giọt sương buổi sớm phải chăng báo hiệu rằng có một người bạn tôi đã ra đi?
Đứa cháu đích tôn của bà bạn tôi đã bảo rằng, bà ấy đã không còn ở đây nữa, bà đã đi một nơi nào đó vào tối qua. Cậu trai trẻ đó không tỏ được bà bạn tôi đã đi đâu.
Phải rằng tôi có một bà bạn già năm nay vừa tròn bảy nhăm. Bảy nhăm, không quá già nhưng chắc chắn không còn trẻ. Hình như vừa chập tối chiều hôm qua, bà ấy ở đây và trò chuyện cùng tôi. Hình như bà ấy nói những điều lý thú mà đứa cháu út bà ấy biết được. Bà kể bằng cái giọng ngân ngang nhưng trầm ấm cách lạ thường. Bà tặng tôi một cây kẹp tóc màu nâu đỏ đất bằng gỗ. Tôi nghe có tiếng ai đó đã thì thầm bên tai tôi những lời ca tụng về tuổi chẳng trẻ, bà ấy. Chính bà ấy hát tôi nghe vài bản ca hời ru không biết từ đâu. Có lẽ nhưng khúc nhạc (tình) đó đã vang lâu lắm rồi, khoảng mấy chục năm trước. Tôi nhớ rằng có hai bà già gối đầu lên chiếc gối mỏng khá là lạnh và chìm trong giấc mộng dài, chiếc gối chấp vá từ tấm tơ tầm hoặc lụa đào gì đấy. Tôi nhớ bà ấy có líu lít lên than vãn về những điều phiền toái, âu tôi cũng chẳng rõ.
'Bà ơi, rồi mai tôi đi ai bên bà đây?'
Bà bạn già cõi của tôi đã hỏi tôi như thế. Khóe mắt bà nhăn nheo nhưng đôi đồng tử lại bật sáng, sáng một cách long lanh, kỳ diệu. Bà móm mém mồm bà và uống tách trà chanh dây.
Tôi mời đứa cháu chắt nhà bà bạn vào nhà. Đứa trẻ có nét hao hao giống với bà bạn già, đôi mắt to tròn sáng rỡ và dáng người không cao lắm. Cậu có mái tóc mầu nâu ngả vàng, gầy tong teo và thường mặc chiếc áo sơ-mi sọc đen trắng cùng với cái quần bò trông cũ mèm mầu xanh nhạt. Bù lại, đứa cháu bà có cặp má phính mềm mịn trông đáng yêu phải biết!
Cậu ngồi chờ tôi trong một căn phòng vốn dĩ trước đây tôi không có nhã hứng mời ai vào cả. Chỉ trừ bà ấy ra thôi, khi bà đến và mang cho tôi chiếc túi lộc đào, vài gói bánh quy, gói trà chanh dây, và một giỏ quả hạnh nhân. Bà ấy thường ngồi thù lù ở góc mà chẳng ai muốn để ý tới, góc bên trái: bà ngồi trên tấm đệm xanh trời. Và cậu cháu bà cũng thế, hai bà cháu họ đều thích màu xanh trời như nhau. Cháu bà khoảng chừng đôi mươi vừa tròn. Đôi mắt mà tôi cho rằng đẹp nhất ấy giấu sau một lớp kính dày, khoảng chừng hơn bốn li. Đứa trẻ khá là nhút nhát, chẳng giống với bà nó tẹo nào cả.
Bà bạn tôi rất hoạt bát. Thời trẻ, bà ấy có thể bô bô mọi nơi rằng: 'Aha, ta đây là Son Wendy, ta đây là một ngôi sao của âm nhạc.' Bà bạn đó cùng tôi chu du mọi nơi, cùng tôi nằm dài trên một cánh đồng cỏ mọc thừa lưa, nhưng chúng xanh ươm. Bà ấy là một người khá ưa thích đất trời. Bà chụp tất cả những thứ ấy và chép lại vào quyển sổ be bé. Khi những ngón tay bà đưa lên che tầm mắt, nhưng cái tia nắng vàng ấy không ngừng rọi xuống hàng mi cong cong của bà. Để rồi bà nhắm chặt mắt lại. Năm đôi mươi, Son Wendy có mái tóc mầu vàng nhạt nhưng sáng, khác hẳn so với mầu hạt dẻ. Mái tóc bà dài tới nàng hông, xoăn đều. Bà hay xõa tóc xuống bất kể trời đổ lửa hay mây đổ tuyết. Mái tóc dài của bà xõa đều trền nền cỏ khi bà nằm ngang tôi, mái tóc bà có mùi chanh dây. Bà không đeo kính và đáy mắt trông trong vắt, một ánh mắt mà tôi chẳng thể nào quên. Bà giờ đã có một chiếc kính tròn vắt lên tai mất rồi. Mắt bà khi ấy long lanh, một cặp mắt của sự trộn lẫn giữa xanh trời và nâu cát. Tôi nhớ khi vài tia nắng nhỏ vô tình lọt vào mắt bà, khi bà quay nghiêng. Nó cuốn hút tôi, chẳng thể dứt khỏi nó. Và thế tôi coi như đôi mắt bà Son là đôi mắt đẹp nhất.
Và Son Wendy là một nghệ sĩ. Nàng du dương thời ấy chẳng danh chẳng tuổi. Khi bà dùng những ngón tay gầy kìm một sợi dây cương sắt nhỏ bé, những tiếng đờn ghi-ta vang lên. Đó là một nơi góc nhỏ của một quán cà-phê đầu đường. Thời chúng tôi còn trẻ chẳng người con gái nào lại thích đánh đàn và hát ngâm nga bản tình nhạc đâu. Quán cà-phê đó được trang trí một cách rất "tây". Theo tất cả máu lãng mạn của bà bạn tôi, bà tả rằng (những điều tôi chẳng nhớ đến): Có một chiếc ô nhỏ xanh trời treo lên bức tượng người nghệ sĩ violin trước cửa quán, bà cười khục khặc bảo rằng chiếc ô đó là của bà; những bức ảnh Paris khắp nơi tường vàng gỗ; đĩa nhạc Jazz, Chacha đấy, 'bà thích không?'. Bà bạn tôi sẽ hát ngân nga và đàn lên những điệu nhạc dịu êm, cây đàn của bà mầu gỗ gụ. Bà vác nó trên vai mỗi khi bà xách con xe lên và sẵn sàng cùng tôi đi bất cứ nơi nào. Son Wendy thời ấy là một con người như thế. Bà ta chẳng có một mục tiêu gì được đặt ra và thực hiện. Bà bảo rằng, 'ồ, tôi là một nghệ sĩ bồ ạ!'. Khi bà lầm bầm nói là, tôi phải hát, tôi phải hát. Son Wendy yêu nhạc tình hơn bất cứ thứ gì bà ấy ấy có. Bà ấy yêu hát, bà ấy yêu khúc ca mùa xuân, bà ấy yêu tiếng đờn ghi-ta cũ, bà yêu hát. Còn tôi, lúc ấy tôi nghĩ rằng tôi chẳng yêu gì cả. Đến khi tuổi bảy mươi tôi mới chợt nhận ra rằng, tuổi bảy mươi tôi yêu tất cả những thứ mà cô gái đôi mươi năm chục năm trước Son Wendy từng yêu. Son Wendy là một nghệ sĩ, vì bà ấy yêu những câu nói như thế, bà ấy là một nghệ sĩ.
"Bà ơi, tuổi già có quá khó không ạ?"- Đứa cháu bà Son hỏi tôi khi cậu ta dùng ít nước trà.
Tôi giật mình khi đứa trẻ đó hỏi như thế. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi đã già đi lúc nào. Tôi từng nghĩ rằng khi tôi đã già đi thì có những thứ tôi sẽ quên. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều tôi ta cần phải quên chúng, sẽ yên bình hơn. Tuổi già có khó không. Sẽ là tốt hơn khi mà những bộn bề lo toan của tôi giảm rất nhiều và rất nhiều. Tôi chẳng mệt mỏi gì khi về già, tôi đã đến cô nhi viện vào những ngày tháng tròn sáu nhăm (một chục năm trước), chỉ một mình tôi thôi. Ôi những đứa trẻ lúc ấy trông quá đáng yêu. Ánh mắt thơ ngây của chúng làm tôi yêu da diết. Tôi đã nhìn bọn trẻ chơi đùa quanh sân cô nhi viện, khi ấy tôi nghĩ rằng thế giới của chúng sao nhỏ bé thật. Nhưng tôi nhiều lúc lại mong tưởng đến cái thế giới nhỏ bé ấy khi tuổi còn trẻ, để tôi được mơ mộng thế nào là một thế giới rộng lớn. Tôi sẽ mơ mộng và vẽ ra hằng trăm, hằng nghìn những câu chuyện cổ tích, đấy thật là điều tôi đã từng mơ ước. Những đứa trẻ đó chắc đến giờ đã lớn khôn và có thể mở rộng ra thế giới của chúng. Rồi tôi lại tiếp tục những vặt vãnh dở dang của tôi đến một viện dưỡng lão nhỏ. Một nơi chẳng quá phô trương đâu. Lúc sáu nhăm, sáu nhăm chẳng già, sáu nhăm vẫn còn trẻ. Thế mà nhiều cụ bằng tôi lúc ấy lại trông gầy gò. Ánh mắt họ chứa chan nhiều điều khiến tôi suy nghĩ. Thế nào là một thế giới rộng lớn, đến khi hẳn đã già chắc sẽ giải đáp được. Vậy thì rốt cuộc tôi đã thích một thế giới như nào nhỉ? Là bé nhỏ thôi hay cao cả?,,, Và sẽ như thế nào đây khi thế giới mà tôi vẫn cho rằng là rất to lớn khi thức chất chỉ là một con xít?
Thế thì tuổi già có khó không?
Đó cũng tượng tự như tôi tự hỏi bản thân tôi rốt cuộc có đủ "già" để hiểu về cuộc sống này chưa.
"Thế bà có nhớ bà ấy không?"- Một ngụm trà đắng thứ hai, cậu trẻ đôi mươi híp mắt hỏi tôi.
Có chứ. Bà bạn già của tôi từ khi mươi nhăm đến khi bảy nhăm, tròn sáu mươi năm, có thể tính như một bộ phim đời trong hàng vạn con người rồi nhỉ.
"Bà có thương bà ấy không?"
Tôi từng nghĩ thế. Tôi nhớ về nàng nghệ sĩ tay cầm tay hát đấy. Tôi yêu cái góc quán cà-phê lạ lùng mọc lên giữa một vùng lúa nội, thật quá đỗi xa lạ mà. Những điều khiến tôi nghĩ về "nàng" ấy. Một cô gái trẻ đầy sắc trẻ, đầy niềm vui. Tôi còn nhớ cả cái dáng vẻ kiều diễm lộng lẫy của nàng, mặc dầu rằng nàng chẳng hề tô lên mình một chiếc son nào, nàng chẳng hề làm mờ đi những vệt dấu tàn nhan thơ trên má. Nàng trở nên xinh đẹp khi nàng cùng tôi ngồi trên con xe cũ hay chết máy giữa những con đèo, con dốc cao, nàng bắt đầu chán nản rồi ngâm nga vài điệu nhạc với tiếng đờn mộc mạc. Những tiếng đờn đó bằng cách nào đó đi mãi vào lòng tôi, nó khiến tôi trở nên bình yên. Tôi thậm chí còn yêu cả những cơn gió thổi qua mái tóc mầu vàng nhạt của nàng. Mái tóc đó chạm nhẹ vào cánh mũi tôi, nó mềm mại. Mùi chanh dây mà tôi cũng yêu từ nàng, nó đi vào mũi tôi, nhẹ nhàng như cơn gió khẽ thoảng qua. Đi vào lòng yêu thuơng của tôi. Tôi yêu cả vấp người nhỏ bé của nàng, nhỏ bé nhưng mãi chỉ khoác hờ chiếc áo len mỏng mầu xanh trời nhạt toẹt. Rồi nàng dùng dáng vẻ đó ngắm vần mây xinh đẹp trên nền đồi, ừ thì nó cũng có mầu xanh đó. Một mầu xanh mà nàng yêu, tôi cũng yêu. Tôi đã nói rằng bất cứ thứ gì nàng yêu tôi cũng sẽ yêu. Tôi yêu mọi thứ thuộc về nàng.
Nhưng tôi không yêu nàng ấy. Tôi không yêu bà ấy, thật là thế. Và cũng thật là kỳ lạ nếu như việc đó có thể xảy ra. Vì lẽ thế, tôi nghĩ mình rằng.
"Ta thương bà cháu chứ!"- Tôi đã đáp cậu kháu khỉnh kia.
Cậu áp mắt kính mình vào tách trà, hơi nóng bay lên khiến kính cậu trở nên trông ố đến khó coi. Cậu, bằng một cách từ tốn nhẹ nhàng dùng khăn lau đi những vệt đục trắng ấy. -Giống như Son Wendy, bà ấy thật từ tốn, thật hiền hậu khi về già.
Tôi từng mơ về ngày còn trẻ. Tôi mơ những ngày tháng khi tôi còn ấp e một chút má hồng thơ ngây. Ngày còn trẻ tôi như thế nào nhỉ? Tôi nghe bà ấy kể lại rằng. Tôi có mái tóc nâu ngang lưng, hơi xoăn nhẹ, một chóm tóc mái lon ton rượt nhau trên đỉnh đầu. Bà bảo 'Kang Seulgi trẻ gầy lắm à nha!'. Mắt tôi không to tròn như mắt bà, nó híp lại và sắc sảo tựa như lưỡi liềm vậy. Bà bật cười khi nói rằng, chao ôi thời trẻ tôi ngơ lắm. Tôi nhớ rằng mình mơ mình nằm một dốc đồi cao. Tôi mơ một nàng kiều diễm trong bộ váy trắng lả lướt bay nhảy trên ngọn đồi đó, nàng hệt như một đứa trẻ chẳng lo nghĩ gì. Tôi thấy nàng ấp úng nói với tôi điều gì, rồi nàng lại thôi. Tuổi bảy nhăm, những giấc hăm mươi cứ trôi lạc về.
Hằng ngày, khi quấn lọn tóc dài tất cả lên một búi, bằng cây kẹp gỗ nâu đỏ đất. Tôi mặc cho mình một chiếc áo len tối mầu. Tôi không mang kính. Tôi cũng không chống gậy. Cứ chập chờn bảy giờ sáng, Son Wendy qua nhà tôi mang theo một túi cơm, túi cháo. Bà sẽ ngồi lại trên tấm đệm xanh trời. Son Wendy chẳng gầy cũng chẳng lớn người. Bà cũng chẳng chống gậy. Bà ấy bảo 'nếu không chống gậy e rằng tôi trông sẽ trẻ hơn đâu cỡ mười tuổi'. Bà rất thích được ai nói rằng bà trẻ. Âu thì tuổi già mà, ngay cả tôi cũng thế, có ai lại thích bị nói rằng tuổi chiều tàn ngay cận kề đâu. Tôi cùng Son Wendy nhâm nhi ly trà không hẳn nóng. Bà sẽ-vẫn-lại kể toan toan về những đứa cháu bà, cháu gái, cháu cả và một thằng tì khác sắp tròn bảy tháng. Ồ, bà ấy còn nháy mắt khi nói về người bạn đời của mình. Một quý ông.
Tôi nhớ vào ngày mồng mười tháng giêng năm nào đó, chắc độ năm mươi năm đổ lại. Son Wendy diện trên người mình một chiếc áo trắng lộng lẫy, một chiếc váy. Tôi nhớ hôm đó một cách thoang thoảng, là ngày bà ấy đẹp nhất trong cuộc đời. Bà đã tô son, bà đã dùng phấn che đi vệt tàn nhan 'thơ' trên khuôn má. Tôi lấy làm lạ. Mặc dù Son Wendy vô cùng đẹp đẽ, vô cùng đẹp đẽ. Tôi vẫn thấy một cảm giác lạ lùng. Ngày hôm đó sao lòng tôi bồi hồi. Tôi nhìn bà, bà đẹp đến lạ thường, đẹp đến choáng ngợp. Tôi từng thấy Son Wendy với mái tóc xõa dài, một mái tóc vàng nhạt thơm ngát mùi chanh dây. Tôi từng thấy Son Wendy với bộ dáng nhỏ người từ phía sau, bà khoác chiếc áo sơ-mi rộng hững hờ. Khi Son Wendy ôm cây đờn ghi-ta và luôn cố chứng tỏ bà ấy là một người nghệ sĩ thật sự, bà đờn bà hát, (và có lẽ một điều là bà chẳng thấy được bà là một người nghệ sĩ thực thụ trong lòng tôi). Tôi đã quá quen như thế. Rồi ngày hôm đó, bà quá xa lạ. Bà đã búi mái tóc mình lên cao, để lại vài sợi ngoan cố ở lại, một sức hút mãnh liệt với tôi. Bà đã diện đôi giày cao dăm tấc, bà chẳng đem lại cho tôi cái cảm giác thấp bé, nhỏ nhắn vốn dĩ vô cùng thân thương kia. Vì thế, mọi thứ về bà lúc đó, một sự xinh đẹp nhưng lạ lẫm xa vời vô ngàn.
Mồng hai tháng giêng đó. Bà đã cùng một chàng ca sĩ tuấn tú đờn ca trên lời hẹn ước. Bà bảo với tôi rằng thời khắc ấy ôi thật là xuyến xao, một cảm giác bồi hồi chẳng tả nổi bà ạ. Bà đã im lặng và trao chàng một nụ hôn, ngay trước mắt tôi. Nàng đã ghì chặt chàng, nàng bảo nàng sẽ chẳng làm gì để mất chàng, nàng yêu chàng. Tôi thầm mừng cho một tình yêu dễ dàng nên thơ đó. Một lòng cảm mến nào đó chính tôi cũng nghẹn ứ ở cổ họng, không cách nào nói ra. Và cái sự quyến luyến quá bất ngờ và khó hiểu kéo dồn ập vào trí óc tôi bấy giờ. Tôi đứng trên ngọn đồi bà đã đờn cho tôi những bản nhạc, những bản nhạc mà tôi nghĩ rằng chỉ dành riêng cho tôi thôi. Và lúc ấy, có sự xúc động nào đó khiến tôi bật khóc. Chẳng hiểu tại sao. Có lẽ là tôi đã hết sức mừng cho bà, người bạn của tôi sáu nhăm năm. Có lẽ là do tôi nghẹn ngào nghĩ rằng bà là ai. Tôi tự hỏi tôi là ai. Tôi nghĩ rằng có tiếng đờn vu vơn bên cạnh tôi những khi mảnh cảm xúc sắp vỡ, nó sẽ đến xoa dịu tôi, làm tâm hồn tôi trở nên tươi đẹp - điều đó mãi không còn là của riêng tôi. Tôi nghĩ rằng khi tôi bước dạo quanh hàng rau xanh rồi bằng qua nó, tôi sẽ dừng chân ở quán cà-phê 'tây', cùng với tiếng hát nàng cất lên làm vần mây đứng yên ở một khoảnh trời lặng - điều này chắc sẽ hiếm khi tôi được chứng kiến một lần nữa. Và cứ thế, tôi vỡ đi mạch xúc cảm của mình mà chẳng có tiếng đờn nào xoa dịu tôi cả.
Tôi cố móm mém cho mình một ý tưởng khác, nhưng chẳng có gì để nghĩ. Và cứ thế một khoảng thin thít xuất hiện giữa tôi và cháu bà.
"Bà cháu đã nghỉ ngơi. Bà ấy nói rằng điều tuyệt vời nhất của cuộc đời bà là có tụi cháu, có một người bạn đời luôn sẵn sàng bảo vệ bà, có một người bạn già luôn sẵn sàng cùng bà đi khắp mọi nơi."- Đứa cháu bà chép miệng, đưa mu bàn tay phải áp lên má, hơi nghiêng đầu. Trong một phút giây đó, nó trông giống như Son Wendy đến kỳ lạ. -"Bà của cháu thuơng bà lắm, bà Kang ạ."
Tôi mỉm cười vỗ những đốt tay già nua của mình lên bàn tay trái của cậu nhóc. -"Liệu sau này về già cháu sẽ nghĩ về ai nhỉ?"- Liệu sao này đứa nhóc trước mặt tôi sẽ nhớ đến ai khi nó về già như tôi. Và với Kang Seulgi tôi, chắc có lẽ trong trí nhớ chẳng còn minh mẩn của mình, tôi chỉ nhớ về một người tôi thuơng yêu nhất, từng chút từng chút một.
"Hóa ra không có tình yêu nào sánh được với tình thương, bà nhỉ?"- Thằng nhóc bật cười.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top