NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

[☀Đừng viết – Hãy viết “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân]

Reup lại một bài viết xưa xưa hy vọng có ích đối với các bạn trong khoảng thời gian này. Ở đây mình không thể phân tích kĩ nên chỉ là ví dụ để các bạn hình dung ra tinh thần thôi nha, hồi mình cùng các bạn 2k4 ôn tác phẩm này cũng đã phải bay lượn mấy buổi mới xong hết, cũng rất mệt nha, nhưng thật sự là nó hayyy🏞

❌Đừng viết: Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nhà văn Nguyễn Tuân với lòng say mê cái đẹp khi đến với  nhiều vùng đất khác nhau đã sáng tạo dồi dào. Tác phẩm khắc họa hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà và cả hình ảnh con người trong cuộc sống và chiến đấu trên thác dữ.
✅Hãy viết: Nguyễn Tuân từng muốn mỗi ngày đều có "cái say của rượu tân hôn", kì vọng mỗi trang đời là một trang nghệ thuật. Luôn luôn đổi mới cảm giác, nhận thức cũng như phương châm cảm thụ cái đẹp, ông coi đời là những “ trang hoa” luôn mở dưới ánh sáng nghệ thuật mới. Và chuyến đi Tây Bắc của nhà văn sau Cách mạng là một " trang hoa" như thế. Để từ đây vẻ đẹp thiên nhiên và con người được mở ra " dưới ánh sáng nghệ thuật" của " Người lái đò Sông Đà". Tác phẩm khắc họa về vẻ đẹp " hung bạo trữ tình" của con sông và vẻ đẹp " tài hoa trí dũng" ở con người trong cái nhìn đôn hậu tha thiết của Nguyễn Tuân.

❌Đừng viết: Nhà văn Nguyễn tuân  đưa người đọc đến những cái ghê rợn của dòng sông Đà trước hết là những âm thanh của tiếng thác gào rùng rợn, hoang dã: con sông Đà đã trở thành một loại thủy quái vừa hung ác, vừa nham hiểm: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lau, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bừng bừng”. Ở đoạn văn này, tác giả đã huy động rất nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, liên tưởng, so sánh, sử dụng hàng loạt động từ mạnh khiến hình ảnh sông Đà thật ghê rợn như một nhân vật mang tâm địa hiểm ác với cái kiểu khôn khéo, ranh ma.
✅Hãy viết: "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Người ta nói toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu". Và trên trang văn của một người như thế, ta dễ dàng được thưởng lãm cái độc đáo đến từ nghệ thuật dùng từ, dùng chữ khi nó tái hiện được linh hồn sống động của vạn vật mà cảm giác như sự mê hoặc đấy có thể làm “rung rinh” cả gỗ đá vô tri. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”… Những cách ví von mới lạ cùng ngôn ngữ giàu sức gợi kết hợp với cách ngắt nhịp gấp gáp đã tác động mạnh mẽ đến người đọc, để rồi một thoáng giật mình: ta hình như cũng căng thẳng, cũng nín thở, cũng hồi hộp theo từng dòng từng chữ mà Nguyễn Tuân mô tả, để thấy rằng qua những “dấu triện riêng” trên trang văn của người nghệ sĩ, người ta dễ dàng hình dung ra được một tài năng lớn, một tầm vóc lớn.

❌Đừng viết: Hình tượng hung bạo, dữ dội của con sông được tác giả khắc hoạ rõ nét nhất chính là ở khúc thác sông Đà. Tác giả miêu tả con sông bằng những hình ảnh hết sức biểu cảm, bằng những âm thanh dữ dội nhiều sắc thái nhưng ở phân đoạn về sau, con sông Đà lại rất trữ tình.
✅Hãy viết: Dưới trang văn của Nguyễn Tuân, sông Đà hung bạo hiện lên như một thứ kẻ thù đích thực. Chuyến đi thoả mãn cái khát khao “xê dịch” của nhà văn, trong chuyến đi ấy ông đã không quên tìm kiếm cả “chất vàng” của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, rất hiểm trở nhưng cũng mang vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng say đắm lòng người. Cái thiên nhiên như thế, dễ làm cho lòng người ta có cảm hứng muốn “đề thơ vào sông nước”.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top