Tiêu đề phần
Người ta vẫn hay nói "Tam Hoàng Ngũ Đế" là thủy tổ của người Trung Quốc, nhưng có lẽ Họ còn là thủy tổ chung của cả người Á Đông chúng ta. Bởi lẽ sau trận đại hồng thủy vào khoảng 3000 năm trước ở phương Đông (tương hợp với khoảng thời gian xảy ra đại hồng thủy và xuất hiện con thuyền Noah được nhắc trong Kinh Thánh ở phương Tây), những người may mắn sống sót đã di cư đến các nơi khác nhau mà hình thành nên các dân tộc khác nhau, những người đến lưu vực sông Hoàng Hà trở thành người Hán, còn những người đến những nơi khác cũng lập ra những dân tộc khác với nền văn minh khác. Thời Tam Hoàng Ngũ Đế là trước giai đoạn đại hồng thủy này, vào khoảng 6000-3000 năm trước.
Tam Hoàng theo Sử Ký Tư Mã Thiên gồm Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng. Đây là ba vị vua đầu tiên trong lịch sử phương Đông, có lẽ họ đều là Thần.
"Thiên Hoàng" là Phục Hy, được xem là thủy tổ của nhân loại Á Đông, cũng là người khai sáng ra nền văn minh phương Đông. Phục Hy vẽ ra Tiên Thiên Bát Quái, căn cứ vào đó mà thấu hiểu thiên cơ, có thể thuận theo ý trời mà làm, đạt đến Thiên nhân hợp nhất, nên Ông là Thiên Hoàng. Cần hiểu rằng Bát Quái thời đó không giống với Bát Quái ngày nay chúng ta thấy. Bát Quái chia ra làm Tiên Thiên và Hậu Thiên. Hậu Thiên Bát Quái là do Chu Văn Vương vẽ, không giống với Bát Quái sử dụng thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Theo chỗ tìm hiểu của mình thì đó là do Vũ trụ thời 3000 năm trước và 3000 năm sau đã có thay đổi nhất định (phải chăng là theo quy luật Thành Trụ Hoại Diệt?), nên Bát Quái cũng cần thuận theo đó mà thay đổi, nếu không sẽ không phản ánh đúng Vũ trụ đương thời, việc xem Thiên Văn để bói toán không đạt được hiệu quả cần có.
"Địa Hoàng" là Nữ Oa, hẳn không ai còn lạ gì vị Thần này. Bà chính là người đã luyện đá vá Trời, cũng là người lấy bùn đất nặn ra con người và vạn vật (giống như Thượng Đế Jehovah ở phương Tây), tạo ra sinh khí trên mặt đất. Vì vậy Bà là Địa Hoàng.
Phục Hy và Nữ Oa là hai anh em, cũng là hai vợ chồng. Theo một truyền thuyết thì khi ấy thế gian chỉ có hai người họ nên họ đã dâng lễ xin với đấng tạo hóa cho phép họ kết hôn với nhau, tạo hóa đã đồng ý. Còn có thuyết nói Phục Hy và Nữ Oa là con trai và con gái của Bàn Cổ, Bàn Cổ chính là vị Thần đã tạo ra Vũ trụ từ Hỗn Độn theo cách nhìn nhận của người phương Đông. (Thần Thoại Bắc Âu cũng nhắc tới Ymir tạo ra vũ trụ từ Hỗn Độn, còn Thần Thoại Hy Lạp thì nhắc tới đấng tạo hóa Chaos cũng là Hỗn Độn, phải chăng đây là cùng nói về một vị Thần nhưng do văn hóa khác nhau nên có cách gọi khác nhau?)
Nhân Hoàng là Thần Nông, còn gọi là Viêm Đế. Thần Nông dạy con người nông nghiệp để sinh sống, lại đích thân nếm đủ trăm loại thảo dược tìm thuốc chữa bệnh cứu người, vì những việc Ông làm đều là vì con người nên Ông là Nhân Hoàng.
Người Trung Quốc nói rằng họ là "con cháu của Viêm Hoàng", "Viêm" chính là Viêm Đế Thần Nông, còn "Hoàng" là Hiên Viên Hoàng Đế.
Hiên Viên Hoàng Đế là vị đầu tiên trong Ngũ Đế, đánh bại Xi Vưu, thống nhất các bộ lạc, nối tiếp thời đại Tam Hoàng. Theo Sử Ký thì lần lượt Ngũ Đế là: Hiên Viên, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
Cần hiểu rằng "Hoàng Đế" trong Hiên Viên Hoàng Đế, không phải là "hoàng đế" mà chúng ta biết ngày nay. Chữ "Hoàng" là ở đây nghĩa là màu vàng, màu của đất vàng (hoàng thổ), nói dễ hiểu thì hai chữ Hoàng Đế nghĩa là "vua vàng". Chính là đất của Hiên Viên cai trị có màu vàng nên ông được gọi là "Hoàng Đế".
Mãi về sau này khi đại hồng thủy đi qua, trải qua các thời Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, cả hơn ngàn năm như vậy, cuối cùng Tần Thủy Hoàng một lần nữa thống nhất được Trung Quốc. Để mãi mãi đánh dấu thành tựu của mình, Tần Thủy Hoàng đã lấy chữ "hoàng" trong Tam Hoàng và chữ "đế" trong Ngũ Đế ghép lại, xưng là hoàng đế (vua của các vua), các vua đời sau cũng theo đó mà xưng là "hoàng đế". Đại khái "Hoàng Đế" và "hoàng đế" là khác nhau. (cười)
Ghi chú: Còn có nhiều thuyết khác cho rằng Tam Hoàng là "Phục Hy, Toại Nhân, Thần Nông" hoặc "Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế". Thậm chí có thuyết còn cho rằng Tam Hoàng là "Phục Hy, Thần Nông, Cộng Công"!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top