NLXH: Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Đối tượng nghị luận
– Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm hồn... của con người.
– Các tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn, Trung thực, Khiêm tốn, Nhân ái, Không có gì quý hơn độc lập tự do...
2. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
– Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể hoàn toàn đúng đắn, cần ca ngợi, khẳng định; hoặc hoàn toàn sai lầm, cần lên án, phê phán; cũng có thể vừa đúng, vừa sai.
– Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chưa thật đầy đủ, toàn diện, cần bổ sung.
– Đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chia ra theo hai dạng:
+ Dạng mệnh lệnh: mệnh lệnh trong đề thường là: hãy bàn luận, nêu suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, nêu nhận xét, bày tỏ thái độ, trình bày suy nghĩ... Chẳng hạn: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: Yêu thương là cho đi hơn nhận về.
+ Dạng mở, không có mệnh lệnh: đạo lí Có học mới hay, có cày mới giỏi...
3. Dàn ý chung
� Mở đoạn (khoảng 4 dòng)
– Dẫn dắt ngắn gọn vào vấn đề.
– Trích dẫn nếu cần.
– Nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề.
� Thân đoạn (khoảng 12 – 16 dòng) Giải – Nguyên – Minh – Luận – Dụng
Bước 1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. ¨ Là gì?
F Yêu cầu:
– Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa.
– Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
– Cần dựa vào văn bản phần Đọc hiểu để giải thích ý, tránh suy diễn.
Bước 2. Bình luận, nêu quan điểm cá nhân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lí giải cho quan điểm đó. ¨ Tại sao?
F Yêu cầu:
– Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm các nhận rõ ràng.
– Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn luận.
– Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
Bước 3. Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể. ¨ Như thế nào?
F Yêu cầu:
– Dẫn chứng cần chân thực, hợp lí, tiêu biểu, phục vụ cho việc bàn luận.
– Nên kết hợp các dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – thế giới, người nổi tiếng – người bình thường, hiện thực – văn chương... sao cho phong phú, đa dạng và giàu sức thuyết phục.
– Có bốn cách lấy dẫn chứng phổ biến:
+ Cách 1. Lấy dẫn chứng bằng các hiện tượng có thật hiển nhiên, không thể phủ nhận (ví dụ: thủng tầng ôzôn khiến bầu khí quyển bị ảnh hưởng...).
+ Cách 2. Lấy dẫn chứng bằng số liệu cụ thể, rõ ràng (ví dụ: thống kê con số các vụ tai nạn giao thông, các vụ ngộ độc thực phẩm...).
+ Cách 3. Lấy dẫn chứng bằng một ví dụ tiêu biểu, nổi tiếng, điển hình (ví dụ: thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí đã vượt lên số phận để trở thành nhà giáo ưu tú...).
+ Cách 4. Lấy dẫn chứng bằng lời nói của một người nổi tiếng (ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó...).
Bước 4. Luận bàn, đánh giá các khía cạnh của vấn đề: phê phán hạn chế, ca ngợi, khẳng định hướng tích cực... ¨ Toàn diện chưa?
F Yêu cầu:
– Các em học sinh nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
– Cần xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác, lật đi lật lại vấn đề, tránh phiến diện.
– Có thể đưa ra các quan điểm khác biệt nhưng phải hợp lí và thuyết phục.
Bước 5. Thực hành tư tưởng đạo lí trong thực tế: nêu bài học nhận thức và hành động. ¨ Cần làm gì?
F Yêu cầu:
– Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
– Bài học cần chân thành và giản dị, phải hướng tới tuổi trẻ, ứng dụng thiết thực cho thực tế đời sống, không sáo rỗng, hình thức.
– Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
� Kết đoạn (khoảng 4 dòng)
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người.
II. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
1. Đối tượng nghị luận
– Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ và có ý nghĩa đối với xã hội...
– Các hiện hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực như: ý chí, nghị lực, tình yêu thương... nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực cần phê phán như: sự lười nhác, những thói quen xấu, tham nhũng...
2. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống
– Có sự việc, hiện tượng tốt, cần ca ngợi, biểu dương.
– Có sự việc, hiện tượng không tốt, cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
– Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một câu chuyện, một mẩu tin để người làm bài sử dụng.
– Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
– Mệnh lệnh trong đề thường là: nêu nhận xét, nêu ý kiến, nêu suy nghĩ của mình, bày tỏ thái độ, trình bày suy nghĩ...
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống thường có ba loại nhỏ:
+ Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống xã hội: như nghị lực, ý chí, tình yêu thương...
+ Trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trong đời sống xã hội trở lên: như thất bại và thành công, cho và nhận... Loại này cần xem xét quan hệ giữa hai hiện tượng.
+ Từ một hiện tượng thiên nhiên, trình bày suy nghĩ về đời sống xã hội như: Giữa một vùng khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đóa hoa thật đẹp; câu chuyện hai biển hồ ở Palétxtin... Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên.
3. Dàn ý chung
� Mở đoạn (khoảng 4 dòng)
– Dẫn dắt ngắn gọn vào hiện tượng.
– Nêu luôn thái độ đánh giá chung về hiện tượng đó.
� Thân đoạn (khoảng 13 – 16 dòng) Thực – Nguyên – Thái – Biện – Liên
Bước 1. Thực trạng, các biểu hiện cụ thể trong cuộc sống của hiện tượng được nêu. ¨ Như thế nào?
F Yêu cầu:
– Có thể nêu mối quan hệ của hiện tượng này với ngữ liệu phần Đọc hiểu.
– Cần nêu những ví dụ, những trường hợp cụ thể, chi tiết và chân xác.
– Nếu nhớ rõ, có thể trích nguồn hoặc thông tin.
– Nếu không nhớ rõ thì tuyệt đối không được ghi sai lệch thông tin, làm giảm tính thuyết phục của bài viết.
Bước 2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (Khách quan và chủ quan) ¨ Do đâu?
F Yêu cầu:
– Nguyên nhân của hiện tượng xã hội bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp.
– Nguyên nhân đưa ra cần hợp lí, chính xác.
Bước 3. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, bày tỏ thái độ biểu dương hay phê phán. ¨ Thái độ như thế nào?
F Yêu cầu:
– Thái độ đánh giá khách quan, rõ ràng.
– Có thể nêu những cách đánh giá mang màu sắc cá nhân, nhưng phải thuyết phục và hợp lí.
Bước 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. ¨ Làm gì?
F Yêu cầu:
– Biện pháp đưa ra cần thiết thực, khả thi, không chung chung, trừu tượng.
– Biện pháp bao gồm cả biện pháp của xã hội – cơ quan Nhà nước – cá nhân; biện pháp cả ý thức – hành động.
Bước 5. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. ¨ Bài học gì?
F Yêu cầu:
– Bài học cho bản thân cần phù hợp với quan điểm, thái độ cá nhân nêu trước đó.
– Cần nêu hai bài học: một bài học nhận thức, một bài học hành động.
� Kết đoạn (khoảng 4 dòng)
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
– Nêu suy nghĩ về sự thay đổi của hiện tượng xã hội đó trong tương lai.
——————————————————————————
Cập nhật 19/2
Mình dự định làm một bài viết chia sẻ về cách mình học văn cùng những tip nho nhỏ trong quá trình ôn thi & nâng cao khả năng viết.
Nếu bạn quan tâm, vui lòng để lại cmt dưới đây cho mình biết nha.
Đừng quên fl, bình chọn để mình có thêm động lực nhé.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top