Sau khi chết

***NGƯỜI CHẾT CÓ NGHE TA?!***

Một câu hỏi với nhiều cách hỏi khác nhau được  gửi đến cho thầy: (rằng người chết có nghe được lời người sống khóc than, thương tiếc hay là không?!).
Với cách nhìn tâm linh thì việc ấy hẳn nhiên đã được khẳng định từ đầu về sự tồn tại của một thể thức hình thái gọi là (linh hồn) của người sống sau khi chết, rằng linh hồn có đầy đủ lục căn như một người đang sống, biết nghe, biết cảm nhận, biết vui buồn...

Tuy nhiên để hiểu cho tận tường, thấu triệt hôm nay thầy xin được lượt thuật qua những gì mình trải nghiệm và liễu ngộ:
Một người được xác định là chết - là khi người đó không còn hơi thở, tim ngừng đập. Mọi tuần hoàn của cơ thể ngưng trệ, thâu tịch.
Tuy nhiên, đó không hẳn là đúng!
Đó chỉ là cái chết - đối với khoa học thực nghiệm hiện đại ngày nay mà thôi!
Còn đối với tâm linh, một người đương có tim đập, hơi thở vẫn có người đã chết!
Một người tim ngừng đập, mũi ngừng thở nhưng vẫn hiện hữu sự sống (đối với các vị tham thiền pháp ấn - điều này hoàn toàn là sự thật không hề huyễn hoặc, hư dối).
Tất cả mọi người đều hoàn toàn có thể đạt đến trạng thái này, điều khác biệt là với người phàm phu việc ấy chỉ xảy ra trong một thời khắc hạn hữu nhất định, kho thân thể bị đưa đến trạng thái đó mà thôi, còn với người tu đạo họ tự mình đưa về trạng thái đó bằng trí lực vô ngại, nhưng để thoát ra khỏi trạng thái đó thì cực kỳ khó khăn.
Năm xưa Đạt Ma Tổ Sư tự mình diện bích đưa mình về trạng thái đó, nhưng nếu không có người đánh thức sẽ khó lòng tự mình vượt qua vì trong trạng thái đó, chiều của thời gian gần như được tính đếm bằng thời gian của các cõi trời, cho nên mười năm trôi qua chỉ bằng như một khoảnh khắc trong cõi thức ấy!

Sở dĩ thầy cần nói rộng ra như thế để cho mọi người hiểu rằng: Chết - chỉ là một khái niệm của người còn sống!
Chết - không phải là tận cùng của một cuộc đời, mà nó chỉ mới là một giai đoạn chuyển tiếp các trạng thái, hình thái, và cõi giới mà thôi!

Và như vậy, trong lúc tang sự diễn ra, người chết hoàn toàn có đủ linh lực để cảm thụ người sống nghĩ gì về họ, nói gì về họ, và làm gì với họ!
Họ có đủ sự vi tế để cảm thụ được ý nghĩ của từng người một, điều mà khi sống không thể nào họ có được!
Tuy nhiên họ không thể nào tác động được đến thế giới vật chất, không thể nào kết nối được với trí tuệ người đương sống (trừ những trường hợp vô cùng hi hữu khi tâm thức người sống có cùng giao cảm với họ - người đời gọi nôm na là (nhập hồn).
Và như vậy, câu nói (hùm chết để da, người chết để tiếng) quả tình không có sai khác.
Tiếng đời không chỉ thường hằng lúc ta đương sống, mà còn vang vọng đến cả ngàn năm sau khi ta đã chết!
Vì vậy, trong mỗi việc ta làm, mỗi điều ta tạo tác nào phải đâu dễ trôi theo năm tháng, thời gian.
Phải biết luôn luôn cảnh tỉnh chính mình, phải biết cân nhắc, xét suy trước mỗi điều ta gieo tạo.
Đối với cõi giới (trung ấm - tức là người vừa chết, chưa được luân hồi hay thụ nghiệp báo) thì (tiếng đời) là thước đo của một linh hồn.
Vì khi đó họ không còn thể xác, không còn chức vụ, quyền hạn, không còn tiền bạc, giàu nghèo, không còn danh vọng, hèn sang.
Khi đó vọng ức của người sống sẽ làm cho linh hồn đó có vị thế ra sao trong cùng cõi giới.
Với những linh hồn được nhiều sự ngưỡng vọng, tôn kính, tiếc thương sẽ nhận được nhiều nguồn linh lực, thân thể sẽ phát ra màu vàng lấp lánh!
Với những vong hồn bị nhiều nguyền rủa, miệt thị, trách chê, sẽ có màu xám tối, linh lực rất yếu, bị rơi xuống tầng thấp của trung giới. Cho đến khi đủ thời niệm để chuyển tiếp luân hồi.
Vậy cho nên, những việc người sống cần làm là gieo điều thiện phúc cho người đã khuất, chớ nên tổ chức rình ran, chớ nên xây mồ cao, mả lớn làm gì cho vô ích.
Hãy dành tiền phúng điếu mà hành thiện bố thí, dành tiền làm mồ cao mả lớn mà phóng sanh, trợ pháp, công đức đó thật sự sẽ có hữu ích cho những người vừa chết.
Vô minh - sanh ác nghiệp!
Trí tuệ - sanh an lành!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!

*****
Nguồn: Fb Quy Luật Tam Giới
***HIẾN TẠNG, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT***

Việc hiến tạng, hiến xác để phục vụ cho khoa học và cứu người là điều rất nhân văn và trân quý, tuy nhiên với góc nhìn tâm linh thì việc ấy thế nào vẫn còn là điều tranh luận với nhiều ngộ ý bất tương. Nhân có một thiện nữ gửi đến thầy câu hỏi có liên quan đến điều này, xét thấy đây là điều ích hữu cho nhiều thiện tín hữu duyên, hôm nay thầy xin được khai tuệ với thiển ý hạn hẹp của mình.

- VẤN ĐỀ HIẾN XÁC: Con người sau khi đã chết thì xác thân chỉ còn là một đống xương, thịt thối rữa, sớm tan hoại trở về cát bụi thế gian, cho nên vì vậy Phật Giáo chủ xướng nên (Trà Tỳ - tức là Hỏa Táng) để sớm thành tro bụi, để linh hồn người chết không đau khổ nhìn thấy thân xác mình từng ngày hư hoại mà luyến tiếc thân xác đó, sớm ngày từ bỏ để chuyển thế luân hồi.
Các nhà sư Tây Tạng còn dùng thân xác mình sau khi đã chết để bố thí nuôi bầy Quạ Đen, Kền Kền (hình thức Điểu Táng).
Vì vậy thì việc hiến xác để phục vụ cho y học để cứu nhiều người về sau đó là việc cao quý, nên làm, cần làm và HOÀN TOÀN KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VONG LINH NGƯỜI CHẾT ẤY! đó là công đức to lớn giúp người chết tích tụ phước đức lần cuối cùng trong một kiếp lai sinh.
- VẤN ĐỀ HIẾN TẠNG:
Như trong các bài pháp trước đây thầy đã từng có nói qua, tức là hồn phách của một người sẽ tuần tự thoát ra sau khi linh thần tịch diệt (tức là thần kinh đã chết, tâm ý không còn, các thức tan hoại), quá trình này diễn ra khoảng 3h-6h tùy vào từng người, từng hoàn cảnh của cái chết.
Với những người chết bất ngờ (như tai nạn, hay bị sát hại) thì quá trình này sẽ lâu hơn, với những người bệnh tật, già yếu thì quá trình này sẽ nhanh hơn.
Như vậy việc hiến tạng thầy tạm chia ra hai trường hợp.
* Trường hợp là người đó linh thần đã chết quá một ngày, tức hồn phách đã thoát ra khỏi cơ thể (nên hiểu là chỉ khi tim ngừng đập, cơ thể lạnh dần) thì hồn phách mới bắt đầu thoát ra được chứ khi não đã chết thì chỉ mới có một phần hồn phách thoát ra mà thôi.
Vậy trường hợp này khi hiến tạng thì một phần hồn phách còn lại trong thân thể người chết đó sẽ tụ lại nơi tạng phủ còn sống (bộ phận để lấy đi), cho nên việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vong linh người chết đó (bởi hồn phách đã không trọn vẹn), việc này chỉ nên thực hiện khi có chủ ý của bản thân người hiến tạng đó khi còn minh tuệ thì hơn, chứ thân quyến không nên tự mình quyết lấy bởi vì nếu họ có sự chuẩn bị từ đầu thì sự luyến tiếc, hờn giận sẽ không bám chấp. Bằng ngược lại thì thật là không nên cho cả người hiến lẫn người nhận.
Ta thấy có nhiều người sau khi ghép tạng của người chưa hoàn toàn tịch diệt cho nên họ có một phần tánh khí của người hiến tạng đó là bởi vì sao?
Khoa học hiện đại thì không làm rõ được bởi tạng phủ đâu phải là nơi lưu giữ ký ức? Nhưng với góc nhìn tâm linh thì điều này rất rõ ràng. Đó là bởi vì như thầy vừa nói đó, một phần hồn phách của người hiến tạng chưa kịp thoát ra cho nên vẫn còn bám víu phần tạng phủ của chính mình, việc này có khi sau một thời gian sẽ biến mất (nếu tinh lực của người nhận đủ mạnh), nhưng nếu tinh lực người nhận yếu ớt thì có khi tập tánh kia sẽ lấn át dần (việc này quý vị có thể tự mình chiêm nghiệm cảm thụ).
* Trường hợp hiến tạng khi linh thần đã tịch diệt nhưng khoa học dùng các phương pháp khác đễ lưu giữ (việc này thì tương tự như việc hiến xác sau khi đã chết mà không có gì ảnh hưởng đến vong linh người chết ấy)!
Việc cứu người, hiến tạng là điều trân quý cao cả, tuy nhiên bản thân người hiến tạng cũng như thân quyến của họ cũng cần được am tường thấu tỏ mọi nghi ngại, e dè, những điều này thầy nghĩ sẽ ích hữu cho mọi người.
Đây là góc nhìn với sự hiểu biết hạn hẹp của cá nhân thầy, thầy không bảo ai phải tin, nên tin hay phủ nhận nó, tự mỗi người với tuệ trí của mình hãy suy ngẫm và thụ cảm.
Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!
*****

NHỮNG LƯU Ý VỀ NGÀY TAM CHIÊU (MỞ CỬA MẢ)***

Phần nhiều việc chôn cất, lễ táng ngày nay chỉ còn được làm theo cách truyền miệng, chỉ mánh, lơ mơ không có một sách vở, khuôn mẫu nào, cũng không theo quy luật, nguyên lý căn bản nào làm cốt lõi. Vì vậy nhân hôm nay có một câu hỏi về việc làm lễ cho ngày Tam Chiêu (tức là ngày Mở Cửa Mả - ngày thứ 3 kể từ ngày nhập mộ hạ thổ). Nhân đây thầy xin được chia sẻ vài điều mong rằng mọi người sẽ có thêm một kênh tài liệu để khảo cứu và chỉ dẫn cho người chung quanh khi cần.

* Trước tiên thầy xin nói về ngày Tam Chiêu mà người thế gian còn gọi là ngày (Mở Cửa Mả):
Dân gian quan niệm rằng khi chôn cất sau 3 ngày thì hồn phách người chết hội lại tỉnh táo rồi, nhưng nếu không mở cửa mả thì họ không tỉnh hẳn được, không thể trở lên mặt đất, cũng không biết đường về nhà, vì vậy cần làm lễ mở cửa mả để cho vong linh tỉnh hẳn có thể lên dương thế và tìm đường về nhà (nơi đặt bàn thờ).
Đó là quan niệm dân gian, còn nếu nói về tâm linh thì lại là chuyện khác: Kỳ thực Tam Chiêu tức là một thời gian ước lượng, trong bài pháp trước kia thầy đã từng nói qua, khi chết con người sẽ chia phần PHÁCH ra thành 7 phần (với nam và nữ chưa có con) và 9 phần với nữ đã sanh con tương ứng với thất khiếu (7 lổ) và cửu khiếu (9 lổ) trên người, những phàn phách màu được gọi là VÍA.
Vậy thì 3 hồn (THẦN HỒN, THÂN HỒN, TÂM HỒN) và 7 hay 9 VÍA được thoát ra đó sẽ được hội lại dần dần, có người sẽ rất nhanh nếu là người chết thanh thản, an nhiên, và sẽ lâu hơn với người chết uất ức, tức tưởi hay oan khuất.
Thông thường thời gian hoàn hồn là từ 3-7 ngày, nhưng người ta thường làm lễ vào ngày thứ 3, và vì vậy cho nên đa phần là chưa hội đủ hồn phách (vong linh như người lơ mơ, giống như người thường ngủ mới thức giấc, chưa thật sự tỉnh táo) vậy cho nên người ta mới làm lễ TAM CHIÊU (tức là Chiêu Hồn vào ngày thứ 3 hay còn gọi nôm na là Mở Cửa Mả).
* Cách làm lễ mở cửa mả theo dân gian thì ai cũng biết thầy không nhắc lại đây (gồm những điều quan trọng như là: Cấm 4 ống trúc ở 4 góc mả để đánh dấu 4 hướng Đông Bắc, Nam Tây giúp vong linh định hướng khi trở lên), có làm một cây thang giả (để hồn phách biết là phải đi lên mới ra khỏi mả được), dùng một con gà (tượng trưng cho việc kêu gọi tỉnh táo) giúp cho các hồn phách nhanh chóng hội tụ lại, và dùng giấy tờ vàng mả hay gạo muối rãi ra đất làm dấu cho vong linh biết đường theo đó mà đi về nhà! Và dùng một cây mía dựng bên mả (dụng ý thay cho cây nêu định vị cho hồn phách tụ lại đây).

* Theo dân gian thì là như vậy: Vậy một vài điều cần lưu ý trong ngày Tam Chiêu là gì?!
Sau khi nhận thấy có nhiều điều mơ hồ, sai sót thầy có một vài lưu ý xin được nêu ra đây cùng mọi người.
- Thứ nhất: Về thời gian chiêu hồn thì không phải hễ 3 ngày thì đã hội được đâu, nhưng người ta làm vậy để cho hồn phách sớm hội tụ lại mà thôi, cho nên với những người bị oan thác, chết tức tưởi, đột ngột thì nên làm thêm 1 lần vào ngày thứ 7 sau khi nhập thổ.
- Thứ hai: Về quần áo, vật dụng chớ nên đốt ngay khi chết hay chôn theo tất cả, chôn theo chẳng ích lợi gì cho vong linh đâu, họ có mang, có mặc được gì đâu, mà nên hỏa táng bên mộ vào ngày tam chiêu, sẽ giúp cho vong linh theo mùi của mình mà sớm hội hồn, tụ vía.
- Thứ ba: không nhất thiết là cây mía làm niêu đâu, mà dùng cây gì cũng được, nhưng nên buộc một cái khăn của người mất trên đầu cây niêu để hồn vía được chiêu ứng sớm tụ được. Trên đầu cây niêu nên treo theo một chuông gió (điều này ít khi có người làm) vì vong linh còn chưa hội đủ hồn phách nên không thể nhìn chỉ cảm nhận qua mùi vị và sự rung động (âm thanh).
- Thứ tư: Con gà không phải là tìm đại một con gà mới lớn là mở cửa mả được, mà nên tùm nột con gà trống vừa tập gáy, sau khi dẫn gà đi quanh mộ 3 vòng thì nên nhốt gà lại để gà gáy giúp hồn phách hội lại chứ không phải dẩn đi loanh quanh làm gì không rõ như thế đâu, điều cần là tiếng gáy của nó mà lại không thấy, cái vô nghĩa thì lại cật lực mà làm!
Sở dĩ nên chọn gà trống mới tập gáy vì chúng sẽ gáy liên tục không bị chi phối chứ không phải tìm đại một con gà là đúng.
- Thứ năm: Việc rãi giấy vàng mả là điều vô minh, sở dĩ khi xưa người ta dụng vàng mã là vì đã ngâm ủ trong quần áo người chết rồi, có mùi chiêu cảm được rồi cho nên người ta mới rãi như thế, vì ngày xưa quần áo rất hiếm, đôi khi chỉ có một vài bộ chôn theo người mất mà thôi, ngày nay nên làm là dùng một bộ quần áo nào người đó còn sống hay mặc nhất rồi tháo ra thành từng sợi chỉ nhỏ mang số chỉ vải đó rãi ra đường làm định hướng cho vong linh biết đường mà về lại nhà.
Vài điều chia sẻ, hy vọng hữu ích!
Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!!!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top