Tai lieu mam non 2312
Một phen sợ hãi
Phạm Anh Thư (Sở GD ĐT Lai Châu
Creat by: Võ Hồng Linh
Trường MG Ban Mai – Châu Thành, Trà Vinh
Mẹ bảo: “Hôm nay chủ nhật, mẹ cho hai con đi chơi phố. Đường phố đông người, xe đi lại tấp nập – các con nhớ đi trên vỉa hè phía tay phải. Khi qua ngã tư đường, thấy đèn đỏ, các con nhớ dừng lại, đèn xanh bật lên, các con mới được qua đường”.
Cún anh và Cún em cùng nhìn mẹ: “vâng ạ!”
Ra đến đường phố, Cún em cứ tung tăng chạy trước, lúc nghiêng chỗ nọ, lúc ngó chỗ kia, trong chốc lát, Cún em đã quên ngay lời mẹ dặn và ngang nhiên đi giữa lòng đường.
Cún anh ngoan ngõan đi sát lề đường phía bên phải. Thấy Cún em đi giữa lòng đường, Cún anh lo lắng gọi: “Cún em ơii! Mẹ dặn chúng mình đi sát lề đường bên phải cơ mà, sao em lại đi giữa lòng đường thế kia?”
Nghe tiếng Cún anh gọi, Cún em ngẩng lên nhìn theo và định chạy vào lề đường, bỗng taxi lướt tới.
Thấy Cún em bất ngờ lao ra, chiếc xe phanh kít lại. Cún em thốt lên: “Chao ôi nhiều xe quá, làm sao mà vào được bây giờ?”
Nó ân hận vì đã không nghe lời mẹ và rồi nó kêu to: “Anh ơi, cứu em với!”
Một chú cảnh sát giao thông từ đâu đi tới và dắt Cún em lên vỉa hè rồi căn dặn: “Cháu nhớ phải đi trên vỉa hè, lúc đi qua ngã tư đường phiis, thấy đèn đỏ cháu nhơ dừng lại để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc
Cún em đứng khoanh tay trước ngực, giọng run run nói: “Thưa chú vâng ạ”.
Cún anh và Cún em dắt tay nhau đi trên vỉa hè, Cún anh nói với Cún em: “thật là một phen sợ hãi”.
Chủ điểm: Giao thông
Hoạt động chính : VH Truyện : Qua đường
HĐ bổ trợ : Phát triển nhận thức
Phát triển tình cảm xã hội
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Người soạn và dạy: Đoàn Thị Tuyết Hồng
Ngày dạy: 1/03/2010
I/- Mục đích – Yêu cầu:
1)- Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu truyện
- Biết thể hiện giọng điệu phù hợp với tính cách của các nhân vật trọng truyện
2)- Kỹ năng:
- Rèn khả năng diễn đạt
- Phát triển vốn từ, khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ.
3)- Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông
- GD trẻ nề nếp thói quen trong khi học tập .
II/- Chuẩn bị:
1)- Đồ dùng cô
- Đài, băng, dĩa nhạc bài hát”Em đI qua ngã tư đường phố”
- Máy chiếu,các sile trong truyện
- Rối tay các nhân vật trong truyện
- Mô hình nhã tư đường phố
2)- Đồ dùng của trẻ
- Mũ các nhân vật trong chuyện
- Trang phục đóng kịch .
I/- Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động
1)- Trò chuyện - định tổ chức(Mở sile 1)
- Các con ơi ! lại đây với cô nào
Sáng nay ai đưa các con đi học
- Con được đi bằng phương tiện gì ? ( Cô hỏi 2- 3 trẻ )
- Khi ngồi trên những phương tiện đó con phải làm gì ?
- Các con ơi, chúng mình cùng làm những tiếng kêu của những phương tiện giao thông nhé.
+ Cô hỏi trẻ: Con thích làm PTGT gì?(Hỏi 2-3 trẻ)
- Cho trẻ chơi 2lần (cô mở nhạc bài "Em đi qua ngã tư đường phố" +Các con vừa làm rất giỏi Vậy theo các con nếu không chấp hành đúng luật giao thông thì điều gì sẽ xảy ra ?
Để biết được điều đó cô mời các con cùng lái xe về chỗ ngồi và nghe cô kể chuyện nhé
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ trả lời
-Trẻ chơi
-Trẻ nghe
-Trẻ trả lời theo ý hiểu
2) Nội dung hoạt động
* Kể lần 1: Bằng hình ảnh minh hoạ truyện.
(Cô mở sile1,2,3,4,5)
+Tóm tắt nội dung chuyện
Hai chị em Thỏ ra phố chơi, mải ngắm cảnh vật xung quanh , không để ý đèn tín hiệu giao thông, liền chạy ào sang đường suýt nữa bị tai nạn. Đúng lúc đó chú cảnh sát Thỏ xám đã dắt hai chị em lên vỉa hè và giải thích luật giao thông cho 2 chị em. Từ đó 2 chị em luôn nhớ lời của chú Thỏ xám dậy đấy các con ạ.
- Con đã bao giờ được ra phố chơi chưa ?
Điều gì làm cho hai chị em Thỏ mải miết như vậy chúng mình cùng nghe cô kể lại câu chuỵên này nhé!
* Kể lần 2: Bằng hình ảnh minh hoạ có chữ (Mở sile8-14)
+ Giảng nội dung
- Câu chuyện kể về hai bạn thỏ vì không nghe lời mẹ, khi qua đường không để ý đến đèn tín hiệu và suýt nữa bị tai nạn, nhờ có chú CSGT mà chị em Thỏ đã thoát nạn.Từ đó chị em Thỏ có một bài học sâu sắc
ĐỀ TÀI: THƠ CÔ DẠY CON
Bùi Thị Tình
I Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bé đi đúng luật an toàn giao thông.
- Trẻ thuộc bài thơ và biết thể hiện tình cảm khi đọc, đọc với giọng vui tươi , hồn nhiên, diễn cảm.
2. Kĩ năng:
- Rèn chất giọng cho trẻ , diễn cảm, điệu bộ khi đọc thơ.
3. Thái độ:
- Đoàn kết, hợp tác với nhóm bạn để cùng tham gia đọc thơ.
- Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết thực hiện đúng luật an toàn giao thông, biết được các loại phương tiện giao thông.
II.Chuẩn bị môi trường hoạt động:
* Đồ dùng và phương tiện:
Máy vi tính, giáo án điện tử, một số hình ảnh về các phương tiện giao thông, bài hát về các phương tiện giao thông. Đồ dùng, đồ chơi bằng các phương tiện giao thông.
* Phương pháp:
Trực quan, đàm thoại, trãi nghiệm, động viên khích lệ.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cho cháu hát bài “ Em đi chơi thuyền” các cháu vừa hát bài hát nói về gì? Cô nói : Thế phương tiện giao thông này thuộc loại phương tiện đường gì? . Cô nói: Bài hát nói về phương tiện giao thông đấy các con. Các con ơi cô cũng có một số hình ảnh về các phương tiện giao thông trên màn ảnh nhỏ các con có thích xem không nào? Thế cô cháu mình cùng đến xem màn ảnh nhỏ nào?
* Hoạt động 2: * Hoạt động 2:
- Bé vui trên màn ảnh nhỏ:
- Cô trình chiếu một số hình ảnh về phương tiện giao thông cho các cháu quan sát trên màn ảnh nhỏ cho các cháu xem. Cô cùng trẻ trò chuyện: Các con được xem những hình ảnh gì? Trẻ kể. Cô nói đúng rồi cô cháu mình vừa xem những hình ảnh về phương tiện giao thông.Các hình ảnh này rất đẹp phải không các con? Từ những hình ảnh đẹp này mà nhà thơ Bùi Thị Tình đã có nhiều nổi niềm say mê cảm hứng và đã viết nên nhiều bài thơ về phương tiện giao thông . Trong đó có bài thơ cô dạy con mà mà giờ học hôm nay cô dạy các con đó.Thế các con hãy lắng nghe nhé.
* Hoạt động 3:- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm điệu bộ. Giới thiệu tác giả.
Tóm tắt chung : Bùi Thị Tình đã viết nên bài thơ này nhằm nhắc nhở các con phải thực hiện đúng luật giao thông để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đấy các con.
+ Cô đọc thơ lần 2 theo hình ảnh
+ Dạy trẻ đọc thơ : Cô cho cả lớp đọc thơ 1 lần
+ Nhóm ban trai , gái-
+ Cô nói bắn tên bắn tên :gọi 3-4 cháu đọc
+ Trò chơi : Bé với đồng dao: Cả lớp đọc đồng dao lồng vào đó cá nhân đọc thơ .
+ Đọc đối đáp 2 đội.
* Hoạt động 4: Trò chơi “Bé nào nhanh nhất”
Cho trẻ chia 2 đội.
Trên màn hình có hình ảnh phương tiện giao thông; Mỗi đội đại diện lên kích và chọn vào phương tiện giao thông mà mình thích , màng hình sẽ xuất hiện câu hỏi, nhiệm vụ của cả đội là đại diện lên thực hiện đúng theo yêu cầu nội dung câu hỏi nhưng với điều kiện là, đội nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ được dành quyền mở nốt nhạc trước.
Câu 1: Bé hãy kể những phương tiện giao thông có trong bài thơ?
Câu 2: Có mấy loại phương tiện giao thông trong bài thơ?A: 3 loại
B: 2 loại
Câu 3: Để thực hiện đúng luật an toàn giao - thông con phải làm gì?
Câu 4: Vì sao con phải thực hiện đúng luật an toàn giao thông?
Cô tổng kết khen thường 2 đội.
-Trò chơi: Bé chọn đúng phương tiện giao thông – cô chia lớp thành hai đội bật qua vạch -Trò chơi: Bé chọn đúng phương tiện giao thông – cô chia lớp thành hai đội bật qua vạch để chọn đúng phương tiện giao thông có trong bài thơ. Nếu đội nào chọn được nhiều phương tiện giao thông thì đội ấy thắng cuộc trong trò chơi này. Cô cho cháu kể về phương tiện giao thông mà trẻ thích thành câu chuyện ngắn.
để chọn đúng phương tiện giao thông có trong bài thơ. Nếu đội nào chọn được nhiều phương tiện giao thông thì đội ấy thắng cuộc trong trò chơi này. Cô cho cháu
Thỏ con biết vâng lời
I. Mục đích – Yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật và các hành động của nhân vật.
- Trẻ nói và hiểu được một số lời thoại, đặc điểm của Thỏ mẹ, Thỏ con, Bươm bướm và Bác gấu.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kĩ năng :
- Trẻ chú ý nghe cô kể, trẻ biết thể hiện cảm xúc với nhân vật như vui tươi, sợ hãi.
- Phát triển ngôn ngữ văn học cho trẻ.
3. Giáo dục :
- Trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.
- Trước khi đi chơi trẻ phải biết xin phép người lớn.
II. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô :
- Đàn, đài, đĩa nhạc
- Máy tính, máy chiếu
- Các bài hát:“Gà trống, mèo con và cún con”, “Trời nắng, trời mưa”
* Chuẩn bị cho trẻ :
- Trẻ ăn mặc gọn gàng để tham gia vào trò chơi vận động.
III. Tiến hành :
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Gây hứng thú
-Các con ơi, mau lại đây với cô nào.
-Cho trẻ hát bài : “Gà trống, mèo con và cún con”
-Chúng mình vừa hát bài gì ?
-Thế những con vật đó sống ở đâu?
-Con gà gáy như thế nào?
-Con mèo kêu thế nào hả các con?
- Còn cún con?
- Hôm nay có một con vật rất đáng yêu cô muốn cho chúng mình xem, các con lắng nghe câu đố của cô và đoán xem đó là con gì nhé!
“ Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt có tài nhảy nhanh”
-Đố các con biết con gì?
( con Thỏ)
- Con thỏ có màu gì?
- Có một bạn Thỏ con ở nhà một mình khi mẹ vắng nhà. Không biết điều gì sẽ xảy ra với bạn? Chúng mình cùng lắng nghe cô kể chuyện :
“ Thỏ con không vâng lời”
Trẻ chay lại bên cô
Trẻ hát và vỗ tay
Trẻ trả lời
Trẻ bắt chước tiếng kêu của gà, mèo, chó.
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Hoạt động 2
Nội dung
* Cô kể lần một:
- Cô kể diễn cảm câu chuyện
“ Thỏ con không vâng lời”
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Chúng mình nói cho cô xem chúng mình có nhớ không nào?
- Trong chuyện có những nhân vật nào nhỉ?
( Thỏ mẹ, Thỏ con, Bươm bướm, Bác Gấu)
- Chúng mình giỏi quá cô khen cả lớp mình nào!
Thế chúng mình có muốn xem Thỏ con bị lạc đường như thế nào không?
Cả lớp cùng nhìn lên máy chiếu của cô.
* Cô kể lần hai :
Trích dẫn – Đàm thoại
Cô vừa kể vừa cho máy chiếu chạy hình ảnh câu chuyện.
“ Thỏ con không vâng lời”
-Chúng mình thấy câu chuyện cô kể như thế nào?
- Thỏ mẹ trước khi vắng nhà đã dặn Thỏ con như thế nào?
( Con ở nhà chớ đi chơi xa)
- Thỏ con đã hứa với mẹ thế nào hả các con?
( Con ở nhà không đi chơi xa)
- Ai đã gọi Thỏ con đi chơi nhỉ?
( Bươm bướm)
- Bươm bướm gọi như thế nào?
- Các con có biết điều gì đã xảy ra khi bạn thỏ không vâng lời không?
( Thỏ con bị lạc đường)
- Ai đã giúp Thỏ con?
( Bác Gấu)
- Khi về nhà Thỏ con đã nói gì với mẹ nhỉ?
- Thỏ con đã biết lỗi chưa?
* Giáo dục :
- Các con phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo mới trở thành những bé ngoan được các con biết chưa?
- Trước khi đi chơi chúng mình phải xin phép người lớn, muốn đi chơi xa các con phải đi cùng ông bà, cha mẹ kẻo bị lạc đường như bạn thỏ con đấy! Các con nhớ chưa nào!
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ vỗ tay
Trẻ lắng nghe và xem tranh truyện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lờ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe lời dặn của cô
Hoạt động 3
Trò chơi : Trời nắng, trời mưa
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top