Đề cương Đường lối. luongthethinh

1.Chứng minh sự ra đời của đcs việt nam là một tất yếu lịch sử?

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. 

- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'.

- Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản.

- Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới.

2.Vai trò nguyễn ái quốc chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức cho việc thành lập đảng?

Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương chói lọi về tinh thần cách mạng, chí khí kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, tận tụy hy sinh suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội cộng sản. 

Kinh nghiệm thực tế và lịch sử cho thấy muốn cách mạng thành công thì điều kiện không thể thiếu là phải có một chính đảng vững mạnh lãnh đạo. Hiểu được sự bức thiết phải thành lập một chính đảng để phục vụ việc giải phóng dân tộc. Nguyễn ái Quốc và các đồng chí của mình đã chuẩn bị rất chu đáo về tư tưởng chính trị và tổ chức và đến ngày 3-2-1930, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống thực dân Pháp của nhân dân ta đó là việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mở ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam. 

Trong đó vai trò to lớn nhất thuộc về Nguyễn Ái Quốc, Người là cha đẻ của Đảng ta, là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với quốc tế vô sản. Người đã tiếp thụ phát huy tốt đẹp nhất truyền thống của dân tộc Việt Nam và kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt để của thời đại ngày nay, tư tưởng chủ nghãi Mác - Lênin. Người đã sáng lập Đảng ta và rèn luyện Đảng ta thành một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân. Người luôn chăm lo rèn luyện cán bộ, đảng viên và không ngừng "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". 

Trong các cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng rất là to lớn, nhưng người đã sinh ra và nuôi dưỡng Đảng đó trưởng thành đó chính là Nguyễn Ái Quốc - là Chủ tịch Nguyễn Ái Quốc, vì vậy ta phải phân tích sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị, tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng để thấy được vai trò của Người. 

3. Trình bày các yếu tố để hình thành nên ĐCSVN

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐCSVN LÀ SẢN PHẨM CỦA SỰ KẾT HỢP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỚI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC

a, Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ra đời của Đảng là một tất yếu khách quan.

*, Hoàn cảnh quốc tế:

- Cách mạng tháng10 Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, có tác dụng thức tỉnh các dân tộc đang đấu tranh giải phóng.

- Những tư tưởng cách mạng cấp thiết dựavào Các nước thuộcđịa.

*, Trong nước:

- Sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam .

-Tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, đặc biệt là các mâu thuẫn đân tộc và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng.

- Độc lập dân tộcvà tự do dân chủlà nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta: là nhu cầu bức thiết của dân tộc.

b, Sự ra đời của Đảng là kết quả của một quá trình lựa chọn con cứu nước:

- Cuộc dấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc tuy đã diễn raliên tục mạnh mẽ, nhưng các phong trào đều lần lượt bị thất bại vì không đáp ứng đượcnhững yều cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị khác nhau đang bế tắc về đường lối khuynh hướng vô sản thắng thế: Phong trào dân tộcđi theo khuynh hướng vô sản.

- Đảng cộng sản ra đời để giải quyết sự khủng hoảng này.

c, Đảng ra đời là kế quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lêninvới phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Từ sự phân tích vị chí kinh tế –xã hội của các giai cấp trong Việt Nam cho thấy chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.

- Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam.

- Phong trào công nhân ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử tự nhiên. Muốn trở thành phong trào tự giác nó phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: Vũ khí lý luận và tư tưởng của giai cấp công nhân.

- Giai cấp công nhân muón lãnh đạo cách mạng được thì phải có có Đảng cộng sản.

- Sự thành lập Đảng cộng sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác,nó được trang bị bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường giải phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản.

- Nguyễn ái Quốc thực hiện công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng CS Việt Nam .

- Chủ nghĩa Mác –Lênin được truyền bá vào Việt Nam đã thúc đẩy phong troà công nhân và phong trào yêu nước phát triển.

- Các phong trào đấu tranh từ năm 1925- 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đang trở thành một lực lượng độc lập. Tình hình khách quan ấy đòi hỏi phải có một Đảng cộng sản lãnh đạo.

- Ba tổ chức cộng sản ra đời (Đông dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông dương cộng sản Đảng Liên đoàn), thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cách mạng.

- Ngày 3/2/1930 thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng: Đảng CSVN.

4. Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do NAQ dự thảo đã được thông qua tại Hội nghị hợp nhất thành lập đảng đầu tháng 2 năm 1930 là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. Cương lĩnh đóđã vạch ra đường lối cơ bản của CMVN, là ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng toàn dân đứng lên đấu tranh gpdt và giải phóng người lao động, giải phóng xh. Cương lĩnh gồm có các nội dung cơ bản sau:

+ Về đường lối chiến lược chung, Đảng chủ trương làm "TS dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản"

+ Nhiệm vụ của "CMTS dân quyền" ở nước ta, đảng chủ trương đánh đổ ĐQ chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập; lập ra chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ và phong kiến tay sai chia cho dân cầy nghèo; thực hiện từng bước khẩu hiệu "người cày có ruộng"; dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền...

+ Về lực lượng CM, đảng chủ trương phải vận động thu phục cho được đông đảo quần chúng nhân dân trước hết là công nhân và nông dân, đồng thời phải tranh thủ đoàn kết với các lực lượng khác như tiểu TS, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và TSVN mà chưa rõ mặt phản CM thì phải tranh thủ hoặc trung lập. Công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua chính đảng M-L.

+ Về đoàn kết quốc tế, phải liên kết với các dt bị áp bức và quần chúng VS trên TG, nhất là giai cấp công nhân pháp.

+ Về vai trò của đảng, cương lĩnh xác định ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Sự lãnh đạo của đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của CM nên phải thường xuyên xây dựng đảng vững mạnh.

-Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN có ý nghĩa lịch sử to lớn:

+ Lần đầu tiên CMVN có 1 bản cương lĩnh chính trị tuy rất ngắn gọn nhưng phản ánh tương đối đầy đủ những quy luật vận động phát triển nội tại, khách quan của XHVN, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ls mới.

+ Chính vì thế, chính cương vắn tắt, sách lược vắt tắt đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn đảng, toàn dân; là vũ khí chiến đấu sắc bén của những người CSVN trước mọi kẻ thù; là cơ sở cho các đường lối chủ trương của CMVN trong hơn 70 năm qua và là nhân tố quan trọng để chỉ đường cho nhân dân ta đạt nhiều thành tự to lớn.

+ Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt cũng thể hiện sự nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa M-L vào thực tiễn CMVN của những người CMVN, chứng tỏ rằng ngay từ khi mới ra đời đặc điểm đã độc lập sáng tạo.

5. Phân tích nội dung cơ bản và nêu hạn chế của luận cương chính trị tháng 10 năm 1930

* Nội dung cơ bản của Luận cương: 

- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến, tư bản và chủ nghĩa đế quốc". 

- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa" 

- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền". 

-Về lực lượng của cách mạng : 

+Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng  

+Tư Sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản. Tư sản công nghiệp thì đứng về quốc gia cải lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc. 

+Trong giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì không tán thành cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu, chỉ các phần tử lao khổ mới theo cách mạng mà thôi. 

- Về phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền. 

- Về mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới 

- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng. Muốn vậy:  

+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, gắn bó với giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng 

+Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu tranh cho mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. 

+Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản Pháp. 

=>Như vậy, hội nghị Trung ương 10/1930 đã có một số quyết định rất quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam. Hội nghị cũng đã bầu ban chấp hành trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư. 

- Hạn chế:

+Luận cương chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai của chúng.

+Luận cương không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp, về cách mạng ruộng đất.

+Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Luận cương đã phủ nhận vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, cường điệu mặt tiêu cực của họ; không thấy được khả năng phân hoá của giai cấp địa chủ và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc.

6. Trình bày chuyển hứớng chỉ đạo chiến lược cách mạng của ĐCSVN thời kì 1939-1945

-Hoàn cảnh lịch sử: 

-Tinh hinh the gioi: 

+1/9/1939: Duc tan cong Ba lan 

+3/9/1939: A-Phap tuyen chien voi Duc=> chien tranh the gioi thu 2 bung no 

+thuc dan Phap lao vao vong chien gay anh huong truc tiep toi cac nuoc thuoc dia trong do co Dong Duong va VN 

-Dong Duong: thuc dan Phap thuc hien chinh sach thoi chien phan dong 

       -chinh tri quan su: 

+chung phat xit hoa bo may chinh tri, tiep tuc thuc hien che do truc tri, chia cat ve lanh tho, no dich ve van hoa, thu tieu moi quyen tu do, dan chu da thuc hien trong thoi ky 36-39 

+chung dien cuong tan cong DCS va cac doan the, quan chung do Dang lanh dao, tang cuong dan ap phong trao cach mang 

+chung ra lenh tong dong vien, bat phu, bat linh phuc vu cho cuoc chien tranh dang ngay cang ac liet 

       -ve kinh te: 

+tang thue, trung thu, trung dung phuc vu cho quan doi, kiem soat truc tiep cac nguon xuat nhap khau 

+chung ra suc vo vet suc nguoi, suc cua de phuc vu cho cuoc chien tranh de quoc 

   -hoan canh 2: 

9 nam 1940: Nhat nhay vao Dong Duong, thuc dan Phap tung buoc dau hang va dang Dong Duong cho Nhat. Phap va Nhat cau ket voi nhau boc lot nhan dan Dong Duong va day nhan dan ta vao canh song 1 co 2 trong lam cho mau thuan giua nhan dan ta va Nhat-Phap cang thang hon bao gio het 

*)noi dung cua su chuyen huong chi dao .... 

-29/9/1939: trung uong Dang ra thong cao nhan manh hoan canh Dong Duong se tien toi van de dan toc giai phong, vi vay Dang phai rut vao hoat dong bi mat va chuyen trong tam cong tac ve nong thon 

-hoi nghi ban chap hanh trung uong Dang lan thu 6 nam 1939 tai Ba Diem, Hoocmon, Gia Dinh do dong chi Nguyen Van Cu chu tri 

+hoi nghi khang dinh trong dieu kien lich su moi giai phong dan toc la nhiem vu hang dau va cap bach nhat cua cach mang Dong Duong buoc duong sinh ton cua CM Dong Duong khong con con duong nao khac ngoai con duong danh do de quoc Phap chong tat ca ach ngoai xam, vo luan da trang hay da vang de gianh lay doc lap 

+hoi nghi tam gac khau hieu cach mang ruong dat thay bang khau hieu tich thu ruong dat cua de quoc, dia chu Viet gian chia cho dan cay ngheo 

+hoi nghi chu truong tap hop moi luc luong chong de quoc va tay sai vao mat tran dan toc thong nhat lay ten la mat tran dan toc thong nhat phan de Dong Duong 

+noi dung: hoi nghi nhan dinh cuoc dau tranh Dong Duong voi Phap ngay cang gay gat. Vi vay phai chuan bi moi mat khi cach mang no ra nen hoi nghi 6 la hoi nghi mo dau cho qua trinh chuyen huong chi dao chien luoc cach mang cua Dang 

-hoi nghi ban chap hanh trung uong Dang lan thu 7 (11/1940) tai Dinh Bang-Tu Son-Bac Ninh do dong chi Truong Chinh chu tri 

+hoi nghi khang dinh chu truong chuyen huong chi dao chien luoc cua hoi nghi lan 6 la hoan toan dung dan 

+hoi nghi nhan dinh ke thu chinh cua CM Dong Duong la Phap-Nhat vi vay phai thanh lap mat tran thong nhat chong P-N o Dong Duong 

+hoi nghi dua khoi nghia vu trang vao chuong trinh nghi su 

+hoi nghi quyet dinh 2 van de: 

-duy tri doi du kich Bac Son lam nong cot cho luc luong vu trang 

-hoan cuoc khoi nghia Nam Ky 

-hoi nghi ban chap hanh trung uong Dang lan thu 8 thang 5 nam 1941 tai Pac Bo- Cao Bang do dong chi Nguyen Ai Quoc lam chu tri 

+hoi nghi tiep tuc hoan chinh noi dung hoi nghi lan 6, hoi nghi lan 7, hoi nghi nhan manh giai phong dan toc la nhiem vu can kip nhat cua CM Dong Duong 

+hoi nghi tiep tuc chu truong tam gac khau hieu cach mang ruong dat thay bang khau hieu tich thu ruong dat cua de quoc, dia chu Viet gian chia cho dan cay ngheo, giam to, giam tuc tien toi nguoi cay co ruong 

+hoi nghi xac dinh van de dan toc phai duoc giai quyet rieng o tung quoc gia vi vay o moi nuoc phai thanh lap mat tran rieng. O VN thanh lap VN doc lap dong minh, o Lao thanh lap Ai Lao doc lap dong minh, o Campuchia thanh lap Cao Mien doc lap dong minh 

+hoi nghi dua khoi nghia vu trang tro thanh nhiem vu trung tam cua toan Dang, toan dan, hoi nghi du kien con duong khoi nghia vu trang phai tien hanh khoi nghia tu thap den cao. Tu khoi nghia tung phan gianh thang loi bo phan tien toi tong khoi nghia gianh chinh quyen trong ca nuoc. Khi cach mang thanh cong se dat ten nuoc la VN dan chu cong hoa, quoc ky la la co do sao vang nam canh 

=>ket luan: hoi nghi 8 da hoan chinh su chuyen huong chi dao chien luoc cach mang cua Dang 

*) y nghia: 

-su chuyen huong tren day da the hien su chuyen huong dung dan kip thoi cua ban chap hanh trung uong Dang, dap ung duoc nguyen vong cua toan the dan toc VN vi vay da huy dong duoc tiem nang ca ve vat chat va tinh than cho tong khoi nghia vu trang gianh lay chinh quyen thang 8 nam 1945 

-su chuyen huong chi dao cach mang cua Dang la su tiep tuc phat trien va hoan thien tu tuong giai phong dan toc cua lanh tu HCM da vach ra trong cuong linh chinh tri dau tien cua Dang

7. Trình bày hoàn cảnh lsử của cách mạng VN sau khj gjanh quyền lđạo của đảng (1945-1946)

 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời, vừa phải đối phó với nhiều kẻ thù.

1.1.Ở miền Bắc: Với danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật 20 vạn quân Tưởng vào đóng quân từ bắc vĩ tuyến 16 đến biên giới Việt–Trung .

Theo sau quân Trung Hoa Dân quốc là bọn phản động ( Việt quốc, Việt cách )  với âm mưu tiêu diệt Đảng ta, tìm mọi cách lật đổ chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho tay sai lên nắm chính quyền.

1.2. Cũng với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, quân đội Anh vào đóng ở miền Nam, thực chất để dọn đường và giúp quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam... Anh và Pháp cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì "sợ rằng phong trào ấy "làm gương" cho các thuộc địa của Anh". Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông - Nam châu á. Các tổ chức phản CM nổi dậy làm tay sai cho Pháp (Đại Việt, Tơrốtxkít, các giáo phái phản động)

2. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật..

            Nạn đói năm 1945 làm cho gần hai triệu người chết chưa khắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới lại đe doạ nhân dân. Chế độ thực dân để lại nhiều hậu quả xã hội nặng nề. Nổi bật nhất là trên 90% nhân dân mù chữ (nạn dốt).

            Thiếu thốn công chức có trình độ bậc đại học. Tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc còn rất phổ biến.

3. Cách mạng vừa thành công, thể chế dân chủ cộng hoà chưa được củng cố, đã phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía. Đây là thời kỳ vận mệnh dân tộc ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

4. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi cơ bản :

- Trong nước: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã giành được chính quyền, được nhân dân dân ủng hộ triệt để; tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân ...

5. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bằng tài trí, kiên cường, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua chặng đường lịch sử khó khăn nhất.

8.Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp (1946-1954) 

 *Quá trình hình thành 

- Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo Nam bộ kháng chiến, qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như từ thực tiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt của ta. 

- Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc, Đảng ta nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc là thực dân Pháp, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam. 

- Ngày 19/10/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định: "Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp", Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ" ngày 05/11/1946, Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

- Đường lối kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22/12/1946, "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trương Chinh xuất bản đầu năm 1947. 

*Nội dung đường lối 

- Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập". 

- Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến. 

- Nhiệm vụ kháng chiến: "Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do...nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới". 

- Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. 

+ Kháng chiến toàn dân: "Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. 

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó: 

• Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. 

• Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài... vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ". 

• Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. 

• Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. 

• Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,... 

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. 

+ Dựa vào sức mình là chính: "phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. 

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi. 

Kết luận: đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản nêu trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.

9. Phân tích qúa trình hình thành và nd của đường lối kháng chiến chống mĩ của đảng giai đoạn 1954-1964

1.Đường lối GĐ 1954-1964

• Quá trình hình thành: 

- Tháng 9-1954: 

- Hội nghị TW lần 7 (t3/1955) và lần 8 (8/1955) 

- Hội nghị TW lần thứ 13 (12/1957): đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng. 

- Tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 đã đưa nghị quyết về cách mạng miền Nam: 

+ Nhiệm vụ chủ yếu: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến 

+ Biện pháp: giành chính quyền bằng cách sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. 

• Nội dung của đường lối: được hoàn thiện tại ĐH 3 (5-10/9/1960) 

- Nhiệm vụ chung: đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền để thống nhất đất nước, tăng cường sức mạnh của phe XHCN, bảo vệ hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và trên TG. 

- Nhiệm vụ chiến lược: (2) 

+ Miền Bắc: tiến hành CM XHCN 

+ Miền Nam: giải phóng khỏi thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai để thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ trên cả nước 

- Mục tiêu chung của chiến lược: 2 nhiệm vụ CM ở 2 miền đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của dân tộc ta với đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ quốc 

- Mối quan hệ của CM 2 miền: QH mật thiết với nhau trong đó MB là hậu phương lớn, do vậy nó giữ vai trò quyết định nhất đến sự pt của CM miền Nam. Miền Nam giữ vai trò trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà. 

- Con đường thống nhất đất nước: trước tiên vẫn kiên trì theo con đường hòa bình. Tuy nhiên phải đề cao cảnh giác nếu địch gây chiến tranh xâm lược MB. 

- Triển vọng của CMVN: là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, khó khăn nhưng nhất định thắng lợi 

10. Phân tích qúa trình hình thành và nd của đường lối kháng chiến chống mĩ của đảng giai đoạn 1965-1975

• Quá trình hình thành: 

- Từ 1960-1962: chủ trương đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần, thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn diện 

- Thực hành đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh đánh địch bằng 3 mũi giáp công 

- Vân dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng: miền núi, thành thị, nông thôn 

- Hội nghị TƯ lần 9 (11/1963): kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đánh Mỹ. Xác định đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều có vai trò cơ bản. Còn ở miền Bắc là căn cứ địa. 

• ND đường lối: tiếp tục kế thừa và pt đường lối của ĐH 3 và hội nghị TƯ lần 11 (3-1965) và hội nghị TƯ 12 (12-1965). 

- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược 

+ nhận định tình hình: "chiến tranh cục bộ" là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới buộc phải thực thi trong thế bị động 

+ chủ trương: phát động cuộc k/c chống Mĩ cứu nước trên phạm vi toàn quốc  

- quyết tâm và mục tiêu chiến lược:nêu cao khẩu hiệu " quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược ", bảo vệ miền bắc, giải phóng miền nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước 

- phương châm chỉ đạo chiến lược:  

+ thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân để chống chiến tranh cục bộ của Mĩ ở MN và bảo vệ MB 

+ thực hiện k/c lâu dài, đựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi quyết định trên chiến trường MN. 

- tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở MN

11. Phân tích quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa của đảng CSVN

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI of đảng (tháng 12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH thời kỳ năm 1960-1985: chúng ta đã phạm sai lầm trong việc XĐ mục tiêu và bước đi về XD cơ sở vật chất-kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết; trong bố trí cơ cấu kinh tế, xuất phát từ mong muốn đi nhanh, ko kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu CN với NN thành một cơ cấu hợp lý, thiên về XD CN nặng, ko tập trung sức giải quyết về căn bản các vấn đề LTTP, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp; ko thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết đại hội V, chưa coi NN là mặt trận hàng đầu, CN nặng ko phục vụ khịp thời NN và CN nhẹ.

Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, ĐHĐBTQ Lần thứ VI of đảng đã XĐ là “ phải thực sự tập trung sức người, sức of vào việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu về LTTP, hàng tiên dung và hàng xuất khẩu”

HNTW 7 khóa VII (1-1994) đã có bước đột phá mới về phát triển CNH, HĐH đất nước. theo đó “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, XH. từ sử dụng LĐ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức LĐ cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển CN và tiến bộ KH-công nghệ, tạo ra năng suất LĐXH cao”

ĐHĐBTQ lần thứ VIII of đảng (6-1996) đã khẳng định: “nước ta đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu of thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”

ĐHĐBTQ lần thứ IX of đảng (4-2001) và ĐHĐBTQ lần thứ X of đảng (4-2006) tiếp tục bổ sung 1 số điểm mới về CNH:

- có thể tận dụng những kinh nghiệm, công nghệ và thành quả of các nước đi trước nhằm rút ngắn thời gian, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các nghành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

12. Phân tích đường lối Công nghiệp hóa,hiện đại hóa của đảng trong thời kì đổi mới

Để có cơ sở định hướng đúng đắn cho việc xây dựng nội dung, phương hướng, biện pháp. Bước đi trong tiến trình CNH,HĐH nền kinh tế. Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ VI và VII nêu lên những quan điểm cơ bản có tính chỉ đạo:

- CNH,HĐH nền kinh tế phải phát triển theo định hướng XHCN.

- Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế địa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với nước ngoài, kết hợp phát triển kinh tế với việc củng cố quốc phòng và an ninh, xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước, sản xuất có hiệu quả.

- CNH,HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước: Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Khoa học và công nghệ là nền tảng của CNH,HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào kỹ thuật và công nghệ hiện đại ở những ngành kinh tế, những khâu có đủ điều kiện và có tính quyết định năng lực của nền kinh tế- xã hội.

- Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển, Chọn dự án đầu tư vào công nghệ: Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực của nền kinh tế xã hội.

13.chủ  trương hoàn thiện thể chế kinh tế  thị trường định hướng XHCN của ĐCSVN

a)    Thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN

-           KTTT là phương tiện để xây dựng CNXH

-           Là cơ sở kinh tế để phát triển định hướng XHCN

-           Là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các yếu tố để đảm bảo tính định hướng XHCN

b)    Hoàn thiện thể chế sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

-           Pháp luật cần quy định về sở hữu để đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu. Nhất là các loại sở hữu như: sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước…

-           Khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân, mà đại diện là nhà nước, đồng thời đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất

-           Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lí nền kinh tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn, tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

-           Quy định rõ về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại tài sản, đồng thời quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội

-           Tạo cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa các loại hình sở hữu, làm cho sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế

-           Ban hành các văn bản pháp lí về sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

*    Hoàn thiện thể chế về phân phối : hoàn thiên lập pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực và phân phối lại để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội

-    Các nguồn lực phải phân bổ theo cơ chế thị trường kết hợp với sự quản lí của nhà nước

-    Chính sách phân phối và phân phối lại phảI đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích.Để thực hiện điều đó cần:

+   Đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế

+   Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh và có hiệu quả

c)     Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

*    Các yếu tố của thị trường :

-    Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh

-    Hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế

-    Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ và xử lí sai phạm

*    Phát triển đồng bộ các loại hình thị trường:

-    Thị trường hàng hóa dịch vụ

-    Thị trường chứng khoán

-    Thị trường bảo hiểm

-    Thị trường bất động sản

-    Thị trường sức lao động

-    Thị trường khoa học, công nghệ

d)      Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

-           Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách mạng trước đây

-           Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của KTTT định hướng XHCN

-           Hoàn thiện luật luật pháp, chính sách về bảo vệ môI trường, có chế tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm và thực thi tốt trong thực tế

e)       Hoàn thiện thể chế và vai trò lãnh của Đảng, quản lý của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế xã hôi

-           Vai trò lãnh đạo của Đảng: nghiên cứu lí luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ mô hình KTTT định hướng XHCN

-           Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

-           Các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển KTTT định hướng XHCN

14. Chứng minh và làm sáng tỏ việc phát triển KTTT định hướng XHCN là chử trương đúng đắn?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xã hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

15. Nhận thức của đảng CSVN về kinh tế thị trường trước và sau đổi mới?

         a)  Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.

-          Đặc điểm:

·        Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới.

·        Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

·        Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ.

·        Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.

         - Kết quả:

·        Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát công nghiệp nặng.

-          Hạn chế:

·        Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

·        Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

-          Nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp:

·        Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín.

         b)  Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

         - Nhu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

         - Các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985 và nhu cầu phải đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp

 2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

 a)  Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII

 - Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại

 - Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 - Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 b)  Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

        - Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

        - Đại hội X làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện trên 4 tiêu chí.

16. Phân tích quá trình nhận thức và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị của ĐCSVN thời kỳ đổi mới?

*Cơ sở hình thành đường lối

          - Yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế

          - Yêu cầu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa

         - Yêu cầu mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế

         - Yêu cầu khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới

*Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

•         Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và đổi mới cách thức, phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống

*   XD Đảng trong HTCT

-    Nhận thức rõ hơn Đảng là của ai? đại biểu cho lợi ích của ai?

+   Theo quan niệm trước ĐH X đảng CSVN là đội quân tiên phong của g/c CN, đại biểu trung thành cho lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và cả dân tộc.

+   Quan niệm của ĐH X: “Đảng CSVN là đội quân tiên phong của nhân dan lao động và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và của dân tộc”

-    Nhận thức rõ hơn và đổi mới có hiệu quả hơn phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, khắc phục cả 2 khuynh hướng thường xảy ra là Đảng bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng

*   Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong HTCT

-    Nhà nước pháp quyền là 1 tất yếu của lịch sử, là sp của nền văn minh nhân loại mà VN cần tiếp thu.

-    Chế định Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu nhà nước

-    Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước

17. Phân tích những quan điểm cơ bản của ĐCSVN đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa VN trong thời kỳ đổi mới?

           - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

           - Nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

            - Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc/ 

            - Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

             - Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

             - Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu

 * Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá

             - Phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội

            - Làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

            - Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

            - Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

            - Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

           - Xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

18. Phân tích quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của ĐCSVN trong thời kỳ đổi mới?

1. Thời kỳ trước đổi mới. 

a) Chủ trương của Đảng.

- Trong chiến tranh do Đảng và Nhà nước có đường lối phù hợp nên chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc vùng lên đánh bại kẻ thù xâm lược thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng đi lên CNXH.

- Trong hòa bình, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các vấn đề XH, KT,VH nhằm nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.

b) Kết quả và hạn chế.

* Kết quả và ý nghĩa:

Do Đảng ta luôn có quan điểm, chủ trương đúng đắn về các vấn đề xã hội nên đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc cùng đứng lên chống Pháp và chống Mỹ.

Trong hòa bình, xây dựng CNXH các chính sách về kinh tế-xã hội được Đảng đưa ra phù hợp với nhu cầu xã hội nên đã tạo được những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

* Hạn chế và nguyên nhân:

Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước thiếu chặt chẽ. Thiếu sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành, đoàn thể trong công tác phát triển văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…

2. Trong thời kỳ đổi mới

a) Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội.

- Trong những năm 1986-1995:

Đại hội VI (1986) của Đảng mới bước đầu nêu lên “trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là những mục đích của các hoạt động kinh tế”.

Đại hội VII (1991), Đảng chính thức khẳng định một số quan điểm chỉ đạo việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

- Trong những năm 1996-2008:

Đại hội VIII (1996) của Đảng bổ sung một quan điểm quan trọng là “Tăng trưởng kinh tế là phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”.

Nghị quyết Đại hội IX (2001) Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa trong từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội…”

Đại hội X nêu lên hai nội dung sau:

Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trên bình diện cả nước cũng như ở từng lĩnh vực, địa phương.

Hai là, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

b) Quan điểm về các vấn đề XH

Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế tăng trưởng kinh tế với tến bộ công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển.

Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu các lĩnh vực xã hội.

c) Chủ trương giải quyết các vấn đề XH

Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe.

Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.

Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.

Thực hiện tốt các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

19. Phân tích qúa trình hình thành và nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại của ĐCSVN trong thời kỷ đổi mới

   a)  Hoàn cảnh lịch sử

-          Tình hình thế giới từ thập kỷ 80, thế kỷ XX đến nay (đặc điểm thế giới; các xu thế quốc tế):

o   Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ

o   Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

o   những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình và hợp tác phát triển.

o   Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.

-          Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam (phá thế bị bao vây, cấm vận; chống tụt hậu về kinh tế):

o   Vấn đề giải toả tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hoá và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.

o   Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. 

          b)  Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối

-          Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

o   tháng 12-1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành.

o   Tháng 5-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới.

o   Từ năm 1989, Đảng chủ trương xoá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.

o   Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

o   Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.

-          Giai đoạn (1996-2008): bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế:

o   Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN; không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống; coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết; tham gia tích cực và đóng góp cho hoạt động của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.

o   Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

o   Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

 a)  Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

-          Cơ hội và thách thức:

o   Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

o   Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…gây tác động bất lợi đối với nước ta. 

·        Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính.

-          Mục tiêu, nhiệm vụ:

Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp đẻ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

-          Tư tưởng chỉ đạo:

o   Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

o   Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

o   Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế;

o   Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

o   Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

o   Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

o   Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

o   Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 b)  Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

             - Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững

             - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp

             - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO

             - Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước

             - Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

             - Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập

             - Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập

             - Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

             - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: