Thiền sư

1: Hai thiền sư bất hoại ở chùa Đậu
Bài liên quan
Lời khuyên ăn uống tránh bệnh tật của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Lời khuyên ăn uống tránh bệnh tật của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 'Ao ước trở về sống nơi đất tổ'
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 'Ao ước trở về sống nơi đất tổ'
Con đường nhỏ gập ghềnh, lúc xuyên qua làng mạc, lúc cắt qua cánh đồng, lúc uốn lượn triền đê dẫn đến ngôi chùa Đậu nằm cuối làng Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội).
Chùa Đậu nằm giữa cánh đồng, có dòng sông Nhuệ chảy uốn lượn sau lưng và những hồ nước lớn bao bọc xung quanh khiến chùa như được tạo dựng ngoài đảo. Đứng từ xa nhìn lại, chợt động tâm thấy cảnh nước biếc gương soi thấu cửa thiền.
Ngôi chùa đẹp, rộng mênh mông, mà vắng khách. Đại đức Thích Thanh Nhung nhai trầu bỏm bẻm, chạy đi chạy lại như có vẻ đang bận việc gì. Hỏi về hai pho tượng táng, là nhục thân hai vị thiền sư, ông mở cái tủ cũ kỹ, lục ra một số tư liệu, rồi đưa cho tôi ngồi đọc. Có lẽ, ai đến chùa cũng hỏi về hai vị thiền sư, thay vì phải trả lời, ông soạn ra tài liệu, nội dung ngắn gọn mà đầy đủ thông tin.
Lần vào phía nhà tổ, tôi thực sự choáng ngợp trước tấm bia đá rất lớn và tuyệt đẹp. Theo bia Dương Hòa thứ 5 (1639), thì ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý, thế kỷ thứ 11 và 12. Còn theo truyền thuyết thì chùa được xây dựng từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ 3), cùng với chùa Dâu.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 1
Bia Dương Hòa ghi lại lịch sử chùa Đậu.
Khi đó, bầu trời ở phía Nam cung thành có một luồng kinh khí. Theo lệnh Vua, Quách Thông đã đi tìm hiểu sự lạ. Về tới đất Gia Phúc, thấy thế đất rất trông tựa dáng hình một đóa hoa sen đang nở tỏa sáng liền tả lại cho Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp cho rằng hoa sen là nơi đất Phật, bèn cho lập Chùa, đặt tên là Thành Đạo Từ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là sự tàn phá của chiến tranh, thời tiết, chùa đã được tu sửa nhiều lần, nên kiến trúc còn lại mang dấu ấn của thời Lê - Nguyễn. Ngôi chùa này có tới 5 tên gọi khác nhau gồm Thành Đạo Từ, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà và chùa Đậu.
Các cụ già ở thôn Gia Phúc giải thích rằng, tên gốc do Sĩ Nhiếp đặt là Thành Đạo Từ, nhưng chùa lại thờ Đức Pháp Vũ, nên gọi là Pháp Vũ Tự. Ngày trước, do đích thân nhà vua tìm đất dựng chùa và ngôi chùa này vốn một thời chỉ dành cho vua chúa đến lễ, dân chỉ được lễ trong 3 ngày hội, nên mới gọi là chùa Vua. Bồ Tát hiện thân là giới nữ, nên dân lại gọi là chùa Bà. Bậc chí sĩ đến chùa cầu nghiệp lớn được đậu đạt, người dân đến chùa cầu thì trồng cây đều ra hoa đậu quả, nên dân gian gọi là chùa Đậu. Cái tên giản dị này lại trở nên thông dụng nhất.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 2
Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh.
Cũng theo các cụ già trong làng Gia Phúc, trước khi bị thực dân Pháp đốt vào năm 1947, chùa còn lưu giữ rất nhiều vật quý vua ban, cả ngôi chính điện rất lớn và đẹp.
Tôi lang thang trên nền khu chính điện xưa kia với những chân cột đá lớn trơ trụi mà trong lòng trào dâng cảm giác luyến tiếc.
Trong gian nhà tổ tĩnh mịch trang nghiêm, nhục thân hai vị thiền sư nổi tiếng để lại xá lợi toàn thân Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường vẫn ngồi tư thế kiết già, trong tủ kính, sau khi được các nhà khoa học tu bổ.
Video: Nhục thân 200 năm của thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường


Theo một cụ bà trông nom, quét dọn chùa, những ngày rằm, mùng một, dưới nền nhà thờ tổ, con nhang để tử kéo đến rất đông, ngồi khoanh chân chắp tay niệm phật. Họ mang đủ chuyện hỷ nộ ái ố đến "tâm sự" với ngài rồi cầu sự bình an.
Hiện trong chùa Đậu có tới 2 pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và 2 pho thiền sư Vũ Khắc Trường. Tuy nhiên, chỉ có 2 pho thật chứa toàn thân xá lợi đặt ở nhà tổ, 2 pho bằng thạch cao để trong am thờ cạnh chùa. Vì am thờ dột nát, ẩm thấp, nên không thể để hai vị ngồi đó.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 3
Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường.
Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia, làng Gia Phúc có hai ông, một chú, một cháu, từ bé đến cuối đời chỉ ăn rau. Lớn lên một chút thì vào chùa Đậu tu hành. Vậy nên, nhân dân quanh vùng thường gọi thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là "nhà sư Rau". Cả đời hai ông chỉ ăn một bữa cơm rau vào chính ngọ, rồi tụng kinh gõ mõ siêu độ cho nhân gian.
Đoán biết mệnh số đã tận, thiền sư Vũ Khắc Minh dặn đệ tử: "Sau đúng 100 ngày, nếu không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh của ta nữa thì hãy mở cửa am. Nếu thi thể ta hôi thối thì dùng đất lấp am lại, còn thi thể ta nguyên vẹn, không có mùi thì lấy sơn bả lên người ta trước khi xây bịt kín am".
Dặn xong đệ tử, ông mang theo một chum nước uống, một chum nhỏ đựng dầu thắp sáng rồi vào trong am ngồi tụng kinh, niệm Phật. Đệ tử bịt kín cửa am lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông khí.
Đúng 100 ngày sau, không nghe thấy tiếng mõ tụng kinh nữa, đệ tử mở cửa am thì thấy nhà sư tịch trong tư thế ngồi thiền. Các đệ tử đã làm như thiền sư Vũ Khắc Minh dặn.
Theo truyền thuyết, người cháu của thiền sư Vũ Khắc Minh là Vũ Khắc Trường cũng vào am gõ mõ tụng kinh và hóa như vậy.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 4
PGS. Nguyễn Lân Cường phục chế tượng thiền sư Vũ Khắc Trường.
Câu chuyện về hai vị thiền sư viên tịch trong tư thế ngồi thiền, để lại xá lợi toàn thân, tồn tại như một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Không ai tin đó là câu chuyện thật trên đời, nên xá lợi của vị thiền sư kỳ lạ này bị chìm vào quên lãng...
Năm 1983, theo yêu cầu của Văn phòng 10 Hội đồng Bộ trưởng, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ, trong đó có PGS.TS Nguyễn Lân Cường về chùa Đậu kiểm tra sự xuống cấp của cái gác chuông.
Sau khi đi một vòng quan sát những di sản, hiện vật quý của chùa Đậu, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đứng rất lâu trước một chiếc am thờ bên cạnh chùa.
Ông Cường xúc động nhớ lại giây phút đặc biệt đó: "Tôi đã đứng lặng người rất lâu trước chiếc am nhỏ bên phải chùa. Thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi đó, phía sau mành, đôi mắt lim dim như đang suy tư về cõi Phật".
Phía bên phải chùa cũng có một chiếc am nữa. Bên trong tháp cũng có một vị thiền sư và theo trụ trì chùa, đó là nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Trường, mà theo truyền thuyết là cháu của thiền sư Vũ Khắc Minh. Tuy nhiên, theo ông Cường, không có cứ liệu nào khẳng định thiền sư Vũ Khắc Trường là cháu thiền sư Vũ Khắc Minh.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 5

Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 6
Ảnh chụp X-quang hộp sọ thiền sư Vũ Khắc Trường.
Như bị pho tượng kỳ lạ hút hồn, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đã tiến lại vén mành. Ông phát hiện ra vết nứt trên trán pho tượng. Qua vết nứt rất nhỏ, chỉ chừng 0,2cm, ông nhìn rõ xương sọ. Như vậy, ông chắc chắn bên trong pho tượng này chứa hài cốt người, chỉ có điều đây là hình thức táng nào thì còn phải nghiên cứu kỹ mới có được câu trả lời.
Thế là, nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh được đưa về phòng chụp X-quang của Bệnh viện Bạch Mai. Qua các phim chụp, "nhà xương học" hàng đầu Việt Nam đã rất ngạc nhiên khi không phát hiện được vết đục nào trên hộp sọ.
Qua các tài liệu khoa học nghiên cứu về ướp xác, đặc biệt là các xác ướp nổi tiếng của Ai Cập, những nhà chuyên môn biết rằng, để ướp được xác, người ta thường đục thủng phần xương lá mía và nền sọ hoặc đỉnh sọ để lấy não. Sau đó, người ta độn vải hoặc những chất bảo quản vào trong xương sọ.
Từ việc không có vết đục ở sọ, nhà khoa học Nguyễn Lân Cường khẳng định rằng, não của thiền sư Vũ Khắc Minh đã không bị lấy ra khỏi cơ thể.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 7

Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 8
Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh khi mới phát hiện trong bảo tháp.
Nhưng liệu có phải các đệ tử đã dựng một pho tượng rỗng, rồi xắp xếp xương cốt của vị thiền sư này vào trong bụng pho tượng? Nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường khẳng định chắc chắn: "Qua những thước phim chiếu chụp, kể cả quá trình tu bổ pho tượng, chúng tôi đã không tìm được bất kỳ một vật liệu nào như chất kết dính, dây, giá đỡ... để cố định và đỡ xương. Các xương cũng đều nằm đúng vị trí giải phẫu học".
Sau nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu, chiếu chụp, không tìm thấy chất kết dính, chuyên gia "đào mồ cuốc mả" Nguyễn Lân Cường đã khẳng định với toàn thể thế giới rằng, ông đã phát hiện ra một hình thức táng mới ở Việt Nam. Ông đặt tên cho hình thức táng này là tượng táng hoặc thiền táng. Từ đấy, giới khoa học gọi nhục thân của các vị thiền sư ở Việt Nam là tượng táng, riêng giới nhà Phật thì thích cách gọi thiền táng hơn.
Sau này, khi nghiên cứu rộng ra toàn thế giới, PGS. Nguyễn Lân Cường mới biết rằng, táng thức này cũng có ở Trung Quốc, mà cụ thể là di hài Lục Tổ Huệ Năng (638 - 713). Hiện nhục thân vẫn còn đến hôm nay và được để ở chùa Hoa Nam (huyện Thiều Quang, Quảng Đông).
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 9
Các nhà khoa học nghiên cứu nhục thân.
Trong các tài liệu chính sử của Việt Nam cũng ghi chép về việc Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, thiền sư Giác Hải để lại toàn thân xá lợi sau khi hóa. Tuy nhiên, trải qua binh biến, giặc giã, hiện xá lợi của những tổ sư này không còn nữa.
Để tìm được câu trả lời về cách táng tượng này, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường đã cùng các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu nhiều năm ròng. Việc tìm hiểu chất liệu để làm tượng được các nhà khoa học đặc biệt chú ý.
Các nhà khoa học đã tìm ra chất liệu làm tượng giữ thi hài thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường khá đơn giản, gồm sơn ta, đất tổ mối, mùn cưa, giấy bản...
Qua việc nghiên cứu nhục thân của hai vị thiền sư Chùa Đậu, kết hợp với truyền thuyết dân gian, PGS Nguyễn Lân Cường đã mô tả hành trình táng tượng như sau:
Sau 100 ngày nhập tịch, tiếng mõ trong am cạnh chùa dứt, các học trò đã mở am, phát hiện thiền sư Vũ Khắc Minh tịch trong tư thế vẫn ngồi kiết già, không có mùi hôi thối, các học trò đã lập tức tiến hành táng tượng.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 10
Nhục thân ông Vũ Khắc Trường khi phục chế.
Bi an hai vi su ngoi thien trong thap mo, co the bat hoai o Thuong Tin hinh anh 11
Phục chế tượng nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường.
Đất gò mối rất mịn, tơi, mùn cưa, giấy bản giã thành bột, được trộn với sơn ta chiết xuất từ cây sơn thành một loại hỗn hợp. Người ta đã quét hỗn hợp này lên cơ thể thiền sư Vũ Khắc Minh một lớp dày để làm khung đỡ giữ cho xác nguyên dạng.
Tiếp đó, người ta quét một lớp sơn ta kết hợp với việc dát những lá bạc mỏng. Lớp ngoài cùng là quang dầu. PGS. Nguyễn Lân Cường phát hiện ra rằng, kỹ thuật làm chất bồi để tượng táng các thiền sư cũng giống như cách tạo hoành phi, câu đối ở các đình chùa nước ta.
Khám phá được chất liệu làm tượng táng, đúng 20 năm sau ngày phát hiện ra hai pho tượng chứa nhục thân bất hoại, năm 2003, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã cùng các nghệ nhân đã tiến hành tu bổ hai pho tượng chứa xá lợi toàn thân này.
Những vết nứt trên tượng táng thiền sư Vũ Khắc Minh được kết lại, xương cốt thiền sư Vũ Khắc Trường cũng được xắp xếp lại do khá lộn xộn.
Hai vị thiền sư đầy huyền thoại đã yên vị trong ngôi nhà tổ và được bảo quản kỹ càng trong tủ kính với môi trường khí ni-tơ đậm đặc. Với sự bảo quản kỹ lưỡng như thế này, nhục thân hai vị thiền sư sẽ là bất hoại.
Hàng vạn Phật tử không những cả nước mà khắp thế giới đã và đang tìm về chiêm bái hai vị thiền sư. Hàng chục bí mật bao phủ quanh hai vị thiền sư này đã được chuyên gia Nguyễn Lân Cường tìm ra. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm bí mật mà PGS.TS. Nguyễn Lân Cường cũng như các nhà khoa học khắp thế giới vẫn chưa tìm được câu trả lời. Bí mật lớn nhất đó là, tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, mà vón lại thành cục, hoặc khô quắt lại, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào?
Kỳ 2: Nhục thân thiền sư chùa Tiêu
Kỳ 1: Hai thiền sư bất hoại ở chùa Đậu
Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).
Giữa cánh đồng mênh mông trồi lên một quả núi nhỏ xanh um cây cối. Đứng từ xa trông rõ pho tượng thiền sư màu trắng ngồi trên đỉnh núi. Đó chính là thiền sư Vạn Hạnh, nhân vật nổi tiếng lịch sử gắn với vua Lý Công Uẩn. Hướng pho tượng nhìn về Thăng Long.
Xưa kia, nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình, chứ không nhà cửa phố xá như khung cửi bây giờ. Dòng Tương Giang là tên gọi con sông đẹp, cũng là tên xã bây giờ, uốn lượn dưới chân Tiêu Sơn, nay đã rời xa, biến thành bờ xôi ruộng mật, ao hồ, xóm làng trù phú.
Tiêu Sơn quanh năm rất đông du khách, nhang khói ngát cửa thiền. Những chiếc xe khách cỡ lớn chở phật tử từ mãi miền Nam xa xôi viếng thăm.
Tôi lang thang một vòng quanh chùa, đi dưới những hàng cây, ngắm những am tháp rêu phong, cổ kính. Thật đúng là: "Chim sáo cây rừng kêu ẩn sớm/ Chùa Tiêu bóng tháp khểnh nằm trưa" (Tiêu Sơn hoài cổ thi).
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 1
Tháp mộ chùa Tiêu Sơn
Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, có mặt chốn này từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu thiền, giảng đạo và dạy dỗ vị vua đầy huyền thoại Lý Công Uẩn. Phía xa xa trước mắt, là ngôi đền Đô, còn gọi là đền Lý Bát Đế, thờ 8 vụ vua triều Lý.
Có thể nói, ngôi chùa này gắn với một vị thiền sư còn nhiều bí ẩn, có công dựng nên nhà Lý, tạo ra một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Ấy thế nhưng, du khách đến chùa, lại không thể không chiêm bái một vị thiền sư từng trụ trì ở ngôi chùa này, ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, đó là thiền sư Như Trí, người đã để lại nhục thân bất hoại trọn 300 năm.
Du khách lặng lẽ khấn vái pho tượng nhục thân thiền sư Như Trí với lòng thành kính sâu sắc. Thiền sư Như Trí choàng tấm áo vàng, đôi mắt khép hờ, khuôn mặt phúc hậu, ngồi kiết già trong tủ kính.
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 2
Ni sư Đàm Chính.
Trụ trì chùa, ni sư Đàm Chính ngồi vỉa hè trước nhà tổ, quây quanh là mấy chục phật tử phương xa, trò chuyện rôm rả. Bà là ni sư kỳ lạ, đã gần 90 tuổi, có 80 năm gắn bó với ngôi chùa này. Bà cụ ngồi nói chuyện với du khách cả tiếng đồng hồ, toàn bằng thơ. Những lời thơ vừa bay bổng, vừa di dỏm, khiến mọi người đều hào hứng nghe, chốc chốc lại cười nghiêng ngả.
Ni sư Đàm Chính kể: "Ngày xưa, khắp ngọn núi Tiêu cây cỏ rậm rạp, rắn rết bò lổm ngổm đầy núi, nên chẳng ai dám vào khu vực có mộ tháp, nơi đặt xương cốt của các hòa thượng.
Hồi mới về chùa, có năm mưa gió liên miên, cây cỏ rậm rạp, mọc trùm kín các mộ tháp, nên nhà chùa đã bắc thang trèo lên các mộ tháp để dọn cỏ. Như duyên trời, khi nhà chùa dọn cỏ ở tháp Viên Tuệ, thì một viên gạch rơi ra.
Nhà chùa cầm viên gạch ghép lại chỗ cũ, thì phát hiện thấy dòng chữ in trên viên gạch: Hòa thượng Như Trí, viên tịch năm 1723 (Bảo Thái năm thứ tư triều Lê Dục Tông). Sau này, tìm hiểu các tài liệu, thấy tên sư Như Trí đứng thứ 15 trong danh sách các vị hòa thượng đã trụ trì chùa Tiêu, vẫn được chùa cúng thỉnh".
Video: Tận mắt nhục thân thiền sư Như Trí chùa Tiêu Sơn


Qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai.
Theo các tài liệu còn lưu lại ở chùa, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh, là bộ sách có giá trị đặc biệt không những về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian.
Thiền sư Như Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại.
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 3
Nhục thân thiền sư Như Trí lúc mới phát hiện trong tháp mộ.
Theo ni sư Đàm Chính, nếu không có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp tìm của quý, chọc thủng mắt pho tượng thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối vàng.
Năm ấy, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm... vàng bạc. Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp. Do tò mò, ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng một mắt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong.
Sau khi người đàn ông này gây ra chuyện đó, tự dưng ông ta bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh thiêng lan truyền khắp xóm.
Biết không thể giấu kín chuyện này mãi, ni sư Đàm Chính đã báo cáo với Hòa thượng Thích Thanh Từ - Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt.
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 4
Chiêm bái nhục thân thiền sư Như Trí trong nhà tổ.
PGS. TS Nguyễn Lân Cường kể, hồi đang tu bổ nhục thân Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, một tỳ kheo của Thiền viện Trúc Lâm đã đến xem và có ý yêu cầu ông tu bổ giúp một nhục thân nữa, tuy nhiên, gặng hỏi mãi mà vị tỳ kheo kia nhất quyết không nói đó là nhục thân nào, ở chùa nào.
Đến tận năm 2004, sau khi viết xong dự án "Tu bổ và bảo quản thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn" và được phê duyệt, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường mới có điều kiện tiếp cận với nhục thể vị thiền sư kỳ lạ này.
Hầu hết thông tin từ pho tượng nhục thân của thiền sư Như Trí cung cấp cho TS. Nguyễn Lân Cường, cũng giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu. Thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa...
Điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc. Nhưng trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 5

Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 6
Nhục thân thiền sư Như Trí sau khi phục dựng.
Điều vô cùng ngạc nhiên với TS. Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này, đó là ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí.
Ông Cường khẳng định: "Tượng được phủ kín bằng lớp bồi, phía dưới lại có đáy gốm hình tòa sen, do đó, khối vật chất này không thể lọt vào ổ bụng được".
Tin chắc khối vật chất này chính là nội tạng của thiền sư Như Trí, song ông Cường và các nhà khoa học vẫn lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích.
Đúng như dự đoán, kết quả phân tích hóa học cho thấy, hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần phủ tạng.
Từ kết quả này, TS. Nguyễn Lân Cường suy luận rằng, trong bụng hai vị thiền sư chùa Đậu cũng có khối hợp chất còn lại của nội tạng mà máy chụp X-quang không phát hiện được.
Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông thật đau lòng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc. Toàn bộ nhục thân của ngài đã bị tỷ tỷ vi khuẩn xâm nhập phá hoại, thậm chí, rất nhiều loại côn trùng, bò sát đẻ trứng quanh ngài.
Ong su chua Tieu va chuyen la ve 'tuong xac' 300 nam khong phan huy o Bac Ninh hinh anh 7
Nhục thân thiền sư Như Trí đặt trong lồng kính chân không.
Với sự xâm hại nghiêm trọng của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, lẽ ra toàn thể nhục thân của ngài đã phải về với cát bụi, thế nhưng, vì sao ngài vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn nguyên vẹn? Câu hỏi này chưa có lời giải đáp.
Việc tu bổ pho tượng táng nhục thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành từ năm 2004. Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục ngồi kiết già trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.
Nếu không có sự biến gì xảy ra, nhục thân của thiền sư Như Trí có lẽ sẽ nằm ngoài quy luật cát bụi. Những bí ẩn bao quanh ngài cũng sẽ tồn tại bất tử như xá lợi toàn thân bất hoại của ngài vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tl