Tại sao người ta lại tự tử?
Thật khó để tưởng tượng điều gì đã khiến một người bạn, người thân hay người nổi tiếng quyết định kết liễu cuộc đời mình. Có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào và bạn sẽ tự vấn mình đã bỏ qua điều gì. Thông thường có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người quyết định tự tử.
BỆNH TÂM LÝ
Hầu hết mọi người đưa ra quyết định cố gắng tự tử một cách bốc đồng thay vì lên một kế hoạch cụ thể.
Mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định tự tử của một người, điều phổ biến nhất là trầm cảm nặng. Trầm cảm có thể khiến người ta cảm thấy đau đớn về mặt cảm xúc và mất hy vọng, khiến họ không thể tìm thấy cách nào khác để làm dịu cơn đau ngoài việc tự kết thúc cuộc sống của mình.
Các bệnh tâm lý khác có thể làm tăng nguy cơ tự tử bao gồm:
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)
Rối loạn ăn uống
Tâm thần phân liệt
SANG CHẤN TÂM LÝ
Một người từng bị chấn thương tâm lý, bao gồm lạm dụng tình dục, hiếp dâm, lạm dụng thể chất, hoặc chấn thương chiến tranh, có nguy cơ tự tử cao hơn, thậm chí nhiều năm sau chấn thương.
Trong một cuộc khảo sát gần 6.000 người Mỹ trưởng thành, gần 22% những người bị cưỡng hiếp đã cố gắng tự tử tại một thời điểm nào đó trong khi 23% những người từng bị hành hung thể chất cố gắng tự sát tại một thời điểm nào đó.
Bị chẩn đoán sang chấn tâm lý (PSTD) hoặc nhiều sự cố chấn thương thậm chí còn làm tăng nguy cơ tự tử. Điều này một phần là do trầm cảm thường gặp sau chấn thương và trong số những người bị PTSD, gây ra cảm giác bất lực và tuyệt vọng dẫn đến tự tử.
SỬ DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH HOẶC CHẤT GÂY NGHIỆN
Ma túy và rượu cũng có thể ảnh hưởng đến một người đang cảm thấy muốn tự sát, làm cho họ bốc đồng hơn và có khả năng cao sẽ hành động theo ý muốn của mình hơn là khi tỉnh táo. Sử dụng chất gây nghiện và chất kích thích có thể góp phần vào những lý do khác khiến người ta tự tử, chẳng hạn như mất việc và mất đi các mối quan hệ.
Tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện và chất kích thích cũng cao hơn ở những người mắc chứng trầm cảm và các chứng rối loạn tâm lý khác. Kết hợp chúng lại với nhau khiến rủi ro tự sát tăng lên.
SỰ MẤT MÁT HOẶC CHỨNG SỢ HÃI
Một người có thể quyết định tự sát khi đối mặt với mất mát hoặc mắc chứng sợ hãi. Những tình huống này có thể bao gồm:
- Thất bại trong việc học.
- Bị bắt hoặc bị giam cầm.
- Bị bắt nạt, bị thóa mạ, kể cả bắt nạt qua mạng.
- Các vấn đề tài chính.
- Kết thúc một tình bạn thân thiết hoặc một mối quan hệ quan trọng.
- Mất việc.
- Mất bạn bè hoặc gia đình chấp nhận do tiết lộ khuynh hướng tình dục của bạn.
- Mất đi địa vị xã hội.
MẤT HY VỌNG
Sự mất hy vọng, dù trong thời gian ngắn hay dài, đã được phát hiện trong nhiều nghiên cứu góp phần vào quyết định tự tử của một người. Người đó có thể phải đối mặt với một thách thức về mặt thể chất hoặc xã hội và có thể không thấy được cách nào để cải thiện tình hình.
Khi người ta cảm thấy họ đã mất hết hy vọng và không thể thay đổi thì điều đó có thể làm lu mờ tất cả những thứ tốt đẹp trong cuộc sống của họ, khiến việc tự tử dường như là một lựa chọn khả thi.
Mặc dù một người quan sát bên ngoài cho rằng mọi thứ có vẻ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng những người mắc chứng trầm cảm có thể không thể thấy được điều này do bi quan và sự tuyệt vọng đi kèm với căn bệnh này.
BỆNH MÃN TÍNH
Nếu một người bị bệnh mãn tính mà không có hy vọng chữa trị hoặc muốn từ bỏ việc chữa trị, tự tử có vẻ như là một cách để kiểm soát cuộc sống của họ. Ở một số bang của Mỹ, việc trợ giúp tự tử là hợp pháp vì lý do này (cái chết nhân đạo).
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học dự phòng Hoa Kỳ, các tình trạng sức khỏe sau đây liên quan đến nguy cơ tự tử cao hơn:
Bệnh hen suyễn
Đau lưng
Chấn thương não
Ung thư
Suy tim bẩm sinh
Tiểu đường
Động kinh
HIV/AIDS
Bệnh tim
Huyết áp cao
Chứng đau nửa đầu
Bệnh Parkinson
Bệnh mãn tính cũng có thể gây ra lo âu và trầm cảm, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ tự tử của bạn. Theo nghiên cứu, những người bị bệnh mãn tính có nguy cơ mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu cao gấp bốn lần so với những người bình thường.
CẢM GIÁC BẢN THÂN LÀ GÁNH NẶNG CHO NGƯỜI KHÁC
Một người bị bệnh mãn tính hoặc bệnh nan y cũng có thể cảm thấy như một gánh nặng đối với người khác, vì ngày càng khó khăn hơn khi yêu cầu được đi thăm khám bệnh hoặc giúp đỡ nhiều hơn trong công việc nhà hoặc hỗ trợ chi trả tiền viện phí. Trên thực tế, nhiều người quyết định tự tử thường khẳng định rằng những người thân yêu hoặc thế giới nói chung sẽ tốt hơn nếu không có họ.
Lời nói này là một dấu hiệu cảnh báo phổ biến về tự tử. Một người thường tự coi mình là gánh nặng cho người khác hoặc cảm thấy vô giá trị do cảm xúc đè nặng mà họ đang mang trong mình.
CÔ LẬP XÃ HỘI
Một người có thể bị cô lập về mặt xã hội vì nhiều lý do, bao gồm mất bạn bè hoặc vợ chồng, trải qua một cuộc ly hôn, bệnh tâm thần hoặc thể chất, lo lắng xã hội, nghỉ hưu, hoặc do chuyển đến một địa điểm mới. Sự cô lập xã hội cũng có thể gây ra bởi các yếu tố nội tại như lòng tự trọng thấp. Điều này có thể dẫn đến sự cô đơn và các yếu tố rủi ro khác của việc tự tử như trầm cảm và rượu chè hoặc lạm dụng ma túy.
LỜI CẦU CỨU
Đôi khi người ta cố gắng tự tử không phải vì họ thực sự muốn chết, mà bởi vì họ không biết làm thế nào để được giúp đỡ. Những nỗ lực tự sát không phải để nhận lại sự chú ý mà là sự giúp đỡ. Nó trở thành một cách để chứng minh cho thế giới thấy họ đang tổn thương đến mức nào.
Thật không may, những lời kêu gọi giúp đỡ đôi khi có thể gây chết người nếu người đó từng tự tử bất thành. Những người này cũng có nguy cơ cao hơn rất nhiều trong việc thử lại lần nữa, và nỗ lực thứ hai của họ có khả năng thành công nhiều hơn.
SỰ CỐ TỰ SÁT
Một số tình huống có vẻ như sự cố tự sát. Trò chơi nghẹt thở (còn được gọi là "thử thách pass-out", "flatliner" và "space monkey" ...) nơi thanh thiếu niên tự siết cổ mình để đạt được cảm giác giống như high và như đang ngạt thở. Các sự cố tự sát khác bao gồm sử dụng thuốc quá liều, súng và ngộ độc.
LỜI NHẮN
Bạn có thể không bao giờ biết được tại sao một người lại tự tử. Mặc dù ai đó trông như đang sống hết mình, nhưng có lẽ họ không cảm thấy như vậy.
VUI LÒNG KHÔNG SAO CHÉP
Bài gốc: Nancy Schimelpfening
Tư vấn bởi bác sĩ tâm lý: Carly Snyder, MD
Dịch: An Khương
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top