Giả thuyết nguyên nhân

 Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh

• Nhân tố di truyền: có khi là nguyên nhân, có khi là nhân tố thuận lợi

• Nhân cách: nhân cách yếu, không cân đối, kém chịu đựng là 1 cơ sở thuận lợi cho bệnh TT phát sinh, hồi phục khó khăn. Rối loạn TT nặng có thể làm biến đổi nhân cách người bệnh.

• Lứa tuổi: trẻ em là cơ địa thuận lợi để phát sinh các rối loạn liên quan đến stress, rối loạn nhân cách. Tuổi dậy thì dễ bộc lộ bệnh TTPL, tuổi già dễ bị các rối loạn tâm thần thực tổn.

• Giới tính: các rối loạn gặp nhiều ở nam hơn như loạn thần do rượu, loạn thần do chấn thương sọ não; có rối loạn gặp ở nữ nhiều hơn như: rối loạn trầm cảm; rối loạn cảm xúc lưỡng cực...

• Trạng thái toàn thân: có những RL TT xuất hiện sau khi sức khỏe tâm thần giảm sút như mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày; làm việc quá sức...

 Nguyên tắc khi xác định nguyên nhân bệnh tâm thần:

• Nguyên nhân các bệnh TT thường phát huy tác dụng trên cơ sở những điều kiện bên ngoài tác động với các điều kiện bên trong của mỗi bệnh nhân. Vì vậy cần nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ mới xác định được đâu là nguyên nhân.

• Những bệnh TT thường gọi là nội sinh (như TTPL) thường xuất hiện sau nhân tố ngoại lai (sang chấn tâm thần, bệnh nhiễm khuẩn...). Vì vậy, nguyên nhân bệnh này không có căn cứ trực tiếp cho bệnh xuất hiện, cần căn cứ đặc điểm của bệnh cảnh.

• Có 1 số bệnh chưa thống nhất giữa bênh nguyên và bệnh sinh. Có bệnh thì nguyên nhân đã xác định nhưng cơ chế sinh bệnh chưa rõ ràng và ngược lại.

 Những giả thuyết nguyên nhân tâm bệnh lý ở trẻ em và thanh thiếu niên

 Mô hình di truyền, sinh học

 Mô hình tâm lý:

- Lý thuyết phân tâm học của Freud

- Lý thuyết phân tâm học xã hội của Erirk Erikson

- Lý thuyết nhận thức của Piaget

- Lý thuyết hành vi

- Lý thuyết hoạt động

 Tiếp cận văn hóa-xã hội

 Mô hình hệ thống

 Mô hình sinh- tâm -xã hội

1. Mô hình sinh lý, di truyền

• Cấu tạo nơ ron thần kinh

- Phần thân: Tiếp nhận tín hiệu từ các nơ ron thần kinh khác. 

- Sợi trục (Axons): Chuyển các tín hiệu đến các nơ ron TK khác. 

- Synapse: Kẽ hở giữa sợi trục của nơ ron chuyển và thân của nơ ron nhận. 

- Chất chuyển hóa TK: Chất hóa học chuyển những xung năng thần kinh qua kẽ hở synapse.

• Các vấn đề trong sự vận chuyển các thông điệp thần kinh gây ra tâm bệnh. 

- Sợi trục TK phóng ra quá nhiều hoặc quá ít chất dẫn truyền thần kinh. 

- Sợi nhánh (Dendrite) quá nhạy cảm hoặc quá không nhạy cảm với chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng bởi sợi trục

- Chất dẫn truyền thần kinh đọng lại ở synapse quá ít hoặc quá lâu.

• Các chất dẫn truyền TK:

- Acetylcholine (ACH): Phổ biến nhất, Xảy ra trong các hệ thống kiểm soát các cơ, và trong các mạch liên quan đến sự chú ý và trí nhớ. Mức độ thấp liên quan đến bệnh Alzheimer

- Dopamine: Tham gia vào sự kiểm soát của cơ bắp, ảo giác. Tăng dopamin liên quan đến tâm thần phân liệt.

- Endorphins: Có trong não và tủy sống, ngăn chặn đau.

- GABA: Phân phối rộng rãi trong não, ức chế sự lan rộng các chất dẫn truyền thần kinh xấu, đặc biệt là dopamine

- Norepinephrine: Thỉnh thoảng có trong hệ thống thần kinh trung ương. Điều chỉnh tâm trạng, có thể làm tăng kích thích và tỉnh táo. Liên quan đến rối loạn tâm trạng và rối loạn ăn uống.

- Serotonin: Hoạt động chống lại norepinephrine, ức chế hoạt động và gây ngủ. Liên quan đến rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng và ăn uống.

• Bộ não con người

- Bán cầu phải: Kiểm soát hoạt động không gian- thị giác và hành vi cảm xúc 

- Bán câu trái: Kiểm soát các chức năng ngôn ngữ

- Não trước: Kiểm soát các chức năng tâm thần cao hơn như học, nói, suy nghĩ và trí nhớ.

- Thalamus: "Trạm tiếp sức", truyền các xung thần kinh xuyên suốt não

- Vùng dưới đồi (Hypothalamus): Điều chỉnh xung năng cơ thể

- Limbic system:  – Sự trải nghiệm/thể hiện các cảm xúc và động cơ 

- Não giữa: Kiểm soát hoạt động thị giác và thính giác (cùng với não sau), kiểm soát giấc ngủ, sự thức tỉnh và đau đớn. 

- Não sau: Kiểm soát nhịp tim, ngủ, hô hấp và chú ý

Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hành vi của con người. Trường phái này cho rằng các chứng bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, sợ hãi, trầm cảm, hưng cảm, và tâm thần phân liệt đều liên quan đến những thay đổi hay rối loạn trong não bộ.

VD: Bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến những đặc tính bất thường của cấu trúc não bộ có từ bẩm sinh như các khe não thất bị hở sớm và hiện tượng rối loạn ở khu chân hải mã (hippocampus), khu vực phồn lên ở thùy thái dương- giống bàn chân con hải mã. Ngoài ra, bệnh TTPL còn liên quan đến sự dư thừa các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và norepinephrine trong não bộ.

2. Các mô hình tâm lý:

2.1. Lý thuyết phân tâm về tâm bệnh lý ở trẻ em và TTN

• Một số khái niệm công cụ: vô thức, bản năng, libido, mặc cảm odips...

• Đặc điểm phát triển tâm lý bình thường và bất thường:

 Cấu trúc nhân cách:

-Cái ấy

- Cái tôi

- Cái siêu tôi

 Các giai đoạn phát triển của nhân cách:

(1) Giai đoạn môi miệng (0-1 tuổi)

+ Đạt được khoái cảm qua miệng

+ Hoạt động chủ đạo: Bú, mút, cắn, ăn, nhai, chuyển động lưỡi (liếm)...

+ Thể hiện sự gần gũi, thân mật: Bú, mút, ngậm...

+ Thể hiện hung tính: cắn, bặm môi, phun mưa

-> Thất bại của thời kì này có thể dẫn đến trầm cảm, ái kỷ, lệ thuộc, vd: nghiện rượu, hút thuốc, ăn không kiểm soát ...

(2)Giai đoạn hậu môn (1-3)

+ Đạt khoái cảm qua hậu môn

+ Tập trung nhiều vào việc luyện đi toilet

-> Thất bại thời kì này khiến cá nhân xung động, luôn muốn kiểm soát, thu mình về mặt cảm xúc -> Có thể dẫn đến hiện tượng đồng tình luyến ái, ám ảnh cưỡng bức, khổ dâm – bạo dâm

(3) Giai đoạn dương vật (3-5)

+ Đạt khoái cảm nhờ kích thích cơ quan sinh dục, thủ dâm

+ Ở thời kì này, trẻ có ham muốn gần gũi với cha/mẹ

-> Thất bại ở thời kì này/ đồng nhất với cha/ mẹ cùng giới sẽ dẫn đến các vấn đề về bản sắc và giới tính, chống đối xã hội

(4) Giai đoạn âm ỉ (tiềm tàng) (5-11)

+ Suốt thời kì này, tính dục của trẻ ngầm ẩn

+ Tập trung đến các mối quan tâm xã hội lành mạnh, trường lớp, các hoạt động ngoài gia đình

-> Không hoàn thành thời kì này dẫn đến đánh giá bản thân kém, kiểm soát bản thân kém/ quá đáng, khó khăn trong xây dựng quan hệ

(5) Giai đoạn sinh dục (trên 12)

+ Giai đoạn trưởng thành khỏe mạnh

+ Tập trung vào "sự chín muồi" và tính dục phù hợp 

+ Xây dựng bản sắc mạnh hơn, thiết lập mối quan hệ tính dục dựa trên tình yêu và xây dựng sự nghiệp

-> Thất bại giai đoạn này -> Khuếch trương bản ngã

 Cơ chế phòng vệ: Là cách thức  đương đầu với xung đột nội tâm, có xu hướng kém thích nghi

(1) Tránh né: Từ chối (có ý thức) tiếp cận/ đương đầu với các tình huống tình cảm khó khăn

(2) Ức chế/ dồn nén: Dồn các suy nghĩ, tình cảm khó chịu xuống vùng vô thức thay vì đối mặt với chúng

(3) Chia tách: tách bản thân ra khỏi tình huống qua mất trí nhớ (với quá khứ) hoặc mất nhận thức (với hiện tại)

(4) Trí thức hóa: Tránh né những cảm xúc bằng cách tập trung vào các suy nghĩ và sự trừu tượng hóa

(5) Phóng chiếu: Đặt những suy nghĩ, tình cảm, hành vi không chấp nhận được của mình vào người khác

(6) Hợp lý hóa: Thanh minh cho hành động của ai đó theo cách chỉ phục vụ bản thân, không có căn cứ

(7) Thoái lui: Trở lại thời kì phát triển thấp hơn (thời kì môi miệng, hậu môn)

(8) Triệu chứng cơ thể hóa: Chuyển các mâu thuẫn tình cảm thành triệu chứng cơ thể

..........................

 Giả thuyết nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm bệnh lý ở trẻ em và TTN

- Cái ấy ><cái siêu tôi  Cái tôi căng thẳng, mệt mỏi

- Cá nhân biểu hiện quá mức cơ chế phòng vệ

- Cá nhân không trải qua thành công các giai đoạn phát triển

- Mọi vấn đề tâm bệnh hiện tại đều có nguồn gốc từ những vấn đề trong quá khứ, nằm trong vùng vô thức



2.2. Lý thuyết phân tâm học xã hội của E.Erikson

 Một số khái niệm cơ bản

 Một số đặc điểm phát triển tâm lý bình thường và bất thường

 Các giai đoạn khủng hoảng cuộc đời theo E.Erikson: 8 giai đoạn

2.3. Lý thuyết nhận thức của Piaget

 Khái niệm cơ bản

 Một số đặc điểm phát triển tâm lý bình thường và bất thường

- Các giai đoạn phát triển trí tuệ ở trẻ em

 Giai đoạn 1: trí tuệ giác động

 Giai đoạn 2: Tiền thao tác

 Giai đoạn 3: Thao tác hình thức

 Giai đoạn 4: Thao tác trí tuệ

- Nguyên nhân gây ra vấn đề tâm bệnh ở trẻ em và TTN

2.4. Lý thuyết hành vi

- Hành vi là các phản ứng, gồm cả phản ứng cảm xúc đáp trả lại kích thích

- Hành vi thích nghi/ kém thích nghi đều là do học được và được củng cố

- Ba quá trình hành vi cơ bản:

+ Điều kiện hóa cổ điển (Waston)

+ Điều kiện hóa tạo tác (B. F. Skinner)

+ Học qua quan sát (Albert Bandura)

 Mô hình Điều kiện hóa cổ điển với tâm bệnh

- Triệu chứng tâm bệnh: TC bày tỏ vấn đề trước kích thích trung tính -> chứng tỏ TC có vấn đề với kích thích ko đk đi kèm -> cần tìm ra kích thích ko đk đó (nguyên nhân)

- Giải thích sự xuất hiện ám sợ, sự hấp dẫn tình dục không bình thường và những phản ứng tình cảm mạnh khác.

 Mô hình điều kiện hóa thao tác (hành vi tạo tác):

- Hành vi không bình thường là do học được và củng cố

- Việc học là kết quả của thưởng/ phạt

- Củng cố:  Làm tăng hành vi (VD: con chó làm đúng theo lệnh của ông chủ như bơi xuống nước cắp quả bóng thì cho 1 miếng thịt. Nếu hành động làm theo lệnh của con chó càng ngày càng tăng thì miếng thịt được xem là cái củng cố)

 Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực  tăng cường hành vi

+ Củng cố tích cực

+ Củng cố tiêu cực

- Trừng phạt: Làm giảm hành vi (đánh đòn khi con không vâng lời trừng phạt)

- Các hành vi, cảm xúc kém thích nghi là kết quả của các củng cố không tốt:

+ Các củng cố dương tính không tốt: Heroin, thuốc lá...  Lạm dụng heroin, thuốc lá

+ Thiếu củng cố dương tính  trầm cảm

+ Thoát khỏi/ tránh né củng cố âm tính: uống rượu để giảm lo lắng, tránh các mối quan hệ gần gũi để giảm lo lắng  Lạm dụng chất, trầm cảm 

+  Thiếu phạt hiệu quả  hành vi chống đối xã hội, rối loạn nhân cách...

 Theo skinner, sự thao tác là 1 phản ứng tự xuất phát từ hệ quả của các kích thích có điều kiện của môi trường bên ngoài.

 Cũng theo Skinner, con người, con vật có thể học hỏi và ước muốn làm 1 hành động nào đó nếu  hành vi đó luôn có những yếu tố củng cố đến từ môi trường.

 Biến cố kích thích làm gia tăng hành vi thì gọi là cái củng cố.

 Biến cố kích thích nào làm giảm hành vi thì gọi là cái trừng phạt

 Mô hình hành vi học tập xã hội:

- Các hành vi thu được bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này (làm mẫu)

- Việc làm mẫu được ảnh hưởng bởi:

+ Mô hình được củng cố/ phạt

+ Sự tương tự giữa mô hình và người quan sát

- Hành vi không bình thường được học đúng theo cách của hành vi bình thường.

- Quan sát các hành vi không bình thường có thể được xem là nguyên nhân gây ra tâm bệnh:

+ Cha mẹ bạo hành sẽ đóng vai trò như mẫu hình cho con cái họ 

+ Cha mẹ nghiện rượu sẽ đóng vai trò như mẫu hình cho con cái

VD: 1 số trẻ em thường chứng kiến hành động bạo lực, tàn ác của người lớn khi lớn lên dễ có khuynh hướng hành động hiếu chiến và tàn bạo tương tự.

2.5. Lý thuyết hoạt động

2.6. Lý thuyết nhận thức-hành vi:

- Không phải những gì xảy ra ảnh hưởng đến con người mà cách con người diễn dịch, nghĩ về những gì xảy ra như thế nào ảnh hưởng đến họ.  

- Hành vi bất thường là kết quả của các suy nghĩ vô lý/ kém thích nghi về các sự kiện trong cuộc đời họ.

- Các suy nghĩ vô lý gồm: Những suy nghĩ không chính xác; Những suy nghĩ không thực tế/ khả thi; Những suy nghĩ không có ích

- Suy nghĩ tự động nảy sinh: Trải nghiệm tuổi thơ, yếu tố sinh học  Sơ cấu nhận thức (niềm tin)  suy nghĩ tự động  cảm xúc, hành vi)

• Sơ cấu:

- Là các giả định và sự mong đợi về những gì chúng ta cần phải làm/ những gì phải xảy ra/ tại sao/ khi nào?

- Là một màng lọc cơ bản giúp con người diễn giải thế giới, tương lai và bản thân họ.

- Sơ cấu có xu hướng không thay đổi, vì con người có xu hướng:

+ Chú ý vào thông tin ủng hộ sơ cấu

+ Diễn dịch thông tin sao cho TT đó ủng hộ sơ cấu

- Mỗi cá nhân có nhiều sơ cấu nhận thức khác nhau về các khía cạnh của cuộc sống bao gồm:

+ Về bản thân: Những gì ta giỏi, không giỏi, điểm mạnh, điểm yếu ... (Sơ cấu giáo sư; Sơ cấu người cha; Sơ cấu nhà tâm lý; Sơ cấu người chồng)

+ Về các mối quan hệ: Động cơ của cá nhân; cách tương tác với các nhân vật quyền lực

+ Về sự vật hiện tượng khác: Liệu đi xe máy có an toàn không, lái xe máy thế nào...

• Cấu trúc sơ cấu: niềm tin cơ bản+ mạng kết nối

*Niềm tin cơ bản:

+ Là niềm tin của ta về thế giới và bản thân, phản ánh quan điểm của ta về thế giới, bản thân, những người khác và tương lai.

+ Những niềm tin cơ bản nằm dưới những suy nghĩ hàng ngày, chúng ta diễn giải các sự kiện xảy ra dựa trên những niềm tin cơ bản này.

+ Thường phát triển từ thời thơ ấu

+ Thường tiêu cực và có thể không đúng

VD: Người Trầm cảm: Niềm tin cơ bản Bất lực (Tôi luôn thất bại/ Tôi Không đáng yêu/ Không ai yêu tôi).

VD: Người Lo lắng: Niềm tin cơ bản bị đe dọa (Mọi người luôn luôn lợi dụng tôi/ Thế giới nguy hiểm/ Thế giới là một nơi nguy hiểm)

*Mạng kết nối: Giúp liên kết các niềm tin cơ bản khác nhau

+ Vì mạng kết nối này, khi một niềm tin cơ bản được kích hoạt, những niềm tin cơ bản khác trong mạng lưới cũng được kích hoạt.

VD Những người trầm cảm: Những niềm tin cơ bản tiêu cực thường kết nối chặt chẽ với nhau

• Sơ cấu nhận thức với tâm bệnh:

- Thường thì sơ cấu nhận thức là hữu ích, giúp chúng ta xử lý thông tin hiệu quả hơn theo cách lành mạnh.

- Nhưng sơ cấu cũng có thể gây ra nhiều vấn đề vì:

+ Chúng cứng nhắc.

+ Thực tế >< sơ cấu nhận thức  người ta thường thay đổi thực tại hơn là sửa đổi những sơ cấu nhận thức không đúng

• Suy nghĩ tự động

- Suy nghĩ tự động nảy sinh như một phản ứng lại với những trải nghiệm của cá nhân qua từng tình huống sinh hoạt thường ngày

- Suy nghĩ tự động đại diện cho cách giải mã về những sự kiện xảy ra trong môi trường dựa trên những niềm tin cơ bản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #him