Viêm thiên thanh tịnh Cổ Phật
VIÊM THIÊN PHI TƯỞNG NHƯ LAI TẠNG (NAM PHƯƠNG)
***VIÊM THIÊN TÍCH SỬ***
I/ ỨNG THỊ:
Viêm Thiên Như Lai hay còn gọi là Viêm Thiên Phi Tưởng Như Lai là một vị phật sơ khởi trong thập phương chư phật, có thể được xem là một trong bốn vị Phật Nguyên Thủy (còn gọi là KHỞI TỔ TỨ TÔN NHƯ LAI – tức là bốn vị Phật khởi tổ của tất thẩy chư phật trong quá khứ và tương lai). Viêm Thiên Như Lai là một vị Phật độc giác, trước ngài chưa từng có vị Phật nào ngộ đạo đạt đến cảnh giới của Niết Bàn, các pháp mà ngài ngộ được khi đó trong tam giới vẫn chưa thể hiểu được dù chỉ là một chút, chính vì vậy cho nên Pháp của Viêm Thiên Như Lai không được truyền bất kỳ đâu trong tam giới, mãi đến sau này khi Thích Ca Mâu Ni thành đạo thì Trung Ương Thích Ca Như Lai Tạng được hình thành và khi ấy mới đủ đầy chín vị Phật tương ứng với chín phương trong Thập Giới. Lúc đó cõi trời Linh Bảo Diệu Pháp Khai Thiên mới được huân tập đủ đầy các pháp của chư vị Như Lai, trong đó bao gồm pháp của Viêm Thiên Như Lai.
Cách nay muôn triệu ức đại kiếp, khi nguyên khởi của Ta Bà còn chưa được phân chia, ở nơi tận cùng của Phương Nam trong thập giới có một Đại Quốc tên là Diệm Hỏa Đại Quốc.
Trong Diệm Hỏa Đại Quốc ấy, có một tiểu quốc có tên là Viêm Thiên Diệm Hỏa.
Vì đây là Đại Quốc được tạo thành từ Phong Hỏa Tam Giới (tức là do gió và lửa của Tam Giới cấu hợp mà thành), cho nên tất cả chúng sanh nơi này khi sanh ra thân thể có thể tụ tán tùy ý theo phong hỏa, khi những đợt phong hỏa chưa kéo đến thì họ hội tụ hình tướng và sanh sống bình thường, nhưng khi phong hỏa kéo đến thì thân thể họ có thể tự tan ra rồi thâu lại thành một hòn lửa bên trong chứa thân thể họ bên ngoài rắn chắc như một viêm kim cương.
II/ CUỘC ĐỜI:
Viêm Thiên Như Lai được sanh ra trong một tiểu quốc thuộc Diệm Hỏa Đại Quốc, tiểu quốc đó có tên là Viêm Thiên Diệm Hỏa.
Trong cõi quốc ấy, Viêm Thiên Như Lai được sanh ra là một đứa trẻ mồ côi, vì khi vừa sanh ra cả cha và mẹ của Như Lai do phải dùng thân thể mình để bao phủ cho như lai khi Phong Hỏa kéo đến, trong một lúc bất cẩn cha mẹ của như lai đã để lộ một phần khe hở nhỏ, từ đó gió lốc tam giới cuốn họ rơi vào vô định và tan hoại thành cát bụi, để bảo vệ như lai trước cơn cuồng phong thần nộ họ đã dùng lớp bảo vệ của chính mình để gói bọc như lai lại, còn bản thân cả hai vợ chồng đều bị phong hỏa cuốn đi. Và từ đó Viêm Thiên Như Lai trở thành một đứa trẻ mồ côi trong Cõi Quốc ấy.
Trong cõi quốc này, thông thường sẽ không thể có một đứa trẻ nào mồ côi có thể sống sót được nơi đó, bởi vì một đứa bé khi đủ 3 tuổi, khi hình thành được ý thức đầy đủ thì mới có thể tự mình biến chuyển để thân thể tan ra và bao bọc bởi một lớp "Nguyên Bảo", lớp nguyên bảo này rắn chắc hơn cả kim cương, gió phong hỏa thổi từ tam giới đến đây cũng không làm hại được vào bên trong lớp nguyên bảo ấy.
Khi đứa trẻ còn nhỏ thì cha mẹ có thể bao bọc cho chúng, khi đó cả gia đình sẽ cùng hòa vào nhau tan ra thành một khối Nguyên Bảo duy nhất, người vợ và người chồng làm lớp bọc bên ngoài còn đứa bé được gói lại vào trong. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ có thể sanh được một đứa con, và chỉ có thể tan tụ theo gia đình đó, vì vậy cho dù những chúng sanh khác trong cõi giới muốn giúp đỡ một gia đình khác thì điều đó cũng là hoàn toàn không thể.
Như vậy thì nếu một đứa bé được sanh ra mà chẳng may cha mẹ đã mất trước khi đứa bé ấy hình thành được nhận thức đủ đầy thì đứa bé ấy xem như không còn cơ hội sống sót nơi Đại Quốc này.
Nhưng kỳ lạ thay, đứa bé mới chào đời này lại có đủ đầy căn tánh, có đủ đầy ý thức và tuệ trí, mỗi khi Phong Hỏa kéo đến tuy rằng đứa bé ấy chưa thể tự mình tan ra để tạo thành một lớp Nguyên Bảo bên ngoài thân thể nhưng từ hư không có hằng hà sa lớp lớp Nguyên Bảo rắn chắc được tụ lại bao lấy chung quanh đứa bé ấy trước mỗi trận cuồng phong. Chính vì điều kỳ diệu này cho nên trong Tiểu Quốc ấy đã tôn xưng ngài là Viêm Thiên Thế Tôn.
Viêm Thiên Như Lai lớn lên, liễu ngộ tam giới, tinh thông tam muội, học được vô số thần thông biến hiện, trở thành người am tường tất cả mọi đạo lý của cõi nước này, tuy nhiên ngài vẫn ngày ngày trầm tư, vẫn thường hay tự trách với bản thân rằng những gì mình thâu nạp được đó chưa phải là chân lý vĩnh hằng. Từ đó ngài luôn luôn tìm mọi phương cách để tìm đến với chân lý vĩnh cửu bất biến, động lực này chính là nguyên do cốt yếu đưa ngài đến với con đường ngộ đạo vi diệu đạt đến cảnh giới tối thắng Niết Bàn của một vị phật Độc Giác.
III/ CON ĐƯỜNG TU ĐẠO, GIÁC NGỘ
Viêm Thiên Như Lai sau khi đã liễu thâu tất cả mọi kiến thức hữu vi của Đại Quốc Diệm Hỏa mà ngài vẫn cảm thấy nó chưa thật sự giải đáp được điều hoài nghi nơi ngài, Tất cả Thần Thông mà ngài học được trong Đại Quốc dù là thiên biến vạn hóa nhưng cũng chỉ có thể hóa hiện đến những nơi, hoặc những thứ mà ngài đã từng thấy, từng biết đến, tức là tất cả những thứ ấy được tạo ra từ tưởng thức của chính mình.
Ngài cảm thấy tưởng thức của một người là hữu hạn, tưởng thức đó có thể thay đổi tùy vào sự hiểu biết và am tường về sự việc, hiện tượng mà người đó đã có hằng thức. Vì vậy cho nên ngài muốn xóa bỏ giới hạn của tưởng thức.
Từng ngày này, qua tháng nọ ngài nhốt mình trong Nguyên Bảo không giao tiếp với bên ngoài cốt chỉ để có thể thoát khỏi sự chi phối, kìm tỏa của tưởng thức.
Một ngày kia ngài đã ngộ được một đại pháp vi diệu thậm thâm. Và ngài gọi đó là "phi tưởng" tức là không có tưởng thức tồn tại (nên hiểu phi tưởng là không bị chi phối của tưởng thức, vượt ra khỏi mọi hình thái, khuôn khổ, tưởng niệm, chứ không phải hiểu "phi tưởng" là không có tưởng thức).
Sau khi Viêm Thiên Như Lai ngộ được diệu pháp "Phi Tưởng" thì ngài đã thành tựu viên mãn đạt đến đẳng giác, triệt ngộ hoàn toàn, liền khi ấy có một trận Phong Hỏa cuồng nộ ập đến, ngài thâu thần hiện thân tướng trang nghiêm (lúc này tất thẩy chúng sanh trong cõi giới đều hoảng loạn mà tự mình biến thể để Nguyên Bảo bao bọc chống chọi với Phong Hỏa. Riêng ngài vẫn lặng im đứng đó trong Phong Hỏa, nhưng khi Phong Hỏa vừa kéo đến thì thân thể của Như Lai tự khắc đã trở nên vô hình tướng, Phong Hỏa có thể cuốn xuyên qua mà không làm hại đến thân thể của Ngài. Tất cả chúng sanh trong cõi nước đều hiểu rằng ngài đã triệt ngộ toàn giác, tôn xưng ngài là VIÊM THIÊN PHI TƯỞNG CHÁNH ĐẲNG TOÀN GIÁC NHƯ LAI.
Ngài truyền thụ cho chúng sanh trong cõi nước ấy diệu pháp phi tưởng của ngài nhưng tiếc rằng không có ai có thể lãnh hội được, do đó ngài nói rằng: "Thời khắc như lai ngộ pháp và thời khắc pháp chuyển tam giới không đồng là một, ngày sau khi duyên thời khế hợp diệu pháp của như lai sẽ lại được hoằng dương khai sáng trong tam giới thập thiên. Chừng ấy sẽ có vô lượng chúng sanh đắc thành chánh quả từ diệu pháp này, nói xong ngài thâu thần tịch diệt an trú trong niết bàn vô tận.
***VIÊM THIÊN PHÁP TẠNG***
I/ GIÁC PHÁP (CHÍNH PHÁP GIÁC NGỘ)
Viêm Thiên Như Lai đã ngộ được pháp "Phi Tưởng" chân chánh mà thành tựu đẳng giác, sự liễu ngộ pháp Phi Tưởng này hoàn toàn khác biệt so với khái niệm "Phi Tưởng" mà ta vẫn thường nghe nhắc đến trong các pháp hiện hữu của những người tu theo phái Tịnh Độ Bắc Tông.
Bên trong cửu pháp thiên tạng tàng chứa nơi cõi trời Diệu Pháp Khai Thiên chỉ ghi lại mấy điều chính yếu về Diệu Pháp Triệt Ngộ của Viêm Thiên Như Lai như sau:
- Tưởng trụ, tưởng hoại, phong hỏa diệt.
- Tưởng an, tưởng định, phong hỏa diệt.
- Giới tưởng, pháp tưởng, sở tưởng đoản, phong hỏa diệt.
- Tưởng xứ, vô trụ, bất biến, vô biên xứ, thường tưởng vô trụ xứ. Phong hỏa chuyển.
- Phi tưởng bất trụ xứ. Phi tưởng thụ thân, phi tưởng tâm ảnh, vô tưởng thường tưởng, phong hỏa tùy chuyển.
Để hiểu được nghĩa ý của pháp Phi tưởng mà như lai di huấn ta cần đặt trong hoàn cảnh xuất hiện của diệu pháp này, tức là nơi Đại Quốc Diệm Quả với vô lượng đợt phong hỏa hằng ngày ập đến.
• Tưởng trụ, tưởng hoại, phong hỏa diệt:
Câu này ta nên hiểu rằng ý như lai muốn nói đến tức là: Dù có thần thông thì thần thông đó cũng là hữu hạn, tức là vẫn phải chịu sự chi phối của tưởng thức. dù tưởng thức đó là thường trụ nhưng nó sẽ bị sao nhãng theo thời gian, theo tuổi tác, cho nên ngài nói: "Tưởng trụ, tưởng hoại, phong hỏa diệt". Tức là hằng ngày để giữ được sanh mạng thì cần phải làm chủ được ý thức và tưởng thức, khi phong hỏa ập đến ai không làm chủ được tưởng thức tự suy nghĩ về sự tan ra của thân thể thì thân thể không thể tự tan ra, không tưởng thức về Nguyên Bảo thì Nguyên Bảo không thể tự hình thành, cho nên một khi tuổi tác già yếu hoặc những người đã bị bệnh tật ốm đau không tự mình làm chủ được tưởng thức thì khi đó sẽ thành tro bụi trước những trận phong hỏa ập đến. Vậy cho nên ngài đã nói "tưởng trụ, thì còn, tưởng hoại thì phong hỏa diệt" là như vậy.
• Tưởng an, tưởng định, phong hỏa diệt:
Điều này Như Lai muốn nói rằng: Mỗi chúng sanh trong cõi nước này đều có thần thông, vì có thần thông cho nên có thể hóa hiện ứng biến trước những trận phong hỏa, trong tưởng thức tạo ra an trú, vì an trú nên tâm cho là đã an, vì tâm an nên tâm có thể tạm định. Tuy nhiên đó chỉ là nhất thời, đó chỉ là đoản kiến. kỳ thực thì không một ai tránh khỏi cái chết từ phong hỏa được. Vì vậy Như Lai đã nói "tưởng an, tưởng định, phong hỏa diệt".
• Giới tưởng, pháp tưởng, sở tưởng đoản, phong hỏa diệt:
- Giới tưởng: Tức là tưởng thức bị giới hạn chứ không thể tưởng ngoài thức. Có nghĩa là những gì thuộc về tưởng đều thuộc về thức, thức có thì có thể sanh ra tưởng, nhưng thức không có thì sẽ không có tưởng. Vì vậy cho nên Như Lai đã nói Giới Tưởng.
- Pháp tưởng: Pháp này không phải là Phật pháp bởi vì bánh xe pháp chưa hề chuyển. Pháp tưởng mà Như Lai đang nhắc đến đó chính là pháp thuật, chính là thần thông.
- Sở tưởng đoản:
Và như vậy Như Lai nói rằng: Giới tưởng và Pháp tưởng đều chỉ là sở tưởng đoản (tức là sở đoản nhất thời ngắn ngủi) cũng là điều không bền trụ, không phải đoan chắc, tương tự như Thích Ca nói đến sự vô thường vậy.
- Phong hỏa diệt:
Tức là tất thẩy những thứ mà chúng sanh trong cõi nước này cảm thụ rằng nó an ổn, bất biến, hay bền trụ thì sau cùng đều bị phong hỏa diệt, tức là ngài đã ngộ được chân lý của Phong hỏa diệt (tương tự như ngộ được vô thường của Thích Ca Mâu Ni).
• Tưởng xứ, vô trụ, bất biến, vô biên xứ, thường tưởng vô trụ xứ. Phong hỏa chuyển:
- Tưởng xứ, Vô Trụ, Bất Biến: Tức là cái nơi để tàn chứa tưởng thức gọi là tưởng xứ, khi mà ta cảm thụ rằng tưởng xứ vô trụ (ý nói không có an định), bất biến (không có biến đổi), vô biên xứ (không xác định được trụ xứ): Khi đó ta lại thường tưởng vô trụ xứ, tức là không phải nghĩ như cách bên trên chúng sanh vẫn nghĩ, mà nghĩ nó không thật, nó sẽ bị thay đổi, khi thức thay đổi tưởng sẽ thay đổi theo, khi mà không còn giới hạn lưu giữ tưởng thức nữa thì khi đó phong hỏa chuyển.
- Ta thấy đến đây không còn là phong hỏa diệt nữa mà là phong hỏa chuyển, phong hỏa chuyển ở đây tức là chuyển biến, tức là thay đổi.
- Câu này ta nên đặt trong hoàn cảnh khi đó của Như Lai. Tức là khi phong hỏa ập đến, thay vì như trước đến giờ mọi người đi trốn phong hỏa thì nay ngược lại phong hỏa lại tự chuyển hướng khác trốn Như Lai. Vậy là khi mà tâm thức đã đến cảnh giới ngộ pháp thì vạn vật, vạn việc đều do ta làm chủ, không còn bị chi phối bởi ảo cảnh, không còn sự ràng buộc bởi thân xác hay tư tưởng, và khi đó chính là triệt giác.
• Phi tưởng bất trụ xứ. Phi tưởng thụ thân, phi tưởng tâm ảnh, vô tưởng thường tưởng, phong hỏa tùy chuyển.
Câu pháp này thầy không thể diễn đạt bằng lời lẽ nữa, bởi nó là tâm pháp tối thượng của diệu pháp Như Lai, chỉ có thể cảm thụ nó bằng sự liễu ngộ tự tánh chứ không thể diễn đạt nó bằng ngôn ngữ. vì vậy mọi người nếu ai đủ duyên lãnh hội thì tự mình hãy gieo duyên ngộ pháp cùng như lai.
II/ ỨNG PHÁP (ỨNG DỤNG DIỆU PHÁP CỦA VIÊM THIÊN NHƯ LAI TRONG TU TẬP)
Trong Ta Bà cõi này, trong đại quốc mà chúng ta đang sống này hoàn toàn đắc ứng với diệu pháp mà Viêm Thiên Như Lai đã khai ngộ và liễu triệt.
Viêm Thiên Như Lai lấy "phi tưởng" làm bước đột phá, tất thẩy một mạch diệt trừ vô minh, tham sân si, ái dục đoạn. Đi đến niết bàn chỉ trong một kiếp liễu nhiếp, nhưng đó là bậc đại trí trong muôn một, còn với chúng sanh ô nhiễm thì sự tu trì để đi đến đoạn diệt tạp nhiễm dẫn đến đốn ngộ tuyệt đối vốn dĩ vô cùng khó khăn.
Như ta thấy các pháp tu: Thiền quán, Tưởng quán, hay Cực lạc quán...v...v cốt mới chỉ để quán tưởng trong thức tưởng (tức là sự tưởng vọng nằm bên trong sự điều phục của ý thức).
Pháp "Phi Tưởng" mà Viêm Thiên Như Lai đốn ngộ chính là cảnh giới tối thượng của tưởng tướng đến mức vô tướng thị tưởng. Tức là tuy tưởng có nhưng gọi đó là "Phi Tưởng" bởi nó đã không còn giới hạng, không còn ngăn trở (giống như khi ta khen một điều gì đó vô cùng huyền diệu, thâm sâu ta thường gọi đó là "phi thường". "Phi" ở đây tức ám thị điều gì đó vượt lên trên cái đi phía sau nó. Vậy "Phi tưởng" tức là đã vượt qua lằn ranh của tưởng thức.
Pháp của Viêm Thiên Như Lai tuy đơn giản nhưng vô cùng thâm sâu, bởi vì chỉ vỏn vẹn gói gọn trong hai từ "Phi Tưởng" mà đã đạt đến cảnh giới tối thắng niết bàn! Tức sự đốn ngộ này là sự triệt ngộ về quán tưởng.
Pháp tu này thích hợp cho những vị hành giả thích an tĩnh một mình quán tưởng tâm thức và liễu ngộ, trong thời Thích Ca Tại Thế có tôn giả Đại Ca Diếp ông ấy thường đi vào rừng sâu vắng lặng tự mình quán đến bổn tánh để từng bước gột rửa, đó là con đường đi đến phi tưởng.
Để tu tập theo diệu pháp Viêm Thiên có điều khác biệt so với pháp Thích Ca về quán chiếu, đó là Thích Ca dạy quán đến bổn tánh để ngộ ra vô thường, còn Viêm Thiên Như Lai thì đốn ngộ triệt giác nhờ tưởng vượt thắng.
Tưởng vượt thắng là sao? Tưởng vượt thắng chính là ban đầu khởi tưởng từ thức tưởng (tức là khởi lên ý niệm quán tưởng từ những dữ kiện ta có như trí tuệ, kiến thức, hay thần thông...) khi đó nó còn bị trói buộc trong ý thức, và như vậy hành giả lại tưởng đến trạng thái phi thức gọi là phi tưởng. Khi đạt đến cảnh giới này thì dù không tưởng quán vẫn hiện hữu vạn vật, không nhìn vẫn thấy, không nghe vẫn hiểu, không chạm vẫn cảm thụ được, sự phi tưởng này thông thường là bước chuyển trong các loại thần thông. Khi hành giả tu tập đến một mức độ liễu giác nhất định thì sanh ra thần thông, và muốn có thần thông tồn tại và liễu dụng thì cần có tưởng thức quán tưởng đến chúng. Nhưng thức tưởng này không nằm trong sự tưởng tượng của tâm trí phàm phu mà nó nằm một phần trong phi tưởng. Vì vậy pháp phi tưởng của Viêm Thiên Như Lai vô tình đã được ứng thị một phần trong tam giới. Và những người tu luyện huyền thuật hay thần thông thì cách nhanh nhất để đạt được đó là học pháp phi tưởng của Viêm Thiên Như Lai. Không những chỉ là mau chóng đạt đến cảnh định thần thông mà còn là con đường đốn ngộ đi đến đắc đạo, viên mãn trong một kiếp luân hồi.
Vậy thì phép tu mà Viêm Thiên Như Lai truyền thụ càng khẳng định rằng: Những sự vật, sự việc hiển hiện trước mắt chúng ta, chúng ta đoan chắc rằng nó đã là thật, đã là chân lý thì đó chưa phải như vậy, mà nó chỉ là một thời đoạn, một phương diện trong hằng hà sa các phương diện còn lại.
Người liễu ngộ diệu pháp Viêm Thiên tức là luôn nhìn nhận mọi vấn đề ở bản chất chân chánh nhất của nó, không chịu sự chi phối của kiến thức, tư duy, hay những định kiến, truyền thống, mà nó được quán bằng một tư duy phi tưởng để đi đến toàn diện hơn hết.
III/ THỊ HIỆN & ỨNG LINH
Có một điểm khác biệt giữa pháp giác của Viêm Thiên Như Lai với chánh pháp Phật Đà (Thích Ca Mâu Ni) truyền trong tam giới, đó chính là người tàn tật, người dị hình, dị tướng thì không thể quy y, xuất gia, liễu đạo. Ngược lại, Pháp của Viêm Thiên Như Lai truyền cho tất cả giới chúng trong tất cả mọi cõi giới, mọi giống loài. Bởi vì như diệu pháp mà ngài triệt ngộ, hình thái chỉ do tưởng thức mang lại, mà tưởng thức là điều mà ngài chỉ lối cho chúng sanh vượt thắng đi đến phi tưởng, tức là từ bỏ tưởng thức hằng hữu.
Với chúng sanh trong lục đạo thì tàn tật, dị hình, dị tướng thì đều có thể thụ nhận và tu trì tinh tấn đến viên mãn giác ngộ.
Vì diệu pháp này vi diệu như thế cho nên thông thường chư vị Quỷ Vương hay chư vị Dị Thần, A Tu La thiện, thường chọn diệu pháp của ngài để tu tập và đắc đạo, bởi vì nó không bị giới hạn về hình thái, và cũng vì vậy thông thường trong tam giới thì thần thông và pháp lực của các vị Quỷ Vương, Thiên Tinh Vương, Dị Thần hay A Tu La thiện thường cao hơn rất nhiều lần so với chư vị thần tiên khác.
Việc tu tập diệu pháp Viêm Thiên chỉ cần người đó còn tuệ tánh, tức là có ý thức, còn chánh niệm thì có thể tu trì được, cho dù là người câm, người mù, hay người điếc, người tay chân không lành lặn, mắt mủi không trọn vẹn, hay dị tướng, dị hình, kể cả các loài chúng sanh lai căn như các loài thần thú, các loài bán nhân, bán thần,...bán súc sanh,,,,vv,vv đều có thể tu tập được diệu pháp phi tưởng xứ mà Như Lai đốn ngộ.
• Viêm Thiên Như Lai là một trong bốn vị Phật Nguyên khởi cho nên thần lực của ngài là vô ngại, ngài biến hiện khắp cả thập phương thế giới để độ hóa chúng sanh, trợ duyên tu hành cho hằng hà sa hành giả. Trên bước đường giác ngộ của Thế Tôn Thích Ca thì cũng có dấu chân điểm hóa và truyền thụ của hóa thân Viêm Thiên Như Lai khi Thích Ca Mâu Ni bị trói buộc trong các kiến thức học được, đến khi tọa thiền dưới cội bồ đề ngài đã được chư phật gia trì để đến với triệt ngộ liễu giác.
• Chúng sanh trong đời khi muốn cung thỉnh như lai độ mình đắc nguyện hay tu tập, chí thành khấn nguyện và lập pháp đàn hướng về phương nam, bên trên pháp đàn chỉ bày 9 ngọn đuốc (có thể thay bằng 9 ngọn nến) không được để tắt, liên tục trong 9 ngày đên, ở giữa bàn bày một thỏi sắt nóng đỏ liên tục được đun nóng không ngớt và đặt một bức tượng Viêm Thiên Như Lai phía trước, chí thành khấn nguyện thì vạn sự ứng thị đắc cầu.
• Viêm Thiên Như Lai chưa từng thị hiện bằng hình tướng chân thật trong tam giới cho nên trong tam giới chỉ có thể cảm thụ ngài bằng tâm thức mà thôi, tuy nhiên để tạc ứng thân của ngài thì chúng sanh có thể tạc theo sự mô tả trong Cửu Pháp Như Lai nơi cõi trời Diệu Pháp Khai Thiên như sau:
- Toàn thân như lai màu đỏ rực (không có bất kỳ sắc tướng nào khác).
- Như lai không thị hiện thân tướng chân tay (tức là một dạng hình tròn của Nguyên Bảo bên trên có một chiếc đầu mà thôi).
- Ta thấy trong quá khứ các tôn giáo, người ta thờ thần mặt trời là trước nhất, kể cả đến tận ngày nay, khi đó khái niệm về "thần" tức là đấng ban ơn, ban phước, và trừng phạt. Nhưng khi ta hiểu rõ rằng đó cũng là một ứng thị của Viêm Thiên Như Lai mà thôi, nhưng vì khi đó diệu pháp về ngài cũng như về cõi trời lưu giữ các pháp (DIỆU PHÁP KHAI THIÊN) chưa từng được truyền thụ trong nhân gian, cho nên chưa có nhiều người hiểu rõ.
- Khi quán tưởng để cầu khẩn như lai thì chúng sanh trong tam giới có thể đọc câu chú:
"ha la, vơ chân, vơ chân, thùm la, ơ..hơ.. thùm la vơ chân".
Vì như lai là vị Phật Phi Tưởng cho nên khi trì tụng không phải đọc thành lời mà chỉ khởi đọc trong tâm thức.
- Một điều quan trọng của diệu pháp Viêm Thiên Như Lai mà ngày nay người đời thường nghe nhắc tới, đó chính là những sản phẩm âm nhạc, những bức họa danh tiếng hay những điều phi thường trong nhân gian đều diễn ra trong lúc người đó vượt thắng thức tưởng.
- Những người nghệ sĩ, những người họa sĩ, nhạc sĩ hay những đại văn hào nổi tiếng trên thế giới tuy họ chưa hiểu, chưa tiếp cận về lối tư duy phi tưởng và diệu pháp đốn ngộ của như lai nhưng họ đã làm điều đó trong một dịp hy hữu nào đó và đó là lý do vì sao họ không bao giờ làm lại được như vậy dù chỉ một lần thứ hai. Họ gọi đó là giây phút xuất thần, Cho nên chư vị phật tử, hành giả khi tu tập diệu pháp này không chỉ là con đường đi đến đốn ngộ triệt giác mà còn là con đường để đi đến sự tiến bộ vượt bậc trong tâm thức và ý tưởng.
Vì đây chỉ là trích lược giới thiệu về cửu pháp của như lai cho nên thầy không luận nói sâu hơn từng vị phật, nhưng mong rằng những ai hữu duyên với như lai sẽ tự mình chiêu cảm ứng thị.
NAM MÔ VIÊM THIÊN THANH TỊNH CỔ PHẬT!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top