình, thầy chỉ còn các con trên đời này nữa thôi. Thầy chẳng còn ý nghĩ nào, tình cảm nào ngoài các con ra. Các con phải là đàn con của thầy. Thầy sẽ rất thương các con, và các con cũng phải thương thầy. Thầy không muốn phải phật một ai. Các con hãy tỏ ra cho thầy thấy là những đứa trẻ chân thành, dũng cảm. Trường học của chúng ta sẽ là một gia đình, và các con sẽ là niềm an ủi và niềm tự hào của thầy. Thầy không yêu cầu các con phải trả lời, vì thầy tin chắc rằng trong lòng tất cả các con đều đã nói "vâng ạ", và thầy xin cám ơn các con: Vừa lúc ấy thì người gác cổng vào báo hết giờ học. Tất cả chúng tôi đều im lặng ra khỏi lớp. Cậu học trò lúc nãy đứng lên ghế làm trò, bước lại gần thầy, và hỏi thầy giọng run run: "Thua thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ?" Thầy giáo hôn vào trán cậu và nói: "Thế là tốt con ạ? Thôi, con về đi". MỘT TAI NẠN
Thứ sáu 21 Năm học đã bắt đầu bằng một tai họa. Sáng nay, trên đường đi học, tôi đành kể lại cho bố nghe những lời nói chân thành của thầy Pecbôni, thì bỗng thấy đường phố đông nghịt những người. Họ dừng lại trước cổng trường thị xã. Bố kêu lên. Chắc đã xảy ra tai nạn gì rồi! Chúng tôi phải len vào trường một cách rất khó khăn. Căn phòng lớn chật ních bố mẹ học sinh, và cả học sinh mà các thầy giáo không tài nào cho vào lớp được Tất cả mọi người đều nhìn về phía cửa phòng thầy hiệu trưởng, và có người nói: "Tội nghiệp cậu bé! Tội nghiệp Rôbetti!". Ở tít đằng cuối phòng lớn, người ta thấy nhô lên trên đám đông cái mũ của một người cảnh vệ thị xã và cái đầu hói của thầy hiệu trưởng. Một ông đội mũ cao vừa đi vào, và người ta thì thầm: "Kìa, bác sĩ". Bố tôi hỏi một thầy giáo: "Việc gì vậy, thưa thầy?. Thầy giáo trả lời: "Xe để lên chân cậu ấy". Một người khác tiếp lời: "Và đã nghiền nát bàn chân cậu ta". Người bị nạn là một học sinh lớp hai. Cậu ta đang đi ởđường phố Dôra Grôtxa để đến trường, thì thấy một em bé lớp sơđẳng tuột khỏi tay mẹ -và ngã xuống trước một chiếc xe chở khách đang chạy, chỉ cách xe có một bước. Lập tức cậu ta dũng cảm lao đến cứu em bé, bế xốc em dậy. Không may bánh xe đè lên chân cậu bé quả cảm. Cậu ta là con trai ông đại úy pháo binh. Câu chuyện người ta kể cho chúng tôi đến đó thì một người đàn bà hất hoảng, rẽ đám đông đâm bổ vào trong phòng. Đó là mẹ của Rôbetti, mà người ta vừa báo cho biết. Một người khác, mẹ của em bé được cứu sống, chạy lại ôm choàng lấy cổ bà mẹ Rôbetti mà khóc nức nở, và dìu bà vào trong phòng thầy hiệu trưởng. Ở bên ngoài chúng tôi nghe tiếng kêu thất vọng của bà Rôbett "Ôi, Giuliô của mẹ, con yêu dấu của mẹ!". Một lát sau, một chiếc xe đỗ trước cổng và thầy hiệu trưởng đi ra, bế cậu bé bị thương trên tay. Cậu bé đáng thương, mặt tái nhợt, mắt nửa nhắm nửa mở, đầu tựa lên vai thầy hiệu trưởng. Thấy cậu, mọi người đều im lặng. Người ta chỉ còn nghe tiếng nấc cố nén của bà Rôbetti. Thầy hiệu trưởng dừng lại một chốc trong phòng, nâng cậu Rôbetti lên, như để cho mọi người trông thấy cậu. Tức thì, thầy giáo, cô giáo, bố mẹ học sinh và học sinh, tất cả đều nói to: "Rôbetti dũng cảm! Cậu bé dũng cảm và đáng thương?". Người ta gởi đến cậu những cái hôn; các cô giáo và học sinh đứng gần thì hôn hai bàn tay bé nhỏ bất động của cậu. Cậu mở mắt ra và thì thầm hỏi: "Cặp sách của..cháu đau rồi?". Bà mẹ của em béđược cứu sống vừa khóc vừa đưa chiếc cặp ra nói. "Đây, chính bác giữđây, cháu yêu dấu của bác ạ!" Nghe con đã nói được, bà Rôbetti mỉm cười. Mọi người đều đi ra. Cậu bé bị thương được đặt nằm cẩn thận trong xe, người ta quất roi cho ngựa chạy. Và tất cả chúng tôi vào lớp học, lặng lẽ và xúc động.
CẬU BÉ XỨ CALABRICA
Thứ bảy 22 Chiều qua trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết tin tức cậu Rôbetti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian - thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm như gần giao lại với nhà quần áo màu sẫm thắt một dây lưng bằng da đen. Sau khi nói rất khẽ mấy câu với thầy Pecbôni, thầy hiệu trưởng để cậu bé lại rồi đi ra. Người mới đến nhưng chúng tôi bằng đôi mắt to, với cái vẻ gần như hoảng hốt. Thầy giáo cầm tay cậu và nói với chúng tôi: Các con phải lấy làm hài lòng, hôm nay vào học lớp ta, một học sinh quê ở Retjiô đê Calabria rất xa đây, ở nơi tận cùng của vương quốc. Các con hãy niềm nở đón tiếp người bạn mới. Bạn là con để của một miền đất vinh quang đã cho nước Ý những danh nhân và còn cho nước Ý những người lao động giỏi và những chiến sĩ dũng cảm. Quê hương của bạn là một trong những miền đẹp nhất Tổ quốc ta ở đấy cô những núi cao phủ kín rừng, và nhân dân thì rất thông minh và đầy quả cảm. Hãy thương bạn các con ạ, để cho bạn không thấy rằng bạn đang ở rất xa nơi chôn rau cắt rốn của mình; hãy tỏ cho bạn biết rằng một cậu bé người Ý vào học mọi trường trên đất Ý thì ở đâu cũng tìm thấy những người bạn, những người anh em!" Nói xong, thầy Pecbôni đứng lên và chỉ trên bản đồ nước Ý treo ở tường cái điểm vẽ thành phố Retjiô đê Calabria. Thầy lại gọi với cái giọng rất to của thầy: Ecnetxtô Đêrôtxi?". Đêrôtxi (cái cậu bao giờ cũng được phần thưởng nhất lớp) đứng dậy.. "Lên đây thầy bảo". Đêrôtxi ra khỏi chỗ ngồi, đi lên phía bàn thầy giáo, đứng cách cậu bé xứ Calabria hai bước. Thầy Pecbôni bảo: "Con là người đầu lớp), ở cương vịấy con hãy thay mặt tất cả các bạn ôm hôn bạn mới đến, cái hôn của những người con xứ Piêmôntê gửi đứa con xứ Calabria". Đêrôtxi đến gần cậu bé Calabria và nói với cậu, giọng thanh và trong: "Xin vui mừng đón bạn?" Rồi ôm hôn cậu nồng nàn trên hai má! Tất cả chúng tôi đều vỗ tay. "Im! Trong lớp không được vỗ tay", thầy giáo nói to. Dù thầy cấm, chúng tôi vẫn thấy rõ là thầy rất hài lòng về nỗi bồng bột của chúng tôi. Cậu bé xứ Calabria cũng vậy, cậu cũng rất vui lòng. Thây Pecbôni chỉ một chỗ ngồi, dắt cậu đến, rồi lại nói với chúng tôi: Để đạt kết quả như các con thấy, nghĩa là để cho một cậu bé Calabria đến Tôrinô vẫn thấy rằng mình ở quê mình, cũng như một cậu bé ở Tôrinơđến Retiiô đê Calabria có quyền là mình vẫn ở quê mình, đất nước ta đã chiến đấu năm mươi năm, và ba vạn người Ý đã chết cho tự do. Các con hãy yêu nhau như anh em ruột thịt: và ai mà xúc phạm àến người bạn mới này vì bạn không phải là người Piêmôntê, thì không xứng đáng được ngẩng mặt lên khi lá cờ ba màu diễu qua" . Cậu bé Calabria vừa ngồi vào chỗ thì các bạn ngồi gần đã lập tức đưa cho, nào ngòi bút, nào bút chì, nào tranh ảnh; một bạn ngồi bàn cuối gửi đến cho cậu, làm bằng chứng tình bạn, một con tem Thụy Điển.
CẬU BẠN HỌC CỦA TÔI
Thứ ba 25 Anh học trò đã cho cậu bé Calabria con tem là người mà tớ thích nhất lớp.Cậu ta tên là Garônê, lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Cậu rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của cậu thì đủ biết. Lão nào cậu cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn. Giờ thì tôi đã biết được nhiều bạn của tôi rồi. Một bạn khác cũng làm cho tôi thích, vì cậu ta lúc nào cũng có vẻ rất hài lòng, tên là Côretti. Cậu ta mặc một cái áo ngắn bằng da rái cá, và đội cái mũ nồi bằng da mèo. Cậu ta con một bác bán củi đã phục vụ trong quận đoàn của thái tử Umbeetô hồi chiến tranh 1866(2). Người ta bảo bác ấy được thưởng ba huân chương. Lại còn cậu Nenli, cậu bé gù tội nghiệp nom quá gầy, gò, quá yếu đuối. Có một cậu ăn mặc rất sang, lúc nào cũng gỡ những sợi lông bám vào quần áo mình, ten là Vôtini. Ngồi trước tôi là một cậu, mà anh em goi là "cậu bé thợ nề" vì bố cậu ta làm nghềấy; mặt cậu ta tròn như quả táo và mũi thì tẹt. Cậu ta có cái biệt tài làm như kẻ sứt môi, và tất cả học sinh thường bảo cậu ta làmđể cười cho vui. Cậu ta có cái mũ mềm, nho nhỏ cứ cuộn lại đứt túi như một chiếc khăn tay. Ngồi gần "cậu bé thợ nề" là Garôpphi, cao gầy, mũi khoằm như cái gọng kim và đôi mắt ti hí. Cậu thường xuyên mua bán, đổi chác nào ngồi bút, nào hộp diêm; cậu viết cả bài học lên móng tay để nhìn trộm khi thầy gìơ, đọc thuộc lòng. Lại còn một cậu bé có vẻ khinh khỉnh: Các lô Nôbitx. Cậu ngồi giữa hai cậu mà đối với tôi rất có thiện cảm: .một cậu là con ông thợ khóa, ăn mặc luộm thuộm, cái áo dài xuống tận đầu gối, xanh xao như người ốm, mặt bao giờ cũng sợ sệt và nụ cười đau đớn; cậu kia thì tóc đỏ hoe, một cánh tay bị liệt phải buộc băng quàng vào cổ. Bố cậu đi bên Mỹ, và mẹ cậu bán rong rau quả. Ngồi sát bên trái tôi lại là một nhân vật lạ lùng, Xtacdi, người thấp và to ngang, cổ rụt vào giữa hai Vai, lúc nào cũng càu nhàu, không bao giờ chuyện trò với ai cả. Không lấy gì làm thông minh - tôi cho như vậy - nhưng rất chăm chú nghe lời thầy giảng; cậu ta ngồi nghe không nhúc nhích, mắt nhìn thầy đăm đăm, cái trán nhăn lại, hai hàm răng cắn chặt vào nhau. Vô phúc mà nói gì với cậu ta khi thầy giáo đang giảng bài, thì cậu ta không thèm trả lời cứ hỏi dai thì cậu ta sẽ cho một cái đá... nhưng vẫn không nói một nửa lời. Cạnh Xtácdi là một bộ mặt tàn nhẫn và ghê tởm, đó là.Phranti, hình như nó đã bị đuổi khỏi một trường khác. Lại còn có hai anh em ruột ăn mặc giống nhau, đều đội mũ có cắm cái lông chim trĩ, và giống nhau như hệt. Nhưng cái cậu dễ thương hơn hết, thông minh nhất lớp và chắc chắn thế nào năm nay cũng được phần thưởng nhất là Đêrôtxi. Thầy giáo đoán biết vậy, nên hỏi bài cậu ta luôn. Prêcôtxi tất nhiên là tôi rất yêu, cậu con ông thợ khóa, cái cậu mặc chiếc áo quá dài, và nét mặt có vẻđau khổ. Người ta bảo là cậu hay bị bố đánh, tội nghiệp! Trông cậu nhút nhát: mỗi khi hỏi gì ai hay khẽ chạm vào ai là lại nói: "xin lỗi", vừa nói vừa nhìn người ta với đôi mắt hiền lành và buồn rầu. Nhưng cậu Garônê cao lớn thì tôi vẫn cho là tốt hơn tất cả mọi người.
MỘT HÀNH VI NGHĨA HIỆP
Thứ tư 26 May quá, đúng sáng nay chúng tôi đã có dịp đánh giá Garônê. Khi tôi vào lớp (hơi muộn một tí vì cô giáo lớp dưới đã giữ tôi lại hỏi lúc nào cô có thểđến chơi nhà tới) thì thầy Pecbôni vẫn chưa đến; và ba hay bốn đứa đang hành hạ cậu Crôtxi đáng thương, cái cậu tóc hoe, cánh tay bị liệt và bà mẹ bán rau quảấy. Chúng lấy thước cậu; ném vỏ hạt dẻ vào đầu cậu; gọi cậu là con quỉ què và nhại cái tay của cậu. Một mình ở đầu ghế ngồi, Crôtxi sợ hãi, nghe và nhìn khi đứa này khi đứa kia với đôi mắt van lên, cầu chúng để cho yên thân. Nhưng bọn chúng mỗi lúc một lầm già, đến nỗi cậu bắt đầu run lên và mặt đỏ bừng vì tức giận. Bỗng Phranti, cái thằng có bộ mặt tàn nhẫn ấy, đứng lên một cái ghế, làm bộ như ôm mỗi tay một cái sọt, nó nhớ mẹ Crôtxi khi bà đến đón con ở cổng trường. Mấy hôm nay, không thấy bà ta đến, vì đang ốm. Thấy diễn màn kịch câm ấy, học trò cười ầm lên. Crôtxi liền mất bình tĩnh, chộp lấy lọ mực trước mặt và đùng hết sức ném vào Phranti. Nhưng Phranti tránh được và lọ mực trúng giữa ngực thầy Pecbôni vừa bước vào. Tất cả học trò khiếp sợ, chạy về chỗ, và im thin thít như vừa có một phép lạ. Thầy giáo tái mặt, bước lên bục và hỏi, giọng lạc hẳn đi: "Ai ném lọ mực?" Không một tiếng trả lời. "Ai?" thầy Pecbôni nhắc lại giọng to hơn. Garônê động lòng thương Crôtxi, liền đứng dậy và nói quả quyết: "Thưa thầy, con ạ?" Thầy giáo nhìn Garônê, rồi nhìn đám học sinh đang sửng sốt, và nói giọng bình tĩnh: "Không phải con". Sau một phút thầy lại nói: "Người có lỗi sẽ không bị phạt, cứđứng dậy". Crôtxi đứng dậy, vừa nói vừa khóc: - Thưa thầy các bạn trêu con, chửi con, con mất bình tĩnh... con đã ném... - Con ngồi xuống, thầy giáo bảo - và những ai đã khiêu khích bạn, thì đứng lên! Bốn trong những đứa đã gây sự đứng dậy, đầu cúi gầm. Thầy Pecbôni nói: "Các cậu đã lăng mạ một người bạn không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em bé yếu đuối không cỗ sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát!" Nói xong, thầy bước xuống giữa chúng tôi, đi về phía Garônê, thầy đến gần, cậu cúi đầu xuống. Thầy Pecbôni đưa tay xuống dưới cằm Garônê, nâng đầu cậu ta lên nhìn thẳng vào mặt và nói: "Con quả có một tấm lòng cao quý!" Nhân lúc ấy, Garônê ghé vào tai thầy, nói nhỏ mấy tiếng. Tức thì thầy quay lại bốn tên thủ phạm và bỗng nhiên thầy bảo họ: "Thôi, thầy tha lỗi cho các con!"
CÔ GIÁO LỚP MỘT TRÊN CỦA TÔI
Thứ năm 27 Cô giáo cũ dạy tôi ở lớp một đã giữ lời hứa, cô đến thăm chúng tôi hôm nay. Đã một năm rồi cô giáo mới lại đến đây, và tất cả mọi người trong nhà đều vui mừng đón tiếp cô. Lúc nào cô cũng thế, vẫn là một người phụ nữ nhỏ nhắn, dội cái mũ viền nhung màu lục không hợp với cô một tí nào, ăn mặc không chút cầu kỳ; vì may lắm cô mới tranh thủ được một tí thì giờđể chải tóc, mà tóc đã bắt đầu bạc từ năm ngoái. Da của cô cũng xanh đi, và cô cứ ho không ngớt. - Cô ít chú ý đến sức khỏe quá mẹ tôi nói với cô như vậy. - Chẳng sao đâu - cô trả lời với một nụ cười vừa vui vẻ vừa đượm buồn. - Cô hay nói to quá - mẹ tôi lại nói. - Cô mệt quá với đám học trò đấy. Đúng Thế đấy, người ta luôn nghe tiếng của cô tất cả lớp học. Cô nói không hề nghỉ, để cho các em nhỏ không thể lơđễnh được, và cô cũng không hề ngồi lấy một phút cho đỡ mỏi. Tôi tin chắc thế nào cô cũng đến nhà tôi, vì cô không bao giờ quên học trò cũ của cô; cô nhớ tên học trò, và những ngày thi cô đến thầy hiệu trưởng để xem họ được bao nhiêu điểm; cô còn đứng ngoài cửa phòng thi chờ họ ra và bảo họ đem cho cô đọc những bài làm, để xem họ có tiến bộ không. Rất nhiều học trò cũ của cô đã mặc quần dài và có đồng hồ vàng bỏ túi, nghĩa là những học trò lớn rồi, vẫn từ trường trung học về thăm cô. Hôm nay cô vừa dẫn đám học trò đi xem Viện bảo tàng hội họa về, mệt hết hơi; vì thứ năm nào cũng thế, cô vẫn đưa học trò đến một nơi nào lý thú như vậy, giảng cho họ nghe tất cả những gì có thể làm cho họ thích, hay có thể đem đến cho họ một bài học bổ ích. Tội nghiệp cô giáo! Cô lại gầy thêm. Nhưng lúc nào cô cũng linh hoạt, và hễ nói đến lớp của mình là lại sôi nổi. Cô ngỏ ý muốn xem lại cái giường mà cô thấy tôi nằm, khi tôi ốm nặng, cái giường hiện nay để em tôi nằm. Xong rồi cô ra về, vì cô rất vội, cô đi thăm một em bé lớp cô, con một bác thợ đóng yên ngựa, đang lên sởi. Cô lại còn cả một chồng bài tập để chấm, công việc của cả một buổi tối; ấy là chưa kểđến một bài số học phải dạy cho một chị bán hàng trước bữa ăn chiều nữa. "Này, Enricô, - cô vừa ra về vừa nói với tôi, - giờ con đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi, con còn yêu cô giáo của con nữa không?" Cô hôn tôi, và xuống đến chân cầu thang còn nói to cho tôi nghe: "Đừng quên cô nhé, Enricô ạ!" Ôi! Cô giáo rất tốt của con, không, không bao giờ, không bao giờ con lại quên cô được? Sau này, khi đã lớn, con vẫn nhớ cô, và con sẽ đến tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ của cô. Mỗi lần đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, con sẽ tưởng như tiếng nói của cô, con sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp của cô ở đó con đã học được bao nhiêu điều, ở đó đã bao lần con trông thấy cô mệt mỏi và đau ốm, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn khoan dung với mọi người; cô thất vọng khi thấy một trò cứ cầm cây bút không chỉnh mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng con khi các ông thanh tra thăm lớp và hỏi bài chúng con, cô sung sướng khi chúng con đạt được những kết quả xuất sắc; lúc nào cô cũng nhân hậu và hiền từ như một bà mẹ. Không bao giờ không bao giờ còn lại quên cô, cô giáo thân yêu của con!
TRONG MỘT CĂN GÁC XÉP
Thứ sáu 28 Chiều hôm qua, tôi cùng mẹ và em Xinvia mang áo quần đến cho người đàn bà nghèo khổ đã được giới thiệu trên báo. Tôi ôm cái gói; Xinvia ghi trên mẩu giấy địa chỉ và những chữ dầu của họ và tên người đàn bà tội nghiệp đăng trên báo. Chúng tôi lên mãi tầng trên cùng của một ngôi nhà rất cao. Trong một hành lang hẹp, có cả một dãy cửa, mẹ tôi gõ cái cửa ở trong cùng. Một người đàn đàn bà còn trẻ tóc bạch kim, gầy, ra mở cửa. Hình như tôi đã gặp là ta ở đâu rồi thì phải, cũng cái khăn trùm màu lơ trên đầu như thế. - Có phải bà đã được giới thiệu ở trên báo không ạ? - Mẹ hỏi? - Vâng, thưa bà, đúng là tôi ạ!. - Vậy chúng tôi xin mang đến giúp bà một ít áo quần. Người đàn bà tội nghiệp cám ơn chúng tôi không ngớt. Trong khiấy tôi nhìn thấy, ở một góc của căn phòng tối tăm và trống trải chẳng có đồ đạc gì, một cậu bé quay lưng lại phía chúng tôi, đang quì trước một cái ghế, và hình như đang viết một cách chăm chú. Giấy thì đểở trên mặt ghế, và lọ mực để dưới sàn nhà. Làm thế nào mà học được trong bóng tối như vậy nhỉ? Trong khi tự hỏi như vậy thì tôi bỗng nhận ra mái tóc hung và cái áo dài của Crôtxi, con bà bán rau quả rong, cái cậu có cánh tay bị liệt ấy. Tôi nói khẽ cho mẹ biết, trong khi người đàn bà tội nghiệp mở cái gói mà chúng tôi vừa đem đến cho. - Im, - mẹ bảo tôi, - có thể cậu ta sẽ tủi thân vì thấy con làm phúc cho mẹ cậu. Đừng gọi. Nhưng đúng lúc ấy Crôtxi ngoảnh lại: tôi trở lên lúng túng, còn cậu thì mỉm cười với tôi, và mẹ liền đẩy tôi lại với cậu. Nhưng cậu đã chạy lại, dang tay ra. Tôi ôm chầm lấy Crôtxi. Mẹ Crôtxi nói với mẹ tôi: Bà thấy đấy! Tôi chỉ có một mình với cháu thôi, bố cháu sang bên Mỹ đã sáu năm nay, và không may hơn nữa là tôi lại ốm, không thể ra phố bán rau để kiếm vài xu Chúng tôi đã bán dần dần tất cả đồ đạc; đến một cái bàn để cho thằng Luighi tội nghiệp của tôi ngồi làm bài cũng không còn. Trước đây tôi còn một cái ghế dài kê ở cửa dưới thì ít ra nó cũng có thể để vở lên mà viết được, nhưng nay cũng chẳng còn nữa. Chúng tôi chẳng có chút dầu đèn gì, thằng bé đáng thương cứ phải học trong bóng tối, như thế rồi cũng hỏng mắt. Cũng may mà tôi còn có thể cho cháu đi học được ở trường thị xã; ở đấy người ta cho nó sách, vở. Tội nghiệp Luighi, nó ham học lắm! Ôi, tôi khổ lắm bà ạ? Mẹ dúi vào tay người đàn bà khổ sở tất cả số tiền có - trong ví, ôm hôn Crôtxi và bước ra khỏi căn gác xép, đôi mắt đẫm lệ. Mẹ bảo tôi rất đúng rằng: Con hãy xem cậu bé tội nghiệp ấy phải học hành trong một hoàn cảnh rất đáng buồn! Còn con, thì có tất cả mọi cái cần thiết để học tập, thế mà có khi con lại thấy việc học là khó khăn. À, Enricô yêu dấu của mẹ, một ngày học của Crôtxi như vậy thật đáng giá hơn cả một năm học của con, Crôtxi người ta phải tặng những phần thưởng cao nhất cho những học trò như thế. Bố nghe được những lời nói vừa rồi của mẹ, và cũng ngày hôm đó tôi thấy trên bàn học của tôi bức thư sau đây.
TRƯỜNG HỌC (Thư của bố)
Thứ sáu 28 Đúng thế, Enricô yêu dấu của bố, việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ một tí xem một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường học; và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại trường. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, Enricô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt cả ngày, hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chúa nhật sau cả tuần lễ bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học. Con hãy nghĩ rằng mỗi buổi sáng khi con bước ra đường thì cũng vào giờấy, trong thành phố ta ba vạn trẻ em cũng như con, đến khép mình ba giờ liền trong một lớp để học tập. Con lại hãy nghĩ đến tất cả trẻ em gần cùng một lúc, ở tất cả các nước trên thế giới, cũng đang đi học. Con hãy hình dung trong trí tưởng tượng những học sinh ấy đang đi trên những con đường ở nông thôn, trên những đường phố của các thành thị nhộn nhịp, dưới trời nắng gắt hay dưới tuyết rơi, đi thuyền ở những xứ dọc kinh rạch, đi ngựa qua những cánh đồng rộng lớn, đi xe trượt trên mặt băng, qua các thung lũng và các đồi gò, qua rừng, qua ,suối, trên những đường mòn hẻo lánh băng qua núi, đi một mình, đi từng đôi hay từng tốp, thành hàng dài, tất cả đều cắp sách vở, mặc quần áo hàng nghìn kiểu, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, từ ngôi trường xa xôi nhất khuất nẻo trong tuyết của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh nhất của đất Arabia núp dưới bóng cây cọ Hàng triệu, hàng triệu trẻ em, tất cả cùng học những điều như nhau dưới những hình thức khác nhau. Con hãy tưởng tượng số học sinh đông như kiến của hàng trăm dân tộc khác nhau ấy, hãy tưởng tượng cái phong trào cực kỳ rộng lớn mà họ tham gia, và con hãy tự nhủ rằng: "Nếu phong trào ấy mà ngừng, thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh dã man; phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hy vọng, là vinh quang của thế giới?". Can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy? Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu, và chiến thắng là nền văn minh của nhân loại? Ôi, không bao giờ con làm một người lính nhát gan, Enricô của bố ạ. Bố của con
CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓl
31 tháng mười Chiều qua, tôi đến khu nữ sinh, ở cạnh khu Baretti của chúng tôi, để đưa cho cô giáo của em Xinvina bài chép về truyện cậu bé Pađôva mà cô muốn đọc. Trong khu có đến bảy trăm nữ sinh. Lúc tôi đến thì học trò bắt đầu ra về, ai nấy đều vui vẻđược nghỉ học một đợt vào những ngày đầu tháng mười một. Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Ngừời cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và Cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ một gương mặt trông hết sức hiền hậu, và kể lại là đi nạo mấy ống khói,được số tiền cộng lại là bao hào, nhưng chẳng may rơi mất, vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Cậu bé tội nghiệp không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn,đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. Các nữ sinh nhìn nhau, vẻ mặt rất nghiêm chỉnh; một số nữa cũng kéo đến, bé có, lớn có, con em những công nhân nghèo cũng như con nhà giàu, tay ôm cặp sách. Một nữ sinh vào loại lớn, đợi cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu, chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây, - một cô bé mặc áo đỏ nói. - - Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! - Thế là các nữ sinh lên tiếng gọi: "Amêlia, Luighia, Anna, một xu nhé. Ai có xu đưa đây!" Một vài cô mang tiền đi mua vê và mua hoa. Họ liền vội vàng đem tiền đến. Những cô khác, bé hơn biếu những đồng trinh. Cô nữ sinh đội mũ cắm lông Kanh, thu tiền và lên tiếng đếm: - Tám, mười, mười lăm xu! Chưa đủ, phải thêm nữa! Một chí con gái, hình như là phụ giáo, đi tới và cho một hào. Tất cả nữ sinh tíu tít hoanh nghênh ch ị. Thế là chỉ còn thiếu năm xu nữa thôi? Kìa, các chị lớp bốn đang tới kìa, họ có tiền đấy, - một em bé nói. Lớp bốn tới nơi, tiền lại càng nhiều. Các bạn nữ sinh xúm quanh cậu bé nạo ống khói; và thật là thích mắt nhìn cái cảnh cậu bé đen ngòm, hiền hậu, ở giữa đám nữ sinh xinh xắn, đáng yêu, mặc áo đủ màu, tóc xõa phất phới, người cắm lông chim tươi màu, kẻ thắt ruy băng bằng lụa. Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng giúp phần mình. "Bỗng bác gác cổng chạy tới, nói to: "Bà hiệu trưởng đến". Tức thì các nữ sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà các bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. THÁNG MƯỜI MỘT BẠN GARÔNÊ CỦA TÔI
Thứ sáu 4 Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày; ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua.Một thời gian vô tận tôi không được gặp Garônê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; tất cả các bạn của tôi đều có thiện cảm như vậy, trừ những đứa độc ác, vì Garônê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Garônê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay. Bố Garônê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Garônê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khỏe nhất lớp; cậu có thể nhấc ghế dài chỉ một tay thôi... Như vậy, mà cậu lại rất tất... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút chì, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. Trong giờ học, cậu không bao giờ nói chuyện, cũng không bao giờ gây ra một tiếng ồn. Luôn luôn ngồi im trên ghế, chiếc ghế quá hẹp đối với cậu, cậu phải cúi xuống, lưng khom khom và đầu rụt ngang vai. Mỗi khi tới nhìn cậu thì cậu cũng nhìn tôi với đôi mắt tươi cười như muốn nói: "Chúng mình là bạn thân, phải không Enricô à!". Người ta cũng có chế cậu một tí đấy vì lớn và khỏe như vậy mả cái áo, cái quần, ống tay, ống chân lại chật quá, ngắn quá; đôi giày của cậu to tướng, và chiếc "cà vạt" quấn quanh cổ thì như sợi dây thừng. Garônê đáng thương! Những điều ấy có sá gì? Chỉ cần trông thấy cậu là đã yêu cậu ngay rồi! Cậu có một con dao chuôi nạm xà cừ cậu bắt được năm ngoái trên quảng trường vũ khí; một hôm dùng dao, cậu bị khía một nhát sâu vào ngón tay, nhưng trong lớp chẳng ai hay biết gì cả, và về nhà cậu cũng chẳng nói một lời, để cho bố mẹ khỏi phải lo sợ. Khi người ta đùa cậu, cậu cũng không hề giận, nhưng coi chừng, khi cậu đã khẳng định một điều gì mà có ai bảo: "Việc đó không đúng sự thật", thì lập tức mắt cậu lóe lên như chớp, và nắm tay cậu đập xuống như muốn gãy cả ghế. Thứ bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp một trên hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở Giờ Garônê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Garônê một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Garônê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần Garônê thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên tôi yêu bạn Garônê lắm? Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Garônê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.
BÁC BÁN THAN VỚI ÔNG QUÝ TỘC
Thử 27 Chắc chắn Garônê không phải là người đi nói với Betti cái điều mà Caclô Nôbitx dám nói với cậụ này! Caclô Nôbitx tự phụ vì bố cậu ta là quí tộc và giàu có Ông Nôbitx, người khá cao, vẻ đứng đắn và lịch sự, râu rất dài, một bộ râu đen đẹp; gần như ngày nào ông cũng đưa con trai đến trường. Sáng qua Nôbitx cãi nhau với Betti, một trong những học sinh bé nhất, con một bác bán than, và không biết nói gì, vì cảm thấy mình trái, nó đã kêu lên: "Bố mày chỉ là quân khố rách áo ôm". Betti đỏ mặt tía tai, chẳng đáp lại sao cả, nhưng giàn giụa nước mắt. Về nhà ăn trưa, cậu ta nhắc lại cho bố nghe câu nói của Nôbitx. Vì vậy, sau bữa ăn, bố của Betti, một người nhỏ đen thui, đến phàn nàn với thầy giáo. Trong khi bà ta đang nói giữa lớp học hết sức im lặng, thì bố Nôbitx như thường lệ, giúp con trai cởi áo khoác ở ngoài cửa, nghe nói đến tên mình liền đi vào để hỏi xem có việc gì. Thầy Pecbôni đáp: - Bác đây đến phàn nàn rằng Caclô của ông đã nói rằng: "Bố mày chỉ là quân khố rách áo ôm". Ông Nôbitx cau mày và hơi đỏ mặt. Ông hỏi con: Có phải con đã nói thế không" Caclô đứng giữa lớp, trước mặt Betti, cúi đầu xuống chẳng trả lời sao cả. Bố cậu ta nắm lấy cánh tay con, đẩy con lại sát Betti, cho hai cậu gần như đụng vào nhau và bảo: "Xin lỗi bạn đi". Bác bán than muốn ngăn lại, nói: "Không, không", nhưng người quí tộc cứ mặc và nhắc lại cho Caclô! "Xin lỗi bạn đi". Nhắc lại lời bố. "Tôi xin lỗi bạn, Betti ạ, về câu nói thóa mạ, ngu dại, tôi đã trót nói về bố bạn, mà bố tôi lấy làm tự hào được bắt tay". Bác bán than hết sức ngăn lại, nhưng ông Nôbitx không chịu thôi, và con trai ông phải làm theo lời bố, nói nho nhỏ, không dám ngửng đầu lên, những lời mà bố nhắc cho từng câu một. Bấy giờ ông Nôbitx đưa tay ra bắt tay bác bán than; bác này siết tay rất chặt, rồi đẩy con trai vào tay Caclô Nôbitx. Ông bá tước lại nói với thầy giáo: "Xin thầy làm ơn xếp cho hai cháu ngồi cạnh nhau". Thầy Pecbôni liền xếp Betti ngồi cùng ghế với Caclô. Khi hai cậu đã yên chỗ, ông Nôbitx cúi chào và đi ra. Bác bán than tần ngần một lát, ngắm hai đứa trẻ ngồi lại với nhau, rồi gần, nhìn Nôbitx vẻ thiện cảm và mến tiếc. Chẳng nói một lời, bác đưa tay ra vuốt ve nó; nhưng rồi chẳng dám, bác chỉ đưa mấy ngón tay to tướng khẽ lướt qua trán nó, rồi đi ra. Thầy giáo liền nói với chúng tôi: "Hãy nhớ lấy những việc các con vừa trông thấy: đó là bài học hay nhất trong năm nay".
CÔ GIÁO CỦA EM TRAI TÔI
Thứ năm, 10 Cô Đencati biết em tôi mệt, đã đến nhà thăm chúng tôi Cậu con trai bác bán than, năm trước cũng học với cô Cô làm cho chúng tôi chết cười với câu chuyện cô kể là một hôm mẹ Betti mangđến nhà biếu cô mấy hộc than, túm trong cái tạp dề của bà, để cảm ơn cô đã thưởng huy chương ngoan ngoãn cho con trai bà. Tội nghiệp, bà ta cứ nằng nặc xin cô nhận cho món quà mọn ấy, và khóc dở vì phải mang cái tạp dềđầy than của bà về. Một lần khác, một người đàn bà tất bụng, mẹ một chú học trò bé của cô, đem đến cho cô một bó hoa rất nặng; và cô giáo đã bắt được, nhét ở giữa bó hoa, một ống tiết kiệm đựng đầy những đồng xu mới... Chúng tôi nghe cô kể chuyện thích quá và em trai tôi đã vui vẻ nuốt chén thuốc đắng cho vừa lòng cô Đencati. Với những chú học trò bé tí ở lớp một dưới ấy phải kiên nhẫn biết chừng nào; đứa nào cũng sún răng như những ông già, không đọc được cả chữ R lẫn chữ S!... Đứa thì ho, đứa thì chảy máu cam, đứa này để mất đôi guốc ở dưới gầm ghế, đứa kia thét lên vì tự mình chích phải ngòi bút vào tay, rồi thì một dứa khóc vì đáng lẽ phải mua quyển vở số 2, lại mua quyển số 1 Lại còn cả năm chục chú nhóc phải dạy cho biết đọc, biết viết, biết tính nữa chứ?... Mỗi một con người bé bỏng ấy đều đem theo trong túi áo những que cam thảo, những cái kẹo bạc hà, những chiếc cúc, những cái nút chai, những hòn sỏi... Cô giáo có khi muốn lục soát, nhưng chúng giấu bảo vật của chúng vào tận đôi giày. Nhưng ít ra chúng cũng chăm chỉ chứ? Thôi đi. Một con ruồi to lọt vào cửa sổ là tất cả đều ngẩng lên không. Mùa hè chúng đem đến trường những con cánh cam bay vù vù, hay rơi vào lọ mực lấm bê bết rồi, bò lên các trang vở, vạch những vạch mực đen ngòm. Cô giáo phải làm thay bà mẹ của tất cả bọn trẻ ấy: giúp chúng mặc quần áo, băng các ngón tay bị ngòi bút chì chích phải, buộc lại những mũ nồi đứt dải, để ý trông cho chúng khỏi lấy nhầm áo choàng của nhau; nếu không thì các chú nhóc khóc và thét. Vất vả thay cô giáo! Thế mà đôi khi các bà mẹ lại còn đến phàn nàn: "Cô ạ, không biết thế nào mà còn tôi lại đánh mất ngòi bút? - Làm sao mà cháu không học được chữ nào cả? - Tại sao cô lại không biểu dương con tôi, nó học giỏi thế cơ mà! - Tại sao cô lại không nhổ cái đanh trên mặt ghếđể cho thằng Piêtơrô tội nghiệp của tôi rách cái quần mới nguyên?..." Đôi lúc cô giáo đáng thương không nhịn được nữa; cô mắng các học trò bé nhỏ của cô. Nhưng rồi cô lại hồi hận và vuốt ve đứa bé cô mắng; cô nói là sẽ đuổi đứa này hay đứa khác ra khỏi trường, nhưng thấy nó khóc lại động lòng thương, và cô trách cứ những bố Mẹ đã bắt con nhịn ăn để phạt. Cô Đentica là một thiếu nữ cao lớn, xinh đẹp, ăn mặc nền nếp, linh hoạt, dễ xúc động và rất dịu dàng. - Nhưng ít ra bọn trẻ cũng mến cô ít nhiều gì chứ? - mẹ hỏi cô như vậy. - Vâng, có chứ, chỉ có điều là đến năm sau, chúng từ biệt tôi để lên học lớp khác thì không nhìn lại tôi nữa. Khi bọn trẻ vô tình ấy lên học những lớp có các ông giáo dạy thì hình như chúng lấy làm xấu hổ là đã qua tay tôi; may lắm chúng mới chào cho một tiếng? Ấy cứ như Thế đấy. Cứ sau hai năm trời hết lòng chăm nom những đứa trẻ mà mình thương yêu hết sức, rồi phải xa chúng, không gặp lại nữa! Có đôi dứa mà mình tưởng là có thể tin cậy, mình tự nhủ: "ồ, những đứa này thương yêu mình mấl mãi". Thế mà nghỉ hè xong, chúng cũng chẳng nhớ đến mình hơn gì các đứa khác. - Nhưng con, thì con không thế chứ, phải không con? Bỗng cô Đentica nói, vừa nói vừa đứng lên ôm hôn em tôi. - Con sẽ không quay đầu đi khi đến gần cô chỉ Con sẽ không từ bỏ không nhận người bạn đáng thương của con, không nhận cô giáo hiền lành của con chị.
MẸ TÔI (Thư của bố)
Thứ năm, 10 tháng mười một Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Bố thấy mình có nhiệm vụ viết mảnh thư này cảnh cáo tôi đọc thư tôi xúc động vô cùng. Trước mặt cô giáo của em, con đã thiếu lễ độ với mẹ! Việc như thế không bao giờ con được phạm lại lần nữa. Enricô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy? Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con đi?... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, Enricô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con à! Người đời mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờđau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con! Hãy nghĩ kỹ đến điều này, Enricô à: trong đời con sẽ có thể trải qua những ngày thật buồn thảm, những ngày buồn thảm nhất tất cả sẽ là ngày mà con mất mẹ con. "Khi con đã khôn lớn, con đã trưởng thành, mà các cuộc đấu tranh đã luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ hồi tưởng tới mẹ con, với lòng mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, và được mẹ lại dang tay ra đón con vào lòng; vì dù cao lớn, dù khỏe mạnh thế nào chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được che chở. Con sẽ nhớ lại với một nỗi cay đắng những lúc con đã làm cho mẹ phải phiền muộn; lương tâm cắn rứt, sẽ bắt con phải trả một giá rất đắt. Khốn khổ thay! Con không thể hy vọng được yên ổn trong đời nếu con đã làm cho mẹ con buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin tha thứ, có sùng bái linh hồn của mẹ, tất cả cũng vô ích mà thôi. Lương tâm sẽ không để cho con được chút nào yên tĩnh đâu. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ con sẽ làm cho tâm hồn con như bị khổ hình. Enricô, hãy nhớ rằng, tình thương yêu cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Vô phúc cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó! "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ con, và con phải xin lỗi mẹ, không phải vì Bợ bố mà do nhiệt tình thành khẩn của lòng con. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho cái hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, con ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố phải thấy con chết đi, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ con. Thôi, và trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được. Bố của con".
BẠN CÔRETTI CỦA TÔI
Chúa nhật 13 Bố đã tha thứ cho tôi rồi; nhưng vì thấy tôi còn hơi buồn, nên chiều nay mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con lớn của bác gác cổng. Khi chúng tôi đi đến bên cạnh một cái xe dỗ trước một cửa hàng, thì nghe có tiếng ai gọi tôi. Tôi quay đầu lại. Thì ra Côretti, bạn cùng lớp với tôi, mặc cái áo ngắn bằng da trái cá và đội cái mũ nồi da mèo. Cậu ta mồ hôi nhễ nhại nhưng ra vẻ bằng lòng lắm; cậu ta vác trên vai một bó củi khá nặng. Một người lớn đứng trên xe, chuyền củi cho cậu, còn cậu thì chuyển vào trong cửa hàng của bố, xếp thành đống, rồi lại nhanh nhẹn quay ra cái xe. - Làm gì đấy, Côretti? - tôi hỏi. - Cậu thấy đấy, - Côretti vừa đáp vừa giơ tay ra đỡ một bó củi, - mình làm việc, đồng thời học lại bài! Tôi cười. Nhưng Côretti nói rất nghiêm chỉnh, và vừa vác củi chạy vào cửa hàng, vừa lẩm nhẩm: "Blen cách của động từ là... thay đổi tùy theo số và theo giống và thay đổi theo ngôi vị... " Và vừa hạ củi xuống, vừa xếp thành đống lại đọc: "tùy theo thời gian... thờI gian lúc diễn ru hành động..." Rồi lại đến cạnh chiếc xe để ôm thêm một ôm, cậu đọc thêm: "... tùy theo cách mà hành động được nói đến...". Cậu ta cứ thế mà học bài ngữ pháp ngày hôm sau của chúng tôi. - Cậu biết không, - Côrêtti nói, mình muốn lợi dụng thì giờ. Bố mình bận đi giao hàng với người giúp việc, mẹ mình đang ốm; tất nhiên mình phải giúp vào việc đỡ hàng trên xe xuống. Việc đó không ngăn mình học lại bài ngữ pháp. Hôm nay bài khó quá, mình không tài nào nhồi vào óc được! Rồi quay lại nói với người đánh xe: Bố cháu có dặn là đến bảy giờ sẽ vềđây để trả tiền cho bác. Chiếc xe đi khỏi, Côretti mời tôi: "Vào hàng chơi lát đã!" Sợ từ chối sẽ làm cho Cậu phật lòng, tôi vào một gian phòng lớn đầy những gỗ và củi, có một cái cân đặt ở gần cửa. Nói thật với cậu hôm nay mình bấn lắm, - Côretti lại nói, mình làm bài cứ lắt nhắt từng mảnh, từng đoạn. Mình đang viết thì có người đến đặt hàng... Vừa mới ngồi xuống viết nốt thì đấy, bác xe củi đã đến?... Sáng nay, mình đã hai lần chạy ra tận chợ củi ở quãng trường Vênêzia rồi. Hai chân như rụng đâu mất rồi, còn hai bàn tay thì rộp cả lên. Mình chẳng còn thích thú gì để làm bài tập vẽ nữa cả! Vừa nói, cậu bé dũng cảm lấy chổi quét mấy nhát sạch cả lá khô trên sàn nhà. . Này, thế cậu ngồi ở đâu mà làm bài? - tôi hỏi. - Đây, lại mà xem. Côretti dắt tôi vào nhà trong, nơi làm bếp và phòng ăn. Ở một góc, trên một cái bàn, thấy đặt mấy quyển sách và những bài tập bắt đầu làm. Này, - Côretti nói, - mình đang để câu trả lời thứ hai dở dang đấy với da thuộc, người ta đóng giày, làm dây cu-roa... và bây giờ mình thêm làm vali. Rồi cầm bút, Côretti viết luôn, nét chữ rất đẹp. Nhà không có ai à? - có tiếng hỏi bên ngoài cửa hàng. Một bà đến mua củi. - Có cháu đây, - Côretti trả lời, rồi đi ra cân củi nhận tiền, chạy tới một óc có treo t ấm bảng đá nhỏ, ghi số củi vừa bán, xong trở về với bài làm và bảo tôi: - Hãy xem người ta có để yên cho mình viết xong trang này không" - và tiếp tục viết: làm túi du lịch, túi đạn cho bộđội... - Ối? Cái món cà phê khốn khổ của mình đi đời mất, Côretti bỗng ngừng lại và kêu lên; rồi chạy đến bếp lò, nhắc ấm cà phê ra. - Cà phê của mẹ mình đấy, - cậu ta nói, chúng ta cùng mang đến cho mẹ mình, vui lòng chứ? Mẹ mình gặp cậu, sẽ rất bằng lòng. Đã bảy hôm rồi, mẹ mình ốm... Ái chà? Các biến cách của động từ? Chúng nó đây! Mình bị bỏng tay luôn vì cái ấm cà phê này. À sau túi đạn cho bộđội thì mình phải thêm vào cái gì nữa nhỉ? Còn cái gì đấy, nhưng mình chưa tìm ra mà thôi!... Nào, vào đây với mình đi! Cậu bạn nhỏ của tôi mở một cánh cửa và chúng tôi đi vào trong buồng của mẹ Côretti. Bà nằm trên một cái giường to, đầu trùm một cái khăn trắng. Cà phê đây mẹạ, Côretti nói vàđưa tách cà phê cho mẹ. Rồi nhìn về phía tôi cậu nói thêm - Con giới thiệu với mẹ một bạn cùng lớp với con. Ồ! Tốt quá, cậu đến thăm một người ốm, thật tốt quá, - người đàn bà trung hậu nói. Côretti sửa lại những chiếc gối ở sau vai mẹ, gấp lại mép chăn, thổi bùng ngọn lửa lò sưởi và đuổi con mèo đang vô lễ ngồi lên trên nóc tủ. - Mẹ có cần gì nữa không? Côretti vừa hỏi mẹ vừa đỡ lấy tách cà phê. Mẹ đã uống hai thìa xírô chưa? Mẹ đùng hết, con sẽ ra hiệu thuốc mua thêm. Gỗ, củi đã xếp đâu vào đấy rồi; đến bốn giờ, con sẽ đặt thịt lên bếp, như Mẹ đã dặn; và khi nào bà hàng bơđi qua, con sẽ trả bà ta tám xu. Mẹ cứ yên tâm, mọi việc sẽ đâu vào đấy cả. - Tốt lắm, con ạ, - bác hàng củi trả lời, - con nhớ hết cả mọi việc? Tội nghiệp con tôi! Côretti chỉ cho tôi xem một cái khung nhỏ có lồng ảnh của bố cậu mặc quân phục, ngực lấp lánh chiếc huân chương Quân công, ông được tặng năm 1866 khi đang ở trung đoàn của thái tử Umbectô. Trông khuôn mặt giống hệt bạn Côretti của tôi, đôi mắt lanh lợi, nụ cười yêu đời. Chúng tôi trở lại gian nhà bếp À, mình tìm ra rồi! - Côretti nói, và chạy đến chỗ quyển vở, viết thêm vào "Người ta cũng dùng để làm yên cương ngựa". - Phần còn lại, mình sẽ làm nốt tối nay, mình sẽ thức khuya một chút! Cậu sướng thật, Enricôạ, có thì giờ học tập, lại có thì giờ đi chơi... Vẫn vui vẻ và nhanh nhẹn, Côretti dẫn tôi ra của hàng; cậu đặt những khúc gỗ trên cái giá, lấy cưa xẻ ra làm đôi, vừa làm vừa bảo tôi: Này, môn th ể dục này khỏe hơn cái động tác đẩy tay ra đàng trước nhiều? Mình muốn khi bố mình về thì đống gỗ này đã cưa xong, và bố mình sẽ hài lòng lắm? Chỉ khốn nỗi là sau khi cưa xong mình viết những chữ t và chữ l cứ ngoằn ngoèo như rắn bò, thầy giáo bảo thế. Biết làm sao được? Mình sẽ thưa thật với thầy: - con phải vận động hai cánh tay luôn và các ngón tay bịảnh hưởng. Điều cốt yếu là làm sao cho mẹ mình chóng khỏi, và ơn Chúa, hôm nay mẹ mình đã khá nhiều. Còn bài ngữ pháp thì sáng mai mình sẽ dậy học sớm. Kìa, xe than đã vềđấy. Nào, bắt tay vào việc thôi! Một chiếc xe chất đầy những bao đen sì đỗ trước cửa hàng. Côretti chạy ra nói chuyện với người đánh xe, rồi trở vào. - Giờ thì mình không thể giữ cậu lại nữa đâu, - Côretti bảo tôi, - mai nhé, và cám ơn cậu đã đến thăm mình! Chúc cậu đi dạo chơi vui vẻ, Enricô sung sướng ạ? Và si ết chặt tay tôi xong, Côretti chạy ra nhấc bao than đầu tiên đặt lên lưng, vác vào, rồi cứ thế thoăn thoắt chạy từ cửa hàng ra chiếc xe từ chiếc xe vào cửa hàng sắc mặt tươi tắn dưới cái mũ nồi bằng da mèo và luôn luôn nhanh nhẹn, vui vẻ, khẩn trương đến nỗi ai trông thấy cũng phải thích. "Enricô sung sướng!" Cậu bảo tôi như vậy. Ồ, không Côrettiạ, không, bạn sung sướng hơn tôi; bạn vừa học, bạn vừa làm, bạn giúp ích cho bố mẹ nhiều hơn tôi, bạn can đảm hơn tôi; và trăm lần tốt hơn tôi, bạn thân mến của tôi ạ!
THẦY HIỆU TRƯỞNG
Thứ sáu 18 Sáng nay, Côretti rất vui lòng, vì thầy giáo, lớp hai cũ của cậu, thầy Côatti, đến coi kỳ thi hàng tháng của cậu Thầy Côatti người cao lớn, tóc quăn, đôi mắt âm u và tiếng nói oang oang. Thầy luôn luôn dọa phạt học trò, dọa cả đưa đi tù; nhưng thầy không phạt ai bao giờ và cười trong chòm râu khi thấy học trò sợ. Trường thị xã của chúng tôi có tám thầy giáo, kể cả thầy phụ giáo nhỏ nhắn và không có râu, nom còn trẻ măng. Còn thầy hiệu trưởng của chúng tôi, thì người cao lớn, hói đầu, đeo kính gọng vàng, và có bộ râu hoa râm dài xuống tận ngực; chiếc áo chẽn lúc nào cũng cài khuy rất đứng đắn đến tận cằm và người ta trông là biết ngay thầy rất hiền đối với bọn trẻ. Mỗi khi học sinh bị gọi lên để nhắc nhở điều gì, run sợ bước vào văn phòng của thầy thì thầy không hề rầy la, thầy nắm lấy tay học trò, dịu dàng khuyến khích; giảng giải cho họ phải cư xử như thế nào; và thường thường thì học sinh đều hối hận vì lỗi lầm của mình và hứa sẽ không mắc lại nữa. Cuối cùng thầy nói với họ vẻ hiền hậu hết sức và giọng thuyết phục vô chừng, đến nỗi ra khỏi phòng của thầy, học sinh đều rơm rớm nước mắt, và hổ thẹn hơn là bị phạt. Thầy hiệu trưởng tốt biết bao! Thầy bao giờ cũng là người đến trường sớm nhất và là người ở lại sau cùng: buổi sáng thầy đến đón học sinh và tiếp bố mẹ học sinh; buổi chiều khi tất cả các thầy giáo, cô giáo đều ra về cả rồi, thầy còn đi kiểm tra quanh trường xem có học trò nào bị tai nạn xe cộ gì không, có đánh nhau ngoài phố không, hoặc có lấy cất, đá đút đầy cặp sách để ném vào đầu nhau không. Mỗi khi thoáng bóng thầy hiện ra ở một chỗ ngoặt đầu phố, thì người ta thấy lũ trẻ chạy trốn, bỏ ngay cả chơi bi, chơi nút chai. Thầy hiệu trưởng phúc hậu giơ ngón tay dọa từđằng xa, nhưng vẻ mặt hiền từ và đượm buồn của thầy thì lại hứa trước sự khoan hồng. Mẹ có nói cho tôi biết là không ai thấy thầy cười từ khi thầy mất người con trai, một thanh niên tình nguyện tòng quân mà tấm ảnh để luôn luôn trên bàn hiệu trưởng của thầy. Ngay sau khi xảy ra sự bất hạnh ấy, thầy hiệu trưởng chúng tôi muốn xin nghỉ việc; thầy có viết đơn xin về hưu; nhưng rồi ngày này qua ngày khác, thầy cứ chần chừ không gửi đi, thầy thấy đau khổ khi phải từ biệt học sinh của thầy. Nhưng chiều hôm kia lúc ấy bốở trong phòng giấy của thầy, thầy có vẻ quả quyết gửi đơn đi; bố ngỏ lời tiếc nhớ vì thấy thầy từ giã trường thì bỗng một người bước vào. Ông ta đến xin cho con học. Thấy đứa bé, thầy hiệu trưởng bất giác có một cử chỉ ngạc nhiên, hết nhìn cậu học trò mới, lại nhìn cái ảnh đặt trên bàn; thế rồi, kéo cậu học trò lại gần mình, thầy nhìn thẳng vào mặt cậu. Cậu bé ấy giống một cách lạ lùng người con trai mà thầy đã mất. Thầy hiệu trưởng ghi tên người học trò mới, tiễn hai bố con về, không quên đưa tay xoa cái đầu tóc đen của cậu bé, rồi trở lại ngồi vào bàn giấy, nghĩ ngợi. Quả là một sự thiệt thòi lớn nếu thầy muốn bỏ việc điều khiển nhà trường! - Bố nhắc lại, tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở. Nghe câu ấy, hình như thầy hiệu trưởng sực tỉnh ra khỏi sự suy nghĩ, thầy cầm lá đơn xin từ chức xé đi và nói: - Tôi ở lại.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH
Thứ ba 22 Anh con trai thầy hiệu trưởng là quân chí nguyện khi anh hy sinh. Vì vậy mà người cha đáng thương thường đến quảng trường Coocxô, mỗi khi chúng tôi tan học, để xem quân lính diễu qua. Hôm qua, một trung đoàn bộ binh diễu qua. Độ năm chục đứa trẻ nhảy nhót quanh đội nhạc binh, lấy thước kẻđánh nhịp vào cặp sách. Chúng tôi thì đứng thành nhóm trên lề đường. Garônê bó người trong bộ áo quá chật, ngoạm vào một miếng bánh mỳ to tướng; Vôtini lúc nào cũng ăn mặc lịeh sự và chải chuốt, đứng cạnh Prêcôtxi, con ông thợ chữa khóa, mặc áo dài của cha, cậu bé người Calabria, cậu bé thợ nề, Crôtxi tóc đỏ, Phranti vẻ trâng tráo, Rôbetti con trai ông đại úy pháo binh (cái cậu đã cứu sống đứa bé dưới bánh xe ngựa và giờ phải chống nạng) tất cả chứng tôi đều ở đấy để xem quân mình diễu qua. Thấy một người mình đi khập khiễng, Phranti liền cười. Nó liền thấy một bàn tay đặt lên vai nó. Phranti quay lại và trông thấy thầy hiệu trưởng của chúng tôi. Này, Phranti, chế một người lính đang ở trong đội ngũ và không thểđáp lại, cũng không thể tự vệ, thế khác nào chửi một người đang bị trói: như thế gọi là hèn nhát.! Phranti liền lỉnh mất. Quân lính đi qua, xếp hàng bốn, nhễ nhại mồ hôi và đầy những bụi bậm, súng ống lấp lánh dưới ánh mặt trời. Thầy hiệu trưởng nói với chúng tôi: "Phải yêu những quân nhân, các con ạ, đó là những người bảo vệ chúng ta. Ngày mai họ sẽ ra trận, tự hy sinh vì chúng ta, nếu có một đạo quân nước ngoài đe dọa lãnh thổ của ta. Chính họ cũng là những cậu bé! Họ chỉ hơn các con vài tuổi thôi; họ cũng đang đi học, học trong trung đoàn; và họ cũng như chúng ta, là người từ khắp tất cả các miền của nước Ý đến. Nhìn xem, người ta có thể nhận ra gần đúng dáng người của họ: nào người Xixilia, người Xacđênha, người Napôli, người Lômbacđia. Trung đoàn này là một trung đoàn đã lâu năm,đã chiến đấu từ năm 1848, tuy không còn là những chiến sĩ ngày ấy nữa, nhưng vẫn là lá cô ấy Biết bao nhiêu người đã chết vì đất nước quanh lá cờ này, hai mươi năm trước khi các con ra đời! - Lá cờđấy! - Garônê nói. Quả thật, người ta thấy lá cờđỏ, trắng và lục phất phới trên đầu các chiến sĩ. Thầy hiệu trưởng lại nói: Nào, các con, hãy tỏ lòng kính mến quân đội đi, các con hãy chào theo cách chào của học sinh, đưa tay lên trán, khi ba màu cờ đi qua! Lá cờ, do một sĩ quan vác, đi qua trước mặt chúng tôi đã sờn và rách nát, một chiếc huân chương dính ở cán cờ. Tất cả chúng tôi cùng một lúc đưa tay lên trán chào. Người sĩ quan nhìn chúng tôi, mỉm cười, và chào lại chúng tôi theo kiểu nhà binh. "Hoan hô, các con?", một giọng nói phía đằng sau chúng tôi. Quay lại, chúng tôi thấy một cụ già, ve áo dài đeo tấm huân chương. Đó là một sĩ quan hưu trí, - "Hoan hô, các con, - cụ lại nói - các con làm thế là tốt! Kẻ nào lúc bé tôn trọng lá cờ lớn lên sẽ biết bảo vệ lá cờ!" Và trong lúc con người trung hậu ấy nói thì lá cờ của trung đoàn phất phới bay ở đấy, trên quảng trường Coocxô, chung quanh là một dám trẻ con vui vẻ reo hò nhịp theo điệu huân nhạc.
NGƯỜI BẢO VỆ NENLl
Thứ tư 23 Hôm qua, Nenli cũng đi xem quân đội diễu hành. Là một đứa bé gù lưng tội nghiệp, Nenli có vẻ buồn, và tự nhủ: "Mình sẽ không bao giờ được đi bộ đội!". Cậu béđáng thương ấy rất chăm học, nhưng thân hình gầy gò và xanh xao đến nỗi được một lát là mệt hết hơi. Mẹ cậu là một bà tóe vàng, mặc quần áo đen, hàng ngày đến đón con vào giờ tan học, để con khỏi bịđámđông xô đẩy. Cứ xem cách bà vuốt ve con! Những ngày đầu, học trò chế nhạo Nenli, lấy cặp sách thúc vào lưng nó; nhưng nó không bao giờ chống lại, và cũng không cho mẹ biết; nó muốn tránh đừng để mẹ buồn vì con mình bị chúng bạn hành hạ. Người ta chế nhạo Nenli và đứa bé đáng thương chỉ khóc thầm, đầu gục trên mặt bàn. Một hôm, Garônê can thiệp và bảo đám học trò: "Ai đụng đến Nenli thì sẽ lôi thôi với tớ; tớ sẽ giã cho một trận cạch đến già!" Phranti không thèm đếm xỉa đến sự đe dọa của Garônê, và đã bị ăn trận đòn ấy, một trận đấm đã làm cho hắn ta lăn quay ba vòng. Từđó không còn ai làm cho Nenli phải lo ngại nữa. Thầy Pecbôni đã xếp Garônê ngồi một bàn với Nenli, và hai cậu đã thành đôi bạn thân. Nenli rất hâm mộ Garônê. Bước vào lớp là đưa mắt tìm xem có Garônê không. Ra về không bao giờ quên chào tạm biệt, và Garônê cũng làm như vậy. Khi Nenli đánh rơi ngòi bút hay quyển sách xuống dưới ghế, Garônê liền cúi xuống nhặt lên ngay cho, sợ bạn phải khó nhọc; còn giúp bạn xếp sách vào cặp và mặc áo choàng. Vì vậy Nenli rất yêu Garônê, và rất vui mừng mỗi khi Garônê được thầy giáo khen. Người ta tưởng như chính Nenli được khen vậy! Tôi chắc là Nenli đã kể hết cho mẹ cậu: những sự trêu chọc trong những ngày đầu, và việc can thiệp của Garônê vì sáng nay đã xảy ra việc như sau: Thầy Pebôni bảo tôi đưa lên cho thầy hiệu trưởng bản chương trình học tập, khoảng nửa giờ trước khi tan lớp; tôiđang ở đó thì bà mẹ Nenli bước vào. Bà hỏi thầy hiệu trưởng: - Thưa thầy, trong lớp của con tôi có một học sinh tên là Garônê phải không ạ ? - bà ta hỏi thầy hiệu trưởng. - Thưa bà, có đấy ạ. - Xin thầy làmơn cho gọi cậu ấy đến đây một lát. - Tôi muốn nói với cậu ấy mấy lời. - Thầy hiệu trưởng bấm chuông cho người gác cổng vào, và bảo đi gọi Garônê. Sau một phút thì Garônê đến, vẻ ngạc nhiên vì thầy hiệu trưởng gọi mình. Vừa thấy cậu bé to lớn ấy, bà Nenli liền chạy lại ôm lấy đầu cậu và hôn luôn mấy cái liền. - Chính cháu là Garônê, bạn thân của con cô, người che chở cho đứa con tộI nghiệp của cô, phải không, cháu thân yêu? Rồi tháo ở cổ mình ra một sợi dây chuyền vàng có buộc một cái thánh giá, bà đeo vào cổ Garônê và nói: - Hãy giữ lấy vật kỷ niệm nhỏ này, cháu thân yêu, nhận nó từ tay một người mẹ đã cầu phúc cho cháu và biết ơn cháu.
NGƯỜI ĐẦU LỚP
Garônê chinh phục tất cả mọi tấm lòng, thì Đêrôtxi chinh phục tất cả các điểm tốt. Đêrôtxi đã được huy chương thứ nhất; và năm nay rồi cậu lại sẽđứng đầu lớp nữa. Chẳng có ai địch nổi cậu, người ta phải công nhận cậu trội hẳn về tất cả mọi môn học. Nhất về toán, về ngữ pháp, về tập làm văn, về vẽ; cậu hiểu mọi bài một cách dễ dàng vô cùng và có một trí nhớđáng kinh ngạc. Đâu cậu cũng đạt kết quả tốt mà chẳng phải cố gắng gì cả, và hình như việc học đối với cậu chỉ là một trò chơi. Hôm qua thầy giáo còn bảo cậu: "Thiên tư của con rất lớn; cố gắng đừng hoang phí một cách vô ích". Thực ra cũng không thể nào mà không đố kỵ với cậu được, khi mà người ta tự thấy mình kém cậu về mọi mặt. Ôi, tôi cũng như Vôtini, tôi cũng sinh lòng đố kỵđối với Đôrôtxi Tôi thấy cay đắng, gần như cay cú; khi tôi ở nhà làm bài, tôi nghĩ rằng Đôrôtxi chắc đã làm xong bài dễ dàng và chẳng chút sai nào cả; thế nhưng, khi đến lớp, trông thấy bạn tôi tươi cười,đẹp trai và đắc thắng, khi nghe cậu trả lời những câu hỏi của thầy giáo, những câu trả lời lúc nào cũng rõ ràng, chính xác, thì tự nhiên tất cả nỗi cay đắng, tất cả long cay cú đều tiêu tan hết; và tôi tự lấy làm xấu hổ vì đã có những nỗi lòng ti tiện ấy! Tôi muốn luôn được ở cạnh Đôrôtxi, cùng được học tất cả các lớp với cậu; vì sự có mặt của cậu đem cho tôi lòng can đảm và ham học; nhiệt tình của cậu đã chia sẻ sang cho tôi. Mai, thầy Pecbôni sẽ đọc cho chúng tôi nghe truyện hàng tháng mà thầy đã đưa cho Đôrôtxi chép, truyện nhan đề Cậu bé trinh sát người Lômba. Sáng nay, chép sự tích anh hùng ấy, Đôrôtxi rơm rớm nước mắt và run run đôi môi. Tôi nhìn cậu và tôi rất sung sướng nếu có thể nói với cậu rằng: "Đôrôtxi, cậu hơn tôi nhiều, cậu là một người lớn so với Enricô bé nhỏ. Enricô kính trọng cậu và muốn noi gương cậu".
CẬU BÉ TRINH SÁT NGƯỜI LÔMBA
(Truyện đọc hàng tháng) Thứ bảy 26 Bấy giờ là năm 1859, trong cuộc chiến tranh giải phóng xứ Lômbacđia, vài ngày sau trận Xônphêrinô và Xan Maetinô, mà quân Pháp và quân Ý đã chiến thắng quân Áo. Một buổi sáng tháng sáu đẹp trời, một trung đội ky binh Xaluset đi bước một về phía quân địch trên con đường nhỏ vắng vẻ, trinh sát cánh đồng một cách kỹ lưỡng. Đội ky binh do một sĩ quan và một hạ sĩ chỉ huy; họ nhìn xa ra phía trước, im lặng, sẵn sàng nhận ra ngay những bộ quân phục màu trắng của các đội tiền vệ quân thù xuất hiện. Cứ thế, họđi đến một ngôi nhà con con kiểu thôn quê, xung quanh trồng toàn cây tần bị; trước nhà có một cậu bé độ mười hai tuổi đang cầm dao róc vỏ một cành tần bì để làm cái gậy. Trước cửa sổ treo một lá cờ to ba màu; trong nhà chẳng còn một bóng người. Những người nông dân treo cờ lên rồi trốn đi vì sợ quân Áo. Trông thấy toán ky binh, cậu bé liền ném gậy xuống đất, và cất mũ lưỡi trai chào. Cậu bé khôi ngô, tóc bạch kim, vẻ mặt bạo dạn, đôi mắt to xanh. Cậu mặc sơ mi và giữa hai tà áo lộ ra bộ ngực trần. - Cậu làm gì ở đây? - người sĩ quan dừng ngựa lại hỏi: - Sao không trốn đi với gia đình? - Cháu không có gia đình, - cậu bé trả lời, - cháu là con rơi. Cháu làm cho ai muốn thuê. Cháu ở lại đây để xem đánh nhau. - Cháu có thấy quân Áo đi qua đây không? Không, từ ba hôm nay chẳng thấy gì hết. Viên sĩ quan làm thinh một lát, rồi xuống ngựa. Cho lính đứng quay mặt về phía quân địch, viên sĩ quan vào nhà và trèo lên mái. Nhưng ngôi nhà thấp, từ trên mái người ta chỉ nhìn thấy được một khoảng nhỏ của cánh đồng. "Phải treo lên cây mới được", viên sĩ quan vừa tụt xuống vừa nói. Ngay trước lối vào nhà, có một cây tần bì cao chót vót, ngọn cây đu đưa trên nền trời xanh. Viên sĩ quan suy nghĩ, nhìn cái cây, lại nhìn những người lính, rồi đột nhiên hỏi cậu bé: Mắt cậu có tinh không? - Cháu ấy à, cháu có thể nhìn thấy một con chim cách xa nghìn bước. Cậu có thể trèo lên tới ngọn cây này không? Trèo lên trên cây này à? Cháu chỉ cần hai phút thôi. - Và cậu có thể cho tôi biết những gì cậu sẽ trông thấy từ trên ấy: có lính Áo ở phía nào, có bụi tung lên, có ngựa hay có súng lấp lánh không? - Chắc chắn, cháu có thể báo cho bác. Giúp tôi việc ấy cậu muốn trả công cái gì nào? Cháu muốn ấy à, - cậu bé vừa cười, vừa trả lời, - chẳng muốn gì hết... Chết chưa. Nếu làm cho bọn Áo thì bất kỳ giá nào cháu cũng không... nhưng với quân ta thì... Cháu là người Lômba mà... - Tốt lắm, thế thì trèo lên? Hãy hượm, để cháu cởi giày đã. Cậu bé bỏ giày ra, thắt chặt dây lưng quần, ném cái mũ xuống cỏ và ôm quàng lấy thân cây "Cẩn thận?" Viên sĩ quan kêu lên, hình như bỗng nhiên lo sợ. Cậu bé quay lại, đôi mắt xanh nhìn viên sĩ quan như muốn thầm hỏi điều gì. - Chẳng có gì đâu, - viên sĩ quan nói, - cứ leo đi... - Cậu bé leo thoăn thoắt như một con mèo. - Chỉ phút chốc cậu đã đến tận ngọn cây cao chót vót, đôi chân mất hút trong tán lá, nhưng để lộ cả đầu và ngực. Mặt trời chiếu vào, đầu tóc bạch kim của cậu như lấp lánh ánh vàng. Viên sĩ quan chỉ hơi thấy cậu thôi, vì ở trên cao người cậu bé tí. - Nhìn thẳng phía trước, và nhìn xa coi! - Viên sĩ quan gào to. Để nhìn cho rõ, cậu bé buông tay phải đang vịn vào cành cây, đưa lên che mắt. - Thấy gì không? - viên sĩ quan hỏi. Cậu bé nghiêng mình xuống phía viên sĩ quan, lấy bàn tay làm loa đáp: Có hai người cưỡi ngựa trên đường cái. - Cách đây bao xa? - Cách một nghìn hoặc một nghìn hai trăm bước, - Chúng nó đi đến à? - Chúng nó đang đứng lại. - Còn thấy gì nữa không? - viên sĩ quan lại hỏi sau một lúc im lặng. - Hãy nhìn sang phía bên phải. Cậu bé nhìn về bên phải, rồi nói: - Gần nghĩa địa, giữa các thân cây có vật gì óng ánh, hình như lưỡi liềm. - Có thấy người không? Không, chúng đều nấp trong lúa mì. Đúng lúc ấy, một tiếng đạn bay qua, rít lên trên không, rồi tắt đi rất xa ở phía sau mái nhà. - Xuống đi? - Viên sĩ quan thét lên - chúng nó trông thấy dấy; tôi không muốn biết thêm gì nữa đây, xuống. Cháu không sợđâu, - cậu bé trả lời. - Xuống... Tôi bảo xuống! - Hượm tí! Kìa kìa, phía bên trái cháu thấy... Cậu bé bị ngắt lời vì một tiếng đạn rít khác bay qua, thấp hơn tiếng trước. Cậu rùng mình, thất lên: Bọn Áo quỉ sứ! Chúng nó kiếm chuyện với mình chắc?" Viên đạn đã rít ngay bên tai cậu. Xuống ngay lập tức! - Viên sĩ quan thét lên, giọng ra lệnh và bực tức. - Cháu xuống dây, - cậu hé trả lời - có cây che, cứ yên trí. Bác có muốn biết phía bên trái có gì không. - Không! Viên sĩ quan đáp, - không cần, xuống đi? Phía bên trái, - cậu bé gào to và nghiêng nửa người về phía ấy, hình như cạnh nhà thờ, thấy có... Một viên đạn thứ ba lại rít lên trên ngọn cây và ngay đó cậu bé ngã nhào, tay cố bíu vào thân cây và cành cây, rồi lôi, đầu lộn xuống phía đất, hai tay dang rộng... "Chết chửa!" viên sĩ quan vừa kêu lên vừa chạy tới. Cậu bé ngã ngửa xuống, nằm sóng xoài trên mặt đất, hai cánh tay tréo vào nhau. Một tia máu từ trong ngực chảy ra. Viên hạ sĩ và hai người lính xuống ngựa, trong khi viên sĩ quan cúi xuống cởi phanh áo sơ mi cậu bé ra. Viên đạn đã vào trong phổi bên trái của cậu "Chết rồi", viên sĩ quan kêu lên. - Không, còn sống, - viên hạ sĩ nói. - Ôi? Thương thay cậu bé dũng cảm! - Viên sĩ quan nói. - Dũng cảm, dũng cảm lên! Trong khi viên sĩ quan nói và thấm khăn tay lên vết thương của cậu bé, thì cậu mở mắt ra, đôi mắt to lạ thường, nhưng trông mắt đã đứng, và đầu cậu gục xuống bất động. Cậu đã chết. Viên sĩ quan mặt tái đi, nhìn cậu bé đang nằm trên bãi cỏ một hồi. Rồi đứng dậy, rồi quay lại nhìn nữa, trong khi mấy người lính đứng im lặng bên cạnh ông ta. Những người lính khác thì quay mặt về phía quân thù. "Tội nghiệp cậu bé? - Viên sĩ quan buồn rầu nhắc lại, Tội nghiệp cậu bé dũng cảm!" Đến gần ngôi nhà, viên sĩ quan tháo lá cờ ba màu ở cửa sổ ra để phủ lên mình cậu bé như một tấm vải liệm, chỉ để chừa khuôn mặt. Viên hạ sĩ nhặt đôi giày, cái mũ, cây gậy đang làm dở, con dao của cậu, đemđể bên cạnh cậu... Viên sĩ quan im lặng một lúc, rồi quay lại nói với viên hạ sĩ: Ta hãy đi gọi đội quân y dã chiến đến. Cậu bé đã hy sinh như một quân nhân, phải để quân đội mai táng. Nói xong, viên sĩ quan giơ tay gửi một cái hôn đến cậu bé quá cố, và ra lệnh "Lên ngựa!" Quân lính lên ngựa, và trung đội tiếp tục hành quân. Vài giờ sau, cậu bé được khâm liệm theo nghi thức trọng thể của quân đội. Lúc mặt trời lặn, toàn thể tuyến tiền tiêu của quân Ý tiến thẳng về phía quân địch. Trên con đường sáng hôm ấy kỵ binh đi qua, tiến lên theo hai hàng, một tiểu đoàn pháo thủ mà mấy hôm trước đã anh dũng đổ máu ở trận Xan Mactinô. Tin chú bé ch ết đã truyền đi trong hàng ngũ trước khi quân sĩ rời doanh trại lên đường. Khi các sĩ quan dẫn đầu tiểu đoàn trông thấy thi hài nhỏ bé nằm dưới gốc cây tần bì, quấn trong lá cờ ba màu, thì họ tuốt gươm chào, và một người trong bọn họ cúi xuống bờ suối gần đó, hái hoa rắc lên mình cậu bé. Thế là tất cả các pháo thủ lần lượt đi qua, đều làm theo cấp chỉ huy của họ, và rắc hoa lên cậu bé. Chỉ trong mấy phút, mình cậu đã đầy hoa. Sĩ quan và quân lính đi qua đều chào: "Anh dũng, cậu bé xứ Lômbacđial. Vĩnh biệt cậu bé thân yêu? - Xin tặng, cậu bé tóc vàng đáng thương? Cậu quả là anh dũng? Vinh quang thuộc về cậu em bé ạ! - Vĩnh biệt!" . Một sĩ quan rút Huân chương Quân công của mình để tặng cậu, một sĩ quan khác đặt một cái hôn lên trán cậu, và hôn cứ tiếp tục rơi như mưa xuống đôi chân để trần, xuống bộ ngực đầy máu, xuống mái đầu bạch kim của eậu bé đang yên nghỉ, nằm trong lá cờ. Nét mặt của cậu như đang mỉm cười, tưởng như nghe những lời chào vĩnh biệt, cậu bé anh dũng thấy sung sướng và tự hào vì đã hiến đời mình cho xứ Lômbaeđia thân yêu của mình.
NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ (Thư của mẹ)
Thứ ba 29 "Hy sinh tính mạng cho đất nước, như cậu bé xứ Lômbacđia, là một đức hạnh lớn; nhưng còn những đức hạnh khác cũng không nên bỏ qua, con ạ. Sáng nay, ở trường về, đi trước mẹ mấy bước, con đi qua mặt một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa bé xanh xao và ốm yếu; người ấy xin con tiền. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết, dù trong túi con có tiền. Nghe mẹ bảo con ạ, đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ ngửa tay xin mình giúp đỡ và hơn nữa trước một người mẹ xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thểđứa bé con ấy đang đói, hãy nghĩ đến những lời nói khắc khoải của người đàn bà đáng thương Con có tưởng tượng ra những lời nức nở tuyệt vọng mà mẹ con sẽ phải nói với con ngày nào đấy: "Enricô, mẹ không có bánh mì cho con: Khi mẹ giúp đỡ một người nghèo, thấy người ta cám ơn mẹ bằng cách chúc cho mẹ và người thân thích của mẹ đều được sức khỏe dồi dào. "Con không thể biết là những lời ấy đối với mẹ dịu dàng biết bao nhiêu, và mẹ biết ơn đến ngần nào người nghèo khổđã nói với mẹ! Đối với mẹ hình như lời cầu chúc ấy phải bảo vệ cho tất cả những người thân yêu của mẹ, và mẹ về nhà càng vui lòng hơn và tự nhủ: "Người nghèo khổ này đã trả lại cho mình nhiều hơn mình đã cho họ nhiều". "Hãy tin lời mẹ, Enricô của mẹạ, thỉnh thoảng con phải trích ra một đồng từ túi tiền của con để nó rơi vào tay một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Người nghèo khổ thích trẻ con cứu giúp, vì không phải tủi nhục, vì tuổi trẻ giống như họ, cũng cần đến tất cả mọi người. Con có để ý thấy lúc nào cũng có những người nghèo khổ quanh quất gần trường học không" Sự giúp đỡ của một người lớn là một hành vi từ thiện, nhưng của một đứa trẻ vừa là một hành vi từ thiện, lại là một sự vuốt ve, con có hiểu không? Cũng dường như từ tay đứa trẻ bỏ xuống cùng một lúc, một đồng hào và một bó hoa. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thốn gì hết, và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ; trong lúc con ước mong được sung sướng, thì họ chỉ cầu xin được khỏi chết. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá qua lại bao nhiêu là xe cộ và trẻ em mặc toàn quần áo nhung, lại có những đàn bà và trẻ em không có gì mà ăn cả. Không có gì mà ăn cả. Ôi? Enricô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay bà một đồng hào! "Mẹ của con"
THÁNG MƯỜI HAI ANH CHÀNG KINH DOANH
Bố muốn rằng, mỗi ngày nghỉ tôi mời một bạn cùng lớp đến nhà chơi, hay là tôi đến chơi nhà bạn, để dần dần kết được nhiều bạn thân. Chúa nhật, tôi sẽ đi dạo chơi với Vôtini, cái cậu lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt. Hôm nay tôi gặp Garôpphi, cậu cao, gầy, mũi khoằm như cái gọng kìm, đôi mắt ti hí, sục sạo khắp nơi. Cậu ta con một ông bán dược phẩm. Thật là một anh chàng kỳ quặc đến buồn cười, cái cậu Garôpphi ấy? Cậu ta lúc nào cũng đếm số tiền trong túi áo mình; tính trên các đốt ngón tay hết sức nhanh và làm bất cứ con tính nhân nào cũng không cần phải tra bảng cửu chương. Cậu để dành tất cả những đồng xu có được, và đã có một quyển sổở quỹ tiết kiệm. Nhỡ một đồng xu từ túi cậu rơi xuống gầm ghế, thì cậu ta có thể tìm suất mấy giờ liền cho kỳ được. Cậu ta làm như con chim chìa vôi, Đôrôtxi nói như vậy; cậu nhặt nhanh bất cứ cái gì: ngồi bút cùn, tem đã đóng dấu, kim găm, vỏ hộp không v.v.. Đã hơn hai năm nay, cậu sưu tầm tem gửi thư; cậu có hàng trăm cái tem của tất cả các nước, dán vào một quyển album to mà chắc chắn là cậu sẽ đem bán cho một hiệu sách, khi bộ sưu tập đã đầy đủ. Trong khi chờ đợi, người chủ hiệu sách vẫn cho không Garôpphi nhiều quyển vở, vì Garôpphi đã đưa nhiều trẻ con đến mua ở hiệu ấy. Ở trường, cậu luôn luôn làm cái việc mà cậu gọi là kinh doanh: đổi chác, mua bán, xổ số. Có khi cậu tiếc là đã đổi hớ cái gì đó và đòi lại mua hai xu cậu bán lại bốn xu, và cậu bán báo cũ cho bà hàng thuốc lá. Tất cả những vụ kinh doanh, cậu đều ghi vào một cuốn sổ tay nhỏ; nhìn vào chỉ thấy toàn những con số những con tính cộng hay trừ. Ở trường cậu chỉ học tính; và cậu muốn được huy chương học giỏi là cũng chỉ vì có huy chương ấy thì được đi xem múa rối không mất tiền ở cái rạp nhỏ. Cái cậu Garôpphi này làm cho tôi vừa thích thú vừa vui. Chúng tôi cùng chơi trò mua bán, có cả bàn cân và quả cân. Cậu ta biết giá cả của tất cả mọi thứ, biết các quả cân, và gấp giấy gói hàng nhanh bằng một người bán đường, bán cà phê. Học xong, ra đời là cậu sẽ mở ngay cửa hiệu, buôn bán theo một cách mới do cậu ta nghĩ ra cho mà xem. Garôpphi rất thích vì tôi cho cậu những con tem nước ngoài để làm bộ sưu tập, và nói cho tôi biết giá của từng con tem, nói chỉ sai độ một xu thôi. Bố tôi cứ vờ dọc báo để nghe cậu nói và lấy làm thích lắm. Các tủi của Garôpphi lúc nào cũng đầy những món hàng nho nhỏ mà cậu ta bọc trong một phong giấy đen to. Cậu có vẻ suy nghĩ và bận rộn như những tay lái buôn. Nhưng cái mà cậu lưu tâm hơn cả là bộ sưu tập tem.Đó là kho bảo vật của cậu, lúc nào cũng nói đến như là nó sẽ đem lại cho cậu một gia sản lớn. Các bạn học cho cậu làđồ bủn xỉn, đồ trục lợi. Tôi thì tôi không đồng ý với họ; tôi rất mến cậu vì cậu dạy cho tôi biết nhiều điều lắm;đối với tôi, cậu như thể một người lớn; Côretti, con bác bán củi, thì lại quả quyết rằng dù bỏ những con tem của mình ra để cứu lấy tính mạng của mẹ cậu ta, Garôpphi cũng không làm; còn bố thì bảo tôi: "Đừng nên vội đánh giá bạn, hãy chờ xem". Thật ra, tính ham mua bán có thể không ngăn trở cậu ấy có lòng tốt.
TÍNH KHOE KHOANG
Thứ hai 5 Hôm qua tôi đi dạo chơi với Vôtini và bố cậu ấy. Đi qua phốĐôra Grôtxa, chúng tôi trông thấy Xtacđi đang lấy chân đá những bạn không may làm vướng nó. Nó đứng lại trước một hiệu bán sách, nhìn không rời mắt vào một bản đồđịa lý - vì ngay ở ngoài phố nó cũng học - và chỉ khẽ đáp lại lời chào của chúng tôi, thằng bé thật cục mịch! Vôtini ăn mặc hết sức sang trọng, có thể nói là quá sang trọng đối với một cậu con trai. Cậu ta đi một đôi giày cao cổ bằng da dê non viền đỏ, mặc cái áo thêu, khuyết viền bằng lụa, đội cái mũ dạ trắng và mang cái đồng hồ quả quít bằng vàng. Cậu đi có vẻ hãnh diện?... Nhưng việc khoe khoang của cậu lần này lại không thành công.- Sau khi chạy một hồi trên đường cái bỏ rất xa ông Vôtini đang đi thông thả ở đằng sau, Chúng tôi dừng lại trước một cái ghếđá, cạnh một cậu bé ăn mặc giản dị, có vẻ mệt, và đang ngồi nghỉ, đầu cúi xuống. Một người lớn, cô lẽ là bố cậu bé, vừa đi đi lại lại vừa đọc báo dưới bóng cây. Chúng tôi ngồi xuống. Vôtini ngồi vào giữa cậu bé với tôi, và tìm cách làm cho cậu bé phải phục mình. Giơ một chân lên, nó bảo tôi: "Cậu có thấy đôi giày sĩ quan của mình không". Tất nhiên Vôtini nói vậy là cốt để cho cậu bé kia nhìn đôi giày của nó; nhưng cậu này không hề để ý gì cả. Thế là nó bỏ chân xuống, chỉ cho tôi xem những nếp viền bằng lụa của nó và vừa liếc sang cậu bé bên cạnh, vừa bảo tôi rằng các thứ trang sức này không làm cho nó vừa lòng, và nó sẽ bảo thây bằng những cái khuy bằng bạc. Mất thì giờ vô ích! Cậu bé chẳng buồn ngước mắt lên nhìn Vôtini. Anh chàng bên quay quay cái mũ dạ trắng đẹp của mình trên đầu ngón tay. Nhưng cậu bé hình như cố ý không thèm ngắm cái mũ làm gì. Vôtini tức mình, rút đồng hồ ra, mở nắp và giơ cho tôi xem bộ máy. Cậu bé ngồi cạnh vẫn không hề để ý. - Đồng hồ bạc mạ vàng à? - tôi hỏi. - Không, vàng thật đấy, - Vôtini trả lời. - Nhưng không phải toàn vàng cảđâu, - tôi nói, thế nào chẳng có bạc trong ấy... - Không phải, mình đảm bảo với cậu như thế! Rồi, để buộc cậu bé kia phải nhìn, Vôtini giơ cái đồng hồ ra ngay dưới mũi cậu và nói: - Này, nhìn xem, có phải toàn vàng không nào? - Tôi không biết, - cậu bé trả lời lạnh lùng. - À! À? Vôtini tức giận kêu lên, - rõ hợm mình chửa! Vừa lúc ấy thì ông Vôtini đến và nghe câu nói của nó. Bác nhìn kỹ cậu bé ngồi cạnh chúng tôi và bỗng nhiên bảo con: - Im đi! - Rồi ghé vào tai con, ông nói tiếp - Cậu bé đáng thương kia mù đấy! Vôtini liền nhìn mặt cậu bé, thấy đôi tròng mắt đục lờ không thần sắc. Nó kinh ngạc, lặng cả người, mắt nhìn xuống đất và lắp bắp: - Tôi rất tiếc... tôi không ngờ. Cậu bé mù hiểu rõ tất cả, trả lời với một nụ cười hiền hậu và buồn buồn: - Ồ! Chẳng sao đâu... Thế đấy! Vôtini có thể làm hợm mình, nhưng cậu ấy không xấu bụng, vì suất cả buổi đi chơi, cậu có vẻ suy nghĩ.
TUYẾT ĐẦU MÙA
Thứ bảy 10 Thôi tạm biệt những cuộc dạo chơi? Đây rồi người bạn xinh đẹp của trẻ trẻ em đây rồi: Tuyết đã đến!...Từ chiều hôm qua, tuyết rơi dày, thành những mớ bông to, như những đóa hoa nhài. Sáng nay ở trường, nhìn tuyết đập vào cửa kính và chồng chất lên trên mái hiên, thích quá. Chíh thầy giáo cũng nhìn và xoa xoa hai tay; và tất cả chúng tôi đều vui khi nghĩ đến những quả cầu tuyết, nghĩ đến nước sẽđóng thành băng và đến ngọn lửa sưởi sẽ được đun lên trong nhà. Chỉ có Xtacđi mải học bài, hai nắm tay áo vào thái dương, là không để ý gì đến tuyết cả! Tan học ra, vui chẳng khác gì ngày hội? Tất cả mọi người đều vừa hét, vừa đổ ra phố lấy tay nhào tuyết, vẫy vùng trong tuyết như những con cún bị người ta vứt xuống nước. Những chiếc ô của các bố mẹ chờ con ngoài trời nhưđược rắc đầy bột, chiếc mũ của bác cảnh vệ cũng trắng xóa, và những túi sách của chúng tôi chỉ loáng cái cũng trắng toát. Tất cả học trò đều vui mừng, cảđến Prêcôtxi, con bác thợ khóa, có nước da tai tái và không cười bao giờ, và Rôbetti, cậu đã cứu sống em bé dưới bánh xe ngựa, đang đi như nhảy lò cò trên đôi nạng. Cậu bé người Calabria chưa bao giờ thấy tuyết phủ mặt đất dày đến thế, đem nắm lại thành một nắm rồi ăn, chẳng khác nào ăn một quảđào, không hơn không kém. Crôtxi, con bác hàng rau quả, bốc tuyết nhét đầy túi sách; và cậu bé thợ nề cười to lên khi nghe bố tôi mời ngày mai đến nhà tôi chơi. Lúc ấy mồm cậu ta đầy những tuyết và không dám nhổ ra, cũng chẳng dám nuốt vào, cứđứng đực ra, nhìn chúng tôi mà không làm sao trả lời được. Các cô giáo cũng vui cười khi ra khỏi trường; cô giáo lớp một cũ của tôi, chính cô giáo bé nhỏđáng thương, chạy qua những đám tuyết, và ho tay cầm chiếc khăn voan màu lục che mặt. Vừa lúc ấy, gần trăm trẻ em ở khu bên cạnh đi qua, vừa gào vừa phóng trên thảm tuyết trắng tinh. Các thầy giáo, các bác gác cổng và các bác cảnh vệ đều thét: "Về nhà đi, về nhà đi!". Tuy vậy, chính họ cũng không nhìn nổi cười trước cảnh học trò sổ lồng, đang vào hội mùa đông. "Các con mừng hội mùa đông... - bố nói với tôi. Nhưng còn những trẻ em không có áo quần, cũng không có giày, cũng không có lửa sưởi! Có hàng nghìn trẻ em từ các làng xuống, đi rất xa, đôi bàn tay nứt nẻđau điếng, mạng khúc củi để sưởi cho nhà trường. Có đến hàng trăm trường học gần như bị vùi dưới tuyết, trống trải và tối om như những cái hang; ở đấy các trẻ em đều ngột ngạt vì khói và run cầm cập vì rét; các em đó nhìn mà khủng khiếp, những bong tuyết rơi không ngớt, cứ chồng chất không ngừng lên những túp lều xa vắng của các em và đe dọa đổ xuống cuốn phăng đi. Cứ mừng mùa đông đến cũng tốt, các con ạ, nhưng hãy nghĩ đến hàng nghìn trẻ em mà mùa đông đem lại cho nhiều nỗi đau khổ".
CẬU BÉ THỢ NỀ
Chúa nhật 11. Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. Bố muốn cậu ấy đến chơi còn hơn cả tôi nữa, và cậu đến làm cho chúng tôi rất thích. Vừa bước vào nhà cậu đã bỏ cái mũ lưỡi trai bị tuyết làm ướt sũng, và đút vào túi, rồi bước tới với cái dáng điệu chậm chạp của người thợ mệt nhọc, quay sang bên này lại sang bên kia cái mặt tròn như quả táo, với cái mũi tẹt. Khi vào trong phòng ăn, cậu ta liếc xem các đồ đạc, và chú ý nhìn bức chân dung của Rigôléttơ, người hề gì lưng, rồi làm ngay cái trò sứt môi với người trong tranh. Thật không thể nào nhịn cười được khi thấy cậu ta làm cái trò sứt môi. Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép mầu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần áo của cậu tuy xấu, nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. Cậu nói với tôi là bố cậu người rất cao lớn, gần như một ông khổng lồ, ra vào cửa rất khó khăn; nhưng rất hiền và lúc nào cũng gọi con là "thằng sứt môi'; còn cậu thì trái hẳn với bố, vóc người nhỏ nhắn. Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để đầy trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nềđánh mất một chiếc khuy áo, mẹ trả lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹđối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức ký họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩđến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười. Ngày hôm nay làm cho cậu bé thợ nề rất vui thích, đến nỗi ra về cậu quên đội cái mũ lưỡi trai lên đầu. Đến giữa chừng cầu thang, và có lẽ để tỏ lòng cám ơn tôi, cậu lại làm cái môi sứt với tôi một lần nữa. Người ta gọi cậu là Antônlô Rabuccô, cậu lên tám tuổi và tám tháng... "Con có biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn đấy không? Bố hỏi tôi, - Bởi vì như vậy thì khác nào trách cậu ấy đã làm bẩn ghế. Và như thế là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn, mà lại còn do áo quần của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng. Những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng. Có thểđó là bụi bặm, là vôi vữa, là sơn dầu, hoặc là gì đi nữa, nhưng đó không phải là cái gì bẩn. Lao động không làm bẩn đâu. Đừng nên nói về một người thợđi làm việc về rằng: "Bác ấy bẩn. Con phải nói rằng: "Bác ấy mang trên áo những dấu vết lao động của bác". Con hãy nhớ lấy điều ấy, và phải hết lòng yêu mến cậu bé thợ nề, vì trước hết cậu ấy là bạn con, rồi sau nữa vì cậu ấy là một người lao động.
QUẢ CẦU TUYẾT
Thứ sáu 16. Tuyết rơi, rơi mãi! Vừa xảy ra một việc đáng tiếc sáng nay lúc tan học, cũng vì tuyết! Một đám học sinh con trai, vừa ra đến quảng trường Coocxô là ném vào nhau những quả cầu nắm bằng các thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như những hòn đá. Trên vỉa hè, đông người đi lại. Một ông kêu lên: "Thôi cái trò này đi, các cậu!". Ngay lúc ấy, người ta nghe một tiếng thét to bên kia đường, và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay đưa lên úp lấy mặt, và bên cạnh một em bé đang kêu: "Cứu với! Cứu với!" Lập tức mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng vào mắt. Bọn học sinh bỏ chạy hết. Tôi đang đứng trước cửa một hiệu sách, đợi bố vừa đi vào, và thấy vài bạn tôi chạy đến rồi dừng lại vờ nhìn vào tủ kính. Có Garônê với một mẩu bánh mì nhét trong túi áo, Côrétti, cậu bé thợ nề và Garôpphi, anh chàng kinh doanh. Trong khiđó đám đông vây quanh cụ già; một vệ binh và mấy khách qua đường chạy đây chạy đó, vừa dọa vừa hỏi: "Đứa nào? Đứa nào ném? Nói đi, đứa nào?". Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Garôpphi đứng gần tôi. Tôi thấy cậu ta run lẩy bẩy, và mặt mày nhợt nhạt. - Đứa nào?Đứa nào ném. - Người ta tiếp tục thét hỏi. Tôi nghe Garônê bảo Garôpphi: - Này, đến thú đi! Để cho một người nào khác bị bắt thì thật là hèn nhát? - Nhưng mình không cố ý! Garôpphi trả lời và run như một tàu lá. - Mặc chứ, cậu phải làm bổn phận. - Garônê nhắc lại. - Mình không đủ can đảm. - Đừng sợ, mình đi với cậu. Người vệ binh và những người khác càng hét to: - Đứa nào?Đứa nào? Nói lên! Quân kẻ cướp đã làm cái mắt kính chọc vào mắt ông cụ, chúng làm cho cụ chột mất. Tôi tưởng như Garôpphi sắp ngã khuỵu xuống đất. - Lại đây, - Garônê nói cương quyết, - mình sẽ bảo vệ cậu, và nắm lấy cánh tay bạn, Garônê đẩy bạn ra, dìu nó như dìu một người bệnh. Vừa trông thấy Garôpphi, người ta biết ngay rằng chính cậu là thủ phạm; và vài người, bước tới, giơ nắm tay lên. Nhưng Garônê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói to: - Chẳng lẽ các bác đông thế lại đánh một em bé hay sao? Những nắm tayđều bỏ xuống; một vệ binh đến nắm Garôpphi, dẫn qua đám đông, đến một cửa hàng, mà người ta đã đưa người bị thương vào. Vừa trông thấy, tôi nhận ra ngay đó là một viên chức già ở cùng nhà với tôi trên gác tư; đứa cháu bé đi với cụ. Cụ ngồi xuống khuỷu tay tì vào ghế, chiếc khăn tay bưng kín mắt. - Cháu không cố ý, - Garôpphi vừa nói vừa khóc nức nở, sợ gần chết. - Cháu không cố ý. Hai ba người đẩy mạnh nó vào trong hiệu và quát: "Quì xuống mà xin lỗi!" Nhưng tức khắc hai cánh tay khỏe mạnh đỡ Garôpphi dậy và một giọng quả quyết nói: "Đừng làm thế, các ông ạ!" Đó là thầy hiệu trưởng của chúng tôi, thầy đã nghe và thấy hết mọi việc. Garôpphi khóc òa lên, và ôm hôn đôi bàn tay cụ già. Cụ thì quờ quạng tìm cái đầu của cậu bé hối hận và xoa tóc nó. Mọi người đều bảo Garôpphi: "Thôi, cháu về đi!" Bố dắt tay tôi ra khỏi đám đông, và trên đường về bố bảo tôi: Enricô, trong một trường hợp tương tự, con có đủ canđảm làm bổn phận của mình không, tự thú nhận tội lỗi của mình không? Tôi trả lời là có. Bố lại bảo: - Thế con hứa với bố như một người con trai quả cảm và có danh dự là con sẽ làm như thế đi nào? - Bố kính yêu ạ, con xin hứa với bố như vậy! CÁC CÔ GIÁO
Thứ bảy 17 Garôpphi hôm nay hết sức lo sợ, chắc chắn sẽ bị thầy giáo khiển trách. Nhưng thầy Pecbôni không đến, và thầy phụ giáo cũng không có mặt, và bà Crômi, cô giáo già nhất trường đến, dạy thay. Cô đang buồn vì có đứa con trai đang ốm. Cô vừa bước chân vào lớp là học trò đã làm ồn lên. Với cái giọng chậm rãi và bình tĩnh, cô bảo chúng tôi: - Hãy tôn trọng mái tóc bạc của cô. Cô không những là một cô giáo, mà còn là một người mẹ nữa. Thế là chẳng một ai dám nói nữa, cảđến thằng Phranti trâng tráo; nó chỉ đành chế nhạo cô một cách lén lút thôi. Ở lớp của bà Crômi, người ta phải cử cô Đencati, cô giáo của em tôi đến dạy thay; và thay cô Đencati ở lớp cô là cô giáo mà người ta thường gọi là "Nữ tu sĩ bé nhỏ" vì cô lúc nào cũng mặc áo sẫm màu. Mặt cô trắng và thanh, bộ tóc óng mượt, đôi mắt trong trẻo và giọng nói dịu dàng, hình như chỉ để cầu kinh. Tuy vậy, với người nói dịu dàng ấy, cô vẫn biết cách làm cho cái thế giới học sinhư hon của cô phải yên lặng; những chú bé tinh nghịch nhất cũng chẳng dám hó hé trước mặt cô. Có một cô gái khác tôi rất thích, đó là cô giáo lớp một sơđẳng số, một thiếu phụ sắc mặt hồng hào, đôi má lúm đồng tiền và đội một cái mũ có cài những lông chim đỏ. Lúc nào cô cũng vui tính, điều khiển lớp học vui vẻ luôn luôn tươi cười. Để bắt học trò im lặng, cô thường gõ gõ cái thước lên bàn, hoặc vỗ tay. Khi các em ra về, cô chạy theo để xếp các em ngay ngắn vào hàng ngũ, ngóc cổ áo lại cho em này, cài khuy áo choàng chê em kia, theo dõi các em đi ngoài phố xem có cắn lộn nhau không, và khẩn khoản bố mẹ các emđừng phạt các em ở nhà, đưa kẹo thuốc cho em nào ho, cho em nào bị rét mượn bao tay bằng lông của mình... Cô luôn luôn bị các em bao vây, vì các em muốn vuốt ve cô và ôm hôn cô, cứ túm khăn trùm hay áo cho nàng của cô mà kéo. Cô cứđể mặc các em và vuốt ve lại những em vuốt ve mình, nụ cười tươi, đôi má lúm đồng tiền. Cô giáo đáng mến ấy lại là cô giáo dạy vẽ, với lao động của mình cô nuôi cả mẹ già và em trai.
ĐẾN NHÀ NGƯỜI BỊ THƯƠNG
Chúa nhật 18 Đứa cháu của cụ viên chức già, ông cụ bị quả cầu tuyết ném phải, học ở lớp của cô giáo đáng mến thà tôi vừa mới đến. Hôm nay chúng tôi trông thấy nó, nó ở với bác nó; ông cụ nuôi nó như con. Tôi vừa chép xong truyện đọc hàng tháng mà lớp tôi sẽ đọc trong tuần tới, nhan đề: Cậu bé viết thuê người Phirelê, thì bố bảo: "Ta lên gác tư hỏi thăm ông cụđi!." Chúng tôi lên và vào một cái phòng mờ mờ tối. Ông cụđang tựa vào mấy cái gối ngồi trên giường.. Bà vợ ngồi cạnh giường, và đứa cháu chơi ở một góc phòng. Mắt ông cụ bị băng. Cụ rất vui lòng thấy bố tôi lên chơi, mời chúng tôi ngồi và nói là cụ đã đỡ, mắt cụ không việc gì, vài hôm sẽ khỏi. - Thật là một việc không may, ông cụ nói tiếp,- tôi chỉ ngại là cậu bé tội nghiệp kia đã phải quá khiếp sợ. Rồi ông cụ nói về bác sĩđến chữa cho cụ. Kìa, có lẽ bác sĩđến đây", cụ nói khi nghe có tiếng gõ cửa. Của mê... và tôi thấy ai? Chính là Garôpphi trùm chiếc áo choàng dài, đứng ở ngưỡng cửa, đầu cúi xuống, không dám vào. - Ai đấy? cụ già hỏi. - Cậu bé đã ném quả cầu tuyết đấy ạ, - bố khẽ nói. - Lại đây con, tội nghiệp, - cụ già nói và giơ tay ra đón Garôpphi - con đến hỏi thăm người bị thương đấy à? Yên tâm, già gần khỏi rồi... Garôpphi lúng túng, bước tới gần giường, cố nén cho khỏi khóc. Ông cụ vuốt ve cậu, còn cậu thì xúc động quá, nghẹn ngào không nói nên lời. "Cám ơn con đã đến thăm, cụ già nói tiếp, con về thưa với bố mẹ rằng mọi việc đều ổn cả, không có gì đáng lo nữa. Garôpphi vẫn đứng yên như bị một cái gì đè nặng lên trái tim mà cậu không dám nói. - Thế con muốn gì? Con có điều gì cần nói với già? - ông cụ hỏi. - Cháu ấy à... Không ạ! Vậy thì tạm biệt con nhé, con có thể yên tâm mà về nhà. Garôpphi bước trở ra. Nhưng đến cửa, cậu dừng lại, rồi quay về phía đứa cháu của ông cụđang nhìn theo cậu một cách tò mò, cậu rút vội từ trong áo choàng ra một vật,đặt vào tay chú bé và nói: "Biếu cậu".Rồi cậu biến đi, nhanh như chớp. Chú bé đem cái gói lại cho ông, ông cụ mở ra. Tôi không nén được một tiếng kêu ngạc nhiên: đó chính là quyển an bom trứ danh, là quyển sưu tập tem bưu điện mà Garôpphi đáng thương luôn luôn nói đến, và đặt vào bao nhiêu mơước và đã tốn của cậu bao nhiêu công phu khó nhọc; tóm lại là kho của báu của cậu, tội nghiệp cậu bé? Có khác gì cậu đã đem nộp một nửa máu trong người mình đến để xin đổi một lời tha tội!
CẬU BÉ VIẾT THUÊ NGƯỜI PHIRENZÊ
(Truyện đọc hàng tháng) Cậu học lớp bốn sơ đẳng. Cậu là một người dân Phirenzê duyên dáng, mười hai tuổi, tóc đen, da trắng, con đầu của một nhân viên đường sắt, lương ít lại đông con nên đời sống rất chật vật. Ông bố rất quý con, hiền từ và khoan dung đối với con. Khoan dung về mọi mặt, trừ những gì liên quan đến việc học hành. Về điểm này, ông lại khó tính và nghiêm khắc; vì đứa con đầu này, phải làm thế nào cho có việc làm sớm nhất để giúp gia đình. Mà muốn được thế thì phải học nhiều và trong một thời gian ngắn. Tuy cậu bé rất chăm, nhưng người bố vẫn luôn luôn giục con học. Ông tuổi đã cao và lao động quá sức lại càng làm ông già đi nhiều so với tuổi. Dù vậy, để kiếm thêm tiền nuôi gia dình, ngoài gánh nặng của công việc hàng ngày, ông còn đi nhận thêm nơi này nơi khác những việc chép thuê và đêmđêm phải thức rất khuya để làm. Sau cùng, ông nhận của một nhà xuất bản sách báo việc viết tên và địa chỉ của những người mua sách, báo dài hạn lên những băng giấy để gửi đi. Cứ năm trăm băng địa chỉ viết chữ to và đều, ông được ba lira. Nhưng công việc này làm cho ông rất mệt và thường trong bữa cơm chiều ông hay than thở: "Mắt tôi đến hỏng mất thôi! Việc làm đêm thế này làm tôi kiệt sức". Một hôm, cậu bé nói với bố. - Bố ạ, để con viết thay bố. Bố thấy đó, con viết giống chữ bố nhưđúc... - Không con ạ, con phải học, - ông bố trả lời, việc học của con quan trọng hơn việc viết băng của bố. Bố sẽ rất ân hận nếu làm mất của con một giờ. Bố cảm ơn con nhưng bố không muốn con viết chút nào đâu. Cậu bé biết là bố mình sẽ không khoan nhượng, nên không cố nài. Nhưng cậu làm như thế này. Cậu biết rằng cứđến nửa đêm thì bố thôi viết và ra khỏi phòng làm việc để sang phòng ngủ. Nhiều lần, cậu nghe thấy sau khi chuông đồng hồ dứt mười hai tiếng, bố dẹp cái ghế ngồi vào chỗ cũ rồi chậm rãi bước về phòng ngủ. Một đêm, chờ cho bố ngủ yên, cậu trở dậy, lặng lẽ mặc áo, rón rén mò vào phòng làm việc của bố, thắp đèn lên, lại ngồi vào bàn giấy trước một chồng băng còn trắng nguyên và bản danh sách người mua báo; rồi cậu bắt đầu viết, bắt chước y hệt nét chữ của bố. Cậu viết say sưa, trong lòng vui vẻ, nhưng không khỏi có chút lo ngại... Và các băng viết xong cứ chồng cao dần lên... Chốc chốc cậu đặt bút xuống, xoa tay, rồi lại tiếp tục viết say sưa hơn, vừa nghe ngóng vừa mỉm cười. Cậu viết một trăm sáu mươi cái địa chỉ. Được một lira rồi? Thế là cậu dừng lại, để cái bút vào chỗ cũ, tắt đèn và rón rén trở về phòng ngủ. Tr ưa hôm ấy, ông bố ngồi vào bàn ăn, có chiều vui vẻ hơn mọi khi. Ông không hay biết gì hết. Ông làm cái việc ấy như một cái máy, vừa làm vừa nghĩ đến việc khác; và những băng đã viết xong đến hôm sau ông mới đếm. Thế là vào bữa ăn, ông ngồi vui vẻ, đặt tay lên vai con, nói: - Này, Giuliô, bố con làm việc tốt hơn là con tưởng. Trong hai tiếng đêm qua, Bố đã làm nhiều hơn các đêm trước một phần ba công việc, tay bố còn nhanh và mắt còn được việc đấy. Giuliô rất bằng lòng và tự nhủ: Bố thật đáng thương, ngoài việc kiếm được tiền, mình còn đem cho bố niềm vui vì tưởng rằng ta trẻ lại. Vậy mình hãy can đảm lên!" Thành công đã khuyến khích cậu bé. Nửa đêm hôm sau Giuliô lại dậy làm việc. Cậu làm như vậy nhiều đêm liền. Ông bố không nghi ngờ gì cả. Chỉ một lần trong bữa ăn tối, ông bỗng thốt lên: "Lạ quá, dạo này ta dùng nhiều dầu hỏa quá?" Giuliô giật mình. Nhưng câu chuyện chỉ thế thôi, và cậu bé vẫn tiếp tục làm cái việc ban đêm của mình. Nhưng thức khuya và đêm nào cũng làm việc như vậy, cậu bé không được nghỉ ngơi đầy đủ. Sáng dậy cậu thấy mệt, và tối đến, khi làm bài, mắt cậu cứ nhíu lại, không cưỡng nổi buồn ngủ. Một buổi tối, lần đầu tiên trong đời, cậu gục đầu trên trang vỏ mà ngủ. - Cố lên, cố lên! - Ông bố vừa kêu vừa vỗ tay, - dậy học đi con! Giuliô cựa mình thức dậy và tiếp tục học. Nhưng hôm sau, rồi cũng như vậy,và càng ngày s ự mỏi mệt càng tăng. Cậu gục trên sách mà ngủ, dậy trưa hơn thường lệ, học bài vội vã, và dường như chán cả việc học. Ông bố bắt đầu nhận xét vài điều, rồi đến trách mắng, và đó là lần đầu tiên ông trách mắng con. Một buổi sáng, ông bảo: - Giuliô, con thay đổi nhiều quá, con không còn như trước nữa. Con hãy nhớ rằng tất cả hy vọng của gia đình đều đặt vào tương lai của con. Bố không bằng lòng con, bố nói thật như vậy". Nghe thế, cậu bé bối rối và tự nhủ rằng: "Phải, đúng thế thật, mình không thể eứ tiếp tục như vậy được nữa, phải chấm dứt trò dối trá này thôi". Nhưng cũng chính tối hôm đó, ông bố rất vui vẻ nói rằng tiền công viết băng của ông tăng hơn tháng trước ba mưới hai lira. Và vừa nói, ông vừa lấy trong túi ra một gói kẹo ông đã mua để cùng các con ăn mừng khoản tiền thu trội ấy. Các con được kẹo hớn hở vỗ tay reo mừng. Trước cảnh ấy, Giuliô lại vững lòng và tự nhủ: "Không, bốđáng thương ạ, không, con sẽ chưa thôi đánh lừa bố dược, con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, ban ngày con sẽ học nhiều lên, và đêm đến, con sẽ tiếp tục làm việc cho bố và cho các em..." Ông bố nói tiếp: "Ba mươi hai lira được thêm! Bố vui lòng lắm. Nhưng khốn nỗi là cậu này - và ông lấy tay chỉ Giuliô - làm cho bố rất khổ tâm". Giuliô chịu đựng những lời trách móc của bố, cố nén hai giọt nước mắt to đang trào ra. Nhưng mà long cậu thấm thía một niềm vui hết sức dịu dàng. Cậu lại hết sức tiếp tục làm việc. Nhưng mệt nhọc chồng chất thêm vào mệt nhọc, càng ngày cậu càng khó mà chống chọi nổi. Tình trạng ấy kéo dài trong hai tháng. Ông bố cứ trách mắng con về tội uể oải không thể tha thứđược, và nhìn con với con mắt ngày càng tức giận. Một hôm ông đến gặp thầy giáo để hỏi xem con mình đã làm những gì. Vâng, thầy giáo nói - cậu ấy đã thành đạt vì thông minh, nhưng độ này không còn có ý chí như trước nữa. Cậu ta thường buồn ngủ, lơđãng và ngáp vặt luôn. Các bài văn của cậu ngắn ngủn, viết vội lên giấy cho xong chuyện, chữ viết cẩu thả. Ông ạ, cậu ấy có thôi học tốt hơn thế nhiều! Tối hôm ấy, ông bố gọi con ra một góc vắng trách mắng con dữ hơn thường lệ. Giuliô, mày thấy tao làm việc như thế nào, thấy tao mòn mỏi cuộc đời để nuôi gia đình như thế nào. Mà mày không giúp tao. Mày không thương tao, không thương cả các em mày, không thương cả mẹ Ôi! Xin bốđừng nói như vậy, bố ạ. - Giuliô ngắt lời bố và òa lên khóc. Cậu định thú thật việc mình đã làm, nhưng lại bị bố ngắt lời. - Mày hẳn đã rõ hoàn cảnh hiện nay của gia đình ta, mày biết rằng cần phải có thiện chí và những sự hy sinh của tất cả mọi người góp vào với nhau. Mày thấy đấy, chính tao, tao đã phải làm việc gấp đôi. Tao hy vọng tháng này sẽ được một trăm lira tiền thưởng của đường sắt, thế là sáng hôm nay người ta cho biết rằng họ sẽ không cho gì hết. Nghe tin ấy, Giuliô im lặng và thôi không thú nhận với bố cái điều cậu định nói nứa. Cậu nghĩ rằng: "Không, b ốạ, không, con sẽ không nói gì với bố nữa, con sẽ giữ bí mật của con, vì con muốn làm việc cho bố. Việc ấy sẽđền bù lại nỗi đau khổ mà con đã làm cho bố phải chịu. Còn việc học thì con sẽ luôn luôn cố gắng để thi đỗ. Điều quan trọng là giúp bố kiếm ăn và làm nhẹ bớt nỗi mệt nhọc đang làm bố chết dần, chết mòn". Lại hai tháng nữa làm việc đêm, lại những ngày uể oải nhọc nhằn, những cố gắng tuyệt vọng của cậu con, và những lời trách mắng cay đắng của ông bố. Nhưng, điều nguy hại hơn cả là dần dần ông bố lạnh nhạt với con, đi đến chỗ coi con như một đứa ương ngạnh, một đứa bạc bẽo, không còn trông mong gì được nữa. Giuliô thấy những thay đổi của bố, lấy làm đau khổ vô cùng. Mỗi khi bố quay lưng đi, cậu thầm lén gửi bố một cái hôn, và gương mặt cậu để lộ tấm lòng trìu mến, xót thương và buồn bã. Nỗi phiền muộn cộng với mệt nhọc làm cho Giuliô gầy gò và mất hết vẻ hồng hào xinh đẹp; càng ngày cậu càng phải trễ biếng việc học hành. Cậu rất hiểu rằng tình hình này nhất định phải chấm dứt, và mỗi tối cậu lại tự bảo: "Đêm nay mình sẽ không dậy làm việc nữa". Nhưng khi chuông điểm nửa đêm vừa dứt, chính lúc mà cậu phải cương nghị trong quyết tâm của mình thì một nỗi ân hận lại cắn rứt eậu. Cậu cho rằng cứ nằm trong giường là bỏ bổn phận của mình, là ăn cắp một lira của bố và của gia đình. Và thế là cậu dậy, thầm mong rằng một đêm nào đó, bố thức giấc và bắt gặp mình đang làm việc, hoặc tình cờ bốđếm lại số băng và phát hiện sự lừa dối và như vậy, mọi việc sẽ kết thúc một cách tự nhiên, tự cậu không phải làm một việc mà cậu không đủ can đảm để làm. Thế là cậu cứ tiếp tục. Một buổi tối, ông bố nói lên một lời quyết định đối với cậu Bà mẹ nhìn Giuliô, thấy em gầy yếu và xanh xao hơn trước, bà hỏi: "Giuliô, con ốm dấy à?". Rồi lo sợ, bà quay sang nói với chồng: "Giuliô ốm đấy, ông xem, nó xanh quá đi mất! Con ơi, con thấy khó chịu như thế nào?" Ông bố liếc nhìn con và nói: Lương tâm không tốt làm cho sức khỏe xấu đi đó thôi. Trước kia Giuliô không thế, khi còn là một học sinh siêng năng và một người con trai quả cảm. - Nó ốm... - bà mẹ nói tiếp. - Cái đó không việc gì đến tôi, - ông bốđáp lại. - Câu nói ấy là một nhát dao găm đâm thẳng vào tim cậu bé đáng thương. Ôi? Cái đó không việc gì đến tôi! Bố cậu, ngày nào đây, chỉ nghe con ho là đã lo cuống lên! Thế ra bố không còn thương cậu nữa sao? Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Giuliô quảđã chết trong lòng bố rồi... "Ôi! Không th ể thế được, bố ơi, - cậu bé tự nhủ mà lòng thắt lại, khắc khoải, - Giở thì con thôi hẳn không viết nữa. Không có lòng thương của bố, con không thể nào sống được, con muốn khôi phục lại hoàn toàn lòng thương ấy; con sẽ nói hết với bố, con không lừa dối bố nữa, con sẽ học tập như trước; dù sau này ra sao chăng nữa, miễn là bố vẫn thương con, bố thương yêu tội nghiệp của con ạ. Lần này con sẽ giữ vững quyết tâm của con". Mặe dù như vậy, đêmấy cậu vẫn cứ dậy, hình như là do thói quen. Khi đã dậy, cậu muốn nhìn lại vài phút trong cảnh yên tĩnh của ban đêm, lần cuối cùng, cái phòng nhỏ mà cậu đã thầm lén làm việc bao đêm; lòng chan chứa yêu thương và hạnh phúc: Nhưng khi đã ngồi vào bàn, ngọn đèn đã thắp lên, và thấy những tờ băng giấy trắng mà cậu sẽ không còn bao giờ được viết lên những tên người và tên thành phố mà cậu đã thuộc lòng, thì tự nhiên cậu thấy một nỗi buồn vô hạn; thế rồi bất giác cậu cầm lấy quản bút tiếp tục cái công việc đã bắt đầu. Nhưng khi dang tay ra, cậu chạm phải một quyển sách làm rơi xuống đất. Cậu giật mình lo sợ. Nếu bố thức dậy thì sao? Tất nhiên không phải bố sẽ bắt được cậu đang làm một việc gì xấu xa, chính cậu cũng quyết nói hết ra với bố, tuy vậy... nghe tiếng chân của bố trong đêm tối, bị bắt gặp bất ngờ trong đêm hôm khuya khoắt như thế này, trong cảnh vắng lặng như thế này? Cứ nghĩ rằng lần đầu tiên bố có thể tủi thân trước mặt mình... cậu thấy run sợ. Giuliô nín thở, lắng tai nghe; chẳng thấy một tiếng động nào cả. Không! Chẳng có gì? Cả nhà đều ngủ say. Bố không nghe thấy gì cả. Cậu trấn tĩnh lại, tiếp tục viết và mảnh băng này chồng lên mảnh băng khác... Tập trung hết tinh thần vào việc làm, Giuliô viết, viết mãi. Nhưng mà Bố đã đứng sau lưng cậu. Ông đã thức dậy khi nghe tiếng cuốn sách r ơi, và chờ lúc thuận tiện nhất, đã rón rén bước những bước chân trần đi vào phòng giấy. Đúng, ông đang đứng đó, mái đầu bạc ngay trên mái tóc đen của con trai. Ông thấy ngòi bút đang chạy thoăn thoắt trên các băng giấy, và đã hiểu hết; có những sự việc mà ông đã quên bỗng trở lại trong trí nhớ, và ông hối hận vô cùng vì đã ngờ vực con mình. Lòng ông tràn ngập một tình thương yêu vô hạn, làm ông đứng sững đầy xúc động, bồi hồi đằng sau đứa con mình. Bỗng Giuliô kêu lên: Hai bàn tay run rẩy ôm chầm lấy đầu cậu. Ôi? Bố, bố ạ, tha lỗi cho con, tha lỗi cho con! - Cậu kêu lên, vì nghe tiếng nức nở sau lưng, cậu nhận ra bố. Chính con hãy tha lỗi cho bố, Giuliô yêu quý của bố. - Ông bố vừa trả lời, vừa hôn khắp trán con những cái hôn đầm đìa nước mắt. - Bố đã biết hết rồi, bố biết hết và chính bố phải xin lỗi con, con yêu quý của bố, nào, con lại đây với bố. Ông bố nhắc con lên, dúng ra là bế xốc con, mang vào giường bà mẹ vừa thức giấc, đặt con vào vòng tay bà và nói: - Hôn con đi, hôn đứa con tận tuy, từ bốn tháng nay nó đã không ngủ để làm việc thay tôi; tôi cứ trách mắng nó, trong khi nó kiếm ra miếng ăn cho gia đình. Bà mẹ siết con vào lòng, không nói nên lời; sau cùng đã hôn con mãi, bà mới bảo: "Đi ngủ đi con, ngủ đi, để lấy lại sức" Ông bố lại bế Giuliô về buồng cậu, đặt con vào giường, âu yếm vuốt ve con, sửa gối, đắp chăn cho con. - Cám ơn bố, - cám ơn bố, Giuliô nó;, nhưng bố cũng đi ngủ đi, con vui lòng lắm, chúc bố ngủ ngon, bố ạ! Ông bố cứ muốn nhìn con ngủ. Ông ngồi ở đầu giường con, nắm tay con và nói: "Ngủ đi, ngủ đi, thiên sứ của bố". Giuliô mệt quá, thiếp đi, cậu ngủ rất lâu; đã mấy tháng rồi, nay mới dược một giấc ngủ yên lành với những giấc mơ tốt đẹp. Khi cậu tỉnh giấc, mặt trời đã lên cao; cậu thấy ngay cạnh mình, tựa đầu lên mép giường, bố ngủ cảđêm như vậy, sung sướng vì giấc ngủ êm đềm của con.
NGHỊ LỰC
Thứ tư 29 Tôi tin chắc rằng bạn cùng lớp với tôi là Xtacđi có đủ can đảm để làm như cậu bé thành Phlrenzê. Sáng nay ở trường có hai người sung sướng: Garôpphi sướng điên lên vì được trả lại cuốn album, trong đó người ta còn cho thêm ba chiếc tem nước cộng hòa Goa tê ma la nữa (cậu ao ước được thứ tem này đã ba tháng nay rồi), và cậu Xtacđi vì được nhận huy chương thứ nhì trong lớp, Xtacđi đứng đầu lớp sau Đôrôtxi thôi? Mọi người đều ngạc nhiên và hân hoan. Nào ai có thể ngờđược? Dạo tháng mười, cậu được bố đưa đến trường, mình mặc chiếc va rơi màu lục, chật bó; bố cậu nói với thầy giáo: "Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn vì con tôi nó tối dạ lắm". Từđó, tất cả học trò đều gọi cậu ta là thằng "đầu gỗ Nhưng, về phần mình thì Xtacđi tự nhủ: "hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công". Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế là, vì hết lòng siêng năng, trảđũa lại những kẻ chế giễu, đá những kẻ quấy rầy đi, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy! Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thìđặt những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được cái bài tính đố, viết đúng văn phạm, và thuộc các bài học không chút lầm lẫn. Chỉ nhìn cái dáng thô lùn của cậu ta, cái đầu bè bè rụt vào giữa đôi vai, hai bàn tay ngắn ngủn, to tướng, chỉ nghe tiếng nói ồm ồm của cậu, là người tađoán ngay ra cậu có một nghị lực sắt thép. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi, và trong một lúc phấn chấn, cậu đã buột mồm hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtacđi không hề nói năng gì với ai, không hề chơi bời với ai, lúc nào cũng ngồi ở ghế mình, cằm tựa vào hai bàn tay nắm chặt, nghe thầy giảng bài. Chắc cậu đã phải làm việc nhiều lắm, cậu Xtacđi tội nghiệp này. Sáng hôm nay, khi trao huy chương cho cậu, thầy giáo dù đang sốt ruột cũng phải thất lên: "Hoan hô Xtacđi! Có chí thì nên?". Xtacđi thì dường như chẳng chút nào tự hào vì thành công của mình; cậu cũng chẳng hề mỉm cười nữa, và trở về chỗ ngồi, lại tựa cằm vào hai nắm tay và càng chú ý hơn bao giờ hết. Nhưng cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông cũng to, lùn như cậu, khuôn mặt bành bạnh, tiếng nói oang oang. Vì ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông ta phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói rất to: "Giỏi lắm, giỏi hết sức? Cái đầu to thân .yêu này!". Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ. Chỉ :mình Xtacđi thì vẫn yên lặng, và đã lẩm nhẩm bài học ngày hôm sau.
LÒNG BIẾT ƠN (Thư của bố)
Thử bảy 31. "Gửi Enricô, Bạn Xtacđi của con không bao giờ than phiền về thầy giáo cả, bố tin chắc như vậy. "Thầy giáo đang trong cơn nóng nảy", con đã nói như vậy với một giọng hằn học. Con hãy nghĩ xem, biết bao nhiêu lần, chính con, con đã nóng nảy. Và nóng nảy với ai? Vơi bố con, với mẹ con, nghĩa là đối với những người mà những cử chỉ nóng nảy ấy là những tội lỗi lớn. Thầy giáo của con, đôi khi cũng có nhiều lý do để nóng nảy. Đã nhiều năm rồi, thầy phải mệt nhọc nhiều với đám trẻ và thầy có gặp được vài trẻ ngoan với thầy, yêu mến thầy, còn số đông thì chỉ là những kẻ bạc bẽo, lạm dụng lòng tốt mà không hềđếm xỉa đến những nỗi nhọc nhằn của thầy; buồn thay, tất cả học sinh các con đều đem cho thầy nhiều điều khổ tâm hơn là sự hài lòng. Người hiền lành nhất trên trái đất này, mà ở vào địa vị thầy, cũng không thể kìm được cơn nổi nóng. Giá con biết đã bao nhiêu lần thầy giáo tuy đau ốm mà vẫn lên lớp, vì bệnh của thầy chưa thật trầm trọng để thầy có thể nghỉ dạy? Thầy bực mình bởi vì thầy đau, và nỗi đau lòng lớn đối với thầy là thấy học trò biết như vậy mà cứ lạm dụng. Hãy kính trọng và yêu mến thầy giáo của con, con ạ. Con phải yêu mến thầy, bởi vì bố yêu mến thầy và kính trọng thầy; con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc phúc của biết bao trẻ em mà họ thì sẽ quên thầy.Hãy yêu mến thầy vì thầy mở mang và soi sáng trí thông minh cho con, và nâng cao tâm hồn của con lên. Sau này, khi con đã thành người lớn, mà cả bố lẫn thầy con đều không còn trên đời này nữa, thì những kỷ niệm của thầy giáo sẽ hiện ra luôn luôn trong trí nhớ của con bên cạnh kỷ niệm của bố, và bấy giờ, con thấy không, có những nét đau đớn và mệt nhọc trên khuôn mặt đẹp của thầy sẽ làm cho con phiền muộn, dù đã ba mươi năm qua. Lúc ấy, con sẽ tự thẹn, con sẽ hối hận là đã không yêu mến thầy, là đã ăn ở không đúng đối với thầy. Con hãy yêu mến thầy, vì thầy là một thành viên của đại gia đình giáo giới ở khắp nơi trên toàn thế giới, dạy dỗ hàng nghìn trẻ emđang lớn lên cùng với con. Bố sẽ không hãnh diện chút nào về tình yêu mến của con đối với bố, nếu con không có tình yêu mến như vậy đối với những ai đã có công ơn đối với con, mà trong số những người đó, thì thầy giáo con là người thứ nhất sau bố mẹ con. Con hãy yêu mến thầy giáo như một người bố, yêu mến thầy khi thầy vuốt ve con, và cả những lúc thầy rầy la con; khi thầy công bằng và cả khi con cho rằng thầy không công bằng; hãy yêu mến thầy khi thầy vui, và càng yêu mến hơn khi thầy buồn; và con hãy nói đến tiếng "thầy" với tấm lòng luôn luôn tôn kính, bởi vì, sau tiếng "bố" thì đó là danh vị cao quý nhất, dịu dàng nhất mà một con người có thể tặng cho một con người khác. Bố của con"
THÁNG GIÊNG THẦY PHỤ GIÁO
Thứ tứ 4. Bố mình nói đúng. Thầy Pecbôni mà nóng nảy là vì thầy ốm. Quả vậy, từ ba hôm nay, thầy phụ giáo đến thay thầy (thầy phụ giáo này người bé nhỏ và không có râu, trông trẻ măng). Sáng hôm nay đã xảy ra một việc rất bậy đối với thầy phụ giáo này. Ngày thứ nhất và thứ hai học trò đã làm ồn trong lớp vì thầy phụ giáo quá hiền lành và chỉ biết nói: "Yên lặng, tôi yêu cầu các cậu!" mà không hề phạt. Nhưng sáng hôm nay người ta đã đi quá trớn. Học sinh làmầm ĩ đến nỗi không còn ai nghe tiếng nói nữa. Thầy yêu cầu, thầy van vỉ; chỉ công toi. Hai lần thầy hiệu trưởng phải đến lớp; nhưng thầy vừa đi khuất là tiếng ồn ào lại nổi lên như ngoài chợ vậy. Garônê và Đôrôtxi quay lại ra hiệu, yêu cầu các bạn yên lặng, như muốn nói với họ là phải ngoan ngoãn, và hạnh kiểm của họ thật đáng hổ thẹn, nhưng đều vô hiệu. Chẳng ai thèm để ý cả. Chỉ mình Xtacdi là ngồi yên, hai khuỷu tay chống bàn, đôi nắm tay tì vào thái dương, có lẽ đang nghĩ đến cái tủ sách trứ danh của mình; và Garôpphi, anh học trò chơi tem thì đang bận lập danh sách những người góp tiền mua vé xổ số, mỗi vé hai xu, mà cậu ta đứng ra tổ chức, ai trúng thì được một lọ mực nhỏđút túi. Những kẻ khác thì hét và cười, lấy quản bút gõ xuống bàn, và vo giấy làm đạn, rồi gỡ những sợi dây chun buộc bít tất ra mà bắn nhau. Thầy phụ giáo thì nắm cánh tay cậu này, cậu kia, lay họ, bắt một cậu đứng vào tường, mà vẫn không lấy lại được im lặng và trật tự. Thầy không còn biết cầu cứu ai dược nữa. - Nhưng tại sao các cậu lại làm như thế" - thầy nói, - các cậu muốn tôi bị khiển trách hay sao? Thầy nắm tay đấm bàn, thét lên, giọng vừa đe dọa vừa cầu khẩn: - Im lặng? Im lặng! Nghe thật là não lòng. Nhưng tiếng ầm ĩ vẫn mỗi lúc một tăng. Phranti gấp một mũi tên bằng giấy ném vào thầy, kẻ thì nhại mèo kêu, kẻ tung mũ lưỡi trai lên không; cảnh rối loạn om sòm không tài nào tả xiất. Bỗng người gác cổng bước vào, nói: - Mời thầy lên thầy hiệu trưởng hỏi. Thầy phụ giáo đứng dậy vẻ tuyệt vọng và vội vàng bước ra. Thế là tiếng ầm ĩ lại tăng lên. Nhưng Garônê đứng dậy, mặt biến sắc, tay nắm chặt và hét, giọng run lên vì giận dữ. - "Thôi đi? Đồ ngốc tất cả! Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy phụ giáo; giá thầy ấy nghiến nát tay các cậu, và thầy đủ sức để nghiến, thì các cậu đã run sợ trước mặt thầy; nhưng thầy thương hại các cậu; việc làm của các cậu hèn nhát lắm, hiểu chưa? Thầy trở vào mà cậu nào trước tiên cất tiếng làm ồn hay méo mặt một tí, là sẽ biết tay tôi tức thời sau khi tan học. Dù có bốđến đấy tôi cũng làm đúng như tôi đã nói; và tôi tin chắc rằng ông bố sẽ cho là tôi làm đúng". Mọi người làm thinh: À? Garônê, bấy giờ trông cậu thật đẹp, đối mắt nẩy lửa, chẳng khác nào một con sư tử con đang tức giận. Cậu ta nhìn vào mặt những anh chàng táo tợn nhất, hết anh này đến anh khác, và tất cả đều cúi đầu xuống. Khi thầy phụ giáo vào, đôi mắt đỏ hoe, trong lớp không nghe một hơi thở. Trước thầy ngạc nhiên, rồi thấy Garônê còn run vì giận, thầy hiểu và nói với cậu, giọng xúc động như nói với một người anh em: "Cám ơn, Garônê!" Thế là cả lớp vỗ tay. Và qua việc ấy tôi hiểu là một người con trai quả cảm có thể làm được những gì.
TỦ SÁCH CỦA XTACĐI
Tôi đến nhà Xtacđi,ở ngay trước mặt nhà trường, và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy thật tôi thấy thèm quá. Xtac đi không giàu, cậu ấy không thể mua được nhiều sách, nhưng cậu bảo quản, giữ gìn sách học rất cẩn thận; và tất cả những món tiền. người ta cho cậu đều vào cửa hàng bán sách hết. Bằng cách ấy, Xtacđi đã có một tủ sách nhỏ. Khi bố cậu thấy eậu ham mê sách, thì liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh, bằng gỗ hồ đàó, có rèm xanh, và đem tất cả các quyển sách thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất có thứ tự, tên sách óng ánh chữ vàng in trên gáy; éo truyện trẻ em, truyện du hành, có thơ, hầu hết đều có tranh ảnh. Xtacđi rất thạo về cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trắng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thật là hài hòa. Thỉnh thoảng cậu lại thay đổi cách hòa hợp với màu sắc. Cậu ghi tất cả tên sách vào một quyển danh mục, chẳng khác chút nào một nhà mê sách thực thụ. Cậu luôn luôn chăm nom sách, phủi sạch bụi bặm, giở ra xem xét kiểm tra lại các mối chỉ đóng sách. Phải thấy cậu cẩn thận như thế nào khi eậu giở các quyển sách ra, với những ngón tay thô và ngắn, vừa giở vừa thổi các trang giấy. Có thể nói là sách của cậu đều mới tinh, còn tôi thì làm hỏng tất cả các sách của mình. Đối với cậu mỗi quyển sách mua được đem đến cho niềm vui thích vuốt ve quyển sách, xếp sách vào với những quyển khác, rồi lại lấy ra để ngắm nghía đủ mọi mặt, và cất đi như một của báu. Trong suốt một tiếng đồng hồ, Xtacđi không cho tôi xem cái gì khác, ngoài sách ra. Có một lúc, ông bố của Xtacđi đi qua gian phòng chúng tôi đang chơi, đưa tay xoa gáy con hai ba lần và nói với cái giọng ồm ồm: - Cái đầu đồng đen này như thế nào? Cái đầu to này có thể làm nên được một cái gì đấy, tôi cam đoan như vậy! Và Xtacđi thì lim dim đôi mắt dưới sự vuốt ve của bàn tay ram ráp của bố. Tôi không hiểu tại sao tôi không dám đùa cợt với Xtacđi; tôi không thể tin được rằng cậu ta chỉ hơn tôi có một tuổi thôi. Khi cậu tiễn tôi ra cửa và chào tạm biệt với vẻ mặt cứng cỏi, tôi suýt nữa nói: "Kính chào ngài", như tôi phải nói với một người lớn. Về nhà, tôi kể lại chuyện ấy với bố. Tôi nói: - Con chẳng hiểu ra sao cả bố ạ, Xtacđi không phải là thông minh, cũng chẳng phải là được giáo dục tốt, mặt mũi thì kỳ cục nom buồn cười, ấy thế mà lại làm cho con phải nể vì! Bố trả lời: Chính vì Cậu ấy quả cảm, cương nghị. Tôi nói tiếp: Suốt một tiếng đồng hồở cạnh cậu ấy, cậu ấy không nói đến năm mươi tiếng, không hề cho con xem một thứđồ chơi nào, cũng không cười một lần nào cả, ấy thế mà con lại rất thích dược chơi với cậu ấy. Bố lại nói thêm: Là bởi vì con mến phục cậu ta.
CON TRAI BÁC THỢ RÈN
Tôi cũng mến phục cả Prêcôtxi, và nói như thế còn là ít Prêcôtxi con bác thợ rèn, một cậu bé nước da tai tái, đôi mắt hiền và buồn, dáng điệu sợ sệt, rụt rè đến nỗi đối với bất cứ ai cậu cũng nói: "Tôi xin lỗi", và dù luôn luôn đau khổ, vẫn học rất chăm và rất kiên quyết Theo người ta nói thì bố cậu lúc nào về nhà cũng ngà ngà say, không có việc gì cũng lôi con ra đánh, vung tay là hất tung hết sách vở của con, Cậu bé đáng thương đến trường mặt mày bầm tím, có khi đôi mắt đỏ ngầu và sưng húp vìđã khóc nhiều. Nhưng không bao giờ, tuyệt không bao giờ người ta có thể làm cậu hé môi nói thật là bố cậu đã đánh cậu. - Nhưng chẳng phải là con đã làm cháy trang vở này hay sao? - thầy giáo vừa hỏi vừa chỉ bài làm của cậu đã bịđốt cháy. "Xin thầy tha lỗi, chính con đã làm cháy", Prêcôtxi trả lời, giọng run run. Tất cả chúng tôi đều biết đó là bố cậu. Lúc chếnh choáng hơi men, bố cậu đã va phải cái bàn mà cậu đang ngồi học, làm cho cây đèn đổ nhào, đốt cháy quyển vở của cậu bé tội nghiệp. Prêcôtxi ở trong một căn nhà dưới cái mái nát của ngôi nhà chứng tôi về phía cuối sân, và bà gác cổng đã kể lại tất cả chuyện này cho u già chúng tới, và u nói lại với mẹ. Một hôm, em Xinvia của tôi nghe Prêcôtxi thét lên và lăn xuống thang gác, bị bốđá ngã nhào chỉ vì cậu xin mấy xu để mua một quyển ngữ pháp. Bố Prêcôtxi nghiện rượu, không làm việc gì cả, và cả nhà bịđói. Biết bao nhiêu lần cậu bé phải đến trường học, bụng trống không, và đứng ở một góc nhai một mẩu bánh của Garônê mời, hay một quả táo mà cô giáo đội cái mũ cắm chiếc lông đỏ, cô giáo cũ của cậu ở lớp một sơ đẳng dúi cho. Không bao giờ Prêcôtxi lại nói: "Tôi đói, bố tôi không cho tôi ăn". Một đôi khi ông bố cũng ghé đón con, nhân khiđi qua trước cổng trường; mặt ông tái mét, chân đi lảo đảo, đôi mắt ngơ ngác, đầu tóc rồi bù, chiếc mũ lưới trai đội lệch một bên. Cậu bé tội nghiệp hết hoảng mỗi khi thấy bốở ngoài phố, tuy vậy cậu vẫn tươi cười chạy lại với bố, nhưng bố thì như tuồng chẳng trông thấy con và đang nghĩ đến chuyện gì khác. Tội nghiệp Prêcôtxi! Cậu phải đóng lại những quyển vở bị xé rách, nhờ các bạn'ngồi cùng bàn cho mượn những sách không có để đọc. Áo sơ mi cậu cài bằng danh ghim và thật là đáng thương. Khi tập thể dục cậu phải mang đôi giày to quá khổ, đôi bàn chân cứ nhảy nhót ở bên trong, cái quần thì rách tả tơi và cái áo ngoài quá dài, tay xắn lên đến khuỷu. Thế mà cậu vẫn học, cố gắng học! Cậu sẽ là một trong những người đứng đầu lớp, nếu được học hành yên ổn, ở nhà. Sáng hôm nay, cậu đến trường, má bị một vết cào khá sâu. Các bạn bảo cậu: Rõ ràng là bố cậu đã cào mặt cậu đấy. Lần này cậu không thể chối được đâu. Cậu phải thưa với thầy hiệu trưởng để người ta gọi ông ấy đến đồn cảnh sát". Nhưng Prêcôtxi đỏ mặt kêu lên, giọng run vì bất bình: "Không đúng! Không dúng? Bố tôi không bao giờđánh tôi cả?" Nhưng trong lúc nghe giảng bài, nước mắt cậu rơi xuống mặt bàn, và có ai nhìn là cậu cố gượng cười để giấu nỗi đau đớn. Tội nghiệp Prêcôtxi. Ngày mai Đôrôtxi, Côretti và Nenly sẽ đến chơi nhà tôi. Tôi mời Prêcôtxi cùng đến, cùng ăn chiều với chúng tôi; tôi sẽ cho cậu ấy sách, sẽ làmđảo lộn hết đồ đạc trong nhà để cho cậu ấy vui, và tôi sẽ nhét đầy trái cây vào các túi áo của cậu. Tôi muốn nhìn thấy cậu bé tốt bụng ấy được vui vẻ, thích thú một lần, cậu bé hiền hậu và can đảm biết bao!
MỘT BUỔI THĂM NHAU LÝ THÚ
Thứ năm 12. Thứ năm hôm nay đối với tôi là một trong những ngày dẹp nhất của cả năm. Đúng hai giờ, Đôrôtxi, Côretti và Nenly, cậu bé gù lưng ấy, cùng đến nhà tôi. Còn Prêcôtxi thì bố cậu không cho đến. Đôrôtxi và Côretti đều vui cười hể hả vì đã gặp ngoài phố cậu Crôtxi, con bác bán rau quả, cậu bé có cánh tay bị liệt và cái đầu tóc đỏ ấy, Crôtxi đang cắp một chiếc bắp cải to tướng ra phố bán; rồi với hai xu bán bắp cải cậu sẽ mua một ngòi bút. Cậu ta rất vui vẻ hài lòng, cậu bé Crôtxi tội nghiệp, vì bố cậu ở bên Mỹ mới viết thư báo tin là sắp trở về. Ôi! Sung sướng làm sao những giờ vui chung với các bạn thân Đôrôtxi và Côretti là hai cậu vui tính nhất lớp, bố cũng phải mến. Côretti với cái áo dài bằng da rái cá, cái mũ chụp da mèo, nghịch ngợm ồn ào như quỷ sứ. Sáng sớm tinh mơ, cậu đã dỡ một nửa xe gỗđầy, thế màđến nhà tôi, cậu vẫn chạy khắp nơi, vừa quan sát mọi vật, vừa nói năng luôn mồm, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng như một con sóc. Đi qua nhà bếp, cậu hỏi chị bếp mua củi và than bao nhiêu, để xem có đắt hơn giá của bố mình bán không. Rõ ràng là dù ra đời và lớn lên trong một cửa hàng bán củi, Côretti vẫn có tấm lòng cao quý. Đôrôtxi cũng làm cho chúng tôi rất vui. Cậu ta thuộc địa lý như một thầy giáo. Nhắm mắt lại, cậu nói: "Đây này, tôi thấy toàn thể nước Ý mạch núi Appenninô chạy dài đến tận biển Iôni; những con sông chảy về bên này, bên kia; những thành phố trắng toát, những vịnh, những vũng xanh lam, những hòn đảo màu lục"; và cậu kể tên núi tên sông theo thứ tự không sót một tên như cậu đang dọc trên bản đồ vậy. Cậu Đôrôtxi này có duyên thật, mái đầu ngẩng cao, tóc vàng tươi, xoắn tít, đôi mắt đẹp thông minh; tất cả chúng tôi đều ngưỡng mộ cậu. Chỉ không đầy một tiếng đồng hồ, cậu đã thuộc lòng một bài thơ dài hai trang để ngày kia sẽ ngâm trong một buổi lễ. Nenly cũng nhìn cậu mà thán phục; các ngón tay vân vê đường viền của chiếc tạp dề màu đen, miệng mỉm cười đôi mắt trong và đượm buồn như sáng lên vì nụ cười đó. Còn tôi, các bạn đến chơi hôm nay làm cho tôi vui sướng vô cùng, nhưđể lại những tia sáng trong tâm trí tôi. Tôi lại rất thích thú ngắm cậu bé Nenly ra về, đi giữa hai bạn khoác hai tay mình, hai bạn cao khỏe, còn cậu thì bé nhỏ mảnh khảnh nhưng vui cười hể hả, tôi chưa hề thấy bao giờ. Tiễn các bạn về rồi, tôi trở vào phòng ăn, thì chợt nhận ra là bức tranh vẽ Rigôléttô, anh hề gừ lưng, đã biến dâu mất. Ra Bố đã cất đi từ trước khi các cậu đến, để cho Nenly khỏi phải trông thấy.
PHRANTI BỊ ĐUỔI HỌC
Thứ bảy 21. Trong lớp chúng tôi, có một đứa rất khó chịu, đó là Phranti. Tôi ghét thằng này vì nó là Một dứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Garônê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Crôtxi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prêcôtxi mà mọi người đều nể, và nhạo báng cả Rôbetti, eậu học lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, và cố chơi những miếng rất hiểm độc. Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, mà nó che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu của nó. Phranti không kiêng sợ gì cả, nó chế nhạo eả thầy giáo, ai sơ hở cái gì là ăn cắp ngay, chối lỗi một cách trắng trợn không thể tưởng tượng được, và không lúc nào là không gây gổ với người nào đấy. Nó mang vào lớp học những cái kim to tướng để chích các bạn ngồi cạnh, rứt khuy áo của nó và rứt cả khuy áo của người khác. Sách, vở, sổ tay của nó đều dây mực bê bết và rách nát, bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì tòe ra, móng tay thì cắn bằng mồm, áo quần thì bị móc rách tứ tung trong những lúc đánh nhau. Người ta nói mẹ nó vì nó mà buồn phiền đến phát ốm, và bố nó đã ba lần đuổi nó ra khỏi nhà. Thỉnh thoảng mẹ nó lại đến trường hỏi thầy giáo về hạnh kiểm của con; và lần nào trở về cũng vừa đi vừa khóc. Phranti ghét thầy giáo, ghét bạn học, ghét nhà trường. Đôi lúc thầy giáo làm ngơ như không nghe những lời tục tĩu của nó, thì nó lại càng làm già. Thầy Pecbôni muốn dịu dàng mà cảm hóa nó, nhưng nó chẳng đếm xỉa gì đến. Thế là thầy phải đe dọa nghiêm khắc. Phranti lấy hai tay che mặt làm như nó khóc, trái lại là nóđang cười! Nó bị tạm đuổi ba ngày, xong nó lại đến trường, càng láo xược hơn bao giờ hết. Một hômĐôrôtxi bảo nó: "Thôi, hãy chấm dứt đi chứ! Cậu lạm dụng quá đáng lòng tốt của thầy giáo". Tất cả câu trả lời của Phranti là dọa đâm một cái đinh vào bụng Đôrôtxi. Cuối cùng, sáng nay nó bị tống ra khỏi trường như một con chó. Trong lúc thầy giáo đưa cho Garônê bản thảo truyện đọc hàng tháng Cậu bé đánh trống người Xácđêpha để chép, thì Phranti ném xuống sàn một chiếc pháo nổ đùng, dội vang cả bốn bức tường của lớp học như một phát súng. Tất cả học sinh đều giật nẩy mình. Thầy giáo đứng dậy và quát ạ! Phranti, ra khỏi đây lập tức!" Nói vừa trả lời vừa cười: - Không phải tôi. - Ra ngay, - thầy Pecbôni nhắc lại. - Tôi sẽ không nhích một bước nào đâu. Nghe câu trả lời mất dạy ấy, thầy Pecbôni không bình tĩnh được nữa, thầy chạy lại xốc nách Phranti, nhấc bổng nó ra khỏi ghế, thằng vô lại vừa vùng vẫy, vừa la hét và nghiến răng, thầy phải dùng sứe lôi nó ra khỏi lớp lên đến phòng thầy hiệu trưởng. Khi trở về lớp một mình, thầy Pecbôni ngồi vào bàn, hai tay ômđầu mệt hết hơi và buồn rầu, nét mặt ngao ngán trông thật đau lòng. "Từ ba mươi năm dạy học, chưa bao giờ xảy ra cho thầy một việc như thế này" thầy vừa nói vừa thở dài. Cả lớp không một ai dộng dậy. Hai bàn tay thầy còn run lên, và vết nhăn chạy dài trên trán thầy trông sâu hoắm, giống như một vết thương. Ái ngại thay cho thầy! Tất cả học sinh đều ái ngại cho thầy. Đôrôtxi đứng dậy và nới với thầy: 'Thưa thầy, xin thầy đừng buồn phiền nữa, tất cả chúng con ở đây đều rất kính yêu thầy". Nghe những lời dịu dàng ấy, hình như thầy bình tĩnh trở lạl và nói khẽ: "Các con, chúng ta lại học tiếp.
CẬU BÉ ĐÁNH TRỐNG NGƯỜI XÁCĐÊNHA
(Truyện đọc hàng tháng) Ngày đầu tiên của trận Cutxtôtza nghĩa là ngày 21 tháng bảy năm 1848, có khoảng sáu mươi người lính thuộc một trung đoàn bộ binh được điều đến một gò cao để chiếm một ngôi nhà trơ trọi trên ấy. Bất ngờđại đội quân Áo bao vây. Quân Áo bắn rát đến nỗi những người bộ binh chỉ còn vựa đủ thì giờ rút vào nấp trong ngôi nhà, và vội vàng dựng chướng ngại vật chắn các cửa ra vào, để lại mấy người chết và bị thương ngoài đồng. Các cánh cửa đã đóng chặt, lính mới từ các cửa sổở trên gác và ở tầng dưới bắt đầu bắn vào đám quân đang bao vây. Bọn này tiến dần theo hình bán nguyệt, bắn trả dữ dội. Sáu mươi bộ binh Ý do hai sĩ quan sơ cấp và một đại úy chỉ huy; ông đại úy đã già, cao lớn, khô khan, tóc râu bạc hết. Cùng chiến đấu với họ có một người lính đánh trống người Xacđênha, một cậu bé mười bốn tuổi là cùng, nhưng trông chỉ bằng mười hai tuổi, nhỏ nhắn, nước da xanh, dôi mắt đen và sâu. Viên đại úy chỉ huy cuộc chống giữ từ một eăn phòng ở trên gác, ra những lệnh cương quyết như những phát súng; và trên khuôn mặt sắt không hề thấy một chút xúc động nào. Cậu bé đánh trống người hơi xanh, nhưng đôi chân khỏe, đã leo lên một cái bàn, nhìn qua cửa sổ, thấy sau làn khói những hàng lính Áo mặc áo trắng đang tiến lên từ từ trên các cánh đồng. Ngôi nhà ở trên đỉnh một cái dốc thẳng đứng, bên phía này chẳng có cửa sổ nào ngoài một cửa nho nhỏ trổ trên mái nhà. Vì vậy mà quân Áo chỉ nhằm bắn vào mặt trước và hai đầu nhà. Nhưng chúng bắn dữ dội ghê gớm, một trận mưa đạn làm thủng lỗ chỗ các bức tường và nát vụn ngói trên mái; bên trong nhà, dạn bắn vỡđồ đạc, các mái hiên bụng rắn, trần nhà, cửa ra vào, làm tung tóe lên những mảnh gỗ, những làn bụi thạch cao, những mảnh bát đĩa và những mảnh cửa kính. Chốc chốc lại một người lính đang bắn qua cửa sổ ngã quỵ xuống sàn; người ta phải kéo vào một góc nhà. Vài người lính khác đi lảo đảo từ buồng này sang buồng khác, bàn tay co quắp ấn chặt vào các vết thương của mình. Trong nhà bếp đã có một người chết, trán bị thủng toang hoác. Vòng vây của quân địch xiết chặt một cách trông thấy. Viên đại úy từ trước vẫn không chút nao núng, thì bấy giờ cũng có một cử chỉ lo ngại, vội vã ra khỏi buồng, có một viên trung sĩđi theo. Ba phút sau, viên trung sĩ chạy đi gọi cậu bé đánh trống. Cậu theo viên trung sĩ chạy lên thang gác và cùng vào một cái gác xép trống không; viên đại úy ở đớ, đang viết bằng bút chì lên một tờ giấy để áp vào kính của cái cửa sổ nhỏ. Dưới chân ông, có một sợi dây gàu múc nước. Viên đại úy gấp tờ giấy lại và nói, vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt cậu bé với cái nhìn lạnh lùng của ông đã từng làm cho tất cả quân lính đều phải run sợ: "Lính đánh trống!" Người lính đánh trống đứng nghiêm, đặt tay lên mũ. "Cậu có can đảm không?" Đôi mắt cậu bé sáng lên như một tia chớp: - Có, thưa đại úy, - cậu trả lời. Nhìn ra phía kia kìa, - viên đại úy vừa nói, vừa đẩy cậu ra phía cửa sổ mái nhà, - phía đồng bằng ấy, bên cạnh những ngôi nhà ở Vilaphờranea, nơi có lưỡi lê lấp lánh, có trung đoàn của chúng ta đóng ở đấy. Cầm giấy này, lấy dây thừng này mà tụt xuống qua cửa sổ, lăn xuống dốc, băng qua các cánh đồng, chạy nhanh đến trung đoàn và trao giấy này cho viên sĩ quan nào gặp đầu tiên. Bỏ thắt lưng và túi đạn ra. Cậu bé đánh trống cởi thắt lưng và túi đạn bỏ lại, luồn mảnh giấy vào túi áo; viên trung sĩ ném sợi thừng qua cửa sổ và hai tay nắm lấy một đầu dây, trong khi viên đại úy giúp cậu bé chui ra cửa, lưng quay về phía cánh đồng. - Nghe đây, lính đánh trống, - viên đại úy dặn, - vận mệnh phân đội chúng ta đều nhờ vào lòng can đảm và đôi chân của cậu đấy? - Xin đại úy tin tôi, - cậu bé vừa trả lời, vừa đánh đu vào sợi thừng dòng ra ngoài cửa sổ. - Gặp người lại mà tụt xuống, - viên đại úy lại dặn thêm, vừa nói vừa giúp viên trung sĩ giữđầu dây dòng cậu bé xuống. - Đừng sợ gì hết. - Chỉ mấy giây là cậu bé đánh trống đã chạm đất. Viên trung sĩ thu sợi dây lại và đi nơi khác. Viên đại úy cúi mình nhìn qua cửa sổ và thấy cậu bé đang chạy xuống dốc. Ông đang hy vọng cậu bé đi thoát không ai thấy, thì năm sáu đám bụi mù từ đất tung lên trước mặt và sau lưng cậu cho ông ta biết là cậu đã bị quân Áo trông thấy. Từ trên đỉnh đồi chúng bắn vào cậu. Những dám bụi mùấy do đạn bắn tung đất lên. Cậu bé đánh trống cứ tiếp tục chạy nhanh như một con thỏ rừng. Thình lình cậu quỵ xuống "Chết rồi!" viên đại úy gầm lên và cắn vào nắm tay mình. Nhưng vừa dứt lời thì đã thấy cậu bé đứng dậy. "À! chỉ ngã thôi?" ông ta nói một mình và thở phào. Cậu bé đánh trống lại tiếp tục chạy, nhưng chạy khập khiễng. "Nó bị sái chân", viên đại úy nghĩ như vậy. Vài đám bụi nhỏ tung lên đây đó, quanh cậu bé, nhưng mỗi lúc một cách xa. "Cậu thoát rồi đấy". Viên đại úy kêu lên một tiếng thắng lợi, nhưng vẫn tiếp tục nhìn theo cậu, lòng hồi hộp vì thời gian chỉ còn tính từng phút một. Nếu cậu bé đánh trống không tới trung đoàn được trong thời gian ngắn nhất với mảnh giấy xin viện binh đến ngay, thì tất cả phân đội sẽ bị tiêu diệt, hoặc là ông sẽ phải cùng với họđể cho địch bắt lâm tù binh. Cậu bé chạy nhanh như một mũi tên, rồi chậm lại và khập khiễng, rồi lại chạy nữa, nhưng mỗi lúc một khó nhọc hơn, và chốc chốc lại loạng choạng mất thăng bằng và dừng lại. Có thể một mảnh đạn đã bắn trúng nó chăng? Viên đại úy tự bảo như vậy; rồi lại theo dõi từng cử chỉ của cậu, ông ta hổn hển vừa khích lệ cậu, nói với cậu làm như cậu có thể nghe được lời ông, đội mắt nẩy lửa cứ chằm chằm đo mãi khoảng cách giữa cậu bé liên lạc của ông ta với ánh lưỡi lê trông thấy giữa những cánh đồng hương mạch vàng óng dưới ánh mặt trời. Cũng trong lúc ấy viên đại úy nghe tiếng đạn rít và đập rào rào trong các buồng ở những tầng dưới, những mệnh lệnh dõng dạc, những tiếng thét điên dại của các sĩ quan và trưng sĩ, những tiếng rên rỉ của người bị thương, tiếng đồ đạc bịđập vỡ và màn trướng bị xé rách. "Cố lên, can đảm lên, - viênđại úy vừa nói vừa nhìn theo eậu bé đánh trống,chạy dấn lên, con?... Ồ, nó đứng lại rồi! Bỏ mẹ!... không nó lại chạy". Một sĩ quan ehạy đến, vẻ mặt lo âu, nói với viên đại úy rằng quân dịch vẫn không ngừng bắn, nhưng lại giương lên một lá cờ trắng, lệnh cho chúng ta ra hàng. "Đừng trả lời chúng nó" viên đại úy nói, mắt không rời khỏi cậu bé khi đó đã ra tới ngoài cánh đồng; nhưng giờ cậu không ehạy nữa, chỉ cố sức lê mình đi thôi. "Kìa, đi đi chứ, chạy đi chứ! - viên đại úy nói, hai hàm răng nghiến chặt và đôi bàn tay nắm chặt, - chết cũng được nếu cần, nhưng phải đến nơi, phải đến nơi?" Đúng lúc ấy viên đại úy thét lên một lời nguyền rủa dữ dội: "À, thằng hèn nhát! Nó ngồi xuống rồi!" Quả thật, cậu bé mà ông ta vẫn thấy cáiđầu nhấp nhô trên các ngọn lúa, bỗng biến đâu mất, như bị ngã xuống. Một lát sau cái đầu cậu bé lại hiện ra, rồi lại mất hút sau những hàng giậu; viên đại úy không nhìn thấy cậu bé đánh trống nữa. Ông ta lao xuống thang gác; đạn bắn như điên cuồng, các buồng đều ngổn ngang những người bị thương; vài người lăn mình vật vã trên sàn nhà, quằn quại trong cơn đau đớn, bám vào đồ đạc một cách tuyệt vọng. Màn thảm, sàn nhà đẫm những máu; những xác chết nằm sóng sượt giữa các ngưỡng cửa; viên trung úy bị một viên đạn bắn gẫy cánh tay phải; bụi và khói báo trùm cả cái cảnh buồn thảm này. "Can đảm lên! - Viên đại úy hô to, - giữ vững vị trí! Viện binh sẽ đến, can đảm thêm chút nữa!" Quân Áo lại đến gần thêm; qua làn khói người ta trông thấy những bộ mặt biến dạng của chúng, giữa những loạt súng, người ta nghe tiếng thét man rợ của chúng, tiếng chúng chửi rủa những người bị vây, ra lệnh cho họđầu hàng, đe dọa giết chết họ. Vài người lính khiếp sợ, rút khỏi các cửa sổ; các viên trưng sĩđẩy họ trở lại đằng trước. Nhưng hỏa lực của bọn bao vây tăng lên gấp bội, vẻ thất vọng hiện lên trên tất cả các khuôn mặt, chẳng còn cách nào chống cự được nữa. Một lúc nào đấy tiếng súng của quân Áo thưa đi, và một giọng chói tai thét lên, lúc đầu bằng tiếng Đức, sau bằng tiếng Ý: "Hàng đi!" Không! Viên đại úy thét lên từ một cửa sổ. Thế là tiếng súng lại nổi dậy dữ dội, từ cả hai phía. Lại những người lính nữa ngã xuống. Một số cửa sổ đã không còn người chống giữ. Giờ phút bị tiêu diệt đang tới trước mắt. Viênđại úy giọng rít lên, gầm trong kẽ răng: "Họ không đến, không đến!" và đi đi lại lại, dữ dội, bàn tay giần giật nắm chặt chuôi kiếm, quyết chết không hàng, thì bỗng một viên trung sĩ từ trên gác xép chạy xuống, thét ầm lên: "Họđến, họđến?" Họđến? Viên đại úy đáp lại trong một tiếng kêu vui mừng. Tức thì, tất cả mọi người: quân lính, thương binh, trung sĩ, sĩ quan lao ùa đến các cửa sổ; và cuộc chiến đấu lại tiếp tục kịch liệt hơn. Một lát sau, người ta thấy phía quân địch như có ngập ngừng, rồi bắt đầu rối loạn. Tức khắc viên đại úy tập hợp vài người trong một phòng ở tầng dưới để tung ra đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê. Rồi ông ta chạy lên gác. Vừa đến nơi đã nghe tiếng súng nổ-gấp, kèm theo những tiếng hô "xung phong" dữ dội, và từ các cửa sổ, người ta trông thấy qua khói mù những chóp mũ hai sừng của lính pháo ky Ý một đại đội lao tới như bay và những lưỡi gươm sang loáng bổ xuống đầu, xuống vai, xuống lưng quân địch như chớp giật, sấm đổ. Thế là đội xung kích lao ra cửa, lưỡi lê chĩa thẳng ra phía trước.Quân địch lao đao, tan tác và chạy trốn: trận địa bị quét quang, ngôi nhà được giải phóng. Lát sau hai tiểu đoàn bộ binh Ý với hai khẩu đại bác đến chiếm đóng quảđồi. Viên đại úy và những người lính không bị thương còn lại nhập vào trung đoàn của họ và tiếp tục chiến đấu. Ông ta bị thương nhẹở bàn tay trái do một viên đạn lạc trong đợt xung kích sau cùng. Ngày hôm ấy kết thúc bằng chiến thắng của quân. Nhưng hôm sau, trận đánh lại tiếp tục, quân ta bị đánh tan dù kháng cự rất anh dũng, vì quân Áo đông hơn nhiều, và sáng 23 phải buồn rầu lên đường rút về sông Minsiô. Viên đại úy tuy bị thương, vẫn đi bộ với những người lính của mình, phờ phạc và im lặng; đến xế chiều thì tới Gôitô, trên bờ sông Minsiô; đến đấy ông liền tìm viên trung úy của mình bị gẫy một cánh tay và đã được đưa về trạm quân y. Viên trung úy phải đến Gôitô trước ông đại úy và người ta chỉ cho ông này một ngôi nhà thờ. Một bệnh viện đã được lập vội ở đấy, chứa đầy thương binh, nằm trên những giường và đệm xếp thành hai dãý. Hai y sĩ và mấy y tá chạy đi chạy lại, mệt hết hơi. Những tiếng kêu cố nén lại, những tiếng rên buột ra từ miệng những người đau đớn. Vừa vào, ông đại úy dừng lại, đưa mắt tìm viên trung úy của mình, thì nghe một tiếng yếu ớt gọi mình ngay bên cạnh. "Đại úy!" Ông ta quay lại. Đó là cậu bé đánh trống. Cậu nằm trên một chiếc giường dã chiến, một bức màn cũ kẻ ô đỏ và trắng đắp đến ngực, hai cánh tay đuổi ra ngoài, mặt tái xanh, dài hẳn ra, nhưng đôi mắt thì vẫn sáng như hai viên kim cương đen nhánh. - Cậu ở đây à? - ông đại úy ngạc nhiên hỏi - Hoan hô! Cậu đã làm tròn nhiệm vụ? - Cháu đã cố gắng hết sức, - cậu bé trả lời. - Cậu bị thương à? - ông đại úy hỏi tiếp, vừa đưa mắt tìm viên trung úy của mình ở các giường gần đây. - Cậu bé đánh trống, tự hào vì bị thương lần đầu, đã có can đảm nói chuyện với ông đại úy, là một việc mà không bị thương thì cậu không bao giờ dám làm, cậu nói: "Làm thế nào được? Cháu đã cố gắng chạy nhanh hết sức, nhưng quân Áo vẫn trông thấy. Cháu có thể tới nơi sớm hơn hai mươi phút nếu không bị trúng đạn; may mà cháu tìmđược ngay một sĩ quan tham mưu và trao giấy cho ông ta. Nhưng vất vả lắm, vì phải cố chạy sau khi đã nhận được sự "vuết ve" của quân Áo. Cháu khát nước muốn chết, cháu sợ không đến nơi được, cháu khóc như điên vì nghĩ rằng cứ chậm mỗi phút là một người nào đấy của chúng ta ở trên đồi sẽ phải đi đứt. Nhưng thế là đủ, cháuđã cố làm hết sức mình. Cháu rất vui lòng. Xin phép đại úy, kia, đại úy đang chảy máu kìa". Thật vậy, từ lòng bàn tay ông đại úy băng không kỹ, những giọt máu đỏ tươi chảy xuống theo các ngón tay. "Đại úy có muốn cháu băng lại cho không?" Ông đại úy chìa bàn tay trái ra và dang tay phải ra giúp cậu bé cởi cái nút băng; nhưng cậu vừa mới cất đầu dậy khỏi gối thì đã tái mét và phải nằm vật xuống lại. "Thôi được, thôi được, - ông đại úy vừa nhìn cậu vừa rụt bàn tay mà cậu muốn giữ lại, - hãy nghĩ đến việc của cậu hơn là việc của người khác, vì những vết thương nhỏ có thể thành ra nặng đấy". - Cậu bé lắc đầu. - Còn cậu, - ông đại úy vừa nói vừa nhìn cậu chăm chú, chắc cậu cũng bị mất nhiều máu lắm mới đến nỗi yếu như vậy? - Vâng, m ất nhiều máu, - cậu vừa trả lời vừa mỉm cười, - và không những mất máu mà còn mất cái khác nữa, đại úy xem đây! Và nhanh tay cậu giở cái khăn ra. Ông đại úy kinh hoàng, lùi lại một bước. Cậu bé đánh trống chỉ còn có một chân. Chân trái đã bị cắt cụt quá đầu gối; khúc chân còn lại băng bằng những mảnh vải đẫm máu. Vừa lúc ấy một y sĩ quân đi qua, mặc sơ mi, người thấp và béo. - Ồđại úy ạ - viên quân y nói nhanh và chỉ cậu bé bị thương, - đây là một trường hợp thương tâm: một cái chân có thể chữa khỏi như bỡn, nếu không bắt buộc phải cố sức một cách điên cuồng; vì cố chạy mà chân viêm tấy lên do nhiễm trùng, nên phải cắt ngay lập tức. Ồ! Nhưng thật là một eậu bé dũng cảm, xin bảo đảm như vậy. Cậu không hề khóc, không hề kêu một tiếng... Trong khi giải phẫu cho cậu, tôi rất kiêu hãnh vì cậu là một đứa con của nước Ý... Lạy Chúa, thật là dòng giống anh hùng". Rồi viên quân y chạy đi nơi khác, lúc nào cũng vội vàng. Ông đại úy nhưđôi lông mày rậm và bạc lại, nhìn cậu bé đánh trống không chớp mắt, và đắp chăn lại cho cậu. Rồi bất giác, mắt vẫn nhìn cậu chằm chằm, ông từ từđưa tay lên chiếc kẹp và bỏ mũ ra chào cậu bé thương binh. "Đại úy! Cậu bé ngạc nhiên kêu lên, - đại úy làm gì vậy? "Đại úy chào cháu sao?..." Thế là người chiến sĩ già chưa từng bao giờ nói một lời nhẹ nhàng với một ai dưới quyền mình, trả lời cậu bé giọng đầy thương yêu và dịu dàng: "Tôi chỉ là một đại úy, còn cậu, cậu là một anh hùng!" Rồi ông đại úy dang rộng tay, ôm chầm lấy cậu bé đánh trống, siết chặt cậu vào lòng và hôn cậu ba lần.
TÌNH YÊU NƯỚC (Thư của bô)
"Truyện Cậu bé đánh trống người Xacđênha đã làm cho con cảm động sâu sắc, thế thì sáng hôm nay chắc là con phải làm dễ dàng bài văn đầu đề: "Tại sao cậu yêu đất nước' của cậu?" "Tại sao tôi yêu đất nước của tôi?" Câu hỏi ấy chẳng đã gợi lên ngay trong ý nghĩ của con vô số câu trả lời hay sao? Tôi yêu đất nước của tôi là vì mẹ tôi sinh ra ở đó; vì dòng máu chảy trong huyết quản của tôi là hoàn toàn thuộc về đất nươc tôi; vì dưới mảnh đất thiêng liêng ấy đã chôn những người mà mẹ tôi thương xót và cha tôi tôn kính; vì thành phố mà tôi đã sinh ra, cái tiếng mà tôi nói, những quyển sách dạy tôi học; vì em trai tôi, em gái tôi, bạn bè tôi và cả dân tộc vĩ đại mà tôi đang sống trong đó, thiên nhiên tươi đẹp bao quanh tôi; tóm lại, tất cả những gì tôi thấy, tất cả những gì tôi yêu mến, tôi kính phục, tất cả đều là những bộ phận hợp thành đất nước tôi. Ôi! Giờ thì con chưa thể hiểu hết tình yêu nước ấy được. Sau này, khi khôn lớn, con sẽ cảm thấy rõ hơn; sau một cuộc đi xa trở về, một buổi sáng nọ, tựa vào bao lơn của con tàu, con trông thấy ở chân trời những dãy núi xanh biếc của đất nước con; bấy giờ con sẽ không tài nào cầm nổi những giọt lệ cảm kích và một tiếng kêu vui mừng. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi ở nơi xa lạ, giữa đámđông người dửng dưng với con, con chợt nghe tâm hồn con đẩy con lại phía một người công nhân không quen biết, khi đi qua đã nói một vài tiếng bằng ngôn ngữ của con. Con sẽ cảm thấy qua cơn phẫn nộ đau đớn làm con đỏ mặt tía tai, khi con nghe một người nước ngoài thóa mạđất nước của con. Con sẽ cảm thấy lòng yêu nước mãnh l1ệt hơn, và tự hào hơn, khi sự đe dọa của một nước thù địch làm nổi lên một cơn bão lửa trên tổ quốc, và con thấy khắp nơi những thanh niên giương cao vũ khí, những người cha ôm hôn con và nói: "Dũng cảm lên", và những bà mẹ vui vẻ tiễn đưa quân đội lên đường với lời chúc: "Hãy chiến thắng!". Con sẽ cảm thấy lòng yêu nước như một niềm vui thiêng liêng nếu con được hạnh phúc trông thấy những trung đoàn trở về thành'phố, quân số tiêu hao, quân sĩ kiệt lực, nhưng khóe mắt chói lọi vẻ rực rỡ của chiến thắng; con sẽ cảm thấy lòng yêu nước khi trông thấy lá cờ ba màu lỗ chỗ vết đạn; theo sau là một đoàn dài những dũng sĩ ngẩng cao đầu quấn băng, cánh tay buộc chéo vì thương tật; họđi giữa một rừng người nhiệt liệt tung hoa như mưa vào họ, gửi đến họ nào lời cầu chúc, nào những cái hôn. Enricô ạ, lúc đó con sẽ hiểu thế nào là tình yêu nước. Đó là một tình cảm vĩ đại và thiêng liêng đến mức như thế này, con ạ. Giá một ngày nào đó, bố thấy con từ một trận chiến đấu vì Tổ quốc mà trở về, bình yên vô sự, nhưng lại biết rằng con, dòng máu và là đứa con thân yêu của bố, để bảo toàn tính mạng, đã trốn tránh nguy hiểm thì bố của con, ngày nay mỗi lần con đi học về bốđón con vôi một tiếng reo vui, lúc ấy bố sẽđón con với một tiếng nấc đau đớn; bố sẽ không còn có thể yêu con được nữa, và bố sẽ chết với nhát dao găm ấy đâm vào tim. Bố của con"
TÍNH ĐỐ KỴ
Thứ tư 25. Lại vẫn Đê-rôt-xi là người làm bài thi giỏi nhất lớp. Nhưng Vô-ti-ni thì cứ chắc rằng mình sẽ được huy chương đầu lớp. Có thể tôi cũng yêu Vôtini lắm, mặc dù cậu ta hơi tự phụ, và quá chú trọng đến việc ăn mặc; nhưng giờ cậu đến ngồi cạnh tôi và tôi không ưa. Cậu ghen tị quá đáng với Đê-rôt-xi. Cậu học là để ganh đua với Đê-rôt-xi, nhưng bạn Đê-rôt-xi lại vượt cậu về mọi mặt. Cac-lô Nô-bitx cũng ghen với Đê-rôt-xi đấy nhưng lại rất tự kiêu nên không hề để lộ cho ai biết. Còn Vô-ti-ni thì trái lại, không tự kiềm chế được; bị điểm thấp hơn thì về nhà phàn nàn rằng thầy giáo không công bằng, cho nó ít điểm hơn Đê-rôtxi. Khi Đê-rôtxi trả lời nhanh và đúng những câu hỏi của thầy như thường lệ, thì Vô-ti-ni vờ như không nghe, hoặc cố cười. Nhưng mà cười gằn. Và như mọi người thường để ý thấy, khi thầy giáo khen Đôrôtxi thì người ta đều quay lại nhìn vẻ mặt tức giận của Vôtini, còn cậu bé thợ nề thì hướng về nó mà làm trò sứt môi. Chẳng hạn như sáng hôm nay, thầy giáo vào lớp và công bố kết quả kỳ thi. " Đôrôtxi 10 điểm, được thưởng huy chương đầu lớp" Vôtini nghe thấy liền hắt hơi rất mạnh. Thầy giáo nhìn cậu và hiểu ngay. "Vôtini, thầy nói với cậu ta, - đừng để cho con rắn ghen tị lụồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim". Tất cả học sinh, trừĐôrôtxi, đều nhìn Vôtini. Cậu ta muốn trả lời, nhưng không nói được, cứ ngồi sững sờ, mặt tái mét. Thế rồi, trong khi thầy Pecbôni giảng bài, cậu ta viết chữ rất to lên một tờ giấy: "Tôi không ghen tị với những kẻ nào được huy chương nhờ che chở và bất công". Vôtini định chuyển tờ giấy ấy cho Đôrôtxi. Cũng cùng lúc ấy tôi thấy mấy bạn ngồi cạnh Đôrôtxi ghé tai nhau thì thầm, và một bạn lấy dao cắt một chiếc huy chương giấy to, vẽ lên đó một con rắn đen. Vôtini trông thấy. Thầy giáo đi ra ngoài một chốc, các bạn ấy liền đứng dậy, trịnh trọng đem chiếc huy chương giấy đến tặng con người ghen tị. Cả lớp đang chờ xem một màn kịch thú vị, Vôtini thì đã run lẩy bẩy. Đôrôtxi kêu to: "Đưa đây cho tôi?" - Càng tốt, - các bạn trả lời, - chính cậu phải mang tặng mới đúng. Đôrôtxi cầm cái huy chương và xé vụn ra. Vừa lúc ấy, thầy giáo trở vào và giảng tiếp bài. Tôi không rời mắt khỏi Vôtini, thấy cậu thẹn đỏ mặt; cậu từ từ cầm lấy mảnh giấy đã viết và như lơ đãng, vo vo trong bàn tay, bỏ vào mồm nhai mấy phút, rồi nhổ xuống dưới ghế... Lúc tan Học, đi qua trước mặt Đôrôtxi, Vôtini hơi lúng túng, đánh rơi tờ giấy thấm. Đôrôtxi rất dễ thương nhặt lên, đút vào cặp cho Vôtini và giúp bạn cài cặp lại Cậu kia thì chẳng dám nhìn Đôrôtxi.
BÀ MẸ PHRANTl
Thứ bảy 28. Sáng hôm sau bà mẹ Phranti thình lình bước vào lớp, mái tóc hoa râm rối bù, tuyết bám đầy người, ấy con mình đi trước. Tám hôm nay, Phranti không trở lại lớp học. Chúng tôi được chứng kiến một cảnh thật buồn. Bà mẹ tội nghiệp, gần như quỳ xuống, chắp tay khẩn khoản van xin thầy hiệu trưởng: "Ôi! Thưa thầy hiệu trưởng, thầy làm phúc cho con tôi được vào học lại. Từ ba hôm nay, tôi phải giấu cháu trong nhà, vì bố cháu mà biết chuyện thì bố cháu giết chết nó mất. Xin thầy rủ lòng thương chúng tôi, tôi chẳng còn biết làm gì được nữa, tôi van thầy..." Thầy hiệu trưởng tìm cách đưa bà ra, nhưng bà cứ nằn nì, khóc lóc và van xin: "Ôi, giá thầy biết thằng bé này đã làm khổ tôi đến thế nào, thì thầy sẽ thương hại tôi... Xin thầy làm phúc cho tôi. Tôi mong rằng nó sẽ thay đổi. Tôi không còn sống được lâu nứa, thầy hiệu trưởng ạ, tôi đã chết cả cõi lòng rồi. Tôi mong biết bao nhiêu khi thấy con trai tôi thay đổi tâm tính trước khi tôi chết, bởi vì... thế là bà mẹ khổ sở khóc òa lên nó là con tôi, tôi yêu nó, tôi sẽ chết tuyệt vọng thôi. Xin thầy hiệu trưởng nhận nó lại, để cho khỏi xảy ra một tai họa. Xin thầy rủ lòng thương một người mẹ khốn khổ..." Bà lấy tay úp vào mặt mà khóc. Phranti đứng cúi đầu, thản nhiên. Thầy hiệu trưởng nhìn nó, suy nghĩ một hồi rồi bảo: "Phranti, về chỗ ngồi". Bà mẹ thôi khóc ngay và cảm ơn thầy hiệu trưởng, rồi sắp ra về, vừa lau nước mắt vừa nói thêm: Cám ơn thầy hiệu trưởng, thầy đã làm phúc cho tôi. Này con, phải sửa mình cho tốt; và các con, xin các con nhẫn nại một chút... Chào các con, một lần nữa xin Cám ơn, và xin thầy hiệu trưởng bỏ lỗi cho một người mẹ đau khổ". Trên ngưỡng cửa, bà còn ngoái nhìn con,đôi mắt van lơn; rồi bà đi ra, lom khom, bải hoải, mặt mày tái nhợt; và chúng tôi còn nghe bà ho ở dưới chân cầu thang. Thầy hiệu trưởng nhìn chằm ehằm Phranti, và giữa cảnh im lặng như tờ, thầy nói, giọng thầy làm cho tất cả chúng tôi đều xúc động: "Phranti, cậu đã giết chết mẹ cậu!" Tất cả chúng tôi đều quay nhìn Phranti, cái thằng ô nhục ấy vẫn mỉm cười...(60)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top