Tai lieu nen doc

10 cách bảo vệ sức khoẻ qua ăn uống

Luôn nghĩ đến các món ăn; nhịn vì lo sợ lên cân để rồi sau đó ăn quá nhiều và cảm thấy nặng bụng... Nếu có một trong những triệu chứng trên hẳn bạn đang có vấn đề rắc rối về ăn uống. Để cải thiện điều này, hãy thử áp dụng 10 cách sau đây:

1. Hãy hạn chế khẩu phần thức ăn bằng việc sử dụng những phần ăn ít hơn bình thường lại một chút, yêu cầu thêm một ít bột kem, nước giải khát hay bánh sandwich thay vì một khẩu phần ăn thịnh soạn ở nhà hàng với một người bạn.

2. Nên chọn những loại thức ăn ít chất béo, như các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và cây họ đậu là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng không những giúp bạn có một vòng eo thon gọn mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

3. Hãy tập thói quen ăn thêm một loại trái cây hoặc rau quả trong mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Tốt nhất là nên dùng ít quả nho trong mỗi bữa điểm tâm sáng, bắp cải xanh vào buổi trưa và thêm món sà lách trong bữa ăn chiều.

4. Nên uống một cốc nước thay vì cà phê, sô đa, hay nước giải khát có gas. Bạn nhớ mang theo mình một chai nước khi đi đâu đó vì nó rất tốt trong việc giúp bạn làm giảm bớt căng thẳng khi lái xe, làm việc cũng như trong các buổi họp.

5. Mỗi tuần nên ăn một bữa ăn không có thịt, hoặc có thể nhiều lần hơn không ăn thịt nếu bạn có thể thực hiện được! Nên chọn loại đậu bắp, đậu phộng và bánh sandwich thay vì dùng hamburger vì bạn sẽ tiêu thụ rất ít chất béo vào cơ thể.

6. Đừng bao giờ bỏ qua bữa điểm tâm sáng vì nó là bữa ăn giúp cơ thể lấy lại những năng lượng đã mất để chuẩn bị cho một ngày mới. Cách tốt nhất để nạp thêm vitamin, chất xơ và giảm chất béo là nên ăn 1 chút rau và uống một cốc sữa trong bữa sáng.

7. Đừng nên vừa xem tivi vừa ăn vì các chuyên gia cho rằng chúng ta sẽ không kiểm soát được lượng thức ăn chúng ta cho vào bụng khi đang mải mê theo dõi một chương trình nào đó trên tivi.

8. Để bảo vệ tim và hệ tim mạch, bạn nên dùng cá ngừ, cá hồi trong bữa ăn vì những loại này có chứa các acid omega 3 và nên ăn những loại cá này hai lần một tuần.

9. Tập thói quen uống sữa, ăn yaourt hay phó mát ít chất béo, bạn cũng có thể uống nước cam mỗi ngày. Nếu như sữa đậu nành và bột gạo là thức uống mà bạn yêu thích thì cũng nên kiểm tra xem chúng có chứa can-xi hay không.

10. Thay vì phải mua khẩu phần ăn trưa hàng ngày, bạn nên thử tập bỏ ăn trưa một lần mỗi tuần. Thay vào đó bạn nên ăn loại bánh mì kèm thêm thịt ít béo và nhiều loại rau quả khác như cà chua, cà rốt; nhưng nên nhớ là hãy chọn những loại thức ăn ít chất béo, ít muối và ít cả đường.

Cách bảo vệ sức khỏe sau khi uống rượu

- Uống thuốc giã rượu

Thuốc giã rượu hoặc những loại thuốc gây nôn nhằm mục đích nhanh chóng "đánh bật" chất cồn ra ngoài cơ thể. Những loại thuốc này chỉ tạm thời khiến chúng ta nhầm tưởng vì thấy tinh thần tỉnh táo hơn. Tuy nhiên trên thực tế, làm như vậy càng kéo dài thời gian chất cồn hoành hành trong cơ thể. Bởi những tác dụng phụ của thuốc sẽ còn lưu lại, phản ứng dữ dội hơn với dạ dày và đường ruột, khiến chúng nhanh chóng ngấm sâu vào các cơ quan trong cơ thể, càng gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

- Uống thuốc hạ sốt

Nếu uống thuốc hạ sốt ngay sau khi uống rượu có thể sản sinh ra các độc tố dẫn đến viêm gan, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn tới tử vong.

Lời khuyên: Nếu thấy người có triệu chứng sốt ngay sau khi uống rượu, không nên uống thuốc hạ sốt ngay lúc đó, mà nên đợi đến sáng sớm ngày hôm sau, khi đã tỉnh táo.

- Uống nhiều cà phê

Do cà phê có tác dụng kích thích và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Uống nhiều cà phê sau khi uống rượu sẽ gây ra tình trạng cơ thể thiếu nước trầm trọng, càng gây ra cảm giác khó chịu.

Lời khuyên: Uống trà (đặc biệt là hồng trà), uống nhiều nước sau khi ngủ dậy, có tác dụng nâng cao tinh thần hiệu quả.

- Ăn nhiều lạp xường và chân giò hun khói (giăm bông)

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như: lạp xưởng và chân giò hun khói... cũng có tác dụng nhất định trong việc giải rượu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại có tác dụng ngược lại. Bởi tại thời điểm này, dinh dưỡng của những thực phẩm đó không thể hấp thụ. Đặc biệt, các chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như quá trình "giã rượu".

Lời khuyên: Chỉ ăn lượng nhỏ những thực phẩm béo nêu trên nếu thấy đói bụng. Tốt nhất nên ăn trứng luộc, trứng muối, hay uống chút trà đặc. Homocysteine trong trứng phát huy tác dụng hiệu quả trong việc phân giải nồng độ cồn (C2H5OH) trong rượu.

- Ăn đồ chiên, quay, rán

Những thực phẩm loại này thường khiến bạn nhất thời cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, chỉ cần vài giờ sau sẽ có thể là cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó chịu. Bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.

Lời khuyên: Nên ăn chút bánh bao hay các loại bánh ít đường, ít muối có thể cải thiện lượng đường trong máu, làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

Ngoài ra, nên ăn 1 vài quả chuối sau khi uống rượu để bổ sung lượng kali (K) kịp thời.

Lời khuyên: Uống nước lọc hay nước hoa quả (nước cam ép có độ chua vừa phải), nhằm duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu.

- Vận động mạnh

Sau khi uống rượu, lượng nước trong cơ thể mất đi càng nhanh và nhiều, bởi nó được huy động để điều hòa thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể do chất cồn sinh nhiệt. Lúc này mà vận động mạnh hay chơi thể thao càng làm tăng nguy cơ mất nước trong cơ thể.

Lời khuyên: Tốt nhất nên nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng mát nhưng tránh gió lùa, vì có thể dẫn tới cảm đột ngột.

- Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Sau khi uống rượu, nếu thấy đói nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, ít béo để lót dạ. Tuy nhiên, không nên đi ngủ ngay sau khi ăn xong, bởi chất cồn sẽ ngấm dần vào thức ăn trong dạ dày gây tiêu hóa kém hay đầy bụng, khó chịu.

Lời khuyên: Trước khi đi ngủ, uống chút nước lọc giúp nhanh tỉnh rượu, tránh hiện tượng cháy khát cổ, hay cảm giác khó chịu sau khi tỉnh giấc

Bạn có biết cách sơ cứu kịp thời, đúng cách khi bị bỏng?

Khi xảy ra phỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa phỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn.

Những vụ hoả hoạn liên tiếp gần đây không chỉ làm thiệt hại tài sản mà còn gây ra những thương tích cho nạn nhân. Trong đó có rất nhiều vụ, tổn thất sức khoẻ lẽ ra ít nghiêm trọng hơn nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, đúng cách.

Làm nguội bằng nước mát, sạch

Tuỳ trường hợp phỏng sẽ có cách sơ cứu khác nhau. Cách tốt nhất là dùng nước mát trắng sạch làm nguội vùng da thịt bị phỏng. Nước mát trắng sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

Kem đánh răng, mỡ trăn làm phỏng nặng hơn

Khi xảy ra phỏng, người nhà nạn nhân rất hay tuỳ tiện sử dụng những kinh nghiệm chữa phỏng dân gian như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp còn xát cả muối hột vào vết bỏng... Thực tế điều trị cho thấy những cách chữa phỏng này chẳng những không giảm bớt mà còn làm nặng thêm, vì vậy cần phải hết sức tránh làm theo

Phỏng nước sôi: khi sơ cứu không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị phỏng mà ngâm ngay phần cơ thể bị phỏng vào nước lạnh sạch trong thời gian từ 15 - 20 phút (không dùng nước đá để làm mát vết phỏng). Sau đó băng nhẹ vết phỏng bằng gạc đã vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết phỏng.

Phỏng do lửa cháy: dùng nước hoặc cát dập tắt lửa hoặc có thể dùng áo khoác, chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (tuyệt đối không dùng vải nhựa, nilông). Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm nước nóng, dầu hay các dung dịch hoá chất. Bọc vùng phỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Các bước tiếp theo làm tương tự như phỏng nước sôi.

Phỏng do điện giật: không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu ngay. Nguyên tắc sơ cứu là sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm ngay tại chỗ trên một nền cứng, ấn ngực và hô hấp nhân tạo. Khi nào tim đập lại mới đưa đi cấp cứu.

Do mất nước qua vết phỏng, rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông) nên bệnh nhân phỏng rất dễ bị sốc nặng. Để phòng sốc, bù dịch càng nhanh càng tốt, đơn giản nhất là cho uống nước, đặc biệt những nước khoáng, muối... Cấp cứu phỏng tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca phỏng nếu được giữ sạch, sẽ lành tự nhiên.

Cách phát hiện bị đột quỵ và cứu họ kịp thời

Hiện nay các Bác sĩ bảo rằng những người chung quanh có thể phát hiện một cơn đột qụy bằng 3 bước đơn giản sau đây:

S *Ask the individual to SMILE.

S* (Smile - Cười) Yêu cầu người ấy cười

T *Ask the person to TALK and SPEAK A SIMPLE SENTENCE (Coherently)

T*(Talk - Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu thông thường. Ví dụ "Hôm nay trời nắng)

(I.e. It is sunny out today.)

R *Ask him or her to RAISE BOTH ARM R* (Ðưa tay lên): Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Yêu cầu người (nghi) bị đột quỵ thè lưỡi họ ra. Nếu lưỡi người đó bị vặn vẹo hoặc dính vào bên này hay bên kia của miệng thì người ấy đã bị đột qụy.

Cứu chữa kịp thời người bị động kinh

Những trường hợp khi bị động kinh là cực kì nguy hiểm. Khi bạn bị động kinh hay thấy người khác động kinh thi điều đầu tiên bạn sẽ làm là gì? Tất nhiên, điều cần làm đầu tiên bạn cần làm là gọi người khác đến hỗ trợ. Sau đó, người hỗ trợ cần thực hiện các động tác sau:

+Trước tiên, lấy một vật thật lài đủ để đưc thật nhanh vào miệng nạn nhân tránh nạn nhân lên cơn cắn vào lưỡi. Bóp hai bên gò má để nạn nhân không cắn vào lưỡi gây chấn thương vùng lưỡi. Có thể dùng 1 cái thìa vừa đủ cho vào miệng nạn nhân tránh đễ thìa lơi ra ngoài vì nạn nhân rất dễ cắn lien tục vào lưỡi khi lên cơn bất đắc kì tử. Nếu tại nhà có máy đo huyết áp thì cần đo xem huyết áp của nạn nhân là bao nhiêu.

+Sau đó, cần một người hỗ trợ đưa cán đến chỗ nạn nhân. Thực hiện động tác súc muỗng(có thể cần ba người làm). Đưa nạn nhân lên cán, cần 1 cuộn băng cố định nạn nhân quanh cán. Nếu điều kiện ngặt nghèo, thời gian không đủ để tải thương thì thực hiện động tác xúc muỗng có sự phối hợp đồng đều để nạn nhân không trong co giật mạnh tránh vẹo cột sống.

+Gọi điện thoại đến số 115 để xe cấp cưa tới thật nhanh. Nếu nhà quá xa bẹnh viện thì có thể gọi taxi để tải thương gấp

+Đắp chăn cho nạn nhân. Nên nhớ, chăn cần được đắp phủ khắp mười đầu ngón chân và luôn quan sát những biểu hiện của nạn nhân khi có biểu hiện hành cơn co giật mạnh(nhất là ở vùng họng).

+Không áp dụng các biện pháp như cho nước cốt chanh, quất vào miệng nạn nhân như ông bà ta hay chữa mẹo. Điều này cực kì nguy hiểm vì khi bị động kinh thì lượng đàm từ cổ họng nạn nhân trào lên miệng rất nhiều, khi cho nước chanh hay quất vào miệng rất dễ làm tắc nghẽn đường thở của nạn nhân dẫn đến tử vong. Tốt nhất nên để nạn nhân được duỗi thẳng và dùng vật cứng cho vào miệng nạn nhân để răng không cắn vào lưỡi. cứ mỗi phút hà hơi thổi ngạt, giúp thở cho nạn nhân.

+Không cần dùng nước chanh(như đã nêu trên) đã cho nạn nhân có cảm giác trở lại. Lúc này, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái "chết lâm sang" trong lúc đang tải thương. Đừng quá hoang mang, nên nhớ thường xuyên lau mát và dùng đá lạnh cho vào lòng bàn tay của nạn nhân giúp hệ thần kinh trung ương hoạt động trở lại.

Một số thực phẩm kị nhau

Hàng ngày, trong cùng bữa ăn, chúng ta sử dụng nhiều loại thực phẩm. Bạn nên cẩn thận bởi một số loại dùng chung có hại cho sức khoẻ. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nên tránh.

Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn có 2,5mg đồng và giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng lúc hoặc cách nhau thời gian ngắn sẽ ô xy hoá vitamin C. Kết quả, giá đậu bã, không còn chất bổ.

Sữa đậu nành và trứng gà: Trong sữa đậu nành có chất protidaza, có tính chất ức chế sự chuyển hóa của protein trong trứng gà. Kết quả, chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi lượng protein mà lẽ ra cơ thể hấp thụ được.

Hải sản và hoa quả: Các loại hải sản đều giàu protein và canxi. Nếu trước hoặc ngay sau bữa ăn, ta ăn các loại hoa quả chứa nhiều axit tanic như nho, cam, quýt... sẽ làm mất chất dinh dưỡng của hải sản. Ngoài ra, hoa quả ăn kèm hải sản sẽ kích thích nhu động ruột gây đầy bụng, nôn mửa, tả chảy.

Thịt dê, thịt chó với nước chè: Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê vừa uống nước chè thì chất axit tanic có trong nước chè sẽ kết hợp protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin không tốt cho cơ thể.

Vitamin C với các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến...): các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hoá trị V. Nếu ta ăn các loại thực phẩm này khi đang uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... sẽ chuyển hóa asen hoá trị V thành asen hoá trị III (là thạch tín) rất độc có thể gây chết người.

Sữa bò và chocolate: Do trong sữa có chứa nhiều thành phần kali và prôtêin, còn trong chocolate có chứa axít ôxalic. Khi kết hợp, kali trong sữa và axít ôxalic trong chocolate sẽ tạo thành chất axitoxali kali không hoà tan trong nước, làm cho cơ thể kém hấp thu dẫn đến bệnh tiêu chảy, khô tóc, nếu là trẻ em cũng sẻ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa đậu nành và trứng gà: Lòng trắng trứng gà có chức năng prôtêin cất dính, khi kết hợp với chất toripxin có trong sữa đậu dẫn đến sự phân giải của prôtêin bị ức chế, giảm thiểu khả năng hấp thụ prôtêin cho cơ thể.

Trái hồng và khoai lang: Khoai lang khi tiêu thụ có khuynh hướng sản sinh nhiều axít clohydric, vì thế nếu ăn chung với trái hồng, dưới tác dụng của axít trên sẽ tạo thành chất lắng đọng, kết tủa không hoà tan trong nước. Chất này vừa gây khó tiêu lại khó bài tiết ra ngoài, dễ gây bệnh sỏi dạ dày ở mức độ nặng.

Vitamin C và các loại động vật có vỏ sống dưới nước: Các động vật như tôm, cua, hến, sò, ốc... chứa rất nhiều chất asten hoá trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ăn chung với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, quýt, cam, nho... sẽ chuyển hoá thành chất asten hoá trị 3, còn gọi là thạch tín, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nước trà và thịt dê, thịt cầy: Chất tanin trong nước trà khi gặp prôtêin có trong thịt cầy sẽ làm se niêm mạc của ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này, ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến chứng táo bón, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư.

Tỏi và mật ong: Do mật ong có chứa nhiều axít amin, vitamin, đường, khoáng chất rất tốt cho bệnh lý về dạ dày, tim... Và thành phần axalin trong tỏi có công dụng như loại kháng sinh để chữa trị một số bệnh, nên việc cả hai thực phẩm này cùng kết hợp một lúc sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do các thành phần đặc biệt của tỏi và mật ong sẽ không phát huy trọn vẹn khả năng của chúng, dẫn đến có hại cho cơ thể.

Bắp cải, đậu nành, rau muống và rau chân vịt cùng sữa bò, phó mát, sữa chua: Nhóm thực phẩm chế biến từ sữa có chứa nhiều kali, trong khi các loại rau trên lại chứa thành phần hoá học có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và khả năng hấp thụ kali.

Củ cải trắng và các loại lê, nho, táo: Chất ceton có trong các loại trái cây này có khuynh hướng gây phản ứng với axít cianogen lưu huỳnh có trong củ cải, làm cho tuyến giáp trạng bị suy yếu và bướu cổ.

Sữa bò và chocolate: Do trong sữa có chứa nhiều thành phần kali và prôtêin, còn trong chocolate có chứa axít ôxalic. Khi kết hợp, kali trong sữa và axít ôxalic trong chocolate sẽ tạo thành chất axitoxali kali không hoà tan trong nước, làm cho cơ thể kém hấp thu dẫn đến bệnh tiêu chảy, khô tóc, nếu là trẻ em cũng sẻ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Ken: cái này hơi khó tránh vì đôi khi trong các buổi tiệc ấm cúng thường ăn chocolate, trong tiệc ngọt đôi khi lại hay uống sữa mới chết chứ

Vitamin C và các loại động vật có vỏ sống dưới nước: Các động vật như tôm, cua, hến, sò, ốc... chứa rất nhiều chất asten hoá trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể, nhưng khi ăn chung với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, quýt, cam, nho... sẽ chuyển hoá thành chất asten hoá trị 3, còn gọi là thạch tín, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ken: cái này có vẻ không thuyết phục Ken, bởi vì trước giờ chúng ta vẫn hay ăn hải sản với...muối tiêu chanh. Hay mức độ trực tiếp cao hơn là món mực tái chanh, tôm tái chanh, hàu tái chanh...chưa thấy có phản ứng nặng hay phán ứng phụ.

Khi ăn tôm biển, bạn nên tránh món thịt dê, và cũng không nên uống vitamin C. Còn cua biển không nên ăn kèm rau kinh giới.

Khi thưởng thức đồ biển, không hiếm người đã gặp những trục trặc về sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số kiêng kỵ cần thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân gian:

Tôm biển: Không nên dùng cho những người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Không ăn cùng với thịt dê. Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C.

Cua biển: Không dùng cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát), người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua. Không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Tránh cua không còn tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối và biến thành chất độc hại.

Mực: Dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa... Không nên dùng cho những người tỳ thận dương hư (tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục). Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

Ngao: Là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư (người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ), người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính... Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.

Hàu: Rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.

Sứa: Là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hóa, tăng huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân... Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.

Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam quýt... nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ?

Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!

Mật ong, sữa, sữa đậu nành?

Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!

Gan lợn, giá, đậu nực cười?

Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!

Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?

Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!

Thịt dê, ngộ độc do đâu?

Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

Ba ba ăn với dền, sam

Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!

Động kinh, chứng bệnh rành rành?

Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!

Chuối hột ăn với mật, đường?

Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!

Thịt gà, rau cải có câu?

Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!

Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?

Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!

Cải thìa, thịt chó xào vô?

Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!

Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?

Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!

Quả lê, thịt ngỗng thường thường?

Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!

Đường đen pha sữa đậu nành?

Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!

Thịt rắn, kị củ cải xào?

Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!

Nôn mửa, bụng dạ không yên?

Vì do hải sản ăn liền trái cây!

Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?

Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!

Nước chè, thịt chó no say?

Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!

Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?

Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!

Khoai lang, hồng, mận ăn vô?

Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!

Ai ơi, khi chưa dọn mâm?

Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!

Giàu Vitamin C chớ có tham (1)

Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!

Ăn gì? ăn với cái gì?

Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!

Chẳng may ăn phải, vài giờ?

Chúng tạo chất độc bảng A chết người!

Quý nhau mời tiệc lẽ thường!

Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #asd