Chuong 4

Câu 1: Nêu đặc điểm kinh tế của độc quyền(5) và độc quyền nhà nước(3)

1-Đặc điểm kinh tế của độc quyền(5)

-Một là các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

-Hai là sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối

-Ba là xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

-Bốn là cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền

-Năm là lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền

2-Đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước(3)

-Một là sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

-Hai là sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước

-Ba là độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế

Câu 2: Phân tích đặc điểm kinh tế của độc quyền (đặc điểm 1 và 3)

-Khái niệm: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khẳng năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao

1-Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

+ Khái niệm: Tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao, trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

+ Hình thức:

· Những liên minh độc quyền ban đầu hình thành theo liên kết ngang, tức là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten, xanhđica, tơrớt. côngxoocxio m

Ø Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô, sản lương, thị trường tiêu thụ, ..còn việc sản xuất xuất vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện. Cacten không bền vững khi có chênh lệnh trình độ.

Ø Xanhdica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

Ø Tơrớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên là cổ đông.

Ø Côngxócxiom là sự liên kết dọc, không chỉ liên kết ở những doanh nghiệp lớn mà cả những xanhđica, torot... thuộc các ngành khác nhưng có liên quan về kinh tế, kĩ thuật. Phát hành chứng khoán, phân phối công trái..

3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

+Khái niệm: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản.

+Các hình thức xuất khẩu tư bản:

· Đầu tư trực tiếp(FDI): Xây dựng xí nghiệp mới hoăc mua lại những xí nghiệp để trực tiếp kinh doanh, biến nó thành một chi nhánh của công ti mẹ ở chính quốc.

· Đầu tư gián tiếp(ODA): Cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,...quỹ đầu tư chứng khoán.

-Ý nghĩa của ODA và FDI với nền kinh tế

+ Đối với nước nhập khẩu tư bản: Thu hút tư bản đầu tư, phát huy nguồn lực, giải quyết việc làm, nắm bắt KHCN hiện đại. Tuy nhiên đầu tư không cân đối giữa các ngành, tăng nguy cơ phụ thuộc nước ngoài, QPAN gặp nhiều thách thức

+Đối với nước xuất khẩu tư bản: Tìm được nơi đầu tư lợi nhuận, xuất khẩu các TLSX lạc hậu hoặc sắp bị thay thế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nguồn nhiên liệu, khai thác nguồn lợi khác. Tuy nhiên, nếu XKTB đi quá giới hạn sẽ hạn chế sự đầu tư phát triển của trong nước đối với nước XK

-Phân biệt XKTB với XKHH

Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu hàng hóa

Đối tượng xuất khẩu

Tư bản, giá trị mang lại giá trị thặng dư

Hàng hóa, vật phẩm

Chủ thể xuất khẩu

Chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Mục đích xuất khẩu

Chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản

Thực hiện giá trị và giá trị thặng dư

Giai đoạn

Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ktct