167. 10 định kiến sai lầm về người độc thân

Định kiến đầu tiên: nhiều người cho rằng nếu bạn hãy còn độc thân, bạn chỉ hứng thú với một điều duy nhất: tìm kiếm người tình.

Người độc thân, theo suy nghĩ của đa số, chỉ biết lấy rượu giải sầu, rền rĩ vì tình trạng đơn bóng. Chừng nào không bao giờ hỏi trực tiếp những người độc thân họ muốn gì thì số đông vẫn giữ hiểu lầm như thế. Nhưng vào năm 2005 và 2010, khi một nhóm những người độc thân được hỏi liệu rằng họ có muốn kết hôn trong tương lai gần, ít hơn một nửa trong số đó trả lời "có". Những người trẻ tuổi hơn đa phần thú nhận họ đã từng chờ đợi, kiếm tìm một cuộc hôn nhân song hiện tại họ không còn bận tâm lắm về vấn đề này nữa. Trong khi đó, những người từng trải trong hôn nhân rồi li dị, hay góa vợ góa chồng, tưởng rằng sẽ không còn nhiều hứng thú, song họ lại đã, đang tìm kiếm cuộc tình. Những năm về sau của cuộc đời, đàn ông luôn có xu hướng tái hôn nhiều hơn phụ nữ. Tuy vậy, nếu những người đàn ông nhận được sự giúp đỡ, có mối quan hệ, tương tác bền chặt, vững chắc từ bạn bè, họ cũng chẳng còn nhiều hứng thú hơn phụ nữ trong vấn đề tái hôn, tìm kiếm gia đình mới. Bây giờ, hãy đề cập tới những kẻ "cô độc tự thân". Đối với những người cô độc tự thân, tình trạng độc thân tạo điều kiện để họ là chính mình. Chẳng phải vì họ đỏ bạc đen tình, chịu vận tình đen đủi, hay sợ bị bỏ rơi từ chối, hay bất cứ mô típ ngớ ngẩn nào xã hội thường qui chụp, họ chỉ đơn thuần yêu cuộc đời độc hành. Họ chỉ đơn thuần cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu khi có thể cân bằng thời gian dành cho người khác cũng như thời gian dành cho chính bản thân chứ không phải mong mỏi tìm được người tình để rồi phải kiểm tra danh sách việc làm-chưa làm liên tục. Họ chỉ đơn thuần muốn theo đuổi đam mê, khát khao cháy bỏng. Độc thân đơn thuần chỉ là như thế.

Định kiến thứ hai về sự hiện hữu của những yếu tố tiêu cực ở người độc thân. Loại này khẳng định chắc nịch rằng nếu bạn độc thân thì bạn là kẻ u sầu, cô đơn và cuộc sống của bạn chỉ là mớ bòng bong tuyệt vọng.

Có thể lắm lúc bạn nghe đến những nghiên cứu khoa học ở đâu đó chỉ ra rằng nếu bạn kết hôn, bạn sẽ hạnh phúc hơn, hoàn thiện, tốt đẹp hơn ở nhiều phương diện so với kẻ độc hành. Vâng, tôi là một nhà xã hội học kiêm tâm lí học và tôi có đọc về chúng trên những tờ tạp chí chuyên ngành. Phải nói rằng những gì được đề cập trong bản báo cáo nghiên cứu chẳng liên quan gì đến điều truyền thông đề cập, khẳng định. Đây là kết luận của tôi: Nhảm nhí! Những gì bạn đọc qua chỉ là nhảm nhí. Thật sự đã có một công trình nghiên cứu công phu lấy phản hồi hơn cả ngàn người kể từ khi họ mới chỉ 16 tuổi rằng họ hạnh phúc như thế nào. Nhóm nghiên cứu hỏi câu hỏi này mỗi năm một lần, nhiều năm liên tục trong vài thập kỉ. Vậy thì liệu một người năm trước hãy còn độc thân, năm sau kết hôn, có thể đột nhiên trở nên hạnh phúc hơn so với họ trong quá khứ được hay không? Chẳng hề! Những người này chỉ đơn thuần hạnh phúc vào khoảng thời gian xung quanh đám cưới diễn ra. Hãy gọi nó là hiệu ứng tuần trăng mật. Để rồi vài năm trôi qua, họ sẽ lại trở về chính con người, chính sự hạnh phúc hay bất hạnh của mình như thuở còn đơn thân. Và đây chỉ mới là viễn cảnh tươi sáng nhất. Nó chỉ đúng cho những ai kết hôn và duy trì được tình trạng hôn nhân của mình. Vậy còn đối với những người kết hôn và rồi li dị? Họ đã chẳng hề có được cái gọi là hiệu ứng tuần trăng mật. Ngày đám cưới cận kề cũng là thời điểm họ trở nên bớt hạnh phúc đi một ít. Cứ thế dần dần, hạnh phúc bị tước bớt đi ở họ cho đến ngày hôn nhân tan vỡ. Cuối cùng thì, khi sự chia lìa, li dị ngày càng đến gần, được hiện thực hóa rõ ràng và đảm bảo, mức độ hạnh phúc ở những người này lại một lần nữa tăng lên.


Hiểu lầm thứ ba là về kiểu niềm tin cho rằng nếu bạn kết hôn, bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn.

Để tôi nói bạn nghe thực chất những gì các nghiên cứu đã chỉ ra, trong một cuộc khảo sát toàn quốc, hàng ngàn người Mỹ đã đánh giá tổng quan sức khỏe của họ. Trong số những người Mỹ đã kết hôn, 92.9% có tình trạng sức khỏe tốt hoặc hoàn hảo. Một con số thật đáng ngưỡng mộ! Hãy nhìn qua những người độc thân được cho sẽ phải chịu đựng sự ốm yếu, ngặt nghèo vì bệnh. Trong số họ, 92.6% tự đánh giá sức khỏe bản thân là tốt hoặc hoàn hảo. Sự khác biệt ở đây chỉ giữa 92.6% so với 92.9%! Lần tới nếu bạn được giảng giải rằng người kết hôn sẽ khỏe mạnh hơn, hãy cứ nhớ tới cuộc khảo thí đó. Thêm vào đó, hãy nhớ rằng sự so sánh này là khập khiễng, khiêng cưỡng, chưa kể tới thiếu công bạch, minh bạch. So sánh kiểu này cho người kết hôn lợi thế hơn khi chỉ đề cập tới những người đã kết hôn song lại bỏ qua người đã trải qua những chán chường với cuộc hôn nhân của mình, và li dị. Điều này chẳng khác nào việc một công ty dược bảo bạn hãy uống thuốc của họ dựa vào kết quả nghiên cứu đáng tin cậy mà đối tượng ở đây chỉ là những ai phản ứng tốt với thuốc. Liệu bạn có chấp nhận, có thấy đáng tin? Vậy còn đối với vấn đề sống lâu hơn? Có một nghiên cứu mà những người tham gia hiện nay đã bắt đầu kể từ khi họ chỉ mới là học sinh vào năm 1921. Ai còn sống, và liệu rằng hôn nhân- kết hôn có liên quan, ảnh hưởng gì tới vấn đề sống dài-ngắn này không? Người kết hôn thường được gắn với tiếng tăm sống lâu, sống thọ. Cuối cùng thì ai là kẻ được gắn với tiếng tăm này? Những ai độc thân! Trong khi đó, chính những người kết hôn lại có cuộc đời ngắn ngủi hơn. Thậm chí việc tìm đến, đánh giá những người li dị cũng không tạo ra khác biệt nhiều. Một nghiên cứu vừa công bố gần đây chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân, dù là đã kết hôn, có gia đình hay vẫn còn độc bước, chẳng tác động gì nhiều đến việc bạn sẽ sống được bao lâu. (Tuy kết luận là thế, bạn vẫn có thể nghe thấy câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng người kết hôn sống lâu hơn là "Không, nó chỉ có vẻ lâu dài hơn thôi.")


Định kiến thứ 4 về những người độc thân là họ tự coi bản thân mình như cái rốn vũ trụ. Theo cách suy nghĩ này, nếu bạn hãy còn độc thân, bạn hành xử chẳng khác gì đứa trẻ con.

Bạn tự coi mình là trung tâm mọi sự, thiếu chín chắn trưởng thành và bạn chẳng bỏ thời gian công sức gì đáng giá ngoài việc chơi bời lêu lổng. Song song với đó, cũng xuất phát từ cách hiểu này, những người kết hôn thường ra ngoài và giúp người khác, đỡ đần cha mẹ, duy trì xây dựng xã hội này. Họ, những ai kết hôn, hiển nhiên là người tận tâm, cống hiến quên mình. Chỉ có điều rằng, thực tế không hề như thế. Trong hai cuộc khảo sát toàn quốc, các nhà nghiên cứu quan sát theo dõi ai sẽ là người giúp đỡ, hỗ trợ cũng như tương tác với người khác. Đây là điều họ phát hiện ra. Những ai kết hôn sẽ ít giúp đỡ cha mẹ ruột cũng như cả cha mẹ chồng/vợ hơn nhiều so với những kẻ đơn thân đỡ đần đấng sinh thành. Chính người độc thân mới là người ở đó, bên cạnh và hỗ trợ cho cha mẹ mình. Độc thân cũng là một trong những người ít ỏi có xu hướng gọi điện, ghé thăm thường xuyên các anh chị em, hay duy trì mối liên kết với bạn bè, hàng xóm. Trong khi các cặp đôi phải chú trọng duy trì bồi đắp hạnh phúc riêng, có thể nói chính người độc thân chứ không ai khác là thành phần gắn kết gia đình với xã hội.

Những hiểu lầm về nam nữ độc thân và cha mẹ đơn thân

Định kiến thứ năm xoay quanh những câu chuyện đáng sợ về người phụ nữ độc thân.

Nghe thử về chúng xem, những người nữ độc thân! Theo như các cách nhìn phiến diện, sai lạc, công việc bạn đang vùi đầu vào chẳng mang lại cho bạn được tình yêu và rồi bạn sẽ héo mòn theo thời gian chẳng vì gì cả. Đó là chưa kể bạn chẳng tự tay gây dựng được bất cứ điều gì nếu chẳng nhờ sự lẳng lơ, nay đây mai đó. Những suy nghĩ như vậy chủ yếu đánh giá thấp, coi thường bất kì điều gì một người nữ độc thân đam mê trong cuộc đời mình. Phải chăng bạn cũng là một người phụ nữ cống hiến hết mình cho sự nghiệp? Cẩn thận, công việc ấy chẳng yêu bạn lại đâu! Chưa kể, khi bạn mải mê với công việc và sự nghiệp, buồng trứng tử cung của bạn hiển nhiên trở nên cằn cỗi, héo hon. (ở đây còn chứa cả một tư tưởng sai lạc, phiến diện dạng ẩn ngầm khác: nếu bạn là phụ nữ, hiển nhiên bạn phải lo toan, đặt những bận tâm phiền não của mình cho gia đình, con cái. Làm sao có thể tồn tại điều gì trên đời quan trọng hơn với người phụ nữ ngoài việc ổn định, lập gia đình, sinh con đẻ cái?). Cũng cần chú ý hơn cả định kiến khi nói đến vấn đề giới tính, tình dục. Một giả định hiển nhiên rằng nếu bạn là một phụ nữ độc thân, bạn chẳng có gì khác ngoài sự lẳng lơ nơi tâm tính. Hay giả định rào sau khác, có thể bạn không thuộc loại lẳng lơ nhưng bạn quá đáng thương và yếu đuối chẳng thể thật sự tự mình làm được điều gì. Những dạng suy nghĩ phiến diện sai lạc như vậy bằng cách này hay cách khác sẽ chỉ làm phụ nữ khổ sở, lên voi xuống chó, sẽ chỉ khiến mọi người bớt tôn trọng họ đi dẫu họ kiểm soát, tự chủ đời họ đến đâu chăng nữa.

Định kiến thứ sáu xoay quanh những đàn ông đơn thân.

Lắng nghe đây tất cả đàn ông đang độc hành! Bao kẻ dựng chuyện biết rõ con người bạn, bạn là ai, kẻ như thế nào. Không ai ngoài bạn, kẻ bất cần, nhếch nhác, vô trách nhiệm, tên tội phạm đáng sợ tự do lảng vảng ngoài xã hội này. Cần để ý rằng những gì được đề cập, gởi gắm trong bộ phim Catch 22 không chỉ dành cho phụ nữ đơn thân, mà còn cho cả đàn ông: mặc kệ bạn trải nghiệm cuộc sống độc thân của mình ra sao, xã hội sẽ khiến bạn trông bê tha, đáng ngại, điên cuồng chinh phục người này người khác đến độ thảm hại đáng thương. Bởi trong nhận thức của số đông, một người đàn ông lấy vợ có gia đình hiển nhiên sẽ biết dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ nơi ở và chẳng bao giờ ngoại tình, lăng chạ với bất kì ai. Thế nhưng, có ai còn nhớ sát thủ BTK? Đó chính là Dennis Rader, kẻ đã trói, tra tấn và giết hết thảy 10 người. Hắn ta chẳng phải kẻ cô độc bệnh hoạn, bí ẩn nếu dựa vào cách nhìn nhận chung nơi xã hội, thực tế hắn là người đàn ông đã có vợ con cái, là một thành viên tích cực ở nhà thờ. Những đặc trưng xã hội đề cao này nơi cá nhân dường như chẳng thể khiến người ta hình dung được nơi Dennis một kẻ giết người bệnh hoạn. Theo các nhà tâm lý học tội phạm, lập gia đình là xu hướng chung, chìm đắm hạnh phúc kéo dài nơi lứa đôi. Ai ngờ được một thanh niên gương mẫu lại mang bộ mặt hoàn toàn khác thế kia.


Lệch lạc thứ bảy đánh vào các bậc cha mẹ đơn thân. Nội dung của hiểu lầm cho rằng những đứa con của các bậc sinh thành đơn thân vốn dĩ rất ngu ngốc, ngớ ngẩn.

Dưới sự dạy dỗ từ một phía đơn thuần, những đứa trẻ này khôn lớn để rồi phần lớn chúng phá tan cuộc đời ngắn ngủi của mình như một tội phạm vị thành niên kiêm cha mẹ nhí khi chưa đến tuổi trưởng thành. Có vẻ như phần lớn xã hội nghĩ rằng con cái từ gia đình đầy đủ mẹ cha thì nghiễm nhiên chúng sẽ có đấng sinh thành là một cặp đôi hòa thuận, hạnh phúc. Với tư cách là một nhà khoa học về các ngành xã hội nhân văn, tôi đã đọc những tạp chí khoa học lá cải cho rằng con của cha mẹ đơn thân có xu hướng ngờ nghệch. Song chẳng có sự khác biệt nào giữa đứa trẻ từ một gia đình chỉ có một mẹ/ một cha hay từ gia đình vợ chồng hạnh phúc. Đôi lúc có tồn tại khác biệt nhưng không hề như định kiến xã hội đề xuất, vạch ra. Khi xét đến khía cạnh bạo hành chẳng hạn, một nghiên cứu tầm cỡ quốc gia trên 22.000 trẻ vị thành niên, thiếu niên cho thấy khoảng 5% những trẻ có bố mẹ đầy đủ phải chịu nhiều rắc rối, các trận bạo hành và khoảng 6% trẻ là con của bà mẹ đơn thân phải đối mặt với vấn đề tương tự như thế. Có thể thấy được rằng sự khác biệt ở đây nằm ở con số 1%. Thế nhưng ta cũng cần để ý trước khi buông mình theo đường lối, định kiến xã hội đã dọn ra sẵn rằng 94% con của các bà mẹ đơn thân vẫn sống ổn yên, phát triển bình thường khỏe mạnh.

Định kiến ai sẽ có cuộc đời viên mãn còn ai sẽ chết trong cô đơn cực cùng.

Trong ba định kiến cuối cùng được đề cập dưới đây, vấn đề đầu tiên: người độc thân chẳng có ai kề bên cũng không có lấy một cuộc sống đích thực. Tiếp theo sẽ xoay quanh nỗi sợ hãi lớn nhất của kẻ độc hành: phải chết một mình. Định kiến cuối cùng, một trong những tỉ dụ kinh điển nhất cho những ngụy biện, tầng lớp ngôn từ dối trá, rằng những lợi ích vốn được gọi là "tài sản thừa kế gia đình" mà người có gia đình có thể hưởng thì với người đơn thân câu chuyện lại khác hoàn toàn.

Định kiến thứ tám như đã giới thiệu ở trên nói về sự đáng thương của kẻ độc thân.

Ôi, thật xót xa, tội nghiệp. Ôi, kẻ đơn côi. Không có ai sóng bước và chẳng có cuộc sống tốt. Điều thú vị, kì lạ về định kiến này ở chỗ nó cố gắng gán mình, dính chặt lấy vào những danh nhân, con người tiêu biểu của xã hội, đóng góp rất lớn cho nhân loại song vẫn đơn côi chiếc bóng. Có chăng ai còn nhớ khi tổng thống Mỹ Obama đề cử một người phụ nữ đơn thân lên làm Bộ trưởng An ninh Nội địa? Ai còn nhớ nguyên tổng thống Ed Rendell đã nhận xét gì về phụ nữ kia? Nguyên văn của ông ta, "Jane như sinh ra cho công việc này. Bởi lẽ đó mà cô chẳng có cuộc đời đích thực, không có luôn gia đình bên cạnh. Tuyệt hảo, và hiện tại cô cống hiến tận tụy, dành hết sức lực cho nó từ 19 đến 20 tiếng một ngày. Nhưng vấn đề ở đây rằng người phụ nữ được đề cập vừa qua, vốn đang được khắc họa như kẻ hỗn xược, chẳng nghe lời bậc sinh thành, người lớn,... lại rất thích thú được chơi tennis, chèo bè qua thác, dành nhiều thời gian cho bè bạn, có được sự hẫu thuẫn to lớn, không ngừng để cô có được động lực vượt qua căn bệnh thế kỉ- ung thư vú. Có thể thấy Jane Napolitano là một cá nhân nổi trội song cuộc sống xung quanh mối quan hệ bạn bè- gia đình- công việc- đam mê chẳng hề như xã hội đã dự trù. Thực tế, kẻ độc hành chẳng chết trong cô đơn khi họ có một mạng lưới cá nhân dành cho quyền lợi của gia đình, của bản thân người đang còn lẻ bóng. Người đã kết hôn chỉ được xã hội cho phép có duy nhất một người thương trong tâm khảm trong khi kẻ độc thân có rất nhiều người quan trọng khác nhau.

image

9. Định kiến thứ chín nghe chừng quen thuộc vô cùng. Nó chủ trương dọa người độc thân cảnh tượng tương lai họ phải lấy vợ, lấy chồng. Định kiến này quan tâm đến, hay thỏa mãn mình thông qua tình cảnh đáng thương của những người đơn bóng. Rằng, nếu hãy còn cô độc, thay vì cùng già đi, chứng kiến những đổi thay thời gian lên những người song hành quí giá, họ sẽ mục rữa trong chính ngôi nhà, chẳng ai hay nhớ họ. Nhưng điều khiến tôi hoài nghi rằng điều gì đảm bảo rằng kết hôn và rồi bạn không sợ chết đơn độc nữa? Trừ phi bạn cùng bạn đời mình chết cùng một lúc, hay bạn đời chết trước bỏ lại bạn một mình, hay bạn chết trước bạn đời, lúc này ở bạn chỉ còn quan tâm mình ở nơi suối vàng, cực lạc hay chưa. Nhưng còn những trường hợp già đi từng ngày một mình? Vấn đề này được đặt ra không phải mới đây nên vốn dĩ đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại sự khó khăn hơn nhiều khi cố gắng tìm lấy một nhóm người chia sẻ sự cô đơn những tháng năm cuối đời của họ so với tìm lấy phụ nữ độc thân toàn cuộc đời mình. Tôi nghĩ lời giải đáp có lẽ bởi vì họ không chọn lấy một ai tiêu biểu rồi gán nó lên cho toàn bộ nhóm với mục đích hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, giả định về số liệu lý thuyết đề ra, bởi vì họ quan tâm đến cả bạn bè, gia đình và những người quan trọng khác trong cuộc đời họ.

Cuối cùng, định kiến thứ 10 này xoay quanh quyền lợi, lợi ích một cá nhân được hưởng từ tài sản thừa kế cùng những vấn đề liên quan đến nó.

Cái nhìn tổng quát ta thấy được luật pháp chủ trương giao tiền bạc, lợi ích, quà tặng cho các cặp đôi và gọi đó là tài sản gia đình, tài sản thừa kế. Ai khác ngoài những người đã kết hôn được nhận hỗ trợ từ bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm sức khỏe, hay những chuyến đi du lịch, hay thẻ thành viên? Trong khi đó những người độc thân lại phải hiến tài sản của mình vào công quỹ chung của nhà nước. Nếu bạn có theo dõi những cuộc tranh biện trên đề tài hôn nhân công bằng, bạn biết chăng được rằng có tới 1,138 người phổ cập luật, trong đó kết hôn, có vợ có chồng là căn cứ điều kiện cơ bản cho các lợi ích, quyền lợi, và ưu tiên. Một số căn cứ điều kiện rất quan trọng, đáng chú ý. Nếu bạn kết hôn, chết, lợi tức từ an sinh xã hội sẽ được đưa cho người bạn đời của bạn. Nếu bạn độc thân, chết, lợi tức sẽ được trả lại về hệ thống đang vận hành xã hội này. Và nếu có ai đó thật sự quan tâm sống- chết nơi bạn ra sao, họ cũng chẳng thể đưa số an sinh xã hội cho bạn- một kẻ lựa chọn độc hành- dù rằng có thể các bạn đã là chỗ dựa cả đời của nhau. Đó là lý do vì sao mà cộng đồng LGBT đòi hỏi những quyền kết hôn chính thức. Nhưng thực tế là gì? Mọi con người đơn thân, dù là gay hay thẳng hay bất cứ xu hướng tình dục giới tính nào, cũng đều bị loại ra bên lề của những quyền lợi, những ưu tiên. Làm cho kết hôn trở thành điều kiện cần và đủ, cơ bản nhất để được ưu tiên là cái mà ngày nay người ta hay gọi là kế thừa gia sản, còn tôi, chỉ thấy nó là ngụy biện dối trá, và rằng gọi nó là bức bách bĩ cực cũng chẳng quá đáng là bao.

Tác giả: Bella DePaulo (Tiến sĩ, Harvard, 1979) là một nhà tâm lý học xã hội và là tác giả của cuốn sách Singled Out: How Singles are Stereotyped, Stigmatized, and Ignored, and Still Live Happily Ever After và How We Live Now: Redefining Home and Family in the 21st Century, và nhiều cuốn sách khác. Tạp chí Atlantic gọi tiến sỹ DePaulo là "nhà tư tưởng đầu tiên nước Mĩ và là người viết về trải nghiệm độc thân." Trong cuốn Singled Out và những tác phẩm khác của bà về người độc thân, DePaulo rút ra dữ kiện khoa học xã hội để thách thức những định kiến xã hội về người độc thân.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top