I. NHỚ
3. Tác giả Tố Hữu (1920-2002)
Tên tuổi, quê quán:
Cuộc đời:
*Gia đình: cha ông là nhà nho, hiểu nhiều về thơ cổ, mẹ thuộc nhiều dân ca xứ Huế. Vì vậy tuổi thơ Tố Hữu được tắm trong nền văn học dân gian và thơ ca cổ điển. Ông có vốn hiểu biết và tình yêu với những tác phẩm mang chất liệu dân gian.
*Quê hương: Huế - nơi văn hóa cung đình và văn hóa dân gian cùng tồn tại và phát triển, cũng là nơi diễn ra nhiều phong trào khởi nghĩa. Tố Hữu lớn lên trong thời loạn lạc, nước mất nhà tan, thấm thía cảnh nô lệ. Vì vậy gặp không khí khởi nghĩa ông nhanh chóng giác ngộ Cách mạng, trở thành một người chiến sĩ.
Phong cách:
*Trữ tình (bởi giọng điệu ngọt ngào tha thiết).
*Chính trị (bởi con đường thơ của ông luôn song hành với con đường cách mạng).
Sự nghiệp:
Ông được mệnh danh là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng Việt Nam.
Phong cách nghệ thuật:
Nội dung:
*Trữ tình: thể hiện qua giọng điệu tâm tình ngọt ngào.
*Chính trị: thể hiện qua đề tài và cảm hứng.
Đề tài:
• Tình cảm lớn: Nhân dân với Cách mạng, Đảng; Nhân dân với Bác Hồ; Quân dân.
• Lẽ sống lớn.
• Niềm vui lớn: niềm vui giác ngộ Cách mạng; niềm vui chiến thắng quân thù.
Cảm hứng:
• Khuynh hướng sử thi.
• Cảm hứng Cách mạng.
Nghệ thuật:
*Mang tính dân tộc đậm đà qua:
Thể thơ lục bát.
Ngôn ngữ mộc mạc.
Tính nhạc qua phối vần, phối thanh.
4. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) được kí kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, 10/1954 những người cán bộ từ Việt Bắc trở về miền xuôi tiếp quản Thủ đô, nhân sự kiện lịch sử Tố Hữu viết bài thơ này.
Xuất xứ: in trong tập "Việt Bắc".
Bố cục:
Phần 1 (8 câu đầu): Tình cảm của người ra đi và người ở lại.
Phần 2 (12 câu tiếp): Lời người ở lại về những kỉ niệm tiền khởi nghĩa.
Phần 3 (18 câu tiếp): Lời khẳng định của người đi, nỗi nhớ cảnh, nhớ cuộc sống của người dân Việt Bắc, cuộc sống kháng chiến.
Phần 4 (10 câu tiếp): Bức tranh tứ bình.
Phần 5 (22 câu tiếp): Nỗi nhớ thiên nhiên, con người trong kháng chiến và niềm vui chiến thắng.
Phần 6 (16 câu cuối):
Ý nghĩa nhan đề:
II. TÁCH TỪ, PHÂN TÍCH THƠ
1. Phần 1 (8 câu đầu): Tình cảm của người ra đi và người ở lại.
a, (4 câu đầu): Tình cảm của người ở lại, người dân Việt Bắc, bộc lộ ra thành lời.
Câu hỏi tu từ "Mình về mình có nhớ ta": lời dạt dào yêu thương, mở ra khung cảnh bịn rịn, quen thuộc trong ca dao khi đôi lứa tiễn biệt chia ly.
Cặp xưng hô "Mình - ta":
Mượn cách xưng hô quen thuộc trong ca dao vốn thể hiện tình cảm yêu mến gắn bó của hai người yêu nhau, để diễn tả tình quân dân. Đi và thơ Tố Hữu, ông thể hiện một sắc thái mới của tình cảm nhân dân với Cách mạng, tình cảm ấy gắn bó nghĩa tình như tình yêu đôi lứa. Từ đó ông mở ra trong thơ cuộc chia tay lịch sử một cách xao xuyến đong đầy nhớ nhung.
Thời gian nghệ thuật "Mười lăm năm ấy" làm cho câu thơ trở nên tình, có chất Kiều, chất dân gian, ý vị. Nhắc nhở khoảng thời gian vừa tròn "mười lăm năm" đồng bào cưu mang đùm bọc Cách mạng. Khoảng thời gian vừa hay tròn từ khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) đến tháng 10/1954 cán bộ về tiếp quản Thủ đô. "Mười lăm năm" đối với một mối tình là dài, nhưng giữa "mình" và "ta", giữa quân và dân lại rất thiêng liêng, sâu lắng, "thiết tha", "mặn nồng".
Điệp "Mình về mình có nhớ": được nhắc lại một lần nữa khẳng định nỗi lòng trăn trở vấn vương của người ở, mong muốn nhắc nhở.
Câu hỏi trước gợi về thời gian thì câu hỏi này gợi về không gian "cây", "núi", "sông", "nguồn".
Có "núi" thì có "cây", có "nguồn" thì mới có "sông".
=> Về miền xuôi cảnh vật đổi khác, người ở lại mong người ra đi nhớ tình nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đó cũng là nét đẹp trong nhân cách, đi vào văn hóa Việt Nam.
b, (4 câu sau): Tình cảm của người ra đi, người cán bộ, bộc lộ qua hành động.
Đại từ phiếm chỉ "ai" làm cho "Tiếng ai" trở nên đa nghĩa. "Tiếng ai" là tiếng "ta" tiếng "mình" hay tiếng nói ân tình, tiếng vọng của núi rừng, tiếng lòng người ra đi? Tình cảm ấy hòa vào làm một, không thể phân định rõ ràng vì tha thiết quá!
Từ láy "bâng khuâng", "bồn chồn" diễn tả cảm xúc dâng trào trong lòng, trong dáng đi nước bước của người đi, ấy là một chút nhớ, một chút thương, một chút yêu, một chút không nỡ, cứ chần chừ, ngập ngừng mãi trong buổi chia tay lịch sử.
Hình ảnh hoán dụ "Áo chàm": lấy bộ phận để chỉ toàn thể, "áo chàm" là màu áo của người dân tộc Tày sống đông nhất ở Việt Bắc, chỉ tất cả người dân Việt Bắc đưa tiễn người ra đi.
Cử chỉ "cầm tay nhau": đầy yêu thương lưu luyến không nỡ rời, nó khẳng định lời gắn kết bền chặt cũng thay lời tiễn biệt chia li.
Hành động "biết nói gì": chan chứa ngậm ngùi yêu thương, vì có nhiều điều định nói với nhau quá, đứng trước buổi chia li xúc động không thốt lên nổi. Mười lăm năm quá đủ để hiểu một người từ thủa ban đầu đã cùng chung chí hướng, phút chia tay, "mình" không nói "ta" cũng hiểu, lời nói ra chỉ là hình thức mà thôi.
2. Phần 2 (12 câu tiếp): Lời người ở lại về những kỉ niệm ngày tiền khởi nghĩa.
a, (2 câu đầu): Kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc.
Hình ảnh thực "mưa nguồn", "suối lũ", "mây", "mù": tái hiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Việt Bắc.
=> Người ở nhắc người đi những ngày còn khó khăn trăm bề, gian lao tình nghĩa.
b, (2 câu sau): Kỉ niệm kháng chiến
Hình ảnh thực "Miếng cơm chấm muối": gợi lại những ngày nằm gai nếm mật, nỗi khổ vì đói rét, thiếu thốn lương thực, nhu yếu phẩm.
Hình ảnh "mối thù nặng vai": cụ thể hóa "mối thù", và sức nặng của lòng căm thù giặc, biến nó thành ý chí chiến đấu trả nợ nước thù nhà.
c, (4 câu sau): Kỉ niệm gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Hình ảnh nhân hóa "rừng núi nhớ ai": diễn tả nỗi niềm trống vắng khi cán bộ về xuôi, đồng thời cũng là hình ảnh hoán dụ "rừng núi" chỉ những nhân dân Việt Bắc thương nhớ bộ đội phút chia li.
Quả "trám", búp "măng": trước kia vốn là lương thực chủ yếu của bộ đội ta, giờ người đi rồi, không ai hai lượm cảnh sắc trở nên bơ vơ, trống trải.
Đảo ngữ "Hắt hiu lau xám": không chỉ nhấn mạnh không gian hoang vắng buồn bã của núi rừng mà còn ẩn dụ cho cuộc sống nghèo khổ của người dân Việt Bắc.
Đối lập với "Hắt hiu lau xám" là "đậm đà lòng son": Tuy cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng những người dân Việt Bắc là tấm lòng chung thủy sắt son với Cách mạng, với kháng chiến.
d, (4 câu sau): Gợi nhắc sự kiện lịch sử, điểm mốc chiến khu.
Hai cột mốc quan trọng "Kháng Nhật", "Việt Minh" là hai sự kiện đều có đóng góp lớn của nhân dân Việt Bắc.
Câu hỏi tu từ "Mình đi có nhớ những ngày": không phải để hỏi mà để nhắc nhở: "Anh đi anh có nhớ chính anh ngày xưa không?". Lời nhắc nghiêm nghị sâu sắc, đừng quên những khó khăn nhọc nhằn khi đã trở về đô thị phồn hoa.
Hai vế đối lập "Tân Trào, Hồng Thái" với "mái đình, cây đa": "Tân Trào, Hồng Thái" là hai kỉ niệm sự kiện mang tính lịch sử đối lập với "mái đình, cây đa" là hình ảnh quen thuộc bình dị ở mỗi làng quê Việt Nam. Hai vế đối mà khăng khít, nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân và Cách mạng, Việt Bắc là quê hương của Cách mạng.
3. Phần 3 (18 câu tiếp): Lời khẳng định của người đi, nỗi nhớ cảnh, nhớ cuộc sống của người dân Việt Bắc, cuộc sống kháng chiến.
a, (4 câu đầu): Lời khẳng định thủy chung tình nghĩa.
4. Phần 4 (10 câu tiếp): Bức tranh tứ bình.
5. Phần 5 (22 câu tiếp): Nỗi nhớ thiên nhiên, con người trong kháng chiến và niềm vui chiến thắng.
6. Phần 6 (16 câu cuối):
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top