tai lieu trai

Ý Nghĩa Chào Kính Của Gia Ðình Phật TửGia Ðình Phật Tử dùng ấn Cát Tường để chào nhau khi mặc đồng phục. Chào theo lối này để biểu lộ tinh thần đoàn kết, tinh thần kỷ luật và sự hòa hợp của tổ chức Gia Ðình Phật Tử.Cách bắt ấn Cát Tường: Người chào đứng thẳng, mặt hướng về nguời mình chào, tay phải gập lại, cánh tay song song với thân người, lòng bàn tay hướng về phía trước, cùi chỏ gần sát thân người và ngang hàng với tầm lưng, đừng quá ra phía sau hay phía trước, các ngón tay khép vào nhau, ngón tay cái đè lên ngón đeo nhẫn (ngón áp út) trong khi ngón này gấp lại, mủi bàn tay ngang tầm vai. Tay trái xuôi theo người. Người được chào phải chào lại người chào mình.Ngoài ra chào theo lối bắt ấn Cát Tường còn có mục đích nhắc nhở chúng ta lắng lòng cho trong sạch, giữ vững niềm tin Phật, nhớ lời Phật dạy, tránh dữ làm lành.Chính đức Phật thường dùng ấn này để phóng hào quang cứu độ chúng sanh.Các phương cách chào kính trong Gia Ðình Phật Tử:

1. Chào nhau khi gặp mặt lần đầu tiên trong ngày, ngƣời nhỏ chào người lớn trước.

2. Khi đi từng đoàn gặp anh chị trưởng chỉ người hướng dẫn chào mà thôi.

3. Khi gặp đám tang tất cả đều chào một lần.

4. Khi chào cờ Ðoàn chào một lần, lúc hát bài ca chính thức Ðóa Sen Trắng không chào.

5. Khi gặp chư Tăng Ni chắp tay vái chào, đi từng đoàn người hướng dẫn chào chư Tăng Ni.

6. Khi gặp quý Bác trong khuôn hội, Phật Tử lớn tuổi, anh chị trưởng mặc thường phục vòng tay cuối đầu chào.Giữ yên lặng trong khuôn viên chánh điện Chùa để tỏ lòng thành kính.

NĂM ÐIỀU LUẬT CỦA GIA ÐÌNH PHẬT TỬI. MỞ ĐẦU:

Trong bản Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam có ghi 5 điều luật của Ngành Thiếu trở lên là:

1. Phật Tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.

2. Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.

3. Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.

4. Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

5. Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Đó là những điều lệ, quy luật được đặt ra để cho Đoàn sinh tuân theo hành động, ngăn ngừa mọi lỗi lầm, phát triển điều thiện, hầu đạt mục đích của Gia Đình Phật Tử.

II. ĐỊNH NGHĨA:

1. Quy y Phật Pháp Tăng: là quay về nương tựa Tam Bảo. Là Phật tử em phải tôn Phật Pháp Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, hướng về Tam Bảo, không theo Thượng-Đế, tà sư, không theo ngoại đạo tà giáo, không theo bè đảng độc ác.

Giữ giới đã phát nguyện: Giới là những giới luật của Đức Phật đặt ra. Người Phật tử tại gia thực hành và duy trì năm giới, tùy nguyện tùy sức đã phát nguyện thọ lãnh giới nào thì triệt để giữ giới ấy, không lúc nào trái phạm. Nếu trái phạm thì phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.

2. Mở rộng lòng thƣơng, tôn trọng sự sống: Phật tử thực hành hạnh Từ-Bi, mở rộng lòng thương bản thân mình, gia đình mình và tất cả mọi người, mọi loài là tôn trọng sự sống của tất cả chúng sanh. Phật tử tôn trọng sự sống nghĩa là không những không giết hại mạng sống của bất cứ ngườinào, sinh vật nào, mà còn phải bảo tồn, tôn trọng tất cả sự sống, kể cả sự sống của những sinh vật nhỏ. Phật tử ăn chay và không sát hại là giữ được điều luật này.

3. Trau dồi trí tuệ: Trí tuệ là lý trí là sự hiểu biết. Phật tử dùng trí tuệ để tìm hiểu, học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Phải dùng trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin. Đối với Phật Pháp, Phật tử hết sức tìm hiểu giáo pháp của Phật, dùng lý trí phân tích, thực nghiệm để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật tử nhận rõ rằng chỉ có sự thực hành mới phát sinh trí tuệ con ngƣời.

4. Tôn trọng sự thật nghĩa là biết sống đúng với lẽ phải và sự thật. Phật tử sẽ không nói láo vì nói láo là trái với sự thật. Phật tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình.

Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm: Phật tử thực hành hạnh Thanh Tịnh (hạnh hoa sen trong trắng) để giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ, việc làm cho trong sạch. Phật tử chỉ nói lời chân thật, hòa nhã; Phật tử không nghĩ, không làm các điều ác, chỉ nghĩ, chỉ làm các điều thiện có lợi cho mình và người khác.

5. Sống hỹ xã để dũng tiến trên đường đạo: Phật tử thực hành hạnh Hỹ Xã và Tinh Tấn. Hỹ Xã nghĩa là luôn luôn hoan hỷ, vui vẻ, dầu gặp những nghịch cảnh, trở ngại. Phật tử vui vẻ hy sinh để giúp đỡ cứu khổ cho mọi người mọi loài, không để tâm ganh ghét thù hằn một ai. Tinh Tấn nghĩa là chuyên cần trên mọi công việc. Phật tử luôn luôn tinh tấn trên đường tu tập, và làm việc gì cũng phải quyết chí làm cho đến khi thành tựu mới thôi. Dù gặp thất bại, Phật tử không có quyền lùi bước, và luôn gắng sức mỗi khi gặp nghịch cảnh, trở ngại.

Huy Hiệu Hoa SenHuy hiệu của Gia Ðình Phật Tử là dấu hiệu tròn, Hoa sen trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ.

I. Hình Tròn: Tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại.

II. Màu Trắng: Tượng trưng cho ánh sánh của Trí Huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh Tịnh hoàn toàn (giải thoát). Hoa sen là loại hoa mọc trong bùn dơ nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm tượng trưng cho sự không bị sa đọa của người Phật Tử dù sống với xã hội độc ác dơ bẩn.

III. Tám Cánh sen: Chỉ rõ mục đích Gia Ðình Phật Tử:

A. Năm cánh trên Tượng trưng cho năm hạnh của người Phật Tử, từ ngoài nhìn vào:

1. Cánh giữa: hạnh Tinh Tấn. Tinh Tấn nghĩa là luôn luôn tiến trên con đường trong sạch, trên con đường Ðạo. Tượng trưng cho hạnh Tinh Tấn là Ðức Phật Thích Ca, người đã rời bỏ hạnh phúc gia đình, ngôi báu, vợ con, danh lợi, để dấn thân trên đường Ðạo, tu khổ hạnh trong 6 năm, ngồi thuyền định 49 ngày để đạt đến giác ngộ, rồi lại đi thuyết pháp giáo hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín năm. Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh tinh tấn là luôn luôn tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi. Trái với hạnh Tinh Tấn là lười biếng trên đường đạo, trong bổn phận của mình.

2. Bên trái cánh giữa: Hỷ xả, có nghĩa là luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người vui vẻ hoan hỷ, sống phóng xả hy sinh. Gặp việc buồn, dữ, hoặc bệnh tật không than khóc, không quá lo buồn, không sợ hãi. Thấy người làm việc lành hoặc được may mắn thì vui vẻ, tán thành, không ganh ghét, bực tức. Thấy người gặp buồn khổ thì khuyên giải, giúp đỡ. Gặp người xúc phạm đến mình không tức giận. Biết hy sinh cho mọi người, mọi loài. Hỷ xả không có nghĩa là vui vẻ trẻ trung cười nói ồn ào. Hỷ xả là hạnh của một tâm hồn trong sạch, yêu đời, thương mọi loài, điềm tĩnh và biết hy sinh. Người sống theo hạnh Hỷ xả luôn luôn có gương mặt tươi trẻ, cặp mắt trong sáng, nụ cười hiền hòa, và trong thân tỏa ra sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ hy sinh theo mình. Tượng trưng cho hạnh HỶ xả là Ðức Phật Di Lặc, một Ðức Phật có một lòng thương rộng lớn cao cả, một gương mặt luôn luôn tươi cười.

3. Bên phải cánh giữa: hạnh Thanh Tịnh, có nghĩa là trong sạch trong thân thể, trong sạch trong lời nói, ý nghĩ, việc làm và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Trong sạch trong thân thể, là lúc nào thân hình cũng sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, quần áo chỉnh tề. Trong sạch trong lời nói, là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, nói hai lưỡi; chỉ nói lời thành thật, hòa nhã giản dị và trung trực. Trong sạch trong ý nghĩ, là từ bỏ tánh tham, sân, si, tƣ tưởng cần trong sạch chơn chánh. Trong sạch trong việc làm là cử chỉ, việc làm chơn chánh. Sống giản dị là sống thanh bạch, giản dị, đạm bạc, không xa hoa, phù phiếm. Một người sống theo hạnh Thanh Tịnh là thân thể áo quần luôn luôn sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch , và cuộc sống giản dị thanh bạch. Tượng trưng hạnh Thanh Tịnh là Ðức Phật A Di Ðà, một Ðức Phật có hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, hai quả đức do nhơn hạnh hoàn toàn thanh tịnh; và cảnh giới của Ðức Phật A Di Ðà hóa độ chúng sanh là cảnh tịnh độ, một cõi hoàn toàn trong sạch đẹp đẽ.

4. Bên trái của Hỷ Xả: hạnh Trí Huệ, có nghĩa là hiểu biết đúng đắn, cùng khắp, tất cả. Hiểu biết đúng đắn là sự thật cảnh vật như thế nào, thì hiểu biết đúng như vậy không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp là hiểu biết rộng rãi. Một ngƣời sống theo hạnh Trí Huệ là phải học hiểu những điều phải học đúng theo chương trình, phải học hiểu Phật Pháp đúng theo thứ bậc của mình. Tượng trưng cho hạnh Trí Huệ là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Bồ Tát có trí huệ bậc nhất, tiêu biểu cho sự hiểu biết, và thường thay thế Ðức Phật Thích Ca khai sáng trí huệ cho mọi loài.

5. Bên phải của Thanh Tịnh: hạnh Từ Bi, có nghĩa là đem vui cứu khổ cho mọi loài. Ðem vui là gieo sự vui vẻ như ngƣời thích đọc sách, đem sách tặng khiến cho người đó vui vẻ, hoặc dùng lời nói hoà nhã giảng giải Phật Pháp khiến cho người nghe vui vẻ. Cứu khổ là trừ những nỗi đau khổ cho mọi loài, nhu đối với người khổ vì đói khát thì bố thí các món ăn uống cho hết khổ ...Một người sống theo hạnh Từ Bi là luôn luôn cứu giúp mọi loài, mọi người sống hạnh phúc. Tượng trưng cho hạnh Từ Bi là đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Bồ Tát hiện thân cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, luôn luôn thương tưởng, cứu giúp cho tất cả chúng sanh.

B. Ba cánh dưới: Tượng trưng cho ba ngôi báu, từ ngoài nhìn vào:

1. Cánh giữa: Phật Bảo. Phật Ðà có ba nghĩa:a. Tự Giác, là tự mình giác ngô.b. Giác Tha, có nghìa là giác ngộ cho mọi loài cũng đồng giác ngộ như mình.c. Giác Hạnh Viên Mãn, có nghĩa là hai công hạnh kể trên hoàn toàn viên mãn.Từ trước tới nay có nhiều vị đã chứng quả Phật, như Ðức Phật Thích Ca, Ðức Phật A Di Ðà, Ðức Phật Dược Sư, Ðức Phật Di Lặc v.v..

.2. Cánh trái: Pháp Bảo. Pháp là lời dạy của Ðức Phật hoặc các vị Bồ Tát vâng theo lời Phật mà nói, hoặc các vị Tổ Sư làm ra. Lời dạy tuyên dƣơng chơn lý, có thể đƣa mọi loài thoát khổ được vui.3. Cánh phải: Tăng Bảo. Tăng Bảo là đoàn thể xuất gia tu hành theo Ðức Phật, gồm bốn ngƣời trở lên, và sống theo sáu phép hòa kính.IV. Màu xanh lá mạ: Là màu tương lai - chỉ tuổi trẻ đang vươn lên đầy hy vọng ở tương lai.

Saú phép hòa kính (LỤC HÒA)ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT ĐỘI, CHÚNG, ĐOÀNI. Mở Bài

Là Phật tử và nhất là đoàn viên của tổ chức Gia Đình Phật Tử chúng ta đƣợc cái may mắn học hỏi đƣợc những giáo lý cao siêu của Đấng Từ Phụ. Một trong những giáo lý căn bản nhất của Ngài mà một ngƣời đội, chúng và đàn trƣởng/phó phải nắm vững để áp dụng vào trong việc sinh hoạt của đội, chúng, đàn mình đó là giáo lý Lục Hoà hay Sáu Phép Hoà Kính. Lục Hoà đã đƣợc đức Thế Tôn dạy lại cho đại chúng khi Ngài còn tại thế cách đây hơn 2550 năm về trƣớc và giáo lý này đã đƣợc sử dụng để tăng đoàn có thể sống chung một cách hoà hợp nhịp nhàng. Bây giờ chúng ta tìm hiểu cách thức đem giáo lý này để áp dụng vào sinh hoạt của đội, chúng và đàn của chúng ta.

II. Thân Bài

A. Ý Nghĩa của Lục Hoà

Lục Hoà gồm có sáu phần:

1. Thân Hoà đồng trú:

Cùng ở một chỗ, cùng làm một việc một cách hoà thuận

2. Khẩu hoà vô tranh:

Không dùng lời nói thô ác, cãi mắng nhau. Phải dùng lời hoà nhã để giãi thích cho nhau cùn hiểu.

3. Ý hoà đồng duyệt:

Mọi ý kiến đều phải đƣợc dung hoà với nhau, ý kiến phải đƣợc đem ra bàn thảo và thoả thuận thì mới đƣợc thi hành.

4. Giới hoà đồng tu:

Cùng nhau giữ gìn giới luật để tu học

5. Kiến hoà đồng giải:

Phải chia sẽ với nhau những kiến thức mình hiểu biết.

6. Lợi hoà đồng quân:

Có lợi thì phải chia đồng đều cho nhau.

B. Áp Dụng

1. Thân Hoà Đồng Trú:

Áp dụng thân hoà đồng trú vào trong một đội, chúng, đàn là tất cả mọi ngƣời trong đội, chúng, đàn phải tuy không cùng nhau ở chung một chỗ nhƣng thời gian sinh hoạt chung phải hoà đồng với nhau từ y phục cho đến những công việc làm. Không một ngƣời nào kể cả đội, chúng, đàn trƣởng có quyền xé lẽ sinh hoạt riêng hay mặt một đồng phục khác với mọi ngƣời.

2. Khẩu Hoà Vô TranhCùng sinh hoạt trong một đội, chúng, đàn, ngƣời đội, chúng, đàn trƣởng/phó cũng nhƣ đội, chúng và đàn sinh, phải biết dùng lời ái ngữ khi nói chuyện với nhau hoặc khi trình bày một vấn đề gì. Ki có việc cần thảo luận mọi ngƣời phải giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình, đừng để vì bất đồng ý kiến mà tỏ ra giận dữ và có những lời lẽ không tốt đẹp với nhau.3. Ý Hoà Đồng Duyệt:Ngoài những chỉ thị đƣợc đƣa xuống từ Ban Huynh Trƣởng, tất cả những ý kiến cho các công việc khác trong đội, chúng, đàn cần phải đựơc bàn thảo kỹ lƣỡng. Sau khi mọi ngƣời đã đồng ý thì công tác đó mới đƣợc thi hành.4. Giới Hoà Đồng Tu:Mọi ngƣời trong đội, đúng, đàn phải nhắc nhở nhau về những luật lệ của Gia Đình cũng nhƣ cùng nhau giữ những giới luật mình đã thọ.5. Kiến Hoà Đồng Giải:Những kiến thức về Phật Pháp, chuyên môn cũng nhƣ những kinh nghiệm sinh hoạt cần phải đƣợc đem ra chia sẽ cho tất cả những ngƣời trong đội, chúng, đàn. Nhờ có sự chia sẽ và cùng học tập này kiến thức căn bản của đội, chúng, đàn sinh đƣợc nâng cao.6. Lợi Hoà Đồng Quân:Khi có những điều lợi lạc nào dù là về tinh thần hay về vật chất hay dù nhỏ hay lớn những ngƣời trong đội, chúng, đàn phải chia sẽ lẫn cho nhau không đƣợc một mình nhận lãnh.III. Kết LuậnÁp dụng Lục Hoà vào trong sinh hoạt đội, chúng, đàn sẽ khiến cho sinh hoạt của đội, chúng, đàn đó có một tinh thần đoàn kết. Tất cả mọi ngƣời đều đóng góp vào việc gây dựng cho đội, chúng và đàn của mình đƣợc lớn mạnh và tốt đẹp.

The Application of The Six Rules of Harmony to Sub-Units and Units

ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI ĐỘI CHÚNG TRƯỞNGI. Mở Ðề:

Phàm làm một việc gì muốn thành công và đạt được kết quả, chúng ta phải luôn vững lòng tin. Ðức Phật dạy rằng Phật Pháp tuy rộng bao la nhưng nếu vững tin thì có thể hiểu được thấu đáo rõ ràng. Ngài lại dạy, để có lòng tin vững chắc, chúng ta phải có nhận thức sáng suốt và hiểu biết chân chánh. Là một Phật tử, với nhiệm vụ của Ðội Chúng trưởng, chúng ta cần phải hiểu thế nào để có Ðức Tin, và làm sao để duy trì đức tin ấy.

II. Ðức Tin là Gì?

Chữ Tin nói theo thông thường là chấp nhận một sự kiện đúng với sự thật của nó. Là Phật Tử chúng ta phải đặt lòng tin của mình cho đúng chỗ, không nên mê tín dị đoan, không nên tin vào những điều sai với chánh Pháp, phản lại khoa học.

III. Ðặt Ðức Tin vào đâu:

A. Tin vào Ðạo Pháp, vào Tam Bảo:

1. Tin vào Ðức Phật vì ngài là một đấng giác ngộ, là một vị Thầy vĩ đại có khả năng dẫn dắt mọi người, mọi loài từ mê ngộ, giúp con người giải thoát được khổ đau, để tìm sự an lạc.

2. Tin vào Ðạo Phật vì đó là Ðạo của sự thật. Giáo Pháp của Ðức Phật là một chân lý bất biến, một đường lối toàn hảo đã được chứng nghiệm từ bản thân Ngài. Giáo Pháp ấy còn được xây dựng trên một suy luận vững chắc và nhận thức sáng suốt, không hề đi ngược với khoa học.

3. Tin vào Tăng già (shangha) vì đó là đoàn thể những người xuất gia tu hành thanh tịnh, chân chính. Chúng ta cần tin tưởng vào Tăng già để noi theo những gương sáng, học hỏi và tu tập Ðạo giác ngộ để thoát khổ đau cho mình và giúp mọi người tiến lên trên đường giác ngộ.B. Tin vào Tổ Chức Gia Ðình Phật Tử:Gia Ðình Phật Tử là một tổ chức vô vụ lợi có mục đích cao cả xây dựng tuổi trẻ về phƣơng diện tinh thần và vật chất, góp phần vào việc giúp nước và giữ Ðạo. Là Ðội Chúng Trưởng chúng ta phải có lòng tin vào tổ chức cho dù tổ chức có đang trên đà phát triển hay suy yếu. Có như thế chúng ta mới tinh tấn vượt mọi khó khăn để tiếp tục thắp sáng lý tưởng cao đẹp của mình.C. Tin vào chính mình:Chúng ta phải có lòng tin vào chính mình, vào khả năng của mình để có thể dũng mãnh tiến bước trên con đuờng tu học và sinh hoạt. Ðức Phật dạy: "Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi". Mọi người chúng ta đều có khả năng giác ngộ và tìm thấy sự thật. Nếu chúng ta không đặt niềm tin vào mình thì chúng ta đặt niềm tin vào ai?D. Tại sao phải có Ðức Tin?- Ðức Tin là yếu tố cần thiết để đưa ta đến mục đích. Khi làm bất cứ việc gì ta cần phải có hướng đi. Chỉ khi nào tin chắc rằng mục đích đó sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp, ta mới cố gắng tiến tới. Cũng vậy, mục đích của ngƣời Phật Tử chúng ta là thoát khỏi khổ đau do tham sân si gây nên. Muốn thoát khỏi khổ đau, ta phải có Ðức Tin. Tin vào Ðức Phật, vào giáo lý chân thật của Ngài sẽ đem con người đến an lạc và hạnh phúc. Ngoài ra, có tin vào tổ chức chúng ta mới không quản ngại khó khăn để góp phần vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, mang niềm vui lại cho mọi nời chung quanh, thực hiện lý tưởng của mình.E. Làm thế nào để có Ðức Tin?- Muốn có Ðức Tin, chúng ta phải tu học, thực nghiệm (như ngày xưa Ðức Phật đã trải qua bao thử thách), phải dùng sự suy nghĩ của mình, kiến thức học hỏi để tìm hiểu sự thực và từ đó sẽ phát khởi lòng tin vào Ðạo. Ðồng thời ta cũng tìm hiểu và sinh hoạt với tổ chức để thấy đƣợc giá trị thực của tổ chức GÐPTtrên con đường sinh hoạt của mình. (tình tương thân tương trợ, giúp đờ lẫn nhau để cùng tiến lên).

F. Làm thế nào để duy trì Ðức Tin?

- Có đƣợc Ðức Tin đã khó, muốn giữ gìn Ðức Tin lại càng khó khăn hơn. Vì vậy muốn giữ gìn Ðức Tin, chúng ta phải biết làm bạn với những ngƣời bạn tốt, cùng nhau tu học, là việc thiện, và thực hành những điều luật của mình. Các người bạn tốt không cần tìm đâu xa mà là những Bậc Thầy, Cô trong chùa, các anh chị Trưởng, các bạn trong GÐPT... Ngoài ra chúng ta còn cần phải mở mang trí tuệ bằng cách tìm tòi học hỏi không ngừng, tập sống thương yêu, biết giúp đỡ và mang niềm vui lại cho mọi người. Thực hành những điều luật của mình cũng là phương pháp hữu hiệu để duy trì Ðức Tin.

IV. Kết Luận:

Ðức Tin rất quan trọng trong đời sống cua người Phật Tử và của người Ðội Chúng Trưởng. Có Ðức Tin thì cuộc đời ta mới có ý nghĩa, có hướng đi và lý tưởng. Ðức tin còn cho ta sức mạnh vô biên giúp ta vượt qua khỏi những khó khăn chướng ngại để đạt đến mục đích cao đẹp của mình. Ðể có Ðức Tin và duy trì Ðức Tin, chúng ta phải tìm tòi học hỏi và thực hành lời Phật dạy. Trên con đường sinh hoạt GÐPT, niềm tin đôi khi có thể bị lung lay do bởi định luật vô thường biến chuyển; nên để giữ vững niềm tin ta cần phải gần bạn tốt, học hỏi thêm kinh sách, mở rộng lòng từ bi, hỷ xả và luôn giữ tâm mình trong sáng.

The Faith/Belief of The Sub-Unit (Line) Leader

TƯ CÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI, CHÚNG, ĐÀN TRƯỞNG & PHÓI. Mở Bài

Đội, Chúng, Đàn Trưởng/Phó là một chức vụ quan trọng, là một gạch nối giữa các đoàn sinh và ban Huynh Trưởng cầm đoàn. Vì tầm mức quan trọng của chức vụ này, một người đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải biết rõ tư cách và nhiệm vụ của mình đối với mọi đoàn sinh và tổ chức.

II. Thân Bài

A. Tư Cách

Tư cách của một ngưuời đội, chúng, và đàn trưởng/phó được chia làm hai phần.

1. Tác phong bên ngoài

Hình thức là một yếu tố đầu tiên mà người đối diện dùng để phán đoán và nhận xét về tư cách hay khả năng chúng ta. Do đó một người đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải có một tác phong bên ngoài đứng đắn để gây niềm tin tưởng cho người đối diện (đội, chúng, đàn sinh, huynh trưởng, phụ huynh, quý bác trong chùa và thầy). Muốn có một tác phong bên ngoài tốt đẹp đội, chúng, đàn trưởng/phó cần phải có những điểm sau đây:

a. Phục Sức

 Đồng phục phải theo đúng Nội Quy của GĐPT

 Gọn gàng, sạch sẽ, không lượm thượm

 Không loè loẹt, trang điểm vừa phải

b. Cử Chỉ

 Đi đứng chững chạc, đàng hoàng

 Hành động mau lẹ tuy nhiên không hấp tấp

 Sẵn sàng giúp đỡ

c. Ngôn Ngữ

 Lễ độ và hoà nhã đối với Thầy, phụ huynh và Huynh Trưởng

 Dùng lời ái ngữ đối với đội sinh và bạn bè của mình.

 Vui vẻ

2. Đạo đức và tinh thần vững mạnh

Ngoài tác phong bên ngoài một người đội, chúng, đàn trưởng/phó còn cần phải có một đời sống đức hạnh và một tinh thần vữngmạnh. Vì nhờ đạo đức mà người đội, chúng, đàn trưởng/phó được mọi người xung quanh yêu mến. Nhờ tinh thần vững mạnh người đội, chúng, đàn trưởng/phó mới có thể dẫn dắt đội, chúng, đàn của mình một cách tốt đẹp.

a. Đạo Đức

Về mặt đạo đức người đội, chúng, đàn trưởng/phó phải có những điểm sau đây:

 Hiểu rõ những giáo lý Phật Pháp căn bản

 Giữ sự tu học cho bản thân như ăn chay, niệm Phật và tham dự những khoá tu học của Gia Đình hay của chùa địa phương tổ chức.

b. Tinh Thần

Về mặt tinh thần ngƣời đội, chúng, đàn trưởng/phó phải có những điểm sau đây:

 Nhẫn nại và kiên nhẫn

 Hy sinh

 Xét đoán mọi việc bằng sự công bình và biết nhìn vào mọi việc bằng sự hiểu biết và thương yêu.

 Không độc tài khi quyết định công việc của đội, chúng, đàn tuy nhiên phải biết lúc nào mình cần phải quyết định tối hậu.

c. Nhiệm Vụ

Là một đội, chúng, đàn trưởng/phó trong một Gia Đình Phật Tử các em có những nhiệm vụ sau đây:

1. Nhiệm vụ đối với Huynh Trưởng cầm Đoàn

 Hoàn tất những công tác mà của Đoàn hay Liên Đoàn giao phó

 Xung phong trong mọi công tác

 Giúp đỡ Huynh Trưởng trong việc dìu dắt và huấn luyện đoàn sinh

2. Nhiệm vụ đối với những người đồng sự

(những đội, chúng, đàn trưởng/phó khác)

 Hợp tác chặc chẽ với những đội, chúng, và đàn trưởng/phó khác trong tinh thần đồng đội (team work) để mức sinh hoạt của đoàn nhờ đó mà được nâng cao.

 Tránh những sự cạnh tranh, xung khắc giữa các đội, chúng và đàn.

3. Nhiệm vụ đối với đội, chúng, và đàn sinh

 Hoàn tất những công việc cần làm cho đội, chúng, đàn một cách chua đáo

 Xem xét và tìm hiểu trình độ sinh hoạt và tinh thần của đội, chúng và đàn sinh để có thể giúp đỡ nếu cần thiết.

 Hoà đồng với đội, chúng, và đàn sinh của mình tuy nhiên phải giữ phong cách đứng đắn để làm gương.

 Biết hy sinh cho đội, chúng và đàn sinh của mình.

4. Nhiệm vụ đối với phụ huynh, Chùa hay nơi mình đang sinh hoạt.

 Đối với phụ huynh cùng quý bác trong chùa lúc nào cũng phải giữ lễ độ và tác phong đứng đắn.

 Phải biết giữ gìn Tam Bảo hay nơi mình đang sinh hoạt.

III. Kết Luận

Đội, Chúng, Đàn trưởng/phó là bước đầu tiên để các em học hỏi để có thể trở thành một người lãnh đạo (leader) trong tổ chức Gia Đình Phật Tử. Một căn bản mà bất cứ một người lãnh đạo nào cũng cần phải có là biết rõ về tư cách cũng như nhiệm vụ của mình. Những điều mà các em vừa học qua là những điểm căn bản nhất và nếu giữ và làm đúng theo thì sau này khi dự những khoá huấn luyện khác thì các bài như "Tư Cách và Nhiệm Vụ của Người Đoàn Phó" trong trại Lộc Uyển hoặc "Tư Cách và Trách Nhiệm của Người Đoàn Trưởng" trong trại A Dục các em sẽ có thể nắm vững đƣợc một cách dễ dàng.

The Conducts and Duties of Sub-Unit Leaders

TINH THẦN ĐỒNG ĐỘII. Lời Mở Ðầu:

Một đoàn quân dù vũ khí tối tân, chiến thuật tinh vi nhưng thiếu tinh thần chiến đấu thì chắc chắc thất bại. Một đội banh ra quân, mà nội bộ lủng củng có chuyện bất hòa thì làm sao thủ thắng đuuợc? Phải có tinh thần đoàn kết nhất trí. Ðội của anh sa sút, Chúng của chị buồn rầu, có thi đua thì bao giờ cũng thua - thì chắc chắn thiếu mất cái tinh thần đồng đội. Vậy, tinh thần đồng đội là ý chí đoàn kết nhất trí của tất cả mọi ngƣời cùng hướng về mục đích xây dựng.

II. Làm Thế Nào Ðể Có Tinh Thần Ðồng Ðội:

Luôn luôn nêu cao uy tín của đội: Với một Ðội sinh/Chúng viên mới, kể cho họ nghe dĩ vãng oanh liệt kiêu hùng của Ðội/Chúng, để họ biết Ðội/Chúng mà họ đang sống rất chính đáng. Với các bạn, luôn luôn nhắc nhở từ sắc phục, cử chỉ, ngôn ngữ... đều có thể làm cho Ðội/Chúng bị phạt hay làm mất danh dự của Ðội/Chúng. Có thể cảnh tỉnh mọi người bằng cách gây ý thức ta phải vì Ðội/Chúng, với Ðội/Chúng và cho Ðội/Chúng. Ví dụ: Ðội Ca-tỳ-la là Ðội của con ngƣời trẻ, hùng, thắng không kiêu, bại không nản; từ xưa đến nay chưa có một Chúng viên nào đứng trước khó khăn mà lại lùi bước bao giờ; hay Ðội sinh/Chúng viên nào làm mất danh dự và uy tín của Ðội/Chúng là đắc tội với mọi nguời...v.v.

Tạo tình thân mật giữa các Ðội sinh/Chúng viên: Phải nhớ là "Gia Ðình Phật Tử là xứ sở của tình thương". Ðội không thể sống, Chúng không thể tồn tại nếu thiếu tình thƣơng với nhau. Ðội/Chúng Trưởng phải tìm cách cho các Ðội sinh/Chúng viên có cơ hội gặp gỡ nhau luôn, từ việc học hành thi cử đến thăm hỏi kết bạn. Khi tất cả hiểu nhau, mến nhau thì việc gì lại không làm được? Ðội/Chúng xích mích, gây gổ với nhau luôn là sự thường nhƣng phải thương nhau thì mới sống đời với nhau đƣợc, và có thương nhau thì mới dìu dắt nhau tu học và làm việc cho Ðội/Chúng mạnh tiến. Làm cách nào cho mọi ngƣời trong Ðội/Chúng coi nhau nhƣ anh, em, bạn bè thì mọi việc khó khăn đến đâu cũng thành dễ. Khi có người đau ốm, lúc hữu sự, phải gần nhau và giúp đỡ cho nhau. Ðội/Chúng Trưởng thường bị cô độc, nếu không sống gần gũi với các bạn mình.

III Mọi việc đều có tổ chức: Ngƣời Ðội/Chúng Trưởng cần nắm vững tình hình của Ðội/Chúng và của từng cá nhân Ðộisinh/Chúng viên để dễ dàng sắp xếp công việc, phân chia nhiệm vụ nhằm tránh mọi sự khủng hoảng, xích mích, hay dẫm chân lên nhau khi làm bất cứ một công việc gì. Cần phải có kế hoạch rõ ràng, thực hiện theo từng bƣớc một và sau mỗi lần nhƣ vậy cùng ngồi lại để kiểm điểm và tìm ra những phương hướng thích hợp để phát triển Ðội/Chúng.

Ðội/Chúng phải luôn luôn vui vẻ để hấp dẫn mọi người: Ðội nào hùng hồn, Chúng nào ca hát vang trời, làm việc thật hăng say, là làm cho các chú Oanh Vũ thèm lên sống với các anh chị lắm đấy. Nên nhớ, ai cũng cần có niềm vui để sống yêu đời. Hạn chế tối đa các việc gây gỗ, trể hẹn, thất hứa, thiếu thành thật. Nhƣng cũng cần chú ý đừng để cuộc vui quá lố và nên để cho tất cả cùng vui bằng những lần đi ăn, xem phim chung...v.v. Ðừng họp chỗ tối, ngồi quá lâu làm mệt mõi, dễ buồn chán, tránh sự làm việc đều đều tuần nào cũng nhƣ tuần ấy. Sinh hoạt Ðội/Chúng phải thật hoạt náo, chạy nhảy, ca hát thật to, quay vòng tròn thật nhanh lẹ và trò chơi vui thú là những yếu tố tạo sự chú ý và hấp dẫn mọi ngƣời.

Công bằng và thực tâm: Ðội/Chúng Trưởng phải cố gắng thực hiện công bằng với mọi ngƣời. Sự bất công là mầm móng khiến Ðội sinh/Chúng viên bỏ Ðội/Chúng đấy. Thương mến nhƣ nhau, xử sự đẹp với nhau và phải nhớ rằng muốn sống đời với nhau, Ðội/Chúng Trưởng phải:

* Nghĩ đến tánh tốt của nhau

* Thương mến nhau

* Thành thật, không bao giờ giả dối

* Tha thứ

IV. Kết Luận:

Tóm lại, nếu Ðội/Chúng một lòng, một dạ thì dù đào núi, lấp sông cũng không phải là chuyện khó, khắc phục mọi khó khăn để bảo vệ cho kỳ đƣợc tinh thần đồng đội. Ðội/Chúng là hình thức, tinh thần là cốt yếu để dìu dắt Ðội/Chúng của mình

BỔN PHẬN ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH, HỌC ĐƯỜNG VÀ ĐỒNG ĐỘIOur Duties To Our Families, Our Schools, and Our Teams.

Làm tròn bổn phận của một đoàn sinh GÐPT nghĩa là các em sống trong khung cảnh xã hội, các em còn nhiều bổn phận đối với gia đình, học đường, bạn đồng đội và mọi người.

Những bổn phận trên đây được thể hiện đứng đắn theo tinh thần Phật Giáo, tất nhiên các em đã tiến đến thực hành năm hạnh: tinh-tấn, hỷ-xả, thanh-tịnh, trí-tuệ, và từ bi.

I . Bổn phận đối với gia đình:

Các em phải hết lòng kính yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ đã sanh thành dưỡng dục.

Phải giúp đỡ công việc cho cha mẹ

Phải lo học hành tấn tới để cha mẹ được vui lòng, đẹp dạ.

Khi cha mẹ ốm đau phải hết lòng săn sóc, không nề hà khó khăn khó nhọc

Ðối với anh chị em ruột trong gia đình phải luôn thuận hoà, kính mến, phải biết vâng lời và thương yêu các anh chị em.

Ðối với các em mình phải thương yêu dẫn dắt các em làm việc thiện trách điều ác phải tận tâm săn sóc các em khi đau yếu.

II. Bổn phận đối với học đƣờng:

Phải tôn trọng của chung

Phải làm tròn bổn phận của một người học trò ngoan, có đức hạnh tốt, siêng năng, học hành, vâng lời dạy bảo

Không chơi đùa lêu lổng, không theo bạn lười biếng.

III. Bổn phận đối với đồng đội:

Ngoài những bộn phận nhƣ thƣơng yêu gia đình, cha mẹ, anh chị em, mỗi chúng ta đều có những mối quan hệ không kém quan trọng đó là tình bằng hữu.

Phải kính trọng, thương mến và giúp đỡ bạn trong những cơn hoạn nạn.

Nếu trong thời còn đi học hoặc cùng nghề nghiệp phải đối xử với bạn một cách chân thành.

Khi xa bạn cũng nên năng lui tới thăm viếng bạn vì bạn là người có công giúp mình hoàn thành những sự việc tốt đẹp như tực ngữ có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

IV. Bổn phận đối với mọi ngƣời:

Trong xã hội sự liên hệ mật thiết với ta không phải it. Những người chung quanh ta họ đã giúp ta hỗ trợ công việc hằng ngày đƣợc tốt đẹp, vậy ta phải có bổn phận giúp đỡ với họ:

Phải kính trọng và giúp đỡ họ trong lúc hoạn nạn.

Phải thành tâm, thiện chí với họ. Phải xem họ như người thân của mình.

V. Kết Luận:Tóm lại Phật Tử là những người cầu học, cầu tiến, để trau dồi đạo đức từ tinh thần đến thể chất và từ lời nói đến việc làm. Muốn thế chúng ta phải thể hiện được các bổn phận đối với gia đình, học đường, bằng hữu và mọi người để báo đáp ân của những sự liên hệ như tục ngữ có câu: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng câu tục ngữ này không chỉ áp dụng trong học văn mà là cách hành xử của người Phật Tử trong mọi hoàn cảnh. Nhờ ta có được phúc duyên gặp được anh chị, cha mẹ hiền lành, thầy tốt, ban hiền cũng chưa đủ, chúng ta phải biết tiếp nhận điều hay lẽ phải của mọi người mới mong trở thành một người Phật Tử chân chính và hữu ích cho quốc gia, xã hội.

ÐỘI, CHÚNG TỰ TRỊ(Sub-Unit Autonomy)I. Tinh Thần Ðội, Chúng Tự Trị:

Ðội Chúng Tự Trị là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của đơn vị ngành thiếu.

Tinh Thần căn bản của nó là đào tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Ðội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu của đội chúng, luôn luôn cố gắng để đội, chúng vững mạnh.

II. Ứng Dụng:

Các đội chúng trưởng dùng tinh thần căn bản của đội, chúng trưởng để xây dựng một tình thƣơng ruột thịt trong đơn vị của mình để tạo toàn thể ý thức tự cường tự chủ. Công trình cần nhiều ngày, nhiều tháng có khi đến nhiều năm nuôi dưỡng, huân tập mới có.

Nhưng trước tiên, điều cần thiết là các đội, chúng trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp đoàn. Huynh Trưởng có thể góp ý kiến với các em, giúp đỡ các em nhiều điều. Các em cũng sẽ có:

* Những buổi lễ Ðội, Chúng riêng biệt, những buổi lễ cẫu an, cầu siêu cho các bạn đồng Ðội, Chúng và thân nhân.

* Những ngày trại riêng biệt mà anh chị em sống với nhau thật gần gũi, thương yêu.

* Một căn phòng êm ái của mình gọi là góc đội, góc chúng để sắp đặt trang hoàng theo đội, chúng mình như một bàn học nhỏ nhắn ở nhà.

* Một cơ cấu tổ chức phân công hợp lý mọi việc để cùng gây một mức tiến lên liên tục cho cái xã hội tý hon của mình trong Ðội, Chúng.

* Một gia tài nho nhỏ có lều trại, có cái này cái nọ gọi là khí mảnh cộng đồng...

* Tất cả đó, đứng riêng ra, Ðội, Chúng của các em không hề bở ngở mà góp lại thành Ðoàn, thành Gia Ðình sẽ tạo nên sức mạnh vững chắc cho phong trào.

Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Ðội, Chúng trưởng phải biết tổ chức Ðội, Chúng mình một xã hội nho nhỏ biết điều hợp cho hoạt động Ðội, Chúng cùng tiến với hướng đi của đoàn mà vẫn có sắc thái riêng.

III. Tổ Chức Ðội Chúng:

A. Ðội Chúng:

Các em được giao một nhóm nhỏ để điều khiển gọi là Ðội, Chúng. Những người này là chị em hay anh em với các em, em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sực chỉ bày của trưởng để cùng nhau học hỏi, hướng thiện.

Như vậy chúng ta gọi Ðội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành thiếu, trong đó từ 6 đến 8 anh em, chị em biết hòa thuận, thương yêu và liên hệ với nhau như những bộ phận của cơ thể.

B. Ðội Sinh, Chúng Viên:

Những người bạn cùng sinh hoạt trong Ðội, Chúng của các em do huynh trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên và bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin anh chị trưởng, xin bác gia trưởng đem vào.

C. Bàn Chia Công Việc:

Khi có đông một số anh chị em rồi, Ðội Chúng trưởng phải phân chia cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp trưởng hướng dẫn họ cùng học.

Trong sinh hoạt tự trị Ðội Chúng buồn nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Ai ôm nhiều thì rớt nhiều.

Tuy vậy, phân chia công việc hợp chỗ, hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần này trong bài nghệ thuật điều khiển các em đã thấy, phải hiểu biết từng Ðội sinh, Chúng viên để điều khiển, chia việc cho đúng.

1. Ðại khái các chức vụ và công việc phải làm của Ðội Chúng là:

* Chức vụ Ðội Chúng trưởng

* Chức vụ Ðội Chúng phó

* Chức vụ thư ký

* Chức vụ thủ quỹ,

* Chức vụ liên lạc.

* Sƣu tầm đồ chơi của quản trò.

* Công việc sưu tầm bài hát của họa mi.

* Học hỏi, tìm hiểu về các môn.

* Tìm hiểu về Phật Pháp.

* Nghiên cứu về trại, tiện nghi, lửa trại

* Nghiên cứu ăn uống tại trại, làm bếp

* Giữ gìn vật dụng Ðội, Chúng .

* Vân vân...

1. Nhân sự: Thông thường thì:

* Những em tháo vát có sáng kiến biết sống hòa đồng ... có thể giúp em làm Ðội Chúng phó.

* Những em thích viết văn, cần cù, sống đời sống bên trong, có thể nhờ việc thư ký.

* Em có tánh cẩn thận không tiêu phí nhờ làm thu quỹ.

* Em nào biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng của mình có thể giao làm uỷ viên khí mảnh.

* Em nào hay nghịch, nói chuyện nhiều, lanh lẹ, vui tính, biết văn nghệ có thể giao cho việc quản trò và họa mi Ðội, Chúng.

* Những công việc khác em dễ tìm hiểu để cắt đặt, như ủy viên cứu thương, kỹ thuật, trại.

* Riêng trong các buổi họp, em có thể giao còi

trực thời gian họp Ðội, Chúng cho em nào thường có tính giãi đãi, chậm, hơi lƣời, việc gì cũng hẹn ngày mai ...

Từ những điều đại cương này các em sẽ có nhiều sáng kiến bổ túc, nhưng điều quan trọng này đừng quên: Làm việc gì cũng phải hỏi trước ý kiến anh chị trưởng của mình cả.

D. Hành Chánh & Sổ Sách Ðội Chúng:

* Liên Lạc: Các em có một cấp liên lạc là: trực tiếp với đoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị trưởng là vì việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh, mọi điều đều phải có giấy tờ.

Ví dụ: em tổ chức du ngoạn, phải làm đơn, làm chương trình, thơ xin đất, giấy xin phép cha mẹ cho Ðội Sinh, Chúng viên ... nạp lên đoàn trưởng trước hai tuần.

* SỔ SÁCH ÐỘI CHÚNG:

1. Ðội Phả, Chúng Phả: gồm hai phần:

* Phần đầu là danh sách tất cả Ðội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào đoàn. Dành chừng mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.

a. Mẫu:

STT Họ và Tên(Full name) Pháp Danh(Buddhist name) Ghi Chú(Note)

* Phần thứ hai Ðội phả, Chúng phả có 3 đoạn:

1. Lý Lịch:

Họ và tên: Ngày sinh: Chánh quán: Học lực hay nghề nghiệp: Ðịa chỉ: Tên & nghề nghiệp phụ huynh: Pháp danh đoàn sinh: Ngày quy y: Bổn sư hiệu:

2. Thành Tích Học Tập:

Vượt bậc Hướng Thiện ngày: Vượt bậc Sơ Thiện ngày: Vượt bậc Trung Thiện ngày: Vượt bậc Chánh Thiện ngày:

- Thành Tích Ðặc Biệt: viết lại những thành tích mà đội, chúng viên đã làm.

3. Nhật ký Ðội, chúng:

Một cuốn sổ trắng để ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Ðội, Chúng như các cuộc trại, Ðội tự trị, ngày đi của Chúng, lễ lượt của Ðội, Chúng ..., ý kiến của khách thăm Ðội Chúng cũng ghi vào đây.

4. Sổ sinh hoạt: (Dưới đây là một số sổ sách thông dụng nhất)

Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 100 đến 200 trang,

gồm các phần sau đây:

a. Ðiểm danh: Ghi ngày sinh hoạt vào từng cột. Ví dụ em nào vắng không xin phép ghi chữ V vào cột tương ứng, nghỉ vì bị phạt ghi chữ P, nghỉ có xin phép ghi chữ X.

b. Biên Bản: Viết lại các buổi họp thường kỳ của Ðội, Chúng

c. Khí Mảnh: Ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Ðội, Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhập, tình trạng lúc thu nhận, do ai, phế thải ngày, lý do phế thải, do buổi họp nào giám định và quyết định ...

d. Thu Chi: Ghi những việc làm dùng đến ngân khoản của Ðội, Chúng

e. Etc...

Vài Kiểu Mẫu:

Biên Bản

Biên bản buổi họp: Biên Bản Phiên Họp Thường Kỳ (hay bất thường)

Ngày ...................... tại ..........................

* Họp Ðội, Chúng lúc giờ, ngày tại gồm có (kể tên Ðội sinh, Chúng viên, thư ký bao giờ cũng ghi sau cùng, ai có tên ghi sau thư ký là người vào trễ)

* Mục đích (thường kỳ hay bất thường kỳ, bàn về ...)

* Nghị sự: ghi các điều đã thảo luận và biểu quyết tuần tự thời gian, gọn và rõ ràng, đúng đắn.

* hồi hướng công đức lúc ... giờ, ngày nói trên với đầy đủ thành phần trên (hay thiếu ai vì lý do ...) sau khi không còn gì để bàn cải nữa,

Chủ tọa (ký tên) Thư Ký (ký tên)

Thu, Chi:

Tháng 2 năm 2004

THU

Khoản Thu(Received) Số Tiền(Amount) Do Ai(From) Ghi Chú(Note) Nguyệt liễm tháng 2(Monthly Income of Feb)

$ 12.00 Ðội sinh (Member) Nhận ngày 20/2/04

(Received on 2/20/04)

Bán Kẹo (Sell Candy) $ 30.00 Quang Phạm Nhận ngày 27/2/04

CHI:EXPENDITURE:

Khoản Chi

(To) Số Tiền(Amount) Do Ai(From) Ghi Chú(Note)

Mua nuớc ngọt/chips (Buy drinks/chips) $ 5.00 Ðội Trưởng(Sub-Unit Leader) Chuyển ngày 13/2/04

(Sent on 2/13/04)

Mua bánh sinh nhật bạn Hải(Birthday cake for Hai) $ 14.00 Thủ Quỹ(Treasurer) Chuyển ngày 20/2/04

(Sent on 2/20/04)

KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH:

Tháng 2 năm 2004

Tháng trước còn lại: $ 20.00 Thu tháng 2: $ 32.00 Chi tháng 2: $ 19.00

Tồn Quỹ tháng 2/04: $ 33.00 (Ba mươi ba đồng chẳn)

Ghi chú:

* SỔ ÐỘI/CHÚNG PHẢ và SỔ SINH HOẠT: do Ðội Chúng Trưởng và phó nhật tu.

* SỔ NHẬT KÝ và SỔ KẸP LƯU TRỮ: do thư ký và các nhân viên liên hệ nhật tu.

* SỔ TÀI CHÁNH THU CHI: do thủ quỹ giữ và có thể lập riêng trên vở 50 trang.

* *** Lúc nào Ðội Chúng cũng có một số tiền để dành dùng vào những việc cấp bách chưa đóng kịp. Số tiền này do thƣ ký giữ và báo cáo cho toàn Ðội Chúng biết hàng tháng.

* *** Mọi chi tiêu đều do quyết định của toàn Ðội, Chúng căn cứ trên biên bản họp Ðội, Chúng mà thu quỹ xuất chi. Không tự tiện hay theo lệnh của một người nào.

* *** Có vài sổ sách chúng ta có thể dùng Microsoft Excel để làm như Sổ Ðiểm Danh, Sổ Thu Chi, v.v.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: