Ponpot
Chuyện kinh hoàng ở vùng đất Tây Nam: Những hộp sọ u buồn và bức tường chùa đẫm máu
Thứ Ba, 25/12/2018 06:50 AM GMT+7
(VTC News) - Loài người trên thế gian, cho đến ngàn năm sau, cũng không thể hình dung nổi lại có loại tội ác khủng khiếp như thế này.
Kỳ 1: Những trò giết người man rợ nơi ngôi chùa đẫm máu
Bài liên quan
Tiêu diệt bọn 'ác thú' Pol Pot trên hòn đảo giữa biển cả
Tiêu diệt bọn 'ác thú' Pol Pot trên hòn đảo giữa biển cả
Những số phận bi thảm mất tích ngoài biển bởi ác thú Pol Pot
Những số phận bi thảm mất tích ngoài biển bởi ác thú Pol Pot
Lịch sử nước Việt thời kỳ nào cũng nhiều nước mắt, đau thương, với rất nhiều vụ mà kẻ thù thảm sát người dân. Trong đó, vụ thảm sát Ba Chúc của "tập đoàn ác thú" Pol Pot, gây rúng động cả thế giới loài người. PV Báo điện tử VTC News đã dành nhiều ngày cùng sống với những người còn sót lại của vụ thảm sát ở vùng đất này, để ghi lại tội ác tày trời mà bọn ác thú Pol Pot đã gây ra cho người dân vô tội 40 năm trước.
Mảnh đất lạnh
Đến vùng đất Ba Chúc, quả thực, không còn nhận ra nơi đây từng có vụ thảm sát kinh hoàng. Nhà cửa san sát, phố xá đông người. Trong hình dung của tôi, vùng đất Ba Chúc xác xơ, u tịch, nơi từng là một biển lửa, biển máu, biển xác người.
Tròn 40 năm trôi qua, giờ chứng tích tội ác của bọn "ác thú", và sự đau thương mất mát chỉ còn hiện diện ở khu nhà mồ, với chồng chất xương người.
Nhưng, bước chân vào mảnh đất này, vẫn có một cảm giác lành lạnh, u ám, khiến đôi chân như ríu lại. Dường như, mỗi tấc đất nơi đây, đều có xương thịt người vô tội và những oan hồn ẩn khuất chưa thể siêu thoát. Có lẽ, ở Việt Nam, đây là thị trấn duy nhất, vùng đất duy nhất chẳng có rượu, bia, chẳng có nơi hát hò, giải trí. Vài quán ăn lèo tèo, chủ yếu là cơm chay.
Bóng đêm buông, ít người đi lại. Đây đó, từ ngôi nhà sang trọng đến những túp lều gianh, phát ra tiếng tụng kinh, tiếng mõ. Nhà nào ở vùng đất này cũng có người chết thảm, thậm chí chết cả nhà, cả họ, nên bao nhiêu năm nay, người còn sống tụng kinh để những oan hồn được siêu sinh tịnh độ.
Nhà mồ Ba Chúc mới bị phá, để xây dựng lại khang trang hơn. Nơi nhà mồ ấy, xương cốt sẽ được trưng bày từng bộ, rồi nhiều vật chứng cũng được bày biện để thế hệ sau thấy được sự mất mát, đau thương của thế hệ trước, là cái giá cho những ngày yên bình này.
Những hộp sọ u buồn
Một ngôi nhà nhỏ, cỡ 30 mét vuông, tường kính được dựng tạm trước chùa Phi Lai. Trong ngôi nhà ấy, chất chồng xương cốt. Ông Nguyễn Văn Tiệm, dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt u buồn, dẫn tôi đi một vòng quanh ngôi nhà tạm chứa xương. 1.159 bộ hài cốt, trong tổng số 3.157 mạng người Ba Chúc bị Pol Pot sát hại, xếp chồng chất trong nhà mồ.
Đủ 1.159 hộp sọ được phân loại theo độ tuổi, bày biện trên giá thép. Trên hộp sọ in một dãy số ký hiệu. Những hộp sọ to nhỏ, với 2 hốc mắt nhìn ra ngoài u uẩn.
Ông Tiệm kể, nhiều người yếu tim, đến khu nhà mồ, nhìn những hình ảnh sọ người, đã ngất xỉu, thậm chí mất kiểm soát tâm trí như thể bị ma nhập, nên phải khênh đi nơi khác.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 1
Ông Tiệm bên những hộp sọ u buồn.
Ông Tiệm là cựu chiến binh, là nhân chứng sống của vụ thảm sát năm xưa. Gia đình ông ở mãi huyện Tân Châu, nằm sâu trong nội địa. Ông lấy vợ ở Ba Chúc, rồi ở rể, tham gia dân quân chiến đấu chống Pol Pot ở vùng biên giới. Ngày đó, gia cảnh nhà ông khá giả, nên ông sắm được xe Honda 67 và cũng chính nhờ chiếc xe đó, mà gia đình ông thoát chết.
Khi quân Pol Pot quấy nhiễu dọc biên giới, bộ đội đã sơ tán dân. Đã có cả ngàn cư dân Ba Chúc được sơ tán vào trong, nhưng đi được thời gian, thấy tình hình yên ổn, người dân lại tìm về.
Quê ông ở Tân Châu, bố mẹ vẫn ở đó, nên ông dùng xe máy chở vợ con về quê nội, rồi tiếp tục cầm súng quay lại Ba Chúc. Đó chính là lý do gia đình ông được vẹn toàn.
Nhưng, phía nhà vợ ông thì thực sự thảm khốc. Gần như đại gia đình bên vợ đều bị bọn "ác thú" Pol Pot giết sạch. Cả họ bên vợ chỉ còn lại vài mống người.
Là người chứng kiến toàn bộ cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, nên ông được hội cựu chiến binh và chính quyền chọn làm "người kể chuyện" ở khu vực nhà mồ cho khách tham quan.
Kỹ nghệ giết người
Ông Tiệm từng tham gia gom xác, đốt xác để lấy xương, rồi cuốc đất tìm xương, lặn ngụp dưới sông vớt cốt, nên ông hiểu rất rõ về những bộ cốt trong nhà mồ. Nhìn vào mỗi hộp sọ, dù không biết đó là của ai, nhưng ông có thể thấy rõ hành động của bọn "ác thú" với những nạn nhân.
Trong số những hộp sọ trong nhà mồ, có rất nhiều hộp sọ có 3 đường nứt đều nhau, giao nhau ở đỉnh sọ, ngay dưới trán lên. Tôi thắc mắc, thì ông Tiệm giải thích rằng, những hộp sọ vỡ kiểu này là do bọn Pol Pot dùng chiếc vồ, hoặc gậy gỗ mun nhắm thẳng vào đỉnh đầu người vô tội rồi đập một cú trời giáng.
Ngày đó, mỗi nhóm Pol Pot có vài tên được trang bị gậy hoặc vồ bằng gỗ mun, thứ gỗ cứng như thép, nặng như thép, dai như thép. Bọn khốn nạn đó luôn kè kè cây gậy bên mình. Cây gậy đó lấy được càng nhiều mạng người, thì chủ nhân của nó càng được tôn trọng và trong con mắt của chúng, cây gậy đó mới đáng quý.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 2
Cây gậy gỗ mun sát hại vô số người.
Những cây gậy gỗ mun là thứ ám ảnh kinh hoàng với 2 triệu đồng bào Campuchia vô tội, bị bọn Pol Pot hành hình. Chủ nhân của những cây gậy này chỉ cần vung lên một lần, là một mạng người bị cướp đi một cách oan khốc. Những chiếc sọ người với 3 đường nứt đều chằn chặn như thế, thể hiện "trình độ" giết người của bọn Pol Pot đã đạt đến mức độ nhuần nhuyễn.
Ông Nguyễn Văn Tiệm lọ mọ mở cánh cửa căn nhà cấp 4, gọi là Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot. Bước vào ngôi nhà, dường như, đôi chân tôi muốn khụy xuống. Trên 4 bức tường là những hình ảnh không dành cho người yếu tim. Những xác người chất chồng chết theo tư thế thảm khốc nhất.
Cây gậy gỗ mun được tiện cầu kỳ nằm im lìm trong tủ kính với dòng chữ: "Dùi: bọn Pol Pot dùng đập đầu tàn sát nhân dân Ba Chúc năm 1978". Cây gậy gỗ mun nặng trịch này giải mã cho cái chết của hàng ngàn nạn nhân Ba Chúc, hàng triệu người dân vô tội Campuchia, mà chứng tích để lại là những hộp sọ với 3 vết nứt chạy đều gặp nhau ở đỉnh sọ.
Trong chiếc tủ kính ấy, còn nhiều gậy nữa. Khúc tầm vông chỉ bằng cổ tay người lớn, dài cỡ 1m, nhưng nó đã giết hại vô số trẻ em vô tội. Bọn ác thú dùng khúc tầm vông vụt vào gáy, khiến những em nhỏ chết ngay tức khắc. Cú vụt của chúng mạnh đến nỗi, những hộp sọ trẻ em đều nứt một đường ngang, làm vỡ đôi hộp sọ, tách nửa trên với nửa dưới.
Nhưng, đau xót và căm phẫn nhất, là cây gậy tầm vông nhọn hoắt một đầu. Bất cứ một con người lương tri nào trên thế giới này, khi nhìn cây gậy, nhìn những tấm hình treo trên tường, và nghe lời thuyết minh của ông Tiệm, đều không khỏi phẫn uất, rùng mình. Những kẻ lạc loài ở bên kia biên giới đã dùng những cây gậy nhọn này thọc vào chỗ kín của phụ nữ, xuyên tận lên đến cổ.
Tội ác như thế này, loài người trên thế gian, có thể tin được không? Một cảm giác uất hận cứ nghèn nghẹn nơi cổ họng.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 3
Những hộp sọ u buồn.
Những vết máu trong chùa
Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào ngôi chùa Phi Lai, nằm ngay dưới chân núi Tượng, quả núi nằm trọn trong xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot. Ông Tiệm bảo, ngôi chùa này có quá nhiều âm khí, nên không phải ai cũng dám bước chân vào. Có lẽ, do ám ảnh quá kinh hoàng, hoặc từ những lời thuyết minh của ông, mà không ít người yếu bóng vía đã đánh mất cả lý trí khi bước chân vào ngôi chùa này.
Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887. Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành.
Nhà văn Sơn Nam từng bỏ nhiều công sức nghiên cứu ngôi chùa này. Ông cho rằng, chùa Phi Lai vốn là điện thờ đấng tối cao Ngọc Hoàng Huyền khung Cao thượng đế. Trong điện còn thờ "tứ đại thần châu", tức 4 hòn đảo của cõi tiên.
Kim chỉ nam của những người tu trong chùa là đạo Lão và đạo Phật, lấy từ bi bác ái làm lành lánh dữ. Nhân dân Ba Chúc vốn coi ngôi chùa là nơi Phật ngự, Phật sẽ bảo vệ tính mạng của họ, nên lấy làm nơi trú ngụ. Thế nhưng, tính mạng người dân Ba Chúc thật vô cùng thảm khốc.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 4
Xác người nằm ngổn ngang cạnh chùa Phi Lai.
Ông Nguyễn Văn Tiệm nhớ lại: "Ngày 30/4/1977, nhân dân Ba Chúc cùng nhân dân cả nước long trọng làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng lần thứ 2, thì bọn Pol Pot tấn công, nã pháo vào Ba Chúc, khiến người chết, nhà cháy, tiếng la khóc vang lên khắp nơi. Sau tui mới biết, đúng hôm đó, chúng tấn công cả 8 tỉnh biên giới nước ta".
Từ đó, đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần.
Ông Nguyễn Văn Tiệm rưng rưng nhớ lại: "Thời điểm đó bộ đội chủ lực của ta được huy động xuống Hà Tiên để chống đỡ bọn Pol Pot, nên ở khu vực Ba Chúc chỉ còn lại rất ít bộ đội, chủ yếu là dân quân địa phương. Tui cùng anh em dân quân được trang bị súng ống đầy đủ, phục kích chặn đường chúng. Tuy nhiên, lực lượng Pol Pot rất đông, hỏa lực rất mạnh, mà người dân thì bị chúng bắt và khống chế rất nhiều, nên không thể tấn công tiêu diệt chúng.
Dân quân chúng tui thay vì đánh giặc, phải làm nhiệm vụ sơ tán người dân lên núi Dài, rồi bảo vệ nhân dân trên đó, chờ bộ đội chủ lực đến ứng cứu. Trong khi nhiều người dân Ba Chúc đã được sơ tán, chạy lên núi Dài, thì còn rất nhiều người dân kẹt lại. Pháo kích khắp nơi, súng bắn như vãi đạn, không kịp chạy, nên cả trăm người vào chùa Phi Lai trú ẩn những mong được Đức Phật che chở. Nào ngờ...".
Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào hậu cung chùa Phi Lai. Ông chỉ bức tường dài đến hơn chục mét. Dưới chân tường có những vết đỏ thẫm, chỗ cao, chỗ thấp. Tôi chợt lạnh người khi ông bảo, đó là vết máu của đồng bào Ba Chúc, thấm sâu vào bức tường vôi và ẩn trong tường đến nay.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 5
Vết máu thấm vào tường chùa Phi Lai.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 18/4/1978, bọn Pol Pot tràn vào giữa làng, bao vây chùa Phi Lai. Bất chấp chốn thiền môn, cuộc hành quyết kinh thiên động địa đã diễn ra tại ngôi chùa này. Bọn Pol Pot vây đặc quanh chùa, súng ống chĩa vào chùa tua tủa. Chúng gọi người dân ra hàng. Cả trăm con người sợ hãi không dám ra. Kêu gọi một lúc, không thấy ai ra, chúng xả súng, quăng lựu đạn bừa bãi vào trong chùa.
Cuộc bắn phá điên cuồng vào ngôi chùa Phi Lai, chỉ trong chớp mắt, đã cướp đi sinh mạng 80 người dân vô tội.
Biết rằng, nếu trốn ở trong chùa, chúng sẽ tiếp tục quăng lựu đạn đến sập chùa, thậm chí phóng hỏa đốt chùa nướng chín mọi người, nên 100 người giơ tay đầu hàng đi ra phía cửa.
Lần lượt từng người, vừa bước ra khỏi cửa, đã bị nòng súng đen ngòm gí vào đầu. 100 người dân vô tội bị chúng trói gô, bắt quỳ mọp bên hông chùa. Đàn bà, phụ nữ bị bọn "ác thú" lột quần áo cưỡng hiếp tại chỗ. Cưỡng hiếp xong, chúng giở trò tiêu khiển man rợ: xẻo vú, xiên gậy vào người cho đến chết.
Đàn ông bị bọn "ác thú" này hành quyết bằng những cú đập trời giáng vào đỉnh sọ bằng gậy gỗ mun. Trẻ em bị chúng giết hại bằng gậy tầm vông. Người nào chống đối, thì bị chúng nã đạn chết tại chỗ.
Ông Tiệm dẫn tôi đến ban thờ Phật trong hậu cung chùa. Ông bảo rằng, đã có 40 người trú dưới bàn thờ Phật bị mất mạng. Lịch sử nhà chùa ghi lại rõ rành như vậy, nhưng một số kẻ phản động chuyên bới lông tìm vết nói rằng, chuyện 40 người trốn dưới bàn thờ là bịa tạc, bởi chẳng có gầm bàn thờ nào chứa được tới 40 người.
Bọn phản động suy diễn nghe có vẻ có lý, nhưng với người Ba Chúc thì ai cũng biết rõ, gầm bàn thờ Phật trong chùa Phi Lai chứa được 40 người thật, và đã có 40 con người mất mạng dưới chân Đức Phật.
Thời kỳ chống Pháp, vùng đất Ba Chúc liên tục bị giặc Pháp tấn công. Nhà chùa đã xây dựng một phòng bí mật dưới bàn thờ Phật, để tăng ni, dân chúng trốn trong đó, mỗi khi giặc Pháp tấn công.
Khi bọn Pol Pot tràn vào, có tới 40 người dân chui vào căn hầm dưới bàn thời Phật. Sau khi giết 180 người trong chùa, bọn chúng vẫn không biết đến căn hầm bí mật này.
Thế nhưng, trốn trong hầm mấy ngày, không ăn, không uống, nên ai cũng đói khát. Một cháu bé không chịu nổi, đã khóc thét lên. Tên Pol Pot đứng gần chùa nghe tiếng khóc đã phát hiện căn phòng dưới bàn thờ Phật.
Chuyen kinh hoang o vung dat Tay Nam: Nhung hop so u buon va buc tuong chua dam mau hinh anh 6
Trẻ em bị giết bên cánh đồng.
Toán Pol Pot sau khi kêu gọi, không thấy ai ra, đã quăng một trái lựu đạn vào trong hầm. Gian phòng nhỏ cỡ 10 mét vuông, có tới 40 người chen chúc, ngột ngạt, nên một quả lựu đạn đã tước đoạt đủ 40 mạng người.
Vài ngày sau, khi bọn Pol Pot bị bộ đội chủ lực của ta tấn công, tiêu diệt, đẩy lùi về bên kia biên giới, thì nhân dân Ba Chúc ở trên núi Dài tìm xuống, người dân di tản tìm về.
Cảnh tượng chết chóc bên trong và quanh ngôi chùa Phi Lai khiến không ai cầm nổi lòng mình. Rất nhiều vết bàn tay máu in trên tường, rồi vết máu hình người dựa vào tường. Cả một đoạn tường dài cả chục mét thấm đẫm máu người. Một vòng máu búng lên tường cao đến 4 mét. Máu đọng thành vũng dưới nền chùa, thấm dọc ven tường đến 20cm.
Bà con xã Ba Chúc gánh không biết bao nhiêu thùng nước mới rửa sạch được nền chùa. Những vết máu thấm sâu vào bức tường vữa, nên còn giữ được đến ngày nay.
Kỳ 2: Cuộc hành quyết 800 người vô tội
Kỳ 1: Những trò giết người man rợ nơi ngôi chùa đẫm máu
Đối diện chùa Phi Lai, là ngôi chùa Tam Bửu, tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đây là tự viện danh tiếng, di tích lịch sử cấp quốc gia tại làng Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Nhưng, tại ngôi chùa này, đã diễn ra cuộc thảm sát kinh thiên động địa. Trong một ngày, bọn "ác thú" không còn tính người, đã giết 800 đồng bào vô tội.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, lật giở từng tấm ảnh đen trắng chụp cảnh hoang tàn, đổ nát của chùa Tam Bửu 35 năm trước. Những xác chết chất chồng, khô quắt, nằm sấp, nằm ngửa, miệng há, mắt trợn quá thương tâm.
Chùa Tam Bửu được nhân dân đóng góp, xây dựng lại khang trang. Những dấu vết của cuộc thảm sát tàn khốc giờ không còn ở ngôi chùa này nữa, nhưng ký ức của người dân Ba Chúc về những tháng ngày kinh hãi ở ngôi chùa này thì vẫn y nguyên.
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 1
Chùa Tam Bửu hôm nay.
Chùa Tam Bửu là ngôi chùa đầu tiên của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, xây dựng trước chùa Phi Lai 5 năm. Giáo chủ Ngô Lợi cùng tín đồ dựng ngôi chùa này vào năm 1882 làm nơi tu tập. Lịch sử ngôi chùa ghi lại rằng, ông Ngô Lợi khai sáng đạo từ năm 1867 tại Ba Chúc. Trước khi dựng chùa, ông Lợi sống trong một am nhỏ dựng bằng cây lá.
Dựng chùa xong, ông Ngô Lợi cùng nhân dân lên núi Dài còn gọi là Ngọa Long Sơn đốn cây cam đàn, loại gỗ cực tốt, đục Long Đình (còn gọi là Long Vị), với kích thước cao 3m, một cạnh ngang 2m, một cạnh ngang 1,5m. Đây được coi là báu vật của tổ đình.
Long Đình thờ Đức Phật Vương, một nhân vật mà đến nay những người tiếp nối trông coi chùa vẫn chưa sáng tỏ. Ông Ngô Lợi mất đi, Long Đình được tín đồ gọi là Khánh Tổ, thờ Đức Bổn Sư, tức Ngô Lợi.
Ông Ngô Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương. Ông bị thực dân Pháp truy sát từ Mỹ Tho về Ba Chúc. Ông tá túc ở đây, dựng chùa tu hành để che mắt giặc. Tại Ba Chúc, ông vẫn lãnh đạo môn đồ tiến hành nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp, nên thực dân Pháp rất ghét, liên tục vây ráp, đốt phá chùa.
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 2
Xác người dân Ba Chúc bị giết hại ở hành lang nhà khách chùa Tam Bửu. Ảnh tư liệu.
Ông Dương Văn Giàu, thủ nhang chùa Tam Bửu bần thần nhớ lại những ngày đưa vợ con trốn chui trốn lủi trên núi Dài, còn họ hàng, xóm làng bị bọn Pol Pot giết sạch. Ông cùng mọi người đứng trên quả núi, nhìn xuống chùa Tam Bửu, thấy lửa cháy ngùn ngụt, tiếng người la khóc, mà lực bất tòng tâm.
Theo ông Giàu, từ giữa năm 1977 đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần. Bọn chúng cứ tấn công đột ngột, nã pháo, rồi lại rút về phía bên kia biên giới. Bộ đội cùng chính quyền đã tổ chức di dời dân vào sâu nội địa. Tuy nhiên, khi đó, dọc tuyến biên giới đều bị tấn công, nên công tác di dời có phần chậm chạp.
Bọn chúng tấn công rời rạc, không thọc sâu, nên người dân đi được một thời gian lại kéo về làng. Người dân đào hầm trong nhà, đào hang trong núi, hễ nghe thấy tiếng súng, tiếng pháo thì ẩn nấp, hết tiếng nổ lại ra ngoài hoạt động sản xuất.
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 3
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 4
Xương cốt người dân Ba Chúc bị Pol Pot giết hại.
Từ ngày 15/4/1978, mỗi ngày ông cùng dân làng đếm được từ 1.000 – 2.000 quả pháo do bọn Pol Pot nã vào Ba Chúc. Ngày 17/4/1978, bọn Pol Pot bắn pháo như mưa vào Ba Chúc. Hết loạt pháo, chúng chia làm 2 cánh quân đánh sâu vào Ba Chúc. Một cánh quân chiếm xã An Lập (phía đông Ba Chúc), một cánh quân đánh chiếm ấp An Bình dưới chân núi Dài.
Hai cánh quân này đã khóa chặt xã Ba Chúc. Gia đình nào nhanh chân thì chạy thoát được lên núi Dài, còn lại phần lớn mắc kẹt trong vòng vây của bọn khát máu.
Những gia đình không chạy kịp lên núi Dài, đã kéo cả vào chùa Tam Bửu mong sống sót trong sự bao dung của Đức Phật. Nhiều gia đình kéo cả nhà, thậm chí cả họ cùng trốn vào chùa, nên đã bị tuyệt tự.
Ông Giàu nhớ lại: "Tui vẫn nhớ rõ, hôm đó là ngày rằm tháng 3 âm lịch (17/4/1978), lúc tui đang đào củ nừng (một loài củ dại có trên núi Dài) cho cả nhà ăn chống đói, thì một tiếng nổ vang trời, tiếng người la hét vang lên. Tui trèo lên cây nhòm về làng, thấy chùa Tam Bửu cháy ngùn ngụt. Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot đã bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau.
Lúc đó, trong chùa vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát, nên lại quay về chùa.
Hôm sau, chúng khép kín vòng vây chùa, bắt 800 người, phân thành từng nhóm, dắt đi nơi khác thủ tiêu. Có 4 người già yếu, thương nặng không đi được, thì chúng bắn chết luôn trong chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa".
Ông Ba Lê, nhân chứng sống của vụ thảm sát man rợ dẫn tôi ra chỗ cầu sắt Vĩnh Thông. Đây là cây cầu do thực dân Pháp xây dựng, cách trung tâm xã Ba Chúc chưa đầy 1 km về phía biên giới. Cạnh cây cầu sắt có tượng đài chiến thắng. Vào tháng 6/1949, lực lượng võ trang tỉnh Long Châu Hà đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Lê dương của Pháp. Cầu sắt Vĩnh Thông là biểu tượng hào hùng của người dân An Giang.
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 5
Xác chết bị hành quyết bên cầu Vĩnh Thông.
Thế nhưng, ngày định mệnh 18/4/1978, tại cánh đồng cạnh cây cầu này, bọn Pol Pot đã thực hiện cuộc hành quyết nhân dân ta vô cùng man rợ. Chúng áp tải nhân dân từ chùa Tam Bửu ra cầu sắt Vĩnh Thông, bắt bà con lột hết nữ trang, rồi đẩy từng tốp 20-30 người đến gò đất gần cây cầu để giết hại.
Chúng đập chết đàn ông, người già bằng gậy gỗ mun, bắn chết bằng súng. Phụ nữ có chút nhan sắc bị chúng cưỡng hiếp tại cánh đồng, cạnh các xác chết. Cưỡng hiếp xong, thì cũng giết luôn bằng cây gậy xiên qua người.
Bọn "ác thú" không còn tính người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Chúng tung trẻ em lên cao, rồi giơ lưỡi lê hứng. Thậm chí, chúng còn cầm tay chân xé các em nhỏ đứt làm đôi. Không còn hành động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển.
Trong cuộc hành quyết vô cùng thảm khốc với 800 đồng bào trốn trong chùa Tam Bửu, chỉ có 2 người thoát chết một cách kỳ diệu.
Ac thu Pol Pot va chuyen chua tiet lo ve cuoc hanh quyet man ro 800 nguoi o An Giang hinh anh 6
Cầu sắt Vĩnh Thông - nơi có hàng trăm người dân Ba Chúc bị Pol Pot hành quyết.
Ông Nguyễn Văn Kỉnh bị bọn Pol Pot dẫn giải trong nhóm 30 người. Đến gò đất cạnh cầu sắt Vĩnh Thông, nhìn thấy xác chết chất chồng, ông hoảng hốt tột độ.
Bọn Pol Pot hành quyết bằng gậy gỗ mỏi tay quá, nên chuyển sang bắn. Khi súng nổ vang rền, cả nhóm ông đổ ập xuống. Ông sợ quá, ngã vật xuống đất, ngất xỉu, bị 6 xác chết đè lên, máu nhuộm đỏ ối. Ai còn ngắc ngoải, chúng nã thêm viên đạn nữa vào đầu. Ông nằm dưới đống xác, tưởng ông đã chết, bọn chúng không bắn nữa.
Đêm xuống, ông bàng hoàng tỉnh dậy. Mò mẫm trong đống xác, thấy con cháu, người thân chết la liệt.
Ông Kỉnh bò về núi Tượng, cách cầu sắt Vĩnh Thông khoảng 300m, trốn trong khe đá. Cả đêm hôm đó, đến rạng sáng hôm sau, ông nằm trên núi nghe tiếng gậy gỗ mun đập đầu dân làng và người thân "bịch bịch". Toàn gia đình và dòng họ ông có 79 mạng người bị bọn Pol Pot giết hại trong ngày rằm tháng 3 đầy máu và nước mắt.
Người sống sót kỳ diệu thứ 2 trong cuộc hành quyết 800 người ở cầu sắt Vĩnh Thông là cô bé Nguyễn Thị Ngọc Sương, khi đó 11 tuổi. Bé Sương đã trở thành nhân chứng sống về tội ác diệt chủng kinh hoàng của bọn Pol Pot.
-----------
Kỳ 1: Kỹ nghệ giết người tàn ác
Lịch sử nước Việt thời kỳ nào cũng nhiều nước mắt, đau thương, với rất nhiều vụ mà kẻ thù thảm sát người dân. Trong đó, vụ thảm sát Ba Chúc của "tập đoàn ác thú" Pol Pot, gây rúng động cả thế giới loài người. PV Báo điện tử VTC News đã dành nhiều ngày cùng sống với những người còn sót lại của vụ thảm sát ở vùng đất này, để ghi lại tội ác tày trời mà bọn ác thú Pol Pot đã gây ra cho người dân vô tội.
Mảnh đất lạnh
Đến vùng đất Ba Chúc, quả thực, không còn nhận ra nơi đây từng có vụ thảm sát kinh hoàng. Nhà cửa san sát, phố xá đông người. Trong hình dung của tôi, vùng đất Ba Chúc xác xơ, u tịch, nơi từng là một biển lửa, biển máu, biển xác người.
35 năm trôi qua, giờ chứng tích tội ác của bọn "ác thú", và sự đau thương mất mát chỉ còn hiện diện ở khu nhà mồ, với chồng chất xương người.
Nhưng, bước chân vào mảnh đất này, vẫn có một cảm giác lành lạnh, u ám, khiến đôi chân như ríu lại. Dường như, mỗi tấc đất nơi đây, đều có xương thịt người vô tội và những oan hồn ẩn khuất chưa thể siêu thoát.
Có lẽ, ở Việt Nam, đây là thị trấn duy nhất, vùng đất duy nhất chẳng có rượu, bia, chẳng có nơi hát hò, giải trí. Vài quán ăn lèo tèo, chủ yếu là cơm chay.
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 2
Xác người dân vô tội do Pol Pot giết hại ở cánh đồng Ba Chúc
Bóng đêm buông, ít người đi lại. Đây đó, từ ngôi nhà sang trọng đến những túp lều gianh, phát ra tiếng tụng kinh, tiếng mõ. Nhà nào ở vùng đất này cũng có người chết thảm, thậm chí chết cả nhà, cả họ, nên bao nhiêu năm nay, người còn sống tụng kinh để những oan hồn được siêu sinh tịnh độ.
Nhà mồ Ba Chúc mới bị phá, để xây dựng lại khang trang hơn. Nơi nhà mồ ấy, xương cốt sẽ được trưng bày từng bộ, rồi nhiều vật chứng cũng được bày biện để thế hệ sau thấy được sự mất mát, đau thương của thế hệ trước, là cái giá cho những ngày yên bình này.
Những hộp sọ u buồn
Một ngôi nhà nhỏ, cỡ 30 mét vuông, tường kính được dựng tạm trước chùa Phi Lai. Trong ngôi nhà ấy, chất chồng xương cốt.
Ông Nguyễn Văn Tiệm, dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt u buồn, dẫn tôi đi một vòng quanh ngôi nhà tạm chứa xương. 1.159 bộ hài cốt, trong tổng số 3.157 mạng người Ba Chúc bị Pol Pot sát hại, xếp chồng chất trong nhà mồ.
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 3
Ông Nguyễn Văn Tiệm trở thành người kể chuyện ở khu di tích Ba Chúc
Đủ 1.159 hộp sọ được phân loại theo độ tuổi, bày biện trên giá thép. Trên hộp sọ in một dãy số ký hiệu. Những hộp sọ to nhỏ, với 2 hốc mắt nhìn ra ngoài u uẩn.
Ông Tiệm kể, nhiều người yếu tim, đến khu nhà mồ, nhìn những hình ảnh sọ người, đã ngất xỉu, thậm chí mất kiểm soát tâm trí như thể bị ma nhập, nên phải khênh đi nơi khác.
Ông Tiệm là cựu chiến binh, là nhân chứng sống của vụ thảm sát năm xưa. Gia đình ông ở mãi huyện Tân Châu, nằm sâu trong nội địa.
Ông lấy vợ ở Ba Chúc, rồi ở rể, tham gia dân quân chiến đấu chống Pol Pot ở vùng biên giới. Ngày đó, gia cảnh nhà ông khá giả, nên ông sắm được xe Honda 67 và cũng chính nhờ chiếc xe đó, mà gia đình ông thoát chết.
Khi quân Pol Pot quấy nhiễu dọc biên giới, bộ đội đã sơ tán dân. Đã có cả ngàn cư dân Ba Chúc được sơ tán vào trong, nhưng đi được thời gian, thấy tình hình yên ổn, người dân lại tìm về.
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 4
Những hộp sọ trong nhà mồ
Quê ông ở Tân Châu, bố mẹ vẫn ở đó, nên ông dùng xe máy chở vợ con về quê nội, rồi tiếp tục cầm súng quay lại Ba Chúc. Đó chính là lý do gia đình ông được vẹn toàn.
Nhưng, phía nhà vợ ông thì thực sự thảm khốc. Gần như đại gia đình bên vợ đều bị bọn "ác thú" Pol Pot giết sạch. Cả họ bên vợ chỉ còn lại vài mống người.
Là người chứng kiến toàn bộ cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, nên ông được hội cựu chiến binh và chính quyền chọn làm "người kể chuyện" ở khu vực nhà mồ cho khách tham quan.
Kỹ nghệ giết người
Ông Tiệm từng tham gia gom xác, đốt xác để lấy xương, rồi cuốc đất tìm xương, lặn ngụp dưới sông vớt cốt, nên ông hiểu rất rõ về những bộ cốt trong nhà mồ. Nhìn vào mỗi hộp sọ, dù không biết đó là của ai, nhưng ông có thể thấy rõ hành động của bọn "ác thú" với những nạn nhân.
Trong số những hộp sọ trong nhà mồ, có rất nhiều hộp sọ nứt, lún, vỡ nham nhở. Chỉ từng hộp sọ, ông Tiệm có thể biết người đó chết vì bị bắn, hay bị đập bằng gậy gỗ mun, thậm chí đập kiểu gì, đập mấy nhát, lực đập và hướng đập.
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 5
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 6
Hộp sọ của những nạn nhân bị sát hại bởi gậy gỗ mun
Ngày đó, mỗi nhóm Pol Pot có vài tên được trang bị gậy hoặc vồ bằng gỗ mun, thứ gỗ cứng như thép, nặng như thép, dai như thép. Bọn khốn nạn đó luôn kè kè cây gậy bên mình. Cây gậy đó lấy được càng nhiều mạng người, thì chủ nhân của nó càng được tôn trọng và trong con mắt của chúng, cây gậy đó mới đáng quý.
Những cây gậy gỗ mun là thứ ám ảnh kinh hoàng với 2 triệu đồng bào Campuchia vô tội, bị bọn Pol Pot hành hình. Chủ nhân của những cây gậy này chỉ cần vung lên một lần, là một mạng người bị cướp đi một cách oan khốc.
Ông Nguyễn Văn Tiệm lọ mọ mở cánh cửa căn nhà cấp 4, gọi là Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot. Bước vào ngôi nhà, dường như, đôi chân tôi muốn khụy xuống. Trên 4 bức tường là những hình ảnh không dành cho người yếu tim. Những xác người chất chồng chết theo tư thế thảm khốc nhất.
Chuyen chua biet o noi bi 'tap doan ac thu' tan sat hinh anh 7
Gậy gỗ mun dùng để giết người vô tội của bọn Pol Pot
Cây gậy gỗ mun được tiện cầu kỳ nằm im lìm trong tủ kính với dòng chữ: "Dùi: bọn Pol Pot dùng đập đầu tàn sát nhân dân Ba Chúc năm 1978". Cây gậy gỗ mun nặng trịch này giải mã cho cái chết của hàng ngàn nạn nhân Ba Chúc, hàng triệu người dân vô tội Campuchia, mà chứng tích để lại là những hộp sọ với 3 vết nứt chạy đều gặp nhau ở đỉnh sọ.
Trong chiếc tủ kính ấy, còn nhiều gậy nữa. Khúc tầm vông chỉ bằng cổ tay người lớn, dài cỡ 1m, nhưng nó đã giết hại vô số trẻ em vô tội. Bọn ác thú dùng khúc tầm vông vụt vào gáy, khiến những em nhỏ chết ngay tức khắc. Cú vụt của chúng mạnh đến nỗi, những hộp sọ trẻ em đều nứt một đường ngang, làm vỡ đôi hộp sọ, tách nửa trên với nửa dưới.
Nhưng, đau xót và căm phẫn nhất, là cây gậy tầm vông nhọn hoắt một đầu. Bất cứ một con người lương tri nào trên thế giới này, khi nhìn cây gậy, nhìn những tấm hình treo trên tường, và nghe lời thuyết minh của ông Tiệm, đều không khỏi phẫn uất, rùng mình. Những kẻ lạc loài ở bên kia biên giới đã dùng những cây gậy nhọn này thọc vào chỗ kín của phụ nữ, xuyên tận lên đến cổ.
Tội ác như thế này, loài người trên thế gian, có thể tin được không? Một cảm giác uất hận cứ nghèn nghẹn nơi cổ họng.
Còn tiếp...
Kỳ 2: Những vết máu trong chùa
Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào ngôi chùa Phi Lai, nằm ngay dưới chân núi Tượng, quả núi nằm trọn trong xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, nơi chồng chất xương người.
Ông Tiệm bảo, ngôi chùa này có quá nhiều âm khí, nên không phải ai cũng dám bước chân vào. Có lẽ, do ám ảnh quá kinh hoàng, hoặc từ những lời thuyết minh của ông, mà không ít người yếu bóng vía đã đánh mất cả lý trí khi bước chân vào ngôi chùa này.
Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887. Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành.
thảm sát ba chúc
Chùa Phi Lai, nơi từng diễn ra cuộc thảm sát người dân vô tội
Nhà văn Sơn Nam từng bỏ nhiều công sức nghiên cứu ngôi chùa này. Ông cho rằng, chùa Phi Lai vốn là điện, thờ đấng tối cao Ngọc Hoàng Huyền khung Cao thượng đế. Trong điện còn thờ "tứ đại thần châu", tức 4 hòn đảo của cõi tiên.
Kim chỉ nam của những người tu trong chùa là Đạo Lão và Đạo Phật, lấy từ bi bác ái làm lành lánh dữ. Nhân dân Ba Chúc vốn coi ngôi chùa là nơi Phật ngự, tin rằng Phật sẽ bảo vệ tính mạng của họ, nên lấy làm nơi trú ngụ. Thế nhưng, tính mạng người dân Ba Chúc thật vô cùng thảm khốc.
Ông Nguyễn Văn Tiệm nhớ lại: "Ngày 30/4/1977, nhân dân Ba Chúc cùng nhân dân cả nước long trọng làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng lần thứ 2, thì bọn Pol Pot tấn công, nã pháo vào Ba Chúc, khiến người chết, nhà cháy, tiếng la khóc vang lên khắp nơi. Sau tui mới biết, đúng hôm đó, chúng tấn công cả 8 tỉnh biên giới nước ta".
Từ đó, đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần.
thảm sát ba chúc
Xác người dân Ba Chúc bị Pol Pot giết hại bên hông chùa Phi Lai. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Văn Tiệm rưng rưng nhớ lại: "Thời điểm đó bộ đội chủ lực của ta được huy động xuống Hà Tiên để chống đỡ bọn Pol Pot, nên ở khu vực Ba Chúc chỉ còn lại rất ít bộ đội, chủ yếu là dân quân địa phương.
Tui cùng anh em dân quân được trang bị súng ống đầy đủ, phục kích chặn đường chúng. Tuy nhiên, lực lượng Pol Pot rất đông, hỏa lực rất mạnh, mà người dân thì bị chúng bắt và khống chế rất nhiều, nên không thể tấn công tiêu diệt chúng.
Dân quân chúng tui thay vì đánh giặc, phải làm nhiệm vụ sơ tán người dân lên núi Dài, rồi bảo vệ nhân dân trên đó, chờ bộ đội chủ lực đến ứng cứu.
Trong khi nhiều người dân Ba Chúc đã được sơ tán, chạy lên núi Dài, thì còn rất nhiều người dân kẹt lại. Pháo kích khắp nơi, súng bắn như vãi đạn, không kịp chạy, nên cả trăm người vào chùa Phi Lai trú ẩn những mong được Đức Phật che chở. Nào ngờ...".
thảm sát ba chúc
thảm sát ba chúc
Ông Tiệm chỉ vết máu thấm trên tường chùa Phi Lai
Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào hậu cung chùa Phi Lai. Ông chỉ bức tường dài đến hơn chục mét. Dưới chân tường có những vết đỏ thẫm, chỗ cao, chỗ thấp. Tôi chợt lạnh người khi ông bảo, đó là vết máu của đồng bào Ba Chúc, thấm sâu vào bức tường vôi và ẩn trong tường đến nay.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 18/4/1978, bọn Pol Pot tràn vào giữa làng, bao vây chùa Phi Lai. Bất chấp chốn thiền môn, cuộc hành quyết kinh thiên động địa đã diễn ra tại ngôi chùa này.
Bọn Pol Pot vây đặc quanh chùa, súng ống chĩa vào chùa tua tủa. Chúng gọi người dân ra hàng. Cả trăm con người sợ hãi không dám ra. Kêu gọi một lúc, không thấy ai ra, chúng xả súng, quăng lựu đạn bừa bãi vào trong chùa.
thảm sát ba chúc
Xương cốt chồng chất bên chùa Phi Lai. Ảnh tư liệu
Cuộc bắn phá điên cuồng vào chùa Phi Lai, chỉ trong chớp mắt, đã cướp đi sinh mạng 80 người dân vô tội.
Biết rằng, nếu trốn ở trong chùa, chúng sẽ tiếp tục quăng lựu đạn đến sập chùa, thậm chí phóng hỏa đốt chùa nướng chín mọi người, nên 100 người giơ tay đầu hàng đi ra phía cửa.
Lần lượt từng người, vừa bước ra khỏi cửa chùa, đã bị nòng súng đen ngòm gí vào đầu. 100 người dân vô tội bị chúng trói gô, bắt quỳ mọp bên hông chùa. Đàn bà, phụ nữ bị bọn "ác thú" lột quần áo cưỡng hiếp tại chỗ. Cưỡng hiếp xong, chúng giở trò tiêu khiển man rợ: xẻo vú, xiên gậy vào người cho đến chết.
Đàn ông bị bọn "ác thú" này hành quyết bằng những cú đập trời giáng vào đỉnh sọ bằng gậy gỗ mun. Trẻ em bị chúng giết hại bằng gậy tầm vông. Người nào chống đối, chúng nã đạn chết tại chỗ.
thảm sát ba chúc
40 người dân vô tội trốn trong căn hầm dưới bàn thờ Phật bị Pol Pot tung lựu đạn giết hại
Ông Tiệm dẫn tôi đến ban thờ Phật trong hậu cung chùa. Ông bảo rằng, đã có 40 người trú dưới bàn thờ Phật mất mạng. Lịch sử nhà chùa ghi lại rõ rành như vậy, nhưng một số kẻ phản động chuyên bới lông tìm vết nói rằng, chuyện 40 người trốn dưới bàn thờ là bịa tạc, bởi chẳng có gầm bàn thờ nào chứa được tới 40 người!
Bọn phản động suy diễn nghe có vẻ có lý, nhưng với người Ba Chúc thì ai cũng biết rõ, gầm bàn thờ Phật trong chùa Phi Lai chứa được 40 người thật, và đã có 40 con người mất mạng dưới chân Đức Phật.
Thời kỳ chống Pháp, vùng đất Ba Chúc liên tục bị giặc Pháp tấn công. Nhà chùa đã xây dựng một phòng bí mật dưới bàn thờ Phật, để tăng ni, dân chúng trốn trong đó, mỗi khi giặc Pháp tấn công.
Khi bọn Pol Pot tràn vào, có tới 40 người dân chui vào căn hầm dưới bàn thời Phật. Sau khi giết 180 người trong chùa, bọn chúng vẫn không biết đến căn hầm bí mật này.
thảm sát ba chúc
Những hộp sọ của người dân Ba Chúc cất giữ trong nhà mồ
Thế nhưng, trốn trong hầm mấy ngày, không ăn, không uống, nên ai cũng đói khát. Một cháu bé không chịu nổi, đã khóc thét lên. Tên Pol Pot đứng gần chùa nghe tiếng khóc đã phát hiện căn phòng dưới bàn thờ Phật.
Toán Pol Pot kêu gọi đầu hàng, không thấy ai ra, đã quăng một trái lựu đạn vào trong hầm. Gian phòng nhỏ cỡ 10 mét vuông, có tới 40 người chen chúc, ngột ngạt, nên một quả lựu đạn đã tước đoạt đủ 40 mạng người.
Vài ngày sau, khi bọn Pol Pot bị bộ đội chủ lực của ta tấn công, tiêu diệt, đẩy lùi về bên kia biên giới, thì nhân dân Ba Chúc ở trên núi Dài tìm xuống, người dân di tản tìm về.
Cảnh tượng chết chóc bên trong và quanh ngôi chùa Phi Lai khiến không ai cầm nổi lòng mình. Rất nhiều vết bàn tay máu in trên tường, rồi vết máu hình người dựa vào tường. Cả một đoạn tường dài cả chục mét thấm đẫm máu người. Một vòng máu búng lên tường cao đến 4 mét. Máu đọng thành vũng dưới nền chùa, thấm dọc ven tường đến 20cm.
Bà con xã Ba Chúc gánh không biết bao nhiêu thùng nước mới rửa sạch được nền chùa. Những vết máu thấm sâu vào bức tường vữa, nên còn giữ được đến ngày nay.
Còn tiếp...
Kỳ 3: Cuộc hành quyết 800 người vô tội
Đối diện chùa Phi Lai, là ngôi chùa Tam Bửu, tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đây là tự viện danh tiếng, di tích lịch sử cấp quốc gia tại làng Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang).
Nhưng, tại ngôi chùa này, đã diễn ra cuộc thảm sát kinh thiên động địa. Trong một ngày, bọn "ác thú" không còn tính người, đã giết 800 đồng bào vô tội.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, lật giở từng tấm ảnh đen trắng chụp cảnh hoang tàn, đổ nát của chùa Tam Bửu 35 năm trước. Những xác chết chất chồng, khô quắt, nằm sấp, nằm ngửa, miệng há, mắt trợn quá thương tâm.
thảm sát ba chúc
Chùa Tam Bửu
Chùa Tam Bửu được nhân dân đóng góp, xây dựng lại khang trang. Những dấu vết của cuộc thảm sát tàn khốc giờ không còn ở ngôi chùa này nữa, nhưng ký ức của người dân Ba Chúc về những tháng ngày kinh hãi ở ngôi chùa này thì vẫn y nguyên.
Chùa Tam Bửu là ngôi chùa đầu tiên của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, xây dựng trước chùa Phi Lai 5 năm. Giáo chủ Ngô Lợi cùng tín đồ dựng ngôi chùa này vào năm 1882 làm nơi tu tập.
Lịch sử ngôi chùa ghi lại rằng, ông Ngô Lợi khai sáng đạo từ năm 1867 tại Ba Chúc. Trước khi dựng chùa, ông Lợi sống trong một am nhỏ dựng bằng cây lá.
Dựng chùa xong, ông Ngô Lợi cùng nhân dân lên núi Dài còn gọi là Ngọa Long Sơn đốn cây cam đàn, loại gỗ cực tốt, đục Long Đình (còn gọi là Long Vị), với kích thước cao 3m, một cạnh ngang 2m, một cạnh ngang 1,5m. Đây được coi là báu vật của tổ đình.
thảm sát ba chúc
Xác người bên chùa Tam Bửu
Long Đình thờ Đức Phật Vương, một nhân vật mà đến nay những người tiếp nối trông coi chùa vẫn chưa sáng tỏ. Ông Ngô Lợi mất đi, Long Đình được tín đồ gọi là Khánh Tổ, thờ Đức Bổn Sư, tức Ngô Lợi.
Ông Ngô Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương. Ông bị thực dân Pháp truy sát từ Mỹ Tho về Ba Chúc. Ông tá túc ở đây, dựng chùa tu hành để che mắt giặc.
Tại Ba Chúc, ông vẫn lãnh đạo môn đồ tiến hành nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp, nên thực dân Pháp rất ghét, liên tục vây ráp, đốt phá chùa.
Ông Dương Văn Giàu, thủ nhang chùa Tam Bửu bần thần nhớ lại những ngày đưa vợ con trốn chui trốn lủi trên núi Dài, còn họ hàng, xóm làng bị bọn Pol Pot giết sạch. Ông cùng mọi người đứng trên quả núi, nhìn xuống chùa Tam Bửu, thấy lửa cháy ngùn ngụt, tiếng người la khóc, mà lực bất tòng tâm.
thảm sát ba chúc
Xương cốt chất chồng trong nhà mồ Ba Chúc
Theo ông Giàu, từ giữa năm 1977 đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần.
Bọn chúng cứ tấn công đột ngột, nã pháo, rồi lại rút về phía bên kia biên giới. Bộ đội cùng chính quyền đã tổ chức di dời dân vào sâu nội địa. Tuy nhiên, khi đó, dọc tuyến biên giới đều bị tấn công, nên công tác di dời có phần chậm chạp.
Bọn chúng tấn công rời rạc, không thọc sâu, nên người dân đi được một thời gian lại kéo về làng. Người dân đào hầm trong nhà, đào hang trong núi, hễ nghe thấy tiếng súng, tiếng pháo thì ẩn nấp, hết tiếng nổ lại ra ngoài hoạt động sản xuất.
Từ ngày 15/4/1978, mỗi ngày ông cùng dân làng đếm được từ 1.000 – 2.000 quả pháo do bọn Pol Pot nã vào Ba Chúc.
thảm sát ba chúc
Du khách thắp hương tại nhà mồ
Ngày 17/4/1978, bọn Pol Pot bắn pháo như mưa vào Ba Chúc. Hết loạt pháo, chúng chia làm 2 cánh quân đánh sâu vào Ba Chúc. Một cánh quân chiếm xã An Lập (phía đông Ba Chúc), một cánh quân đánh chiếm ấp An Bình dưới chân núi Dài.
Hai cánh quân này đã khóa chặt xã Ba Chúc. Gia đình nào nhanh chân thì chạy thoát được lên núi Dài, còn lại phần lớn mắc kẹt trong vòng vây của bọn khát máu.
Những gia đình không chạy kịp lên núi Dài, đã kéo cả vào chùa Tam Bửu mong sống sót trong sự bao dung của Đức Phật. Nhiều gia đình kéo cả nhà, thậm chí cả họ cùng trốn vào chùa, nên đã bị tuyệt tự.
Ông Giàu nhớ lại: "Tui vẫn nhớ rõ, hôm đó là ngày rằm tháng 3 âm lịch (17/4/1978), lúc tui đang đào củ nừng (một loài củ dại có trên núi Dài) cho cả nhà ăn chống đói, thì một tiếng nổ vang trời, tiếng người la hét vang lên.
Tui trèo lên cây nhòm về làng, thấy chùa Tam Bửu cháy ngùn ngụt. Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot đã bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau.
Lúc đó, trong chùa vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát, nên lại quay về chùa.
thảm sát ba chúc
Ông Dương Văn Giàu kể lại cuộc tàn sát 800 người dân ẩn náu trong chùa Tam Bửu
Hôm sau, chúng khép kín vòng vây chùa, bắt 800 người, phân thành từng nhóm, dắt đi nơi khác thủ tiêu. Có 4 người già yếu, thương nặng không đi được, thì chúng bắn chết luôn trong chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa".
Ông Ba Lê, nhân chứng sống của vụ thảm sát man rợ dẫn tôi ra chỗ cầu sắt Vĩnh Thông. Đây là cây cầu do thực dân Pháp xây dựng, cách trung tâm xã Ba Chúc chưa đầy 1 km về phía biên giới.
Cạnh cây cầu sắt có tượng đài chiến thắng. Vào tháng 6/1949, lực lượng võ trang tỉnh Long Châu Hà đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Lê dương của Pháp. Cầu sắt Vĩnh Thông là biểu tượng hào hùng của người dân An Giang.
Thế nhưng, ngày định mệnh 18/4/1978, tại cánh đồng cạnh cây cầu này, bọn Pol Pot đã thực hiện cuộc hành quyết nhân dân ta vô cùng man rợ.
thảm sát ba chúc
thảm sát ba chúc
Xác chết chất chồng ở cánh đồng, cạnh cầu sắt Vĩnh Thông
Chúng áp tải nhân dân từ chùa Tam Bửu ra cầu sắt Vĩnh Thông, bắt bà con lột hết nữ trang, rồi đẩy từng tốp 20-30 người đến gò đất gần cây cầu để giết hại.
Chúng đập chết đàn ông, người già bằng gậy gỗ mun, bắn chết bằng súng. Phụ nữ có chút nhan sắc bị chúng cưỡng hiếp tại cánh đồng, cạnh các xác chết. Cưỡng hiếp xong, thì cũng giết luôn bằng cây gậy xiên qua người.
Bọn "ác thú" không còn tính người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Chúng tung trẻ em lên cao, rồi giơ lưỡi lê hứng. Thậm chí, chúng còn cầm tay chân xé các em nhỏ đứt làm đôi. Không còn hành động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển.
Trong cuộc hành quyết vô cùng thảm khốc với 800 đồng bào trốn trong chùa Tam Bửu, chỉ có 2 người thoát chết một cách kỳ diệu.
thảm sát ba chúc
Cầu sắt Vĩnh Thông
thảm sát ba chúc
Ông Ba Lê chỉ cánh đồng cạnh cầu sắt Vĩnh Thông, nơi bọn Pol Pot giết hại 800 người
Ông Nguyễn Văn Kỉnh bị bọn Pol Pot dẫn giải trong nhóm 30 người. Đến gò đất cạnh cầu sắt Vĩnh Thông, nhìn thấy xác chết chất chồng, ông hoảng hốt tột độ.
Bọn Pol Pot hành quyết bằng gậy gỗ mỏi tay quá, nên chuyển sang bắn. Khi súng nổ vang rền, cả nhóm ông đổ ập xuống. Ông sợ quá, ngã vật xuống đất, ngất xỉu, bị 6 xác chết đè lên, máu nhuộm đỏ ối. Ai còn ngắc ngoải, chúng nã thêm viên đạn nữa vào đầu. Ông nằm dưới đống xác, tưởng ông đã chết, bọn chúng không bắn nữa.
Đêm xuống, ông bàng hoàng tỉnh dậy. Mò mẫm trong đống xác, thấy con cháu, người thân chết la liệt.
Ông Kỉnh bò về núi Tượng, cách cầu sắt Vĩnh Thông khoảng 300m, trốn trong khe đá. Cả đêm hôm đó, đến rạng sáng hôm sau, ông nằm trên núi nghe tiếng gậy gỗ mun đập đầu dân làng và người thân "bịch bịch". Toàn gia đình và dòng họ ông có 79 mạng người bị bọn Pol Pot giết hại trong ngày rằm tháng 3 đầy máu và nước mắt.
Người sống sót kỳ diệu thứ 2 trong cuộc hành quyết 800 người ở cầu sắt Vĩnh Thông là cô bé Nguyễn Thị Ngọc Sương, khi đó 11 tuổi. Bé Sương đã trở thành nhân chứng sống về tội ác diệt chủng kinh hoàng của bọn Pol Pot.
Còn tiếp...
Kỳ 4: Cô gái ngủ bên xác cha giữa cánh đồng
Trong số 800 người núp trong chùa Tam Bửu (Tri Tôn, An Giang) bị bọn Pol Pot đem ra cánh đồng hành quyết, chỉ có 2 người thoát chết kỳ diệu, là ông Nguyễn Văn Kỉnh và cô bé Nguyễn Thị Ngọc Sương.
Gặp khách lạ, người đàn bà có gương mặt tật nguyền, hõm một bên trán cứ lóng ngóng, không biết mời khách ngồi đâu, vì nhà nghèo đến nỗi chẳng có bàn ghế.
Một bà hàng xóm chạy sang giải thích rằng, từ ngày bị tai nạn giao thông, chị Sương đã không còn bình thường nữa, đầu óc lúc nhớ, lúc quên.
Thế nhưng, khi nhắc lại đại nạn 35 năm trước, những ký ức hãi hùng hiện về rõ mồn một, chị trở nên minh mẫn hơn.
thảm sát ba chúc
Chị Sương và vết lõm trên đầu
Năm 1978, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Sương tròn 11 tuổi. Ở tuổi ấy, bé Sương chẳng thể ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh. Thi thoảng, thấy tiếng pháo nổ, Sương cùng các chị tự động chui xuống hầm ẩn náu.
Nửa đêm về sáng 17/4/1978, đang say giấc nồng, thì bố mẹ đánh thức, kéo cả nhà chạy sấp ngửa theo dân làng về chùa Tam Bửu.
Đến chùa, đã thấy dân làng tập trung rất đông, kêu khóc ầm ĩ. Các gia đình đứng quây bên nhau, ôm nhau, khóc lóc. Nhiều người quỳ xuống thành tâm niệm Phật.
Sáng sớm hôm sau, tức ngày 18, khi bé Sương còn nằm còng queo dưới nền chùa, chưa tỉnh giấc, thì đã nghe tiếng súng nổ, tiếng quát tháo. Bọn Pol Pot quây kín chùa, gí súng vào đầu, lôi từng người ra khỏi chùa.
Cứ được một nhóm 20-30 người, chúng lại dắt đi đâu chẳng rõ. Ai không chịu đi, chúng bắn chết luôn, hoặc dùng gậy gỗ đập vỡ sọ.
Khi trong chùa đã vãn một nửa người, thì đến lượt cha bé bị chúng bắt. Sương kéo cha lại, cũng bị chúng dắt đi luôn. Người mẹ cùng các chị ở lại chùa, khóc lóc thảm thiết.
Bọn 'ác thú' dắt hai cha con Sương cùng dân làng đi về phía cầu sắt Vĩnh Thông, hướng ra biên giới. Ra đến gò đất giữa cánh đồng, cách cây cầu sắt không xa, chúng bắt mọi người xếp thành hàng.
thảm sát ba chúc
Xương đồng bào Ba Chúc được gom từ cánh đồng. Ảnh
chụp lại
Nhìn đống xác chất chồng khắp cánh đồng, người cha biết rằng sẽ bị chúng xử tử, nhưng ông không nghĩ rằng chúng giết cả trẻ em. Ông dúi cho con gái mấy đồng bạc lẻ, dặn con gái khi nào bọn Pol Pot thả, thì dùng tiền mua quà bánh ăn tạm, chờ bộ đội đến cứu.
Nhưng bọn 'ác thú' này đâu có tha cho trẻ nhỏ. Loạt đạn đinh tai vang lên, mấy chục con người đổ ập. Bọn 'dã thú' còn kiểm tra từng thi thể, rồi vung gậy đập liên tiếp lên đầu.
Thấy cha ngã xuống, bé Sương chạy đến ôm xác cha. Bọn 'ác thú' lạnh lùng gí súng vào bé Sương và siết cò. Bé Sương không còn biết gì nữa.
Sau 2 ngày 2 đêm bất tỉnh, nằm trên xác cha, khi cái nắng như thiêu bỏng rát cơ thể, thì bé Sương tỉnh dậy. Bàn chân cha gác lên ngực bé đã bốc mùi. Nhìn khắp cánh đồng, chỉ thấy những xác chết trương phình. Đàn quạ bâu đen bên những xác chết rỉa thịt.
Lấy sức nhấc chân cha, bé thấy nhói đau ở ngực. Máu thấm áo, đóng thành mảng cứng như bánh đa. Viên đạn trúng đầu, vỡ xương sọ khiến máu thấm bết tóc lại.
thảm sát ba chúc
Xương sọ chồng chất trong nhà mồ
Mất máu nhiều, lại bất tỉnh 2 ngày đêm, nên bé Sương khát khô cổ, hai mắt như nổ đom đóm. Những vũng nước dưới ruộng đen đặc màu máu, bốc mùi tanh nồng, không thể uống được. Bé Sương lết thân thể đến con kênh, rồi vục mặt uống lấy uống để.
Uống no nước, thấy tỉnh táo hẳn. Bé Sương sờ lên ngực thấy một cái lỗ trước ngực, sờ sau lưng thấy lưng nát bấy. Viên đạn đã xuyên từ trước ra sau. Sờ lên đầu, chỉ thấy bèo nhèo những sợi cơ, da đầu rách tướp.
Chị Sương nhớ lại: "Chẳng hiểu sao lúc đó tui không thấy đau đớn gì. Tui còn nhỏ, nên cũng đâu có nghĩ đến cái chết. Bình thường thì sợ hãi lắm, nhưng lúc đó thì không thấy sợ. Tui cũng chẳng hiểu sao mình bị bắn như thế, đói ăn, khát nước, mà tui vẫn sống. Tui cứ nghĩ rằng, chắc ba má mình phù hộ để mình sống được".
Ngay chỗ cây cầu sắt có một cây me, một cây xoài đang mùa quả chín. Bé lết đến gốc cây, nhặt những trái rụng để ăn, khát thì lết ra mương uống nước. Đêm xuống, bé lại bò đến bên xác cha nằm ngủ.
thảm sát ba chúc
Xương đồng bào Ba Chúc được chứa tạm trong những cái rọ lớn
Khi đó, bé Sương ý thức được rằng cha mình đã chết, chỉ còn là cái xác đang phân hủy, bốc mùi. Tuy nhiên, bé không nhớ đường về nhà, cũng không đủ sức khỏe để đi xa được, nên chỉ có mỗi lựa chọn duy nhất là ở cùng xác cha. Dù cái xác ấy đang phân hủy từng ngày, biến dạng và bốc mùi khủng khiếp, nhưng ở bên cha, bé thấy vững dạ hơn.
Chục ngày trôi qua, ngay cả cơ thể bé Sương cũng đã bốc mùi. Giòi bọ nhung nhúc ở những vết thương hở miệng, thi thoảng lại bò ra quần áo. Bé cảm nhận thấy những con bọ bò trên da mát lạnh.
Đến ngày thứ 11, không còn đủ sức lết ra mương uống nước nữa, bé Sương nằm thiếp đi, nhưng vẫn lờ mờ thấy đàn quạ chao lượn trên đầu. Rồi bé thiếp hẳn đi, thân thể nhẹ bẫng.
Khi tỉnh dậy lần thứ hai, bé Sương thấy mình đang được các bác sĩ cấp cứu. Các bác sĩ kể rằng, đến ngày thứ 12, khi bộ đội tiến vào Ba Chúc, đánh đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới, thì phát hiện bé Sương đang thoi thóp thở giữa cánh đồng.
Đợt đó, bé Sương phải nằm viện 4 tháng trời. Những câu hỏi ngây thơ về ba, má, các chị khiến các bác sĩ không cầm được nước mắt.
Ra viện, các cán bộ Bảo tàng tỉnh An Giang giữ bé lại TP. Long Xuyên nuôi ăn, học. Các cán bộ muốn bé học xong phổ thông, sẽ cho đi học chuyên nghiệp, rồi về công tác tại khu di tích nhà mồ.
Thế nhưng, vết thương ở đầu khiến Sương không minh mẫn. Học mãi không được chữ nào, lại chẳng muốn học, nên đến lớn 11, Sương nằng nặc đòi về Ba Chúc.
thảm sát ba chúc
Chị Sương bên ngôi nhà do Nhà nước và các tấm lòng hảo tâm hỗ trợ
Năm 25 tuổi, Sương lấy chồng, là anh Mai Văn Xưa, người cùng thôn. Anh Xưa cũng chẳng có nghề ngỗng gì ra hồn, chỉ làm thuê làm mướn kiếm miếng ăn. Có việc thì có rau dưa, không việc thì chỉ húp cháo.
Thế nhưng, thần chết dường như chẳng buông tha. Cưới chồng được hơn năm, thì gặp tai nạn trên trời rơi xuống.
Khi Sương qua đường, một người say rượu lái xe máy tông phải. Sương đập đầu xuống mặt đường nhựa.
Vụ tai nạn ấy khủng khiếp chẳng kém gì vụ thảm sát năm xưa. Sau 4 ngày bất tỉnh trong bệnh viện, thì một lần nữa Sương tỉnh lại. Phần hộp sọ nát bấy, không có cách nào khắc phục, nên các bác sĩ mổ bỏ đi.
Chị Sương bảo: "Giá như ngày đó tui chết đi, theo ba má, các chị, có lẽ tui sướng hơn chú ạ. Dù chiến thắng thần chết, nhưng bao năm nay tui chẳng được ngày nào bình yên. Nghĩ đến gia đình, lòng tui đau như xát muối. Trái gió trở trời, tui đau nhức khắp thân thể".
Mới đây, vợ chồng chị được nhà nước cùng các tổ chức hỗ trợ 30 triệu đồng để xây ngôi nhà nhỏ. Số tiền chỉ có vậy, nên ngôi nhà bé tin hin, mà làm xong rồi, chẳng sắm được thứ gì nữa. Thôi thì có chỗ trú nắng mưa, cũng là may mắn lắm rồi.
Còn tiếp...
Kỳ 5: Người đàn bà bất hạnh nhất thế gian
Tâm sự với bà Hà Thị Nga (Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) suốt một ngày trời, tôi đồ rằng, bà là người đau khổ nhất thế gian. Đại gia đình bà chết thảm dưới bàn tay bọn Pol Pot.
Thế nhưng, thảm khốc ở chỗ, chính bà phải tận mắt cảnh tượng bọn 'ác thú' này giết hại 100 người thân, chồng, và lần lượt 6 đứa con do bà dứt ruột đẻ ra. Cả đại gia đình đông đúc chỉ còn lại mỗi bà lủi thủi trên thế gian này.
Tôi phải ngồi lâu lắm trong quán lá tạm ngay cổng khu di tích nhà mồ, bởi lâu lâu bà mới lại kể được vài điều. Bà cứ rưng rưng, đôi mắt buồn trĩu nặng. Những ký ức như cuốn phim quá sầu thảm.
Gia đình bà có đến mấy chục người thân trốn trong chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu bị giết hại. Vợ chồng, con cái, một số người thân của bà đã trốn lên núi Tượng ngay đêm bọn Pol Pot tràn vào làng.
Nhiều gia đình chọn các hang động trên núi Tượng làm nơi lánh nạn. Gia đình bà cũng chọn được một cái hang nhỏ và tất cả cùng chui vào trong nằm im chờ chúng rút đi.
Thế nhưng, bọn Pol Pot cũng không tha. Biết trên núi có người trốn, bọn chúng tổ chức các đợt càn quét, truy lùng ráo riết. Chúng lùng sục, tìm kiếm từng mét đất để phát hiện cửa hang, hầm trú ẩn.
Nguoi dan ba cam hon nhin 'ac thu' giet chong va 6 con hinh anh 2
Bà Hà Thị Nga
Cái hang gia đình bà trú ẩn bị chúng phát hiện nhanh chóng. Chúng đứng ngoài miệng hang, súng ống, lựu đạn lăm lăm trong tay, kêu gọi ra hàng.
Chúng thuyết phục rằng, sẽ đưa về đồn và chăm sóc tử tế, nên vợ chồng bà đã dắt díu nhau ra khỏi hang. Cũng chẳng còn cách nào khác, bởi nếu không chui ra, chúng quăng cho quả lựu đạn thì cũng chết cả.
Chúng áp tải gia đình bà, cùng hàng trăm người bắt được trên núi Tượng ra cánh đồng xã Lạc Quới.
Biết rằng chúng sẽ giết ngoài cánh đồng, nên bà nói với các con: "Mẹ con mình chắc không sống được qua ngày hôm nay đâu, thôi thì mẹ con mình sẽ được chết cùng ngày, chết bên nhau".
Cô con gái út chưa biết đi, được bà ẵm trên tay khóc ngằn ngặt. 6 người con lớn bé khóc lóc rền rĩ. Chúng liên tục quất roi, dùng báng súng phang vào đầu nếu không rảo bước nhanh chóng.
Cánh đồng xã Lạc Quới xác người la liệt, còng queo, lềnh bềnh, bốc mùi hôi tanh khủng khiếp. Máu loang khắp cánh đồng, chuyển màu đen thẫm, máu thấm trên từng ngọn cỏ.
Nguoi dan ba cam hon nhin 'ac thu' giet chong va 6 con hinh anh 3
Hộp sọ của những người bị Pol Pot giết hại
Dắt đoàn người đến giữa cánh đồng, bọn chúng kêu dừng lại. Lần lượt từng người bị chúng trói quặt tay bằng dây kẽm gai, cào da thịt rách tả tơi, tứa máu. Càng giãy dụa, dây kẽm gai càng siết sâu vào da thịt.
Bọn Khmer Đỏ toàn một lũ choai choai, gồm cả con gái, coi việc giết người như một thú vui bệnh hoạn, thể hiện lòng can đảm.
Trong toán Pol Pot có mấy tên mặt mũi lì lợm, đôi mắt vằn đỏ, khát máu. Những tên này ngoài súng đeo trên vai, dao và lựu đạn lủng lẳng bên hông, còn cầm trên tay cây gậy hoặc chiếc chày gỗ mun, nặng như cục sắt.
Chúng đạp những người đàn ông, người già quỵ xuống, rồi vung chiếc gậy gỗ mun lên cao đập trúng ót khiến nạn nhân cứng người, đổ ập xuống. Chỉ một cú đập, nạn nhân đã vỡ sọ, phọt óc chết tại chỗ.
Nếu đập chưa chính xác, nạn nhân còn giãy dụa, chúng tiếp tục đập nhiều nhát cho đến chết thì thôi. Những tên Pol Pot còn giở trò thi thố xem tên nào đập người nhanh chết nhất.
Điều ghê tởm là trong khi một tốp lính hành hình người vô tội, thì một tốp kéo những người phụ nữ trẻ ra chỗ khác cưỡng hiếp. Thỏa mãn thú tính rồi, chúng dùng gậy xiên vào vùng kín, lên đến tận cổ, khiến chị em chết trong đau đớn.
Nguoi dan ba cam hon nhin 'ac thu' giet chong va 6 con hinh anh 4
Những chiếc gậy bọn Pol Pot dùng để xiên vào thân thể phụ nữ
Chị em nào chưa chết, chúng nã thêm cho vài viên đạn, hoặc vài cú gậy vào đầu. Bà Nga kể rằng, nhiều tên còn thể hiện sự man rợ, bệnh hoạn bằng trò cưỡng hiếp xác chết.
Rồi cũng đến lượt gia đình bà Nga. Một tên Pol Pot đã xông đến bên bà, giằng cô con gái nhỏ xíu bà đang ẵm trên tay. Hắn xách ngược hai chân bé, rồi đập đầu vào gốc cây liên tiếp 3 lần.
Thấy cháu bé chưa chết, vẫn gọi "Mẹ ơi cứu con!", thì chúng chơi trò tung hứng. Một tên ném bé lên cao, một tên giương lưỡi lê hứng phía dưới. Bé đã chết theo kiểu tàn khốc nhất.
Lần lượt 5 người con còn lại của bà, từ lớn đến nhỏ đều chết ngay tức khắc dưới những cây gậy gỗ mun. Những cú đập vỡ đầu, phọt óc vẫn rõ mồn một như cuốn phim tàn khốc xoáy vào tâm can bà.
Nguoi dan ba cam hon nhin 'ac thu' giet chong va 6 con hinh anh 5
Bọn Pol Pot bắt bà Nga phải chứng kiến cảnh chúng giết hại chồng và 6 người con của mình
Điều đau đớn và kinh hãi, là chúng bắt bà phải chứng kiến cảnh tượng chúng giết hại lần lượt chồng và 6 người con của mình. Chúng trói quặt tay, nắm tóc giật đầu bắt bà phải nhìn cảnh tượng ấy. Bà đau đớn nhìn bọn 'ác thú' giết con bằng ánh mắt căm hờn tuyệt vọng.
Sau khi giết hết 6 người con của bà, chúng đạp bà nằm xuống, lột quần áo bà ra. Thế nhưng, có lẽ, người đàn bà 6 con không còn thu hút thú tính nên chúng không cưỡng hiếp nữa, mà đạp liên tiếp vào mặt, đầu, ngực bà.
Một tên nhe hàm răng vàng cáu, cặp mắt vằn đỏ, cười sằng sặc man rợ, rồi nã nguyên một băng AK vào mặt bà.
Nhưng may mắn, mấy viên đạn bắn về phía bà chỉ có một viên xuyên vào cổ, trổ thẳng ra phía sau, sượt ngoài họng.
Thấy bà vẫn giãy giụa, một tên cầm hòn đá dùng hết sức bình sinh đập thẳng vào đầu, vỡ xương sọ, khiến bà bất tỉnh. Giết hết những người còn lại, chúng rút đi.
Còn nữa...
Kỳ 6: Đau đớn nhìn 100 người thân bị giết
Có lẽ, trên thế gian này, không thể tìm đâu ra một người phải trải qua những thời khắc tàn khốc như bà Hà Thị Nga (Ba Chúc, An Giang). Bà phải chứng kiến cảnh tượng bọn 'ác thú' từ bên kia biên giới giết hại chồng và 6 người con của mình.
Cả dòng họ gồm 100 con người sống quây quần bên chân núi Tượng hàng trăm năm qua, bỗng dưng bị bọn Pol Pot từ bên kia biên giới tràn sang giết sạch. Còn lại mỗi mình bà trơ trọi giữa thế gian, gặm nhấm nỗi đau từ bấy.
Là nhân chứng sống đặc biệt của cuộc thảm sát, bà Nga phải đem câu chuyện tàn khốc của gia đình và bản thân mình kể với nhân loại bao năm nay. Thế nhưng, mỗi lần nhắc lại, lòng bà vẫn chưa chai sạn.
thảm sát ba chúc
Nhà mồ Ba Chúc cũ (ảnh chụp lại)
Sức sống kỳ diệu
Sau khi giết hết các con của bà Nga, bọn Pol Pot định cưỡng hiếp bà. Tuy nhiên, người đàn bà 6 con không còn hấp dẫn, nên chúng giương súng bắn.
Chúng nã mấy viên liền, nhưng may mắn chỉ có một viên xuyên cổ. Phát súng chí mạng, nhưng may mắn là viên đạn chỉ đi vào phần mềm, chưa làm thủng họng.
Thấy bà còn giãy đạp, một tên cầm tảng đá lớn đập thẳng vào đầu bà.
Sáng sớm hôm sau, bà Nga tỉnh dậy. Cơ thể nhuốm máu, bê bết bùn đất. Đầu đau như búa bổ, nhưng bà vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh.
thảm sát ba chúc
Bà Hà Thị Nga
Xung quanh bà, hàng trăm xác chết nằm la liệt. Bà ôm xác con, kiểm tra từng đứa, nhưng đều đã chết. Người thân của bà không ai còn chút hơi thở.
Không còn nước mắt để khóc, bà gượng dậy tìm đường thoát thân. Ngó xung quanh, thấy bọn Pol Pot đi lại ngoài cánh đồng, nên bà đành nằm im bên những xác chết, chờ đêm xuống.
Chừng nửa đêm, bà lò dò thoát khỏi cánh đồng chết chóc. Thế nhưng, đi được một đoạn, bọn Pol Pot phát hiện, bắn súng xối xả về phía bóng đen đang di chuyển xiêu vẹo.
Tiếng đạn rít veo véo, tung đất cát xung quanh bà. Chúng ném về phía bà 3 quả lựu đạn, khiến bà ngã vật xuống kênh. Nhưng kỳ lạ thay, bà chỉ ngất một lúc thì lại tỉnh. Bà cứ lần mò theo con kênh để trốn.
Tuy nhiên, toàn bộ cánh đồng Tân Quới, khu vực Ba Chúc đã bị bọn Pol Pot bao vây, không thể tìm được một kẽ hở nào để thoát thân. Vì thế, bà đành phải nằm ở cánh đồng, vật vờ bên các xác chết.
Đói ăn, khát nước, lại mất máu nhiều, nên bà kiệt sức, đôi mắt mờ tịt, không nhìn thấy gì nữa. Bà nằm bên những xác chết, chờ 'tử thần' đưa đi.
thảm sát ba chúc
Hàng năm, vào ngày 16/3 âm lịch, nhân dân Ba Chúc lại tổ chức giỗ tập thể cho những đồng bào bị Pol Pot sát hại (ảnh chụp lại)
Đến ngày thứ 12, bộ đội chủ lực của ta tấn công vào Ba Chúc, đẩy đuổi bọn Pol Pot về bên kia biên giới, thì tìm thấy bà Nga nằm ở cánh đồng Tân Quới. Bộ đội đã lập tức đưa bà về Bệnh viện Đa khoa An Giang.
Tuy nhiên, vết thương trên cổ, trên đầu của bà đã tự lành. Các bác sĩ đều không tin nổi bà có thể sống sót với thương tích như vậy, trong hoàn cảnh không ăn uống gì, phơi thân thể ngoài đồng suốt 12 ngày đêm.
Ra viện, bà Nga khóc lóc, ủ rũ suốt ngày. Mấy đồng chí bộ đội không dám dẫn bà về Ba Chúc, bởi nơi đó quá khủng khiếp, sợ bà không chịu nổi.
Bà Nga nhớ lại: "Mấy anh bộ đội đi đâu cũng lôi tui đi, để tui bớt buồn. Mấy anh đưa tui lên núi hái quả, xuống kênh mò cá. Các anh ấy bắt được nhiều cá trê vàng to lắm, nướng và kho thơm phức, nhưng tui cũng không thể nào ăn được. Tui cứ khóc hoài".
thảm sát ba chúc
Hai cháu bé ở Ba Chúc khóc lóc trước mộ mẹ (ảnh chụp lại)
Nhân chứng sống bị bỏ quên
Chừng 3 tháng sau vụ Pol Pot tấn công vào Ba Chúc sát hại người dân, khi bà Nga đã nguôi, người dân, bộ đội mới trở lại Ba Chúc để gom xác nạn nhân.
Bà Nga trở thành nhân chứng quan trọng nhất. Bà chứng kiến tường tận hàng loạt cuộc thảm sát của bọn Pol Pot, chỗ chúng hành hình nhân dân. Bà chỉ địa điểm chúng chôn xác tập thể, chỗ chúng giết người hàng loạt.
Cánh đồng Tân Quới, khu vực cầu sắt Vĩnh Thông phơi trắng xương người, những xác chết khô quắt vì phơi nắng, sình thối vì ngâm nước. Những hang động trên núi Tượng trúng lựu đạn khiến nhiều người chết tan xác bên trong, bị chúng dùng đá lấp lại, cũng được bà Nga phát hiện, chỉ cho mọi người thu gom.
thảm sát ba chúc
Những sọ người ngày mới thu gom ở Ba Chúc (ảnh chụp lại)
Trong khi những người dân Ba Chúc không dám trở về làng, hoặc về làng rồi lại bỏ đi biệt xứ vì không chịu nổi ký ức, cũng như cảnh tang thương, chết chóc vẫn hiển hiện ở khu nhà mồ, thì bà lại không thể bỏ đi được. Bà trở thành nhân chứng sống thảm khốc nhất, tố cáo tội ác bọn diệt chủng với nhân loại.
Bà cũng trở thành người trông nom, săn sóc, hương khói cho nhà mồ suốt mấy chục năm qua. Những chiếc sọ người, những bộ xương của chồng, con, người thân của bà giờ lẫn lộn trong hơn 1.151 bộ hài cốt được đánh số, lưu trữ, phân loại theo tuổi tác, xếp chồng đống trong nhà mồ.
Tất cả những nạn nhân của cuộc diệt chủng kinh hoàng, với 3.157 người ở Ba Chúc, đều trở thành người thân, được bà nhang khói suốt mấy chục năm nay.
thảm sát ba chúc
thảm sát ba chúc
Bọn Pol Pot bị bộ đội chủ lực bắt giữ (ảnh chụp lại)
Tôi hỏi bà: "Chỉ còn một thân một mình, tuổi đã 76, những cơn đau hành hạ, bà tính sống kiểu gì?". Bà Nga tâm sự: "Cũng có một số công ty đến nhận tui về nuôi. Có cô gái mãi Hà Nội vào đây, nghe tui kể chuyện, cứ ôm tui khóc, nhận tui làm má, muốn đưa tui ra Hà Nội để nuôi đến khi nào về trời, nhưng tui không thể đi được. Ở đây còn có chồng con, người thân của tui.
Cả gia đình chỉ còn mình tui, tui mà đi, chẳng ai hương khói cho người thân nữa, tủi thân lắm. Tui cứ ở đất này, đến khi chết thì thôi. Tui cũng mong từng ngày để được đoàn tụ với chồng con, chứ sống thế này tủi lắm cháu ạ".
Bà Nga kéo tôi ra sau túp lều tềnh toàng, bán vài thứ hàng lặt vặt, chỉ những đống đất đá, đống cỏ rác. Bà kể, mảnh đất này là đất rừng, chính quyền địa phương cắm cho bà, để bà dựng lều buôn bán sống tạm.
Tuy nhiên, một người từ nơi khác đến đang tìm mọi cách đuổi bà đi để chiếm đất. Anh ta trút đất đá, củi rả vào lưng túp lều của bà. Mảnh đất chẳng có giấy tờ, được chính quyền địa phương cho mượn, nên bà chẳng làm gì được.
Bà Nga tính, nếu bị đuổi, bà sẽ về gian nhà thờ sống cùng linh hồn chồng, con. Căn nhà thờ nhỏ xíu, chưa đầy chục mét vuông, được lợp bằng lá, dột rách tứ tung dưới chân núi, là nơi bà thường xuyên gõ mõ, đọc kinh Phật để được an tịnh tâm hồn, để chồng con và những người thân trong gia đình bà được siêu thoát.
Tôi hỏi bà Hà Thị Nga: "Con nghe người dân nói bà là người trông nom khu di tích nhà mồ, giới thiệu cho du khách, sao bà lại phải bán nước kiếm sống thế này?". Tôi chợt thắt lòng khi biết rằng, bà đã bị bỏ rơi bởi những người được cho là có trách nhiệm ở khu chứng tích đau thương này.
Ngày Pol Pot bị đẩy khỏi biên giới Việt Nam, bị bộ đội chủ lực của ta tiêu diệt đến tận biên giới Thái Lan, bà Nga trở thành nhân vật được cả thế giới săn đón, bởi bà là nạn nhân còn sống sót của vụ thảm sát, hơn nữa, bà được chứng kiến tường tận suốt 12 ngày giết chóc ròng rã của bọn Pol Pot tàn độc với nhân dân Ba Chúc.
Mỗi lời bà kể về cuộc thảm sát với gia đình bà, với dân làng, đều khiến lương tri thế giới phải rùng mình sợ hãi, không thể chấp nhận được một chế độ diệt chủng như thế.
Mấy chục năm qua, bà vẫn tình nguyện làm công việc đặc biệt, ấy là trông nom, hương khói, bảo vệ khu nhà mồ, những sọ người chồng chất, những rọ xương ăm ắp. Công việc ấy hoàn toàn tự nguyện, không lương, nhưng giúp bà giải tỏa tâm lý.
Thế nhưng, ở tuổi sắp về trời, bà bị bỏ rơi một cách đau xót. Chẳng còn ai nhớ đến bà nữa. Bà dựng căn chòi lá ngay cửa khu chứng tích, bán mấy chai nước, bánh kẹo, hương hoa lặt vặt để kiếm sống qua ngày, rồi còn trông nom bàn thờ, hương khói cho 100 người thân đang nằm lẫn lộn trong nhà mồ.
Còn nữa...
Kỳ 7: Những hang động chôn người
Ở Ba Chúc (An Giang), ngoài những địa danh chết chóc thảm khốc như chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu, cánh đồng Tân Quới, cầu Sắt Vĩnh Thông, thì có một quả núi chết chóc kinh hoàng không thể tưởng tượng nổi, đó là núi Tượng.
Trong những năm 1976-1978, Pol Pot thi thoảng lại tấn công vào Ba Chúc. Lúc chúng tấn công dồn dập rồi rút về nhanh chóng, khi thì nã vài quả đạn pháo vào làng, giết hại vài người.
Bà con đã tìm ra giải pháp tránh đạn pháo, đó là đào hầm trong nhà, trong vườn. Ngoài ra, mỗi gia đình đều chọn một hang đá trên núi Tượng để ẩn náu khi bọn Pol Pot tràn sang.
Núi Tượng còn có tên là Kỳ Lân Sơn, một trong 7 quả núi hợp thành tên gọi Thất Sơn kỳ vĩ và linh thiêng của đất An Giang. Quả núi này khá nhỏ, có chu vi 4km và cao 145m. Đứng từ xa nhìn lại, thấy quả núi nhác hình con voi, nên gọi là núi Tượng.
thảm sát ba chúc
Núi Tượng
Núi Tượng có nhiều tầng văn hóa, một số hang động có dấu tích người tiền sử, tuy nhiên, chưa được các nhà khoa học để tâm, nghiên cứu.
Mỗi lần Pol Pot tấn công vào Ba Chúc, đồng bào sống quanh chân núi Tượng đều bỏ nhà chạy lên núi, rồi các gia đình cứ thế trốn vào những hang đá đã phân chia nhau từ trước.
Hang ít, người đông, vả lại, để đảm bảo bí mật, nhiều gia đình đã kiếm những khe ngách nhỏ, kín đáo, rồi đào bới, mở rộng thêm, nhằm lẩn trốn an toàn. Có gia đình còn đào hang mới sau những tảng đá lớn, dưới những hốc cây, trên vách đá, mắt thường khó có thể phát hiện.
Thế nhưng, ít ai ngờ, bọn Pol Pot lại tấn công sâu vào nội địa, bao vây nhiều ngày, và lùng sục tìm dân để giết một cách tàn ác như vậy.
Ngày 18/4/1978, bọn Pol Pot tràn vào xã lúc nửa đêm, chặn các ngả đường, nên người dân ở quanh núi Tượng chạy hết lên núi, trốn trong các hang đá.
Trong khi một nhóm Pol Pot hành quyết cả ngàn người dân trốn trong chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu, thì một nhóm bao vây, truy lùng trên núi Tượng.
thảm sát ba chúc
thảm sát ba chúc
Cảnh tượng người vô tội bị Pol Pot giết hại
Ông Nguyễn Văn Tiệm, người trông coi nhà mồ Ba Chúc chỉ tay về phía núi Tượng, cho biết: "Đến bây giờ cũng chưa rõ có bao nhiêu người chết ở trên núi Tượng, nhưng tui khẳng định rằng phải đến cả ngàn người. Đau xót nhất là gia đình bà Hà Thị Nga và đại gia đình bên vợ nhà tui.
Gia đình, họ hàng bên vợ nhà tui trốn trong hang bị giặc phát hiện giết mấy chục người. Nhà bà Nga cũng trốn cả lên núi Tượng, chui vào hang đá, bị bọn Pol Pot bắt được giết sạch, tổng cộng 100 người.
Nếu bắt sống thì chúng dẫn giải xuống núi, đem ra cánh đồng Tân Quới giết, còn nếu mọi người trốn trong hang, chúng gọi không ra, thì chúng ném lựu đạn vào hang để giết.
Trên núi đó, có vô số di tích hang động đau lòng lắm. Bọn chúng ném lựu đạn vào hang, giết người vô tội, rồi lấp miệng hang làm mồ luôn. Oan hồn người dân vô tội còn uẩn khuất trong hang, nên chẳng ai dám lên ngọn núi ấy đâu".
thảm sát ba chúc
Nhà mồ Ba Chúc
Ở núi Tượng, chỉ có ông Ba Lê, anh rể ông Nguyễn Văn Tiệm, là dám lên quả núi này và thường xuyên lên núi, bởi trên quả núi ấy, có hang động, nơi vợ và con ông bị bọn Pol Pot giết hại. Ông đã lấp cửa hang chôn vợ con. Đêm đêm ông vẫn lên núi thắp nhang, gảy đàn, thổi sáo gọi linh hồn vợ con về.
Ông Ba Lê dẫn tôi len lỏi trên quả núi Tượng trong cảnh chiều tối nhập nhoạng. Núi Tượng có nhiều cây ăn quả như xoài, vú sữa, mít... thế nhưng, những cây trái trĩu trịt quả ấy cứ rụng xuống gốc cho ốc núi, ốc sên ăn, chứ người dân chẳng dám lấy về ăn.
Ông Ba Lê chỉ vào một hốc đá nhỏ xíu, mà giờ nhìn chẳng rõ miệng hang đâu nữa. Hang đá bị cây cối mọc trùm, lâu lắm chẳng có người qua lại hương khói.
Theo ông Ba Lê, hang đá có tên là Cây Da, bởi ngay trước cửa hang có một cây da án ngữ. Hang Cây Da nhỏ, nhưng không sâu, miệng hang lộ thiên, rất dễ bị lộ. Tuy nhiên, Pol Pot tấn công vào đột ngột quá, nên một số gia đình đã trốn tạm vào hang.
Bọn 'ác thú' dẫn chó săn lên núi Tượng và dễ hàng phát hiện ra hang đá này.
Chúng đứng cửa hang với súng ống lăm lăm trong tay kêu gọi người dân ra hàng, nếu không ra chúng sẽ quăng lựu đạn vào hang giết sạch. Không còn cách nào khác, 17 con người lục tục kéo nhau ra khỏi hang.
thảm sát ba chúc
Nhiều người đã bị giết khi trốn trong hang đá này
Tại cửa hang đó, bọn Pol Pot thi nhau nã đạn, giết tại chỗ 14 người. Trong số những người trốn trong hang có chị Nguyễn Thị Chuột, có nhan sắc, nên chúng không giết ngay, mà thay nhau cưỡng hiếp chị ngay bên đống xác người.
Cưỡng hiếp chị chán chê, chúng dùng gậy đâm vào vùng kín, khiến chị chết trong đau đớn.
Trong số 17 người trốn trong hang Cây Da, thì bố con ông Phan Văn Ba may mắn nhất. Khi biết bọn 'ác thú' này sẽ không tha mạng một ai, ông và cậu con trai 19 tuổi đã liều mạng xô ngã một tên Pol Pot, rồi phi thân xuống núi, ngã dúi dụi. Bọn chúng nã đạn theo, nhưng may mắn đạn không trúng.
Cách hang Cây Da vài trăm mét, là hang Dồ Đá Dựng, một chứng tích thảm khốc trên núi Tượng.
Sở dĩ gọi là hang Dồ Đá Dựng, vì trước cửa hang có một tảng đá dựng thẳng đứng, án ngữ, che lấp miệng hang. Muốn vào hang đá này, phải trèo lên tảng đá án ngữ miệng hang mới vào được.
thảm sát ba chúc
Ông Ba Lê đã lấp hang đá, lập bàn thờ cúng vợ, con mình
Vì hang đá này kín đáo, lại khá rộng, nên nhân dân tập trung vào trong hang khá đông, tới 72 người. Bọn Pol Pot lùng sục núi Tượng nhiều ngày, nhưng không phát hiện được hang Dồ Đá Dựng.
Do chạy giặc gấp rút, nên người dân không chuẩn bị kịp đồ ăn, thức uống, nên vài ngày sau thì trẻ em kêu khóc vì đói ăn, khát nước.
Ngày 29/4/1948, tức 11 ngày sau khi tấn công vào Ba Chúc, một tên nữ Pol Pot đi do thám đã nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Tên này kêu toáng lên 'thận or' (có người ở trong hang), rồi chạy đi báo cáo.
Do có nguy cơ lộ bí mật, sẽ bị bọn Pol Pot tàn sát, nên mọi người quyết định phải giết gấp 4 cháu bé đang kêu khóc ầm ĩ.
Không còn sự lựa chọn giữa tính mạng 4 đứa trẻ hoặc tất cả 72 con người, nên anh Trần Văn Tỏ đã phải bóp mũi đứa con trai 5 tuổi của mình.
Rồi ông Hai Khế, ông Đức, cũng lần lượt giết 3 đứa cháu nội không chịu nín khóc.
Để đảm bảo an toàn, mọi người vần những tảng đá lớn lấp miệng hang lại, đồng thời xóa sạch mọi dấu vết.
Nghe tin nữ Pol Pot cấp báo, một toán lính chạy về phía hang Dồ Đá Dựng. Tuy nhiên, chúng tìm kiếm mãi mà không phát hiện ra hang đá nào có người trốn, nên 72 con người trốn trong hang đã bảo toàn được tính mạng.
Hôm sau, bộ đội chủ lực tấn công vào Ba Chúc, giải phóng vùng biên giới. Bà con ôm xác 4 đứa trẻ trên tay mà như đứt từng đoạn ruột.
Ngày nay, trên núi Tượng án ngữ vùng biên, vẫn còn vô số hang động, nơi vùi xác người dân vô tội, vì bị bọn Pol Pot quăng lựu đạn giết hại. Nhiều gia đình đã lấp luôn miệng hang làm mồ.
Còn tiếp...
Kỳ 8 (kỳ cuối): Tiếng sáo bi ai
Ở vùng đất Ba Chúc (An Giang) đau thương và nước mắt, cùng với bà Hà Thị Nga, thì ông Bùi Văn Lê, thường gọi là Ba Lê, là người đau khổ nhất thế gian này. Ông đã phải tự tay lấp hang chôn vợ và những người con thân yêu.
Ông Ba Lê nhà ở ngay chân núi Tượng. Ông mặc áo bà ba đen, tóc dài búi tó, đúng chất đạo sĩ thoát tục, nhưng đôi mắt thì lúc nào cũng nặng trĩu, u uẩn.
Ông Ba Lê sinh năm 1940. 19 tuổi đã lấy vợ. 20 tuổi có con đầu lòng. Năm 1978, khi Pol Pot thảm sát Ba Chúc, ông tròn 38 tuổi và đã có tới 5 mặt con.
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 2
Ông Ba Lê nhớ lại sự việc đau lòng xảy đến với gia đình mình
Để an toàn cho gia đình, ông chọn một khe nứt nhỏ trên núi Tượng, rồi khơi rộng miệng hang, đào sâu vào trong núi. Cái hang chỉ nhỏ bằng miệng thúng, khuất sau những tảng đá lớn. Khi chui vào hang, vần những tảng đá lớn lấp lại, thì khó ai có thể phát hiện.
Cứ mỗi khi Pol Pot đánh sang, ông lại xua vợ con chui vào hang ẩn nấp. Ông đã chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, đủ sống nhiều ngày trong hang.
Bữa đó, Pol Pot tràn sang, cha mẹ, anh chị em, họ hàng chạy vào chùa Long Châu bị chúng giết sạch. Ông đưa vợ, 5 con, cùng 2 người cô ruột trốn lên hang đá. Tổng cộng có 9 người trốn trong hang.
Ông Ba Lê vừa dắt tôi lên núi Tượng vừa chỉ vào những miệng hang và kể: "Buổi chiều tui ra khỏi hang, đi xem xét mấy hang hốc quanh núi, thấy xác người la liệt. Tui đếm được tới 80 xác người bị bọn Pol Pot kéo ra khỏi hang đập chết, bắn chết, đau thương lắm.
Tui gom một số người còn sống trốn vào các hang chưa bị chúng phát hiện, bảo mọi người đừng chạy lung tung, chờ bộ đội đến cứu. Nhưng ít người thoát chết lắm".
Nửa đêm, ông Ba Lê mò về nhà, thấy nhà cửa tan hoang. Bọn Pot Pot lấy sạch gạo, bắt hết gà, lợn.
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 3
Ông Ba Lê thắp nhang trước hang mộ chôn vợ, con
Sớm hôm sau, khi mọi người vừa tỉnh dậy, đã nghe tiếng chó sủa xa xa vọng lại. Tiếng chó cứ to dần, rồi rõ mồn một. Khi tiếng chó sủa dữ dội ở cửa hang, thì ông nghe tiếng bọn Pol Pot quát tháo.
Chúng quát tháo một lúc, rồi thò súng vào miệng hang xả đạn. Ông Ba Lê khi đó đứng ngay miệng hang, nép sát vào vách đá nên không trúng đạn. Vợ, con, hai người cô ruột trúng đạn kêu la ầm ĩ.
Không còn cách nào khác, ông phải chui ra khỏi hang, giơ tay hàng. Hai tên Pol Pot lạnh lùng gí nòng súng vào mạng sườn. Khi chúng định bóp cò, thì bất thình lình ông nhảy xuống vực. Bọn chúng xả đạn bắn theo, tuy nhiên chỉ có 1 viên trúng phần mềm ở chân.
Bực mình, bọn Pol Pot đã tung lựu đạn vào trong hang. Ông Ba Lê nằm im sau gốc cây, cách bọn ác thú này độ 200m, nghe tiếng lựu đạn nổ mà như đứt từng khúc ruột.
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 4
Ông Ba Lê dẫn 50 người chạy trốn khỏi núi tượng, thì có tới 43 người bỏ mạng ở cánh đồng khu vực cầu sắt Vĩnh Thông
Khoảng 1 tiếng sau, bọn Pol Pot rút đi, ông quay lại hang, thì người vợ yêu quý, 5 người con, 2 người cô ruột đã tan xác cả. Cái hang nhỏ xíu mà hứng mấy quả lựu đạn thì còn gì là người nữa.
Ông nhặt từng bộ phận xác vợ, 2 cô ruột để lên phía trên hang, 5 người con để phía dưới hang, rồi bê đá lấp kín hang lại, thành nấm mồ.
Ông ngồi bên miệng hang khóc lóc một lúc, rồi như sực tỉnh. Ông chạy khắp núi, gom được tới 50 người đang trốn chạy như bầy chim mất ổ trong bão.
Trong toán người này, có người muốn đi, người muốn ở lại ẩn náu, nhưng ông bảo rằng, nếu ở lại sẽ bị chúng xua chó săn tìm giết sạch, nên tất cả thống nhất trốn khỏi núi Tượng.
Ông dẫn đoàn người đi về hướng cầu sắt Vĩnh Thông. Cuộc trốn chạy kinh hoàng đó vẫn còn in đậm trong ký ức của ông.
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 5
Ông Ba Lê chỉ hướng ông dẫn 50 người chạy trốn khỏi núi Tượng
Ông Ba Lê nhớ lại: "Lúc tui và mọi người xuống đến chân núi, nhìn thấy phía cánh đồng cầu sắt Vĩnh Thông cảnh tàn sát lương dân kinh khủng lắm. Có tới mấy tốp Pol Pot dắt người dân ra cánh đồng giết hại. Xác người chồng chất ngoài cánh đồng.
Đợi bọn Pol Pot rút đi, tui kêu mọi người cùng bò dọc bờ ruộng, qua cánh đồng để trốn lên núi Dài, sẽ an toàn. Tuy nhiên, cánh đồng vắng vẻ, chẳng có cây cối gì, lại đông người nhốn nháo, nên bọn Pol Pot phát hiện.
Bọn chúng hò nhau vác súng đuổi theo. Đoàn người như chim vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy về phía núi Dài. Tui chạy thục mạng, bọn chúng bắn đạn M79 sượt quần áo rách tơi tả mà không trúng người, mà chỉ trúng vào chân. Mặc dù hai chân dính đạn, nhưng tui không thấy đau đớn gì, vẫn chạy băng băng.
Chạy đến núi Dài thì đã 7 giờ tối, điểm lại chỉ còn 7 mạng người. Như vậy, đã có 43 người thiệt mạng.
Về núi Dài, tui và mọi người tiếp tục đi ngay. 5 giờ sáng hôm sau thì đến xã Lương Phi, được bộ đội đón, cho ăn, băng bó vết thương.
Tui thông thạo đường sá, nên vẽ lại đường vào núi Tượng. Cậu em tui đã dẫn mấy đồng chí bộ đội vào núi Tượng đánh giải tỏa, cứu được khá nhiều người mắc lại".
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 6
Ông Ba Lê đã lấp hang, dựng mộ để thờ vợ con
Suốt mấy năm trời, ông Ba Lê như người mất hồn. Ngày ông thất thểu khắp làng, đêm lên miệng hang đốt nhang, lúc khóc lóc, lúc thổi sáo, kéo nhị ai oán cả cánh rừng.
Sau này, ông mở miệng hang, gom xương cốt đem về nhà mồ. Ông xây ở miệng hang ngôi mộ, rồi coi đó là nơi thờ chung. Ông làm một cái nhà thờ trong rừng, rồi hàng ngày vào đó tụng kinh siêu độ cho vợ con và an tịnh lòng mình.
Nhắc đến ông Ba Lê, người dân ở Ba Chúc từ người già đến trẻ con đều biết. Không chỉ là người đau khổ nhất thế gian này, bị Pol Pot sát hại 50 người thân, mà ông còn là nghệ sĩ đờn ca tài tử tài hoa, là ông lang bốc thuốc cứu người. Đặc biệt, tên tuổi ông gắn với tiếng sáo gọi hồn hàng đêm trên núi Tượng sầu thảm, bi ai đến rợn người.
Bây giờ, hang đá bi thương đó đã được chính quyền đặt tên là hang Ba Lê. Hang Ba Lê cùng với 18 hang đá trên núi Tượng là di tích đau thương, mà chúng ta mãi mãi phải ghi nhớ.
Tieng sao bi ai cua nguoi lap hang chon vo va 5 con hinh anh 7
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top