Chuong 6
Câu 1: Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công sang phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của CN và KHCN tạo ra năng xuất lao động cao.
- Tính tất yếu khách quan phải thực hiện CNH, HĐH
+CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù các QG phát triển hay các QG đi sau.
+ Đối với các nước có nền KT kém phát triển quá độ lên thời kì CNXH như Việt Nam, xây dựng CSVC-KT cho CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH-HĐH.
Câu 2: Phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
-Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất-xã hội lạc hậu sang nền sản xuất-xã hội tiến bộ.
-Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất-xã hội lạc hậu sang nền sản xuất-xã hội hiện đại.
+ Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa hoc-công nghệ mới, hiện đại.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí, hiệu quả.
· Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
· Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp-nông nghiệp, dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất
· Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hiệu quả, chính là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP.
· Cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Ø Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
Ø Ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, vùng và các lĩnh vực kinh tế.
Ø Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế
+ Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất
+ Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh CMCN lần thứ 4.
Câu 3: Phân tích tính tất yếu khách quan và nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
-Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thù các chuẩn mực quốc tế chung.
-Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thứ nhất, xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
+ Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
-Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
+ Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công
+ Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 4: Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.
-Tác động tích cực
+ Mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại, vốn, chuyển dịch kinh tế trong nước
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Thúc đẩy hội nhập văn hóa, chính trị, củng cố QPAN
-Tác động tiêu cực
+ Gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
+ Gia tăng phụ thuộc nền kinh tế vào thị trường bên ngoài
+Tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất lơi, thua thiệt trong chuỗi cung cầu, phá hủy môi trường, cạn kiệt tài nguyên
+Thách thức với nhà nước
+ Mất bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống
+ Gia tăng khủng bố quốc tế, buôn lâuh, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top